Showing posts with label Truyện ngắn. Show all posts
Showing posts with label Truyện ngắn. Show all posts

1/25/24

Tuyển tập truyện ngắn -

Phạm Duy - Tinh thần hỉ xả

Ngày 27 tháng 01 năm 2024 là ngày qua đời lần thứ 11 của nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi xin trích Lời Kết và bài Hương Ca trong tuyển tập truyện ngắn PHẠM DUY TINH THẦN HỶ XẢ để tưởng niệm nhạc sĩ Phạm Duy, cây đại thụ của nền âm nhạc đất nước...


Link: 

1/16/24

Đôi vợ chồng già thuê khách sạn

Vào một buổi tối nọ, có một người đàn ông và một phụ nữ lớn tuổi bước vào một khách sạn nhỏ. Họ muốn tìm chỗ trú chân vì trời đang mưa. Cả hai tiến đến bàn lễ tân hy vọng có thể đặt được phòng.

“Cậu còn phòng trống không?”

Không muốn đôi vợ chồng già phải ra đường tìm chỗ nghỉ trong lúc trời đang mưa gió, nhân viên lễ tân dẫn họ đến một căn phòng và nói: “Nó không tốt nhất nhưng chí ít các vị sẽ không phải chạy loanh quanh tìm khách sạn trong điều kiện thời tiết như thế này.”

Thấy căn phòng được bố trí rất gọn gàng, ngăn nắp, hai người khách già vui vẻ vào ở.

Sáng hôm sau, khi họ muốn thanh toán, nhân viên lễ tân liền đáp: “Không cần đâu ạ, căn phòng hai vị ở là phòng của tôi, chúc hai vị có chuyến đi vui vẻ”.

Thì ra, vì hai vị khách xa lạ, anh nhân viên lễ tân đã có một đêm dài ngoài quầy. Người đàn ông già vô cùng cảm động, nói với đối phương: “Con trai, ta đã gặp người kinh doanh khách sạn tốt nhất, ngay trước mặt ta. Con sẽ nhận được sự báo đáp.”

Viên nhân viên khách sạn cười tươi, tiễn hai vợ chồng già ra cửa và cũng nhanh chóng quên đi câu chuyện ngày hôm đó.

Hai năm trôi qua, bỗng một ngày anh nhận được một lá thư. Trong thư, người đàn ông già đã nhắc lại với anh ta chuyện tối hôm đó kèm theo một tấm vé đi New York đã định sẵn ngày.

Người đàn ông già hẹn nhân viên lễ tân tại một góc phố giao giữa đại lộ số 5 và đường số 34. Ông chỉ tay vào một tòa nhà mới, khá rộng và nói: “Đó là khách sạn tôi xây cho cậu”. “Ông đang đùa sao”, nhân viên lễ tân kinh ngạc đáp.

Người đàn ông già kia chính là triệu phú nổi tiếng William Waldorf Astor. Khách sạn mà ông xây có tên The Waldorf Astoria. Đây là món quà người đàn ông dành tặng cho người lễ tân trẻ George Boldt – người quản lý đầu tiên của khách sạn.

Lời bình

Nhân – quả thực ra đều nằm trong tay chúng ta. Các “cao thủ” trong cuộc sống này khi còn chưa xác định được rõ mục tiêu vĩ đại của đời mình, đều dùng cái tâm để hoàn thành tốt mọi việc trong khả năng của họ.

Hãy nghĩ rằng, bất cứ ai cũng đều là nhân viên, một người vĩ đại cũng bắt đầu từ việc liên tục phục vụ người khác. Khả năng phục vụ người khác càng lớn, khả năng thành công của người đó càng cao.

Đời người, ai cũng có nhiều kế hoạch, muốn trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Trên con đường đó, có thể có những tiếng cười sảng khoái nhưng cũng có cả những giọt nước mắt tủi thẹn, có niềm tin thành công và cũng có cả lời cảnh tỉnh về thất bại. Mỗi trải nghiệm dù thế nào cũng đều đáng quý.

Hãy luôn nhớ rằng:

Muốn người khác yêu quý mình, hãy yêu quý người khác trước;
Muốn người khác quan tâm mình, hãy quan tâm đến họ trước;
Nếu muốn người khác đối xử tốt với mình, cũng cần phải tốt với người khác trước.

Đây chính là bí quyết tuyệt vời, hiệu quả trong mọi tình huống của cuộc sống.
Nếu bạn thực sự muốn kết giao với những người bạn chân thành, bạn cần chân thành với họ trước, rồi bạn sẽ nhận thấy bạn bè bắt đầu thật lòng với mình.

Nếu bạn muốn vui vẻ, hãy mang niềm vui đến cho người khác trước, rất nhanh thôi, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình ngày càng vui tươi.

1/14/24

Tìm Khắp Thế Giới - Chúng Tôi Tìm Thấy Nhau

Sandra Kosmala, Nguyễn Thế Hoàng và Lila

Tôi đọc được một bài viết trên BBC tiếng Việt tựa đề Vợ Ba Lan buộc xa chồng Việt Nam : Tôi xem mình là người Việt, xin cho tôi về nhà.

Người vợ Ba Lan có tên là Sandra Kosmala. Cô Sandra đem con gái hai tuổi lần đầu tiên về quê ngoại thăm ông bà. Hai mẹ con bị mắc kẹt tại Poznan, Ba Lan. Lý do vì đại dịch virus corona. Con gái quốc tịch Việt Nam được về, mẹ quốc tịch Ba Lan thì không.

Sandra Kosmala nói cô mong hai mẹ con cô được sớm bay về đoàn tụ với người chồng, một công dân Việt Nam. Người mẹ trẻ hiện đang mang thai bảy tháng nói : Từ nhiều tuần qua cô đã tìm nhiều cách khác nhau, từ đặt mua vé máy bay trực tiếp, cho tới khẩn nài sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan, nhưng vẫn mắc kẹt ở Ba Lan trong lúc ngày sinh nở đang đến gần.

Sandra nói rõ ràng và rành mạch bằng tiếng Việt với chất giọng Hà Nội trong cuộc phỏng vấn của BBC rằng : Tôi mong muốn xin được về Việt Nam. Tôi mong chính phủ Việt Nam cho phép tôi nhập cảnh để về với chồng mình. Các chi phí vé máy bay hay cách ly tập trung tôi đều chịu, chỉ mong cho gia đình đoàn tụ. Tôi cũng hỏi nhiều người về trải nghiệm ở khu cách ly, họ đều phản ứng tích cực, bạn bè tôi người nước ngoài còn khen không nghĩ Việt Nam lại làm tốt như vậy.

Sự kiện mẹ con cô Sandra bị kẹt ở Ba Lan làm tôi xúc động. Bài báo trên BBC tiếng Việt còn làm cho tôi xúc động hơn nữa về mối tình của cô gái Ba Lan, Sandra Kosmala và thanh niên Việt Nam, Nguyễn Thế Hoàng.

Ngày xưa, ở Việt Nam, thanh niên và thiếu nữ hiếm ai lấy người nước ngoài. Nữ giới lấy người nước ngoài thường bị dị nghị tai tiếng, nam giới thì không. Ngày nay, ở Việt Nam, việc lấy người nước ngoài là bình thường. Lấy người nước ngoài thì phụ nữ có hai nhóm : Nhóm thứ nhất là những phụ nữ được các công ty môi giới đưa sang làm vợ các nam giới Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc. Phụ nữ thuộc nhóm này đa số là thuộc gia đình nghèo ở vùng quê. Nhóm thứ hai là những phụ nữ lấy chồng là nam giới thuộc các nước Mỹ, Châu Âu. Phụ nữ thuộc nhóm này đa số là những cô gái trẻ đẹp thuộc những gia đình thành phố khá giả, họ muốn có cuộc sống tốt đẹp ở phương Tây. Nam giới thì vẫn ít lấy người phụ nữ nước ngoài như ngày xưa.

Đất nước sau hơn 45 năm thống nhất, theo tôi đất nước vẫn còn nghèo. Thanh niên Việt Nam vẫn chưa đưa đất nước lên ngang bằng Đài Loan, Hàn Quốc, Tân Gia Ba … Nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn phải giải quyết cái nghèo bằng cách làm vợ người Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc hoặc tìm đời sống tốt đẹp hơn ở các nước phương Tây. Người dân Việt Nam vẫn còn phải làm công tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngày xưa, đất nước chiến tranh, ly loạn, nhiễu nhương, người phụ nữ chịu nhiều gian truân, thiệt thòi đau khổ hơn nam giới. Thời Pháp thuộc, thời lính Mỹ tràn ngập miền Nam, người phụ nữ phải làm me Tây, me Mỹ, bị xã hội khinh chê. Thật ra họ đâu có lỗi gì. Lỗi là lỗi của nam nhi không đủ tài trí để đất nước nghèo hèn khiến đất nước bị đô hộ, bị lệ thuộc ngoại bang. Nữ nhi phải cắn răng làm me Tây, me Mỹ.

Ngày nay, đất nước độc lập, thống nhất đã hơn bốn mươi lăm năm, có những phụ nữ Việt Nam phải trần truồng cho những người đàn ông Hàn Quốc thuộc giai cấp hạ đẳng trong xã hội của họ lựa chọn đem về quốc gia họ. Nhìn cảnh thê thảm của người phụ nữ Việt Nam xấu số này, nam nhi đất Việt làm sao không hổ thẹn cúi mặt, tiền nhân dưới suối vàng làm sao không rơi nước mắt …

Nhìn những hình ảnh vui tươi và nghe tâm sự của cô Sandra Kosmala, tôi cảm động và khâm phục mối tình của cô gái Ba Lan và thanh niên Việt Nam. Tôi không biết họ gặp nhau ở đâu. Tôi cũng không biết thân thế sự nghiệp của họ. Tôi chỉ nghe 6 phút 10 giây đài BBC tiếng Việt phỏng vấn cô Sandra.

Mối tình của cô Sandra và anh Hoàng là mối tình giản dị, êm đềm và dễ thương.

Sandra cho biết : “Chuyện tình của hai vợ chồng tôi êm đềm, không gặp những khó khăn hay va vấp về văn hóa. Càng ở xa nhau, tôi càng thấy tình cảm mạnh mẽ. Khi gặp chồng mình, chúng tôi yêu nhau rất nhanh và quyết định cưới cũng rất nhanh. Chúng tôi nói với nhau, tìm khắp cả thế giới, cuối cùng tìm thấy nhau là đủ rồi".

Anh Nguyễn Thế Hoàng có vợ là người Ba Lan. Anh không ở lại sống ở nước phương Tây để có đời sống thoải mái như nhiều người Việt Nam khác. Anh đem vợ về sống tại Hà Nội. Con anh lấy quốc tịch Việt Nam. Anh biến cô gái Ba Lan thành cô gái Việt Nam.

Cô Sandra là cô gái hiếm có. Cô rất yêu thương anh Hoàng. Cô cố gắng trở thành người Việt Nam. Cô nói : “ Tôi hiểu văn hóa Việt Nam nên không có nhiều khác biệt hay khó khăn. Nếu có song tịch, tôi cũng muốn nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng không phải có chồng Việt Nam thì sẽ được nhập tịch. “

Cô Sandra nói tiếng Việt rất chuẩn, rõ ràng và có chất giọng Hà Nội. Cô kể rằng :

“Những khi đi ra ngoài phố và nói chuyện bằng tiếng Việt thì người ta cứ nhìn nhìn tôi và nói “ Chị không phải là người Việt Nam phải không ? Tại sao chị lại nói được tiếng Việt giỏi như thế ?”

Cô Sandra còn nói : “Tôi cũng biết nấu vài món Việt Nam. Tôi biết ăn bún đậu mắm tôm nữa”.

Về mặt giấy tờ, Sandra vẫn là người Ba Lan nhưng bản thân cô vẫn xem mình như là người Việt Nam. Cô nói : "Tới bây giờ, tôi vẫn nghĩ quyết định ở Việt Nam là đúng đắn nhất. Tôi không tưởng tượng được nếu không phải ở Việt Nam thì ở đâu. Tôi đã ăn gần 10 cái tết ở Việt Nam, tôi là người Việt Nam rồi.”

Sandra nói một câu thật tha thiết cảm động : “Tôi xem mình là người Việt, xin cho tôi về nhà.”

Quang Già Cơ

1/13/24

Chuyện ngày xưa… với Cha Ngô Duy Linh

 


Trong gia đình Thụ Nhân, cứ vài năm lại có một “Đặc San” được thực hiện, các bạn mình lại được mời gọi viết bài, và từ đó những “kỷ niệm ngày xưa” lại có dịp khơi dậy, nhắc nhở, tâm tình... với ít nhiều “thương tiếc”.

Viết về quá khứ, về những chuyện “đã qua” và sẽ không bao giờ trở lại, như chuyện “tắm sông hai lần”. Vậy thì, viết về “quá khứ” để làm gì? Thực ra thì cũng... không để làm gì, quá khứ thì đã qua rồi, nhắc lại thì cũng chỉ là tiếc thương đôi khi hối hận mà thôi. Nói cho cùng, ngay chính cuộc đời này, sinh ra lớn lên rồi… đi vào quá khứ, cũng không để làm gì, người ta có thể đem ra nhiều lý luận để cho thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn, và điều này rất cần thiết. Đời người, nhiều lắm là khoảng trăm năm, dài mà lại rất ngắn ngủi, với đầy ắp vui mừng buồn giận thương yêu ghét muốn... nhưng dù, “thuyền ai ngược gió hay xuôi gió”... thì ai cũng có được một quãng đời có thể gọi là... thời kỳ vàng son cho mình, khoảng thời gian đó ngắn hay dài còn tùy rất nhiều ở phước đức cá nhân. Riêng tôi, và có lẽ hầu hết các bạn mình, bốn năm trong khung trời Đại học Dalat có thể chính là “thời kỳ vàng son”. Dù rằng, khoảng thời gian đó nay đã tít mù khơi quá khứ, nhưng mà, mỗi khi có dịp, những kỷ niệm thân thương ấy lại bùng dậy, tràn bờ, tuôn chảy... thành những dòng thơ, nốt nhạc hay những nét chấm phá màu sắc trên trang giấy. Những lúc như thế, đó là niềm vui an ủi, là bếp lửa ấm lòng, là chiếc gối êm ái, và là cây gậy chống đỡ khập khiễng của tuổi hoàng hôn… Do vậy, mà thỉnh thoảng, chúng ta, những “Thụ Nhân” rải rác cùng khắp, mới có được những áng văn thơ tản mạn tìm về Dalat ngày nào, về những chiều Năng Tĩnh, và về những con đường học xá... để nhớ, để thương.

Tôi lên Dalat trong chuyến bay đầu đời từ miền tây Đồng Tháp để bắt đầu theo học Khóa 3 CTKD (niên học 66 – 70). Chuyến đi đó đã mở ra cho tôi chân trời mới của tuổi thanh xuân trong một đất nước quá nhiều khó khăn. Lúc bấy giờ, được đi học là một ân sủng, và cảm nhận được điều ấy đã là niềm hạnh phúc. Nhiều khi, ngay đến bây giờ, nghĩ lại, tôi tự hỏi, ... đi học, tại sao lại Dalat mà không Saigon? Những câu hỏi như thế, mới nghe thì có vẻ đơn giản, thế mà... không nhất thiết là như vậy.

Thực ra, tôi thích hội họa, nhưng cứ nghĩ đến cái... nghề “lăn lóc dưới mương” đó tôi thấy ngao ngán. Sau trung học, trường ốc thiếu thốn, thi vào trường Kỹ Thuật Phú Thọ là cả một “công trình chạy chọt!” Cũng may, tôi có “cô hàng xóm dễ thương” - đang là sinh viên khóa 2 CTKD - hết lời ca tụng Dalat và “rủ rê”. Với tôi lúc đó, Dalat là một địa danh xa lạ, và chỉ nghe nói đó vùng đất lạnh sương mù và thơ mộng... Thế là tôi mê liền, vài hôm sau, tôi khăn gói thơ túi rượu bầu lên thành phố sương mù và đắm chìm trong niềm hạnh phúc, và điều này cho thấy tôi đi học vì yêu thích Dalat hơn là CTKD!

Nhớ, lúc đến Dalat, tôi theo anh bạn Cần Thơ mới quen, mướn chung căn phòng nhỏ trên con dốc Võ Tánh, ngoài khung viên VĐHDL; hàng ngày tôi đến trường và ao ước được vào... ăn ở trong học xá. Chẳng bao lâu, tôi được người mách nước, nên mạnh dạn gõ cửa vào xin Cha Linh. Cha mở cuộc phỏng vấn... thân thiện, với ít nhiều “thương xót”, tôi nghĩ thế. Cha hỏi,

- Có khả năng gì?
- Dạ, chơi bóng rổ khá.
- Còn khả năng nào khác? Hát được không?
- Dạ, cũng được!
- Hát thử vài câu xem.
"Chời", tôi quýnh quá, nghĩ lại mình đang có... “nỗi buồn gác trọ” nên tằng hắng lên giọng:
“Gác lạnh về khuya cơn gió lùa, trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa, nhớ ai mà ...”
-
Thôi được rồi!
(Cha ra dấu stop. Tôi quýnh quá, nghĩ chắc “tiêu” rồi! Nhưng không!)
- Được! cho... “chú mày” (thực tình cho đến bây giờ, tôi cũng không nhớ lúc đó là Cha gọi mình là gì!) vào học xá, nhưng với điều kiện là “chú mày” phải vào ca đoàn học xá, thuộc... bè “ồ ề”, chịu không?

Chời, tôi chịu quá đi chứ! thế là... “a lê hấp” chiều nay “ta” dọn vào học xá! Tôi được vào học xá, lầu 3, có 6 người cùng phòng cùng tuổi cùng lớp, không khí đầm ấm giữa miền đất lạnh. Trong đó, có anh chàng người Vĩnh Long, Mạc Phú Thọ, người “dzui dẻ chẻ chung” và làm tôi nhớ nhiều nhất, vì có cái tên, “mạt mà lại còn phú với thọ”! (Lúc đó, chữ nghĩa tôi lem nhem nên lầm họ Mạc thành ra “mạt rệp”), nhưng thế mà hay, anh chàng này lại “chê” cái tên cúng cơm cũa tôi, Ngụy Trung Nghĩa, là “gian ác xảo trá mà lại còn trung
với nghĩa!” Thế mới hay cuộc đời đã dun rủi cho... “chúng mình gặp nhau”, và “mối tình” đó trở nên “trung nghĩa và phú thọ” cho đến ngày nay, chúng tôi lưu lạc và sau cùng định cư nơi xứ cao bồi Dallas! Và điều hy hữu nữa là chính Cha Linh, sau này, cũng ở Dallas và đã qua đời tại đây. Trước sau, tôi luôn nhớ ơn Cha đã tiếp nhận cho tôi vào học xá, và nhờ đó tôi có được những người bạn thân thương mà sau này trên xứ người rất khó mà có được.

Tuy nhiên, kỷ niệm của tôi đối với Cha không sâu đậm lắm, vì sau khi tôi vào học xá không lâu thì Cha được Frere Kế thay thế trong việc chăm coi học xá, chỉ trừ những kỷ niệm lờ mờ với vài hình ảnh áo đen thấp thoáng của Cha trong những lúc “thanh tra” ban đêm bất ngờ, và “rầy rà” khi bắt gặp những sai trái cũa “chúng nó”, và nhất là hình ảnh Cha tận tụy với âm nhạc trong những buổi điều khiển “trình diễn” của ca đoàn học xá, khoảng gần vài chục người, mà trong đó, có tôi, đạo Phật, tham dự và cùng hát Thánh ca!

Viết những điều kể trên, chỉ nhằm khơi dậy những “ân tình” của Cha nhân ngày giỗ Cha Linh tại Dallas. Đây cũng là một dịp để tôi tỏ lòng biết ơn Cha, cũng như Frères và những vị Thầy, Cô, ... đã có mặt, dạy dỗ, làm việc, chung vui với đám “tiểu học sĩ” chúng tôi trong những năm 60s - 70s. Dù rằng, CTKD đã không “Thụ” tôi thành “Nhân” trong chuyện “kinh bang tế thế” như các bạn khác, nhưng tôi lúc nào cũng vẫn trân quý nó như một cơ duyên may mắn hiếm hoi có được trong cuộc đời mình. 

Nay kính

Trần Sa - NgụytrungNghĩa 


Trích: Đặc San Chiều Năng Tĩnh (trang 21-22)


12/31/23

Câu chuyện ngắn … cuối cùng

Trìu mến gửi về Hồng Hạnh

(Thay lời mở đầu : Blaise Pascal có nói: Le Moi est haïssable. Tạm dịch : Cái tôi đáng ghét. Thông thường tác giả khi nói về mình đều có khuynh hướng …tự đánh bóng chút đỉnh, không ít thì nhiều. Tôi cố gắng tránh lỗi lầm cổ điển này. Và câu chuyện tôi kể sau đây có thật 100%. Đọc xong, nếu quý vị tin thì may mắn cho tôi lắm. Bằng không, tôi bóp bụng chịu chứ biết thưa kiện cùng ai?)

Các cụ mình có dạy : Nhân sinh bát thập cổ lai hy. Xưa nay ít ai sống quá 80 tuổi. Vậy mà vợ tôi đã cà rịch cà tang vượt qua mức này nhưng dọc đường gió bụi vô tình lại móc ngoéo thêm trên vai một căn bệnh bất trị: Bệnh tiểu đường. Rầu thúi ruột. Hơn 40 năm rồi. Viết như vậy để mọi người thấy ngay sức khỏe của vợ tôi rất mong manh.

Tôi sợ vợ tôi té nên lúc nào cũng ở bên cạnh dìu bà ấy. Nhiều người thấy hai cụ già tóc bạc đi bên nhau, la lên: trông TÌNH TỨ QUÁ. Nhiều chiếc xe còn chạy chậm lại, kéo kính xuống và bóp còi: LÃNG MẠN GHÊ ! LÃNG MẠN GHÊ!!. Tôi chỉ còn biết giơ tay chào lại và cười như …MẾU. Tôi không nặng phần trình diễn như mọi người tưởng.. Tôi làm như vậy chỉ vì ….trên phương diện toán học cũng như vật lý học, bốn chân..vững hơn ..hai chân. Tình tứ gì đâu. Lãng mạn chỗ nào? Quá thực tế thì có. Vợ tôi mà té, gãy xương phải đi xe lăn là..đời tôi KHỐN NẠN !!!..

Còn tôi? Một cậu học sinh, ở tiểu học chuyên đá banh (1) trước sân Ga Dalat với trái tennis. Trụ gôn là hai cục gạch.“Cầu thủ “là những đứa trẻ lối xóm cùng tuổi. Lên trung học, đại học, “ngon lành “hơn, có giày dép, đai nịt đình huỳnh để tranh tài cùng các trường bạn. Sang Mỹ, tôi làm cho một hãng thuốc tây: the Upjohn Company (2). Đây là một công ty lớn có cả chục ngàn nhân viên. Nghiệp chướng chưa để tôi yên. Số là hãng tôi có lập 12 đội đá banh, gọi league để đấu với nhau. Tôi thuộc một thành viên trong league đó, tuy không giỏi hơn ai nhưng lâu lâu cũng làm bàn một vài trái đủ để đồng đội cũng biết mặt, biết tên.

Sức khoẻ tôi như đã tả trên tạm gọi là ổn nên tôi dùng để chăm sóc người vợ hiền, người vợ đã từng chung sống với nhau hơn 56 năm mà không một lần lớn tiếng (4). Chăm sóc cho vợ thật kỹ là hợp tình, hợp cảnh và hợp lý nhất rùi ! Thắc mắc làm chi cho mệt?

Chúng tôi vào một tiêm ăn trung bình gần khu Phúc Lôc Thọ. Vợ tôi có vẻ hơi mệt. Nhìn mặt tôi đoán chừng lượng đường nàng hơi thấp (3). Nhưng không nói ra sợ nàng lo.. Lát nữa về tôi sẽ thử máu cũng không trễ. Nhà gần mà!

Người bồi bàn thấy khách mới vào bèn mang tờ thực đơn tới. Tôi gạt đi, cười: tôi thuộc rồi.

• Cho tôi một đĩa bún tôm thịt nướng. và một tô bún bò Đà Nẵng.

• Chắc ông muốn nói “ bún bò Huế

• Xin lỗi tôi nói nhầm.. Bún bò Huế.

Khổ quá, tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi cuộc di tản kinh hoàng năm 75. Nếu tôi không nhanh chân, chạy vào được đến Đà Nẵng thì đã bị mấy bố Việt Cộng vồ được ở Huế và gửi đi học tập cải tạo ..: Mút mùa Lệ Thủy “. Lúc đó hết …ti toe.

Thức ăn được mang ra. Tôi nói:

Em cứ từ từ mà ăn. Không gấp. Mình chẳng có hẹn với ai.

Tôi nếm thử nước dùng, đang suýt soa vì tương ớt quá cay thì bỗng có một bà khoảng trên dưới 50 tuổi lại chào. Bà có thân hình gọn gàng, tóc tai chải chuốt, ăn mặc đúng mode. Phải nói ngay bà không đẹp nhưng dễ nhìn và chiếm được cảm tình của người đối diện..

• Con kính chào hai bác.

• Dạ chào bà, tôi đáp

• Con ngồi chiếc bàn ngay đằng sau hai bác.

• – ???

• – Và con vô tình thấy hết, từ đầu chí cuối.. Con thấy bác xuống xe, đi vòng ra sau mở cửa cho bác gái xuống, dìu bác gái vào tiệm, bác chọn bàn này.. .

• Nghe đến đây tôi cảm thấy thực sự không thoải mái vì có làm gì nên tội đâu để bị theo dõi.

• – ????

• – Bác cẩn thận lau muỗng, đũa bằng giấy napkin.

• Nghe đến đây, tôi hết bình tĩnh định đứng dậy phản đối thì bà ta giơ tay ra hiệu: –

• Xin cho con được nói tiếp.

• – Ba con làm giống hệt bác trai, chiều Mẹ con hết mình.

• Tôi bỗng ân hận, hơi nóng nảy bèn đổi thái độ và cách ưng hô

• Thế hai bác đâu rồi?? Hai bác có khoẻ không, con?

• Giọng cô gái lạc hẳn đi : Ba má con mất hết rồi.

À, ra thế! Bây giờ thì chính tôi lạc giọng’

• Hai bác xin chia buồn cùng cháu.

• Mấy giây nặng nề trôi qua.

• Con đến xin bác một hân hạnh:

• ????

• Con xin được trả tiền cho bữa ăn này!

Tôi … nhẩy nhổm lên:

– Ấy chết! Ai lại làm như vậy? Hai bác không quen con, không biết con là ai lại nhận tiền của con. Rất tiếc bác không nhận được.

– Con NĂN NỈ

Tôi cứng rắn, lắc đầu:-

Cũng không được.!!

Nhưng con đã trả tiền rồi.

Nói xong cô gái lạ lễ phép chào chúng tôi trở lại bàn và nhẹ nhàng cầm sắc ra về. Đến cửa cô còn quay lại, ra dấu chào.

Vợ chồng chúng tôi bối rối nhìn nhau. Bây giờ phải tính sao? Không dám dứng dậy ra về vì sợ nhà hàng gọi cảnh sát thưa chúng tôi ăn quịt.

Tôi quyết định chớp nhoáng: Coi như không có chuyện gì xày ra. Và ra quày tính tiền thanh toán hóa đơn.

Bà chủ tươi cười: Hai bác khỏi phải trả vì bà ban nãy đã trả rồi.

Chúng tôi cám ơn và ra về. Khi ngồi trong xe, tôi nói với vợ tôi:”Mình sẽ lấy trọn số tiền này cho người nghèo. Và anh sẽ viết lại câu chuyện này tặng Em. Không thêm không bớt. Đây là câu chuyện cuối cùng trong đời anh. Anh sẽ gác kiếm, à quên gác bút không viết nữa. MỆT RÙI!!.

Hà Mai Kim

Mùa Giáng sinh 2023

• (1) Người Mỹ gọi là soccer.

• (2) Hãng này bào chế ra Linconcin, Depo Provera v v

• Mấy cụ Thầy chích chắc còn nhớ

• (3)Lượng đường khoảng 100-125 mcg/ml thì tốt

• (4) Không một lần lớn tiếng : ĐÚNG nhưng nhỏ tiếng thì hơi nhiều, Thét rồi cũng quen….

12/27/23

Kỷ niệm ngày tháng cũ - Đại Hội Thể Thao Liên Viện

Niên khóa đầu tiên của Khóa 1 CTKD (1964-1965). Viện Đại Học DaLat đứng ra tổ chức Thể Thao Liên Viện gồm các Viện Đaị Học Saigon, Viện Đaị Học Huế, Viện Đại Học DaLat. *

Trong một bức hình của một đặc san kỷ niệm của Viện Đại Học DaLat (Kỷ yếu Viện Đại Học DaLat 1958-1968) tôi thấy người cầm bảng cho phái đoàn lực sĩ của Viện Đại Học DaLat là mỹ nhân ÁNH TUYẾT (K1, cố phu nhân của ông VĨNH Tây (K1).  Hàng sau có 2 ông mà tôi nhận diện được là ông HUỲNH THOẢNG (K1) và ông NGÔ ĐÌNH NĂNG (K1). Kỳ dư các ông các bà lực sĩ khác vì hình mờ nên không thấy được!

Unbenannt

Niên khoá sau 1965-1966, tôi "bị" (ghi tên cho đông đảo, xôm tụ) tham dự với "tư cách lực sĩ" (lực sĩ gì mà ốm nhom ốm nhách) của Viện Đại Học DaLat với hai bộ môn : bơi lội, điền kinh chạy 100 mét nước rút và marathon. 

Nhờ vậy mà sau này "lặn sâu", "chạy làng" hơi nhiều). Lần tổ chức Thể Thao Liên Viện này do Viện Đại Học Saigon đứng ra "đăng cai". 

Tất cả các lực sĩ của các Viện (ngoài Viện Đại Học Saigon và Viện Đại Học Vạn Hạnh, thành lập tháng 9/1964) đều trú ngụ tại Sân Vận Động Cộng Hòa , đường Nguyễn Kim. 

Các lực sĩ của các quốc gia trên thế giới trước khi tranh tài trong nước hay ở ngoại quốc đều phải cấm trại. Tuy nhiên,các lực sĩ của Viện Ta thì chơi ngược lại ! Đáp máy bay C.130 từ phi trường Cam Ly đến Saigon, xe buýt chở về sân vận động Cộng Hòa, nhận phòng, rồi... dzọt. Chỉ có giờ ăn trưa và ăn tối thì mới thấy một số các ông lực sĩ của Viện Ta xuất hiện để ăn. Vì thức ăn toàn hảo hạng dành cho các lực sĩ theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm đầy đủ calorie, nào là bíp tết, khoai chiên, cá , rau cải, trứng, đường sữa, phó mát, bơ...Còn tiền riêng thì đi du hý ! 

Có ông lặn kỹ quá đến nỗi không nhớ lịch trình mình thi đấu ngày nào, giờ nào; vội xẹt ngang hỏi, nếu ngày mai thi, thì tối ngủ lại sân vận động...Vì năng "luyện tập" như vậy nên Viện Ta bàn tính nhường nhịn khiêm tốn nên nhường huy chương cho các Viện khác hơi nhiều ! 

Phần tôi, khi bắt đầu gõ nhịp chạy 100 mét nước rút (không có bắn súng hơi) mới dợm chân được vài bước thì, xui quá, "vọp bẻ" nên đành tức tưởi nhìn lực sĩ khác đoạt mất huy chương vàng! 

Có một tay sinh viên Kiến Trúc Saigon tên là HAY (không nhớ họ) cùng dự thi môn chạy marathon với tôi. Tên nầy ghê gớm lắm! Tôi nhìn hắn chạy thử 10 vòng chu vi sân vận động (hình như 800 mét mỗi vòng) mà thấy khiếp. Hắn chạy đều đều mấy vòng đầu, đến còn hai vòng chót nữa thì hắn chạy nước rút! Chạy xong, hắn lên khán đài ngồi gần tôi mà không thấy mệt gì cả, hơi thở vẫn điều hoà. Tôi ngạc nhiên hỏi hắn thì hắn bí mật cho biết vì nhịp tim của hắn rất đặc biệt, tim đập rất chậm nên không thấy mệt. Phần tôi thì nhịp tim đập nhanh! Nhất là khi nào đối diện với một người đẹp thì nó càng gia tốc hơn. Vì vậy hôm sau, tới giờ thi, thấy hắn, tôi nể mặt, nhường huy chương cho hắn. Dại gì ló đầu ra khi biết chắc mình thua một ngàn phần trăm rồi! 

Một sự kiện rất đặc biệt được thông báo cho các lực sĩ của các Viện là Tướng Nguyễn Cao Kỳ lúc đó là Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương, sẽ đến găp gỡ và nói chuyện với sinh viên vào một buổi tối. Chiều đó, tôi ở lại sân vận động để có dịp nhìn và nghe ông Tướng nói chuyện nhưng thấy các toán vệ sĩ, các toán lính đi dò mìn chung quanh sân vận động, tôi thấy "lạnh cẳng " nên...dzọt sớm !

Kết quả hơn hai tuần thi đấu, dường như Viện Ta đoạt huy chương rất "nhẹ nhàng". NGUYỄN KHOA VĂN (K2) đoạt huy chương đồng về môn bơi lội.

Niên khoá 1966-1967, tới phiên Viện Đại Học Huế đứng ra tổ chức. Ngoài Viện Đại Học Huế, chủ nhà, còn có các Viện Đại Học khác như Saigon, Vạn Hạnh và DaLat. Lần nầy phái đoàn lực sĩ nam nữ của Viện Ta rất đông. Cũng dễ hiểu thôi. Saigon thì quen thuộc quá rồi. Còn Huế thì ít người có cơ hội biết...Đây là một dịp may hiếm có. Với thành tích lừng lẫy qua cuộc tranh tài năm ngoái tại Saigon, tôi lại được chọn một lần nữa và cũng thi các bộ môn cũ bơi lội và chạy.

Đoàn lực sĩ của Viện Ta tham dự các bộ môn thi đấu như sau :

NAM LỰC SĨ
- Bóng tròn: Vũ Trong Thức (K1)Trần Thiện Tường (K1)Trần Văn Tài 2..
- Bóng rổ: Trần Khải Nguyên (K1) Huỳnh Thoảng (K1) Ngô Đình Năng (K1)
Châu Văn Nghiệm (K10) Đỗ Khắc Khương (K2)...
- Bóng bàn: Vũ Trọng Thức (K1) Trần Văn Lược (K1) Đặng Minh Phương (K1)...
- Bóng chuyền: Vũ Trọng Thức (K1) Nguyễn Phước Tuyển (K2) Trần Khải Nguyên (K1)...
- Nhu Đạo: Nguyễn Quốc Vọng(K1) Mai Trung Cường(K1) Hoàng Ngọc Phan 2
...Triệu (VK) và Nguyễn Đình Cận(K1)..
- Điền Kinh: Trần Quang Cảnh (K1,Cảnh Hù) Hoàng Đình Thường, Hiệp2
- Bơi lội: Nguyễn Văn Hiệp (K2)...
- Badminton: Lý Đăng Khoa (K2)...
Đặc biệt ông Vũ Trọng Thức (K1) mặc dù người nhỏ con nhưng hầu như môn nào ông cũng bao giàn hết.
(Trich email của Cao Đình Phúc gửi, nói về Vũ Trọng Thức: "Hiep oi”.

Nói về mục này là phải nhớ tới Vũ Trọng Thức K1 (dân thể thao đủ môn: bóng bàn, đá bóng ...mặc dù bé tí teo nhưng thời đó dữ dằn lắm, lại còn được đại diện sinh viên VN qua Nhật thi đấu (môn gì không biết) nhưng chắc chắn là chỉ có một mình nó được cử đi để cầm cờ VN vào ngày khai mạc (năm nào không rõ) và đoàn VN cũng chỉ có một mình ên ... dễ sợ chưa ?")

Đặc biệt xin lỗi những anh có tham dự nhưng không có tên, vì không nhớ hết. Xin lên tiếng.Có vài anh khóa 3 nữa...

NỮ LỰC SĨ
- Điền Kinh: Phạm Thị Sáng (K1), Văn Thị Xuân Thuỳ (VK), Bùi Ngọc Nga K1, Thân Thị Thiên Nhiên (K1)...
- Badminton:..Kim Loan (VK, dân Nhatrang), Chu Nguyệt Nga (K2 hay 3)?...
Còn các bộ môn khác,  không nhớ môn nào và các nữ lực sĩ nào tham dự...

Ngoài ra có một số các chị mặc dù có tham dự nhưng không thi đấu một môn nào cả, điển hình là chị Trần Khánh Tuyết (K1) như email chị viết như sau:
" Các Thụ Nhân lực sĩ xa xưa thân,
Tui chỉ nhớ Cha bảo tui phải theo Đoàn ra Huế để... lo cho anh em. Mò hoài trong ký ức chỉ nhớ được hình ảnh mình chạy tới, chạy lui...ném nước đá (hay nước lạnh?) cho các bạn. Còn lo thêm cái gì khác thì không nhớ ra nổi! Rõ khổ cho Cha! Bao nhiêu là tin cậy vào TN con này, cả đời chỉ rong chơi!"...Hình như có cả chị Lạc Kim Anh (K1) phu nhân của anh Các nữa, chắc cũng chạy tới chạy lui...Như vậy có thể nói lực sĩ thi đấu và "lực sĩ chạy tới chạy lui " quân số ngang ngửa với nhau...

Trước khi ra quân cũng phải tập dượt như ai. Về môn bơi lội thì chịu thua. Không biết hồi đó ở DaLat có piscine nào không. Không lẽ tôi phải về Nhatrang để tập dượt. Tự cho phép mình miễn tập môn này. Chỉ còn môn điền kinh, môn này dưới quyền "sinh sát" của ông Hồ Quang Nhựt (K1), người rất nổi tiếng, nay là thầy sáu vĩnh viễn - phó tế bên Công Giáo). Chạy nước rút thì tập trong sân vận động bên kia bờ hồ. Chạy việt dã (marathon) chung quanh bờ hồ. Ông Nhụt lái chiếc Vespa xanh, "đệ tử" của ông ...Hồ là...HOÀI NAM (K2, không nhớ họ) ngồi phía sau. Tôi chạy mấy vòng chu vi bờ hồ, mệt bở hơi, bèn lỉnh vào một gốc cây để thở và trốn...Các môn khác như bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền, nhu đạo...thì tập dượt trong Đaị Học Xá...

Từ phi trường Cam Ly, khoảng 10 giờ sáng, chiếc vận tải cơ C130 chở phái đoàn lực sĩ Viện Đại Học Dalat (khoảng 60 năm nữ lực sĩ ?) đáp xuống phi trường Phú Bài sau khoảng gần 5 giờ bay. Phi công chính và phi công phụ là người Mỹ, thuộc Không Lực Hoa Kỳ. Các phi công mở cửa phòng lái, ai muốn lên xem thì tự nhiên. Có một vài nữ lực sĩ lên xem và có chị còn ngồi vào ghế phi công phụ (Không biết về sau này có chị nào "lái phi công" không ?). 

Vừa bước ra khỏi phi cơ thì nữ lực sĩ Văn Thị Xuân Thuỳ (Văn Khoa, một hoa khôi của Viện, dân Nhatrang, hiện ở Sacramento, Bắc CALI)...xỉu liền (lực sĩ Viện ta thì cỡ này không hà!). Lực sĩ Nguyễn Đình Cận không biết từ đâu (chắc hờm sẵn rồi) phóng nhanh đến đỡ người đẹp trong đôi vòng tay dũng mãnh của chàng y hệt như nàng Juliette từ ban công nhảy đại xuống (chết bỏ, tình yêu mãnh liệt như vậy đó !) trong vòng tay đón chờ của Roméo...Vài phút sau thì Juliette Xuân Thuỳ tỉnh lại...Vì lu bu lo lấy đồ đạc cá nhân nên tôi không biết chàng Roméo Cận có áp dụng phương pháp hô hấp nhân tạo mouth to mouth hay không?

Xe buýt chở phái đoàn về trú tại Trường Kiểu Mẫu bên tả ngạn sông Hương. 

Khách sạn Hương Giang lúc này đang còn xây cất...Buổi chiều, phái đoàn của Viện Đaị Học Huế, chủ nhà, mời khách bữa cơm tối trong một lớp học trên lầu của trường, với những món đặc sản Huế...Giờ đây nhớ lại bữa cơm chiều sơ giao đó mà thấy hồn cứ lâng lâng...Một chàng lực sĩ ngồi thì có hai nàng tiên nữ xứ Thần Kinh ngồi hai bên, cứ như là Hoàng Thượng ngự yến ...Tiếng nói ngọt ngào, nhỏ nhẹ, nghe như rót mật vào tai...làm các chàng Dalat đê mê, đờ đẫn...Tôi phải lắc lắc cái đầu để tỉnh táo lại, cố giữ vững "lập trường, đề cao cảnh giác, biết đâu địch đang gài mỹ nhân kế đây. "Nhưng vẫn còn văng vẳng nghe tiếng oanh vàng thỏ thẻ bên tai"  Anh nhợ bữa mô thi ẹ ẹ một chút hay bỏ thi cũng được, hỉ ". 

Vì em,  cỡ nào anh cũng  tới  hết !...Còn các nữ lực sĩ của Viện ta thì cũng vậy, có hai chàng trai núi Ngự Bình kèm cặp hai bên, chắc lại chơi cái chiêu .."đực rựa kế..". Địch ghê gớm thật ! Yến tiệc xong xuôi, các hoàng hậu, thứ phi và cung tần mỹ nữ lui vào chốn khuê phòng, còn các hoàng thượng thì lo đi ngủ...đò ! (cho chắc ăn). Tôi và hai tay "cốt đột" khác (xin chịu, cố gắng nhớ lắm mà không nhớ nổi là 2 tên nào) đi lên đường Huỳnh Thúc Kháng - Hàng Bè để mướn đò. Sực nhớ một con số nhà trên con đường này, tôi tìm đến và bấm chuông...Hai phút trôi qua, không động tĩnh. Tôi bấm lần thứ hai, nghe tiếng chuông reo, nhưng im lìm...

Tôi bỏ đi...Câu chuyện như thế này: năm trước (65-66) tôi với 2 tay cùng khóa đang ngao du khu Hoà Bình trong một buổi sáng sớm nắng đẹp. Bỗng dưng có một bóng hồng từ xa đi lại, nhắm ngay tôi mà đi tới...Hai tay kia dạt ra (sợ văng miểng). Tôi thủ thế. Một thoáng thật nhanh, tôi nhìn khuôn mặt của người đẹp xem có quen quen không, xem có phải là "nạn nhân" bị tôi "chạy làng" không. Hên quá ,không phải! Lại lo,có phải" nữ sát thủ" được thuê mướn không ? "Anh có phải sinh viên DaLat ?". Một giọng Huế cất lên nhẹ nhàng như gió thoảng. Tôi gật đầu như cái máy. Nàng là sinh viên Huế lên Dalat chơi và hỏi đường. Tôi dẫn đi một đoạn rồi chia tay .Nàng cho tôi biết tên nàng là... DIỆM TR. nhà số...đường Huỳnh Thúc Kháng..."Khi mô anh ra Huệ, nhớ đến nhà em chơi...". Nay tôi đã đến nhưng không gặp. Âu cũng là ...duyên số !(Tôi có hỏi về nàng với các bạn sinh viên Huế được biết nàng là ái nữ của Giáo sư Khoa Trưởng Văn Khoa Huế).

Đò cắm sào giữa giòng sông Hương. Ánh trăng rằm lung linh mặt nước. Nhìn lên bầu trời, dung nhan của chị Hằng tròn trịa, tươi tắn, trong vắt...Gió thổi nhè nhẹ mát rượi. Không gian tĩnh mịch.Tâm hồn chùng xuống. Ánh đèn cầu Trường Tiền hiu hắt xa xa. Chúng tôi ngả lưng ở khoang cuối của con đò.  Khoang giữa là của gia đình bác chủ đò. Bác khoảng trên sáu mươi. Tóc, râu đã bạc. Cô cháu gái trạc 16, mái tóc dài xoã một bên đang ngồi học bài dưới ánh đèn dầu. Một bức tranh đẹp tuyệt vời. Chúng tôi di chuyển ra khoang trước ngồi ở mũi đò. Một lúc sau có 2 chiếc xuồng nhỏ tấp vào hai bên mũi thuyền. Những chiếc xuồng này bán đồ nhậu như hột vịt lộn, khô mực...và các đặc sản Huế như nem, bánh nậm. Chúng tôi mua một số với vài chai bia "con cọp”...Cứ tưởng mình như người Lý Bạch uống rượu làm thơ dưới trăng! (không biết ông Lý Bạch uống rượu có "mồi" hay không.)

Tới ngày thi bơi lội. Từ ngày ra Huế tôi chẳng thèm bơi tập dượt làm gì vì biết chắc mình sẽ cầm đèn đỏ. Lo rong chơi đây đó. Sáng sớm chưa kịp súc miệng đánh răng rửa mặt là cả đám chúng tôi nhào ra ngồi trên lan can phía bên này của cầu Trường Tiền, ngắm nhìn những tà áo dài trắng của các nữ sinh, sinh viên đạp xe từ phía bên kia của cầu, phía chợ Đông Ba, về hướng chúng tôi như một đàn bướm trắng. Đẹp quá! Khu chúng tôi ở, trường Kiểu Mẫu, là một khu có nhiều các trường Trung Học và Đại Học Luật, Văn Khoa, Sư Phạm, trường Khải Định.Trường Đồng Khánh, Trường Đoàn Thị Điểm, bưu điện, nhà sách...(Không biết có đúng không, các anh chị em TN Huế ?) 

Một hôm "bè lũ" chúng tôi đi viếng chùa Thiên Mụ. Giòng sông Vân Thánh nước trong vắt chảy lững lờ soi hình các cô nữ sinh áo dài trắng, tóc dài nghiêng nghiêng vành nón đang đi ngược về phía chúng tôi. Bè lũ chúng tôi đành nằm dài xuống đất, đưa máy ảnh lên chụp vì chụp thẳng không được, chiếc nón bài thơ che gần hết khuôn mặt rồi...Mà sao cô nào cô nấy đều đẹp, đẹp đều...


Có bốn tuyển thủ của bốn Viện ghi danh tham dự môn bơi lội 100 mét tự do. Tôi biết là tôi chết chắc rồi! Làm sao mà địch nổi với tay sinh viên bơi lội nổi tiếng của Viện Đại Học Huế tên là THẮNG (không nhớ họ, sau này là bác sĩ quân y, có phu nhân là một người đẹp nổi tiếng ở Huế, tên là Ngọc Ng. ái nữ của ông chủ rạp xi nê Tân Tân Huế. Muốn biết, xin hỏi ông Vĩnh Hộ (K2).  Còn hai địch thủ kia, một của Viện Đại Học Saigon, một của Viện Đại Học Vạn Hạnh. 

Loa réo tên. Chỉ có tôi và 2 địch thủ của Huế và Sàigòn. Còn ông Vạn Hạnh thì mất tiêu..(tôi xin thề là không thương lượng cũng như không thuê "sát thủ" hại ông này !). Tôi mừng thầm. Chỉ có 3 huy chương...Chạy đằng trời khỏi nắng. Tiếng gõ lớn, cả ba chúng tôi phóng xuống.Thiệt hú hồn! Cái quần tắm của tôi lâu ngày không xử dụng, giây thun hơi chùng nên khi phóng xuống nó muốn...tuột ra...Hai lực sĩ Huế và Sàigòn bơi nhanh như rái, thoáng đã về đến đích. Còn tôi thì tà tà, lội đi đâu mà vội mặc dù trên bờ, phe mình cổ vũ quá ể, lẹ lẹ đi Hiệp, lẹ lẹ đi mày! Tôi cười...tình...Dĩ nhiên là hưởng huy chương đồng. Thấy chưa, hay không bằng hên!

Phần thi đấu nhu đạo. Ông Hoàng Ngọc Phan (K2 là ba của võ sĩ Lê Cung) thi đấu với ông Nghĩa (sinh viên kiến trúc Saigon, biệt danh là Nghĩa Trâu. Ông này khỏe như...trâu, môn nào cũng dự thi, còn hơn ông Vũ Trọng Thức nhà ta một bậc). Ỷ sức khoẻ và chiều cao ông này cứ nhào vào ôm ông Phan mà đè, chẳng có chiêu thức võ nghệ nào! Phe mình la ó phản đối kịch liệt! Cuối cùng cũng chấp nhận kết quả thua cuộc !

Đến môn thi Badminton (cầu lông) thì mới rõ "lòng dạ đàn ông"! Người ta thường nói "Lòng dạ đàn bà" chứ có bao giờ nói "lòng dạ đàn ông" đâu. Tuyển thủ của Viện ta (hình như là)...Kim Loan (VK) và "đối phương" là nữ sinh viên Huế tên là Thủy Tiên, một trong những người đẹp của xứ Huế ! Quả đẹp thật ! Tóc ngắn, khuôn mặt trái xoan, da trắng, hàng mi lông mày đen, cong vút, lại điểm thêm một nốt ruồi duyên ở cằm phải. Môi đỏ như son. Thân hình cân đối. Mặc đầm trắng kiểu thể thao, váy cao trên đầu gối, khoe cặp đùi thon và đều đặn...Thế có chết người không chớ! Đám "lựu đạn" chúng tôi thay vì ngồi bệt xuống đất bên phía gà nhà ủng hộ, lại kéo qua bên kia hết ráo, lại còn ủng hộ "kẻ thù' nữa chứ ! Mỗi lần người đẹp Thủy Tiên nhảy lên đập banh, gió thổi tốc lên, là chúng tôi muốn thót tim, may mà không có tên nào đứng tim,"tử trận" tại chỗ ! 

Kết quả nhãn tiền. Phe ta thua vì "lòng dạ" của ...mấy thằng sinh viên Dalat! " ...Ai bảo em là giai nhân..."

Kết thúc các cuộc thi đấu, chúng tôi được Viện Đại Học Huế cung cấp xe, chở đi thăm viếng các danh lam thắng cảnh của Huế : Hồ Tịnh Tâm, Đàn Nam Giao, lăng Tự Đức, Cửa Thuận An, Đồi Vọng Cảnh...Đi bộ tà tà trên đường Trần Hưng Đạo, Phú Văn Lâu, vào chợ Đông Ba mua chiếc nón bài thơ, ăn cơm Âm Phủ, chạy xe Honda vòng chảo tại sân vận động Tự Do...

Điều đáng nói là trong chuyến đi Huế tham dự thể thao, có một chuyện tình đẹp như mơ, kết thúc có hậu, đơm hoa kết trái, bây giờ con cháu đầy đàn. Chàng và nàng đều ở vào lứa tuổi đôi mươi. Nàng là sinh viên K1 CTKD. Chàng là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Huế.

Xin đọc email của chị Thân Thị Thiên Nhiên(K1):
"Đại Hội thể thao Huế có tôi tham dự với môn chạy bộ. Được biết là chị PTS chạy bị té, anh D (chồng chị bây giờ) là chủ tịch sinh viên Huế đến cấp cứu và săn sóc suốt đời luôn..."
Và đây là điện thư của nàng :
"Nhắc chi chuyện té lúc chạy tiếp sức 400 mét Thiên Nhiên ơi!  Xui một phút kéo theo chuyện mang gông suốt đời. Hôm nào rảnh tui sẽ kể cho nghe chi tiết vụ này. Thiệt là xui! Cho gửi lời thăm ông xã. Thân. S."

Hiep 2
* Viện Đại Học Cần Thơ thành lập vào cuối tháng 3 năm 1966 nên không tham dự Thể Thao Liên Viện các niên khoá 1965-1966,1966-1967. Niên khoá 1967-1968 Viện Đaị Học Cần Thơ đứng ra tổ chức nhưng tình hình chiến sự lúc bấy giờ và nhất là sau trận Mậu Thân, việc tổ chức Thể Thao Liên Viện bị hủy bỏ cho đến ngày 30/4/1975.
(Bài này đã được đăng ngày 14-09-2012 trên TNBMNC)

12/22/23

Những bức thư mùa Noël

Nguyễn thị Cỏ May
Thư gởi Ông Già Noël và thư gởi nàng Juliette của Roméo ở Ý

Noel đã bao lần qua nhưng những bức thư của trẻ con viết và gởi cho Ông Già Noel mỗi năm từ tháng 11 và tất cả đều lần lược được hồi âm cho tới đầu thàng giêng năm sau, trong số đó có không ít những bức thư vẫn thật sự làm rung động lòng người. Vì những ý nghĩ ngây thơ, trong sáng của tuổi trẻ. Cho tới gần đây, riêng ở Pháp, số thư trẻ con mỗi năm viết tay gởi cho Ông Già Noel vẫn còn chiếm con số rất lớn. Dĩ nhiên có nhìều cô cậu được cha mẹ hướng dẫn viết bằng computer. Thời đại tin học mà!
Riêng bức thư của cô bé Virginia O’Hanlon, 8 tuổi, ở Manhattan-NY, viết năm 1897 gởi cho báo The New York Sun hỏi “Ông Già Noël có thật không?” bất ngờ trở thành nổi tiếng và vượt thời gian nhờ bức thư trả lời của báo.

Giai thoại này từ hơn 100 năm qua được kể lại mỗi mùa Noël.

Mùa Noel năm nay, câu chuyện lại được nhắc lại trên mạng thông tin. Và bức thư trả lời của ký giả Francis Pharcellus lại thêm một lần nữa đánh động lòng người:

"… Virginia, ông già Noel có thật. Ông có thật cũng như tình yêu và lòng quảng đại luôn hiện diện quanh ta, nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta được vui tươi và hạnh phúc. Nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta ảm đạm biết bao. Nếu không có những em bé như cháu thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Khi đó cuộc sống sẽ chẳng có những tâm hồn trẻ thơ, chẳng có thi ca, chẳng có lãng mạn. Con người chỉ là những cỗ máy khô khan. Ánh sáng niềm tin và hy vọng của trẻ em trên khắp thế giới cũng sẽ tiêu tan.
...Ông Già Noel vẫn sống và sẽ sống mãi. Hàng nghìn năm sau Virginia à, mà không phải, hàng trăm nghìn năm sau, ông vẫn sẽ tiếp tục mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những tâm hồn trẻ thơ trên khắp hành tinh này. Chúc cháu Giáng sinh hạnh phúc".

Bức thư của biên tập viên Francis Pharcellus Church là hành trang theo suốt cuộc đời Virginia. Trọn đời bà đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục và trẻ em tật nguyền.
Bà mất năm 1971, ở tuổi 81 và đã mang lá thư phúc đáp của ông Church suốt cuộc đời mình.


Cỏ May nhắc lại chuyện Ông Già Noël nhơn mùa Noël vì nó đã làm cho Cỏ May xúc động không ít hôm tối 24 vừa qua. Trẻ con vui chơi vì mới 10 giờ tối. Người lớn sửa soạn bửa ăn tối. Năm nay, ở Paris, trời không lạnh. Tây có câu “Hể Noël đứng được ở bao-lơn thì Phục-sinh phải ngồi trước lò sưởi”« Si Noël est au balcon, Pâques sera au tison » . Tuy không lạnh nhưng cửa sổ vẫn đóng. Thằng bé 7 tuổi tên Lenny, học lớp 1, cứ đòi mở ít nhứt một cửa sổ "để cho Ông Già Noel tới". Trước khi nghỉ học cuối năm, ở trường, cô giáo nói chuyện cho học sinh trong lớp nghe về Ông Già Noel. Và bảo học trò hãy viết thư cho Ông Già Noel xin quà. Học trò viết như một bài tập. Cậu bé Lenny chăm chỉ viết và gởi cả niềm tin vào trang giấy. Các bạn của nó phần đông không có đứa nào tin. Riêng nó tin có Ông Già Noel.

Tối hôm ấy, bất ngờ, cha của nó làm ngã cây thông. Nó òa lên khóc vừa đau khổ “Ông Già Noel không tới…”. Nó hiểu như một điềm không lành. Nó bỏ chạy vào phòng khóc tức tưởi. Và ngủ thiếp đi. Sau đó, mẹ của nó lấy quà ra bày lên những đôi giày của trẻ con để sáng ra, chúng nó nhận quà. Ngủ dậy, Lenny thấy có nhiều quà, reo lên mừng rỡ. Quên những chuyện buồn của tối hôm trước.
Đúng là cái đẹp vẫn ở niềm tin. Và niềm tin của trẻ con là đẹp hơn cả!
Viết thư gởi Ông Già Noël
Trẻ con Pháp viết thư gởi Ông Già Noel hoàn toàn miễn phí. Ban thư ký của ông là Bưu điện và địa chỉ gởi thư là:
Ông Già Noel
14, đường sao xẹt trên Trời
33500 Libourne – France (Miền Tây-Nam Pháp – Gần Bordeaux)

Theo tin mới nhứt, cập nhựt ngày 28 tháng 12 năm 2014, Ban Thư ký của Ông Gìà Noel đã mở cửa làm việc trở lại. Đó là tin mừng cho tất cả trẻ con ngoan, học giỏi, vì có thể viết thư gởi miễn phí cho Ông Già Noel, xin ông quà. Ông sẽ mang tới đặt dưới chân cây thông vào ngày Noel năm tới.

Hằng năm, vào tháng 11, Bưu điện mở Văn phòng truyền thống tọa lạc ở Thành phốbourne thuộc Tỉnh Gironde. Năm 2012, Văn phòng nhận được 1,7 triêu bức thư và ăn mừng năm thứ 52. Năm rồi, Văn phòng nhận được 1,2 triêu bức thư viết tay và cả 200000 e-mails của trẻ con trong đó có những hình vẻ và sự mong ước nhận được những món quà và đồ chơi. Những bức thư này gởi tới từ 126 quốc gia trên thế giới. Năm 1962, Văn phòng mới thành lập chỉ nhận được có 5000 thư. Ngày nay, Văn phòng có 60 nhơn viên trả lời thư.

Ngày hằng năm, trẻ con bắt đầu viết thư gởi Ông Già Noel, là ngày 6 tháng 11. Với danh sách kèm theo liệt kê những món quà mong đợi. Tất cả thư nhận được đều được Ban Thư ký đọc  kỹ và trả lời liền. Điều đặc biệt là thư không đề địa chỉ đầy đủ, như chỉ ghi «Ông Già Noel», dán lại, bỏ vào thùng thư cũng tới tận Văn phòng của Ông Già Noel và được hồi âm kịp lúc.
Chánh Văn phòng của Ông Già Noel là Bà Teulières. Bà rất xúc động khi đọc qua những bức thư của tác giả từ 3 tới 9 tuổi vì đó là những dòng chữ, những hình vẻ ngoằn ngoèo bộc lộ đầy sự ngây ngô trong sáng, vô cùng dễ thương, gởi cho người sẽ đem tới những niềm vui vào ngày cuối năm.

Qua hơn năm mươi năm hoạt động, Ban Thư ký của Ông Già Noel đã có tên tuổi khắp thế giới.

Những bức thư tình
Chuyện tình ngang trái của Juliette và Roméo đã đi vào lịch sử tình yêu được nhà văn Anh Shakespeare đưa vào kịch nghệ nay trở thành bất hủ.
Juliette vẫn trả lời hằng năm 4000 bức thư gởi tới nhà ở Vérona - Ý, nay trở thành bảo tàng viện lịch sử.
Juliette và Roméo là hai người yêu nhau nhưng cả hai trở thành nạn nhơn của sự xung đột của hai gia đình. Gia đình Capulet của Juliette và Montaigu của Roméo cùng ở thị trấn Vérona, miền Đông Bắc Ý, vào thời Phục Hưng. Những bức thư tình từ trên khắp thế giới gởi tới để tâm sự với Juliette vì cũng đồng cảnh ngộ.
Phần nhiều người viết thư cho Juliette không biết rõ địa chỉ, chỉ ghi ngoài bao thư «Juliette, Vérona (Vérone), Italie». Nhưng Bưu điện Ý vẫn đưa thư tới vì biết thư gởi cho Juliette là những lời tâm sự.
Tại ngôi nhà xưa của Juliette nay là bảo tàng viện, có 10 phụ nữ làm việc tự nguyện để trả lời thư từ. Một bà cho biết những thư tâm sự đó phần lớn gởi từ Pháp, Đức và Huê kỳ. 
Tác giả những bức thư này là phụ nữ. Có cả những cô gái vị thành niên. Họ viết thư để bày tỏ tâm sự trong tình yêu và hỏi Juliette cho những lời khuyên bảo để ứng xử. Nhiều người không biết làm thế nào để tỏ tình, để bảo vệ tình yêu, kẻ khác tỏ bày niềm hạnh phúc, sự đau khổ,… Đôi khi thư kèm theo một bức tranh, tấm hình của hai người yêu nhau, hoặc một bài thơ tình.

Văn phòng của Juliette trả lời tất cả thư nhận được. Bằng tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Nhựt, tiếng Nga. Những thứ tiếng mà mười phụ nữ tự nguyện ở đây có khả năng. Những bức thư trả lời được viết tay, sát theo từng trường hợp của người gởi. Không hề có thứ trả lời chung, một cách kiểu mẫu. Người trả lời viết theo cảm hứng của mình, theo nhịp tim của mình sau khi đọc thư.

Trong năm, có hai mùa, Văn phòng Juliette nhận nhiều thư hơn hết: mùa Lễ Tình Yêu và Noel. Cỏ May ghi ra đây địa chỉ Văn phòng Juliette để bạn đọc (các Bà trong các Hội Cao niên) có thể viết thư không lo thư bị thất lạc:

Via Galilée
37133 Verona - Italia

St: BN

12/20/23

Thương về dĩ vãng - Đám cưới sinh viên

 

Đám Cưới Của Cẩm – Liên

Không tiền, chưa nghề, đôi mắt còn ngơ ngác như mắt nai, tâm hồn còn gắn bó với đám bạn chỉ biết các trại công tác xã hội vậy mà Cẩm  dám lấy vợ. Đúng là điếc không sợ súng. Thường thì một nam sinh viên tốt nghiệp đại học và có công ăn việc làm mới nghĩ tới việc lập gia đình. Cẩm đang học năm thứ ba Chánh Trị Kinh Doanh. Lúc đó, các bạn học ai cũng biết cả hai gia đình chống đối việc hôn nhân của hai anh chị, nhưng  không ai nghĩ tại sao Cẩm lại lấy vợ sớm và vội vàng như vậy. Sau này, tôi mới biết lý do Cẩm và chị Liên làm đám cưới : Lý do chị Liên có bầu. Đám cưới Cẩm Liên vào ngày mồng 6 tháng 4 năm 1967, con trai đầu lòng của anh chị Nguyễn Tường Linh sinh cùng năm 1967.  Cẩm nói với tôi : “ Hai gia đình chống đối kịch liệt. Nhưng khi tụi moi sinh con trai thì hai gia đình dành nhau nuôi “.

Cẩm viết về đám cưới của Cẩm – Liên : “Đầu năm 1967, tôi trở về sống với gia đình trong dịp tết nguyên đán. Cha mẹ tôi biết nàng là người miền Nam ( bởi  thím dâu miền Nam gây xấu trong dòng họ bỏ chú và các con, ngoại  tình ) nên không đồng ý, bắt tôi phải bỏ nàng để cưới vợ khác do cha mẹ chọn lựa. Tôi quyết liệt phản đối vì sự kỳ thị Nam Bắc. Tôi là người có tinh thần hoạt động xã hội, cần phải công bằng không phân biệt giầu hay nghèo hoặc kỳ thị địa phương hay tôn giáo  … Trước sự quyết  liệt của tôi, gia đình  lấy tuổi của tôi và nàng đi xem bói. Thầy bói  bảo hai tuổi này không tốt. Sống với  nhau buổi đầu nghèo nàn và sẽ phải xa nhau một thời gian khá lâu. Con cái có một đứa  không mù cũng tàn tật. Là dân  đi học và hoạt động đâu có thể tin thầy bói nhảm nhí được ! Gia đình càng nhất quyết phản đối buộc tôi phải chấm dứt mối tình này. Tôi chán nản trở về Dalat sớm hơn dự trù để cho người yêu biết những khó khăn. Chúng tôi tự đồng ý kết hôn. Tôi gặp các bạn thân từng hoạt  động chung như Nguyễn Lập Chí, Mai  Kim  Đỉnh, Nguyễn Văn Sơn … để tổ chức đám cưới đơn giản không tốn kém. Các bạn đồng ý giúp đỡ. Tôi vào Viện gặp Cha Lập trình bầy nỗi khó khăn trong việc hôn nhân. Cha  Lập là người khoan dung, độ lượng nên hết lòng giúp đỡ tôi. Cho phép tổ chức tổ chức đám cưới trong Viện Đại Học tại Giảng Đường Spellman không bắt buộc phải theo nghi lễ Công Giáo. Cha hỏi tôi có cần tiền để lo đám cưới không ?  Tôi trả lời có ít ngàn tạm đủ vì không sắm sửa gì ngoài bánh trái tiệc trà. Nếu có thể  xin Cha cho con mượn chừng  3.000  đồng  để  phòng hờ. Con sẽ hoàn trả Cha ngay sau đám cưới vì các bạn mừng giúp đỡ con. Cha móc túi đếm  3.000  đồng đưa cho tôi không cần giấy tờ. Tôi về  báo tin cho các bạn biết. Ai cũng hớn hở vui mừng tiến hành đám cưới cho tôi. Tôi trao 3.000 đồng cho các bạn mà Cha Viện Trưởng vừa cho mượn  để trang trí và lập ban thờ Phật Giáo trong giảng đường dự trù tiệc cưới. Tôi lo đi in thiệp và đặt bánh cưới để chuẩn bị chỉ có một tuần. Sau  khi bàn luận  tất cả đồng ý theo nghi lễ cổ truyền. Tin tức đám cưới của tôi được loan ra, mọi người đều nhiệt liệt hưởng ứng , tự kiếm bộ vía quốc phục, khăn đóng áo dài bằng mọi cách. Riêng chúng tôi vào trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân  mượn bộ đồ cô dâu chú rể  mà trường dùng để đóng kịch. Bạn gái của Nguyễn Lập Chí dẫn tôi vào trường Võ Bị Dalat mượn “ Cập Lọng “  thường dùng trong các dịp lễ Hai Bà Trưng, Vua  Quang  Trung …

Đám cưới  của chúng tôi đã được tất cả các bạn sốt sắng tiếp tay; kể cả bà chủ nhà cũng đi  lùng kiếm các bộ đồ quốc phục dùm cho đội ngũ phù dâu phù rể.  Chị Nguyễn Ngọc Thương cũng vận động gần hai chục chị từ nữ Đại Học Xá  đến Quán T2 để tiếp tay làm bánh cho tiệc cưới.  Nhóm “ Tam Quái “  mượn được chiếc trống lớn của Ấp  Đa Thiện. Một số khác tìm pháo đốt và trái khói mầu của Không Quân …Tất cả  đều bận rộn để chuẩn bị tham gia ngày cưới. Vô tình tạo cho chúng tôi một dám cưới đông đảo, linh đình, trang trọng như một đám rước có lọng che cho cô dâu chú rể  rất đặc biệt, mà từ trước tới nay chưa bao giờ thấy ở Dalat .”  

                                   

Lisa Nguyễn Văn Sơn  kể lại hôn lễ Cẩm – Liên : “ … Tôi quen Nguyễn Tường Cẩm ngay những ngày đầu khai giảng Khóa I của Trường Quản Trị Kinh Doanh và Quản Lý Xí Nghiệp, tiền thân của Trường Chánh Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt. Lý do thật đơn giản là tôi mướn căn gác gỗ của ngôi nhà 75B Võ Tánh, còn Cẩm thuê căn phòng góc dưới đất, ngay chân cầu thang gỗ bên ngoài của căn gác. Lên xuống gặp nhau thì quen liền.

Ngôi nhà 75B toàn thân bằng gỗ xẻ, hình chữ A, có đầu hồi nhìn ra đường, đối diện với Trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân, sáng chiều  đứng ở cửa gác, tựa lan can cầu thang ngắm các cô Bùi Thị Xuân, xúc cảm còn hơn xem phim cinemascope eastmancolor, nên căn gác của tôi và Ngụy Văn Cứng, một công tử xứ Pleiku, ở chung đã trở thành nơi có nhiều thi nhân mặc khách đến vãng cảnh và sáng tác. Ngôi nhà cũ kỹ với mái ngói đã hầu như đen, vách bốn bề sơn xanh đã bong tróc. Phần trệt có 5 phòng, 2 phòng ở phía phải từ đường nhìn vào, ngoài là phòng của Cẩm, trong là phòng của Nguyễn Vân Cương, phòng ở phía trái, ngoài là phòng của Nguyễn Khải, trong là của Trương Duy Hào, sau này còn có thêm Hồ Phán, Trần Đại. Phòng ở giữa lớn nhất là nơi ở của chủ nhà và cô con gái, sau này cho Cẩm và Nguyễn Lập Chí thuê làm quán T2, trở thành một “Câu Lạc Bộ” sinh viên Đà Lạt. 

Sau tết 1965, tôi dọn về ở 42 Võ Tánh nhường căn gác lại cho Nguyễn Lập Chí “ lót ổ “ cho tờ Tí Ti. Tôi vẫn thường lui tới 75B để chơi với Chí và Cẩm và cùng Chí lo tờ Tí Ti. Có lẽ trong đám thân thiết này, tôi là tên nông dân Nam bộ rặt ròng. Và vì thế, là người bạn được Cẩm chiếu cố mời tư vấn tổ chức đám cưới Cẩm – Liên.   Chí và tôi góp ý là đám cưới phải được cử hành theo tập tục cổ truyền và Nam Bắc đề huề :  Nam của chị Liên và Bắc của Cẩm, không để thiếu sót bất cứ nghi lễ gì, nhưng trong tinh thần tiết kiệm. Đám cưới phải có sự hiện diện của Cai Tổng, Xã trưởng, chủ hôn, bà con hai họ, lối xóm chòm riềng đi rước dâu, có cờ lọng, trống chầu, mâm quả, khay trầu rượu, có nông dân và trẻ con bu ven đường vỗ tay, reo mừng.

Gần như cả tháng 3, bạn bè cùng chung tay chuẩn bị cho đám cưới, nhất là anh em ở nhà 75B. Thế là đám cưới diễn ra vào ngày mồng 6 tháng 4 năm 1967.

Hôm đó, trời mưa tầm tã từ trưa đến xế. Theo điềm Trời, có mưa thì có nước, có nước thì có “tiền”, mà tiền này thì là tiền duyên kiếp trước và sung túc hạnh phúc kiếp này, Sơn Râu “đoán quẻ” như vậy.  Khoảng 3 giờ chiều thì ngớt mưa, anh em bắt đầu tụ tập trước cửa trường Bùi Thị Xuân.  Đi đầu là Cai Tổng Mai Kim Đỉnh áo dài trắng, nón cối trắng, giày hàm ếch. Sau lưng là 4 chàng đồng phục áo dài thắt đai lưng, quần lững đội mâm quả do Trương Duy Hào dẫn đầu. Tiếp theo là chiếc trống chầu do Tam Quái phụ trách, Hùng và Độ quẩy đòn khiêng, Nhan Kim Hòa cầm dùi trống. Kế đó là cô dâu chú rể khăn đóng áo dài gấm, khép nép dưới 2 cây lọng do Dương Tấn Hải và Trịnh Hoàng Giang, khăn đóng áo the quần lĩnh, đảm trách.  Chú rể mặc áo thụng xanh, khăn đóng, phù rể áo dài khăn đóng. Cô dâu mặc áo thụng và mấn vàng cùng các cô phù dâu mặc theo lối thôn nữ miền Bắc. Theo sau là Xã trưởng Nguyễn Văn Thuận, áo bành tô trắng, miệng ngậm ống vố. Hàng trăm anh chị em, trăm hồng ngàn tía đủ kiểu quần là áo lụa, từ chiếc áo dài tứ thân đến chiếc áo bà ba của các chị, từ bộ quần áo thường nhật của sinh viên đến bộ đồ đen nông dân đầu quấn khăn rằn là những người tham dự đám cưới. Hai bên đường dân chúng và trẻ em đổ ra xem, chỉ trỏ, cười nói. Tưng bừng như lễ hội.

Tôi và cậu của cô dâu đi theo sau đoàn đám cưới. Cậu của cô dâu là thân nhân duy nhất lên Đà Lạt từ Mỹ Tho âm thầm dự đám cưới. Gần đến cổng Viện thì trời vừa sụp tối. Một hàng pháo hoa nổ liên hồi với dòng chữ CHÚC MỪNG LỄ THÀNH HÔN CẨM – LIÊN, quà tặng của 3 anh Lương, Khang và Long từ phi trường Liên Khương gửi lên. Cha Viện Trưởng, vợ chồng thày Ngô Đình Long đón đám cưới về Giảng đường Spellman.

Sơn Râu làm xướng ngôn viên diễn giải Lễ Tơ Hồng, được cử hành trước bàn thờ tổ tiên. Đại diện đôi bên trai gái, không phải thân quyến của hai đàng, mà chỉ là một số sinh viên có tuổi đứng ra đại diện hộ. Sau đó là những lời chúc tụng và quà bao thư đỏ của cha Viện Trưởng, các giáo sư và các bạn. 

Cuộc lễ trở nên linh hoạt và khiến người ta có cảm tưởng thời gian lùi lại 20 năm về trước, khi phái đoàn  gồm ông Chánh Tổng, chống ba tong, ngậm ống vố, mặc complet xạc kin trắng, và các thuộc hạ mặc ống cao ống thấp đội quả đến biếu và chúc tụng bằng ngôn ngữ của thời 1945 ở Lục Tỉnh.

Chủ hôn Sơn Râu đọc bài diễn văn Dạy Con Gái trước khi về nhà chồng, Mai Kim Đỉnh đọc bài Khuyên Rể rút từ luân lý Khổng Mạnh được sửa đổi đôi chút

Sau đó là tiệc vui. Trong buổi tiệc có nhạc Rock, Bebop và có khiêu vũ … 

Đọc bài viết của Nguyễn Văn Sơn, anh Trần Văn Chang email : “ Trong đám cưới đó, tôi đóng vai bố, Chị Bùi Thị Trường đóng vai mẹ. Hồi trẻ, gầy nhom nên tôi phải độn một cái gối vào bụng. Đúng là tuổi trẻ coi Trời bằng vung “

Và Email của chị Bùi Thị Trường : “….. Có lẽ tuổi trẻ đẹp vì " coi trời bằng vung ". Trong đám cưới đó anh Chang Trần đóng vai bố vợ còn tôi là mẹ chồng, cũng đầy đủ nghi lễ rước dâu .. . Một đám cưới có một không hai. Đúng không anh xui ? Rất vui được tin anh sui “.

Bùi Thị Trường, Ngô Kim Liên, Nguyễn Tường Cẩm, Trần Văn Chang

            Trích: Tuyển tập truyện ngắn "Sinh viên xa nhà" của Nguyễn Đức Quang (GC)            


Xem ảnh đám cưới.