3/31/20

NGÀY ĐẦU THAY ĐỔI CHỦ

NGÀY ĐẦU THAY ĐỔI CHỦ
Thứ Bảy29-03-1975.
2 giờ sáng! Doanh trại đắm chìm trong bóng tối. Ngoài kia thôn Phú Lộc cũng trấm lắng như không còn sinh khí khi đoàn xe cuối cùng chở gia đình binh sĩ rời trại gia binh. Đến lúc này mới nghe rõ tiếng pháo kích. Không biết là địch đang rót vào đâu, rất đều đặn. Tin tức cho hay mỗi lần trở ra đường là càng khó di chuyển vì xe cộ lưu thông bừa bãi và đều hướng về phía Sơn Trà, qua ngõ cầu Trình Minh Thế. .

5:00. Cả khu hậu cứ im lìm. Phú Lộc đang ngủ vùi sau một đêm dao động. Chúng tôi: Đại Úy Hòe, ban 3 Trung Úy Long bạn 5, tôi và tài xế cùng với một “đệ tử” ngồi băng sau. Trên xe có đủ vũ khí cho mọi người, kể cả lựu đạn và M79. Xe ra cổng. Người lính vẫn còn đứng trong vọng gác nhìn theo. Thôn Phú Lộc không có tiếng động. Trên xe cũng im lặng, mỗi người một tâm trạng. Không ai nói với ai lời nào. Quang cảnh ngoài quốc lộ thật bình yên. Xe cộ lác đác nên Đại Úy Hòe phóng thoải mái. Tới ngả ba Cây Lan rồi vào Đà Nẵng mới bắt đầu đông dần. Nhưng tại Tân cảng thì khác. Xe cộ đủ loại đậu loạn xạ. Khó khăn lắm mới lách vào tận cổng. Người lính an ninh Tân Cảng nhứt định bắt chúng tôi bỏ xe, bỏ súng mới cho vào. Đang căng thẳng thì ông Hòe bảo lên xe rồi quay đầu chạy ra, vượt cầu Trịnh Minh Thế. Tới ngã ba Non Nuớc, vừa quẹo về hướng Sơn Trà thì đã thấy quân xa đủ loại nằm chơ vơ trên đường. Không thể nào chạy tiếp. Đại Úy Hòe cho xe quay đầu nhắm hướng Non Nước, tống hết ga.

Covit 19: BÀI HỌC NHÂN GIAN

Nhân mùa đại dịch, cách ly và trấn thủ lưu đồn tại gia rảnh rang...Hàn xin gởi đến các bạn
bài THƠ "CÔ VÍT 19 : BÀI HỌC NHÂN GIAN" đọc chơi giải sầu...Và nếu rảnh thì góp ý cho
vui, cam đoan dù viết gì cũng không giận,không phiền .

3/29/20

BUỒN


Từ ngày quốc cấm ban ra
Đành cam tuân thủ ở nhà cho yên
Ngồi buồn chán quá đứng lên
Đi ra ngoài cửa rồi liền đi vô
Trong nhà chật chội quanh co
Nhìn sau ngó trước lại vô ngồi thừ
Ăn nhiều lại muốn ngủ trưa
Xem phim bộ vẫn thấy chưa hết ngày
Sáng chiều trưa tối loay hoay
Chỉ tại Covid mà nay thảm sầu
Buồn cho thế giới khổ đau
Tang thương chết chóc biết bao dân lành
Cầu trời có thuốc chữa nhanh
Diệt con Virus hoành hành nhân gian
Cho toàn thế giới bình an
Được mau sinh sống an nhàn khỏi đau
Cho tôi thoát cảnh lo âu
Được đi dạo phố mua rau thịt thà
Không cần trú ẩn tại gia
Gặp gỡ bạn hữu nhà nhà yên vui

Minh-Nguyet

NÓI KHÔNG CÙNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỰ LỰA CHỌN


Pháp : Tương ái với những "chiến sĩ" tuyến đầu chống dịch Covid-19



Một đại lộ Champs-Elysée vắng lặng, một Tháp Eiffel không bóng người, một Nhà Thờ Đức Bà Paris chỉ còn lại những đàn chim bồ câu. Chưa bao giờ Paris và nước Pháp nói riêng, cũng như những thành phố lớn trên thế giới nói chung lại im lặng một cách đáng sợ như vậy. Im lặng trước một kẻ thù vô hình !

Virus corona làm đảo lộn tất cả, tác động đến mọi lĩnh vực, tấn công bất kỳ ai mà không phân biệt mầu da, quốc tịch, giầu-nghèo. Sau thời gian đầu xem nhẹ virus corona như một loại virus cúm mùa, chính quyền, rồi người dân Pháp bắt đầu hiểu và bất ngờ trước độ nguy hiểm của dịch Covid-19 : lây lan nhanh hơn và gây chết người hơn. Trong thời gian gấp rút chống dịch, mà đội ngũ y bác sĩ trên tuyến đầu, người dân Pháp có những cách thể hiện lòng biết ơn và tình liên đới rất riêng.

Những tràng pháo tay cổ vũ nhân viên y tế
Trước cả khi biện pháp phong tỏa được triển khai, cứ đúng 20 giờ hàng ngày, mọi người bỏ ngang công việc để ra ngoài ban công vỗ tay, hô vang những lời cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế, xen lẫn trong tiếng gõ xoong nồi và tiếng còi xe hiếm hoi. Vài phút cũng là khoảnh khắc giúp tìm lại một chút dư vị của cuộc sống trong thời gian phong tỏa.
Bé Sophie, sống ở Joinville-le-Pont (ngoại ô Paris), cũng vậy. Tối nào bé cũng chờ đúng 20 giờ, để mở cửa sổ và vỗ tay :
« Tại vì con muốn cảm ơn và cổ vũ các y tá, bác sĩ và phần nào cũng để tưởng nhớ những bác sĩ đã qua đời. Chúng con cổ vũ họ bằng cách gõ xoong nồi, vỗ tay. Ngoài ra còn có nhiều người, như những người bán bánh mỳ, họ gửi bánh mỳ kẹp, bánh pizza đến bệnh viện để động viên các y bác sĩ. Bởi vì, nhờ họ mà chúng ta có thể khỏi bệnh Covid-19. Nếu như không có các y tá, không có các bác sĩ, thì những người cần được chăm sóc, có lẽ đã qua đời hết rồi. Vì thế, chúng ta phải động viên họ ».....
Nghe nội dung tiếp theo trong Video bên trên

Khi Covid-19 làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn



Lệnh phong tỏa làm cho không khí trong lành và con người được gần gũi với thiên nhiên hơn ; Covid-19, hàn thử biểu đo tình liên đới Liên Hiệp Châu Âu ; Tại Hà Lan, hoa Tulip còn là nạn nhân của dịch virus corona và Bất chấp dịch bệnh, người dân Nhật Bản vẫn mừng lễ hội hoa anh đào… Trên đây là những chủ đề chính mục Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.


Tiếng chim hót ban mai, lời thì thầm của gió, bầu không khí trong lành… là những gì người dân Paris được tận hưởng trong mười ngày qua. Lệnh phong tỏa toàn quốc, yêu cầu người dân hạn chế đi lại, các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nhằm ngăn chận dịch bệnh khiến thành phố Paris và các vùng phụ cận như chìm vào tĩnh lặng.
Khi không còn tiếng xe là tiếng líu lo của những đàn chim ban mai, tiếng kêu của các loài động vật lại vang lên. Với ông Jerôme Sueur, nhà nghiên cứu âm học - sinh thái tại Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Quốc gia, đó là một sự « giải độc » âm thanh. Lúc bình thường, khi chưa phải bị « tự giam lỏng » ở nhà, những tiếng ồn do các hoạt động con người gây ra lấn át ở những tiếng ồn của muôn thú.
Bởi vì, tiếng kêu của loài vật thường có những chức năng sinh tồn, hàm ý rằng chúng sẵn sàng cho mùa sinh sản, hay báo động một mối nguy hiểm… Để lấp đi những tiếng ồn do con người gây ra, các loài thú buộc phải kêu to hơn hay thường xuyên hơn và điều đó làm cho chúng mau mệt mỏi.
Đổi lại, sự yên tĩnh tương đối có lẽ giúp cho chúng cảm thấy có nhiều sức lực hơn và sinh sản dễ dàng hơn. Thế nên, ông Jerôme Sueur cho rằng « với cuộc khủng hoảng Covid-19, mật độ lưu thông giảm mạnh mang lại những điều kiện hy hữu cho một khảo sát khoa học quy mô lớn. Xóa bỏ một phần tiếng ồn trên cả nước – cú sốc ngoại sinh không thể thiếu đối với một nghiên cứu khoa học – cho phép thử nghiệm ảnh hưởng của những âm thanh từ các hoạt động của con người đối với hành vi và hệ sinh thái động vật ».
Có lẽ siêu vi corona đến cũng để nói rằng con người nên nhường chỗ nhiều hơn cho thiên nhiên. Sự trở về của muôn thú những ngày gần đây được thấy rõ tại khu công viên quốc gia Calanques ở Marseille. Khi những khu cảng biển không còn tấp nập các du thuyền do lệnh phong tỏa, nhiều loài sinh vật biển như cá heo, cá ngừ, chim hải âu cánh dài, hay những con ó biển, diệc xám... hiếm khi được nhìn thấy bỗng nhiên xuất hiện.
Chuyện gì sẽ xảy ra một khi dịch bệnh đi qua, lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ? Liệu rằng khi tái thiết đất nước, với kế hoạch hỗ trợ kinh tế hàng trăm, hàng ngàn tỷ euro, con người có còn nhớ phải dành chỗ cho thiên nhiên hay không ? Những câu hỏi không ai chắc là sẽ tìm được lời giải đáp thỏa đáng !

Covid-19 : Hàn thử biểu đo tình liên đới Liên Hiệp Châu Âu


Hồ sơ di dân chắc có lẽ chưa đủ để đo tình liên đới của Liên Hiệp Châu Âu. Dịch bệnh viêm phổi do siêu vi corona chủng mới xảy ra đã cho thấy rõ hơn cách ứng xử giữa các nước thành viên với nhau trong khối, mà vụ chính quyền Séc tịch thu trang thiết bị y tế được chính quyền Trung Quốc gởi tặng Ý là một ví dụ điển hình.
Từ Bruxelles, thông tín viên RFI, Pierre Benazet tường thuật:
« Ngoại trưởng Séc cam kết với đồng nhiệm Ý rằng chừng hơn 100 ngàn khẩu trang sẽ được gởi từ Praha sang Roma, chậm nhất là vào ngày 24/03. Đối với ngoại trưởng Ý, chuyện đã sang trang nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa ổn thỏa : đầu tiên hết là món hàng và khối lượng gởi đi.
Mọi thiết bị y khoa, tâm điểm của sự rắc rối này, đã bị giữ lại hôm thứ Ba 17/3 tại Lovosice, phía bắc vùng Bohemia. Ngày hôm đó, chính quyền Séc tự hào thông báo đã tịch thu 680 ngàn khẩu trang và nhiều máy trợ thở bị những kẻ đầu cơ biển thủ.
Những con số này cao hơn rất nhiều so với số lượng hàng sẽ được chính quyền Séc gởi sang Ý, vì 380 ngàn khẩu trang đã được phân phát cho các bệnh viện ở Séc và toàn bộ thiết bị tịch thu được không thể gởi đến Ý.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong vụ việc mà bộ trưởng Nội Vụ Séc cho là một sự ‘‘hiểu lầm đáng tiếc’’, chính là những hình ảnh về vụ tịch thu ở hải quan cho thấy trên thùng một số kiện hàng có ghi rõ hàng chữ ‘‘chúng tôi sát cánh cùng các bạn, nước Ý muôn năm’’ và dòng ghi chú bằng tiếng Anh : ‘‘Quà tặng của Chữ Thập Đỏ huyện Thanh Điền’’. Tất cả những hàng chữ này được ghi trên nền ảnh cờ Trung Quốc và Ý, những điều lẽ ra cho phép hải quan Séc phải đoán hiểu là hàng gởi cho ai ».

3/25/20

Mong Chúng Sinh Thoát Khổ

Dịch corona xảy ra đến nay đã hơn một tháng, khắp nơi trên thế giới vô cùng hoảng hốt trước sự hoành hành của bệnh dịch. Riêng tại bắc California vừa tuyên bố tạm ngưng tất cả mọi hoạt động tụ hợp trên 10 người. Thương xá đóng cửa, nhà hàng ngừng trệ, hãng xưởng vắng tanh, thiên hạ hoảng loạn tồn trữ lương thực, quầy hàng siêu thị trống không, đường xá xe cộ lưa thưa, tựa như ngày tận thế đang đến gần.

Trước tình thế rối loạn bất an của xã hội hiện nay, sư bà Chứng Nghiêm (hội từ thiện Tzu Chi) cảm xúc mà nói: "Đại họa đã đến nơi, thiên hạ còn chưa thức tỉnh." (驚世的災難已臨頭,警世的覺悟未抬頭). Đại họa đó là dịch corona; thức tỉnh là hồi tâm, ám chỉ việc giữ lòng thanh tịnh, không phạm giới điều. Điều cấm hàng đầu trong cửa Phật là: Không Sát Sinh.

30 năm trước, tôi bắt đầu chay tịnh, lúc đó người ta thường cho rằng ăn chay trường là loại người lạ thường. Vì vậy, thân nhân tôi thường chế nhạo: "để coi nó gồng được bao lâu". Bạn bè cũng nhìn tôi bằng cặp mắt khác thường. Trước những lời đàm tiếu và ánh mắt trái với ý nguyện của mình, tôi chọn thái độ im lặng, tránh tranh cãi.

Tưởng Nhớ Ngô Đình Long

Anh Ngô đình Long thân mến,

Chúng ta quen biết nhau 68 năm qua và vẫn tôn kính nhau như khi mới gặp tại Chicago vào mùa hè 1952. Chúng ta đã cộng tác trong nhiều lãnh vực và nhất là 11 năm tại Viện Đại Học Dalat trong việc giảng dạy cũng như điều hành Trường Chánh Trị Kinh Doanh để vun trồng các lớp hậu sinh cho nên người hữu dụng giúp nước giúp dân.

Anh thâm thuý ít nói nhưng hiểu nhiều, tài cao học rộng. Tôi cũng muốn bắt chước nên không lắm lời và cũng chẳng dám phô trương sức học của mình. Cách đây hơn mười năm tôi có trồng một cây mộc lan đàng sau nhà bên bờ suối. Mỗi lần nhìn cây ấy là nhớ đến Anh, người bạn chí thân. Sáng hôm qua khi được tin Anh đã ra đi, tôi xuống tưới cây sau nhà và ngắm mấy tầng hoa sao trắng tinh.

Mến nhớ đến Anh, Chị Trâm-Anh và hai cháu Tú-Anh Hương Anh. Muôn vàn thương tiếc.

Ánh-Nguyệt và Trần Long.



3/23/20

Nhớ Thầy




















Trên di ảnh Thầy còn ngoảnh lại
Gửi nụ cười mãi mãi yêu thương
Vấn vương từ thuở học đường
Đồi thông Đà Lạt mờ sương muộn phiền.

Đường Võ Tánh nối liền Phù Đổng
Nhà của Thầy trông ngóng hai nơi
Này là Đại Học một thời
Này lò Nguyên tử chơi vơi trên đồi.

Nghĩa Thụ Nhân một đời vun sới
Toán Kinh thương diệu vợi khắc ghi
Sân cù còn những bước đi
Tinh thần thượng võ xuân thì Lâm Viên.

Thầy an nghỉ triền miên giấc điệp
Tiễn đưa Thầy nối tiếp vần thơ
Hoa đào hương sắc chơ vơ
Đường mây Nước Chúa mộng mơ yên lành.


Lê Đình Thông

Viếng Thầy


Một sớm tin đưa nát cả lòng
Thầy đi về cõi rất xa xăm
Ca Li tiếc nhớ trời u ám
Đà Lạt buồn thương nắng ngập ngừng
Nhớ thuở Cộng Hòa bao cống hiến
Thương thời Đại Học bấy hoài mong
Thầy đi gặp lại người yêu dấu
Kính viếng thầy cô triệu đóa hồng.

Kính bút
Mạc Phi Hoàng

Thương Tiếc Giáo Sư Ngô Đình Long

Thôi rồi Thầy đã ra đi
Trần gian chắc chẳng còn gì vấn vương?
Nhớ ngôi trường cũ mù sương
Dáng Thầy cao ráo, thân thương, hiền từ
"Kinh Thương" môn Toán (1) mệt đừ
Qua môn "Thông Dịch" (2), em như mở cờ!
Năm lăm năm ngỡ là mơ
Bây giờ Thầy đã xa mờ chốn nao!
Thầy đi có nhớ khi nào
Thầy trò tâm đắc cùng nhau sum vầy
Chúng em luôn kính yêu Thầy
Tâm hương một nén, đường mây tiễn người...

CSV Nhan Ánh Xuân, KD2 & VK

(1) GS Ngô Đình Long từng dạy môn Toán Kinh Thương, trường Chánh Trị Kinh Doanh, Đại Học Đà-Lạt.
(2) GS Ngô Đình Long cũng dạy môn Thông Dịch (English-Vietnamese Translation), ban Văn Khoa, Đại Học Đà-Lạt.

*************************




Cáo Phó - GS Ngô Đình Long


3/22/20

Hoa Lan

Hoa xuân nở thắm ngoài vườn

Dendrobiúm chờn vờn trắng tinh

Tưởng đâu hoa tuyết tự tình

Hương thơm phảng phất duyên trinh cười thầm

Tên hoa nghe rất thâm trầm

"Nhân sinh" : kiếp sống nợ nần chân mây

Dendro có nghĩa thân gầy

Bios : cuộc sống đó đây phong trần

Thấy hoa mà nhớ nợ nần

Mai này rũ sạch thở than nỗi gì !



Lê Đình Thông

(sáng CN ngồi nhà không biết làm gì nên làm thơ)



Tên hoa : Dendrobium

gốc Hy Lạp : Dendro -> cây (arbre).

Bios -> kiếp sống (vie).Lê Đình Thông

(sáng CN ngồi nhà không biết làm gì nên làm thơ)

Tên hoa : Dendrobium
gốc Hy Lạp : Dendro -> cây (arbre).
Bios -> kiếp sống (vie).

Tâm thư của ban tổ chức Đại Hội Thụ Nhân 2020


3/19/20

DIE „BETENDEN HÄNDE“ VON ALBRECHT DÜRER

Ende des 15. Jahrhunderts lebte in einem kleinen Dorf bei Nürnberg ein Ehepaar mit 18 Kindern. Um das Essen für seine Familie zu beschaffen, arbeitete der Vater sehr hart. In dieser scheinbar hoffnungslosen Situation träumten zwei der Kinder davon, Künstler zu werden, obwohl sie wussten, dass ihr Vater niemals in der Lage sein würde, sie zu unterstützen.


Ein Bild und seine Geschichte ...

Ende des 15. Jahrhunderts lebte in einem kleinen Dorf bei Nürnberg ein Ehepaar mit 18 Kindern. Um das Essen für seine Familie zu beschaffen, arbeitete der Vater sehr hart.
In dieser scheinbar hoffnungslosen Situation träumten zwei der Kinder davon, Künstler zu werden, obwohl sie wussten, dass ihr Vater niemals in der Lage sein würde, sie zu unterstützen.

Nach vielen Diskussionen beschlossen die beiden eine Münze zu werfen. Der Verlierer würde im nahegelegenen Bergwerk arbeiten und mit seinem Lohn den Bruder auf der Akademie unterhalten. Wenn der dann das Studium beendet hätte, würde er seinerseits dem Bruder das Studium finanzieren.

Eines Morgens losten die Jungen. Albrecht Dürer gewann und ging nach Nürnberg. Sein Bruder Albert trat die Arbeit im Bergwerk an und unterstützte seinen Bruder.
Albrechts Kupferstiche, Holzschnitte und Ölgemälde waren weitaus besser als die der meisten Professoren, und gegen Ende seines Studiums verdiente er bereits beachtliche Summen mit seinen Aufträgen.

Als der junge Künstler nach vier Jahren in sein Heimatdorf zurückkehrte, veranstaltete die Familie Dürer ein Fest.
Nach dem Essen erhob sich Albrecht, um seinem Bruder Albert für dessen aufopfernde Arbeit zu danken, die ihm geholfen hatte, sein Ziel zu erreichen. „Und nun, Albert, geliebter Bruder, bist du an der Reihe.
Du kannst jetzt nach Nürnberg gehen und deinen Lebenstraum verfolgen, und ich werde für dich sorgen.“
Alle Köpfe wandten sich erwartungsvoll dem anderen Ende der Tafel zu, wo Albert saß.
Die Tränen strömten über sein bleiches Gesicht, während er heftig den gesenkten Kopf schüttelte und unter Schluchzen immer wieder „nein ... nein ... nein“ hervorstieß.
Schließlich stand er auf und wischte sich die Tränen von den Wangen. Während er seine Hände an die rechte Wange presste, sagte er leise:
„Nein, Bruder, es ist zu spät. Schau, was die vier Jahre aus meinen Händen gemacht haben!

Die Knochen jedes einzelnen Fingers sind mindestens einmal zerschmettert worden, und in der rechten Hand habe ich so eine schlimme Gelenkentzündung, dass ich nicht einmal ein Glas halten kann, geschweige denn eine Feder oder einen Pinsel. Nein, Bruder, für mich ist es zu spät!“

Seitdem sind mehr als fünfhundert Jahre vergangen.
Heute hängen Albrecht Dürers meisterhafte Werke in Museen überall auf der Welt.
Doch das vermutlich bekannteste zeigt Alberts abgearbeitete Hände, die Albrecht Dürer gezeichnet hat, um seine Ehrerbietung für alles, was sein Bruder geopfert hatte zu erweisen.
Er nannte diese Zeichnung, auf der zwei zusammengelegte Handflächen mit dünnen, zum Himmel ausgestreckten Fingern zu sehen sind, schlicht „Hände“. Doch alle Welt entdeckte überraschend schnell ihr Herz für dieses großartige Werk und gab ihm den Namen „Betende Hände“.
Wer dieses Bild betrachtet, sollte sich daran erinnern, dass keiner von uns, nicht ein Einziger, es alleine im Leben schafft.

Die „Betenden Hände“ von Albrecht Dürer (1471-1528) dürften zu den am häufigsten kopierten Werken der Kunstgeschichte zählen.
Die im Jahr 1508 auf bläuliches Papier gezeichnete Tuschezeichnung befindet sich heute in der Grafischen Sammlung Albertina in Wien.

Dürer erhielt den Auftrag für ein großes Altarwerk in einer Frankfurter Kirche und fertigte zur Vorbereitung für diesen, nach seinem Auftraggeber benannten Heller-Altar viele Zeichnungen an.
Die „Betenden Hände“ gehörten einem Apostel jenes Heller-Altars, der betend der Himmelfahrt Marias beiwohnt. Der Altar wurde später nach München verkauft, wo er bei einem Brand in der Residenz zerstört wurde.

Das Werk geriet über die Jahrhunderte in Vergessenheit, da Vorzeichnungen und Studien lange Zeit nicht als Kunst betrachtet wurden. Die Rezeption begann erst spät: 1871 wurden die „Betenden Hände“ erstmals in Wien ausgestellt. Postkarten und Kunstdrucke machten sie im 20. Jahrhundert zunehmend bekannt, und in den späten 1920er-Jahren tauchten die ersten Medaillons auf.

Die Geschichte stammt von einem unbekannten Verfasser. Sie legt keinen Wert auf die historisch belegbaren Tatsachen. Vielmehr erzählt sie, sehr frei - in Form einer Legende, eine tiefe Wahrheit.

3 Bài Thơ (Trilogie)


3/15/20

Thức Tỉnh - 醒覺

一日, 佛印坐在船上, 與好友蘇東坡把茶話憚,突然聽聞, "有人投河!..."

佛印回頭一看, 見一人正在水中載浮載沈,情況危急.

佛印馬上跳入水中, 把落水人救上船,此 人是一名青年男子.

待危急過後, 佛印緩和地問: "朋友年紀輕輕,為何要自尋短見."

男子用手拭去臉上的水珠, 傷感地説: "我與妻子結耦十年,鶼鰈情深,矢言共偕白首.日前妻子病故,留下我一人在世上,活著已無意義."

佛印問: "十年之前,你是怎樣過的?"

男子眼前一亮: "那時還年輕,少年不識愁滋味,自由自在,無憂無慮."

"那時你有妻子嗎?"
  
"當然没有."

"那你不過是被命運送回了十年前, 現在你又可以自由自在,無憂無慮了."

男子揉了揉眼睛, 恍然一夢, 他想了想,向佛印道謝,走了.以後再也没有自尋短見.

"自在本乎其心,心法本乎無住."

心為萬法之本, 一切法由心所生.如果我們的心不執著, 就像法無自性,故而不住生死,一切世間法都是緣聚則生,緣散則滅, 生滅自然.

生活上的境遇都是自我與外境之間交互作用的結果,當我們明白世間一切事相的緣生緣滅猶如花開花謝的自然,我們便能夠心不牽掛, 無粘滯, 也就是所謂 "醒覺".

緣來時, 珍惜而不貪慕.
緣去時, 坦然而不留戀.


命運有時會和人開玩笑, 你又何必認真呢?反正我們降臨世間, 本無一物以伴之,在世上所有事物,名利, 地位,權勢,甚至生命和感情, 何嘗不是暫借的,有朝一日羽化而去,能帶走什麼?

得失褒貶, 愛恨情仇, 都是微不足道的過眼雲煙.

清祥合十

03-14-2021

--

Thông Báo Dời Ngày Tổ Chức Đại Hội tháng 5, 2020

Kính thưa quý vị Giáo Sư,
Quý anh chị và các bạn thân mến,

Nhằm bảo đảm sức khỏe và an toàn cho các Tham dự viên trước nạn dịch Wuhancoronavirus COVID-19;
Ban Tổ Chức Đại Hội Thụ Nhân Thế Giới 2020 đã có một phiên họp đặc-biệt ngày 14 tháng 3, 2020;
nay xin được thông báo đến quý Giáo sư và các anh chị cựu sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt:

1. Dời ngày tổ chức Đại Hội tháng 5, 2020. (Thời điểm sẽ được thông báo sau).
2. Thụ Nhân Houston vẫn sẽ tổ chức đại hội khi các điều kiện cho phép.
3. BTC sẽ phổ biến thêm một số chi tiết trong Bản Tin Đại Hội số 6 phát hành vào cuối tháng 4 – 2020.

Thay Mặt Ban Tổ Chức Đại Hội TNTG 2020
Phan Trọng Hân – CTKD-K11 | Ban Liên Lạc và Ghi Danh
Viber | Mobile: 713-269-0122
Email: hanphan@earthlink.net
Website Đại Hội TNTG 2020: http://www.dh-tntg2020.com/











** Xin nhờ các anh chị đại diện các Phân Khoa và các khóa CTKD chuyển tiếp thông tin này về các khoa, các khóa của mình. **


3/12/20

Trăng Đà Trốn Biệt

Cóc cuối tuần:

Trăng Đà Trốn Biệt
(Mọi sự trùng hợp với thực tế ngoài đời đều
là ngẫu nhiên ngoài ý muốn của người viết)

Em có biết trăng đà trốn biệt,
Từ khi em quyết liệt bỏ đi.
Lạnh lùng một tiếng từ ly,
Trên cao ánh mắt từ bi ngỡ ngàng.

Đêm ngắc ngoải, bụi vàng lất phất,
Lời kinh khuya tiếng mất tiếng còn.
Bơ vơ năm ngón tay mòn,
Mượn dây đàn cũ vê tròn nỗi đau.

Buồn nhớ thuở cùng nhau chung lối,
Hai đứa quen sớm tối đi về,
Nhịp nhàng quảy gánh si mê,
Nào hay kết cuộc tái tê đang chờ.

Em cánh én lững lờ bay liệng,
Anh dại khờ đáy giếng ngóng trông.
Chim đà khuất nẻo bờ sông,
Anh còn mê muội đợi mong mỏi mòn.

Ngày lủi thủi trải hồn trên lá,
Đêm nghe từng cánh lả tả rơi.
Lâm râm niệm mãi tên người,
Mơ hồ chỉ thấy mây trời vút qua.

Bồi hồi ngắm xác hoa trên cát,
Vẳng xa về tiếng hát trả treo.
Nương dòng nhạc chảy cong queo,
Nỗi đau tình phụ eo sèo thở than.

Từng nốt nhạc dần tan thành máu,
Nuôi khối sầu ẩn náu trong tim.
Mịt mù tăm cá bóng chim,
Ngọt bùi năm cũ biết tìm nơi đâu.

Vườn khô khốc, dây trầu héo quắt
Vẫn trung thành quấn chặt thân cau.
Một thời ấm lạnh cùng nhau,
Sao em vội vã trước sau hai lòng.

Anh là nấm mộ không hài cốt,
Vẫn đêm đêm ủ dột nhìn trời,
Tấm bia cẩm thạch nằm phơi,
Bao năm canh cánh đợi người khắc tên.

Kể từ lúc đường tiên đứt đoạn,
Từng tháng ngày buồn chán chậm rơi,
Mây đen giăng bủa kín trời,
Con trăng mắc nợ tìm nơi ẩn mình.

Anh vận số linh đinh nào sá,
Chỉ lo em chốn lạ sa đà,
Lọt vào cạm bẫy người ta,
Một lần lỡ bước, xót xa muộn màng.

Trăng trốn biệt, đêm càng buốt lạnh,
Năm canh dài vặt vãnh cơn mơ.
Tần mần giở lại tờ thơ,
Trên trang giấy cũ còn trơ vết sầu.

Trần Văn Lương
Cali, 3/2020

chợt nhớ KonTum

Cành nhú chồi xanh tươi đón xuân
Hoa chen khoe nụ bướm vui mừng
Tháng ba nắng sáng tươi hồng thắm
Chợt nhớ tháng nầy ở Kontum...

Tháng ba Kontum trời nóng lắm
Ban đêm buốt lạnh đẫm sương mù
Đường phố chiều về thơm hương bắp
Vẫn im tiếng súng của quân thù

11 đại dịch đã thay đổi dòng lịch sử của nhân loại


3/7/20

Đại dịch viêm phổi caranavirus


Về Thăm Trường Xưa



Thân mến tặng các bạn Thụ Nhân

Nhắm mắt tôi về thăm chốn xưa
Kìa ngôi trường cũ dưới sương mờ
Cha đứng trên sân ân cần đón
Tôi đến bên Người khép nép thưa
Nụ cười cha vẫn đầy nhân ái
Ánh mắt cha còn vẹn ước mơ
Một cơn gió thoảng nhòa mộng ảo
Kính bút dâng Người một ý thơ.

Mạc Phi Hoàng