4/30/21

Hãy trả lại Công viên Quốc gia cho các bộ lạc

Cố Quận Hà Phương

Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần ngày Quốc Hận.

Dạo:
Bên đường xương đã trổ hoa,
Lênh đênh bước lẻ, quê nhà chốn nao.

Cóc cuối tuần:

故 郡 何 方


日 沉 霡 霂 浥 寒 沙,
踽 踽 亡 魂 覓 舊 家.
暴 海 褊 舟 皤 浪 哭,
深 林 孤 影 毒 蟲 歌.
巍 峨 廟 殿 神 仙 少,
炫 耀 市 城 鬼 怪 多.
四 十 六 年 嗟 故 里!
路 旁 朽 骨 已 開 花.
陳 文 良

4/29/21

CAO NGUYÊN THÁNG BA 1975

Lời giới thiệu:

Kính gởi đến quý niên trưởng, quý vị và các bạn bài viết về cuộc lui quân của Quân Đoàn II vào tháng 3 năm 1975 dưới góc nhìn của mũ nâu Vũ Đình Hiếu. MN Vũ Đình Hiếu không viết theo tài liệu đã đăng tải nhưng viết bằng những ký ức, những tâm tư, những chia sẻ với đồng đội, đồng bào mà anh đã cùng họ trên “đoạn đường chiến binh” từ Kontum về đến Tuy Hòa.

Đây là một cuộc rút quân đầy máu và nước mắt của tất cả binh sĩ và đồng bào tham dự, và binh chủng Biệt Động Quân của chúng ta đã chịu một tổn thất vô cùng bi đát vì phải lo mở đường và chận hậu, cộng với một oanh kích yểm trở lầm vào quân bạn đã làm một tiểu đoàn BĐQ gần như xóa sổ. Đọc để nhớ Tháng Tư Đen, Tỉnh Lộ 7, một “Đại Lộ Kinh Hoàng” thứ hai, trong những ngày cuối của cuộc chiến. Kính mời.

MN Lê Minh Tuấn - Canada


Vũ Đình Hiếu

Vào những tháng cuối của năm 1974, tình hình trên quân đoàn II bắt đầu sôi động, địch quân gia tăng áp lực để chuẩn bị cho những trận đánh lớn sắp đến. Đặc biệt trên vùng này chỉ có hai sư đoàn bộ binh, sư đoàn 22 bảo vệ các tỉnh miền duyên hải, Bình Định, Phú Yên. Sư đoàn 23 chịu trách nhiệm trên vùng cao nguyên, Ban Mê Thuột, Pleiku, v.v... Tuy nhiên bộ tư lệnh quân đoàn còn có năm liên đoàn Biệt Động Quân, sau đó còn được bộ Tổng Tham Mưu tăng cường thêm hai liên đoàn 4 và 6 BĐQ (Tổng trừ bị )

4/28/21

Covid: Sợ khủng hoảng như Ấn Độ, VN ráo riết chống dịch

BBC tiếng Việt - 28 tháng 4 2021, 11:48 +07


Các chuyên gia y tế cảnh báo một kịch bản tương tự như Ấn Độ có thể xảy ra tại Việt Nam, khi người dân bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày.

Nhiều người dự kiến sẽ đổ về các khu vui chơi, tham quan với tâm lý chủ quan do một tháng qua Việt Nam không có ca nhiễm Covid mới nào trong cộng đồng.Lo ngại tăng cao khi các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia đang bùng phát dịch bệnh và nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép bị phát hiện.

Trong khi đó, Sở Y tế Yên Bái xác nhận có một nhân viên khách sạn nhiễm Covid-19 sau khi tiếp xúc gần với đoàn chuyên gia Ấn Độ mới nhập cảnh trong khu cách ly tại Yên Bái. Trong đoàn chuyên gia này hiện đã có 4 người Ấn Độ xét nghiệm dương tính với Covid.



Bộ Y tế Việt Nam mới đây đã phát đi lời kêu gọi toàn dân chung tay chống dịch.

Nguy cơ từ các đường biên giới

Trong chuyến thăm tỉnh An Giang ở biên giới với Campuchia hôm thứ Hai, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết các nỗ lực phòng chống đại dịch phải được nâng lên mức cao nhất ngay từ bây giờ, theo VN Express.

Việt Nam có chung đường biên giới dài 1.137 km với Campuchia ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần TP HCM và ở Tây Nguyên. Việc bảo vệ các khu vực biên giới giờ đây có nghĩa là bảo vệ Việt Nam khỏi đại dịch, ông Sơn nói.

Mọi người nhập cảnh vào Việt đều phải cách ly trong 14 ngày và xét nghiệm ít nhất hai lần, nhưng gần đây đã có một số trường hợp người dân nhập cảnh chui qua đường mòn hoặc qua biển từ Campuchia và sau đó xét nghiệm dương tính với virus.

Tại Phú Quốc, chính quyền đang quyết liệt chặn người nhập cảnh trái phép, ngăn dịch Covid-19 xâm nhập bằng cách siết chặt biên giới trên biển.

Do sát đường biên giới với Campuchia, những ngày qua Phú Quốc liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép.

Những người này phần lớn là người Việt Nam sang Campuchia làm ăn, sau khi dịch bệnh bùng phát ở Campuchia, họ chạy về Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau.

Tại Nghệ An, với hơn 468km đường biên giới, 33 chốt kiên cố cùng hơn 200 cán bộ, chiến sỹ, bộ đội Biên phòng tỉnh đã cũng đã lập "hàng rào sống", canh gác ngày đêm để chống dịch Covid-19.

Nhiều tỉnh thành dừng lễ hội

Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam tuyên bố dừng tổ chức lễ hội, bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị.., truyền thông VN đưa tin.

Ngày 27/4, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho hay thống nhất dừng tổ chức lễ công bố thành lập thị xã Nghi Sơn kết hợp khai mạc du lịch biển Hải Hòa (dự kiến tổ chức lúc 20h ngày 30/4) và lễ hội du lịch biển Hải Tiến (dự kiến tổ chức tối 1/5).

Tại Bình, Ban tổ chức thông báo hoãn lễ hội Tràng An 2021. Lễ hội năm nay có chủ đề Tràng An - Kết nối các di sản, dự kiến tổ chức vào 29/4 trong quần thể danh thắng Tràng An.

Tỉnh Hà Tĩnh thông báo dừng các lễ hội, lễ khai trương, sự kiện tập trung đông người từ 12h ngày 27/4; những đơn vị không chấp hành sẽ bị xử lý nghiêm.

Tại Quảng Trị, ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết lễ hội Thống nhất non sông được điều chỉnh theo hướng hoãn nhiều chương trình, sự kiện trong khuôn khổ lễ hội và giảm số người tham dự.

Lãnh đạo một số địa phương quyết định dành tiền xã hội hóa dự kiến chi bắn pháo hoa để mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng dịch.

Tình hình Covid-19 tại Việt Nam

Đến 18h ngày 27/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.857 ca Covid-19, trong đó có 1.571 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Các cơ sở y tế đã chữa khỏi cho 2.516 bệnh nhân Covid-19, còn 341 người đang điều trị, theo Vietnamnet.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 38.266 người. Trong đó, 523 người cách ly tại bệnh viện, 22.821 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 14.992 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Ngày 27/4, Sở Y tế Yên Bái xác nhận có 1 ca COVID-19 dương tính. Người này có tiếp xúc gần với đoàn chuyên gia Ấn Độ mới nhập cảnh trong khu cách ly tại Yên Bái. Trong đoàn chuyên gia này hiện đã có 4 người Ấn Độ xét nghiệm dương tính với Covid.

Biến chủng B.1.617 tại Ấn Độ đã được phát hiện trong hơn 1.200 trình tự gene thu thập từ ít nhất 17 nước, theo WHO.

WHO thêm biến thể tại Ấn Độ vào danh sách

nhk - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm biến thể của vi-rút corona phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào danh sách các biến thể cần phải được theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu như khả năng lây lan mạnh hơn và có nhiều khả năng tấn công hệ miễn dịch của con người hơn.

WHO đã thúc giục các cơ quan y tế trên thế giới thông báo những ca lây nhiễm biến thể này.

Biến thể này được cho là một trong những lý do khiến số ca nhiễm gia tăng mạnh gần đây tại Ấn Độ. Số ca nhiễm mỗi ngày ở đây đã vượt quá con số 300.000 ca. Số người tử vong mỗi ngày vượt quá 2.000 người.

WHO cho biết cho tới nay đã xác nhận được biến thể này tại ít nhất 16 nước, trong đó có Anh, Mỹ và Singapore.

Trong báo cáo ban hành hôm thứ Ba, WHO coi đây là “biến thể cần quan tâm”. Đây là biến thể thuộc dòng B.1.617.

Tổ chức này cho biết biến thể này có 3 đột biến đặc biệt có thể tăng khả năng lây lan của vi-rút và làm giảm khả năng của kháng thể chống lại vi-rút.

Báo cáo cho biết việc phân tích các ca bệnh ở Ấn Độ cho thấy rằng biến thể này dường như làm tăng khả năng lây nhiễm.

4/27/21

CANH CẢI XẠI

Tạ Phong Tần

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, quê tôi nhà nhà cùng nhau đi sắm sửa thức ăn ngày Tết thiệt là náo nhiệt. Ngày trước người ta ăn Tết Nguyên đán dài dài từ ngày hăm chín Tết cho đến ngày hạ nêu là Mùng Bảy tháng Giêng âm lịch. Nhà nào khá giả có của ăn của để thì ăn Tết hết tháng Giêng luôn, “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” mà, cho nên, quê tôi có câu cửa miệng “Ăn Tết hết mùng tới mền” là vậy.

Thời đó, tủ lạnh là vật dụng khan hiếm, xa lạ với dân quê tôi. Nhà nào giàu có lắm mới sắm cái tủ lạnh cỡ trung bình để trong nhà trữ thức ăn, làm nước đá. Người bình dân đi sắm Tết phải chọn lựa mua những thứ thức ăn theo chuẩn: ngon, bổ, rẻ, để dành được lâu trong điều kiện tự nhiên mà vẫn tươi ngon không hư hỏng. Thịt heo, gà vịt sống nguyên con, cá khô, mực khô, tôm khô, củ kiệu, cải muối dưa, củ cải trắng, củ cà rốt, bắp cải, trứng vịt, trứng gà, mì vàng, bún khô, khoai Tây, khoai lang, khoai mì, củ hành tím, tỏi khô…

Tháng chạp chim về

Nó hiện ra từ mí rừng phía đông. Ban đầu chỉ là một đốm đen. Ngỡ đó là con chim đầu đàn, tôi chờ đợi những con khác bay theo sau nhưng tôi ngạc nhiên:

- Con diệc này sao bay về có một mình? Thường thường nó bay về nhiều lắm, sắp thành hai hàng như mũi tên, phải không ông Tư?

- Không phải! Không phải đâu!

Ông Tư trả lời cho có chừng. Mắt ông nhướng lên, theo dõi đốm đen cô độc nọ. Ông bước tới bước lui, quay tròn vòng rồi la lên mừng rỡ:

- Nó đó mà! Tội nghiệp quá. Năm nào cũng như năm nào...

NỖI ĐAU NỐI DÀI !

NỖI ĐAU NỐI DÀI !

Chúng ta chung nỗi niềm nơi đất khách,
Có đổi đời, không rũ sạch niềm đau.
Nửa thế kỷ vẫn như mới ngày nào,
Tay buông súng, giọt lệ trào khóe mắt .

Ba mươi tháng tư lòng đau quặn thắt,
“Bởi cuộc cờ” bị áp đặt phải thua !
Nỗi bi phẫn biết nói mấy cho vừa,
Bao năm tháng chưa phai mờ tủi hận.

Rồi kế tiếp “đòn thù” bên thắng trận,
Bản thân, gia đình lận đận lao đao.
Ngước mắt nhìn lên chẳng thấy trời cao,
Ngó sang hai phía bên nào cũng “Đảng”.

4/25/21

trống vắng nhớ buồn

*
Tỉnh giấc nửa đêm buồn trống trải
Phòng thật yên vắng lặng đìu hiu
Trăng lén qua song nhìn e ngại
Một người đã mất hết thương yêu…

Gần 3 ngàn đêm trong tù ngục
Có rất nhiều lần thức trắng đêm
Lòng người chiến bại luôn đau nhục
Nằm trở trăn máu ngược về tim…

Đau buồn còn mãi

 Đau buồn còn mãi

*

Những giọt mưa ngập ngừng tháng tư
Vẫn còn chút lạnh buổi cuối xuân
Ngồi nhìn những giọt buồn rơi rụng
Buốt lạnh tâm buồn nhớ bâng khuâng…

Tháng tư quê mình trời khô nắng
Thuở ta còn áo trận giày saut
Năm đó ta về thân rời rã
Xuyên rừng băng núi vượt sông hồ…

TÌM TRONG KÝ ỨC 30 THÁNG 4

PHAN THANH MỸ

Phan Thanh Mỹ là hậu duệ của nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Tôi quen biết cô qua sự cộng tác với Giải Văn Học Phan Thanh Giản. Trước năm 1975, ở Miền Nam cô thuộc loại "tiểu thơ đài các gánh giang san nhà". Thời chiến tranh Việt Cọng, cô theo cha đi “bốn vùng chiến thuật” và làm việc ở các cơ sở giáo dục của Miền Nam. Sau 30-4, theo lời cô kể, là phải “đi giang hồ tìm đường vượt biên”. Sang Hoa Kỳ, Phan Thanh Mỹ “cày sâu cuốc bẫm được một vài mảnh bằng”. Phan Thanh Mỹ là tác giả một số sách Việt & Anh. Đoạt một số giải văn học Anh & Việt. Cha mẹ là thầy cô giáo (cha chỉ đi trận vài năm). Phan Thanh Mỹ cũng từng là giáo sư dạy toán tại các trung học ở Mỹ.

Bài tản mạn ngắn Phan Thanh Mỹ viết nhân tưởng nhớ biến cố Tháng Tư Đen 30/4/1975 như một nét khắc tác giả gắn thêm lên bức tranh lịch sử vĩ đại kết thúc chiến tranh Việt Cọng ở Việt Nam năm 1975. Gió O cho đăng lại với sự trân trọng dành cho một tác giả viết rất cẩn trọng và và đáng tin cậy của những gì cô ghi lại, như một chứng nhân lịch sử 30/4/1975 sống sót một cách hiển hách. (lê thị huệ, chủ biên gio-o . com)

Tìm Nhau Trong Ngậm Ngùi

Đang sống ở chốn thành đô Sài Gòn, mẹ tôi dắt đàn con đi theo cha tôi trên những vùng chiến thuật. Cha tôi đi trận lớn vào Tết Mậu Thân 1968. Từ một căn nhà lầu hai tầng, chúng tôi phải tạm ở trong một căn nhà lá ở vùng quê không xa địa đạo Củ Chi cho lắm. Chúng tôi dọn về đó trước năm 1968. Cũng như những người hàng xóm, chúng tôi cũng đào hầm trú bom.

Ly cà-phê…muối!

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới.

Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngập mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý.

Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện. Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:

– Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!

International Hand Signal for HELP.mp4. Once in a while, we need help!

Trường hợp nguy hiểm cần kêu gọi sự hổ trợ khẩn cấp, hoặc nhờ liên lạc Cảnh Sát mà không lên tiếng nói hoặc la được, có thể dùng động tác năm chặc bàn tay khi gặp người khác, mắt nhìn hoặc ra dấu để họ nhận thấy và hiểu ý mình. Đây là một thử ngôn ngữ quốc tế trong trường hợp bị khống chế bởi kẻ gian. Càng cố gắng phổ biến đến càng nhiều người, với giải thích nếu cần, sẽ giúp tất cả biết được ngôn ngữ mới này ! Biết đâu có ngày mình hoặc con cháu mình sẽ cần đến phương cách cứu mạng này ? ST



Việt Nam Phong Tục - Phan Kế Bính

4/24/21

Đức: Bà Annalena Baerbock, 40 tuổi, có cơ hội làm tân thủ tướng

BBC tiếng Việt - 24 tháng 4 2021, 09:25 +07

Annalena Baerbock, ứng viên 40 tuổi của đảng Xanh ra tranh cử chức thủ tướng Đức, với nghị trình đặt môi sinh và nhân quyền trên hết.

Ra đời cùng năm đảng Xanh của Đức thành lập ở Hannover, Annalena Baerbock được cha mẹ bế đi dự biểu tình phản đối vũ khí nguyên tử khi còn là bé gái.

Tốt nghiệp ĐH Hamburg và Trường Kinh tế London (LSE), bà là nghị sĩ Quốc hội Đức từ 2013.

"Chiến tranh Kinh tế": Một câu chuyện cổ xưa

Minh Anh - RFI- ngày 24.04.2021
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài dai dẳng và ngày càng khốc liệt, lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác. AP - Andy Wong

Từ tháng Giêng năm 2018, Hoa Kỳ và Trung Quốc lao vào một chiến thương mại ầm ĩ « vô tiền khoáng hậu », kéo dài từ mấy năm qua mà vẫn chưa cho thấy hồi nào kết thúc. Sự kiện này còn minh chứng cho một thực tế : Ngoài khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế cũng là một mặt trận đối đầu gay gắt không kém, có thể sử dụng cả trong thời bình lẫn thời chiến.

Nhà chính trị học Ali Laidi, phóng viên đài truyền hình quốc tế France 24, lưu ý « chiến tranh thương mại » là một câu chuyện xa xưa, đã có từ thời con người bắt đầu khai thiên lập địa. Nếu như từ thế kỷ XIX trở về trước, chiến tranh kinh tế thường đi kèm với những chiến dịch quân sự hay những cuộc va chạm đẫm máu, thì đến thế kỷ XX, kinh tế trở thành một mặt trận xung đột hoàn toàn riêng biệt, một trong những khía cạnh của cuộc chiến toàn diện hiện đại.

Nhà chính trị học, nhà báo đài truyền hình quốc tế France 24, tác giả tập sách "Lịch sử thế giới về chiến tranh kinh tế". © Ảnh chụp tại phòng thu của đài RFI.

Đây cũng chính là nội dung chính cuộc phỏng vấn nhà chính trị học Ali Laidi dành cho RFI Tiếng Việt. Mục Tạp chí Thế giới Đó đây hôm nay mời quý vị theo dõi.

*******

Nghe phần âm thanh Bài phỏng vấn:

4/23/21

Quê Xưa Nào Có Thế

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần mùa Quốc Hận.

Dạo:
Xin người hãy rõ thực hư,
Quê tôi xưa có đâu như thế này.

Cóc cuối tuần:

Quê Xưa Nào Có Thế

Hỡi người bạn Hoa kỳ vừa quen biết,
Bạn cho hay mới ở Việt nam về,
Mang trong tim nỗi thất vọng não nề,
Vì thực tế không hề như quảng cáo.

Dưới lớp vỏ phồn vinh giả tạo,
Chỉ toàn là lừa đảo gian manh,
Lớn bé gì đều trộm cắp như ranh,
Chúng cũng chẳng nể nang hành trang bạn.

4/22/21

Ăn Chay

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Từ Chay của ta bắt nguồn từ chữ “Trai” trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh tịnh để đạt đến một trạng thái tinh thần nào đó. Thường thì khi người có tâm nguyện gì lớn lao, hay muốn tập trung tinh thần vào một việc gì, người xưa thường luôn bắt đầu bằng cách “giữ gìn trai giới”.

Mỗi tôn giáo có thể hiểu về ăn chay theo cách hơi khác nhau. Chẳng hạn ăn chay theo Hồi giáo (như trong tháng Ramadan) khác với ăn chay theo Thiên Chúa giáo và cũng không giống với ăn chay theo Phật giáo.

Khái niệm ăn chay đề cập tới trong chương sách này được hiểu là “không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc động vật”. Như vậy người ăn chay chỉ ăn rau, trái, các loại hạt, củ... được thu hái từ thực vật. Tuy nhiên cũng có người ăn chay chấp nhận dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa.

Ăn chay đã được thực hiện từ nhiều ngàn năm. Những năm gần đây phong trào không ăn thịt, chỉ ăn rau trái được nhiều người quan tâm, ngay cả các nhà nghiên cứu khoa học và giới y học. Và do có nhiều kết quả tích cực mang lại sức khỏe đã được chứng minh, nên việc ăn chay hiện đang được rất nhiều người áp dụng.

NGƯỜI MẸ CỦA BIÊN GIỚI SỐNG VÀ CHẾT

Linh Mục Nguyễn Tầm Thường

Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời 1997 – 2002... Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu...

Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiền Philippines.

Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.

4/21/21

Vui Sống Một Đời Đơn Giản Thanh Đạm

Lý Trinh Trường

Tựa

30 năm trước, tôi quy y tam bảo, giữ ngũ giới (bất sát, bất đạo, bất dâm, bất vọng, bất tửu), mong rằng có thể nhẹ bước trên đường chánh đạo.

15 năm trước, vẫn chưa hiểu cốt lõi của đạo, nên chỉ a tòng theo thiên hạ làm những việc xét ra vẫn chưa hợp lý.

Về sau, nhờ thường xuyên đọc kinh Phật và sách Thánh Hiền, dần dần hiểu được chút ít đạo lý cuộc sống và cách làm người, nhờ vậy tu sửa những quan niệm và hành vi không đúng theo tinh thần và tiêu chuẩn của giáo lý nhà Phật.

Phạm lỗi, chấp nhận sai lầm thì dễ, dám công khai với đại chúng thì khó, vì mình còn tự ái, cảm thấy xấu hổ với mọi người.

Cổ nhân nói: "Ác kỵ âm, thiện kỵ dương"(惡忌陰,善忌陽), có nghĩa là chuyện ác nên tránh núp trong bóng tối, việc thiện nên tránh lộ ra ngoài mặt. Là vì người ta thường làm ác trong âm thầm, lén lút trong mờ ám; đồng thời thích dương dương tự đắc khi làm được đôi việc thiện, bậc quân tử thì nên tránh làm như vậy.

Tiết Nhơn Quý

Tiểu Tử

Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng. Thằng Mỹ đen thòng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn : ‘’Bốc lên! Bốc nhanh lên! Đầy ứ rồi!‘’

Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới. Như cái máy, tôi phóng xuống theo ! Khi tôi giành giựt lại được cái xắc thì chiếc trực thăng đã bay đi xa. Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực, hổn hển nhìn theo mà nghe chết điếng trong lòng…

Nhờ bị rớt lại như vậy mà tôi còn giữ được nhà cửa xe cộ. Bởi vì những nhà khác - nhà những người đã di tản - đều bị đồng bào hôi của, rồi sau đó là bị Nhà Nước cách mạng tiếp thu. Cũng là một hình thức hôi của, nhưng… cao cấp hơn !

Sầu đong càng lắc càng đầy (247) ("Truyện Kiều")


ẦU ĐONG CÀNG LẮC CÀNG ĐẦY (247)
“Hộc” 斛 là một loại dụng cụ dùng để đong thời trước. 10 đấu là 1 hộc, cuối thời Nam Tống đổi lại 5 đấu là 1 hộc.
“Vạn hộc” 萬斛 (muôn hộc) cực ngôn dung lượng nhiều. Trong thơ văn cổ thường dùng “vạn hộc” để “đong” nỗi sầu, như:

Vạn hộc tân sầu 萬斛新愁 (Tống . Lí Di Tốn 李彌遜: Động tiên ca . Đoạn kiều tà lộ 洞仙歌 . 斷橋斜路)
Vạn hộc đôi sầu 萬斛堆愁 (Tống . Chu Đôn Nho 朱敦儒: Mộc Lan Hoa mạn . Chỉ vinh hà tuấn nhạc 木蘭花慢 . 指榮河峻岳)
Vạn hộc thanh sầu 萬斛清愁 (Tống . Triệu Đỉnh 趙鼎: Động tiên ca . Không sơn vũ quá 洞仙歌 . 空山雨過)
Vạn hộc sầu sinh 萬斛愁生 (Tống . Tạ Khoa 謝薖: Điệp luyến hoa . Nhất thuỷ doanh doanh ngưu dữ nữ 蝶戀花 . 一水盈盈牛與女)
Vạn hộc li sầu hưu cánh tố 萬斛離愁休更訴(Tống . Trương Hiếu Tường 張孝祥: Thanh ngọc án . Hồng trần nhiễm nhiễm Trường An lộ 青玉案. 紅塵冉冉長安路 )

Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
(“Truyện Kiều” 247 – 248)

Sầu đong càng lắc càng đầy: Đong hạt ngũ cốc thì càng lắc càng vơi, chứ đong mối sầu thì càng lắc lại càng đầy thêm, tức càng tìm cách giải sầu thì sầu càng nặng. So với câu: Lửa phiền càng dập càng khêu mối phiền.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

Cổ văn: Sầu trường vạn hộc
古文: 愁腸萬斛
(Bài Cổ văn: Lòng sầu đong muôn hộc)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)


Xét: Theo “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, thì câu 247 và 248 này là:

Sầu đong càng KHẮC càng đầy
Ba thu GIỌN lại một ngày dài ghê
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)

Huỳnh Chương Hưng - dịch thuật 
Quy Nhơn 16/02/2020

4/18/21

TƯỞNG NHỚ “QUÁI KIỆT” TRẦN VĂN TRẠCH

Ngày này 27 năm về trước, 12/4/1994, “quái kiệt” Trần Văn Trạch (1924-1994) đã từ giã cõi đời tại Pháp, hưởng thọ 70 tuổi. Nơi ông an nghỉ là Nghĩa trang Cimetière Intercommunal ở Valenton, thuộc ngoại ô Paris.

Khác với người anh cả, Giáo sư Âm nhạc Trần Văn Khê, nổi bật về học hàm cũng như học vị, Trần Văn Trạch không bằng cấp nhưng cũng đủ tài và sức làm náo động cả sinh hoạt văn nghệ Sài Gòn suốt thời gian dài bằng tài năng nghệ thuật của mình.

Trần Văn Trạch nhỏ hơn Trần Văn Khê 3 tuổi, thuở nhỏ cả hai đều theo học Trường Tiểu học ở “Collège de Mỹ Tho” cho tới năm 18 tuổi. Ngay từ lúc nhỏ, Trần Văn Trạch đã có năng khiếu về âm nhạc, lại được người cô ruột là cô Ba Viện chỉ dạy, nên ông sử dụng khá thành thạo đàn kìm và đàn tỳ bà.

Ông còn học đàn mandoline với anh ruột Trần Văn Khê và học đàn violon với người anh họ Nguyễn Mỹ Ca. Ở tuổi thiếu niên, ông đã biết chơi thành thạo những bài nhạc Pháp thịnh hành thuở đó.

Bàn về khảo cổ qua một bài báo

4/12/21

Tiền ảo Bitcoin có thể khiến Bắc Kinh thất bại trong cuộc chiến khí hậu

RFI - Trọng Thành
Tiền ảo Bitcoin mang lại các khoản lợi nhuận không ngờ, nhưng cũng gây tổn hại trầm trọng khi môi trường, do sử dụng nhiều điện. Bitcoin có thể khiến Bắc Kinh thất bại trong các cam kết khí hậu : Ảnh minh họa REUTERS - DADO RUVIC

Tiền ảo Bitcoin gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Trung Quốc, do tiêu thụ rất nhiều điện, đặc biệt là điện than, theo nghiên cứu mới của một nhóm khoa học gia Trung Quốc. Phát triển tiền ảo đe dọa mục tiêu cắt giảm khí thải để hãm lại đà hâm nóng khí hậu, mà chính quyền Tập Cập Bình hứa hẹn với quốc tế. 

« Đào tiền ảo Bitcoin » : Tốn điện ngang với Ý

Đồng tiền ảo Bitcoin gây nhiều thèm muốn, cũng như lo sợ. Bitcoin được coi là mang lại những món lợi trời cho với khá nhiều người này, trên thực tế, gây rất nhiều tổn hại cho môi trường. Theo một nghiên cứu, vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications, ngày 06/04/2021, đồng tiền ảo này tốn rất nhiều điện, đặc biệt là điện than, sẽ có thể làm Bắc Kinh thất bại trong mục tiêu cắt giảm khí thải đúng hạn. Hiện tại, điện cho Bitcoin đã chiếm 0,6% điện tiêu thụ toàn cầu. Theo nghiên cứu này, nếu không có biện pháp, từ đây đến 2024, ngành công nghiệp Bitcoin sẽ tạo thêm mỗi năm hơn 130 triệu mét khối khí thải CO2, ngang với điện tiêu thụ của Ý, một cường quốc công nghiệp. Đặc phái viên thường trú của RFI Stéphane Lagarde cho biết thêm :

4/11/21

諾言 - Nặc ngôn

 

人生百態,生活在這光怪陸離的社會裡,我常被一些事物觸及心靈底處.看到的,遇着的,憶起的,那些人事物就像秋天裡的菅芒花絮,隨風飄起,有的飄到天盡頭,隱没了;有的吹到我心中,萌芽了.於是我便把一些捕捉到的感想與體悟記下來,以充知見.例如:看到了舉世震驚的新冠疫情,寫下了"生與死";遇着了愚昧不醒的可憐愍者,寫下了"包容";憶起了魂牽夢縈的故國家園,撰述了"往事知多少?".....

寫作的時候,我的心境是很虔誠的,我期待兩件事:一是希望大家讀了我的作品,能有一些歡喜,即使只是一絲絲也好.二是希望大家能得到清淨與柔軟,能有更好,更澄明的心來面對五濁世界與剛强衆生.

"文章千古事,得失寸心知",文章的價值在於它是否對蒼生有益,讓自己釋懷,其他的都是猶其餘事.因此,對於寫作,我一直都樂此不疲,也常在寫作的過程中,蒙古聖先賢教誨,一言棒喝,感覺好像在黑夜中把燈開亮,好像在迷茫時聽到遠方傳來的暮鼓晨鐘,好像埋首案前突然抬頭看見青山.

多少年過去了,在我沮喪的時候,我會逃遁到寫作裡去;當我歡樂的時候,我會表現到寫作裡去;當我寂寞的時候,我用寫作填補空虚;當我充實的時候,我又迫不及待要拾起筆來,寫出我的感覺.我認為,如果大家讀了我的作品,得到利益與啓發,那都是佛菩薩與聖賢人的功德,以及人的自性本具的光明,我的文句只是一個工具而已.

我時常感恩,在耄耋之年,還能有不紊的思惟;於板蕩之世仍有天涯咫尺的知交,一直不厭其煩地聽我訴説衷腸.

最近看到一齣短劇_"暖",讓我憶起1997年的一段有關承諾的往事,感觸良多,於是寫下這篇"諾言",希望把一些道理展現於人生,也期望及勉勵自己在做人處世的日常生活中提升一些,超越一些,圓滿一些,在修行路上繼續邁進.

清祥合十


 諾言


一九九七年香港回歸前,民衆普遍對新政權有所恐慌不安,因此當地掀起了一個大移民潮.移居外國有兩個管道,投資及婚姻,其中男娶女嫁是最熱門的捷徑.

當時久居在香港的表兄特地來美與表姊洽商移民大計,方法是讓表兄的兒子與表姊的女兒在美國辦理一個有名無實的聯婚,表姊當下就點頭頷之.正當一切都準備就緒的時候,表姊突然反悔,這件事便告胎死腹中.

表兄這個踉蹌摔得不輕,一氣之下,與表姊割蓆斷交.多少年過去了,彼此仍是漢界楚河,不相往來,手足之情,看來難以合浦珠還.

以此事來看,承諾給人的依賴與期盼;背信給人的沮喪和苦惱,不可謂不大.

最近看到一齣短劇 "",是改編自莫言的短篇小説"白狗秋千架".把承諾的問題與意義,説得淋漓盡致.

在一個純樸的中國鄉村裡,暖和井河都是半大不小的孩子,暖是方圓百里有名的美人兒,井河喜歡暖,喜歡了很多年.

那年村裡來了一個省城的戲團,英俊不凢的小武生吸引了暖,兩人很快便墮入愛河.不久小武生要隨團巡迴演出,離村前承諾一定回來接暖去省城.春去秋來,一晃又三年,小武生没有消息.

井河終於對暖説:"妳别等他了,他早已把妳給忘了."他再告訴她,他喜歡她,他會對她好,他不會説話不算數.暖也對井河説:"如果小武生再不來接我,我就嫁給你."

一年後,井河考上了大學,多少年的壯志終於有了交代,他迫不及待地告訴暖,離開村子去上大學的那天,他對暖説:"一定要等他回來,他會時常寫信給她."一開始書信不絕,漸漸的減少再減少,最後音訊全無.

暖在兩度感情重創之下,生了一場大病,卧病時隔鄰一個啞巴青年對她悉心照顧,無微不至,病癒後,暖感其真情,又好像明白什麼了,没多久她便許配給啞巴青年.

十年歲月匆匆而過,當井河踏上來時路,在故鄉一個木橋上遇見了暖,當年的窈窕淑女變成了眼前的滄桑女人.井河愣住了,霎時間辛酸苦辣,齊上心頭,悲痛之情,莫以名狀.

暖看見井河,只是略而點頭一笑,默然不語,像是擦身而過的陌路人,繼續踽踽踱步.望著那瘦瘠的身影一瘸一拐地走遠,井河站在夕陽斜照的木橋上,頓時悲從中來,不禁掩面痛哭.

"初聞不明曲中意,再聞已是曲中人."

那些猶在耳邊的諾言,那些不忍直視的過去,那些不能忘却的舊夢,烙成了暖心中無盡的積鬱,故人的所有沈默,無言和屈受,像是一根根在背芒刺,穿透井河的心脾.

當初所有的承諾是今天無盡的懺悔.

“暖”這齣戲劇是講述一個關於承諾,等待,背信和無奈的故事.

小武生和井河屬於同一類人,他們都給了暖關乎一生的承諾,"我一定會回來接妳,""我一定會給妳幸福.”..... 這樣的承諾會給人無盡的幻想期盼,但隨着時間的流逝,説過的話逐漸從記憶中褪色,承諾兑現的希望愈發渺茫,最後那些盼着的念着的朝朝夕夕;那些愛慕的纏綿的字字句句,終究像落葉浮萍般付諸流水.

小武生的一去不返,井河的迷失在繁華都市的霓虹燈下,都説明了人心易變.我們不批判承諾的人,就像我們在年輕時候的愛情一樣,都迫不及待的用各種方式來表達着熾熱和真心,承諾就是其中最輕易,最有表現力的一種.

就如我表姊的故事一樣,她對表兄作出承諾的時候,都是有着無比的真心實意,她當時只是想着怎樣幫助表兄一家人移民來美定居,但没有思考到法理和其他方面可能發生的問題.

故而,不管是戲劇裡小武生,井河或者是現實中我的表姊,當他們在感情或人情上做出那番承諾時都是真心的,只是他們還没有明白承諾的意義和分量,於他們而言是掏心掏肺的表白,以致最後承諾變成了枷鎖,成了罪孽.

從歷史的推演和人生的經歷來看,真正讓人們錯過的是時間和空間.口頭上的承諾並没有法律的管制和道義的約束,時過境遷,有了自己的生活圈,心情沈澱下來,想法變了,價值觀變了,承諾的人於是沈默,於是背信;信諾的人也沈點了,憋住了,大家都不想再提當年的諾言,也都明白以前做的很多事都是荒唐幼稚,既傷害了别人也貶低了自己.

人生很多事情本來就没有絕對的對與錯,法律也不能裁判口頭上承諾的人.因為太年輕太率直而輕諾的人,隨着歲月的流逝,當我們没有了"年輕"這樣的借口之後,還是不要輕易説:"我一定會"這四個字,没有兑現的承諾有時會給人帶來一生的傷害和自己永遠無法彌補的遺憾.

我想世上最好的承諾就像戲劇中的啞巴青年,不用言詞話語,當你需要的時候,他會伸出援手;當你痛苦的時候,他會陪伴左右,没有心機忖度,没有利害得失,只有默默地去做,真心的付出.

佛家曰:"身口意"有十種造業作為,其中身與意各有三,只有口造四種罪業.

就像我們臉上的五官,以鼻為中線,分為左眼一半,右眼一半;左耳一半,右耳一半,兩個一半彼此協調,互相合作,就不會獨一自大,而我們的嘴巴却只有一個,没有另外一半的相助相輔,因此時常信口開河,最容易造業.

靜思語有句:"話多不如話少,話少不如話好",話好不是美麗的詞藻,而是謹慎其言.

孔子曰:"人無信而不立."與朋友交往,説話要誠實,格守信用,一個人的誠實守信,重在實踐.

黄花崗七十二烈士為了實踐愛國家,爱民族的誓言,離妻别子,慷慨就義,獻出他們的頭顱和熱血;德蕾莎修女為了實踐愛窮苦人的信諾,毅然離開了執教十七年的貴族女校,把尊貴的地位和舒適的生活留給别人,來到印度位於加爾各答(Calcutta)為最窮的窮人服務 (Poorest of the poor).

一個人要做到像君子般一諾千金,言出必行真的不是那麼容易達到,但是一個人願意培養尊重,體諒,凢事多替别人想想,相信不是很困難的,最起碼,也不要像小人那樣輕言信諾,出爾反爾.

古人云:"三緘其口",開口説話固然要三緘,給人許諾的時候更要三緘三緘再三緘.

不輕承諾故我不負人,不輕信諾言故人不負我,共勉之!

清祥於費蒙特客寓

05-08-2021


4/10/21

MỘT THI PHẨM CỦA TỪ HY THÁI HẬU, TRĂM NĂM SAU HẬU THẾ VẪN CÒN SUY NGẪM

Đây là bài thơ duy nhất mà Từ Hy Thái hậu sáng tác trong cuộc đời của mình, câu cuối cùng trong bài thơ cũng trở thành một câu danh ngôn đạo lý được lưu truyền đến ngày nay.

Tranh vẽ Từ Hy Thái hậu của một họa sĩ cung đình, không rõ năm (ảnh: Wikipedia).

Từ Hy Thái hậu là người thống trị đích thực của nhà Thanh trong thời kỳ cuối, trong thời đại đế chế của lịch sử Trung Quốc, là một trong số ít những người phụ nữ của lịch sử Trung Hoa nắm giữ triều chính trong thời gian dài. Đặc biệt là đối với việc cân bằng quyền lực giữa các hoàng thân quốc thích và các đại thần trong triều đình, Từ Hy được xem là tài giỏi, uy quyền, bảo vệ được triều đại cuối cùng của nhà Thanh.

Năm Từ Hy 17 tuổi, thông qua cuộc tuyển chọn tú nữ, bà ta được chọn vào trong cung, được Hàm Phong Đế phong làm Lan quý nhân, trong vài năm sau đó, bà không những từ quý nhân thăng một mạch lên đến Ý quý phi, mà còn sinh cho Hàm Phong Đế một người con trai duy nhất là Tái Thuần.

Trung Quốc phạt năng Alibaba vì tội lạm dụng thế độc quyền

Thanh Hà / RFI


Ảnh minh họa: Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc. Ảnh tháng 11/2020, nhân Hội Nghị Thế Giới Internet (WIC) ở Chiết Giang, Trung Quốc. REUTERS - ALY SONG

Trung Quốc giáng một đòn đau vào tập đoàn Alibaba của nhà tỷ phú Mã Vân/Jack Ma. Báo chí Bắc Kinh ngày 10/04/2021 tiết lộ 18,2 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 2,8 tỷ đô la Mỹ là khoản nộp phạt mà tập đoàn mua bán trên mạng Alibaba sẽ phải đóng cho nhà nước. Alibaba bị cáo buộc lạm dụng thế độc quyền, bắt chẹt các nhà cung cấp muốn bán hàng trên mạng giao dịch này.

Hãng tin Mỹ Bloomberg ghi nhận khoản tiền phạt « khổng lồ nói trên cao gấp ba lần so với số tiền mà Qalcomm đã phải nộp hồi năm 2015 ».

Thông tín viên Liu Zifan của đài RFI từ Bắc Kinh nhắc lại từ cuối năm 2020, chủ nhân Alibaba Jack Ma đã bị thất sủng.

« Khoản tiền phạt tương đương với 4% doanh thu của tập đoàn này trong năm 2019. Đây là một vố đau mới đối với Alibaba vốn đã trong vòng điều tra từ tháng 10 năm ngoái.

Tập đoàn có trụ sở tại Hàng Châu, miền nam Trung Quốc này, từ nhiều tuần qua rơi vào tầm ngắm của các giới chức Trung Quốc sau những tuyên bố hồi tháng 10 năm ngoái của chủ nhân Alibaba. Từng được xưng tụng đôi khi quá đáng, Jack Ma đã cả gan chỉ trích guồng máy kiểm soát tài chính của Trung Quốc và chính cơ quan này đã ban hành lệnh phat nặng nhắm vào tập đoàn Alibaba.

Gần như cùng lúc, Bắc Kinh đã chận chi nhánh tài chính của Alibaba là Ant Group tham gia sàn chứng khoán. Nhẽ ra đây phải là thương vụ tài chính quan trọng nhất trong lịch sử tài chính Trung Quốc.

Một cách tổng quát hơn toàn bộ lĩnh vực internet đang bị theo dõi. Theo quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ảnh hưởng của lĩnh vực này đã quá lớn. Bắc Kinh muốn là các đại công ty trong lĩnh vực công nghệ cao phải quay trở lại và tập trung phát triển chuyên môn chính của những công ty này ».

4/8/21

CHIẾC NÓN LÁ RÁCH.

Làm dâu được sáu năm, sanh ba cháu. Năm 1972 anh chị được chính phủ VNCH cấp căn nhà vùng ven đô nên đành phải xin Bố Mẹ cho ra riêng.

Đâu ngờ Có ngày 30/4 – Có thời “bao cấp”!

Như mọi người, gia đình nàng cũng rơi vào thảm cảnh. Khổ sở vì phải lo miếng cơm manh áo.

Từ “tiểu thơ nàng trở thành "con cò lặn lội bờ sông”.

Bươn chải đủ cách hầu đủ nuôi năm con với một chồng!

Và, vô tình học lóm đựơc nghề chầm nón lá từ bà hàng xóm. Nhờ vậy, nàng được có trong tay chiếc “cần câu” hầu kiếm cho cả nhà bữa cháo bữa rau. Cho các con còn có cơ hội được tiếp tục cắp sách đến trường, mót nhặt vài ba “cái chữ”. Tối tăm mặt mũi vì sinh kế, nên lâu lâu mới có dịp ghé thăm bố mẹ chồng.

Một lần đi mua vật liệu làm nón. Ghé lại nhà, thấy mẹ chồng cũng vừa đi “hàng” về tới. Nhìn bà đội chiếc nón lá sút vành rách bươm, nàng thấy xót xa trong lòng!

Ba ngày sau, nàng ”lái” chiếc xe đạp “cùn”, mang xuống biếu bà cái nón lá bài thơ, y chang của xứ Huế, nhưng do chính tay nàng làm. Bà cụ mừng quá, nhìn săm soi một hồi, gật gù tỏ vẻ ưng ý.

Nàng bảo mẹ lấy quai nón cũ đưa con thay cho. Bà cụ cầm vào trong buồng. Nghe tiếng sột soạt vọng ra. Sau đó, tiếng chân bà lên lầu.

Thấy bà trở xuống tay không. Nàng hỏi nón đâu rồi? Bà bảo: - Mẹ vừa bao lại, mang lên gác cất để dành. Nón cũ còn dùng được, chừng nào hết xài, tao sẽ đội nón mới. Công lao tụi bây bỏ ra, tỉ mỉ mấy ngày trời mới làm được chiếc nón mới đẹp thế, phải không?

Nghe bà nói vậy, nàng bảo: - Mẹ cứ lấy ra đi, mai mốt hư, con “châm” cái khác biếu mẹ. Ai đời, con châm nón bán cho người ta, để mẹ già phải đội chiếc nón ờ tơi tả thế kia!
Nói mãi nhưng bà vẫn không đổi ý. Cuối cùng nàng giả bộ “nói lẫy”: - Vậy mẹ đưa lại, con đem bán. Bao giờ nón cũ hết xài, con sẽ mang nón mới xuống đổi cho.

Đang vui, tự nhiên mặt bà xụ xuống, cặp mắt đỏ hoe, nhìn lên gác như muốn khóc! Nàng biết mình lỡ lời bèn xin lỗi mẹ.

Bà chẳng nói chẳng rằng, bỏ vào phòng nằm. Khi chào ra về, bà cũng không thèm quay mặt ra. Biết bà giận, nàng hối hận lắm!

Gằn bốn mươi năm sau, chuyện đó đã đi vào quên lãng. Cho đến một ngày đầu năm 2013, con nàng tới hỏi: - Cái bếp mua cho mẹ cả năm nay sao mẹ không mang ra xài? Cái gì cũng cất kỹ, toàn dùng những thứ mà - như người khác - họ đã bỏ vô thùng rác từ lâu rồi. Rõ số khổ!

Nàng giải thích: -Thời buổi khó khăn, cái gì còn dùng được, mẹ cứ tận dụng, đỡ tốn kém cho các con đồng nào hay đồng nấy. “Nó” tuy cũ nhưng chẳng có chi trở ngại. Cơm canh nấu vẫn chín đó thôi.

- Vậy con lấy bếp lại để cho người khác nghe?

Nét mặt nàng bỗng xụ xuống y như bà cụ mẹ chồng ngày xưa, khi nghe nàng nói đòi lại chiếc nón. Nhưng không chỉ giống đôi mắt đỏ hoe rướm lệ, mà nàng còn bật khóc…, khóc tức tưởi… ! Chồng, con xúm lại vỗ về, an ủi mãi mới tạm nguôi.

Vài ngày sau, nàng kể: Lúc đó bị chạm tự ái, tủi thân vô cùng. Mình cho chúng, lo cho chúng bằng cả cuộc đời. Nay về già, chúng biếu, tặng (hay gọi là cho cũng được) thứ gì, đều phải tuân theo sự “chỉ đạo”(!). Nếu không làm như ý, chúng đòi lại. Hỏi sao chẳng đau lòng?

Đêm ấy, trằn trọc khó ngủ. Ngồi bó gối, than vắn thở dài. Bỗng chợt nhớ lại câu chuyện chiếc nón ngày xưa. Mình cũng có những lời nói tương tự với Mẹ chồng. Mặc dù không ác ý, nhưng cũng đã phạm sai lầm, vì vô tình gieo Nhân xấu. Và hôm nay, hậu quả được lập lại “y khuôn” cũng chỉ là lẽ đương nhiên.

Ông bà dưới quê thường nói “Đời xưa quả báo thì chầy. Đời nay quả báo một dây nhãn tiền”. Mình nghiệm ra: ”Lỗi tại Ta” và cảm thấy nhẹ nhõm, bèn lại Bàn thờ, thắp nén nhang, khẩn thầm xin lỗi trước di ảnh của Bà:

“Bởi chiếc nó lá rách, con đã hơn một lần làm cho Mẹ đau khổ, như con vừa trải qua. Nay thì con đã hiểu. Cúi xin Mẹ niệm tình tha thứ!”

Ông Đồ Già

4/5/21

Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân

Trở về Mục Lục


ý kiến phản hồi;
"Con người" rất phúc tạp. “Dò sông dò biển dễ dò. Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”.
Tâm tư con người thiên biến vạn hóa.
1)- Tư Mã Tương Như con người nhiều cảm tính. Nguyên có tên là Khuyển Tử (犬子), vì ngưỡng mộ LanTương Như mà đổi tên thành Tương Như. "Cầm Khiêu Văn Quân" có thể là do bản tính lãng tử, hào hoa. Cũng có thể có dụng ý bất chính. Vì ái mộ một người mà đổi tên, vì cảm thương quả phụ Văn Quân , tuổi trẻ tài hoa chịu cảnh góa bụa mà gẩy khúc "Phượng cầu hoàng".
2)- Trác Văn Quân nghe tiếng TMTN từ lâu. Bị khích động bởi tiếng đàn mà buông lòng theo tiếng gọi của con tim. Bất chấp mọi giá. Như ý kiến Hàn Sĩ TMTN và TVQ chẳng ai có lỗi trong tình yêu.
3)- Một nhận xét chí lý: Tình yêu như ngọn lửa rơm, tình nghĩa mới trường tồn.
4)- Kết thúc câu chuyện tình có hậu do "tài nữ Trác Văn Quân dĩ văn phục văn (以文服文)". Dù bồng bột nông nổi nhưng TVQ cũng một lòng một dạ với người mình yêu. Kịp khi thấy người bạn đời thay đổi nàng nhất quyết đoạt tuyệt "đáng phục". TMTN cũng là người biết phục thiện, "lãng tử hồi đầu" cũng xử sự công bằng để không mang tiếng là kẻ bạc tình.

Nghe nhạc:

Tà Áo Văn Quân - Sáng tác: Phạm Duy Nhượng. Tiếng hát: Quỳnh Dao.


4/3/21

LỜI YÊU

Nguyễn Ngọc Tư

Nhí quay lại Nhơn Thành, người trong xóm ra trước nhà chờ đón. Mẹ Nhí đi cùng con cả một đoạn đường dài, không biết trên máy bay có khóc, nhưng đến đầu xóm mặt giăng một màn nước mắt, chân bước hụt bước hao.

Ai cũng kêu mau quá, đám gả Nhí như mới đây thôi, bữa đó nó còn giòn rụm nói cười, hát 60 năm cuộc đời giờ thành tro nguội bụi lạnh.

Nhí lấy chồng đúng đợt mưa dầm tháng bảy, truyền hình nói ngoài biển có hai cơn áp thấp nhiệt đới đang rượt đuổi nhau. Người trong xóm rũ nước mưa lúc bước qua cổng vòng nguyệt, càm ràm riết rồi cưới gả không chờ nắng cho vui.

Nhưng chờ gió chướng lùa nắng về lại Nhơn Thành thì cũng phải vài ba tháng nữa. Chú rể chỉ được ở lại tròn tháng. Ba mươi ngày cho tất cả những chuyện từ coi mắt cho đến lễ cưới, từ dòm coi chân Nhí có cong không cho đến da có bị chàm hay nấm mốc không. Làm lễ chào hai họ xong, chú rể sẽ bay ngay về nước không kịp thở.

Đi Sài Gòn bữa trước, vài tối sau Nhí dắt chồng tương lai về, sửa soạn đám cưới trong lúc đợi làm giấy tờ hôn thú. Tên chồng mỗi chữ Hi-ếc trên cái thiếp mời viết đổ tháu hệt cua bò trong giỏ. Ai nhận thiệp cũng kêu ui trời mau quá, con nhỏ mới đây còn bưng thau đi dài xóm mượn gạo mà giờ đã lấy chồng rồi.

Trong lằn rãnh nhớ của người Nhơn Thành chỉ có Nhí kéo tép rong, Nhí vớt bèo, Nhí chạy quắn trước ngọn roi cha mẹ nó, Nhí xin nước mắm thì kèo thêm tóp mỡ. Không có Nhí cô dâu.

Thăm Lại Chiến Trường Xưa

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần đầu mùa Quốc Hận.

Dạo:
Xưa tuôn máu giữa chiến trường,
Nay tuôn lệ giữa quê hương không còn.

Cóc cuối tuần:

Thăm Lại Chiến Trường Xưa

Từng bước lẻ ngập ngừng theo tiếng nạng,
Nắng xoay chiều, chập choạng bóng thương binh.
Đích viếng thăm bỗng xuất hiện thình lình,
Người chưng hửng, tưởng rằng mình hoa mắt.

Sửng sốt nhìn quanh quất,
Tự hỏi mình có thật đến đúng nơi,
Xưa kia đã một thời,
Mình chấp nhận xương rơi cùng máu đổ?

4/2/21

Bác sĩ… ngụy

Nguyễn Ngọc Chính

Có những câu nói sẽ thay đổi theo từng ngữ cảnh, theo từng thời gian và thậm chí còn đi ngược lại ý nghĩa ban đầu, chẳng hạn như chữ “ngụy”. Khi “bên thắng cuộc” vào Miền Nam năm 1975, người Sài Gòn thường nhíu mày, khó chịu khi nghe đến chữ “ngụy”.

Ấy thế mà 45 năm sau, đôi khi lập lại cũng từ ngữ đó người ta lại cảm thấy “ngụy” không còn là cách nói miệt thị, không phải cứ “ngụy” là xấu mà trái lại nó tượng trưng cho điều gì đó tốt đẹp. Bằng chứng cụ thể, ngày nay có nhiều người ca ngợi… Bác sĩ Ngụy!

Chỉ mới đây thôi, một cuộc giải phẫu tách rời hai trẻ sơ sinh dính liền nhau từ trong bụng mẹ đã được dư luận, kể cả lề trái lẫn lề phải, bàn tán xôn xao. Có đến gần 100 y bác sĩ tham gia cuộc mổ mà trong đó người đứng đầu ê-kíp lại là một bác sĩ tuổi đã ngoài 70, được đào tạo từ thời còn “mồ ma” VNCH!

Cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi cùng bố mẹ trước khi mổ tách rời

Cũng vị bác sĩ quân y này năm 1988 đã là "nhạc trưởng" vì ông giữ vai trò phẫu thuật viên chính ca mổ tách cặp song sinh dính liền Nguyễn Việt - Nguyễn Đức với sự hỗ trợ thiết bị của Nhật Bản. Sự thành công của ông vang danh thế giới và được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness Thế giới năm 1991.

Dề cơm cháy!

Đoàn Xuân Thu

nhưỡVì thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa mì nên Tây nó ăn bánh mì. Vì thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước, nên ta ăn cơm.

Bánh mì bán ế, Tây đem nướng lại, già chút lửa, cắt thành lát, vô bọc bán. Mình mua về trét bơ, rắc đường cát trắng mịn lên, ăn giòn rụm hè.

Cơm của ta cũng vậy! Nấu cơm chín rồi chỉ cần già thêm một chút lửa là có ngay dề cơm cháy. Mình trét mỡ nước và tóp mỡ lên, rắc thêm chút đường cát trắng mịn, đút vô miệng nhai giòn rụm hè.

Mà nói tới cơm cháy thì tui lại nhớ tới thời đi lính ở Trường Bộ Binh Thủ Đức. Nhứt là 9 tuần đầu huấn nhục, Tân Khóa sinh. Cán bộ quân trường không cần biết đứa nào có cha mẹ giàu hay nghèo gì ráo trọi, tất cả đều phải đi ăn cơm nhà bàn.

TẢN MẠN BA TẦU

4/1/21

Nhân ngày giỗ lần thứ mười của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, giở lại trang sử âm nhạc và sinh hoạt thanh niên: Phong Trào Du Ca

Nguyễn Thị Nhuận (hồi ký Phong Trào du ca)
Báo Viễn Đông
Ảnh:  Chung Thế Hùng 

Khoảng năm 1965,1966, tôi là một con bé 15,16 tuổi thật nhút nhát nhưng cũng thật lý tưởng, ôm ấp trong đầu nhiều mơ ước, mà mơ ước lớn nhất là làm được một chuyện gì tốt đẹp cho quê hương đất nước, một quê hương mà dù còn nhỏ như vậy, tôi cũng cảm thấy là đang ở vào một tình trạng vô vọng, không lối thoát. Hằng ngày, tôi biết là có nhiều người bị gọi đi lính, và nhiều người ra đi không về. Tôi gia nhập Phong Trào Học Đường Phục Vụ Xã Hội, một đoàn thể gồm toàn những học sinh như tôi, dẫn đầu bởi một số giáo chức mà chúng tôi gọi là huynh trưởng. Đoàn thể thường tổ chức những trại công tác với mục đích xây nhà cho đồng bào chiến nạn, sửa sang phòng ốc cho các trại cô nhi, giúp đỡ những trại tạm cư... Con bé mới lớn là tôi hăng hái đi trại, cầm chổi sơn tường, phát quà cho đồng bào tị nạn... Sau những giờ làm việc là những buổi lửa trại, nơi chúng tôi tha hồ gào hét những bài hát hướng đạo cũng như những bài du ca của Nguyễn Đức Quang: Về Với Mẹ Cha, Người Yêu Tôi Bệnh, Lìa Nhau, Đường Việt Nam, Anh Em Tôi... Con bé rất thích hát là tôi say sưa hát. Và sau đó được “mời” vào hát trong chương trình phát thanh “Chúng Ta Cùng Hát” của Nguyễn Đức Quang.

 

Khoảng năm 64, 65 gì đó, tôi đã biết đến ban Trầm Ca. Trong một buổi văn nghệ Tết tổ chức ngay nền Khám Lớn cũ - một miếng đất trống với vài căn nhà tiền chế, đất dụng võ của một số thanh niên sinh viên, nơi có quán Văn nổi tiếng với buổi trình diễn của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đi chân đất – tôi đã được nghe ban Trầm Ca hát những ca khúc của họ. Những Nguyễn Đức Quang, Phương Oanh, Đinh Gia Lập, Nguyễn Kim Châu, Trần Trọng Thảo, Hoàng Thái Lĩnh đã làm tôi cảm động với Tiếng Rống Đàn Bò, Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Lìa Nhau... Thế mà bây giờ tôi được gặp Nguyễn Đức Quang và được hát với nhóm của anh!

 

Chúng Ta Cùng Hát là một chương trình chuyên hát những ca khúc “cộng đồng”, tức những bài ca viết cho nhiều người cùng hát. Có lẽ Nguyễn Đức Quang đã viết ca khúc Ngồi Quanh Đây Chúng Ta Cùng Hát riêng cho chương trình này. Tôi không có dịp hỏi lại NĐQ nhưng có lẽ CTCH cũng như một vài sinh hoạt trẻ khác lúc đó được nâng đỡ nhiều bởi những vị bộ trưởng của chính phủ mới sau năm 1963 , còn trẻ và có cảm tình với phong trào sinh hoạt thanh niên. Mỗi tuần chúng tôi đến Đài Phát Thanh tập hát, cùng hát và thu thanh những bài du ca, hầu hết là của Nguyễn Đức Quang, thỉnh thoảng có một vài bài dân ca hoặc một vài bài của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy. Cả những bài của Hoàng Quý mà hướng đạo hay hát. Ngoài Nguyễn Đức Quang và Trịnh Công Sơn lúc đó đã nổi tiếng, cùng thời còn có cả một lớp các nhạc sĩ trẻ đang lên sáng tác rất hăng, không tuần nào mà không có bài mới: Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Miên Đức Thắng, Lê Uyên Phương... Nhạc sĩ Phạm Duy cũng viết nhạc rất nhiều trong thời kỳ này. Nhưng phải nói chỉ có Nguyễn Đức Quang là hoàn toàn “trung thành” với loại nhạc nhận thức về quê hương , hay “du ca” cũng vậy. Nếu bạn nào cùng tuổi trên 5 bó như tôi còn nhớ một vài bài du ca thì có lẽ cũng đã có lần nghe chương trình Chúng Ta Cùng Hát trên đài phát thanh Sài Gòn.

 

CTCH không thọ lâu nhưng không sao, lúc đó, như NĐQ đã kể bên trên, anh Đinh Gia Lập đã làm giấy tờ chính thức thành lập Phong Trào Du Ca với một ban quản trị đàng hoàng. Hình như anh Hoàng Ngọc Tuệ lúc đó là chủ tịch ban quản trị mặc dù anh ít hát và cũng ít sinh hoạt văn nghệ. Thực ra thì anh cũng rất mê hát và là “sponsor” của nhóm Trầm Ca nhiều năm trời, thành ra việc anh làm chủ tịch cũng không có gì là lạ. Căn nhà của anh trên đường Sương Nguyệt Anh nghiễm nhiên trở thành trụ sở đầu tiên của Du Ca. Tôi còn nhớ đã đến đây học lớp dậy guitar cũng như dự buổi hát thân mật đầu tiên của cặp Lê Uyên Phương khi họ mới từ Đà Lạt xuống Sài Gòn.

 

Lâu lâu tôi lại đi nghe những buổi hát du ca ở rất nhiều nơi, có nhóm Trầm Ca cũng như ông Phạm Duy trình diễn như Nguyễn Đức Quang đã kể ở phần trên. Phải nói là những buổi hát này đã đem đến cho tôi nhiều suy nghĩ, trăn trở. Đi trại công tác, tôi có dịp rời khỏi tháp ngà của gia đình và trường học để gặp những người dân nghèo từ nhiều miền đất nước, có dịp thấm thía cảnh khổ của họ và suy nghĩ về tình trạng quê hương, về chiến tranh. Nguyễn Đức Quang và những nhạc sĩ du ca tiếp nối – Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần Tú, Trần Đình Quân, Giang Châu, Bùi Công Thuấn, Nguyễn Quyết Thắng... - đã nói giùm tôi những gì tôi cảm nhận nhưng không nói ra được. Tôi thuộc lòng rất nhiều bài du ca.

 

Tết Mậu Thân, tôi và các bạn trong PTHĐPVXH cùng kéo nhau đến những trại tạm cư, nơi những đồng bào không may ở tạm vì nhà bị cháy trong chiến cuộc, làm công tác. Sân vận động Hoa Lư, trường Kiến Thiết... là một vài địa điểm cho những trại tạm cư này. Chúng tôi còn làm việc ở một công trường xây cất ngay đường Lý Thái Tổ, được tạm dùng cho bà con chiến nạn tá túc. Buổi tối, chúng tôi ngồi quanh lửa trại ca hát, nghe kể chuyện. Chính nơi đây chúng tôi được Đỗ Ngọc Yến, người hay đi và có nhiều “connections” nhất, đến hát cho nghe 2 sáng tác mới nhất của Trịnh Công Sơn: Bài Ca Dành Cho Những Xác Người và Hát Trên Bãi Dâu. Tối âm u dưới những ngọn đèn mắc vội, chúng tôi ngồi nghe những câu: Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy trên con đường người ta bồng bế nhau chạy trốn... hay Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng, trên nóc nhà thành phố, trên những đồi hoang vu... thật ghê rợn. Bộ mặt thật của chiến tranh lộ diện, những học trò thành phố không còn ngủ yên đêm đêm nữa mà phải “nhận thức” thực trạng quê hương. Có những đêm chúng tôi ngủ lại dưới lều bạt và một buổi tối thật khuya, tôi hát bài “Người Anh Vĩnh Bình” mới học được của Nguyễn Đức Quang. Câu chuyện cảm động về một anh lính quốc gia đi phép về thăm nhà, mới bế con được vài giờ thì tối đến đã bị những người bên kia vác mã tấu đến tận nhà chém chết, được NĐQ kể lại bằng những khúc nhạc 3/4 giản dị nhưng lời hát đã vẽ lên được nét bi thảm của một giai đoạn đau thương của đất nước Việt Nam. Giọng hát của tôi lúc đó phải nói là rất còn non nớt nhưng chứa đựng đầy xúc cảm vì chính tôi đã quá cảm xúc với bài hát. Sáng ra, nhiều người nói với tôi là họ đã rợn người khi nghe bài hát ấy. Đó là tác dụng của nhạc hiện thực.

 

Tôi đang hát du ca một cách tơ lơ mơ như vậy thì bỗng một hôm có anh chàng gầy lêu khêu đến nói chuyện và rủ tôi vào toán du ca Mùa Xuân. Đó chính là Phạm Công Ngân. Ngân quen với Nguyễn Đức Quang như thế nào thì tôi không biết rõ nhưng theo lời Ngân, anh Quang đã ủy thác cho Ngân đi tìm toán viên cho toán du ca đặc biệt này.

Lúc đó, phong trào du ca đang lan rộng khắp nơi ở miền Nam nước Việt, từ những tỉnh miền Nam như Long Xuyên, Tây Ninh tới những tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Nha Trang, Huế... Mỗi địa phương đều tổ chức thành những toán du ca cùng nhau sáng tác, đàn hát, đi trại công tác, đi trình diễn ở những buổi hát cộng đồng, những buổi hát theo đúng mô thức của những buổi diễn Phạm Duy – Trầm Ca năm nào.

 

Từ những toán này, một số những nhạc sĩ du ca xuất hiện. Từ Tây Ninh có Nguyễn Hữu Nghĩa, từ Đà Nẵng có Trần Đình Quân, từ miền cao nguyên có Bùi Công Thuấn, Nguyễn Quyết Thắng... Một toán du ca mang tên ngộ nghĩnh: Con Sáo Huế. Những toán khác: Vượt Sóng, Phù Sa,.... Ngay tại “đại bản doanh” Sài Gòn, các ông huynh trưởng du ca muốn có một toán du ca “nồng cốt”, tập dượt ráo riết những bài du ca để “đi hát dạo” kiểu Phạm Duy và Trầm Ca, lúc này đã hầu như ngưng hát. Phạm Duy thì có nhiều “projects” khác, ban Trầm Ca thì phân tán vì mỗi người dấn thân vào một công việc khác nhau: Phương Oanh thành lập nhóm đàn tranh Hoa Sim, mấy người con trai thì đi lính gần hết.

Thế là toán du ca “Mùa Xuân” ra đời gồm có Phạm Công Ngân, Uông Thế Công, Trần Ngọc Oánh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Trịnh Hữu Tâm, Nguyễn Minh Phương, Ngọc Hoàn và tôi. Oánh không trình diễn mà giữ nhiệm vụ viết hòa âm các bài hát. Phạm Công Ngân và Trịnh Hữu Tâm vừa hát vừa đàn guitar. Nguyễn Đức Quang giữ nhiệm vụ “nhà dìu dắt”. Toán Mùa Xuân rất là “có trình độ”, hát với 4 bè đàng hoàng cùng tiếng đàn đệm của Ngân, Tâm và anh Quang.

Chúng tôi làm nhiều chuyến “lưu diễn” ở các trường học khắp nơi cùng Nguyễn Đức Quang. Những bài hát của anh có dịp ghi khắc vào tâm khảm tôi, nói lên hộ tôi những khắc khoải của một tâm hồn mới lớn, đầy lý tưởng và nhiệt huyết. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy một bế tắc trong suy nghĩ và hành động. Ừ, đúng, tôi đang hát lên tâm tư của mình, những ưu tư về cuộc chiến tranh không lối thoát, những trăn trở cho cuộc sống đang phải dấn thân vào. Rồi sao nữa? Tôi không làm gì hết, tôi chỉ đi học, đi làm công tác thiện nguyện phất phơ, đi dạy thêm để kiếm tiền tiêu… Tôi chưa làm gì để có thể thóat ra những ưu tư dằn vặt đó được, chúng ở ngòai tầm tay một đứa trẻ mới lớn. Đến khi việc học trở nên quá bận rộn, tôi rời khỏi Phong Trào Du Ca.

Khi gặp lại Nguyễn Đức Quang và gia đình ở quận Cam vào những năm 1979, 1980, chúng tôi nối lại thân tình và đã cố gắng gầy dựng lại phong trào nhờ tập hợp được một các anh chị em du ca cũ: Nguyễn Thiện Cơ, Đoàn Trường Thọ, Lê Hiếu Nghĩa, Thu Vân,… thêm sự tiếp sức của du ca mới Việt Dzũng. Chúng tôi hội họp nhau tại nhà Phan Huy Đạt tập hát và đã làm một cuốn băng du ca thu tại phòng ngủ của căn apartment này cũng như tổ chức một vài buổi trình diễn nhạc du ca. Nhưng rồi những lo toan của cuộc sống đã làm tắt đi những hăng say ban đầu, mà khán giả cũng không còn, phong trào đành đi vào quên lãng.

Bao nhiêu năm qua, tôi vẫn nhớ mãi từng lời ca, vẫn thấy máu sôi lên trong huyết quản khi hát Đường Việt Nam, Anh Em Tôi, Lìa Nhau, Cần Nhau, Người Anh Vĩnh Bình, Tuổi Trẻ Chúng Tôi… Chúng là một phần tim óc của tôi, chúng đã làm nên con người tôi. Tôi tin rằng không ít những người cùng thời với tôi có cùng cảm nghĩ.

Và bây giờ, tôi rất vui khi thấy thế hệ trẻ cũng đã cất cao tiếng hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ và đang dần khám phá những bài hát khác, những bài du ca của Nguyễn Đức Quang.



Từ trái, Minh Chiến, Nguyễn Đức Quang,  Nguyễn Quyết Thắng (trong ngày sinh nhật NQ Thắng 19-9) tại Paris, Pháp năm 2010.


NQ Thắng viết trên trang Facebook cá nhân ngày 27 tháng 3, 2021 về những kỷ niệm năm 2010:

“Một trong những kỷ niệm thật thân thương và trìu mến giữa tôi với người đàn anh Du Ca Nguyễn Đức Quang mà tôi không bao giờ quên. Đó là lần anh đã từ Cali bay qua Hòa Lan thăm gia đình tôi. Cũng trong dịp này, tôi cùng anh đã đi một vòng Âu Châu ghé thăm một số bằng hữu ở rải rác khắp nơi: Hòa Lan, Pháp, Bỉ, Đức, Áo, Budapest, Tiệp Khắc…

“Trong những ngày dài bên nhau, cùng bàn luận chuyện vui buồn và những bước đi cho tương lai của Phong Trào Du Ca.

“Trong những đêm dài nơi đất lạ trên khắp vùng trời Âu, anh đã tâm sự những chuyện thầm kín riêng tư, mà anh vẫn còn ấp ủ trong tim.

“Chúng tôi đã cùng hát say sưa bên nhau với những bài ca Khai Phá , những bài Nhận Thức Ca, Dân Ca, và cả những bài Tình Ca,  trong dịp ghé thăm đoàn Du Ca Paris tại Pháp. Cũng là ngày sinh nhật của tôi 19 tháng 09,  là ngày đầu tiên tôi phủi tay, gác chuyện cơm áo. Những bài ca suốt một thời tuổi trẻ đến nay vẫn rong ruổi theo gót chân tôi từng tuổi đời .

“Một lần ngồi uống cafe ở ven đường Place d’Itali- Paris, anh nói, 'Minh Chiến chụp cho anh với Thắng tấm ảnh kỷ niệm chỗ này đi, biết đâu nó lại đi vào *lịch sử* không chừng.'

“Mà quả thật, đấy cũng là lần gặp gỡ cuối cùng, không ngờ 6 tháng sau anh đã vĩnh viễn lìa trần.

“Hôm nay 27-03-2021, xin viết đôi dòng tưởng nhớ ngày giỗ thứ 10 của người anh tinh thần Nguyễn Đức Quang mà tôi luôn quí mến.”


Các bài viết liên quan:

Nghĩ về anh Nguyễn Đức Quang

10 năm cõi tạm

Họp mặt Du Ca Mùa Xuân 2021, tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang