5/30/09

Nguyên nhân và giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu

DC&PT - Thời Sự 2009


Tổng thống Đức H. Köhler


Âu Dương Thệ lược dịch
LTS: Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ra đời Cộng hòa Liên bang Đức, ngày 23.5 ông Horst Köhler đã vừa đắc cử Tổng thống Đức nhiệm kì thứ hai ngay trong vòng bầu cử đầu tiên. Ngày 24.3, ít ngày trước dịp Hội nghị Cấp cao của 20 nước công nghiệp và đang phát triển đã họp ở London vào đầu tháng 4 để tìm giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chánh-kinh tế thế giới tồi tệ nhất từ 80 năm qua, Tổng thống Công hòa Liên bang Đức Horst Köhler đã đọc một diễn văn quan trọng trong một ngôi nhà thờ ở Berlin đã từng bị tàn phá trong Thế chiến II. Ông Köhler đã kể về kinh nghiệm của ông khi còn là Giám đốc Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và đưa ra một số ý kiến về nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chánh-kinh tế hiện nay cũng như đề nghị các cách giải quyết nó để Đức và thế giới có thể tìm được con đường mới xây dựng một tương lai tốt hơn cho nhân loại. Bài diễn văn quan trọng này được dư luận đánh giá là có giá trị cao trong suốt nhiệm kì Tổng thống đầu tiên của ông H. Köhler.

Dưới đây là phần lược dịch bài diễn văn này. Tựa là của Tòa soạn.


5/26/09

NGUYỄN NHƯ CƯƠNG, NHỮNG LỜI PHẢI NÓI TỪ TRƯỚC


Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002
Thời tiết trong Mùa Memorial của Mỹ thường rất ảm đạm tại Salt Lake City, trời mưa nhẹ trong đêm, ban ngày nắng không lên nổi, gió lạnh khó chịu khi phải ra đường. Tin qua đời tại nước Đức của Giáo sư Nguyễn Như Cương, người thầy của hàng ngàn, hàng vạn sinh viên trường Luật, trường Quốc gia Hành chánh, trường Chính trị Kinh doanh Dalat… đến trong điện thư, chỉ vỏn vẹn có hai dòng.

5/25/09

PHÂN-ƯU

portrait2.jpg GS Nguyen Nhu Cuong picture by t1442132
Di-ảnh Cố Giáo-Sư Tiến-Sĩ NGUYỄN NHƯ CƯƠNG
August 01-1925 - May 22-2009



Vô cùng thương-tiếc nhận được tin buồn
Tiến-Sĩ NGUYỄN NHƯ CƯƠNG
Giáo-sư Trường Chánh-Trị Kinh-Doanh
(Viện Đại-Học Đà-lạt)
Giáo-sư Trường Đại-Học Luật-Khoa
(Viện Đại-Học Sài-Gòn)
Giáo-sư Luận-Học và Xã-Hội Học
(Viện Đại-Học Cần Thơ)
Giáo-sư Trường Kinh-Tế Thưong-Mại
(Viện Đại-Học Minh-Đức)
Giáo-sư Học-Viện Quốc-Gia Hành-Chánh
Giáo-sư Trường Cao-Đẳng Quốc Phòng
đã tạ-thế ngày 22 tháng 05 năm 2009
tại Aachen, Cộng-Hòa Liên-Bang Đức
Hưởng thọ 85 tuổi
Xin thành-kính phân-ưu cùng Cô và đại tang-quyến.
Nguyện-cầu hương-linh Giáo-sư được sớm tiêu-diêu nơi miền lạc-cảnh.
Hội Ái-Hữu Cựu Sinh-Viên
Viện Đại-Học Đà-Lạt
Vùng Hoa Thịnh Đốn

Thành Kính Phân Ưu

!cid_image001_jpg@01C9DD81 Trong niềm thương tíếc vô hạn, các cựu giáo sư và sinh viên Chánh trị Kinh Doanh Đại Học Đà Lạt tại Đức và Pháp vừa được tin :

Giáo Sư NGUYỄN NHƯ CƯƠNG
Giáo sư Phát triển Kinh tế
Trường Chánh trị Kinh Doanh Đà Lạt

mệnh chung ngày 22 tháng năm 2009 (28 tháng Tư năm Kỷ Sửu), hưởng thọ 85 tuổi.

Trong hồi ký Khơi Giòng Kỷ Niệm, cố Giáo sư viết về buổi diễn giảng đầu tiên tại Trường CTKD như sau : ‘‘…Tôi được chính Linh mục Viện trưởng dẫn tới giảng đường giới thiệu với các sinh viên. Trong giảng đường cao, rộng, số sinh viên hiện diện trên 100. Sau khi Viện trưởng rời khỏi giáng đường, tôi bắt đầu nói qua về môn Phát Triển Kinh tế’’ (tr. 161).

Chúng tôi thành kính chia buồn cùng tang quyến.
Nguyện cầu hương linh cố Giáo sư sớm về miền Tây phương Cực lạc.

GS Vũ Quốc Thúc, GS Vương Văn Bắc, GS Nguyễn Phú Đức, GS Trần Thanh Hiệp, GS Trần Văn Ngô.


Thụ Nhân tại Đức Quốc :
1)- Huynh Thoảng & Ngọc Anh (k1), Thạch Lai Kim (k1), Tôn Quang Tuấn (k1), Trần Hữu Lượng (k1), Âu Dương Thệ (k1), Trần Phúc Hưng (k1), Nguyễn Ngọc Quang (k1), Trần Quốc Toản (K4), La Hữu Tân (k9), Võ Trung Thư (k1)

Thụ Nhân tại Pháp Quốc :
Dương Tấn Hải (k1), Nguyễn Ngọc Thương (k1), Lưu Văn Dân (k1), Nguyễn Khánh Chúc (k1), Mai Văn Thái (k1), Lê Thị Hảo (k1), Từ Thị Hoàng (k1), Lê Thạch Trúc (k1), Lê Đình Thông (k1), Trần Văn Bảng, Thân Văn Điển, Phạm Trọng Khoát, Hứa Huệ Sang, Trần Thị Diệu Tâm, Đoàn Trần Nghị. Trần Thị Liên Hương.

5/24/09

CÂY THỤ NHÂN BÊN CỔNG THIÊN ĐƯỜNG



“Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu” (Nguyễn Du)
LÊ ĐÌNH THÔNG

clip_image002


P R É F A C E
PÈRE JEAN MAÏS

clip_image004"Si vous voulez voir aboutir vos projets dans le courant de l'année,rien n'est mieux que de cultiver le riz. Si vous pouvez attendre dix ans, plantez donc un arbre. Mais si vous avez cent ans devant vous, le plus bel ouvrage est de travailler à la croissance des hommes".
C'est ce que disait le proverbe traditionnel que notre cher recteur, Mgr Nguyen Van Lap, avait choisi pour illustrer la tâche qu'il avait assignée à son université de Da Lat : "faire croître des hommes". Notre ami, le professeur Lê Đình Thông, dans ce beau et profond récit où il décrit sa rencontre imaginaire au paradis avec l'ancien recteur, vient lui ajouter une dimension supplémentaire, celle de l'éternité. C'est en elle que désormais se trouve celui qui nous a quitté en laissant tant de regrets chez ses anciens professeurs et étudiants. C'est dans cette perspective, "sub specie aeternitatis" , qu'il contemple désormais l'oeuvre qu'il a accomplie, une plantation qui s'épanouit et s'élève désormais sur toute la surface du globe, une plantation composée d'hommes et de femmes qu'il a marqués de son influence et surtout de son coeur, ce coeur qui bat désormais sans fin.

5/20/09

KHỞI THẢO VĂN HỌC THỤ NHÂN

LÊ ĐÌNH THÔNG
Trong thư chúc Tết Mậu Tý (2008), Giáo sư Niên trưởng Vũ Quốc Thúc viết như sau : ‘‘Nhân dịp Tết Nguyên đán, anh chị em đã cộng tác mật thiết để xuất bản một đặc san, với những đóng góp đa diện và đặc sắc : đây quả là một công trình đóng góp rất đáng kể vào nền văn học nước nhà, khiến cho hậu thế sẽ nhớ mãi định chế lịch sử được gọi là Viện Đại Học Đà Lạt’’. Nhận định của Giáo sư Niên trưởng nói đến (1) đặc san ; (2) văn học nước nhà ; (3) Viện Đại Học Đà Lạt.

5/7/09

Bêlarus trong kế hoạch đối tác phương Đông của Liên Hiệp Châu Âu

Tú Anh

Bài đăng ngày 07/05/2009 Cập nhật lần cuối ngày 07/05/2009 13:15 TU

Hội nghị Đối tác phương đông thượng đỉnh quy tụ 27 nước Liên Hiệp Châu Âu với 6 nước thành viên của Liên Xô cũ. Matxcơva nghi ngờ Tây phương muốn thiết lập «vùng ảnh hưởng » ngay trên sân sau của Nga. Bêlarus trong chiến lược lưỡng long tranh châu. RFI phỏng vấn giáo sư Lê Đình Thông, Paris.