4/29/22

Hai Lứa Con Của Mẹ

Dạo
Đàn con Mẹ phải tha phương,
Đất xưa dẫu đó, quê hương không còn.

Cóc cuối tuần

Hai Lứa Con Của Mẹ


Kính thưa Mẹ, chưa bao giờ đất Việt,
Phải rơi vào cảnh khắc nghiệt đau thương
Khiến đàn con, dù nát thịt tan xương,
Vẫn sống chết tìm phương xa lánh nạn.

Chỉ vì muốn tránh gông cùm Cộng sản,
Con Mẹ đà hàng vạn bỏ ra đi,
Đứa giờ đây mộ địa đã xanh rì,
Đứa tróc vảy trầy vi nơi lữ thứ.

 x
 x x



Tháng Tư ấy, lứa đầu tiên bỏ xứ,
Gánh chịu ngàn khổ sở, vạn oan khiên,
Suốt đêm ngày gắng vượt biển, vượt biên,
Chỉ già nửa đến được miền đất lạ.

Cuộc hành trình vất vả,
Xác người tơi tả rừng sâu,
Nước Biển Đông pha máu đục ngàu,
Ai tưởng được nỗi đớn đau ngày đó?

Trên đường bộ, người đi từng nhóm nhỏ,
Liều đưa chân, tính mạng phó cho Trời,
Rời quê mười, chỉ ba bốn tới nơi,
Số còn lại đành xương phơi rừng thẳm.

Đường vượt biển càng u sầu ảm đạm,
Người ra đi chết thảm thiết từng ngày,
Lớp bị lừa, lớp bị giết thẳng tay,
Kẻ thoát được chỉ may nhờ phép lạ.

Hải tặc Thái tung hoành trên biển cả,
Đớn đau thay cái giá của tự do,
Đã có bao trinh tiết bị dày vò,
Bao thân xác phải đi dò đáy nước.

Lòng run sợ khi bắt đầu cất bước,
Càng lo thêm khi chân được lên bờ,
Rồi mai kia trên đất khách bơ vơ,
Biết có sống đến giờ về quê cũ.

Trại tỵ nạn, thân rạc rài ủ rũ,
Cầu mong cho có nước rủ lòng thương.
Nếu chẳng may bị ép phải hồi hương,
Đành nhắm mắt can trường tìm cái chết.

Cuộc vượt thoát của triệu người con Việt,
Với muôn ngàn cảnh tử biệt sinh ly,
Dù lòng người có nhạt nhẽo quên đi,
Nhưng lịch sử ắt còn ghi khắc mãi.

 x
x x

 

Lứa kế tiếp, chịu thân tàn ma dại,
Sau những năm bị ngược đãi trong tù,
May mắn còn chưa ngủ giấc thiên thu,
Nay thoát được tay giặc thù tàn ác.

 Phải làm lại từ đầu trên xứ khác,
Trong khi hồn lẫn xác đã xác xơ,
Tuy khó khăn, vẫn gắng sức trông chờ
Ngày quê cũ thấy Cờ Vàng phất phới.

 Nhưng Xuân đến, Hạ qua rồi Đông tới,
 Bao năm dài vẫn vời vợi trời quê,
 Đất nước đà băng hoại đến thảm thê,
 Chua xót biết ngày về còn xa lắc.

 Dù sức yếu vì tuổi già cũng mặc,
 Vẫn miệt mài cố nhắc thế hệ sau
 Đừng quên rằng cha mẹ chúng tại sao
 Phải liều chết bôn đào đi tỵ nạn.

Nhưng đất lạ vẫn còn vương đại hạn,
 Vì bạo quyền xua cán bộ theo sang,
 Kèm cả bầy tài phiệt đỏ ngụy trang,
 Để phá phách hoặc mang tiền đi rửa.

Chúng mở tiệm và sắm nhà sắm cửa,
 Sống xênh xang ngay giữa đất nước người,
 Nghênh ngang như con cháu của ông Trời,
 Tiền đầy túi, rong chơi không biết mệt.

 Chúng theo lệnh lũ bầy tôi của Chệt,
 Sang đây làm công việc của đặc công,
 Xâm nhập vào giới chính trị, truyền thông,
 Cả tôn giáo cũng vướng vòng ô trọc.

 Con cháu chúng mang danh là "du học",
 Học hành gì, chỉ lừa lọc lưu manh,
 Siêu thị người, vào trộm cắp như ranh,
 Làm nhơ nhớp thanh danh dòng máu Việt.

 Cuộc chiến đấu ngấm ngầm nhưng khốc liệt,
 Chúng ra tay quyết tiêu diệt Cộng Đồng,
 Cố tỉa dần từng đoàn thể lưu vong,
 Mấy ai thấy mà lòng không phẫn nộ?

 x 
 x x
 
Tháng Tư đến, thêm một lần lệ đổ,
 Thêm một lần buồn khổ kiếp lưu vong,
 Nửa đời qua luôn khắc khoải trong lòng,
 Thương quê cũ giờ đã không còn nữa.

 Tháng năm dài lần lữa,
 Đã lụn dần đốm lửa ngày xưa!

 Trần Văn Lương
 Cali, mùa Quốc Hận 2022

The Battle of Jang Sari - Một phim hay

Chiến tranh vì miếng ăn, vì lợi ích, vì thanh vọng hay vì nghiệp chướng...

Từ Tần Thủy Hoàng đến Lý Tự Thành, rồi gần nữa là Hồng Tú Toàn phát động cuộc nội chiến Thái Bình Thiên quốc giữa thế kỷ 19, giết gần một phần tư dân số Trung hoa thời Mãn Thanh.

Những bạo chúa là bầy con rơi từ máu huyết đầy căm phẫn, là khởi điểm của bao nhiêu chiến cuộc ngút ngàn.

Từ Adolf Hitler, Benito Mussolini, Chiêu Hòa, và gần đây là Putin, là thủ phạm gây ra thế chiến và cuộc xâm lăng Ukraine đã đưa đẩy nhân loại vào địa ngục trần gian.

Tản mạn trên mạng: Con đường tôi đi

Con đường tôi đi bộ,
có hàng cây hai bên,
với băng dài, bóng mát
và trẻ con vui đùa. 
Nguyễn Thành Đức

Con đường tui đi xe,
Có Pu-lít canh me,
Lỡ dzọt qúa tốc độ
Đèn chớp...tấp vô lề
Ê chề !

Thôi bắt chước bạn gìà,
Nên đi bộ tà tà,
Mệt có băng ngồi nghỉ,
Lại đỡ hao đô la,
Ha! Ha!
HS Phan

Con đường đẹp & êm đềm quá! Xin góp cùng các anh mấy câu thơ vui :

Con đường tui đi xe
gặp phú - lít thì ...de
nếu không , lãnh giấy phạt
về , vợ rượt chạy te !

con đường tui đi xe
ngày mấy bận đi về
đưa rước bà đi chợ
xách giỏ chạy le te ...
bn

Con đường trông rất quen
Cũng thảm cỏ nhung viền
Cũng hàng cây rợp bóng
Cũng ghế đá tịnh yên.

Đi bộ trong công viên
Lòng cũng thấy an nhiên
Nghe trẻ reo, chim hót
Cũng lạc vào cõi tiên...
Ai Cơ

con đường thấy yên tĩnh và đẹp.
MH

Qua các vần thơ của các thi nhân cho người đọc có cảm tưởng như đang nhìn thấy một bé gái mặc jupe màu hồng, tay cầm một đóa hoa hồng vung vẫy tung tăng theo nhịp chân vừa hát bài „con đường em đi“.Tuyệt!
TLK.

4/25/22

Cửa Lớn, dòng sông nối liền hai biển nơi cuối đất quê hương

 


Sông Cửa Lớn* là một con kênh dài 58 km, rộng 600 m và sâu 12 m ở tỉnh Cà Mau*, nối Biển Đông với biển Tây. Con kênh này đầu bên Biển Đông là cửa Bồ Đề. Còn đầu bên biển Tây là cửa Mũi Ông Trang, gần mũi Cà Mau*. Đoạn từ ngã ba sông Đầm Dơi và sông Cửa Lớn đến cửa Bồ Đề còn được gọi là sông Bồ Đề.
 
*Cà mau có nghĩa là “nước đen” trong tiếng Khmer, với màu nước đặc trưng của lá tràm, lá đước đã rụng từ lâu đời.

4/23/22

Giữa cơn khủng hoảng, thế giới phát hiện một loại năng lượng sạch bất tận bị "chôn vùi" dưới đáy giếng dầu bỏ hoang

Câu chuyện này là một phần của loạt bài Recode by Vox's Tech Support , khám phá các giải pháp cho thế giới đang nóng lên của chúng ta.


Mỹ đang chi hàng triệu USD để khám phá một nguồn năng lượng đáng ngạc nhiên chưa được khai thác.


Hành tinh của chúng ta đang gặp rắc rối. Báo cáo về khí hậu của Liên hợp quốc từ đầu tháng 4 cho thấy rõ chúng ta đang đi trên con đường thực hiện các mục tiêu khí hậu được đặt ra trong Thỏa thuận Paris là cắt giảm lượng khí thải carbon một cách nhanh chóng. Mặc dù năng lượng mặt trời và năng lượng gió rất quan trọng, đặc biệt là trong kế hoạch khí hậu của Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden, nhưng chúng lại là loại năng lượng đã quá phổ biến, có nghĩa là tác dụng của chúng chỉ giới hạn đến mức hiện tại mà thôi.

MỘT BUỔI SÁNG

Làm sao quên buổi sáng Tháng Tư
Một buổi sáng nhìn qua cửa sổ
Chiếc xe tăng dừng ngay góc phố
Lô nhô nón cối - súng huơ trời !..

Đôi botte de saut ai ném vội ..
Áo treillis vương vãi mặt đường !
Tôi bàng hoàng nước mắt rơi tuôn
Ta đang giữa khúc phim lịch sử ?!

4/22/22

Tiễn Anh Nguyễn Văn Vĩnh


Cận, Ánh-Xuân và các anh chị CTKD 1-2 ở Bắc Cali xin thành thật chia buồn cùng chị Thủy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương linh anh Vĩnh được siêu thăng về cõi Niết Bàn.

Anh đã đi về nơi rất xa
Nhớ anh, một dáng vẻ hào hoa
Yersin trường cũ thời trung học
Thụ Nhân Đà-lạt, bạn và ta.

Từ lúc ra trường vẫn gặp nhau
Sài-gòn, Đà-Lạt, đến Âu châu
Lại còn du ngoạn miền Tây nữa
Thêm đất Cali, đủ sắc màu...

Không thể ngờ anh đã vội đi
Biết nói gì đây, biết nói gì?
Sinh tử vô thường thì vẫn thế
Sao còn nhỏ lệ lúc phân ly?

Thôi thế từ đây cách biệt rồi
Anh giờ theo gió cuốn mây trôi
Hương lòng đưa tiễn anh về chốn
Vĩnh viễn an vui - ở cõi trời...

Nhan Ánh-Xuân
Cali 20/04/2022.


4/21/22

Phân ưu



Anh Vĩnh ra đi để lại sự mến tiếc vô cùng cho ACE đồng môn khắp nơi . Thay mặt ACE TN ÂC và một số anh chị các nơi, thành tâm nguyện cầu linh hồn anh sớm được siêu thoát và xin chia buồn đến chị cùng các cháu.

Thay mặt ACE TN ÂC và gia đình anh Nguyễn thành Đức USA

ngô bích-ngọc

4/18/22

TIỄN BIỆT Bạn Hiền NGUYỄN VĂN VĨNH


Bạn Nguyễn văn Vĩnh, CTKD-K1 đã qua đời ngày hôm qua,
Chúa Nhật 17/04/2022 tại Paris.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Cầu nguyện hương linh Bạn sớm về cõi Niết Bàn vĩnh cửu

Ga đời thêm những giọt buồn,
Thụ Nhân lại tiễn đồng môn gĩa từ.
Kiếp người thực thực hư hư…
Hôm nào còn đó, bây chừ lìa nhau !
Tử, sinh đều phải qua cầu,
Muộn màng cũng đáp “Chuyến Tàu Hoàng Hôn”.
Một thời đèn sách chung Trường,
Một thời thân phận Quê Hương chia lìa.
Cuộc đời lắm chuyện nhiêu khê…
Thụ Nhân nối kết, bạn bè có nhau.
Bây giờ kẻ trước người sau,
Biệt ly chẳng gặp…nói câu tạ từ.
Thôi thì Tưởng Kính Tiễn Đưa,
Gởi theo hương khói tâm tư nguyện cầu :
“HƯƠNG LINH VĨNH SỚM VỀ MAU
NIẾT BÀN CỘI PHÚC VÔ SẦU, VÔ ƯU”
Cố ngăn giọt lệ ươm trào,
CÚI ĐẦU TIỄN BIỆT BẠN VÀO THIÊN THU.

Hàn Sĩ Phan

4/15/22

HAI NGƯỜI BẠN

Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? (1)

Sáng nay bất chợt đọc được câu Luận Ngữ này, tự dưng nhớ đến người bạn thân của bố tôi ngày xưa.

Lúc tôi còn nhỏ, bố tôi có mấy người bạn thân. Thỉnh thoảng, các bác lại nhà ngồi uống trà, nói chuyện cả buổi, về hoa, về thơ nhạc, về những chuyện trần ai… Trong số các bác, bác T. với bố tôi là hai người bạn tâm đắc nhất.

Bác T. ở xa, ở tận Sài Gòn, gia đình tôi ở Đà Lạt. Đúng một tuần một lần, vào mỗi thứ ba, lại nhận được một lá thơ của bác. Chữ bác nghiêng nghiêng, đều đặn, lời thơ rất văn vẻ, rất nhẹ nhàng, và đượm một cái tình bạn mà bây giờ tôi vẫn không biết diễn tả thế nào. Chỉ biết ngày xưa, nhận thơ bác, bố hay bảo tôi đọc cho cả nhà cùng nghe, rồi cất cẩn thận trong hộp. Thỉnh thoảng tôi lại dở các bức thơ cũ của bác ra xem, xem đi xem lại hoài cũng không chán.

"TIẾC NUỐI" (Sáng Tác: Hàng Trọng) - Trình Bầy: Lê Thu Hiền

Đừng Có Tìm Tao

 Dạo:

Người sao quên hết lời thề,
Giặc thù còn đó, vẫn về vui chơi?
Cóc cuối tuần:

Đừng Có Tìm Tao

(Lời người kẹt lại ở quê nhà)

Nghe nói là mày muốn gặp tao,
Nhờ người bắn tiếng, bảo dù sao
Tao mày nối khố bao năm trước,
Chẳng lẽ giờ không được kiếm nhau?

NHỚ MÁ

Mỗi lần con về ngang khu phố cũ
thường dừng xe để nhìn lại ngôi nhà
Nhớ chuỗi ngày chung sống tháng năm qua
và nhớ quá bóng hình bên khung cửa sổ!

Ba "đi" trước, Má theo vào thiên cổ
Thấm thía làm sao hai tiếng mồ côi!
Ngày một, ngày hai lòng quá đỗi bồi hồi
khi nghĩ đến duyên trần do thiên định.

4/13/22

Lãnh đạo Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia thăm Kyiv còn Thuỵ Điển, Phần Lan bàn chuyện vào Nato

BBC tiếng Việt ngày 13.04.2022

Hình các tổng thống xuống tàu hỏa ở Kyiv từ Twitter của Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda

Tổng thống Volodymyr Zelensky đón người đồng cấp Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia tới thăm Kyiv bằng xe lửa hôm 13/04.

Riêng về nước Đức, có tin Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cũng muốn thăm thủ đô Ukraine nhưng không được lãnh đạo nước chủ nhà hoan nghênh.

Việt Nam thực chất đã chọn phe khi bỏ phiếu ủng hộ Nga bất kể nước này xâm lược Ukraine?

Lê Mạnh Hùng
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Berlin
12 tháng 4 2022

Ngày 7/4/2022, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu trục xuất Nga ra khỏi cơ quan này với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống (trong đó có Việt Nam) và 58 phiếu trắng.

Ngay sau cuộc bỏ phiếu, Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đã quyết định "kết thúc sớm tư cách thành viên" Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của mình.

4/11/22

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tiết Thanh Minh

 Tiết Thanh Minh là một đặc biệt quan trọng để con cháu thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên, ông bà. Vậy Tiết Thanh Minh năm Nhâm Dần 2022 vào ngày nào?

1. Ý nghĩa của Tiết Thanh Minh

Với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", từ xa xưa Tiết Thanh Minh đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Vì sao bức chân dung Marilyn Monroe được coi là tranh vẽ đắt nhất thế kỷ 20, giá lên tới 4,5 nghìn tỷ?

"Shot Sage Blue Marilyn" rộng 40 inch vuông là một trong hàng chục bức tranh mà nghệ sĩ huyền thoại Andy Warhol đã thực hiện về Marilyn Monroe vào những năm 1960.

Được giới chuyên gia mô tả là một trong những tác phẩm nghệ thuật hiếm nhất và siêu việt nhất còn tồn tại, bức chân dung "Shot Sage Blue Marilyn" đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Guggenheim ở New York, Trung tâm Pompidou ở Paris và Tate Modern ở London. Bức tranh dự kiến sẽ được bán đấu giá ở New York vào tháng 5 này.

Cùng với bức "Sự ra đời của thần Vệ nữ" của Botticelli, bức "Mona Lisa" của Da Vinci và "Les Demoiselles d'Avignon" của Picasso, bức "Shot Sage Blue Marilyn" của Warhol được coi là một trong những bức tranh vĩ đại nhất mọi thời đại và trở thành bức tranh giá trị nhất còn lại được đấu giá trong thế kỷ 20.

Bức tranh sẽ được bán đấu giá vào tháng 5 năm 2022.

"Shot Sage Blue Marilyn" là bản sao đầy màu sắc của họa sĩ Andy Warhol về chân dung của ngôi sao Hollywood Marilyn Monroe. Bức tranh cũng là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng cho thành công của Andy Warhol.

Sử dụng một kỹ thuật được gọi là in lụa, sao chép hình ảnh trên giấy hoặc canvas bằng cách sử dụng một lớp lụa lưới mịn giống như giấy nến, Warhol bắt đầu sản xuất ra các bức tranh vào năm 1962, ngay sau khi Monroe qua đời.

Cũng như những bức vẽ các nhân vật nổi tiếng khác như Elvis Presley, người nghệ sĩ đã tạo ra nhiều phiên bản chân dung của Monroe với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.

Năm 1964, Warhol đã phát triển một quy trình mới tinh tế hơn và tốn nhiều thời gian hơn, trái ngược với quy trình sản xuất tranh hàng loạt trước đây. Năm đó, ông đã sử dụng quy trình mới để tạo ra một số lượng hạn chế các bức chân dung, biến chúng trở thành các bản sao vô cùng hiếm hoi.

Kỷ lục đấu giá hiện tại cho một tác phẩm của Warhol được nắm giữ bởi "Silver Car Crash (Double Disaster)", bức tranh mô tả hậu quả của một vụ va chạm trên đường, sau khi nó được bán với giá hơn 105 triệu USD ở thời điểm gần một thập kỷ trước.

Nghệ sĩ Andy Warhol cùng các tác phẩm về Marilyn Monroe.

Một số tác phẩm khác về Marilyn của Warhol cũng thu hút được số tiền lớn trong các cuộc đấu giá trong những năm gần đây, với bức "White Marilyn" năm 1962 được bán với giá 41 triệu USD tại New York vào năm 2014.

Một số ít các bức tranh từng đạt được mức giá vượt quá 200 triệu USD. Kỳ tích nhất phải nhắc tới tác phẩm "Salvator Mundi" của Leonardo da Vinci, được bán vào năm 2017 với giá bán cuối cùng lên đến hơn 450 triệu USD (hơn 10 nghìn tỉ tiền Việt Nam).

Kỷ lục đấu giá hiện tại cho một bức tranh thuộc thế kỷ 20 là 179,4 triệu USD được trả cho tác phẩm "Les Femmes d'Alger (Version O)" của Pablo Picasso vào năm 2015.

Mức kỳ vọng dành cho bức "Shot Sage Blue Marilyn" của Andy Warhol sẽ lên mức ít nhất là 200 triệu USD (4568 nghìn tỉ tiền Việt Nam). Số tiền thu được sẽ dùng để tài trợ cho các chương trình giáo dục và sức khỏe cho trẻ em trên toàn thế giới.

Nguồn: Khoahoc.tv. Cập nhật: 05/04/2022 

4/7/22

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga đặt ra vấn đề về thay đổi trong ý thức hệ

RFA
Bài phân tích của TS. Phạm Quý Thọ 2022.04.04

Hình minh hoạ: Lính Ukraine mang quan tài một người lính Ukraine hy sinh trong cuộc chiến chống Nga xâm lược hôm 3/4/2022
 Reuters

QUỐC HẬN!

 THÁNG 4!

Nhớ thuở tan hàng. Quê hương tận tuyệt!
Thắp hương nguyền gửi theo gió trùng khơi
Cuộc trầm kha mang cay đắng phận người
vào dâu bể của Nhà tan, Nước mất.

Gánh tang bồng suốt một đời u uất
Nợ núi sông còn trĩu bước lưu vong
Chân bôn ba mà canh cánh nặng lòng
Đời chìm, nổi trên chập chùng vạn lý.

4/6/22

SỢI TÓC BẠC BÊN THỀM NHÀ CŨ

Minh Phúc

Hồi đó, lúc ngoại lui cui, cầm cái sào dài ơi là dài chọt bẻ mấy trái vú sữa chín tím rịm, bu xung quanh là đám cháu nhỏ, ngước những đôi mắt đen lay láy, tay chỉ trỏ trái này trái kia, rồi chờ ngoại chia phần, tôi nghĩ, ngoại của tôi sẽ không bao giờ già.
Ngoại không bao giờ già - bởi vì bà là một bà ngoại luôn xoay như chong chóng với việc này việc nọ, trong đó, luôn tìm đủ thứ món ăn thức uống cho đám cháu háu đói, ham ăn. Ngoại không thể già, dù búi tóc luôn phải vấn thêm một đầu tóc mượn mới dầy lên. Không già, bởi cái áo túi màu nâu nâu luôn có chiếc lược ngà nhỏ trong túi, để lúc thảnh thơi, ngoại đem đầu tóc mượn xuống, vuốt mướt rượt dầu dừa rồi chải.

4/5/22

Ý kiến nói Putin khó khuất phục châu Âu bằng vũ khí năng lượng

Nguyễn Đức Đại Vượng
Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Gửi bài cho BBC từ Hà Nội
5 tháng 4 2022, 08:46 +07

Nhà máy lọc dầu Mazeikiai ở Lithuania. Nước này vừa tuyên bố ngưng nhập khí đốt từ Nga

Hiện nay Nga đang cung cấp khoảng 40% tổng nhu cầu về khí đốt của EU, đặc biệt là cho Đức, nên Moscow nghĩ Phương Tây sẽ phản ứng yếu ớt trước hành động Nga xâm lược Ukraine.

Thế nhưng Nga đã nhầm. Cơn mưa "lệnh cấm vận" ngay lập tức trút xuống Nga sau khi cuộc xâm lược nổ ra được vài ngày, cắt đứt hầu như hoàn toàn nền kinh tế nước này với phần còn lại của thế giới.

Nay, ông Vladimir Putin bắt khách hàng mua khí đốt phải trả bằng rouble, kèm lời đe dọa sẽ cắt nguồn cung nếu không chấp nhận với 1/4 là thời hạn cuối cùng.

Chỉ một ngày sau lời đe dọa của Nga, G7 ra tuyên bố dứt điểm với Nga rằng họ tôn trọng hợp đồng đã ký, tức không trả bằng Rúp mà vẫn thanh toán bằng đồng tiền như đã được các bên định rõ trong hợp đồng.

Tới ngày 3/4, tức đã vượt qua hạn chót mà Nga đưa ra là 2 ngày, dòng chảy khí đốt từ Nga vẫn tuôn ồ ạt vào EU như chẳng có lời đe dọa nào.

Hai bên phụ thuộc nhau

Tại sao ông Putin lại nhận thất bại thảm hại như vậy với vũ khí năng lượng? Theo tôi, có rất nhiều lý do để giải thích, nhưng lý do quan trọng bậc nhất là như sau:

Ông Putin ở vị thế gần như "độc quyền bán" khí đốt cho EU, việc này là không thể phủ nhận; Tuy nhiên, EU cũng đang nắm giữ sức mạnh là gần như "độc quyền mua" được sinh ra từ đặc tính tự nhiên của loại tài nguyên này, và việc này là cũng không thể phủ nhận.

Thị trường rơi vào tình trạng thiểu quyền ở cả hai vế "Mua" và "Bán", hay nói cách khác thì quyền lực của bên này đối với bên kia xem như là bằng zero khi xét trên lý thuyết. Và, thường thì để thị trường vẫn sinh ra lợi ích, cả hai bên đều phải tuyệt đối tránh việc phá huỷ thế cân bằng này.

Vladimir Putin đã chạm vào điểm cốt tử này, đẩy bên kia rơi vào tình thế buộc phải hành động để tái lập thế cân bằng bằng cách cho phép bên thứ ba xen mạnh hơn nữa vào thị trường nhằm từng bước biến từ thiểu quyền cung thành cạnh tranh cung, cho dù sẽ có giá phải trả khi xét về mặt lợi ích kinh tế trong ngắn và trung hạn, tức là khoảng 5 năm đổ lại.

Nguồn khí đốt hóa lỏng LNG từ Qatar - hình minh 

Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố quan trọng như sau, nhưng có lẽ cũng đã bị lờ đi trong quyết định của Nga khi ép EU phải thanh toán bằng rouble:

Nếu không mua của Nga thì EU sẽ mua từ Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi với giá có thể đắt hơn do phải vận chuyển bằng tàu thủy và phải hóa lỏng khí. Nhưng, vào lúc này thì đối với thế giới nói chung và EU nói riêng, lợi ích kinh tế chỉ đứng hàng thứ yếu so với việc phải bảo vệ các nền tảng nâng đỡ cho các giá trị xã hội của họ. Vì vậy, nếu có phải trả thêm tiền để mua khí đốt thay cho nguồn cung từ ông Putin thì việc này cũng không phải là vấn đề quá nặng nề đối với EU tại thời điểm này.

Mỗi ngày ông Putin thu được khoảng 1 tỷ usd từ việc bán dầu và khí vào EU, số tiền này là cực kỳ quan trọng đối với ông ta nhằm duy trì cỗ máy chiến tranh của mình đặt trong bối cảnh bị cấm vận toàn diện và nguồn dự trữ quốc gia ước vào khoảng 400 tỷ USD trong tổng số 600 tỷ USD đã bị phương Tây khóa chặt, cả tiền gửi, trái phiếu, vàng...

Nguồn thu 1 tỷ USD hàng ngày này là sống còn đối với ông ta hiện nay, bởi nếu mất nó thì cuộc chiến tại Ukraine chắc chắn phải kết thúc sớm.

Còn với EU, nhờ sự giàu có sinh ra từ tiềm lực to lớn của mình, giả sử như nếu phải chịu chi phí đắt thêm 1 tỷ USD/ngày do mua từ nguồn cung khác, thì điều này, xét trên lý thuyết, cũng không thể có bất cứ một trọng lượng gì đáng kể do nó quá bé nhỏ trước quy mô và sự bền vững của nền kinh tế EU.

Tầm quan trọng của nguồn doanh thu 1 tỷ USD/ngày đối với Nga, đã được EU hiểu rõ và nắm chặt để ứng dụng nhuần nhuyễn trong cuộc cạnh tranh với Nga.

Những yếu tố như vừa được nêu trên, dù có bị lờ đi, thì chúng vẫn luôn giữ được nguyên vẹn giá trị của mình trong cuộc đấu cân não "Hoặc là đồng rouble, hoặc là không có khí đốt" do Nga đã đặt ra cho khách hàng của mình.

EU đã tính đến chuyện chuyển đổi nguồn năng lượng

Theo cam kết tại Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, 2035 sẽ là thời hạn muộn nhất để EU chấm dứt phát thải CO2, tức chỉ còn 17 năm nữa để Nga có thể kiếm được tiền nhờ vào việc bán dầu và khí đốt cho EU.

Nhưng nay trước dã tâm xâm lược Ukraine, và trước thái độ không thể tin cậy của người bán hàng này, EU đã công bố thời hạn muộn nhất là 2027 sẽ chấm dứt hoàn toàn việc mua dầu và khí đốt của Nga, tức chỉ còn 5 năm nữa tính từ lúc này.

Trong lúc chờ đợi đến thời điểm đó, EU cũng đã quyết định giảm mua ngay trong năm nay 2/3 lượng khí đốt của Nga, và phần hụt này sẽ do Mỹ, Qatar và Ai Cập đảm nhiệm, trong đó riêng Mỹ đã cam kết cung 15 tỷ m3 LNG.

Công nghệ mới để khai thác các nguồn năng lượng như phân hạch, kể cả hợp hạch với nguyên liệu đầu vào là vô tận do được chiết xuất từ nước biển, dầu ăn tái chế, năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sóng biển…đang được hoàn thiện rất nhanh với giá thành ngày càng rẻ, cho phép EU thay thế nguồn năng lượng hóa thạch được cung từ Nga.

Trí tuệ, được biểu hiện bằng công nghệ tinh vi, chắc chắn sẽ sớm xóa toàn bộ lợi thế có được từ việc khai thác - xuất khẩu tài nguyên thô của Nga mà nước này đang sử dụng như vũ khí để áp đặt ý chí chủ quan của mình.

Trò chơi đe dọa sử dụng vũ khí năng lượng, cũng như đã từng đe dọa sử dụng hạt nhân cách đây vài tuần, đang được chơi quá xoàng bởi Nga.

Lý do là Nga chẳng hiểu, hoặc chẳng cần hiểu, người bị đe dọa đang nghĩ gì, và luồng suy nghĩ đó sẽ dẫn đến việc họ phản ứng ra sao trước hành động của Nga.

Trình độ chơi "game" như vậy, theo tôi, có lẽ còn thua cả tầng lớp tư bản hoang dã ở một số nước đang phát triển chơi trò chơi tài chính biến ngân hàng thành 'con tin'.

Như một số sách kinh tế học đã nêu, "nếu ông chủ ngân hàng có 100,000 USD tiền vốn và chúng ta chỉ vay được có 5,000 USD, chúng ta sẽ phải hoảng sợ trước ông ta. Nhưng, nếu chúng ta vay được từ 20,000 USD tình thế bị đảo ngược toàn bộ, tức ông chủ ngân hàng sẽ phải sợ chúng ta bởi số phận ngân hàng của ông ta hầu như đã nằm gọn trong tay chúng ta".

Sau đợt đe dọa thất bại bằng vũ khí năng lượng này, dự báo EU sẽ đưa ra yêu cầu cho Nga là phải thống nhất lại với họ về cách thức đánh giá kết cấu của giá xuất khẩu khí đốt, và tất nhiên là giá mới phải tụt so với giá hiện nay tại cửa ngõ đường ống.

Lúc đó, trò chơi mới chính thức trở nên khắc nghiệt nhất cho Nga trong cạnh tranh năng lượng do thị trường sẽ bị gạt sang một bên khi quyết định giá.

Dự báo này chắc chắn sẽ sớm thành hiện thực, và đó là cái giá đắt đỏ mà Nga sẽ phải trả cho lời đe dọa thất bại của mình hôm nay.

Ngoài ra, cũng dự báo rằng việc giá khí đốt tăng so với giá mua từ Nga, nếu gây ra các xáo trộn xã hội tại EU (nếu có), thì nó sẽ chủ yếu đến từ tiêu dùng của hộ gia đình ở phần ngân sách dành cho sưởi ấm, nước nóng...

Các nước thuộc EU, với mô hình xã hội là theo đuổi phúc lợi đại trà và với tiềm năng sáng tạo rất lớn từ nội lực, sẽ dễ dàng trong thời gian ngắn (không cần đợi đến khoảng thời gian là 5 năm) để thủ tiêu toàn bộ những ảnh hưởng tiêu cực này bằng cách gia tăng hơn nữa phúc lợi dành cho nhân dân cho đến khi các công nghệ mới của họ có thể giải quyết triệt để việc này.

Điều này còn có nghĩa rằng, những mong chờ chính trị từ Nga, đến từ việc gây ra các biến động xã hội cho EU khi giá khí đốt tăng, cũng sẽ tan biến.

4/1/22

Nếu Trời Xanh Có Mắt

Dạo:

Tháng Tư về hỏi Trời Xanh,
Sao cho kẻ ác hoành hành khắp nơi?

Cóc cuối tuần:

Nếu Trời Xanh Có Mắt


Người vẫn bảo Trời Xanh kia có mắt,
Dù mình không biết mặt mũi Trời đâu,
Dù ngay khi mình khốn khổ nguyện cầu,
Mà chẳng thấy Trời gật đầu hay lắc.

Nghe người bảo Trời Xanh luôn có mắt,
Hằng ra tay trừng phạt kẻ gian tà,
Lưới Trời thưa nhưng chẳng thể lọt qua,
Nay xin có đôi ba lời thắc mắc.