8/30/20

Bài trần từ hay nhất thế kỷ

Bài trần từ của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
Thưa quý ngài hội thẩm Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận.
Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất./.

Tribute to the Dog
George Graham Vest

George Graham Vest (1830-1904) served as U.S. Senator from Missouri from 1879 to 1903 and became one of the leading orators and debaters of his time. This delightful speech is from an earlier period in his life when he practiced law in a small Missouri town. It was given in court while representing a man who sued another for the killing of his dog. During the trial, Vest ignored the testimony, but when his turn came to present a summation to the jury, he made the following speech and won the case.

Gentlemen of the Jury: The best friend a man has in the world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name may become traitors to their faith. The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it most. A man's reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us, may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads.

The one absolutely unselfish friend that man can have in this selfish world, the one that never deserts him, the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog. A man's dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only he may be near his master's side. He will kiss the hand that has no food to offer. He will lick the wounds and sores that come in encounters with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains. When riches take wings, and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens.

If fortune drives the master forth, an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him, to guard him against danger, to fight against his enemies. And when the last scene of all comes, and death takes his master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by the graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad, but open in alert watchfulness, faithful and true even in death.

George Graham Vest - c. 1855

8/29/20

Chiếc xích lô chở mùa Xuân

Chiếc xích lô chở mùa Xuân

Tân ngồi vắt vẻo trên chiếc xích lô ngước nhìn những tảng mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẫm, lòng bâng khuâng nhớ tới những ngày tháng cũ. Lúc ấy vào khoảng mười giờ sáng. Từ khi đạp xe ra khỏi nhà sáng sớm tới giờ anh vẫn chưa kiếm được một “cuốc” nào. Nếu đến trưa vẫn không có khách thì coi như mất toi nửa ngày tiền thuê xe và tất nhiên phải nhịn ăn luôn bữa trưa.

Chỗ Tân đậu xe góc đường Lê Lợi - Tự Do, anh cho là rất “địa lợi”, vì phía chéo bên kia đường là khách sạn Đại Lục, nơi có nhiều khách ngoại quốc tới ở. Họ thường bao luôn cả xe ngày để đi “tham quan” khắp Saigon Chợ Lớn. Đồng thời nơi này cũng là nơi có nhiều kỷ niệm với Tân - những ngày tháng cũ trước 75 - anh đã gặp “người yêu lý tưởng” của mình và sau đó cưới làm vợ. Cuộc sống lứa đôi tràn ngập hạnh phúc cho tới ngày 30 tháng 4 đen tối sầu thảm. Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn một điếu. Vừa phập phèo mấy hơi để dĩ vãng tan theo khói thuốc, thì anh nghe tiếng gọi xích lô bên kia đường. Tân vội quay nhìn. Một người đàn bà đưa tay vẫy gọi. Tân vứt vội mẩu thuốc hút dở, rời khỏi nệm xe, nhẩy phóc lên yên xích lô đạp nhanh tới bên kia vệ đường (vì chỗ này thuộc phạm vi “lãnh thổ” của khách sạn nên họ cấm xích lô đậu. Anh em xích lô chỉ có thể “đột kích” đón khách rồi phóng đi ngay).

Tuần thất thứ 7 của Nguyễn Tường Cẩm


Aug 29, 2020
Các bạn già thân mến,
Hôm nay là ngày Chung thất của Nguyễn Tường Cẩm.
SR đã pha cà phê xong, đốt một nén nhang, thành tâm mời bạn hiền quá cố về cùng uống, cùng nhớ về T2, về núi rừng Đà Lạt, về đồng bằng. 
Cầu nguyện hương hồn bạn sớm siêu thoát, yên vui nơi miền tịnh độ cực lạc.
Cùng mời các bạn già thân mến cầu nguyện cho Cẩm.
SR


Tuần thất thứ 7 của Nguyễn Tường Cẩm

Chắp tay Phật niệm hiện tiền
Nguyện hồn Tường Cẩm bạn hiền siêu sinh
Người mất mang đi bao kỷ niệm
Đà Lạt chiều nay thương nhớ ai

Nhà cũ đường trơn mưa lướt thướt
Quán vắng thưa người gió lắt lay.
Rừng sâu lặn lội bờ lau lách
Buôn làng khói mỏng bóng chiều say

Năm mươi năm lẻ bao tình tự
Bây giờ tay thấy vắng bàn tay.

29/8/2020
Mùa Vu Lan


Xin họa lại thơ anh Sơn R:

Chung Thất anh Nguyễn Tường Cẩm

Đà Lạt vẫn còn trong ký ức
Vẫn còn phảng phất bóng hình ai
Anh đã đi về nơi miên viễn
Mà lòng thương nhớ vẫn không lay

Cà-phê pha sẵn mời anh uống
Không phải rượu mà sao vẫn say?
Quán cũ vẫn còn trong kỷ niệm
Chỉ là thiếu mất một bàn tay!


Nhan Ánh-Xuân
Cali, 29-08-2020.

TÌM NHAU

huy van


Xưa gặp gỡ dưới tàn cây trứng cá
Vò lá thơm, bẽn lẽn buổi hẹn hò
Lứa hồn nhiên chưa kịp biết buồn lo
đã chia cách, nổi trôi vì cuộc sống.

60 năm! Vẫn biệt tăm hình bóng
Hè đến rồi đi trong nỗi nhớ quặn lòng
Thuở dậy thì, tình còn quá trinh trong
nên đọng mãi trong hồn màu kỷ niệm.

Nhân ảnh đã theo dòng đời biến, hiện
Giờ tìm nhau chỉ nhờ lối chiêm bao
Biết về đâu khi người của năm nào
trôi khuất lấp giữa dập dìu phố thị.

Từ dạo quê nhà chìm trong vận bỉ
trắng đời qua trang sử đẫm ly tan
Cuộc bể dâu như cuồng lũ, đại ngàn
che chắn lối đi, về trên phố cũ!

Biết cuộc đời chỉ như mây tán, tụ
và nhân sinh là bào ảnh vô thường
mà nhớ sao từng nắng ấm, mưa vương
của một thuở hồn thanh đầy mộng mị.

Trôi thấm thoát hơn nửa vòng thế kỷ
phố xưa nay lạ lẫm những con đường
Sài Gòn bây giờ toàn khách thập phương
nên chân lạc giữa lốc xoay nhân mãn.

Trang nhật ký úa màu vì năm tháng
Thời gian trôi. Người chia cách ngàn khơi
Mình xa nhau tận cuối đất, cùng trời
Nhìn ảnh cũ sao nhớ ơi là nhớ!

HUY VĂN
( Để nhớ Chấn Thanh Học Đường, Tata Mariette Bảy, Ngọc Hiền,
Thành, Dũng, Loan, Phượng, Long, Lâm Hữu Lễ và Patrick Taguet.)

8/27/20

Lionel Messi đi khỏi Barça, chuyện không đơn giản

 Anh Vũ (RFI)


Được đào tạo, trưởng thành và gắn bó với câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha FC Barcelona từ 20 năm nay, siêu sao sân cỏ người Achentina, Lionel Messi bất ngờ muốn rời khỏi Barça. Thông tin gây chấn động làng bóng Tây Ban Nha La Liga cũng như gây ồn ào trong truyền thông thể thao khắp thế giới những ngày qua.


NATO, công cụ gây áp lực thương mại của Donald Trump với Đức ?

 Minh Anh (RFI - Tạp Chí Tiêu Điểm)



Ngày 29/07/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper thông báo rút khoảng 12.000 lính Mỹ khỏi Đức để tái bố trí tại nhiều nước khác trong khối NATO nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho các mục tiêu chiến lược trung tâm. Giới quan sát cho rằng tổng thống Mỹ Donald Trump đang dùng NATO như là một công cụ đối ngoại để gây áp lực thương mại với Đức.

Lãnh đạo quốc phòng Mỹ khẳng định thông báo này nằm trong khuôn khổ dự án « tái triển khai chiến thuật ». Theo đó, trong số 34.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Đức, khoảng 6.400 binh sĩ sẽ được hồi hương, số 5.600 quân còn lại sẽ được tái bố trí tại nhiều quốc gia thành viên khác như Bỉ, Ý và Ba Lan (1.000 quân).

Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại châu Âu hiện đóng tại Stuttgart (Đức), sẽ di dời sang Mons tại Bỉ và Bộ chỉ huy quân sự cho châu Phi (Africom) cũng tại Stuttgart rất có thể cũng sẽ bị di dời. Ngoài ra, số 2.500 quân nhân Mỹ thuộc lực lượng US Air Force đồn trú tại Mildenhall, vương quốc Anh, và lẽ ra sẽ phải được tái triển khai ở Đức, vẫn sẽ tiếp tục ở lại nước Anh.

Nghe Phần âm thanh:


Lời Thầy Thúc

vu quoc thuc

Hôm trước anh Thông đến thăm Thầy Thúc và có 1 audio file của Thầy. Em mong ai muốn nghe lời Thầy thì có thể nghe được, em không biết làm sao, nhưng nếu anh thấy được, em nhờ anh để cái MP4 đính kèm vào blog rồi cho em xin cái link để em cho cái link này vào Bản Tin số tới. Khoát

8/26/20

Alexei Navalny : Đức kết luận nhà đối lập Nga bị đầu độc

 Tú Anh RFI

e cảnh sát bên ngoài tổ hợp bệnh viện Charite Mitte, nơi nhà đối lập Nga Alexei Navalny được chữa trị, Berlin, Đức. Ảnh chụp ngày 24/08/2020. REUTERS - MICHELE TANTUS

Điều nghi ngờ đã được xác nhận là sự thật : kết quả xét nghiệm khẳng định nhà đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc. Bệnh viện Charité ở Berlin thông báo kết luận này vào trưa thứ Hai, cho biết thêm bệnh nhân vẫn còn được đặt trong tình trạng hôn mê nhân tạo nhưng sinh mạng được bảo toàn.

Hai ngày sau khi « khắc tinh » của chủ nhân điện Kremlin được chuyển từ Siberia sang Berlin điều trị khẩn cấp, kết quả xét nghiệm đầu tiên khẳng định tìm thấy dấu vết chất độc thuộc « nhóm enzym ức chế cholinesterase » gây tê liệt tế bào thần kinh và cơ. Alexei Navalny vẫn còn nằm trong phòng cứu cấp và trong trạng thái hôn mê nhân tạo nhưng sinh mạng không bị đe dọa.

Phần còn lại, các bác sĩ tỏ ra thận trọng. Các bác sĩ Đức cho biết cần thêm thời gian để có thể định được công thức của chất độc và không loại trừ các hậu quả về lâu về dài ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của nạn nhân bị đầu độc

Từ nay, nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà đối lập Nga được trao cho cảnh sát hình sự liên bang Đức BKA.

Ngay tức khắc, Berlin, qua thông cáo của thủ tướng Angela Merkel và ngoại trưởng Heiko Maas, yêu cầu Matxcơva « xử lý » khẩn cấp vấn đề này một cách minh bạch và chi tiết, và truy tố trước pháp luật những kẻ trách nhiệm.

Bộ Ngoại Giao Nga cho đến hôm nay vẫn im lặng một cách lạ thường trong khi đó các bác sĩ Nga vẫn khẳng định không tìm thấy vết tích hóa chất nào cho phép nghĩ đến một vụ đầu độc.

Trong y khoa, enzym ức chế cholinesterase, với liều lượng thấp, được dùng trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ vì tuổi già Alzheimer. Nhưng với liều lượng cao, enzym trở thành nguy hiểm như chất độc Novitchok. Vào tháng 03/2018, cựu trung tá an ninh quân đội Nga Sergei Skripal, tị nạn tại Anh Quốc, cùng cô con gái bị mưu sát ở ngoại ô Luân Đôn bằng độc dược này, do Liên Xô sáng chế.

8/25/20

ÔNG TỔ THẦN ĐÈN

Hôm qua hắn về thăm người em cột chèo ở Mỹ Tho.
Cô em vợ nói :- Anh Tư ngồi ăn cơm, chút chiều anh Đức em mới về, ảnh đang làm công trình ở Cai Lậy.
Hắn hỏi :
- Công trình lớn hay nhỏ ?
Cô em vợ nói :
- Dạ nhỏ thôi. Di dời căn nhà hai tầng vô phía trong chừng chục mét vì ở ngoài mé sông sợ lở đất.

Người em cột chèo của hắn là một thần đèn mới ra nghiệp. Trước đây bảy Đức làm công cho thần đèn Nguyễn Văn Cư, nổi tiếng vì di dời những công trình đồ sộ, trong đó có công trình nâng nhà thờ giáo xứ Nữ Vương Hoà Bình, nặng 6 ngàn tấn, lên cao 2 mét. Sau này nhờ có kinh nghiệm và khéo tay, bảy Đức ra mở công ty riêng.

Sẩm tối, bảy Đức về. Cơm nước qua loa xong, hai anh em ngồi uống rượu với nhau. Thấy bảy Đức mặt cứ buồn buồn, hắn hỏi :
- Có chuyện gì mà bữa nay uống rượu như Phan Thanh Giản uống thuốc độc vậy?
- Ông tổ nghề thần đèn tụi em vừa chết, um xùm cả nước, bộ anh không hay hả?
- Không, ai vậy?
- Lê Khả Phiêu chứ ai.

Hắn há hốc miệng ngạc nhiên nhìn bảy Đức. Bảy Đức châm đầy 2 ly rượu xong mới từ từ nói, nét mặt vẫn buồn thiu:
- Ổng là ông tổ nghề của tụi em đó. Cái ải Nam Quan nặng hơn 10 ngàn tấn mà ổng di dời sâu vô đất Tàu gần 200 mét chỉ mất có mấy ngày. Rồi còn thác Bản Giốc, nước đang chảy ào ào nha, mà ổng vẫn di dời được phân nửa cái thác qua bên Tàu. Công trình hoàn thành, nước chảy còn ác liệt hơn hồi chưa di dời…

Hớp cạn ly rượu, Bảy Đức chép chép miệng rồi cho biết :
- Ngày mốt tất cả thần đèn tụi em đều phải có mặt ở Hà Nội để làm ma cho ổng, giống như là quốc tang của nghề thần đèn vậy đó. Quốc tang xong thì sẽ mang xác đi thiêu ở ải Nam Quan.
- Giỡn chơi hoài. Bây giờ nó thuộc về đất Tàu rồi, ai cho thiêu ?
- Dạ, ban tổ chức thần đèn tụi em đã liên hệ với nhà quàn bên Tàu. Nhà quàn chịu trách nhiệm lo giấy phép, củi lửa... Mà có điều ngộ ghê nha, nghe nói bà chủ nhà quàn người Tàu này chính là người đã lén cặp bồ với ổng, lúc ổng qua làm công trình di dời ải Nam Quan.

Trước khi nhúng miếng khô cá Dứa vào dĩa tương ớt, hắn hỏi bâng quơ một câu cho có chuyện, chứ hắn cũng chẳng thiết tha gì tới đề tài này :
- Thiêu rồi, chắc mang tro cốt về nhà thờ ?
- Dạ không. Theo lời trối của ổng thì ổng dặn đừng chôn ở VN vì sợ thiên hạ ỉa đái lên mộ. Ổng muốn sau khi chết sẽ thiêu ổng ở ải Nam Quan, ngay chỗ ngày xưa Mạc Đăng Dung đã từng lê lết trói mình, quỳ lạy giặc Tàu xin dâng đất. Sau đó lấy tro cốt đem rải xuống thác Bản Giốc để cho linh hồn ông được mãi mãi tiêu diêu miền... Chệt quốc


Ải Nam Quan nay gọi là Hữu Nghi Quan, nơi Nguyễn Trãi chia tay cha về lo việc nước. Nay đã nằm sâu trong lãnh thổ TQ

Lộc Dương

8/24/20

Tinh Thần Thượng Võ

19 tháng 8 mở đầu thiên di

19 tháng 8 mở đầu thiên di

"Ngày 19/08/1945, dân Hà Nội kéo nhau ra công trường Ba Đình biểu tình. Mẹ tôi

sợ quá, vội lo trốn về Hà Đông. Dọc đường mẹ sinh ra tôi.’’ (điện thư ngày 23/08/2020

của anh Trần Văn Chang) Viết tặng các bạn Trần Văn Chang, Trần Đình Chỉ và

các bạn Thụ Nhân. 



Mùa thu tháng tám ‘‘Ba Đình’’

‘‘Ba’’ vành tang trắng, hành trình ngất ngư

45 lưu lạc : tản cư

54 lận đận : di cư khắp miền

75 tiếp nối vượt biên

Cùng nhau tìm đến đất liền Tự Do.


‘‘Tuyên ngôn’’ reo rắc âu lo

Chỉ là ăn ốc nói mò đâu đâu

Tự do, bình đẳng : câu đầu

Đấu tranh giai cấp : phơi đầu người dân.


‘‘Vẹt’’ cộng sao chép y chang

Tuyên ngôn của Mỹ từng hàng từng câu

Chỉ là vá víu đạo văn

Dỗ ngon dỗ ngọt cho ăn bọc đường


‘‘Độc lập’’ rách nát tang thương

Mà nay lệ thuộc một phường Bắc Kinh

Người ta bán nước cầu vinh

Đất liền, biển cả tội tình chi đâu ?


19 tháng tám thiên di


Người dân lưu lạc ra đi khắp miền

Sào nam Việt điểu không quên

Cùng nhau tâm niệm : đất thiêng tìm về.


Lê Đình Thông
tháng tám 2020.



Cầu Mưa chữa cháy

Ai ở Cali cũng đều biết chỉ vì một đêm mưa sấm sét tuần rồi mà gần hết tiểu bang bị cháy, khoảng 500 vụ, không chữa kịp phải cầu viện khắp nơi! Bao nhiêu nhà bị thiêu rụi, hàng ngàn người phải di tản. Chỉ còn có nước cầu cho mưa xuống thì mới mong chữa bớt được hỏa hoạn.

Cầu Mưa

Xin Trời mấy trận mưa thôi
Cho ngưng hỏa hoạn, cho người bình an
Cho đời bớt cảnh lầm than
Cho vơi ngấn lệ, cho tan nỗi sầu
Mong sao sớm đến mùa Ngâu
Ngưu Lang Chức Nữ vẫn cầu gặp nhau
Xin Người xoa dịu niềm đau
Ban cho một loạt mưa rào cứu nguy
Đang mùa đại dịch Cô-vi
Lại thêm hỏa hoạn, chạy đi ngã nào?!

Nhan Ánh-Xuân
Cali, 23/08/2020..

Mùa này nắng hạn không ngơi
Rừng bùng bùng lửa bao người than van
Vườn hoang nhà trống ngập tràn
Mưa đâu không thấy quan san lệ sầu
Trời làm khóc lóc mưa Ngâu
Nhịp cầu Ô Thước giang đầu nhớ nhau
Đau thương còn mãi thương đau
Cuối trời giông bão thều thào còn chi
Khẩu trang ngăn cản Cô vi
Lạy trời mưa xuống chỉ vì thương dân.

LĐT
Paris, 24/08/2020

Xin Trời đừng đỗ cơn mưa
Thụ Nhân Texas không ưa mưa nhiều
Cô Vi gây chết đã nhiều
Laura chi nữa , tiêu điều chúng con
Châu Tuấn Xuyên

Cầu trời cho mưa xuống
Mưa it ở Tex Xas
Mưa nhiều ở Ca Li
Cận Xuyên đều vui vẻ.
Cường Mai 45


Tiếp lời Mai Võ Sư/Mai Thi Sĩ, tôi và các bạn TN Sydney xin có đôi dòng gửi tới hai bạn Cận Xuyên và tới tất cả các bạn TN ở Cali, Texas. Với tất cả những lời chúc an lành nhất.
Cali mưa tơi bời
Mưa tiếp mưa! Trời ơi!
Cali mưa không ngừng
Mưa đổ xuống ngập rừng!

Laura đi thật xa
Cút khỏi Texas ta!
Tay ta cầm chìa khoá,
Ta ngồi gõ nhịp ca!
Trần Đình Chỉ
SeeCiTy Sydney.

Sữa



Sữa làm cho cơ thể bạn khỏe mạnh. Đó là những gì mà quảng cáo đã nói lâu nay. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thực sự ngồi xuống và nghĩ về những gì sữa thực sự mang lại cho cơ thể bạn chưa? Vâng, đã đến lúc để bạn làm như vậy. Tìm hiểu những ích lợi sức khỏe của sữa có thể khiến bạn uống thứ đồ uống tuyệt vời này nhiều hơn mỗi ngày.

1. Làn da tuyệt vời
Nữ hoàng Cleopatra đã biết bà làm gì khi bà tắm mình trong sữa. Sữa giúp giữ gìn làn da bạn dịu dàng, mềm mại, và hồng hào. Điều này là nhờ rất nhiều các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe làn da. Chúng tôi không nói là bạn cần phải đổ đầy bồn tắm với sữa và ngâm mình trong đó, nhưng uống ít nhất hai ly sữa mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn ích lợi này.

Bốn năm là quá đủ rồi!

Đoản Kiếm (Đăng trên báo Tiếng Dân ngày 21.08.2020)

Năm 2016, vì nhiều lý do, nhiều người Mỹ không thích bà Hillary đã dồn phiếu cho Trump. Với một tính cách độc và lạ so với những chính trị gia chuyên nghiệp, Trump được gần một nửa cử tri Mỹ chọn vào Nhà Trắng với hy vọng thay đổi nền chính trị nước Mỹ. Những người bỏ phiếu cho Trump hy vọng rằng ông ta, một người chưa dính dáng gì đến chính trị, sẽ có thể thay đổi được chính trường chán ngắt của nước Mỹ với hai tập đoàn “corruption” thay nhau lãnh đạo…

Nhưng gần bốn năm qua, ông Trump đã làm gì cho nước Mỹ? Nước Mỹ có vĩ đại trở lại như ông ta hứa không hay là từ một đất nước vĩ đại đã đi sang một hướng khác, tồi tệ, hỗn loạn, với quá nhiều nguy cơ, và khủng hoảng đang chờ…


Tôi đã nhiều lần viết, nước Mỹ từ hàng trăm năm đến giờ luôn là một đất nước vĩ đại! Trước khi ông Trump đi tranh cử, nước Mỹ vẫn là đất nước hùng mạnh nhất thế giới! Nói có sách, mách có chứng… GDP của nước Mỹ năm 2016 là $18.5 trillion. Giữ khoảng cách khá xa với nước thứ hai là Trung Quốc $11.14 trillion.

Sau 3 năm Donald Trump làm Tổng Thống Mỹ, năm 2019, GDP của Mỹ là $21.44 trillion. Trong khi đó GDP của Trung Quốc tăng lên $14.14 trillion và nếu tính GDP trên PPP thì Trung Quốc đã lên đến $27.31 trillion. GDP dựa trên PPP (Purchasing Power Parity) là GDP dựa trên sức mua của nền kinh tế. Như vậy, sức mua của nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Mỹ!

Năm 2020 sẽ là một năm ảm đạm của nền kinh tế Mỹ với GDP dự kiến sẽ đi xuống, trong khi GDP của Trung Quốc tiếp tục đi lên. Về danh nghĩa, GDP của Trung Quốc còn vài năm sẽ đuổi kịp Mỹ, nhưng trên thực tế (nếu sử dụng GDP trên PPP) thì Trung Quốc đã bỏ khá xa Mỹ.


Để dễ hình dung, bạn có thể so sánh cuộc sống của một người Mỹ có mức lương $100k và một người Tàu có mức lương $80k. Người Mỹ sẽ chật vật với $100 ngàn và người Tàu thu nhập $80k sẽ dư $50 ngàn!

Ngoài ra, nợ công của Tàu chỉ là $5.5 trillion trong khi nợ công của Mỹ đã là $26 trillion. Nếu tính trừ nợ ra khỏi GDP, thì Tàu đã đuổi kịp Mỹ! Mỹ đang phải đi vay tiền để bơm vào nền kinh tế, không những kiệt quệ vì Covid mà còn kiệt quệ vì thương chiến… Việc đánh Tàu của Trump chỉ là đánh võ mồm hay đánh tweet! Nếu Trump tiếp tục thương chiến tới chết với Tàu thì người chết trước là dân Mỹ! Trump dư sức biết điều này, chỉ có đám cuồng Trump là phấn khích vì uống quá nhiều Trump wine!

Năm 2016, phần đông người Mỹ chỉ biết loáng thoáng về Donald Trump và những lời hứa mang tính khẩu hiệu. Sau bốn năm, chúng ta, những người còn tỉnh táo, đã quá rõ Trump là ai?

1/ Về đạo đức tư cách thì không cần phải nói nhiều vì mọi chuyện rõ ràng. Nếu đem so sánh Trump với Biden về tư cách cá nhân, thì Trump là một con cú so với một con công. Để che lấp cái dơ dáy đến tận cùng của Trump, bọn cuồng Trump hay chế ảnh Biden ôm phụ nữ và giật tít Biden dâm dục. Sự thật thì Biden là một người đàn ông khá đạo mạo và trung thành với một người vợ, đã cưới hơn 42 năm. Người vợ trước chết cùng với đứa con gái 2 tuổi vì tai nạn giao thông năm 1972.


Trong khi đó thì Trump là một gã chơi bời. Đã có ba đời vợ và đều ngoại tình trong cả ba cuộc hôn nhân. Không những chỉ là ngoại tình đơn thuần, Trump đã làm những thứ tệ hại hơn nữa và chính mồm ông ta đã xác nhận… Nói chung, về đạo đức và tư cách, thì không cần phải bàn cãi. Trump là một con người quá dơ bẩn. Ai còn chưa biết thì tìm đọc sách của cô cháu gái Mary Trump hay của luật sư riêng Michael Cohen.

2/ Trump có tư tưởng phân biệt chủng tộc, kỳ thị, xem thường người nhập cư…

Không phải ngẫu nhiên mà đám “da trắng thượng đẳng” hoàn toàn ủng hộ Trump. Trump căm ghét người nhập cư, đặc biệt là người nhập cư từ các nước “shithole” (“hố phân”: lời của Trump).

Không chỉ ghét người nhập cư lậu, mà Trump còn ghét cả di dân hợp pháp. Trump hạn chế hồ sơ bảo lãnh và tất cả các chương trình di dân hợp pháp. Trump thay đổi các chính sách vào quốc tịch để hạn chế thường trú dân trở thành công dân Mỹ, Trump đã nâng phí điền đơn xin vào quốc tịch lên $1170 mỗi đầu người, hay $1200 nếu tính cả chi phí cho hình. Đây là một lệ phí không hợp lý mà cách lý giải duy nhất là để người nghèo khỏi vào quốc tịch!


Những người Việt cuồng Trump thường nói đảng Dân Chủ không muốn cho họ vào nước Mỹ nhưng thực tế thì không phải vậy. Đảng Dân Chủ và cả những người da đen đã ủng hộ cho người gốc Việt được vào Mỹ… May mắn cho người Việt nhất là Tổng Thống Trump đã không tham gia trong chính trường Mỹ lúc đó. Nếu Trump làm Tổng Thống Mỹ trong giai đoạn hậu chiến Việt Nam thì làm gì có cái đám đầu đen mũi tẹt này trên nước Mỹ để mà ủng hộ Trump hay Biden?

3/ Về ngoại giao: Chính sách “America First” của Trump đồng nghĩa với America Alone! Nước Mỹ của Trump là nước Mỹ không cần đồng minh. Trump chia rẽ khối đồng minh truyền thống của Mỹ đã gắn bó hàng trăm năm nay. Ông xa lánh châu Âu, và đẩy họ về phía Trung Quốc.

Chính sách co cụm của Mỹ là chính sách nhượng sân cho Trung Quốc. Nước Mỹ của Trump không còn là đàn anh nữa… mà là một gã chuyên bắt chẹt bạn bè. Trump đã rút Mỹ ra khỏi nhiều tổ chức thế giới mà điển hình là UNHRC (Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc). Nó đồng nghĩa với nước Mỹ sẽ không còn quan tâm đến nhân quyền nữa.

Khác với chính phủ tiền nhiệm, chính quyền Trump đứng ngoài cuộc nổi dậy của tuổi trẻ Hồng Kông. Thỉnh thoảng Trump còn phát ngôn theo kiểu bật đèn xanh cho Tập đàn áp… Và câu chuyện về Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ can thiệp để bảo lãnh tù nhân lương tâm ở các nước “shithole” như Việt Nam chỉ còn là lịch sử!

Các đồng minh truyền thống của Mỹ như Pháp, Đức, Nhật… tỏ ra dè dặt với Mỹ, nếu không nói là nguội lạnh. Giả sử nếu có một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc trong tình hình hiện nay, sẽ khó khăn để Mỹ có thể huy động được đồng minh cùng họ ra trận!

4/ Trump là người không bao giờ chịu học hỏi, không nghe lời cố vấn hay chuyên gia, không bao giờ chịu làm những việc “bình thường” bởi vì ông ta nghĩ “bình thường là tầm thường!”

Nếu quan sát cách chống dịch Covid của TT Trump, bạn sẽ thấy Trump không nghe lời của bác sĩ Fauci, là người có 50 năm kinh nghiệm chống dịch, là người đã phục vụ 6 đời Tổng Thống Mỹ chống lại các loại dịch bệnh…

Chỉ một việc bình thường là đeo khẩu trang để giảm thiểu lây lan, Donald Trump cũng không chịu làm! Ông đã dùng dịch bệnh để làm chính trị! Kết quả là một bộ phận lớn người Mỹ đã làm theo ông, gây ra những đợt sóng lây nhiễm Covid không cần thiết! Nếu ông Trump chịu đeo khẩu trang và khuyến cáo dân chúng làm theo thì mọi việc có thể đã khác hơn nhiều. Thậm chí nếu ông Trump không làm gì hết mà giao phó toàn bộ việc ngăn ngừa dịch bệnh cho các cơ quan chuyên trách thì kết quả cũng đã tốt hơn!

5/ Với Trump, chỉ có thắng và thua, không có đồng thuận. Nghệ thuật thương thảo của Trump là nghệ thuật để chiến thắng bằng mọi giá, ngay cả gian lận để thắng, chứ không phải là thương thảo để các bên đều có lợi.

Trump không bao giờ nhìn xa hơn cái thắng và thua trên bàn đàm phán. Trump cũng không biết nhiều khi trên bàn đàm phán giữa các quốc gia, ngoài hai bên đàm phán, còn có một hay nhiều bên thứ ba. Bên thứ ba không có mặt, không có tiếng nói nhưng nhiều khi là bên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả đàm phán!

Là người lãnh đạo của một quốc gia, không phải mọi thứ chỉ có thắng thua, không phải chỉ có Cộng Hoà và Dân Chủ không phải chỉ có left và right… Một đất nước không chỉ có những con người khỏe mạnh, mà còn có những người không may, tàn tật, nghèo khổ. Họ là những con người không có tiếng nói, hay không có mặt trong bàn đàm phán. Nền kinh tế của một nước không phải chỉ là chỉ số GDP của năm nay, mà còn là môi trường, tài nguyên… của tương lai, để bảo đảm một sự phát triển lâu dài và bền vững.

6/ Những chính sách xã hội của Trump là những chính sách ngắn ngày, ăn xổi. Chính sách di dân của nước Mỹ hàng trăm năm nay đem lại sự thịnh vượng cho nước Mỹ, bị Trump phá nát với cái đầu óc kỳ thị, nhỏ nhen, ích kỷ của ông ta.

Hơn 1/3 các giải thưởng Nobel về khoa học của nước Mỹ là của người di dân thế hệ đầu tiên (sinh ra từ nước ngoài). Nước Mỹ hàng năm có hàng triệu du học sinh đến học. Phần tinh hoa nhất sẽ Ở LẠI MỸ! Nhiều giáo sư hàng đầu tại các đại học nổi tiếng của Mỹ cũng là dân nhập cư! Chính sách chiêu mộ chất xám của Mỹ dưới thời Trump coi như phá sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ hiện tại mà sẽ ảnh hưởng đến nước Mỹ lâu dài…

7/ Tổng Thống của một quốc gia, ngoài trách nhiệm về quốc phòng, phát triển kinh tế, còn phải có trách nhiệm với cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư. Trong đó sức khỏe và sinh mệnh của dân là điều tối quan trọng. Nhưng ông Trump không như vậy. Mà ngược lại, ông coi thường những người tàn tật, hay nghèo khó…

Bất cứ một đất nước phát triển nào cũng cần phải quan tâm đến sức khoẻ của nhân dân. Tổng Thống Obama đã đưa ra Obamacare để giúp đỡ cho tầng lớp lao động nghèo, không có bảo hiểm y tế. Đó là một chính sách nhân đạo! Thế nhưng, Obamacare lại trở thành tâm điểm chỉ trích của Trump. Ông tìm mọi cách để dẹp bỏ Obamacare ngay cả khi nước Mỹ đang trong dịch bệnh.

Trump không có tình người. Với ông ta, những người đau yếu, bệnh tật chỉ là gánh nặng. Trong cuốn “Too Much and Never Enough” của Mary Trump, khi anh trai Fred Trump hấp hối trong bệnh viện, Donald Trump cũng bỏ đi coi phim! Tôi chưa tin! Nhưng tuần rồi, sau khi Robert Trump, em út của Donald Trump chết trong bệnh viện thì sáng hôm đó Trump vẫn đi chơi golf! Điều đó cũng đã giải thích cho tôi lý do vì sao Trump không hề cảm thấy có lỗi trong khi 177 ngàn người Mỹ đã chết vì Covid chỉ trong 5 tháng qua!

Trump không những tuyên bố rằng ông hoàn toàn không có trách nhiệm mà ông hành xử đúng như vậy. Dân chết mặc bây…

8/ Đất nước Mỹ chia rẽ như chưa từng có. Ông Trump đã không làm Tổng Thống Mỹ trong 4 năm rồi! Ông ta chỉ làm thủ lãnh của phe Trumpers! Giống như những nhà độc tài từ xưa đến nay trên thế giới, ông Trump không muốn hoà giải hay làm việc chung với mọi người. Ông ta muốn một sự chia rẽ, bởi vì càng chia rẽ, càng dễ cho cách điều hành của ông.

Thay vì làm việc với đối thủ, ông chỉ lên tweet chửi vỡ mặt những người ông không thích. Ông thậm chí còn kêu gọi tẩy chay các công ty mà ông không ưa. Ông không cần biết những công ty đó đang thuê hàng chục ngàn người Mỹ làm việc! Chỉ vì chính trị, ông sẵn sàng làm mọi thứ để “thắng đối thủ.”

Kết quả của gần bốn năm nắm quyền của ông Trump là một nước Mỹ chia rẽ. Mọi thứ từ những việc nhỏ nhất như mang khẩu trang, uống thuốc ký ninh, hay Black Lives Matter… cho đến tẩy chay công ty lốp xe Goodyear… đều chia làm hai phe, phe ủng hộ và phe chống. Nước Mỹ đã chia rẽ đến nỗi những người Cộng Hoà kỳ cựu đã phải hy sinh quyền lợi của đảng Cộng Hoà để kêu gọi cử tri đi bầu cho ứng cử viên Tổng Thống Dân Chủ! Những tên tuổi như John Kasich, gia đình John McCain, đại tướng Colin Powell, các cựu thống đốc Cộng Hoà… ngay cả cựu Tổng Thống Cộng hòa George W. Bush cũng âm thầm ủng hộ Biden bằng cách dùng hệ thống tranh cử của ông để giúp Biden…

Nước Mỹ cần một người Tổng Thống thật sự biết hàn gắn sự rạn nứt của nước Mỹ, người có thể làm việc với cả hai bên left và right để xây dựng nước Mỹ hùng mạnh trở lại như trong thời kỳ 8 năm của Obama. Biden không giỏi nhưng là người trong sạch, có tâm huyết và quan trọng là biết lắng nghe và sử dụng người!

Bốn năm là quá đủ để thấy được cái thực tài của Trump!

Make America Great Again? Yes, Hãy bầu cho Biden!

Bài viết thể hiện quan điểm tác giả, một cử tri người Mỹ gốc Việt.
Bình Luận từ Facebook

Về chuyện Trump “đánh Trung Quốc”

Trương Nhân Tuấn (Đăng trên Báo Tiếng Dân ngày 22.08.2020)

Câu hỏi đặt ra là với phương pháp “đánh Trung Quốc” của Trump hiện nay, nước Mỹ có thu hoạch được kết quả gì không?

Theo tôi, việc “đánh Trung Quốc” bề mặt “rùm beng” nhưng bề trong thực chất “địch chết ba ta chết bốn”.

Nhìn trên thực tế ta thấy vào thời điểm này, các quốc gia ASEAN đang nghiêng về phía Trung Quốc. Việt Nam đã tỏ thái độ qua việc không tham dự cuộc tập trận RIMPAC hiện đang diễn ra tại Hawai. Mã lai và Indo cũng vắng mặt.

Trong khi đó Việt Nam tuyên bố tham gia cuộc thi thể thao của quân đội, do Nga tổ chức, dĩ hiên có sự tham dự của lính Trung Quốc. Covid-19 không hề là cái cớ để Việt Nam vắng mặt trận RIMPAC, rất cần thiết cho Việt Nam học hỏi chiến thuật quân sự và huấn luyện hải quân.
Singapore từ lâu đã tuyên bố sẽ không chọn phe. Nhưng chuyến du hành của Dương Khiết Trì hôm qua cho ta thấy, Lý hiển Long không thể bỏ Trung Quốc vì sự gắn bó nền kinh tế đảo quốc này với Trung Quốc.

Các nước ASEAN nghiêng về Trung Quốc không phải vì theo Trung Quốc “có lợi” hơn theo Mỹ. Các quốc gia này, từ ba năm trước, phần lớn đều đã gia nhập TPP. Các nước muốn “lập khối” để “chống” lại chiến lược bành trướng của Trung Quốc qua hệ thống liên hợp “hạ tầng cơ sở-kinh tế-tài chánh” gọi tên là “vành đai con đường”. Các quốc gia ASEAN đều thấy cạm bẫy trước mắt về “nợ”, cũng như sự đe dọa tiềm tàng về chủ quyền biển đảo trong các chính sách của Trung Quốc.

Điều này chứng minh được sự ưu việt trong sáng kiến TPP của Obama. Các quốc gia ASEAN không thể đơn thuần “thoát Trung”, ngay cả Nhật và Nam Hàn, bởi vì Trung Quốc là đối tác kinh tế “lớn nhứt” đối với tất cả các nước. TPP là “chiến lũy” của Mỹ để ngăn cản sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc. TPP là cái “phao” để các quốc gia lần hồi “thoát Trung”.

Hệ quả TPP bị Trump hủy bỏ. Các nền kinh tế Nhật, Nam Hàn, ASEAN, ngay cả Mỹ… ngày càng lệ thuộc sâu xa với Trung Quốc (nhứt là Việt Nam và Singapore…).

Trump nói là “đánh chết mẹ” Trung Quốc. Thiệt tình nói nghe cho “sướng” mà thực sự thì Trung Quốc đang thắng thế. Trung Quốc thắng thế không phải vì “nội công” của Trung Quốc “tăng thành công lực”, mà bởi vì Trump làm cho nước Mỹ suy yếu.

Hôm kia tôi có viết, nói là Trump đang phung phí tài sản “sức mạnh mềm” của nước Mỹ.

Các quốc gia ASEAN, thậm chí Nam Hàn và Nhật, đều “thủ thế” với Trump. Không ai biết Trump sẽ thay đổi chính sách của Mỹ đối với quốc gia mình thế nào? Trump không có tầm nhìn. Trump lại hay lẫn lộn lợi ích quốc gia với lợi ích cá nhân. Thí dụ như Việt Nam. Rõ ràng là Việt Nam rất muốn “thân” với Mỹ. Nhưng với Trump, ngay cả một người chống Trung Cộng lãnh đạo, thì họ cũng lo ngại viễn cảnh Trump lấy Việt Nam làm “vật tế thần”.

Các hành vi “đâm sau lưng chiến hữu” của Trump trong vụ bỏ rơi quân Kurdes cho Thổ Nhĩ Kỳ “làm thịt”. Hoặc chủ trương “bắt tay” với đám Taliban trong chính sách bình định Afghanistan, phản bội đồng minh ở Kabul. Trong khi tại Iraq thì quân IS đang củng cố lại thực lực.

Không ai dám tin Trump. Không quốc gia nào dám “dựa” vào Mỹ thời Trump hết cả. Nước Mỹ “cô đơn” thì nước Mỹ sẽ “yếu”.

Trump không hề thực thi trách nhiệm tổng thống như đã tuyên thệ. Trump lợi dụng những kẻ hở của hiến pháp để ra các đạo luật sao cho có lợi bản thân và bè phái. Trump bốc đồng, lại có tính thù vặt” nên “đụng đâu đánh đó”. Trump đánh tùy hứng, không có chiến thuật, chiến lược. Thắng ít thua nhiều mà cái thua là nước Mỹ thua đậm. Bởi vì Trump làm chuyện gì, ngay cả khi chuyện này đem lại thiệt hại lớn lao cho nước Mỹ, Trump vẫn làm nếu điều này củng cố “uy tín cá nhân” hay lợi ích của phe phái.

Lý ra với một sức mạnh quốc phòng ưu việt và nền kinh tế áp đảo, nước Mỹ chỉ cần một lãnh đạo có đầu óc trung bình cũng đủ làm cho Trung Quốc tả tơi.
Bình Luận từ Facebook


8/23/20

Chung kết Champions League: PSG ở trước cửa thiên đường

Anh Vũ RFI


Một mùa bóng đặc biệt cùng với thành công chưa từng có trên đấu trường châu Âu của làng bóng Pháp. Hai đại diện của Ligue 1, Paris Saint-Germain và Olympique Lyonais vào tới bán kết của giải đấu danh giá nhất châu Âu Champions League. Và nhất là câu lạc bộ của thủ đô Paris, lần đầu tiên đi tới trận chung kết gặp đại diện bóng đá Đức Bayern Munich, trên sân của thủ đô Lisboa, Bồ Đào Nha, tối Chủ Nhật 23/08/2020.

Đây là trận chung kết trong mơ thực sự khi mà cả hai đối thủ đều đã có một hành trình tuyệt vời ở mùa giải châu Âu năm nay. Bayern dù đã có một bảng thành tích dày kín trên sân cỏ châu Âu, nhưng đây là trận chung kết đầu tiên sau 7 mùa giải Champions League. Để bước vào trận chung kết hai đội đều đã có chiến thắng tưng bừng khẳng định vị thế là những đội bóng hàng đầu của châu Âu

Với đội bóng thành Paris, trận chung kết ở sân chới châu Âu không chỉ là giấc mơ lớn đang thành hiện thực mà đó còn là chiến công lịch sử cho câu lạc bộ, cho làng bóng Pháp, vốn hiếm hoi mới thấy xuất hiện ở hai vòng đấu cuối cùng của giải lớn châu Âu. PSG vào chung kết Cúp C1 đã tạo một bầu không khí phấn khích, giữa lúc dịch bệnh đang đe dọa trở lại. Suốt những ngày qua, không chỉ với cổ động viên của đội bóng, truyền thông mà cả các nhà chính trị, từ bộ trưởng Thể Thao, thị trưởng Paris và tổng thống Pháp đều nhắc đến tên PSG một cách đầy tự hào và hy vọng.

Cũng dễ hiểu được tình cảm của người hâm mộ bóng đá Pháp khi mà PSG là câu lạc bộ thứ 5 của giải vô địch quốc gia Pháp vào đến trận chung kết của giải đấu ra đời từ năm 1955 và mới chỉ có duy nhất Olympique de Marseille dành được chiếc Cúp lớn của bóng đá châu Âu năm 1993. Đây cũng là thành quả đầu tiên của người Qatar sau 9 năm đổ tiền không tiếc cho đội bóng của Paris.

Nghe bình luận của chuyên gia bóng đá Trần văn Mui, tại Texas Hoa Kỳ


Thời đó tết quê tôi ai có bàn ủi Con Gà là 'đại gia'

Bàn ủi than có con gà là của hiếm trong làng và đã trở thành ký ức dần bị lãng quên - Ảnh: Trần Mai
Bây giờ, bàn ủi than, khuôn bánh in, bánh thuẫn “rút lui” để nhường chỗ cho bàn ủi điện, bánh công nghiệp. Nhưng với những người ở tuổi giao thời như tôi, có những câu chuyện của ngày xưa mãi không thể nào quên.

Những ngày tết cả làng rộn ràng như hội, chạy đi mượn bàn ủi, mượn khuôn bánh. Những câu chuyện dở khóc dở cười trong những ngày tết đơn sơ của hơn 20 năm về trước lại hiện về trong tôi như một hoài niệm đầy thân thuộc.

8/22/20

Hồng Kông và những ngày tự do cuối cùng

Thụy My RFI

Những cuộc theo dõi, các vụ bắt bớ người đối lập ngày càng nhiều, với cáo buộc « thông đồng với thế lực nước ngoài ». Phải chăng Hồng Kông đang sống trong những ngày tự do cuối cùng ?

Đang trong mùa hè, tuy nhiên chỉ có tuần báo L’Obs chọn chủ đề « Khi tình bạn cũng mạnh mẽ như tình yêu ». Hồ sơ của L’Express nói về « Dân túy châu Âu : Berlusconi, người nổi bật nhất », Courrier International phân tích « Mạng xã hội làm hủy hoại dân chủ ». Riêng Le Point đăng ảnh hai nhà hoạt động nổi tiếng của Hồng Kông là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Chu Đình (Agnes Chow), chạy tựa « Những ngày cuối cùng của Hồng Kông » với dòng tít nhỏ phía trên « Những nền văn minh đã chết đi như thế nào ».

Các nhà hoạt động bị theo dõi ráo riết

Hồ sơ của Le Point mở đầu bằng bài viết về những cuộc theo dõi, các vụ bắt bớ người đối lập ngày càng nhiều với cáo buộc « thông đồng với thế lực nước ngoài », mà tuần báo Pháp gọi là « Những ngày cuối cùng của Hồng Kông »

Ba Chiếc Lá Rơi

Ba Chiếc Lá Rơi

Thiên Để Nguyệt

 

Xin bấm chuột trái vào ảnh 2 lần để mở lớn

Thiên Để Nguyệt

Anh Bảy Chà Hynos – Tiền thân của kem đánh răng P/S

Ít ai biết rằng tiền thân của kem đánh răng P/S là nhãn hiệu kem đánh răng Hynos một thời vang bóng Sài Gòn, không chỉ từng “độc cô cầu bại” ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang Thái Lan, Singapore, Hong Kong. Vậy điều gì đã khiến Hynos đánh bại cả những hãng kem khổng lồ thống trị miền Nam như Colgate của Mỹ, C’est của Pháp và hai ông lớn Perlon và Leyna? Và điều gì dẫn đến sự lụi tàn của Hynos?


Ảnh: Pa-nô quảng cáo kem đánh răng Hynos – một thương hiệu nổi tiếng Sài Gòn trước 1975 bởi nhiếp ảnh gia Mỹ Michael Burr, chụp ở Sài Gòn năm 1969-1970, khi ông làm giáo viên dạy tiếng Anh cho không lực VNCH.

LẠC VÙNG BÃO DỮ

Có phải mây và gió ghét ghen
Đang hồng lại trở sắc xám đen
Gió không thổi giạt màu u ám
Mà hướng đầu ta trút lụy phiên..

Tiếng nói giọng cười đang vui vẻ
Tại sao sắc mặt đổi kinh hoàng?
Lại ngưng không nói không cười nữa
Thực tế trời ơi quá phũ phàng

Thảng thốt kêu trời tay bấm phone
Giá băng chụp xuống lạnh cả hồn
Mắt không kịp khóc lòng tê đắng
Ta phải làm sao để phận tròn...

Vắng lặng cảnh nhà cô đơn quá
Miệng không ngưng cầu cứu Phật Trời
25 phút cảnh đời địa ngục
Dài như thế kỷ bão tơi bời...!

Mẹ hiển linh phù trợ cho con
Đức Phật Quan Âm hẳn vẫn còn
Cứu độ chúng sinh lâm khổ cảnh
Đời con bất trắc mãi dập dồn..

6 xe cấp cứu cùng y sĩ
Tận sức hết tâm chống tử thần
Hơn nửa giờ dài như thế kỷ
Tuyệt vọng hình như đã lớn dần..

Mắt lạc thần khấn van Trời Phật
Cứu độ cho, tiếp tục cảnh đời
Người đã chịu gian nan vất vả
Lá chưa vàng sao vội rụng rơi...

Đã hơn nửa giờ ...Tim đập nhẹ
Mắt nhìn thấy rõ Phật Quan Âm
Cành dương rải nước, hồi sức khỏe
Xe chở đi Ta đứng lặng thầm...

Đêm trên giường trở trăn thao thức
Giữa lòng nghe đầy tiếng ba đào
Đời là cảnh vô thường còn mất
Vẫn khó ngăn lệ thảm nghẹn ngào...

thylanthảo
12 giờ 12-7-20

THÀNH TÂM KHẤN NGUYỆN

Gió lốc từ đâu xoáy trở về
Âm rền bi giọng rất thảm thê
Mây đen mây xám bay nhiều lắm
Nước mắt rơi rơi ướt não nề..

Tái tím bờ môi dần lên mắt
Lòng ta lạc giữa bão kinh hoàng
Trời ơi sao lại là sự thật?!!
Đành đoạn sao? Đá nát phai vàng...!!

Cầu xin tha thiết muộn màng không?
Mi mắt vô tâm khép kín tròng
Tiếng rú kinh hoàng kêu trời đất
Cứu qua khổ ải chốn bụi hồng !!

Áp sát mặt vào da tím băng
Lạnh đến từ đâu? Tuyết đang tan ?
Hay là máu thắm đang ngừng chảy
Nát cả lòng ta nỗi kinh hoàng..

Đức Phật Quan Âm lòng bác ái
Ban chút Phật ân cứu độ đời
Tha thiết cầu ân van xin mãi
Ngực khe khẻ nhịp, ơn Phật Trời...!!

Mắt nhìn đâu cảnh vẫn tinh khôi
Giường ngủ chiếu chăn chẳng đổi dời
Tay xếp lại mền phòng gọn sạch
Anh gọi hoài không có tiếng ơi !!

Thượng Đế ban cho con Thiên Tứ
Phật Quan Âm rải nước Cam Lồ
Đời con đã khổ đau nhiều lắm
Cõi trần ai..Con sợ bơ vơ..

thylanthảo
10giờ 40 12-7-20

8/21/20

Autum Song - Thu Ca

 

Ông Bà

ông bà

GRANDPARENTS 


Grandparents are special people
with wisdom and pride.
They are always offering love and kindness
and are always there to guide.
They often make you feel
so confident and strong.
Their arms are always open
no matter what you did wrong.
They try to help out
in every way that they can.
They love all their grandchildren
the same whether you're a child, woman or man.
They are always there to listen
and to lend a helping hand.
They show you respect
and they try to understand.
They give their love, devotion and so much more,
that's easy to see.
Grandparents,
what perfect examples
of the kind of person that we should be. 

STACY SMITH 
Ông Bà 

Ông Bà đặc biệt biết bao
Là người thông thái, tự hào lắm thay.
Tình thương ban phát tràn đầy
Từ tâm rất mực và hay giúp đời
Ông Bà có mặt khắp nơi
Để mà hướng dẫn mọi người thân quen.
Ông Bà thường tạo niềm tin
Khiến ta luôn vững mạnh thêm tinh thần.
Vòng tay mở rộng ân cần
Dù ta có phạm lỗi lầm lớn lao.
Ông Bà giúp ích dài lâu
Không hề do dự, trước sau hết lòng.
Ông Bà yêu khắp cháu con
Gái trai, lớn nhỏ cũng đồng như nhau.
Ông Bà nghe mọi thỉnh cầu
Rồi ra tay giúp có đâu ngại ngần.
Trọng con, quý cháu bội phần
Sẵn sàng tìm hiểu khi cần cảm thông.
Luôn sốt sắng, mãi yêu thương
Bao điều bộc lộ ngát hương thắm tình.
Ông Bà là một điển hình
Thật là toàn hảo, gia đình theo gương. 

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(chuyển ngữ) 

MỘT KHÚC HOÀI

Lòng tìm quên mà tim luôn cố nhớ
Thời gian trôi, kỷ niệm cũng phôi pha
Ngày chậm qua, đêm dài như vô tận
Và mưa rơi... Cứ lã chã, nhạt nhòa!

Không biết tự bao giờ chân mỏi bước
Đường viễn phương dài quá bóng trùng khơi
Người lầm lũi thả xuôi dòng ly biệt
Chốn phù sinh, cuộc sống bạc theo đời!

Hồn vời vợi theo mùa trăng tàn khuyết
Buồn vui theo con nước chảy qua cầu
Từng đêm nhớ cảnh đời trong bão loạn
Chơi vơi như trầm tích lắng vực sâu.

Thương quê cũ lất lây vì kiếp nạn
Nửa đời qua còn rưng rức hoài mong
Dấu nỗi buồn trong tháng năm phiêu lãng
Khúc ly tan mang giai điệu nát lòng.

Lối du mục thênh thang màu cô tịch
Bến ly hương còn vọng mãi câu nguyền
Cuộc tử sinh dù đã là dĩ vãng
vẫn trăm năm hằn nét tận buồng tim.

Cất tiếng ca khan một bài vong quốc
Trên gió tha phương treo mấy nhánh sầu
Thả bước thăng trầm cùng trời, cuối đất
Hồng hạc lìa đàn về đâu, ...về đâu?!

HUY VĂN

huy van

8/20/20

Ả Rập Xê Út: Chỉ bình thường hóa quan hệ với Israel, nếu Palestine độc lập

Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Faycal Ben Farhane (T) và đồng nhiệm Đức Heiko Maas tại Berlin, ngày 19/08/2020. John MacDougall/Reuters


Nỗ lực của chính quyền Trump thúc đẩy cường quốc vùng Vịnh Ả Rập Xê Út bình thường hóa quan hệ với Israel, không tính đến quyền lợi của người Palestine, đã không đạt kết quả. Hôm qua, 19/08/2020, chính quyền Ả Rập Xê Út chính thức khẳng định việc bình thường hóa quan hệ song phương chỉ diễn ra, với điều kiện có một Nhà nước Palestine độc lập.

Trong một cuộc họp báo tại Berlin, ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, ông Fayçal Ben Farhane, tuyên bố : « Cần phải có hòa bình giữa Israel và Palestine, dựa trên các cơ sở quốc tế được công nhận. (…) Một khi điều đó đạt được, thì mọi thứ mới một lần nữa có thể thay đổi ». « Các cơ sở quốc tế được công nhận » chính là kế hoạch hòa bình năm 2002 của khối các nước Ả Rập, do Ả Rập Xê Út và một số thành viên khác của Liên Đoàn Ả Rập chủ trương, nhằm giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine. Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cũng lên án việc Israel sáp nhập « trái phép » đất đai của người Palestine.

Đây là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út lên tiếng về chủ đề này, sau thỏa thuận được đánh giá là lịch sử giữa Israel và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hồi tuần trước, được Hoa Kỳ bảo trợ, mở ra viễn cảnh tái lập quan hệ bang giao giữa hai nước. Khi chính thức tái khẳng định lập trường truyền thống này, Ryad đã khẳng định khoảng cách rõ ràng với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Theo giới quan sát, nếu như Ả Rập Xê Út và Israel có thúc đẩy các hợp tác song phương, thì các hoạt động này sẽ phải nằm trong vòng bí mật.

Với quyết định bình thường hóa quan hệ với Israel, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất ngày càng khẳng định vị thế độc lập với cường quốc láng giềng hùng mạnh. Kể từ giờ, Bahrein và Oman, các vương quốc vùng Vịnh khác bị đặt vào thế phải quyết định chọn bên, theo Ả Rập Xê Út hay theo Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.


Cũng hôm qua, theo Reuters, tổng thống Donald Trump tuyên bố chờ đợi Ả Rập Xê Út cũng làm tương tự như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, chấp nhận thỏa thuận hòa bình với Israel.

Con gái rượu là gì?

Khái niệm: Con gái rượu là biến thể của từ Nữ Nhi Hồng/女儿红 hoặc Nữ Nhi Tửu/女儿酒. Theo tập tục ngày xưa, khi con gái đi lấy chồng, sẽ được bên nhà trai mang rượu và một vài sính lễ đến để biếu. Đây cũng là quà làm lễ ăn hỏi, xin dâu. Bởi vậy, đây được xem như là rượu mừng trong ngày trọng đại của con gái. Cho nên mới ví con gái như là “con gái rượu”.



Còn ngày nay, những gia đình chỉ có cô con gái duy nhất, các ông bố thường gọi con gái “cưng” của mình là “con gái rượu”. Bởi vì các ông bố thích uống rượu, và muốn nhấn mạnh sự yêu quý con gái giống như yêu một thứ rượu quý vậy. Nói tóm lại, con gái rượu là cụm từ để diễn tả sự yêu-cưng-chiều-chuộng, mà các ông bố dành cho con gái của mình.

(– Con gái rượu tiếng Anh nghĩa là gì?
Con gái rượu trong tiếng Anh có nghĩa là: “Beloved Daughter”.)


Nguồn gốc của từ Con gái rượu

Ở vùng Thiệu Hưng – Chiết Giang – Trung Quốc. Có một vị viên ngoại, sau nhiều năm lập gia đình mà vẫn chưa có nổi 1 đứa con để nối dõi.

Nhưng ông trời không phụ lòng người, sau bao nhiêu sự cố gắng, chạy chữa khắp nơi. Cuối cùng ông cũng đã vui mừng khi vợ ông nói cho ông biết rằng mình đã mang thai.

Ông rất phẩn khởi và không kìm giấu được niềm vui này. Sau đó ông đi thông báo với bà con hàng xóm rằng, vợ ông mang thai và ông sắp có đứa con.

Ông đã chuẩn bị rất nhiều thứ và còn quyết định ủ trước hơn 20 vò rượu. Đợi sau khi em bé tròn 1 tháng tuổi, sẽ tổ chức mời bà con dân làng chung vui cùng gia đình ông.

Một thời gian sau, vợ của ông cũng hạ sinh một bé gái kháu khỉnh. Theo tập tục của dân làng, khi em bé tròn 1 tháng tuổi, sẽ cho xuống tóc và ăn mừng về niềm vui lớn này.

Một hôm, ông ngồi đếm lại những vò rượu chưa mở nắp. Thiết nghĩ, bỏ đi thì tiếc, nên ông đã chôn những vò rượu này dưới cây hoa mộc.

Theo thời gian, cô con gái của ông ngày càng lớn và càng “xinh đẹp giỏi giang”. Tới năm 18 tuổi, là tuổi con gái ông cần nên duyên vợ chồng. Bởi vậy, ông đã gã đứa con của ông cho con của một vị ân nhân mà ông đã mang ơn, ông rất kính trọng.

Vào ngày cưới con gái, đang lúc khách uống rượu giữa chừng, thì bất ngờ rượu bị hết. Ông rất lo lắng cho vấn đề này, vì đây là ngày trọng đại của gia đình ông và ngày vui của con gái.

Ngẫm nghĩ một hồi, ông sực nhớ ra mình đã chôn những vò rượu dưới gốc cây hoa mộc năm xưa. Ông quyết định đi đào chúng lên, để kịp thời đãi khách.

Thật tuyệt vời!. Vì những bình rượu được ủ lâu năm nên khi mở ra, tỏa ra mùi hương thơm thật ngào ngạt, màu sắc óng ánh, vị nồng, uống rất ngon. Bởi vậy mà khi mở rượu ra, ai nấy đều tranh nhau thưởng thức và tẩm tắc khen ngon.

Trong bữa tiệc chung vui, khi nhìn thấy loại rượu thơm ngon này và đứa con gái xinh đẹp thông minh của gia đình ông. Một vị thi sĩ đã xuất khẩu thành thơ: “Địa mai Nữ nhi hồng, khuê các xuất tiên đồng” (地埋女儿红,闺阁出仙童). Khiến tất cả những người dự tiệc đều trầm trồ khen ngợi vỗ tay tán thưởng.

Thế là kể từ hôm đó, mọi người bắt đầu gọi loại rượu này là, rượu Nữ Nhi Hồng (女儿红) hay Nữ Nhi Tửu (女儿酒).

Ngoài ra, ông cũng muốn nhắn nhủ với bên nhà trai thông điệp: “Con gái của tôi là con gái quý, tôi quý con gái như những bình rượu thơm ngon này vậy. Tôi hy vọng gia đình ông và con trai của ông nữa, hãy đối xử thật tốt với con gái tôi, hãy yêu quý nó!”.

Là một vùng có truyền thống sản xuất rượu nổi tiếng, được nhiều nơi công nhận. Sau khi nghe về câu chuyện của ông và loại rượu mà ông đã đãi khách trong bữa tiệc hôm đó. Người dân Thiệu Hưng về sau đã bắt chước ông về cách làm.

Hễ cứ có con gái sinh ra, thì làm rượu, sau đó chôn dưới đất. Tới ngày con gái lấy chồng thì đào lên cho ngày trọng đại.

Dần dần đã trở thành tập tục: “Sinh nữ tất nhưỡng nữ nhi tửu, Giá nữ tất ẩm nữ nhi hồng”. Tạm dịch: “Sinh con gái thì ủ Nữ nhi tửu, Gả con gái thì uống Nữ nhi hồng”.

Sau này, không giới hạn ở rượu Nữ Nhi hồng khi sinh con gái nữa. Mà kể cả con trai nếu được sinh ra, người ta vẫn chôn ủ rượu dưới đất. Đến ngày con đỗ Trạng Nguyên, họ sẽ đào rượu lên để tiếp đãi mọi người, rượu ở đây người ta gọi là Trạng Nguyên Hồng (状元红).

Cả 2 loại rượu này là những rượu nổi tiếng của người dân Thiệu Hưng. Nó quý vì sự tích và được cất giữ lâu năm, uống rất thơm ngon. Bởi vậy, loại rượu này thường chỉ được sử dụng trong các dịp lễ trọng đại, hoặc quà biếu sang trọng.
(Sưu tầm trên mạng)


Chuyện ở đại học xá

Vì học hành thiếu chăm chỉ nên tôi bị rớt kỳ thi khóa I của Năm Dự Bị CTKD. Để chuộc lại lỗi lầm của bản thân, trước kỳ thi khóa II hơn một tháng, tôi đã khăn gói quả mướp từ Tây Ninh trở về Đại Học Xá để có thể an tâm học hành. Tôi đã hứa với ba má tôi là tôi sẽ cố gắng học để được lên lớp, và với bản tánh hiếu thắng, tôi đã tự hứa keo này phải học sao cho đậu thì thôi. Lần này tôi được cha Linh, Giám Đốc Đại Học Xá chỉ định đến ở lầu II. Sau khi sắp xếp giường ngủ và bàn học, tôi đã bắt tay ngay vào việc học thi.

Ở cùng phòng trong dịp này, ngoài các anh bạn như : Tôn Thất Tạo, Hồ Quang Nhựt còn có vài anh bạn mà sau mấy chục năm, nay tôi đã quên tên.

Ngoài những giờ học rất căng thẳng, chúng tôi đã vui đùa, rong chơi, nhưng không bao giờ chúng tôi vi phạm giờ học mà tất cả đã đồng ý : từ 8 giờ tối đến sáng sớm ngày hôm sau.

Tất cả các bạn cùng phòng của tôi đều thuộc loại gan dạ, không ai sợ ma, sợ quỷ gì cả . . . trừ tôi. Do đó, tôi đã tích cực áp dụng một sách lược phòng thủ thật hiệu nghiệm : Nếu anh em còn thức, tôi thức . . . theo anh em. Nếu anh em đã học xong và rút . . . đi ngủ, thì tôi cũng đi ngủ luôn cho tiện. Gặp trường hợp nếu còn muốn tiếp tục học, thì tôi cố kèo nài một anh nào đó thức luôn với tôi ‘‘để học cho vui’’, mà kỳ thực ra là để khỏi ‘‘lạnh cẳng’’. Và sự kêu nài giúp đỡ kẻ yếu . . . bóng vía bao giờ cũng được các anh bạn cùng phòng chiều lòng.

Tráng niên


Một thời trấn thủ miền quan ải
Trai tráng nào biết sợ nguy nan
Một mình một ngựa men dốc núi
Cỏ lạ hoa thơm cuốn hút chàng

Yên Nhiên

8/19/20

Đảo Phú Quốc



Lời giới thiệu của người dịch
Nội dung bài chủ là quan điểm của truyền thông Cam Bốt – Dĩ nhiên, không phải là quan điểm của người dịch, một người Việt Nam muôn thuở. Tuy nhiên đây là một vấn đề 200 năm lịch sử liên quan đến hai nước Cam Bốt - Việt Nam khá ly kỳ… 

Vấn đề nhìn thấy ở đây Cam Bốt, trước thế kỷ thứ 13, từng là một vương quốc lớn và hùng mạnh (tên cũ gọi là “Khmer Empire”) có lãnh thổ khá rông lớn bao gồm 1 phần của Miến Điện, 1 phần của Lào, toàn thể nước Thái Lan, phần đất căn bản Cam Bốt và toàn phần miền Nam Việt Nam, ngày nay đã trở thành một tiểu quốc lạc hậu gần muốn diệt chủng… Chung quy chỉ vì Cam Bốt liên tục hết năm này qua năm khác có các lãnh đạo rất kém cỏi; từ hiếu sắc (Chey Chetha II) đến ngớ ngẩn (Ang Duong, Shihanouk ) và ngu muội (Pol Pot)… Cho nên ngày hôm nay, Cam Bốt chỉ còn một cách nhìn lại lịch sử của họ trong tuyệt vọng và vái trời!!! 

TVG mạn phép được phóng dịch bản tài liệu gốc Anh ngữ có rất nhiều tranh cãi, và nhân tiện cũng mời quý vị cùng đọc cho biết để rộng đường dư luận. 
TVG 
… 

Nhìn lại lịch sử Việt Nam Cận đại 

Sau khi hoàn tất thôn tính Chiêm Thành, từ năm 1613, Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thêm lãnh thổ về phía Nam qua việc tiềm thực đất của vương quốc Cam Bốt thành các tỉnh của miền cực nam của nước Việt Nam ngày nay – Mảnh đất gồm 21 tỉnh của vương quốc Khmer (Nam Kỳ / Kampuchea Krom) kéo dài từ Saigon đến tận Vịnh Thái Lan. Sự bành trướng lãnh thổ này của Việt Nam xem như hoàn tất vào năm 1860. 

Sự bành trướng lãnh thổ của Việt Nam trên đất Cam Bốt bắt đầu mạnh mẽ từ năm 1620 khi vua Cam Bốt là Chey Chetha II (1618-1628) rơi vào cái bẫy của Việt Nam tương tự như trường hợp vua Chiêm Thành ngày trước ở vào thời điểm 1307: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) gả con gái là công chúa Ngọc Vạn cho vua Chey Chetha II của Cam Bốt để “xin phép” cho dân Việt được vào “khai phá” và làm ăn trên đất Cam Bốt (“request the permission for the Vietnamese to conduct trade in the areas”)… Qua sự can thiệp của công chúa Ngọc Vạn, năm 1623, triều đình Cam Bốt ở Udong (Cambodia Court of Udong) “thấy không có lý do gì” cần phải phản đối nên cho phép người Việt vào lập cơ sở thương mại (trading posts) ở vùng Morea (Bà-rịa) và Prey Nokor (sau này trở thành Sài gòn).

Trò chơi dân gian của người H'mong, Tây Bắc Việt Nam

Paris Saint-Germain lần đầu tiên trong lịch sử vào chung kết Cúp C1 châu Âu




Các cầu thủ Paris St Germain hân hoan với bàn thắng trong trận bán kết Cúp bóng đá châu Âu Champions League, hạ đội RB Leipzig 3-0, trên sân Estádio da Luz, Bồ Đào Nha, tối ngày 18/08/2020. Reuters

Hôm qua, 18/08/2020, trên sân vận động Luz ở Lisboa, đại diện bóng đá Pháp, câu lạc bộ Paris Saint-Germain lập thêm kỳ tích, giành chiến thắng 3-0 trước RB Leipzig, đại diện bóng đá Đức, lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm của mình bước vào trận chung kết cúp bóng đá châu Âu Champions League.

Trong một trận bán kết với khuôn khổ giải đấu chưa từng có vì dịch Covid-19 : Trở lại sau 5 tháng nghỉ thi đấu, các đội gặp nhau 1 lượt , chơi trên sân trung lập không khán giả, đội bóng đến từ Paris đã có chiến thắng khá dễ dàng trước RB Leipzig, câu lạc bộ non trẻ, thành lập năm 2009 nhưng được đánh giá là một thế lực đang nổi lên của làng bóng Đức, Bundesliga.

Ba bàn thắng ghi được từ Marquinhos (13’), Di María (42’), Bernat (56’) đã đưa PSG đến rất gần với giấc mơ lớn giành danh hiệu vô địch Cúp C1 châu Âu mà cho đến giờ bóng đá Pháp mới chỉ có duy nhất Olympique Marseille giành được vào năm 1993.

Sau gần một thập kỷ, từ khi được giao vào tay các ông chủ giầu có đến từ Qatar, đội bóng thành Paris nuôi tham vọng lớn trên đấu trường châu Âu nhưng vẫn chỉ sống trong ảo tưởng, thất vọng dù đã được đầu tư hàng trăm triệu euro cho mỗi mùa bóng để có đủ các tên tuổi lớn nhất của bóng đá thế giới.

Paris Saint-Germain chưa bao giờ vào đến được bán kết của giải đấu lớn nhất bóng đá châu Âu. Lần duy nhất PSG vào tới bán kết Cúp C1 là vào năm 1995.

Lần này, trong một mùa bóng đặc biệt, bị đảo lộn vì dịch virus corona, Paris Saint-Germain cuối cùng đã đi đến trận cuối cùng vào ngày 23/08 tới đây, hoặc gặp Bayern Munich, một đại diện khác của bóng đá Đức, hoặc Olympique Lyonnais, một đối thủ qua quen thuộc của PSG ở giải vô địch quốc gia Pháp Ligue 1. Hai đội này sẽ gặp nhau tối 19/08 tại Lisboa để phân định chiếc vé vào chung kết. Đây cũng là giải đấu thành công nhất của bóng đá Pháp, khi mà có tới hai đội bóng có mặt ở bán kết, và cơ hội một trận chung kết 100% Pháp hoàn toàn có thể.
Anh Vũ RFI

ĐI KÉO GHẾ Ở HUẾ HƠN 40 NĂM VỀ TRƯỚC


„Dù xa cách ngàn trùng quê cũ, hình ảnh những lần “đi kéo ghế” ở thành phố quê hương vẫn thường đêm hiển hiện trong tôi với mùi mỡ hành, mùi thịt nướng khói bay mịt mùng ngào ngạt.“

***
Nếu bạn là người Bắc hay Nam chưa từng ở Huế, bạn sẽ không hiểu được ba chữ “đi kéo ghế” là nghĩa như thế nào hay sẽ tự hỏi thầm: “Cái dzì dzậy cà?” hay “Cái gì thế nhỉ ?”

Cho dù bạn là người Huế 100% nhưng ở vào khoảng tuổi 40 trở lại, e rằng bạn cũng sẽ phân vân. “Đi kéo ghế là đi mô rứa hè?”.

Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì nhóm chữ này hình như chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó dần dần biến mất và không ai dùng đến nữa.

Ngôn ngữ cũng biến đổi theo thời gian cùng điều kiện sống của xã hội. Đi kéo ghế là đi ăn tiệm, đi ăn nhà hàng, mà người Huế vốn bản tính kín đáo và tế nhị không muốn nói đến chuyện ăn uống thô tục, nên dùng một số chữ khác để chỉ cùng một sự việc.

Mignon tout plein.mp4

Lòng tốt cứu người giúp vị tư lệnh tối cao thoát khỏi cái chết bởi bẫy mai phục của Hitler

Vào một ngày trong chiến tranh thế giới thứ hai, tư lệnh tối cao của liên quân Châu Âu, ông Eisenhower tại vùng nào đó của nước Pháp ngồi xe quay về tổng bộ, tham gia hội nghị quân sự khẩn cấp. Ngày hôm đó tuyết rơi khắp nơi, khí trời lạnh giá, xe hơi chạy một mạch rất nhanh.

Trên đường đi vắng không nhà cửa thôn xóm, Eisenhower đột nhiên nhìn thấy một đôi vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên đường, lạnh cóng run cầm cập.

Eisenhower lập tức ra lệnh dừng xe, kêu thông dịch viên ở bên cạnh xuống xe hỏi chuyện. Một vị tham mưu vội vàng nhắc nhở nói: “Chúng ta cần phải kịp thời đến tổng bộ họp, chuyện này vẫn nên giao cho cảnh sát địa phương xử lý đi”. Thật ra ngay đến bản thân vị tham mưu cũng biết, đây chẳng qua chỉ là một cái cớ.



Eisenhower, tư lệnh tối cao liên quân Đồng Minh trong chiến tranh thế giới thứ 2, người Mỹ.

Niagara Falls 8K

8/18/20

Bóng đá: Paris Saint - Germain, 50 năm với giấc mơ thành câu lạc bộ lớn

 


Hai bàn thắng trong 149 giây để làm sống lại tham vọng châu Âu của Paris Saint-Germain. Vào đúng sinh nhật lần thứ 50, 12/08/2020, đội bóng của thành Paris đã giành được chiến thắng trước câu lạc bộ Ý Atalanta để bước vào vòng bán kết của Champions League sau 25 năm mong đợi. Giấc mơ trở thành một câu lạc bộ lớn có từ cách đây 50 năm đang rất gần hiện thực với đội bóng thành Paris.

Nghe Phần âm thanh

Khủng Hoảng Kinh Tế vì COVID-19

Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Vì COVID-19 sẽ còn dài và đen tối

“Ông này, tôi đọc báo thấy Ngân hàng Thế giới nói “Nền kinh tế Việt Nam thể hiện khả năng chống chịu đáng kể trong khủng hoảng COVID-19, tốt hơn nhiều so với các nước khác”. Bên này căng quá, hay mình bán nhà chuyển tiền về cho con út nó đầu tư bất động sản bên đó nhỉ?”, Bà Tammy Trần, cư dân thành phố San Jose, CA., nói với chồng. Vừa dứt lời, bà bắt gặp ngay cặp mắt “mang hình viên đạn” của ông chồng. “Sao bà không đọc tiếp câu sau của họ “Tuy nhiên, con đường phục hồi có thể gặp trắc trở do vẫn còn nhiều bất định cả trong nước và trên toàn cầu. Bà rảnh quá!” Chồng bà Tammy đáp lại lời gợi ý của vợ...

Mặc dù đại dịch COVID-19 không phải là dịch bệnh đầu tiên lây lan toàn cầu, nhưng nó đang gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

8/17/20

Dalat trong tiềm thức


Giữa Hè, trời bỗng nhiên se lạnh,
Chút sương mù tỏa nhẹ mong manh.
Dalat lại hiện về trong ký ức,
Ta vẫn không quên mảnh đất xanh.
Nguyễn Thành Đức

Dalat giờ không còn mát lạnh,
Từ ngày thuộc lũ Cộng gian manh.
Tìm đâu hình ảnh xưa thơ mộng
Của những hàng thông lá ngát xanh.
Than ôi!

Trần Văn Lương

- Bạn gìà Thành Đức ơi, tự nhiên cụ nhắc Đàlạt làm tui nhớ qúa, gởi lại mấy câu :

ĐÀ LẠT...NỖI NHỚ !

Thơ bạn viết đưa tôi về chốn cũ,
Phố Nhà Chung con dốc nhỏ cuối đường.
Căn nhà xưa bao kỷ niêm vương vương,
Như hòa quyện niềm yêu thương Đà Lạt

Trong hồi tưởng kèm nỗi buồn man mác,
Nhớ một thời còn khoác áo thư sinh.
Dấu chân xưa của ba đứa chúng mình, ( 1 )
Còn đâu nữa trên lộ trình thuở ấy.

Vệt nắng mai lôi ngàn thông thức dậy,
Làn gió thoảng lá ngúng nguẩy đu đưa.
Lắc nhè nhẹ, rơi mấy hạt sương thưa,
Như giọt lệ chia tay muà phượng nở.

Sang đầu Thu lại quay về gặp gỡ...
Trải bốn năm cùng trả nợ sách đèn.
Đường thông, sân viện từng bước thân quen,
Bạn Thụ Nhân luôn đậm men tình cũ.

Mấy mươi năm lưu lạc đời viễn xứ,
Nay hồi tưởng về qúa khứ xa xưa,
Đà Lạt ơi ! Biết nói mấy cho vừa,
Về nỗi nhớ...Suốt đời chưa nói hết !

HÀN SĨ

(1): Đức, Chánh, Thạnh

Các bạn thân mến,

Trong bài thơ của Phan Thạnh có nhắc tới ba người bạn: anh Thạnh ( tác giả ), anh Đoàn Công Chánh Phú Lộc ( hiện cư ngụ tại Adelaide, Úc ) và Cóc rọt ra. Ngày nhập học đầu tiên của khoá 1-CTKD, 1964-1968, chúng tôi tình cờ gặp nhau và quen biết nhau trên một con dốc nhỏ cuối đường Nhà Chung, Dalat, trên đường đi đến trường. Vậy mà cũng gần trên 55 năm rồi. Bây giờ, Thạnh và tôi gặp nhau hằng ngày trên diễn đàn nhỏ bé này. Nghĩ cũng lạ!

Chào anh Thạnh,

Cám ơn anh đã cho bài thơ nhắc về nơi chốn cũ, một thành phố nhỏ u buồn Đàlạt cùng những hạt sương sớm, cái lạnh co ro, cái ấm áp cùng bạn hữu bên ly cà phê... Những hình ảnh này tưởng chừng đã chìm vào quên lãng sau ngày rời Đàlạt 1975, sau gần nửa thế kỷ vật lộn với cuộc sống,... nhưng ngờ đâu nó chỉ nằm lặng yên chưa vùng lên đó thôi.

Những câu thơ êm ái, nhẹ nhàng của anh đã làm Trọng nảy lên ước muốn về thăm lại Đàlạt một lần nữa, và biết đâu là lần cuối. Dĩ nhiên là sau khi đám “CS đỉnh cao trí tuệ” được về đoàn tụ với ông tổ Các Mác, Lê Nin của chúng như chúng từng mong ước. :-)

Trọng xin phép được chôm bài thơ của anh Thạnh chuyển cho bạn hữu cùng xem nha. Xin được nợ anh một chầu cà phê trong cơ duyên hội ngộ ở DC hay Virginia hay một nơi thân quen nào đó.
Mến chúc quý anh chị và đại gia đình mọi sự an lành.

NĐTrọng

Gởi các Bạn ta và đặc biệt cho TRONG-DAN để thay lời giới thiệu vài nét về NHÓM.

CHUYỆN NHÓM MÌNH

Nhóm nầy nghĩ cũng hay hay,
Tình cờ quy tụ nhiều tay ngon lành.
Tuổi đời : "Lá sắp lìa cành",
Mày râu mấy trự, trâm anh vài nàng.

Tà tà hưởng phúc Trời ban,
Vui cùng con cháu, hỏi han bạn bè.
Ngày ngày kể chuyện nhau nghe,
Nhiều khi biết được đam mê bất ngờ.

Người thì mê nhạc, mê thơ,
Có người mê mẩn hàng giờ ngắm chim ?!
Ngắm xong chưa vững lòng tin,
Bèn lấy điện thọai chụp hình gởi đi.

Hỏi xem chim ấy chim gì ?
Hàn ba trợn đáp : Chim ni, chim trời.
Vô duyên góp nhặt đôi lời,
Gởi chư huynh, muội giúp đời vui thêm.

HÀN SĨ

Hẹn có ngày rất gần sẽ uống được ly cà phê của Trọng và kể chuyện nhau nghe, nếu không nói đủ được tám tiếng sẽ trả tiền cà phê...

THÂN MẾN

Mưa Đêm

Khuya hôm qua, giữa cơn nắng hè gay gắt ở vùng vịnh San Francisco, bỗng nhiên trời đổ một cơn mưa và sấm sét, làm gợi nhớ mưa Sài gòn, mưa Đà-Lạt...và những bạn đồng hành trong những cơn mưa! Xin gởi đén quý anh chị em nhà Thụ Nhân:

Mưa Đêm

Đêm hè nghe tiếng mưa rơi
Miên man nhớ cảnh, nhớ người phương xa
Nhớ tia sấm chớp trên nhà
Nhớ con đường ngập nước hòa rong rêu
Áo mưa phủ kín đường chiều
Nhớ con phố nhỏ tiêu điều trong mưa
Nhớ người sánh bước năm xưa
Sầu thương gom mấy dòng thơ gởi về...

Nhan Ánh-Xuân
SF Bay Area, 16-08-2020

Thấy chị Ánh Xuân làm thơ hay quá em xin tiếp vài câu:

Mưa rơi tí tách đêm hè
Chợt lòng thổn thức nhớ về quê tôi
Nhớ người buôn bán ngược xuôi
Nhớ người cày cấy, nhờ người năm xưa
Nhớ người không quản nắng mưa
Chăm lo đồng áng giữa trưa mùa hè.

Lien Tran
K11- 08-17-2020

Thinh không vẳng tiếng mưa rơi
Lao xao chợt nhớ tới người chốn xa
Không gian thấp thoáng quê nhà
Lối mòn heo hút nhạt nhoà rong rêu
Chim kia lạc lối về chiều
Hàng cây xơ xác yêu kiều bóng mưa
Còn đâu hình bóng năm xưa
Nhạt nhoà nước mắt vần thơ gợi sầu.
LĐT
(Paris, 17/08/2020)

LA's $14BN Airport Upgrad

THẾ SỰ

TRƯỚC CƠN DỊCH VŨ HÁN

Ồn ào, nhốn nháo...nghe đủ thứ!
Ai bảo rượu vô mới ra lời?!
Nhìn quanh thì thấy toàn..."sư phụ"
nâng tách cà phê "luận"...khơi khơi!

Xưa khách "sa lông" ngồi đấu láo
Bàn tới, bàn lui chuyện gần, xa
Quán xá ngày nay đầy bô lão
"Chính chị, chính em" loạn cào cào.

Từ lâu nơi góc trời viễn xứ
xuất hiện thầy bàn, " tán " tứ tung
Mỗi người "phán" một chương thế sự
Lời như pháo Tết nổ tưng bừng!

SAU KHI HẾT CẤM TÚC
TẠI GIA VÌ COVID-19


Sáng, trưa, chiều, tối nghe không ngớt
thời sự đông, tây đến thuộc lòng
Hết lời nhảm nhí về "CÔ VÍT" (1)
tới chuyện "lên gân" tại biển Đông!(2)

Thì ra "kẻ lạ" phao tin vịt
Hỏa mù cứ thế thả lông bông
Tuy là tin nhảm nhưng không ít
người chưa nghe kỹ đã...động lòng!

THÌ THÔI

Chuyện Nhà nay chẳng còn hứng khởi
Xứ Người cũng lắm thứ...mua vui
Cái gì sẽ tới rồi cũng tới
Nhìn lại đời sao quá bùi ngùi!

HUY VĂN

Thú vị: Chỉ Cần Vỗ Tay Cũng Giúp Hỗ Trợ Chữa Được Nhiều Loại Bệnh.

- Chuyên gia Đông y cho rằng, chúng ta có thể chữa 8 loại bệnh hàng ngày bằng cách cực kỳ đơn giản là vỗ tay. Hãy sử dụng tốt các ngón tay của mình trước khi phải dùng đến kim tiêm.

- Sự kết nối thú vị giữa cơ quan nội tạng với các điểm trên bàn tay
- Có một điều kỳ diệu mà không nhiều người có thể lý giải được là vì sao các chuyên gia Đông y lại chỉ nhìn hay sờ nắn vào tay thôi cũng có thể khám được bệnh.
- Điều này có thể khiến cho chúng ta liên tưởng rằng các bác sĩ Đông y đang xem "bói" chứ không phải khám.
- Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bàn tay là nơi quan trọng giống như "ổ cắm điện" kết nối với các bộ phận khác trong cơ thể. Đồng thời chúng như chiếc gương "soi" xuyên thấu vào bên trong nội tạng của mỗi người.
- Mỗi một điểm trên bàn tay lại có một sợi dây bạn không thể nhìn thấy đang kết nối với mỗi bộ phận bên trong cơ thể, giúp cho bác sĩ Đông y có thể nhìn vào đó để tìm ra bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không.
- Từ sự kết nối đó, các chuyên gia đã đúc kết lại được kinh nghiệm đơn giản để chữa bệnh bằng cách vỗ tay, làm các động tác tay nhẹ nhàng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Bạn thử làm điều này khi rảnh rỗi và chờ xem kết quả. Chỉ cần vỗ tay, bạn cũng có thể tự chữa được bệnh cho mình.

Các bộ phận nội tạng đều có một vị trí đại diện
nằm trên bàn tay. (Ảnh minh họa)
Những bộ phận nội tạng có vị trí được đánh dấu 
trên lòng bàn tay. (Ảnh minh họa)


Các động tác vỗ tay hỗ trợ chữa bệnh

Trung y nói, tay là bộ phận thu nhỏ của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể người. Dưỡng tay để trị bệnh vừa không tốn tiền, không có tác dụng phụ, mà hiệu quả lại rất tốt. Ai cũng nói bệnh người già là một chuyện phức tạp, thực ra chỉ cần chăm sóc đôi tay là giải quyết được hết!

8 động tác tay dưới đây chuyên dành cho 8 loại bệnh mà người già rất hay gặp. Sau khi làm xong sẽ cảm thấy thoải mái khắp người. Bắt đầu từ hôm nay hãy thực hiện theo như hướng dẫn dưới đây, khỏi còn lo các bệnh tay chân tê liệt, bệnh tim phổi, bệnh về mắt…