Showing posts with label NATO. Show all posts
Showing posts with label NATO. Show all posts

11/23/22

Nga là quốc gia khủng bố.

 Điều gì đến sẽ đến, sau các cuộc tấn công khủng bố liên tiếp của Nga vào các cơ sở hạ tầng của Ukraina, Hội đồng các quốc gia NATO đã họp và hôm nay, 22-11-2022, đã ra quyết định chính thức công nhận chính phủ Nga do Putin đứng đầu là nhà nước khủng bố, với tỷ lệ chấp thuận tuyệt đối 30/30. Điều này cho phép các quốc gia này có thể tiến hành trừng phạt bất kỳ một quốc gia nào khác tiếp tục có quan hệ quốc phòng, quân sự với Nga bắt đầu từ ngày này, đồng thời là dấu hiệu cho thấy sẽ tăng cường nhiều hơn nữa sự hỗ trợ vũ khí cho Ukraina.

NATO Parliamentary Assembly declares Russia to be a ‘terrorist state’.


Không chỉ NATO, một dự thảo nghị quyết tương tự đã được trình lên Hội đồng chung châu Âu và sẽ được bỏ phiếu trong tuần tới. Như vậy, đây sẽ là những đòn trừng phạt cả kinh tế lẫn quân sự mạnh nhất từ trước tới nay của phương Tây đối với Nga, hầu như sẽ cắt đứt toàn bộ mọi buôn bán, giao thiệp, đồng thời bắt tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới phải chọn bên và tỏ rõ thái độ trong vấn đề Ukraina, nếu không muốn đối mặt với những trừng phạt do “ủng hộ, hỗ trợ khủng bố”.

Không cần chờ nghị quyết của EU, chính phủ Czech hôm nay đã ra tuyên bố chính thức, công nhận chính phủ Nga do Putin đứng đầu là “nhà nước khủng bố”.

Sáu quốc gia công nhận chính phủ Nga do Putin đứng đầu là “nhà nước khủng bố”.


Để đáp lại, truyền thông Nga lại tiếp tục đe dọa: “sử dụng vũ khí hạt nhân” với lý do rất buồn cười: “để chứng minh rằng nước Nga không phải là nhà nước khủng bố”, nhưng đe dọa này dường như không còn làm cho bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu để ý.



Bài đọc thêm: Nghị viện châu Âu nói Nga là "nước tài trợ khủng bố" (Theo  BBC tiếng Việt)

6/29/22

NATO đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về kết nạp Thụy Điển, Phần Lan

Người Việt , June 28, 2022

MADRID, Tây Ban Nha (NV) – NATO đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào liên minh quân sự mạnh nhất thế giới này, ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, loan báo hôm Thứ Ba, 28 Tháng Sáu, theo CNBC.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, Tây Ban Nha, tuần này, ngoại trưởng ba nước này ký bản ghi nhớ xác nhận Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, ông Sauli Niinisto, tổng thống Phần Lan, ra tuyên bố cho hay.

Ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO. (Hình minh họa: Omar Havana/Getty Images)

“Bản ghi nhớ chung của chúng tôi nhấn mạnh Phần Lan, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hoàn toàn hỗ trợ nhau chống lại những mối đe dọa về an ninh,” ông Niinisto thông báo.

“Chúng tôi mà trở thành đồng minh NATO sẽ càng củng cố cam kết này,” ông Niinisto cho biết thêm.

Thụy Điển và Phần Lan cố gắng gia nhập NATO giữa lúc vụ Nga xâm lăng Ukraine làm các quốc gia khác trong khu vực này thêm lo sợ. Từ lâu, Moscow luôn lo lắng về việc NATO mở rộng, nên phản đối hai quốc gia Bắc Âu này gia nhập NATO.

Trước đây, ông Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố sẽ không chấp thuận đơn gia nhập NATO của cả Thụy Điển lẫn Phần Lan. Ông Erdogan nêu lý do là hai quốc gia này ủng hộ những tổ chức người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ xem là khủng bố.

Nước nào muốn được NATO kết nạp phải được toàn bộ 30 quốc gia thành viên liên minh này chấp thuận.

Tuần trước, ông Stoltenberg, tổng thư ký NATO, loan báo ông đang cố gắng kết nạp Phần Lan và Thụy Điển “càng sớm càng tốt.” Ông cho hay hai quốc gia này mà được kết nạp “sẽ giúp họ an toàn hơn, NATO mạnh hơn và vùng Âu Châu-Đại Tây Dương vững chắc hơn.”

Cả Thụy Điển lẫn Phần Lan hiện đã đáp ứng nhiều tiêu chuẩn làm thành viên NATO. Vài tiêu chuẩn trong số đó là: Có hệ thống chính trị dân chủ, sẵn sàng minh bạch kinh tế, và đủ khả năng đóng góp về quân sự cho chiến dịch NATO.

Hồi Tháng Năm, cả hai quốc gia Bắc Âu này bắt đầu chính thức nộp đơn gia nhập NATO.

Ngay sau khi Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn, Tổng Thống Joe Biden tuyên bố hai quốc gia này sẽ “làm cho NATO mạnh hơn.” Ông Biden gọi quyết định gia nhập NATO của hai quốc gia này là “thắng lợi cho dân chủ.”

Tổng Thống Biden hứa sẽ làm việc với Quốc Hội Mỹ – nơi có thẩm quyền quyết định Mỹ chấp thuận nước nào đó vào NATO hay không – và 29 quốc gia thành viên khác để nhanh chóng kết nạp Thụy Điển và Phần Lan. (Th.Long) 

8/27/20

NATO, công cụ gây áp lực thương mại của Donald Trump với Đức ?

 Minh Anh (RFI - Tạp Chí Tiêu Điểm)



Ngày 29/07/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper thông báo rút khoảng 12.000 lính Mỹ khỏi Đức để tái bố trí tại nhiều nước khác trong khối NATO nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho các mục tiêu chiến lược trung tâm. Giới quan sát cho rằng tổng thống Mỹ Donald Trump đang dùng NATO như là một công cụ đối ngoại để gây áp lực thương mại với Đức.

Lãnh đạo quốc phòng Mỹ khẳng định thông báo này nằm trong khuôn khổ dự án « tái triển khai chiến thuật ». Theo đó, trong số 34.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Đức, khoảng 6.400 binh sĩ sẽ được hồi hương, số 5.600 quân còn lại sẽ được tái bố trí tại nhiều quốc gia thành viên khác như Bỉ, Ý và Ba Lan (1.000 quân).

Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại châu Âu hiện đóng tại Stuttgart (Đức), sẽ di dời sang Mons tại Bỉ và Bộ chỉ huy quân sự cho châu Phi (Africom) cũng tại Stuttgart rất có thể cũng sẽ bị di dời. Ngoài ra, số 2.500 quân nhân Mỹ thuộc lực lượng US Air Force đồn trú tại Mildenhall, vương quốc Anh, và lẽ ra sẽ phải được tái triển khai ở Đức, vẫn sẽ tiếp tục ở lại nước Anh.

Nghe Phần âm thanh: