Showing posts with label Cuộc sống quanh ta. Show all posts
Showing posts with label Cuộc sống quanh ta. Show all posts

3/27/21

Nhớ cây tre

Võ Hương An

Nhà tôi ở trong Thành Nội, còn quê nội tôi là làng An-Ninh nằm bên bờ sông Bạch Yến; hai bên bờ bóng tre xanh mát suốt dòng sông.

Photo Thanh Tiên

Hồi còn bé, xe đạp đang còn hiếm — nói chi tới xe gắn máy hay hệ thống xe bus từ trung tâm thành phố tỏa ra vùng phụ cận như từ 1955 trở đi — mỗi lần có giỗ lớn, tôi theo thầy tôi hay mạ tôi cuốc bộ về quê dự đám giỗ.

 Chúng tôi ra cửa Hữu, qua đò Kẻ Vạn, qua chợ Kẻ Vạn, rồi từ đó băng qua các làng Phú Xuân, Phú Mộng để về làng. Những rặng tre hai bên đường giao ngọn, tạo thành một tàn lá che nắng tuyệt hảo.

 Ngày hè, sau khi phải đội nắng hanh hao qua những con đường sỏi đá không bóng cây, rồi được đi trong những con đường làng rợp bóng tre như thế, tự nhiên thấy tươi tỉnh ra.

Những lúc đó mà được mạ ghé vào một cái quán bên đường để tạm nghỉ chân, lại cho thêm cái kẹo gừng hay miếng kẹo đậu phụng kèm đọi nước chè xanh thì cuộc đời thấy đáng yêu ngay và hành trình lội bộ mất non nửa ngày thấy không còn đáng ghét nữa.

Một người bạn thủy chung

Cây tre của Việt Nam có mặt khắp nơi, không chỉ tạo nên cảnh quang điển hình của làng quê Việt Nam mà còn gắn chặt vào mọi mặt sinh hoạt của người dân từ lúc mới oa oa chào đời cho tới khi trăm tuổi giả từ trần thế.

12/1/20

Những Mảnh Giấy Cuộc Đời - Thích Tánh Tuệ

Thích Tánh Tuệ

Một tờ Giấy khai sinh
Đời bắt đầu từ đó
Khổ, vui.. rình lấp ló
theo gót ta vào đời.

Rồi suốt bao năm trời
Miệt mài cùng sách vở
Phấn đấu cả một thời
Được mảnh bằng, ná thở!

11/29/20

Pháp : Tình đoàn kết với giới tiểu thương thời phong tỏa chống Covid-19

Một cửa hàng bị đóng cửa vì phong tỏa chống Covid-19 buộc phải chuyển qua bán hàng trực tuyến. Cannes, Pháp, 24/11/2020. REUTERS - ERIC GAILLARD

Giới tiểu thương Pháp, sau 2 tháng đóng cửa trong giai đoạn phong tỏa chống dịch Covid-19 hồi mùa xuân, chưa kịp gượng dậy thì nay nhiều người lại phải đối phó với nguy cơ phải đóng cửa vĩnh viễn, phá sản vì đợt phong tỏa thứ hai trong khi mùa Giáng sinh sắp đến, theo lẽ thường đây là mùa làm ăn nhộn nhịp nhất trong năm.


Thể hiện ý thức công dân bằng cách mua hàng của cửa hàng nhỏ lẻ


Nghe Phần Âm Thanh :
  

11/20/20

Nhà vệ sinh: Những cuộc cách mạng làm thay đổi đời sống hàng tỉ người

Trong ảnh : tại một công viên giải trí về Nhà vệ sinh tại Hàn Quốc. Frédéric Ojardias/RFI

Đại tiểu tiện là nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên câu chuyện xưa như Trái đất này lại không hề đơn giản với hàng tỉ con người. Gần một phần ba nhân loại không có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh. Chưa kể vấn đề nhà vệ sinh không sạch, không an toàn. Kể từ năm 2013, Liên Hiệp Quốc chính thức coi ngày 19/11 hàng năm là Ngày Nhà vệ sinh Quốc tế. Mục tiêu của LHQ là tới 2030 toàn nhân loại đều được hưởng quyền sử dụng nhà vệ sinh sạch hàng ngày.

Bồn cầu giật nước – cuộc « cách mạng » đầu tiên

Từ hàng nghìn năm nay, mỗi nền văn minh trong quá trình phát triển đều tìm kiếm các phương thức xử lý chất thải đại tiểu tiện, đặc biệt đối với các khu vực tập trung dân cư đông đúc. Tuy nhiên, cho đến kỷ nguyên công nghiệp hóa, việc đi đại tiện trong môi trường thiên nhiên là điều phổ biến. Ngay tại châu Âu, cho đến tận cuối thế kỷ XIX, không hiếm khách bộ hành thỏa mãn nhu cầu ngay trên đường phố. Trong gia đình, giới quý tộc, thị dân sử dụng bô để đi vệ sinh. Kể từ khi kỹ sư người Anh Joseph Bramah phát minh ra bồn cầu water-closets (WC) vào cuối thế kỷ XVIII, phương tiện này đã bắt đầu được nhân rộng khắp nơi. Trong thế kỷ XX, tại các đô thị lớn, người ta xây dựng các hệ thống cống ngầm để đưa chất thải bài tiết ra xa khỏi các khu vực trung tâm. Hiện tại, đối với hàng tỉ người tại các nước phát triển, tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển, bồn cầu, hố xí giật nước đã trở thành tiện nghi tối thiểu, không thể thiếu.

....

Nghe phần âm thanh:

11/17/20

Tản mạn cháo Tây, cháo Tàu, cháo ta

 Có một lần cũng lâu rồi, có một cô bạn dịch bài về ẩm thực Việt Nam cho một tờ báo tiếng Anh hỏi tôi từ “cháo” dịch sang tiếng Anh như thế nào? Tôi lúc đó chủ quan nên bảo với cô ấy “cháo” dịch tiếng Anh là “porridge” mà không suy nghĩ gì nhiều. Đến khi cô ấy đưa bài dịch của mình đã được đăng báo cho tôi xem thì tôi mới giật mình, vì món cháo mà bạn tôi hỏi là “cháo vịt Thanh Đa” mà dịch ra “duck porridge” thì sai bét. Sau lần đó tôi tự trách mình rất nhiều về sự ẩu tả của mình và cũng chính vì vậy mà tôi trở nên cẩn thận hơn rất nhiều, vì đúng là sai một ly đi một dặm.


Trong tiếng Anh có đến ba từ để nói về cháo. “Porridge” là từ để chỉ cháo trắng đặc được nấu từ gạo hoặc yến mạch gần giống như cháo trắng mà chúng ta hay dùng để ăn chung với hột vịt muối. Các nước phương Tây cũng ăn porridge nấu rất đặc vào buổi sáng cho thêm tí muối tiêu với trứng tráng hoặc xúc xích nhỏ.

Còn cháo hoa (cháo nấu với ít gạo và nhiều nước để hạt gạo nở ra như hoa) và thường nấu chung với thịt thì được gọi là “congee” hoặc “rice soup”. Để nói về món cháo vịt, đáng lẽ phải gọi là “duck meat congee” hoặc “duck meat rice soup” mới đúng. Quả thật, có những cái mình nghĩ rằng mình biết rồi nhưng vẫn sai như thường.



Trở lại với cháo, lúc nhỏ tôi rất ghét ăn cháo vì cháo vừa nhạt vừa loãng, ăn xong cũng như chưa ăn, không được chắc bụng như ăn cơm. Tôi né tất cả các thể loại cháo từ cháo trắng ăn với thịt kho tiêu mỗi khi bị bệnh, cho tới cháo gà, cháo vịt, cháo lòng, cháo cá…

Trong đó, món cháo mà tôi ghét nhất là cháo trắng của người Tiều. Không như cháo trắng của người Việt bán ở các xe cháo khuya ăn cùng với dưa món, hột vịt muối hoặc thịt cá kho tiêu, vốn là cháo trắng nấu đặc; cháo trắng của người Tiều nấu rất loãng, bảy phần nước và ba phần gạo, nấu tới hạt gạo nở bung ra gần như nát nhừ, ăn chả có mùi vị gì cả.



Người Tiều ăn cháo gần như trong mọi bữa ăn. Buổi sáng của người Quảng Đông, sang thì điểm tâm với đủ thứ há cảo xíu mại, bình dân thì cũng tô hủ tíu mì hay cái bánh bao; còn buổi sáng của người Tiều thì ăn cháo loãng với cà na muối, hột vịt muối hoặc cải xá bấu muối thật mặn. Sang hơn tí thì người Tiều có thêm cặp dầu cháo quảy là xong bữa ăn sáng. Buổi trưa và buổi chiều thì họ lại tô cháo loãng được múc ra húp thay canh. Ngay cả những quán bán đồ ăn người Tiều cũng luôn có nồi cháo trắng kế bên nồi cơm.


Hồi còn nhỏ, mỗi lần dẫn tôi đi ăn cơm Tiều, ba tôi luôn kêu thêm chén cháo trắng để húp với ít nước thịt kho còn lại. Khi tôi tỏ vẻ không hứng thú với việc húp chén cháo trắng nhạt thếch lõng bõng này, ba tôi hay bảo: “Hồi ba còn nhỏ, a dè a mà (ông nội bà nội) nghèo lắm, cả nhà bảy tám anh chị em, mỗi người chỉ có dách gủn pạc chúc (một chén cháo trắng) và pun che hàm tản (nửa cái trứng vịt muối) thôi.”

Ba tôi chẳng bao giờ dạy cho tôi nói tiếng Quảng Đông một cách bài bản mà luôn có cách nói chuyện nửa Việt nửa Quảng như vậy, con cái hiểu thì hiểu không hiểu thì thôi. Vậy mà cuối cùng tôi cũng nói được tiếng Quảng.

Người Tiều không chỉ ăn cháo trắng mà còn có cả cháo lòng với đầy đủ tim gan cật ruột cũng gần giống như cháo lòng của người Việt; nhưng lòng xắt lát mỏng để bên ngoài chứ không nấu trong nồi như cháo lòng của người Việt, khi nào khách gọi thì mới trụng qua cháo rồi cho vào tô.




Nước cháo được nấu bằng mực, nấm rơm và xương ống nên rất ngọt và thơm. Người Tiều ăn cháo lòng cũng thường thêm dầu cháo quảy như người Việt nhưng không bỏ giá và ớt mà bỏ rất nhiều hành lá xắt nhỏ, tiêu xay, gừng tươi xắt sợi và một ít dầu mè.

Cũng như ăn hủ tiếu mì, người Hoa ăn cháo thường nêm thêm giấm đỏ và nước tương chứ không nêm nước mắm. Không chỉ có cháo lòng mà cháo cá, cháo mực, cháo thịt bằm hoặc cháo tôm viên khi ăn cũng nêm nếm như vậy: gừng tươi, dầu mè, tiêu, xì dầu và giấm. Cháo lòng kiểu người Tiều hồi đó tôi cũng có ăn một vài lần ở chợ Bàn Cờ quận 3 nhưng vì không hảo cháo lắm nên lâu rồi cũng không ăn lại.


Dân sành ăn tối Sài Gòn – Chợ Lớn chắc ít người không biết tới quán cháo thập cẩm ở bùng binh Soái Kình Lâm kế bên chợ thuốc bắc Phùng Hưng. Cháo ở đây nấu theo kiểu người Quảng Đông là cháo trắng nấu đặc và ăn với tôm, mực, da heo, gan, cật, phèo nên gọi là “chạp chúc” (cháo thập cẩm).

Thật ra gọi là “thập cẩm” không đúng lắm vì “chạp cẩm” dịch ra tiếng Việt là “tạp cẩm” mới đúng. Có lẽ chữ “tạp” nghe có vẻ hổ lốn và hỗn tạp quá nên người Việt mới gọi là “thập cẩm” cho sang hơn.


Theo lời kể của những người sống lâu ở Chợ Lớn thì quán cháo Đèn Năm Ngọn (tên cũ của khu Soái Kình Lâm) này đã có từ rất lâu đời rồi, nếu tính tới nay chắc cũng không dưới năm sáu chục năm. Hồi nhỏ, ba tôi hay chở tôi ra đây ăn, nhưng quán cháo này gắn với một kỷ niệm khá kinh dị nên tôi không bao giờ quay trở lại ăn nữa, dù thỉnh thoảng thèm món Hoa, tôi vẫn chở bà xã đi vòng vòng Chợ Lớn ăn lại những quán gắn liền với ký ức tuổi thơ của mình.

Có một lần khi đang ngồi ăn với ba mẹ tôi ở quán cháo đó, có một cậu bé trạc tuổi tôi lúc đó (5-6 tuổi) bán vé số mời mua. Và khi nhìn lên thì tôi suýt nữa hét toáng lên vì sợ: cánh mũi của cậu bé này không biết bị ai cắt mất chỉ còn hai cái lỗ sâu hoắm nhìn vừa đáng thương vừa đáng sợ. Hình ảnh đó ám ảnh tôi tới ngày hôm nay đến mức tôi không dám ăn lại quán cháo đó lần nào nữa cho dù đã hơn 30 năm rồi.

Dạo mấy năm gần đây tôi lại đổi tính thích ăn cháo. Nhiều lúc cảm thấy mệt trong người hoặc chỉ là đơn giản không muốn ăn cơm thì một chén cháo trắng và nửa cái hột vịt muối luộc hoặc tí thịt kho tiêu mặn cũng có thể giải quyết cơn đói và nhẹ người.

Cầu kỳ hơn một tí thì cho cái trứng hột vịt bắc thảo và tí thịt bằm vào trong nồi cháo quấy lên. Tôi thích ăn trứng bắc thảo nấu chung với cháo hoặc chưng cùng với trứng vịt tươi, trứng vịt muối tạo thành món trứng 3 màu ăn chung với cơm hay cháo gì cũng rất ngon.




Hột vịt bắc thảo (tiếng Quảng Đông gọi là pì tản) ai ăn không quen thì nhìn hơi sợ sợ vì cả quả trứng đen bóng và có mùi ngai ngái của amoniac, nhưng khi đã quen rồi thì sẽ ghiền vì vị béo béo bùi bùi rất đặc trưng.

Hồi còn ở Mỹ có lần tôi nấu cháo trứng vịt bắc thảo mời cô bạn người Nhật ăn thử. Cô lúc đầu còn ngại vì thấy màu cháo đen thui nhưng khi ăn một chén thì tự động vô nồi múc thêm chén nữa. Bởi vậy mới nói, không phải cứ là sơn hào hải vị mới ngon mà đôi khi những thứ dân dã đơn giản nếu hạp khẩu vị vẫn ngon hơn yến sào bào ngư vi cá vậy.

Huỳnh Chí Viễn (Giáo viên, Dịch giả)


10/28/20

Halloween Và Tháng Ma


Các bạn thân mến,

Vài ngày nữa là Halloween, nhân dịp này chia sẻ một chút cảm nghĩ về "MA".

Halloween Và Tháng Ma

Tháng 7 âm lịch vừa qua và tháng 10 dương lịch sắp tới là "tháng ma" được lưu truyền xưa nay tại các nước Á Đông và Phương Tây.

Ngày trước, mỗi lần đến tháng 7 âm lịch, ba má tôi không cho tôi đi chơi vào ban đêm, lý do là: " đi đêm có ngày sẽ gặp ma." Vì âm phủ mở cửa thả hồn ma lên dương gian, nên rất dễ đụng đầu. Dù không gặp phải, tháng 7 âm phủ mở cửa toác hoác, cũng rất dễ đụng chạm.

Nhưng tại Hoa Kỳ, mỗi năm đến tháng 10 dương lịch, người ta nói nhiều chuyện về ma. Quảng cáo khắp nơi về ma quỷ yêu quái, thương xá chưng bày đủ kiểu quần áo mặt nạ của ma, dân chúng giăng kết màng nhện, treo sô kết tơ trước nhà, cố ý tạo một môi trường rùng rợn ma quái, thậm chí coi nhà mình như nhà ma để đón lễ.

Đêm cuối cùng của tháng 10, cha mẹ trang điểm con mình thành ma thành quỷ, rồi dẫn đi xin kẹo từng nhà. Có người còn nói: " Đêm tháng 10 phải thường xuyên ra ngoài, nếu may mắn sẽ có thể gặp được ma!"

Chuyện đời thay đổi nhanh chóng, ý niệm sợ ma không còn như xưa nữa. Trước đây nói đến ma, người ta sợ bỏ chạy; ngày nay nói đến ma, người ta lại tò mò thích nghe, thích tìm hiểu. Vì vậy, chuyện ma, sách ma, phim ma trở thành sản phẩm tiêu khiển thời thượng của con người.

Thực sự, ma quỷ có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa của dân tộc và sự an ninh của xã hội. Dân tộc tin có quỷ thần sẽ có một nền văn hóa phong phú, nhiều ý tưởng và sắc thái dồi dào; xã hội tin có ma quỷ thì tin có nhân quả, luân hồi và quả báo."Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", làm tốt gặp tốt, làm xấu gặp xấu. Tin như vậy thì thiên hạ ít dám làm việc bất lương, xã hội tự nhiên tương đối an lành.

Dưới quan niệm cổ truyền, người ta xem những hồn ma như là "huynh đệ" của mình. Vì vậy, theo tập tục truyền thống của dân tộc Á Đông, rằm tháng 7 âm lịch là ngày Địa Ngục mở cửa thả hồn ma, mà chúng ta gọi là "huynh đệ" (好兄弟). Vì hồn ma bị hành hình đói khát quanh năm, nên ở dương gian vào ngày này, người ta thường bày biện nhiều thức ăn, mời anh em ăn một bữa hả hê. Nghi thức này gọi là "cúng cô hồn" (祭祀亡魂). Rồi đốt tiền giấy cứu tế, đồng thời mời sư sãi tụng kinh siêu độ, mong anh em bất hạnh đọa vào "ác đạo" sớm được siêu thoát, gọi là "phổ độ" (中元普度).

Theo quan điểm của Phật giáo, rằm tháng 7 âm lịch là lễ "Vu Lan" (盂蘭盆), Vu Lan là Phạn ngữ dịch âm, nghĩa là "giải đảo huyền" (解倒懸). Đảo huyền là chỉ thú vật bị treo ngược để chuẩn bị đem bán hoặc dùng làm vật cúng tế. Giải đảo huyền tức là giải cứu các loại súc vật. Ngày hôm đó, chúng ta chân thành lễ Phật, cúng dường tăng ni, dùng công đức này để cứu áo đạo chúng sinh được thoát khổ. Theo Kinh Vu Lan, rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày Bồ Tát Mục Kiền Liên xuống Địa Ngục cứu mẹ.

Tổng hợp những điểm nói trên, chúng ta thấy rằng rằm tháng 7 đúng là một ngày "hiếu đạo". Cúng dường tam bảo (Phật Pháp Tăng), hiếu kính cha mẹ, phổ độ quỷ thần, cứu giúp thú vật cũng đều xuất phát từ một chữ "hiếu".

Nói về Halloween tại các nước Tây Phương, theo truyền thuyết thì trong ngày này tất cả linh hồn đều trở lên thế gian. Người ta ăn mặc trang phục giống như ma để đồng hóa với các “anh em” của mình. Xưa kia còn có người để trái cây và thức ăn tại trước cửa hay sân sau để chiêu đãi hồn ma, không biết từ bao giờ diễn biến thành cách thức cho kẹo. Đốt đèn bí rợ trước cửa trong đêm tối là soi sáng đường về cho hồn ma, chúc “anh em” thượng lộ bình an.

Tất cả nghi thức trong ngày Halloween _ mặc áo ma, cho bánh kẹo, đốt đèn bí rợ đều hàm chứa ý nghĩa "từ bi". Ngày cuối cùng của tháng 10 thực sự là một ngày "tình thương". Cúng tế hay cầu nguyện cho linh hồn đều biểu lộ tình thương trân quý của con người.

Theo Phật giáo, ma quỷ cũng là chúng sinh, họ cần tình thương và lòng từ bi, chứ không phải sợ sệt và xa lánh. Sau khi chết, con người đi vào luân hồi, không nhất thiết trở thành ma. Theo Kinh Lăng Nghiêm (楞嚴經):

Người có 7 phần tình dục, 3 phần trí tuệ, sau khi chết, trở thành thú vật.

Người có 9 phần tình dục, 1 phần trí tuệ, sau khi chết, trở thành ma quỷ.

Người hoàn toàn sống trong tình dục, sau khi chết sẽ đọa vào Địa Ngục.

Tham sân si là cội nguồn của tam ác đạo.

Vì vậy, ma quỷ là một tấm gương để chúng ta soi xét. Bởi người đời chìm đắm trong danh lợi quyền thế, say mê trong hồng trần tình dục, rằm tháng 7 và cuối tháng 10 là lúc để chúng ta tạm dừng lại và quay đầu nhìn lại tấm gương này, soi sáng khuôn mặt và nội tâm của mình. Nếu vẫn còn mang nặng tình dục, sân si giận hờn, thì đã cận kề áo đạo ma quỷ.

Trong Kinh Phật có kể nhiều chuyện về ma hầu đánh thức và cảnh giác lòng người.

"Kinh Luật Dị Tướng" (經律異相) có kể: Một người chết rồi, linh hồn trở về dùng roi đánh xác của mình, người bên cạnh thấy vậy liền hỏi: "Người này đã chết rồi, tại sao còn đánh đập xác của nó?"

Ma trả lời: "Nó là thân xác của tôi lúc trước, khi còn sống thì làm nhiều việc ác _ lường gạt trộm cắp, xúc phạm đàn bà, bất hiếu cha mẹ, không có từ bi, không trọng nhân nghĩa, keo kiệt không chịu bố thí. Sau khi chết, khiến tôi đọa vào âm giới làm ma quỷ, đau khổ vô cùng. Cái xác này quá tội lỗi và thối tha, cho nên đánh nó để bớt giận."

Vì vậy, tháng 7 âm lịch trở thành tháng ma, không phải là ma quỷ khiến cho người ta sợ hãi, mà là chúng ta phải biết sống với thái độ nghiêm cẩn và giữ giới điều. Nếu chúng ta có lòng sợ sệt và bất an là đi ngược lại ý nghĩa của Phật giáo, không đúng với tinh thần từ bi của nhà Phật.

Thực sự, tháng 7 cũng như tháng 10 là tháng rất tốt để chúng ta hồi tâm tỉnh thức. Chuyện ma quỷ đã ngầm chứa những chân lý của cuộc sống. Nhân ngày này, chúng ta tìm lại sự thanh tịnh và trí tuệ.

Tâm sáng tất Thiên Đàng, tăm tối tất Địa Ngục.

Mở rộng lòng từ bi, buông bỏ tham sân si là ngọn đuốc soi sáng và dìu dắt chúng ta đến con đường tu hành quang minh và tươi sáng.

Lý Trinh Trường K5 tại tư thất
09-30-2020

Xem bản Trung văn: Halloween

10/23/20

CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN

 


Có 1 lần lâu lắm rồi , tôi có gặp người bạn nói ngày xưa ở VN trước năm 75 có lần ông trúng thầu để lấy tổ yến…

Sau lần đó ông giải nghệ luôn vì thấy ác độc quá…Ông nói tội lắm cô ơi…đôi khi phải vứt trứng yến hay chim non xuống biển để lấy tổ…Chim mẹ bay về quanh quẩn nơi tổ yến đã mất kêu thảm thiết lắm…Nghe ông nói mà tôi ứa nước mắt thương cho chim mẹ…

CHUYỆN CỦA CHIM YẾN
Câu chuyện ray rức lòng người. Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.

Yến, sống trung thành – chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.

Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quãng đời còn lại.

Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn còn cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.
Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.

Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.

Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp , còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào, hầu nhét cho đầy lòng tham. Loài đã làm những cuộc tàn sát đẫm máu mang tên “Yến Sào”.

Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được, một số giống người man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”…

Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm, vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt…Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến cho đến tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.
Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao?
Vì vậy: Trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó.

10/2/20

Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập


Những ngày này, phố xá đã ngập tràn không khí Trung thu. Nào bánh, nào đèn lồng đủ màu sắc, còn có rất nhiều những trò chơi hiện đại khiến lũ trẻ mê tít… Không ít người bỗng hoài niệm về những trung thu xưa…

Trung thu có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì chắc không có nhiều người biết. Chỉ biết một điều rằng Trung thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và cũng trải qua biết bao biến đổi theo những thăng trầm của thời gian.

9/10/20

Vấn Đề Lương Tâm



Vấn Đề Lương Tâm
Thơ Trần Quốc Bảo

Bên nước Sudan (*) có vùng nghèo đói,
Nhiều chuyện xảy ra, quá đỗi kinh hoàng!
Một ngày kia, nơi bãi rác, gò hoang,
Có em bé, bị bỏ rơi khốn khổ,

Đói khát gục đầu, em thoi thóp thở,
Sự sống còn, sắp tan biến như sương!
Ác nghiệt thay! Trong giây phút thảm thương,
Có con kên kên, từ đâu đáp tới.

Đậu ngay sau lưng, hau hau chờ đợi,
Em ngã ra, nó rỉa thịt ngon lành!
Cùng lúc ấy, nhà nhiếp ảnh trứ danh,
Kevin Carter bất ngờ có mặt.

Anh thấy ngay, cảnh vô cùng bắt mắt
Ngàn năm một thuở, bố cục tuyệt vời!
Đưa máy ảnh lên, anh bấm liên hồi
Tay nghề cao, thu tấm hình tuyệt tác!

Ý nghĩa bức tranh cực kỳ tàn ác,
Song nhờ nó, anh đoạt giải Pulitzer.
“Kên kên rình mồi...” nổi tiếng bất ngờ,
Tên tuổi Kevin, lên đỉnh cao vinh dự!

Nhưng... khách ngắm tranh nhiều người giận dữ,
Nguyền rủa Kevin, đã hành động sai lầm!...
Qúa tàn nhẫn, khi thấy cảnh thương tâm,
Mê chụp ảnh, không cứu nguy em bé!

Nghe phiền trách, anh âm thầm lặng lẽ,
Không thanh minh, chẳng tỏ thái độ nào.
Lời thế nhân... những tưởng sẽ quên mau,
Nào ai biết, lương tâm anh ân hận!

Kết quả bất ngờ, là... anh tự vẫn!
Chỉ ba tháng, sau khi lãnh giải Pulitzer!
33 tuổi đời, với di bút đơn sơ:
“Chuyện thật buồn, tôi vô cùng hối tiếc!”

-o-

“Lương tâm phán xét” nào ai hay biết!
Nhiều khi khủng khiếp hơn án lịnh Tòa!

Trần Quốc Bảo

(*) – Sudan : Quốc gia khối Ả Rập, miền Đông Bắc Á Phi, nằm bên bờ Hồng Hải (Red Sea) ;
lãnh thổ 728,251 dậm vuông, dân số 43 triệu.

8/23/20

Thời đó tết quê tôi ai có bàn ủi Con Gà là 'đại gia'

Bàn ủi than có con gà là của hiếm trong làng và đã trở thành ký ức dần bị lãng quên - Ảnh: Trần Mai
Bây giờ, bàn ủi than, khuôn bánh in, bánh thuẫn “rút lui” để nhường chỗ cho bàn ủi điện, bánh công nghiệp. Nhưng với những người ở tuổi giao thời như tôi, có những câu chuyện của ngày xưa mãi không thể nào quên.

Những ngày tết cả làng rộn ràng như hội, chạy đi mượn bàn ủi, mượn khuôn bánh. Những câu chuyện dở khóc dở cười trong những ngày tết đơn sơ của hơn 20 năm về trước lại hiện về trong tôi như một hoài niệm đầy thân thuộc.

8/20/20

Con gái rượu là gì?

Khái niệm: Con gái rượu là biến thể của từ Nữ Nhi Hồng/女儿红 hoặc Nữ Nhi Tửu/女儿酒. Theo tập tục ngày xưa, khi con gái đi lấy chồng, sẽ được bên nhà trai mang rượu và một vài sính lễ đến để biếu. Đây cũng là quà làm lễ ăn hỏi, xin dâu. Bởi vậy, đây được xem như là rượu mừng trong ngày trọng đại của con gái. Cho nên mới ví con gái như là “con gái rượu”.



Còn ngày nay, những gia đình chỉ có cô con gái duy nhất, các ông bố thường gọi con gái “cưng” của mình là “con gái rượu”. Bởi vì các ông bố thích uống rượu, và muốn nhấn mạnh sự yêu quý con gái giống như yêu một thứ rượu quý vậy. Nói tóm lại, con gái rượu là cụm từ để diễn tả sự yêu-cưng-chiều-chuộng, mà các ông bố dành cho con gái của mình.

(– Con gái rượu tiếng Anh nghĩa là gì?
Con gái rượu trong tiếng Anh có nghĩa là: “Beloved Daughter”.)


Nguồn gốc của từ Con gái rượu

Ở vùng Thiệu Hưng – Chiết Giang – Trung Quốc. Có một vị viên ngoại, sau nhiều năm lập gia đình mà vẫn chưa có nổi 1 đứa con để nối dõi.

Nhưng ông trời không phụ lòng người, sau bao nhiêu sự cố gắng, chạy chữa khắp nơi. Cuối cùng ông cũng đã vui mừng khi vợ ông nói cho ông biết rằng mình đã mang thai.

Ông rất phẩn khởi và không kìm giấu được niềm vui này. Sau đó ông đi thông báo với bà con hàng xóm rằng, vợ ông mang thai và ông sắp có đứa con.

Ông đã chuẩn bị rất nhiều thứ và còn quyết định ủ trước hơn 20 vò rượu. Đợi sau khi em bé tròn 1 tháng tuổi, sẽ tổ chức mời bà con dân làng chung vui cùng gia đình ông.

Một thời gian sau, vợ của ông cũng hạ sinh một bé gái kháu khỉnh. Theo tập tục của dân làng, khi em bé tròn 1 tháng tuổi, sẽ cho xuống tóc và ăn mừng về niềm vui lớn này.

Một hôm, ông ngồi đếm lại những vò rượu chưa mở nắp. Thiết nghĩ, bỏ đi thì tiếc, nên ông đã chôn những vò rượu này dưới cây hoa mộc.

Theo thời gian, cô con gái của ông ngày càng lớn và càng “xinh đẹp giỏi giang”. Tới năm 18 tuổi, là tuổi con gái ông cần nên duyên vợ chồng. Bởi vậy, ông đã gã đứa con của ông cho con của một vị ân nhân mà ông đã mang ơn, ông rất kính trọng.

Vào ngày cưới con gái, đang lúc khách uống rượu giữa chừng, thì bất ngờ rượu bị hết. Ông rất lo lắng cho vấn đề này, vì đây là ngày trọng đại của gia đình ông và ngày vui của con gái.

Ngẫm nghĩ một hồi, ông sực nhớ ra mình đã chôn những vò rượu dưới gốc cây hoa mộc năm xưa. Ông quyết định đi đào chúng lên, để kịp thời đãi khách.

Thật tuyệt vời!. Vì những bình rượu được ủ lâu năm nên khi mở ra, tỏa ra mùi hương thơm thật ngào ngạt, màu sắc óng ánh, vị nồng, uống rất ngon. Bởi vậy mà khi mở rượu ra, ai nấy đều tranh nhau thưởng thức và tẩm tắc khen ngon.

Trong bữa tiệc chung vui, khi nhìn thấy loại rượu thơm ngon này và đứa con gái xinh đẹp thông minh của gia đình ông. Một vị thi sĩ đã xuất khẩu thành thơ: “Địa mai Nữ nhi hồng, khuê các xuất tiên đồng” (地埋女儿红,闺阁出仙童). Khiến tất cả những người dự tiệc đều trầm trồ khen ngợi vỗ tay tán thưởng.

Thế là kể từ hôm đó, mọi người bắt đầu gọi loại rượu này là, rượu Nữ Nhi Hồng (女儿红) hay Nữ Nhi Tửu (女儿酒).

Ngoài ra, ông cũng muốn nhắn nhủ với bên nhà trai thông điệp: “Con gái của tôi là con gái quý, tôi quý con gái như những bình rượu thơm ngon này vậy. Tôi hy vọng gia đình ông và con trai của ông nữa, hãy đối xử thật tốt với con gái tôi, hãy yêu quý nó!”.

Là một vùng có truyền thống sản xuất rượu nổi tiếng, được nhiều nơi công nhận. Sau khi nghe về câu chuyện của ông và loại rượu mà ông đã đãi khách trong bữa tiệc hôm đó. Người dân Thiệu Hưng về sau đã bắt chước ông về cách làm.

Hễ cứ có con gái sinh ra, thì làm rượu, sau đó chôn dưới đất. Tới ngày con gái lấy chồng thì đào lên cho ngày trọng đại.

Dần dần đã trở thành tập tục: “Sinh nữ tất nhưỡng nữ nhi tửu, Giá nữ tất ẩm nữ nhi hồng”. Tạm dịch: “Sinh con gái thì ủ Nữ nhi tửu, Gả con gái thì uống Nữ nhi hồng”.

Sau này, không giới hạn ở rượu Nữ Nhi hồng khi sinh con gái nữa. Mà kể cả con trai nếu được sinh ra, người ta vẫn chôn ủ rượu dưới đất. Đến ngày con đỗ Trạng Nguyên, họ sẽ đào rượu lên để tiếp đãi mọi người, rượu ở đây người ta gọi là Trạng Nguyên Hồng (状元红).

Cả 2 loại rượu này là những rượu nổi tiếng của người dân Thiệu Hưng. Nó quý vì sự tích và được cất giữ lâu năm, uống rất thơm ngon. Bởi vậy, loại rượu này thường chỉ được sử dụng trong các dịp lễ trọng đại, hoặc quà biếu sang trọng.
(Sưu tầm trên mạng)


8/19/20

Trò chơi dân gian của người H'mong, Tây Bắc Việt Nam

ĐI KÉO GHẾ Ở HUẾ HƠN 40 NĂM VỀ TRƯỚC


„Dù xa cách ngàn trùng quê cũ, hình ảnh những lần “đi kéo ghế” ở thành phố quê hương vẫn thường đêm hiển hiện trong tôi với mùi mỡ hành, mùi thịt nướng khói bay mịt mùng ngào ngạt.“

***
Nếu bạn là người Bắc hay Nam chưa từng ở Huế, bạn sẽ không hiểu được ba chữ “đi kéo ghế” là nghĩa như thế nào hay sẽ tự hỏi thầm: “Cái dzì dzậy cà?” hay “Cái gì thế nhỉ ?”

Cho dù bạn là người Huế 100% nhưng ở vào khoảng tuổi 40 trở lại, e rằng bạn cũng sẽ phân vân. “Đi kéo ghế là đi mô rứa hè?”.

Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì nhóm chữ này hình như chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó dần dần biến mất và không ai dùng đến nữa.

Ngôn ngữ cũng biến đổi theo thời gian cùng điều kiện sống của xã hội. Đi kéo ghế là đi ăn tiệm, đi ăn nhà hàng, mà người Huế vốn bản tính kín đáo và tế nhị không muốn nói đến chuyện ăn uống thô tục, nên dùng một số chữ khác để chỉ cùng một sự việc.

Mignon tout plein.mp4