10/31/20

TÌNH VÀ TỘI


Con tàu VIA đang băng ngang qua những tỉnh bang của vùng đất lạnh, tình nồng, từ Toronto đến Vancouver, trong một ngày hè nắng ấm tươi đẹp. Bà Lan đang ngồi ngắm nhìn vùng đồng bằng hoang dã của tỉnh bang Ontario. Đối diện bà là một phụ nữ mặc áo thun màu cánh sen, đội chiếc mũ cap màu xanh ngọc hơi kéo xuống để che mặt, cô ngồi dựa lưng đằng sau ngủ gà, ngủ gật. Sau vài tiếng đồng hồ cô tỉnh dậy, đi WR (wash-room, phòng vệ sinh) rồi trở lại nhìn bà Lan mỉm cười một cách thân thiện. Bà Lan cũng mỉm cười lại và nhìn thẳng vào mắt cô hỏi: “Chị nói tiếng Việt phải không?” Chị nở nụ cười tươi tắn nói: “Ủa chị là người Việt luôn hả? Sao chị biết em là người Việt? Bà Lan bảo bà nhìn vào mắt chị và đoán vậy.

Trong lòng bà Lan cảm thấy an tâm hơn khi có một người đồng hương là bạn đồng hành trên tàu.

Người phụ nữ tự giới thiệu: “Em là Hiền. Còn chị?”

Bà Lan vui vẻ bắt tay với Hiền nói: “Tôi là Lan”

Hiền hỏi: “Chị đi du lịch hay đi thăm ai mà đi một mình vậy?”

Bà Lan nói: “Tôi đi du lich Vancouver cùng mấy người bà con ở Calgary. Họ sẽ gặp tôi ở ga Vancouver. Còn chị?”

10/29/20

Thông Báo Chấm Dứt Sinh Hoạt của Nhóm Email Group Thunhan1-2

Tiếp theo thông báo của Yahoo, cung cấp diễn đàn trực tuyến cho những người dùng mạng Internet trên không gian Mạng, chấm dứt cung cấp dịch vụ này vào ngày 15.12.2020, DĐ Thunhan1-2 thông báo chấm dứt sinh hoạt nhóm Thunhan1-2 kể từ 27.10.2020

Thưa quý bạn TN1-2 ,

Nhóm email Thunhan1-2 đã sinh hoạt được 15 năm nay với cùng đích nối kết, bắc nhịp cầu với nhau, sau một thời gian cách biệt, để cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa và hỏi thăm sức khoẻ, chuyện trò mầy tao, không phân biệt màu sắc và tuyên truyền tôn giáo và chánh kiến, dễ gây sự chia rẽ .

Tiếc thay , nhiệm vụ cao đẹp đó không được hoàn thành .

Do đó , BĐH quyết định giải thể nhóm email Thunhan1-2 kể từ 27/10/2020.
Kính chúc quý bạn và gia đình bình an và hạnh phúc .
Thân kính,

BĐH

SỰ "GIÀU CÓ" CỦA NGƯỜI NGHÈO


Hồi còn là sinh viên vào các kỳ nghỉ, tôi thường xin dạy thêm ở các trường mẫu giáo. Lần đó tôi xin được một chỗ làm ở thị trấn St.Louis. Ngày mùng 2 của tháng, tôi mới được biết ở đây người ta chỉ được trả lương vào cuối tháng. Lúc đó tôi lặng người, bởi trong túi tôi chỉ còn 4$, tôi không thể trả tiền trọ chứ đừng nói đến đổ xăng hay ăn tối.

Tôi có một cây kèn trumpet và biết chơi piano một chút, nên ý nghĩ đầu tiên của tôi là dùng chúng để kiếm tiền. Nhưng ở đâu? Tôi còn chưa quen với thị trấn này. Thế là tôi quyết định: đem cái kèn của mình đi … cầm đồ, được 15$, đủ trả tiền trọ cho ngày hôm đó và hôm sau nữa. Nhưng rồi sẽ ra sao?

Có một quán cà phê nghèo nằm ngay cạnh tiệm cầm đồ. Tôi vào và gọi cốc bia 35 xu. Rồi ngồi bên cốc bia và thừ mặt ra.

"Trông cậu cứ như vừa đánh mất đồng xu cuối cùng ấy, con trai!", người hầu bàn già lại gần tôi và nói như vậy.

Ông ấy tên là Charlie, 60 tuổi. Tôi kể cho ông ta nghe mọi chuyện, kể cả chuyện cầm chiếc kèn. Charlie nghe rồi hỏi: "Cũng biết chơi piano à?".

"Cháu biết một chút thôi …". Charlie lại suy nghĩ vài phút, rồi hỏi tiếp: "Có biết chơi bài “Stardust” không?".

Thật may, đó là một trong số vài bài tôi biết chơi. Tôi thử chơi cho Charlie nghe, cố gắng hết sức. Không hay lắm, nhưng Charlie có vẻ thích. Ông cười vang và vỗ tay theo: "Cậu chơi không hay lắm, nhưng không tệ đến nỗi có thể đuổi hết khách đi đâu! Mỗi tối cậu hãy đến đây chơi bản nhạc này, tôi sẽ cố giúp cậu kiếm được đủ tiền cho đến khi nào cậu được trả lương. Có bộ vest nào không?".

Tôi không có, nên Charlie phải dẫn tôi đi mua ở một cửa hàng đồ cũ. Bộ vest màu nâu, có lẽ được dùng cho những người 40 tuổi, nhưng dù sao nó cũng hợp với tôi.

Ngày hôm sau, khách đến quán cà phê vào khoảng 6 giờ tối. Trông ai cũng vất vả và lấm lem.

Họ già hơn tôi nhiều, có những người trông khắc khổ và lôi thôi. Họ nghe “Stardust” và những bài hát cũ mà tôi chơi một cách chăm chú, có người còn khóc. Mỗi tối vài lần, Charlie đặt một chiếc hộp lên quầy hàng và kêu lên: "Anh em, chúng ta cần giúp đỡ cậu bé này!". Và đôi khi ông kể lại cả tình trạng của tôi: sống một mình và không có tiền.

Ðến buổi tối thứ ba, có một bà cụ đến gần tôi: "Con trai, ta không có tiền để giúp con đâu, nhưng ta có một căn phòng ở ngay bên cạnh và không dùng tới. Con có thể ngủ đêm ở đó để khỏi phải trả tiền nhà trọ.".

Và thế là cứ ban ngày thì tôi dạy trẻ con ở trường mẫu giáo, tối chơi nhạc cho những người già ở quán của Charlie. Sau một tháng, tôi được lãnh lương. Tiền lương khá cao, đủ để tôi có thể sống đàng hoàng. Tôi quay lại quán của Charlie chơi thêm một buổi nữa. Lần này tôi nói Charlie đừng đặt cái hộp lên bàn, vì tôi đã có tiền rồi.

Nhưng ở chỗ mà mọi hôm Charlie đặt cái hộp, hôm nay mọi người vẫn để tiền vào, dù không có hộp. Có nhiều đồng xu, và cả 1 tờ 20$.

Tôi không biết điều gì đã làm cho những người nghèo khổ ấy lại muốn giúp một “thằng bé” mà họ không quen biết, khi chính họ sống cũng vô cùng chật vật.

Sau này tôi chơi piano tốt hơn và cũng làm thêm tại một khách sạn lớn. Tôi chơi piano cho những người khách giàu có và sang trọng. Nhưng chưa một lần nào, và chưa một ai sẵn sàng chia sẻ với tôi chính những gì họ có như những người nghèo ở quán của Charlie ...

10/28/20

Halloween Và Tháng Ma


Các bạn thân mến,

Vài ngày nữa là Halloween, nhân dịp này chia sẻ một chút cảm nghĩ về "MA".

Halloween Và Tháng Ma

Tháng 7 âm lịch vừa qua và tháng 10 dương lịch sắp tới là "tháng ma" được lưu truyền xưa nay tại các nước Á Đông và Phương Tây.

Ngày trước, mỗi lần đến tháng 7 âm lịch, ba má tôi không cho tôi đi chơi vào ban đêm, lý do là: " đi đêm có ngày sẽ gặp ma." Vì âm phủ mở cửa thả hồn ma lên dương gian, nên rất dễ đụng đầu. Dù không gặp phải, tháng 7 âm phủ mở cửa toác hoác, cũng rất dễ đụng chạm.

Nhưng tại Hoa Kỳ, mỗi năm đến tháng 10 dương lịch, người ta nói nhiều chuyện về ma. Quảng cáo khắp nơi về ma quỷ yêu quái, thương xá chưng bày đủ kiểu quần áo mặt nạ của ma, dân chúng giăng kết màng nhện, treo sô kết tơ trước nhà, cố ý tạo một môi trường rùng rợn ma quái, thậm chí coi nhà mình như nhà ma để đón lễ.

Đêm cuối cùng của tháng 10, cha mẹ trang điểm con mình thành ma thành quỷ, rồi dẫn đi xin kẹo từng nhà. Có người còn nói: " Đêm tháng 10 phải thường xuyên ra ngoài, nếu may mắn sẽ có thể gặp được ma!"

Chuyện đời thay đổi nhanh chóng, ý niệm sợ ma không còn như xưa nữa. Trước đây nói đến ma, người ta sợ bỏ chạy; ngày nay nói đến ma, người ta lại tò mò thích nghe, thích tìm hiểu. Vì vậy, chuyện ma, sách ma, phim ma trở thành sản phẩm tiêu khiển thời thượng của con người.

Thực sự, ma quỷ có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa của dân tộc và sự an ninh của xã hội. Dân tộc tin có quỷ thần sẽ có một nền văn hóa phong phú, nhiều ý tưởng và sắc thái dồi dào; xã hội tin có ma quỷ thì tin có nhân quả, luân hồi và quả báo."Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", làm tốt gặp tốt, làm xấu gặp xấu. Tin như vậy thì thiên hạ ít dám làm việc bất lương, xã hội tự nhiên tương đối an lành.

Dưới quan niệm cổ truyền, người ta xem những hồn ma như là "huynh đệ" của mình. Vì vậy, theo tập tục truyền thống của dân tộc Á Đông, rằm tháng 7 âm lịch là ngày Địa Ngục mở cửa thả hồn ma, mà chúng ta gọi là "huynh đệ" (好兄弟). Vì hồn ma bị hành hình đói khát quanh năm, nên ở dương gian vào ngày này, người ta thường bày biện nhiều thức ăn, mời anh em ăn một bữa hả hê. Nghi thức này gọi là "cúng cô hồn" (祭祀亡魂). Rồi đốt tiền giấy cứu tế, đồng thời mời sư sãi tụng kinh siêu độ, mong anh em bất hạnh đọa vào "ác đạo" sớm được siêu thoát, gọi là "phổ độ" (中元普度).

Theo quan điểm của Phật giáo, rằm tháng 7 âm lịch là lễ "Vu Lan" (盂蘭盆), Vu Lan là Phạn ngữ dịch âm, nghĩa là "giải đảo huyền" (解倒懸). Đảo huyền là chỉ thú vật bị treo ngược để chuẩn bị đem bán hoặc dùng làm vật cúng tế. Giải đảo huyền tức là giải cứu các loại súc vật. Ngày hôm đó, chúng ta chân thành lễ Phật, cúng dường tăng ni, dùng công đức này để cứu áo đạo chúng sinh được thoát khổ. Theo Kinh Vu Lan, rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày Bồ Tát Mục Kiền Liên xuống Địa Ngục cứu mẹ.

Tổng hợp những điểm nói trên, chúng ta thấy rằng rằm tháng 7 đúng là một ngày "hiếu đạo". Cúng dường tam bảo (Phật Pháp Tăng), hiếu kính cha mẹ, phổ độ quỷ thần, cứu giúp thú vật cũng đều xuất phát từ một chữ "hiếu".

Nói về Halloween tại các nước Tây Phương, theo truyền thuyết thì trong ngày này tất cả linh hồn đều trở lên thế gian. Người ta ăn mặc trang phục giống như ma để đồng hóa với các “anh em” của mình. Xưa kia còn có người để trái cây và thức ăn tại trước cửa hay sân sau để chiêu đãi hồn ma, không biết từ bao giờ diễn biến thành cách thức cho kẹo. Đốt đèn bí rợ trước cửa trong đêm tối là soi sáng đường về cho hồn ma, chúc “anh em” thượng lộ bình an.

Tất cả nghi thức trong ngày Halloween _ mặc áo ma, cho bánh kẹo, đốt đèn bí rợ đều hàm chứa ý nghĩa "từ bi". Ngày cuối cùng của tháng 10 thực sự là một ngày "tình thương". Cúng tế hay cầu nguyện cho linh hồn đều biểu lộ tình thương trân quý của con người.

Theo Phật giáo, ma quỷ cũng là chúng sinh, họ cần tình thương và lòng từ bi, chứ không phải sợ sệt và xa lánh. Sau khi chết, con người đi vào luân hồi, không nhất thiết trở thành ma. Theo Kinh Lăng Nghiêm (楞嚴經):

Người có 7 phần tình dục, 3 phần trí tuệ, sau khi chết, trở thành thú vật.

Người có 9 phần tình dục, 1 phần trí tuệ, sau khi chết, trở thành ma quỷ.

Người hoàn toàn sống trong tình dục, sau khi chết sẽ đọa vào Địa Ngục.

Tham sân si là cội nguồn của tam ác đạo.

Vì vậy, ma quỷ là một tấm gương để chúng ta soi xét. Bởi người đời chìm đắm trong danh lợi quyền thế, say mê trong hồng trần tình dục, rằm tháng 7 và cuối tháng 10 là lúc để chúng ta tạm dừng lại và quay đầu nhìn lại tấm gương này, soi sáng khuôn mặt và nội tâm của mình. Nếu vẫn còn mang nặng tình dục, sân si giận hờn, thì đã cận kề áo đạo ma quỷ.

Trong Kinh Phật có kể nhiều chuyện về ma hầu đánh thức và cảnh giác lòng người.

"Kinh Luật Dị Tướng" (經律異相) có kể: Một người chết rồi, linh hồn trở về dùng roi đánh xác của mình, người bên cạnh thấy vậy liền hỏi: "Người này đã chết rồi, tại sao còn đánh đập xác của nó?"

Ma trả lời: "Nó là thân xác của tôi lúc trước, khi còn sống thì làm nhiều việc ác _ lường gạt trộm cắp, xúc phạm đàn bà, bất hiếu cha mẹ, không có từ bi, không trọng nhân nghĩa, keo kiệt không chịu bố thí. Sau khi chết, khiến tôi đọa vào âm giới làm ma quỷ, đau khổ vô cùng. Cái xác này quá tội lỗi và thối tha, cho nên đánh nó để bớt giận."

Vì vậy, tháng 7 âm lịch trở thành tháng ma, không phải là ma quỷ khiến cho người ta sợ hãi, mà là chúng ta phải biết sống với thái độ nghiêm cẩn và giữ giới điều. Nếu chúng ta có lòng sợ sệt và bất an là đi ngược lại ý nghĩa của Phật giáo, không đúng với tinh thần từ bi của nhà Phật.

Thực sự, tháng 7 cũng như tháng 10 là tháng rất tốt để chúng ta hồi tâm tỉnh thức. Chuyện ma quỷ đã ngầm chứa những chân lý của cuộc sống. Nhân ngày này, chúng ta tìm lại sự thanh tịnh và trí tuệ.

Tâm sáng tất Thiên Đàng, tăm tối tất Địa Ngục.

Mở rộng lòng từ bi, buông bỏ tham sân si là ngọn đuốc soi sáng và dìu dắt chúng ta đến con đường tu hành quang minh và tươi sáng.

Lý Trinh Trường K5 tại tư thất
09-30-2020

Xem bản Trung văn: Halloween

10/27/20

Loài cây có khả năng "đẻ" ra vàng

Loài cây có khả năng "đẻ" ra vàng.

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: tiền không mọc trên cây, nhưng vàng thì có thể!

Bạch đàn (tên gọi khác là cây Khuynh diệp) có mặt hầu hết ở các vùng nhiệt đới, và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam ta. Rễ của cây có thể đâm sâu tới 40m để tìm kiếm nguồn nước, và chất dinh dưỡng. Trong quá trình đó, những cây bạch đàn gần các mỏ vàng đã vô tình “hút” cả những bụi vàng trong lòng đất, sau đó dịch chuyển lên lá cây.
Các nhà Nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Khối thịnh vượng chung Tây Australia giải thích: “Vàng là kim loại độc hại với cây cối, nên được bị dịch chuyển tới các đầu mút của cây, chẳng hạn như lá cây, hoặc tới các vùng đặc biệt bên trong tế bào, để làm giảm các phản ứng sinh hóa độc hại”.

Những cây Bạch đàn gần mỏ vàng có thể hút được vàng nano, và chuyển lên lá.


Trên Tạp chí Nature Communications, nhóm Nghiên cứu cho biết: đây là lần đầu tiên vàng được phát hiện ở trạng thái tích hợp tự nhiên trong một sinh thực vật sống. Tuy nhiên, lượng vàng trong lá cây rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,000005 phần trăm trọng lượng mỗi lá cây. Các nhà Khoa học đã phải dùng tới tia X, mới có thể phát hiện ra sự tồn tại của chúng.
Giá trị có thể ứng dụng dễ dàng nhất của nghiên cứu này là lá cây chứa vàng có thể cung cấp cho các Công ty khai khoáng một cách nhận biết không tốn kém, và thân thiện với môi trường, về nơi có thể khoan tìm kim loại quý.
Lượng vàng trong lá cây rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,000005 phần trăm trọng lượng mỗi lá cây.

Được biết trên thế giới cũng đã có nghiên cứu khoa học nhằm thu hoạch vàng từ các loại cây trồng đặc biệt như Bạch đàn, Mù tạt, Hướng dương... Kỹ thuật này có tên gọi phytomining.
Bằng cách này, con người có thể lấy được vàng nano nhằm phục vụ cho ngành Công nghiệp Hóa chất, lĩnh vực vốn sử dụng các hạt nano vàng như vật xúc tác cho những phản ứng hóa học. Tuy nhiên, giá trị quan trọng nhất của nghiên cứu chính là giải quyết hậu quả của các khu mỏ vàng bị ô nhiễm.
Kỹ thuật phytoming giúp thu hoạch vàng nano từ cây nhằm phục vụ ngành Công nghiệp hóa chất.

Theo Dân Việt.


10/26/20

蟑螂的小故事

今年初搬來的鄰右是一家四口的東方人,四十出頭的壯年夫妻和兩個年約十來歲的孩子.

上週末看見這兩個小兄弟在臨近的街道上議論紛紛.我好奇的走過去看.

原來他們在家中的車庫裏捕到了兩隻蟑螂,正在舉行殺蟲大典.準備點火燒蟑螂,看牠們在烈火中被燒成蜷曲的身子.

我對小朋友説:"這樣太残忍了.想一想你們有被開水燙到手的感受嗎?更何況是火燒全身,是多麼的痛呀!"

小朋友没想到半途冒出個陌生人,又勸止他們燒蟑螂.一時間氣氛變得僵化而沈默.

半晌,小朋友説:"可是,可是蟑螂是害蟲呀!偷吃我們家的東西."

我説:"照你們這麼説,做小偷的人不也應該放火燒了嗎?任何人,不管好人,壞人都有父母,在父母眼中都很可愛.蟑螂可能是偷東西回去給年老的父母吃,牠們可能是父母的乖孩子呢!"

小朋友又説:"如果我們不殺害蟲,害蟲就會愈來愈多,到時候就會被害蟲侵佔了."

我對孩子説:"這世界每天有幾千萬人在殺害蟲,譬如噴殺蟑螂的藥,但蟑螂從來没有減少;這世界有許多人在保護野生動物,野生動物也没有增加.何況,什麼是害蟲呢?山中的飛禽猛獸都是害蟲,蒼鷹,老虎,野狼哪一種不是害蟲呢?我們是不是也要把牠們殺了嗎?不管好的或不好的動物都有在地球生存的權利,牠們都有父母和兒女,所以我們不應該肆意殺害動物."

小朋友更加沈默了.

他們突然説:"不然,我們不要放火燒,我們給牠們一點懲罰,罰牠們到路口的溝渠邊吃泥土."

接着便呼嘯而去.

我看著小朋友遠去的背影,心有感慨.每個人都有善根,尤其是小孩子,就像一張白紙,容易感染.大人有責任開啟孩子的仁愛之心,不應該殘忍的對待别的衆生.

真正的仁愛不是對好衆生的慈愛,而是對惡衆生的悲憫;何況衆生有什麼好惡的分别呢?

曾經有一位淨土宗的師父説:"西方淨土是為惡人而設教的."

有人問他為什麼不是為善人而設,而是為惡人而設?

他説:"善人所處的地方,就是淨土,還需要什麼淨土?何况惡人臨終覺悟十念阿彌陀佛就可以去淨土,善人更不用説."

我們在幼年的時候,都曾因為無知,在家裡隨意用手指捏死螞蟻;與童伴玩耍時任性的掰開蟋蟀的頭;從泥土中挖出蚯蚓放在烈日下挣扎乾涸而死.我們的無知代代相傳,我們的長輩把工業的黑煙噴上天空;污染的廢水灌入河流;以過度的農藥灑在田間.不要説動物,有許多人甚至忘記别的孩子也有父母.

我們要救的不是偶然被抓住的蟑螂;我們要救的是孩子的心,還有人們的良知.

經裏有這麼的一個故事:

有一次森林裏發生大火,動物都開始逃跑.這時有一隻小鳥也飛出森林,但飛出森林,牠並没有逃走,而是飛到很遠的河邊銜一滴水飛回來,將一滴水吐在正在燃燒的森林裏.吐下去後,火還是一樣的燃燒,小鳥又轉身去銜第二滴水吐在燃燒的森林裏,如此來回往返,永不止休.

佛家曰:"盡形壽,拯救世界."

只要有生命的一天,就要為全世界的眾生服務,為一切苦難眾生服務.

佛家也曰:"無緣大慈,同體大悲."

一切衆生,有情無情,與我一體,皆應起憐憫愛護之心.

儒家曰:"知其不可為而為之."

只問耕耘,不問收獲.追求的不是結果,而是一種一往無悔的精神.

道家曰:"聖人無常心,以衆生心為心."

聖人没有私心,以衆生的心作為自己的心.故而將天下的安危繫於一身.

釋道儒三家的教誨帶領我們進入一個每人都響往的理想大同世界.

我願學習經裏那隻小鳥的精神,常常把一滴清涼的淨水吐在因世人的慾火而熊熊燃燒的世界裏.

清祥合十

10-25-2021

10/25/20

Bàn tay vợ hiền

 Bàn tay vợ hiền 

Vuốt tóc em âu yếm dịu dàng
Một thời nắng gió phải nặng mang
Mình nghèo lo kiếm ăn bươn chải
Đâu có thời gian để điểm trang..

Mái tóc huyền đen phủ kín vai
Bây giờ thưa thớt thế nầy đây
Trước khi phẫu thuật người ta cạo
Hơn 6 tháng nay chửa kịp dài !

10/24/20

Món Hàng Từ Quê Cũ

 Dạo:


Ngậm ngùi vật đó, mình đây,
Mai kia đều cũng vùi thây xứ người.
Cóc cuối tuần:

Món Hàng Từ Quê Cũ

Chân rảnh rỗi tạt vào khu thương mại
Vừa được quyền mở cửa lại gần đây,
Mắt láo liên nhìn nam bắc đông tây,
Lâu lắm mới có một ngày xuống phố.

Tiệm bán hàng đồ sộ,
Giày, áo quần... bày khắp chỗ dọc ngang,
Khách tha hồ đủng đỉnh lang thang,
Tay mó máy món này sang món nọ.

Chợt thoáng thấy món hàng nằm bó rọ,
Được đến từ miền đất khổ xa xôi,
Khẽ mấp máy bờ môi,
Chân nhích lại, tim bồi hồi xúc động.

Thương món hàng lạc lõng
Lóng ngóng đợi tay người,
Thân phận hạt mưa rơi
Đang vất vưởng nửa vời trên đất lạ.

Liếc nhìn qua giá cả,
Càng buốt giá ruột gan,
Người thợ làm vất vả ở Việt nam,
Đã lãnh được mấy phần ngàn giá bán?

Kẻ hưởng lợi chính là bầy cướp cạn,
Lợi dụng cơn kiếp nạn của quê nhà,
Cấu kết cùng lũ tài phiệt phương xa,
Để bóc lột đến tối đa đồng loại.

Người dân nghèo ngắc ngoải,
Cả gia tài còn lại mỗi đôi tay,
Đành đau lòng chấp nhận mọi đắng cay,
Liều phó mặc rủi may cho số phận.

Các hãng xưởng mọc đầy trên đất hận,
Mà chủ nhân đứa ở tận Nam Hàn,
Đứa rung đùi đếm bạc ở Đài Loan,
Chỉ dân Việt lầm than làm nô lệ.

x

x x

Hỡi sản phẩm đang được bày trên kệ,
Ai còng lưng lao lực để cho ngươi
Được chủ nhân xuất cảng đến xứ người,
Và tham dự vào trò chơi đắt rẻ?

Phải chăng là đứa trẻ,
Tuổi thơ ngây đáng lẽ được đến trường,
Mà chỉ vì lâm hoàn cảnh đáng thương,
Đành vắt sức đổi đồng lương rẻ mạt?

Hay cô gái đồng quê dù đói rạc,
Vẫn quyết không bán thân xác kiếm tiền,
Nên cam lòng chịu khổ cực triền miên,
Gắng lao động ngày đêm quên giấc ngủ?

Hay là kẻ dẫu học hành đầy đủ,
Nhưng không tiền đút lót lũ âm binh,
Vì chén cơm bát cháo của gia đình,
Việc tệ mấy cũng ép mình chấp nhận?
x

x x

Càng khắc khoải đứng nhìn, càng uất hận,
Thương quê hương, thương số phận dân mình,
Thương món hàng từng bước nhỏ linh đinh,
Đang tiếp tục cuộc hành trình lữ thứ.

Người cũng thế, một "món hàng" xa xứ,
Được từ lâu "sản xuất" ở quê nhà,
Vì vận nước phong ba,
Nên đã phải ôm hờn xa đất mẹ.

Món hàng thật, tuy giờ còn mới mẻ,
Nhưng mai rày cũng sẽ phải tả tơi,
Cũng sẽ chung nỗi bất hạnh với người,
Cùng chua xót phút cuối đời luân lạc.

Vật hết kiếp sẽ vùi thây bãi rác,
Người xong đời cũng gửi xác nơi đây,
Hai số phận lưu đày,
Sẽ chẳng có dịp quay về chốn cũ.

Trần Văn Lương
Cali, 10/2020

"KỶ NHÂN HỒI"


"KỶ NHÂN HỒI"
Hoang lạnh trải sương vào thung lũng
Lối mòn theo dốc mịt mờ leo
Khoác áo giang hồ trên vai mỏi
Nhìn mây viễn xứ nhớ quê nghèo.

Có phải ta vừa mơ hạnh phúc
khi nhìn hoa dại nở trong mưa
Chợt nhớ nhà ai vàng hiên cúc
Hỏi thầm cố quận đã Thu chưa?

Một gánh tang thương đời phiêu bạt
Tuổi thơ bỏ lại phía sau lưng
Hoa niên cũng lắm phen trôi dạt
Tóc trắng đường mây, bước vô chừng.

Ký ức hành hương về dĩ vãng
Theo trang nhật ký thả ngược dòng
Níu lại thời gian, dù khoảnh khắc
để thoáng hương xưa quyện hoài mong.

Không phải sa trường sao "Túy Ngọa"?!
Đong giọt sầu trong chén đầy, vơi

Ly khách quặn lòng mơ quê cũ
Viễn phương, hồn mộng "Kỷ Nhân Hồi".
HUY VĂN ( HVC )

10/23/20

CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN

 


Có 1 lần lâu lắm rồi , tôi có gặp người bạn nói ngày xưa ở VN trước năm 75 có lần ông trúng thầu để lấy tổ yến…

Sau lần đó ông giải nghệ luôn vì thấy ác độc quá…Ông nói tội lắm cô ơi…đôi khi phải vứt trứng yến hay chim non xuống biển để lấy tổ…Chim mẹ bay về quanh quẩn nơi tổ yến đã mất kêu thảm thiết lắm…Nghe ông nói mà tôi ứa nước mắt thương cho chim mẹ…

CHUYỆN CỦA CHIM YẾN
Câu chuyện ray rức lòng người. Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.

Yến, sống trung thành – chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.

Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quãng đời còn lại.

Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn còn cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.
Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.

Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.

Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp , còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào, hầu nhét cho đầy lòng tham. Loài đã làm những cuộc tàn sát đẫm máu mang tên “Yến Sào”.

Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được, một số giống người man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”…

Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm, vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt…Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến cho đến tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.
Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao?
Vì vậy: Trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó.

10/21/20

Diễn Đàn "Tỉnh Táo"

Kính gửi quý giáo sư và anh chị,
Diễn đàn DLUB75 sẽ đóng cửa vào ngày November 10, 2020 và tôi sẽ lập một diễn đàn mới, lấy tên là Tỉnh Táo với các chi tiết đã được thông báo cách nay 10 phút.

Best regards,

BP


Mục đích sinh hoạt của diễn đàn Tỉnh Táo rất đơn giản:

chia sẻ mọi loại tin tức
tán gẫu giải khuây với những chuyện thông thường trong đời sống
thảo luận chỉ trên sự kiện mà thôi, không đả kích cá nhân thành viên
đăng hay không đăng email vào diễn đàn là tự do tuyệt đối của mỗi thành viên.
Diễn đàn có đại đa số trên 65 tuổi và căn bản là quý giáo sư, cựu sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt trước ngày 30-4-1975 nhưng không giới hạn những ai không có mối tương quan Đà Lạt.

Chỉ những ai đã ghi danh mới có thể xem và đăng email vào diễn đàn; người ngoài diễn đàn không thể thâm nhập được.

Bắt đầu vào ngày November 15, 2020, tôi sẽ gửi email đến mỗi một người mà tôi kỳ vọng sẽ chấp thuận tham gia vào diễn đàn Tỉnh Táo, và diễn trình này sẽ phải mất đến 60 ngày mới xong bởi lý do là Google chỉ cho phép gửi thư mời 10 người mỗi ngày - không mời en mass được.

Đến ngày January 15, 2021, một danh sách thành viên sẽ công bố với họ, tên, (giáo sư, trường, khóa, quốc gia cư ngụ nhưng không công bố địa chỉ email.) Và sau đó, tất nhiên sẽ có người vô, người ra theo thời gian, và tôi tùy nghi mà thông báo.

Best regards,
BP

Tuổi Dại

Anh chị nào hết chuyện chơi, ngồi ở nhà không có chuyện gì làm xin vào xem phim Tuổi Dại ở cái link sau:https://www.youtube.com/watch?v=fTjYXTjrUIE  Một người bạn thân là đạo diễn gởi nhờ giới thiệu với bà con, bạn bè. Phim này do hãng Alpha Film (trước 75) sản xuất, quay tại Việt Nam khoảng năm 73-74, có vài cảnh Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tầu và chưa bao giờ được chiếu ra. Khi quay xong, phim được gởi sang hãng Kodak ở Hồng Kông để rửa nên mãi sau này người bạn sang Hồng Kông chuộc lại và bây giờ về hưu mới có thì giờ để xem lại và gởi cho bạn bè coi chơi. Đây là 1 phim về giới trẻ con nhà giàu ăn chơi thời đó, với sự hợp tác của vài tài tử có chút tên tuổi như Đoàn Châu Mậu, Tùng Lâm, Trường Kỳ,.... Nhưng với kỹ thuật, phương tiện, hoàn cảnh xã hội, cũng như trình độ điện ảnh của Việt Nam thời đó thì chỉ tới đó thôi. Đương nhiên anh chị em Thụ Nhân toàn là "con nhà lành" chỉ biết cắp sách đến trường nên đâu có biết ba cái chuyện ăn chơi trác táng như thế này, nhưng rảnh thì xem cho biết, nhất là vài cảnh xưa. Còn anh chị nào thuở xưa trong nhóm ham vui thì xem để nhớ lại một thời "oanh liệt" nay còn đâu. PS. 

Hình như bên Á Châu và Âu Châu thì OK, còn Mỹ Châu có thể chưa coi được vì Youtube còn đang review copyright của mấy bản nhạc.

10/20/20

NGƯỜI EM TRONG( ác )MỘNG

NGƯỜI EM TRONG( ác )MỘNG 

Tự thán : Đời người xuân bất tái lai,
Còn Em Cô-Vít tái hoài chẳng đi !


Em thăm dương thế tiết đầu xuân,
Tưởng chỉ rong chơi một vài tuần,
Nào ngờ ở mãi không từ biệt,
Khiến cho nhân loại sợ bứt gân !

Em là em gái gốc Trung Hoa,
Hình giống vương miện Corona.
Sau được đổi danh thành Cô -Vít,
Xuân xanh mười chín đẹp mặn mà.

Tính em cởi mở dễ kết thân,
Ai mà gặp gỡ chỉ một lần,
Về nhớ hụt hơi không thở nổi,
Dù là tuổi trẻ hoặc gìa gân.

Em luôn thân thiện chẳng biết chê,
Lớn bé, nam nữ, kể cả “gay”,
Ai không mang mạng em đều kiss,
Để rồi khắc khoải “ qua cơn mê”

Trần thế em nay lạc lối về,
Á, Âu, Mỹ, Úc với châu Phi.
Lê la chỗ mới nhiều khi chán,
Tìm lại “Con đường xưa em đi”

Chốn xưa lưu luyến nhất Paris,
“Suốt đời mùa đông làm chia ly”…
Nay giữa mùa thu em trở lại,
Lang thang để kiếm người tình si ?

Thế gian sắp có thuốc chủng xài,
Chút nước long lỏng đựng trong chai,
Là thứ đại kỵ tiêu Cô- Vít ?
Nó mà xuất hiện Vít bái bai !

Vắc xin đuổi dịch hết ở lì,
Lụi cho vài phát sẽ phải đi
“Mong một lần cuối,một lần cuối,
Vẫy tay, vẫy tay, chào Cô – Vy”.

HÀN SĨ PHAN

10/19/20

Adele - Họa mi đứng trước gương

 

Ca sĩ Anh Adele tại giải Grammy lần thứ 59. Ảnh chụp ngày 12/02/2017 tại Staples Center, Los Angeles, Mỹ. © AP - Jordan

Vẫn là chất giọng đẹp ấy nhưng diện mạo mới của Họa mi nước Anh, Adele hoàn toàn gây sốc cho khán giả trên mạng xã hội Instagram trong năm 2020. Sau khi chia tay người bạn đời Simon, Adele liên tiếp giảm cân, ăn mặc gây tranh cãi đến mức khó có thể nhận ra.

Với thế giới giải trí, giọng hát xuất sắc chưa đủ mà phải kèm theo câu chuyện ngoại hình. Điều này khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh chú họa mi đang đứng trước rừng gương phản chiếu.


Nghe phần âm thanh



Lòng mẹ

Quê mẹ tôi ở Trung Bộ. Nhà người - tôi không làm thơ đâu - ở bên kia một dòng sông nhỏ, êm kín với hai bờ lau xanh. Chính ở nơi này, lúc người mới mười lăm tuổi, thì một tình duyên đẹp đẽ gây nên sự gặp gỡ giữa hai người xa lạ. Mẹ tôi thường thuật lại cho tôi nghe cuộc nhân duyên ngày trước, thuật lại bằng một giọng rất thờ ơ, hình như cho sự kết hôn với ba tôi là một điều không đáng nói. Tôi lọt lòng năm mẹ tôi đã ngót bốn mươi tuổi, thế nghĩa là khi tôi biết tò mò hỏi đến chuyện tâm tình của người, thì người đã già. Câu hỏi luôn luôn của tôi là:

- Hả mẹ, mẹ lấy ba có xe ô tô đi đưa dâu không mẹ?

Mẹ tôi cười, một cái cười chua chát cực điểm:

- Có con ạ. Mẹ lấy ba con có những ba mươi chiếc ô tô kia!

Tuy nhỏ, tôi hiểu ngay đó là một lời than kín. Thực ra, mẹ tôi lấy chồng trong một hoàn cảnh túng thiếu hết sức. Ba tôi hồi ấy còn nghèo, như phần nhiều những người bạn cùng nước mới sang đây.

Bài thơ “Paris có gì lạ không em?” – Nguyên Sa

WESTMINSTER (NV) – Mười chín năm qua, từ ngày nhà thơ Nguyên Sa qua đời (18 Tháng Tư 1998), những đóa cúc vàng trên mộ ông trong nghĩa trang ở thành phố Westminster vẫn vàng rực, nhờ sự chăm sóc ân cần từ người vợ thủy chung.

Bà Nguyên Sa, Trịnh Thúy Nga, bên mộ chồng. (Hình: Vũ Đình Trọng/Người Việt)

Vợ nhà thơ Nguyên Sa, bà Trịnh Thúy Nga, người đi vào cõi thơ Nguyên Sa với những câu mở đầu “tếu táo”: “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/Như con mèo ngái ngủ trên tay anh /Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình /Ðể anh giận sao chả là nước biển!…”

Trên đời, chắc chỉ có mình ông, nhà thơ Nguyên Sa, viết thư thông báo đám cưới của mình bằng thơ. Cũng chẳng có ai đặt tựa cho bài thơ báo hỷ “cộc lốc” như ông – chỉ vỏn vẹn một chữ “Nga,” tên người con gái ông lấy làm vợ.

Thế mà người ta nhớ! Có ai mà không nhớ thơ tình Nguyên Sa!

Và bà Nguyên Sa-Trịnh Thúy Nga, luôn nhớ một câu chuyện chẳng thể nào cũ.

“Năm 1952, sau khi hồi cư về Hà Nội, tôi được gia đình cho sang Pháp du học cùng với người anh họ. Ông Lan (tên nhà thơ Nguyên Sa: Trần Bích Lan) qua trước hai năm. Ông thân sinh của ông ấy buôn bán lớn, sợ Việt Cộng làm phiền nên cho ba người con lớn sang Pháp du học. Tôi quen em gái ông ấy ở Paris, tình cờ đến nhà chơi nên quen ông.”

10/18/20

THU NAY CÓ PHẢI THU NĂM CŨ



THU NAY CÓ PHẢI THU NĂM CŨ

Thu nay có phải thu năm trước ?
Vẫn lá phong xanh đổi sắc vàng
Mây trắng vẫn muôn đời phiêu lãng
Sao nghe lòng có tiếng thở than ?!

Một góc trời không còn xanh nữa !
Đâu đây lửa khói với tro tàn
Nhân loại buồn vui - hai con mắt !
Mong chờ đông hết - Đến xuân sang...

Thu nay có phải thu năm cũ ?
Bạn thường gặp gỡ- bỗng chia tay !
Chiếc lá phong rơi thềm quán vắng
Tình thu lành lạnh gió heo may !

Thu nay có phải là thu trước ?
Tách cà phê đợi - nguội không hay !
Sao thu chẳng giống bài thơ cổ
Mây mùa thu cũ có qua đây ?..

Hklong
( Thu Cali 2020 ) hoang kim long

*** Bạn Kim Long và C.T. XUYÊN ơi, ngày thứ bảy cuối tuần, ngồi nhà một mình buồn chẳng biết làm gì nhân đọc bài thơ của Long và lời chia sẻ của Xuyên thấy hứng thú bèn "Tiếu họa" lại mấy câu để cùng giải khuây...đừng giận nghe...Vì Hàn thường hay hài hước hoá nhiều chuyện trên đời cho đỡ căng...

Bài ( Tiếu họa )

THU NẦY - THU TRƯỚC

Thu nay không phải thu năm trước,
Nhưng lá phong xanh vẫn chuyển vàng.
Mây đâu bao giờ ngừng phiêu lãng,
Chạnh lòng có lúc phải thở than !

Trời sẽ xanh nguyên, không phải NỬA,
Khi hết khói lửa với tro tàn.
Nhân loại hết buồn, vui tràn mắt
Vì sau Đông lụi, lại Xuân sang.

Thu nay không phải thu năm cũ,
Bạn : sau khi gặp phải chia tay.
Mặc lá phong rơi thềm quán vắng,
Thu vẫn muôn đời : gío heo may.

Thu nầy không thể là thu trước,
Thai nô rì vợc bạn có hay. * ( Time no reverse )
Thu tân khác hẳn thi ca cổ,
Mây mùa thu cũ chẳng còn đây!!!

HÀN SĨ

10/17/20

Bèo Dạt Mây Trôi

Bèo Dạt Mây Trôi

Cà-phê làm tỉnh táo
Thêm kem rượu cay cay (1)
Ôi hương thơm ngào ngạt
Mình muốn tỉnh hay say?

Tỉnh sau cơn mộng mị
Say trong buổi trưa hè
Không vương vòng tục lụy
Xa lánh khỏi bờ mê

Thời gian vẫn dần trôi
Ngày đi không trở lại
Xuân qua, Hè lại đến
Thu về ngắm lá bay...

Rồi cũng đón mùa Đông
Như chiếc lá xuôi dòng
Bèo mây còn trôi dạt
Ai tắm một dòng sông? (2)

Xuân Nhan
Cali 10/10/2020 
nhan anh xuan

(1) kem rượu: Irish Cream Liqueur
(2) “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là câu nói của triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus với hàm ý rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn di động và không ngừng thay đổi, không có thứ gì tồn tại lâu hơn một khoảnh khắc.

10/16/20

TỊCH LIÊU

TỊCH LIÊU
Thu đón người về thăm phố núi
Vàng phai vương trên nhánh thời gian
Rừng cũng nhạt nhòa như nhân ảnh
khi bóng chiều rơi giữa bạt ngàn

Đà Lạt vẫn muôn đời nhan sắc
dù cỏ cây đổi dạng thay hình
Ô hay có thoáng buồn lên mắt
khi trời, mây và nắng lặng thinh!

Tìm trong xao xuyến hương dĩ vãng
con dốc hoa vàng ngõ nắng mai
Nhớ Em tóc xõa chiều lộng gió
trong buổi trường tan bước ngắn, dài.

Một mình tư lự trên thềm vắng
thấy lòng man mác với tịch liêu
Tiếng thông reo phiến buồn xa vắng
Palace buồn thiu tiễn ráng chiều.

Hồi chuông nào lắng hồn Năng Tĩnh (*)
Trầm mặc như sương quyện cuối trời
Ngập ngừng chân bước, lòng vô định
Bảng lảng như mây gió trùng khơi!

Nâng tay thả nhánh sầu vào mộng
cho dài thêm lối rẽ cuộc đời
Trên sân vắng âm thầm đối bóng
Nhớ dáng xưa, nhớ quá Thu ơi!

HUY VĂN huy van
Trên thềm Palace 22-10-1984

(*) Nhà nguyện trong khuôn viên Viện Đại Học- Đà Lạt.

10/13/20

Thông tin - Cô Phó Bá Long thượng thọ 80 tuổi

Thân gửi quí bạn thỉnh thoảng vẫn còn liên lạc với cô Phó Bá Long

Thưa quí bạn,

Ngày Oct 15.10 này, gia đình Phó Hồng Phong sẽ tổ chức buổi họp mặt bà con để mừng Thượng Thọ cô Phó Bá Long được 80 tuổi.

Nay thông tin cùng quí bạn để chung góp lời chúc mừng.

Email của cô là: Claire_dang@yahoo.com

Trân Trọng

Nhàn Nguyễn

10/10/20

HOÀI THU


HOÀI THU
Thấp thoáng hoàng hôn loang bóng tối
Đó đây tinh tú chợt du hành
Có phải hồn thu phơn phớt trỗi
khi làn sương tỏa dáng mong manh!?

Nhớ xưa Thu quyện vào hơi thở
trên cả bàn tay ấm tình đôi
Kỷ niệm còn đầy trong thương nhớ
Đời vẫn xoay vòng, Thu mãi trôi!

Tương lai mang giấc mơ hiện thực
Quá khứ ngập ngừng chút nhớ, quên
Lung linh kỷ niệm như ảo giác
khi lá vàng thu rụng bên thềm.

Ngồi bên khung cửa nhìn trăng muộn
thắp ngọn đèn khuya trên phố sương
như hỏa châu xưa lùa bóng tối
soi bước chinh nhân chốn sa trường.

Lòng chợt mênh mông trong đêm vắng
Ước một ngày vui buổi tao phùng
Mượn thoáng hương thu vừa đọng cánh
gửi Em lời ước hẹn tình chung.

HUY VĂN

Hòn Cổ Tron

Sơn Nam


Ông Từ Thông ra hòn Cổ Tron cất chòi mà nương náu không biết từ bao nhiêu niên kỷ rồi. Tóc của ông lốm đốm bạc, khi thì thả dài xuống khỏi lưng quần. Khi thì bới thành búi to sau ót, gài lại bằng một cọng gai kim quít. Một bộ quần áo nghĩ cũng hơi dư mặc đối với ông ! Nhiều khi năm ba tháng liên tiếp ông phơi lưng trần với nắng, bên mấy gốc săn đá cổ thụ, lá cành xơ xác vì những cơn gió triền miên của biển khơi. Khi trời nực thì có những khe suối trong veo đón mời. Ông cứ ung dung mà uống, mà tắm một cách tự nhiên, vô tình khuấy rối giấc mơ của đàn bướm trắng đang xao động bay lên chập chờn như muốn rời mấy nhánh mai hoằng lơ thơ cúi nghiêng mình chấm mí nước... Hôm nào vui cho bằng hôm mười bốn, hôm rằm ! Ông Tư Thông ra sau rẫy, đào lên củ khoai môn to lớn, đem luộc chín. Ngồi trên vồ cẩm thạch. ông chậm rãi ăn buổi chiều, thỉnh thoảng rứt từ miến khoai, thảy xuống nước. Loài cá nhỏ bu lại nhởn nhơ mỗi con khoe một vẻ riêng. Tận dưới đáy biển, loại sò, loại ốc, loại nhúm đáng há miệng, le lưỡi bò chậm chạp trên nền đá tím nổi gân vàng, trên nền đá vàng nổi gân trắng. Hoàng hôn tràn tới chính là lúc cảnh vật dưới nước ngời lên, bóng mây phản chiếu lấp lánh như gấm. Ðêm về, trăng mọc. Nơi thủy cung rộn rịp nào kém chốn trần gian ! Từng đợt rong chìm lững lờ mơn trớn, khoác thêm lớp xiêm lụa mỏng cho bầy cá hướng. Và muôn vì sao trên dải Ngân hà sa xuống đậu lấm tấm khắp nhánh san hô trắng bạc.

10/9/20

Lá thư Thụ Nhân - Vườn Thơ Thụ Nhân

THANH HÓA CỦA TÔI


 Ngày xưa Thanh Hoá của tôi ơi !
Kỷ niệm vàng son buổi thiếu thời
Hè tới Đoàn Sinh Công cắm trại
Sầm Sơn lồng lộng gió trùng khơi

Ôi Thanh Hóa, trùng trùng nỗi nhớ
Đất Lam Sơn, trang sử rạng ngời
Vùng Núi Nưa địa linh nhân kiệt
Triệu Trinh Vương oanh liệt một thời

Miền Đông Sơn, Trống Đồng Ngọc Lũ
Nền Văn Minh Lạc Việt muôn đời
Vào núi Giáp Sơn, Hang Từ Thức
Người xưa nhập động lên Thiên Thai

Thanh Hóa oai hùng trang sử máu
Ba Làng Tân Đạo, những đầu rơi
Nơi pháp trường ngàn người tử đạo
Vinh danh Thiên Chúa đến muôn đời

Những ngày nghỉ học về thăm Ấp
Cánh đồng chiêm vàng óng chân trời
Mẹ già cười, răng đen rưng rức
''Được mùa Nông Cống, sống mọi nơi''

Cầu Hàm Rồng vươn mình đứng giữa
Chín mươi chín ngọn núi Đá Vôi
Điền Hộ, Nga Sơn vào Tam Tổng
Con tầu ngừng lại ở Ga Gôi

Đường lên Cẩm Thủy xa tăm tắp
Chênh vênh nhà sàn ngang lưng đồi
Nàng Thái Hồi Xuân ngồi dệt lụa
Tay ngà thoăn thoắt chuyển con thoi

Mùa lũ, nước dâng tràn Sông Mã
Mênh mông Nhân Lộ, khúc gò bồi
Mỗi năm mỗi lụt, ôi vất vả !
Rứa tề, cuộc sống vẫn êm trôi

Inline image

Ngược dòng Sông Chu về Bái Thượng
O Mường Lang Chánh nặng vai gùi
Thơm thơm mùi quế, mùi măng, nấm
Váy chàm, yếm chẽn đẫm mồ hôi

Đến Thường Xuân, rượu cần nếp núi
Say hò : '' Dắc cành dinh, tày ơi ! '' (*)
Dân ''Tày'' sơn cước hồn mộc mạc
Yêu thương nhau, trao nhau tình người

Thanh Hóa trong tôi nguyên nỗi nhớ
Nhớ thầy, nhớ bạn, nhớ khôn nguôi
Cội hoàng mai giữa vườn Thanh ấy
Hoa cũ, người xưa . . . tản mạn rồi

Tôi vẫn nhớ người tình Thanh Hóa
Kỷ niệm yêu đương buổi thiếu thời
Nụ hôn đầu, trên đồi hoa tím
Bây giờ nhìn lại qúa xa xôi !

* Có phải Bạn là người Thanh Hoá
Đang đọc thơ tôi ở cuối trời ?
Xin nhận nơi đây, dù xa lạ
Tấm Tình Quê, tự đáy lòng tôi.

Trần Quốc Bảo

(*) Dắc cành dinh, Tày ơi = Đánh (khua, gõ) cồng lên, bạn Tày ơi!

Thu Ý

thu ý

Tiếp Hoàng Kim Long về Ý Thu,
xin góp ý thêm về đề tài "THU"
của Nhan Ánh Xuân

 

秋意 


雙禾, 二火 壹颗心,(*) 
忐忑深更 映春顏 
加州烈火 飛凰莫 
智悟心安 寒士潘

石來金 


Thu Ý


Song hòa, nhị hỏa nhất khỏa tâm (*)
Thảm thắc thâm canh ánh xuân nhan
Gia châu liệt hỏa phi hoàng mạc
Trí ngộ tâm an hàn sĩ phan.

Thạch Lai Kim 

 
(*) Lấy ý từ bài "Thu sầu"của Nhan Ánh Xuân. 

Thu sầu : 秋 愁

- có hai chữ hòa 禾(lúa thóc)
- hai chữ hỏa 火 (lửa) nhị hỏa, 
- một chữ tâm 心 nhất khỏa tâm, một trái tim, một tấm lòng.

---

Xin tạm dịch :

Thu sầu kết lại một vần thơ
Thấp thỏm canh khuya dệt ý tơ
Khói lửa Cali còn đỏ rực
Xuân, Hoàng, Kẻ Sĩ trí chơ vơ. (1)

Lê Đình Thông


---

(1) Ba nhà thơ : Nhan Ánh Xuân, Mạc Phi Hoàng, Hàn Sĩ Phan.

thach lai kim

10/6/20

Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ khi giao mùa

 suc khoe

Đột quỵ có thể được phòng ngừa. Song năm nào, bệnh cũng cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người và biến nhiều người khác thành tàn phế. Chủ yếu, vẫn bởi nhầm lẫn “không đáng có” giữa dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ với bệnh khác mỗi khi giao mùa.

Sự kiện thường thức về bệnh viêm gan

10/5/20

Bóng người trên sương mù

 Bóng người trên sương mù

Truyện Nhất LinhViết theo chuyện một người bạn kể lại.

Ở ngoài, đêm tối như mực. Trong toa hạng nhì, riêng tôi ngồi đối diện với Trạch, một người bạn cũ, tình cờ gặp vì cùng đi một chuyến xe. Mười năm trước, bạn tôi còn là một người cầm lái xe lửa, cũng hàn vi như tôi; bây giờ gặp nhau trong toa hạng nhì, hai người cùng ngạc nhiên và cùng mừng cho nhau.

Lúc nói chuyện, tôi thấy bên cạnh bạn có cái hộp khảm rất đẹp, liền cầm lấy xem, rồi tình cờ mở hộp ra; bạn tôi như có ý không bằng lòng, nhưng vì nể tôi nên không nói gì. Tôi nhìn vào hộp thấy rất lạ: hộp bịt kín, ở trong có một con bướm rất to, hai cánh đã xơ xác. Tôi hỏi bạn:

- Con bướm này vùng tôi thường thấy luôn, quý gì mà anh giữ cẩn thận thế này?

- Vâng, bướm thường, nói cho đúng thì chính là một con ngài, nhưng đối với tôi...

Vừa nói đến đấy, xe rầm rầm đi qua một cái cầu sắt. Bạn tôi lắng tai nghe rồi nói:

- Xe đi qua cầu N.G.. Tôi bắt con bướm chính ở giữa cái cầu này đã mười năm nay...

Thấy bạn có vẻ khác, tôi đoán có chuyện gì, liền hỏi:

- Con bướm này chắc cũng có sự tích gì đây?

10/4/20

lòng nào không se sắt

 



lòng nào không se sắt

*

Em gục ngả khi đang làm việc
Nên kịp thời nhập phòng ICU
Anh đi làm hôm sau mới biết
Sét bên tai trước mặt sa mù..!

Anh hối hả xe vô bệnh viện
Gặp hai con đang đứng đợi chờ
Vì đại dịch không vào thăm được
Bước thẫn thờ lòng nóng như hơ..

Nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó
San sẻ chia ân ái vui buồn
Em mê thiếp nằm im thế đó
Anh sợ lo lòng rối tơ vương..

Làm sao anh cùng em chia sẻ
Để cho thân nhẹ bớt rêm đau
Tuổi bây giờ đâu còn xuân trẻ
Cảm thương em lòng xót nghẹn ngào..

Anh nghỉ làm cũng từ ngày đó
Nhà vắng hoe thơ thẩn một mình
Anh lo anh sợ anh thương anh nhớ
Người bạn đường thắm biết bao tình..

Anh cầu ước phép lành sẽ đến
Van vái Phật Trời ban chút phước ân
Đức Mẹ Maria Chúa Trời kính mến
Cứu cho em thoát nghiệp hồng trần..

Đứng trước ảnh hình Cha Bửu Diệp
Chấp tay trước tượng Phật Quan Âm
Một ngày hơn mười lần khẩn nguyện
Lòng anh cầu tha thiết thành tâm...

Anh thương em anh thương nhiều lắm
Sống bên nhau mấy chục năm rồi
Em mê thiếp rên đau quằn quại
Nát lòng anh cầu khẩn Phật Trời...

thylanthảo
29-8-20

thủ thỉ với MẸ

Giọng con cầu nguyện hình như đã
Đến cõi vĩnh hằng gặp Mẹ yêu
Con xin Mẹ giúp thằng con Mẹ
Đang gặp khó khăn khổ lụy nhiều...

Mẹ về phù trợ cho dâu Mẹ
Hồi sinh tỉnh táo sống đời thường
Mẹ biết nhà bây giờ vắng vẻ
Con lẻ loi đau đớn sầu thương !

Thủy đang khỏe mạnh đang làm việc
Bị nghẽn tim cơn bệnh bất ngờ
Cũng may đang làm trong bệnh viện
Con hay tin lòng nóng như hơ..

Không vào thăm được, mùa đại dịch
Đi đứng bây giờ hạn chế nhiều
Mỗi ngày bác sĩ cho tin tức
Buồn sợ lo, nhà vắng quạnh hiu..

Vợ con Mẹ cưới cho hồi đó
Lúc giặc thả về được mấy năm
Mẹ thương Mẹ quý con dâu út
Thủy nằm yên đó Mẹ xa xăm...

Ở đây gia tộc chẳng có ai
Con lẻ loi đếm tháng đếm ngày
Vợ bệnh không cạnh kề chăm sóc
Thờ thẫn mình con nhẹ thở dài...

Mẹ thương con, thương dâu phù trợ
Cho Thủy bình an sớm trở về
Thương Mẹ tình thâm con thương vợ
Cuối đời ấm áp nghĩa phu thê..

thylanthảo
26-8-20

10/3/20

Con Tàu Mayflower Và Thuộc Địa Bắc Mỹ

 

1/ Nước Anh và miền Bắc Mỹ. Các nhà thám hiểm vào thế kỷ 16 đã theo chân Christopher Columbus đi khám phá các miền đất xa lạ tại Tân Thế Giới. Họ bị thúc đẩy bởi ba lý do. Thứ nhất, họ tìm kiếm vàng bạc. Các vua chúa cử các nhà thám hiểm vượt đại dương đã đồng ý chỉ nhận một phần năm số vàng tìm được, phần còn lại thuộc về nhà thám hiểm. Lý do thứ hai là vinh quang mà nhà thám hiểm mang lại cho đất nước và nhà vua. Việc truyền đạo Thiên Chúa là lý do thứ ba.

Vào năm 1497, John Cabot là một thuyền trưởng người Ý, đã vì nước Anh đi thám hiểm phần đông bắc của lục địa Bắc Mỹ. Ngoài ra còn có John Verrazano và Jacques Cartier đi thuyền dọc theo phần bờ biển phía đông của Bắc Mỹ và giành phần đất cho nước Pháp. Một nhà thám hiểm khác người Tây Ban Nha tên là Juan Ponce de Leon vào năm 1513 đã lên bờ tại Florida rồi sau đó, chinh phục các hải đảo Puerto Rico. Francisco de Coronado là một nhà quý tộc Tây Ban Nha đã thám hiểm miền tây nam của xứ Hoa Kỳ ngày nay vào năm 1540 và 1541, và trong cuộc tìm kiếm vàng, Coronado đã tới Kansas và là người đầu tiên nhìn thấy Grand Canyon của miền Arizona.

TÌNH GỬI TỪ TRÊN ĐÔI CÁNH SẮT

TÌNH GỬI TỪ TRÊN ĐÔI CÁNH SẮT
Tôi đến tìm Em ngày chớm hạ
vai nặng hành trang, tim nặng tình
Ngập ngừng muốn nói câu từ giã
ngại làm nắng úa lúc bình minh.

Lời yêu thầm nói trong thinh lặng
cho giấc hoàng lan vẫn dịu êm
Tầm xuân đang hé cười trong nắng
sao hồn như lá úa bên thềm?!

Em mộng mơ gì trong giấc ngủ
có biết ngày vui ánh mai hồng?
Có thấy tình hoa đang hé nụ
trong tiếng hoan ca buổi hừng đông?!

Đường mây rồi sẽ chia vạn dặm
Một tiếng yêu còn đọng trên môi
Em đang say giấc trong mộng thắm
làm sao biết sóng dậy khôn nguôi?!

Ước gì nói được cho Em hiểu
ngôn ngữ tình tôi lúc đầy, vơi
Nắng ơi! Hãy đến hôn làn tóc
và nói hộ tôi một đôi lời.

Phải chi Em đến bên tôi nhỉ?!
để tim rung mãi nhịp nồng say
Mong sao trên bước đường thiên lý
có Em bên cạnh suốt đêm, ngày!

Tôi sẽ nói thầm câu tạm biệt
vì vẫn còn đây nỗi hoài mong
Chia tay đâu phải là vĩnh quyết
nên lời yêu giấu tận đáy lòng.

Dù cách phương trời, xa vạn dặm
hồn sẽ tung trời, vượt cánh mây
để ngày mai đẹp màu nắng ấm
tìm đến bên Em nối tình đầy.

Tình gửi từ trên đôi cánh sắt
Yêu thương trải nhớ, vượt sơn khê
Ơi Em! Xin hẹn mùa trăng mật
Tay nắm bàn tay nói hẹn thề.
HUY VĂN
( Lấy ý từ Leaving On A Jet Plane - John Denver )
huy van

10/2/20

Thu Sầu

Thu Sầu























Tôi đi tìm tôi giữa cuộc đời
Vẫy vùng cũng đến thế mà thôi
Nương theo cánh nhạn tìm hư ảo
Tựa bóng mây trời, mãi nổi trôi...

Một kiếp tha hương, mấy đoạn sầu
Bao phen cố nén những niềm đau
Bao ngày tất bật vì sinh kế
Sao mình còn khắc khoải canh thâu?

Giờ tiết trung thu đã đến rồi
Hững hờ năm tháng vẫn dần trôi
Mái tóc nâu xưa giờ đã bạc
Gặp thời, phải thế, cũng đành thôi!

Rồi một mùa Thu cũng sẽ qua
Mà bao hoài niệm chẳng phôi pha
Thu nay sao ngập tràn lửa khói
Cầu chút mưa rào ... ở chốn xa!

Nhan Ánh-Xuân
Cali 2/10/2020. 

THU CALI
Tặng sư muội Xuân và các bạn yêu thơ

Lửa đốt Cali cháy mịt mờ
Hỏa thần cướp mất cõi trời mơ
Bầy nai thương lá nhìn ngơ ngác
Lũ bướm yêu hoa khóc vật vờ
Cổ thụ nghìn năm thành khói bụi
Rừng già một phút hóa than tro
Cảnh vật tưởng như ngày tận thế
Thu Sầu chỉ biết gởi vào Thơ.

MPH

Xin gởi một bài thơ THU loại HUỀ VỐN đọc chơi cho vui.

TÂM TÌNH THU tự thán ! 

Thu cũng vậy thôi, có gì sầu ,
Cũng mưa, cũng nắng, khác gì đâu ?
Bởi theo thông lệ người than thở :
Như thể là mùa của khổ đau !

Thu đến, Thu đi có gì buồn,
Cũng khi nắng đổ, lúc mưa tuôn.
Có người đoàn tụ, người ly biệt,
Mùa nào cũng vậy, có gì hơn ?!

Chỉ một chút nầy hơi khác nhau :
Xứ lạnh, Thu sang lá đổi màu,
Từ xanh sang vàng và đỏ rực,
Cuối mùa rơi rụng, có gì đâu ?

Một điều xem ra lắm kẻ quên,
Mùa Thu pháo cưới nổ vang rền,
Là mùa được chọn : Ngày Đại Hỷ,
Cho nhiều đôi lứa thoả ước nguyền.

Còn những cuộc tình phải dở dang,
Vì người trong mộng đã sang ngang,
Xuân, Hạ hay Đông đều cũng vậy,
Đâu phải chờ Thu mới lỡ làng !

Tội nghiệp mùa Thu bị tiếng oan,
Là mùa gây nên những trái ngang !
Chẳng qua thiên hạ hùa theo mốt,
Gán ghép cho Thu mọi bẽ bàng !

Người xưa thơ thẩn thiếu trò vui,
Quẩn quanh đi tới lại đi lui.
Chẳng biết làm gì bèn hạ bút :
Thu sầu, Thu thảm, Thu ngậm ngùi !

Ai ơi xin nhớ đến một điều,
Vui buồn, sướng khổ, ghét hay yêu,
Là do TRÍ Ngộ , TÂM An Tịnh,
Cảnh ngoài tác động được bao nhiêu ?

Ta xin thành thật nói về THU,
Một chút ưu tiên khác mọi mùa.
Vì gió Thu mát, trời Thu đẹp...
Ta hưởng thoả thuê khỏi phải mua.

HÀN SĨ PHAN

Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập


Những ngày này, phố xá đã ngập tràn không khí Trung thu. Nào bánh, nào đèn lồng đủ màu sắc, còn có rất nhiều những trò chơi hiện đại khiến lũ trẻ mê tít… Không ít người bỗng hoài niệm về những trung thu xưa…

Trung thu có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì chắc không có nhiều người biết. Chỉ biết một điều rằng Trung thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và cũng trải qua biết bao biến đổi theo những thăng trầm của thời gian.

10/1/20

Sự tích bánh trung thu



Sự tích bánh trung thu



Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết giải thích vì sao cứ đến tết Trung thu người ta lại ăn bánh trung thu. Nhưng truyền thuyết được phổ biến nhất là trong những năm cuối triều đại nhà Nguyên, bọn thống trị áp bức bóc lột nhân dân rất tàn khốc, khiến dân chúng bất mãn và nuôi ý chí phản kháng mãnh liệt.

Hồi ấy có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những cái bánh hình tròn, trong những cái bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám âm lịch.

Sau đó những cái bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc. Phương pháp này tỏ ra hết sức hiệu nghiệm, tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng Tám để kỷ niệm sự kiện ấy. Như vậy phong tục ăn bánh Trung thu trong ngày tết Trung thu dần dần đã được lưu truyền cho tới ngày nay.

Có ý kiến khác cho rằng: bánh Trung thu đã có từ đời Đường. Nó được coi như một thứ đồ lễ để cúng thần mặt trăng, và hồi ấy bánh này được gọi là bánh nhỏ (tiểu bính) hay bánh ngọt (điềm bính) và ở kinh thành Trường An đã có những cửa hiệu làm và bán bánh Trung thu.

Sang đến đời Tống thì các nơi trong nước Trung Quốc đã có nhiều thứ bánh Trung thu với phong vị khác nhau, chẳng hạn bánh kiểu Tô Châu, bánh kiểu Quảng Châu, bánh kiểu Ninh Ba, bánh kiểu Bắc Kinh.

Vì bánh Trung thu có mùi vị thơm ngon, hình của nó lại tương tự như mặt trăng, cho nên về sau loại bánh này đã được dùng làm vật tượng trưng cho chuyện gia đình đoàn tụ trong ngày tết Trung thu, đồng thời nó cũng được dùng làm quà ngày lễ để bạn bè thân thuộc tặng cho nhau kèm theo những lời chúc tốt lành.

Phong tục cắt bánh Trung Thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục tết trung thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên. 

theo: https://trungtamnghiencuuthucpham 

Từ truyền thống đến hiện đại

Những loại bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu. So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như "trung hòa" cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình.

Ở Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu thường in những chữ mang thông điệp tốt lành (như "song hỷ", "cát tường"), hay tên của cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó là biểu tượng của Mặt Trăng, Hằng Nga, Thỏ Ngọc, hình hoa lá, như là sự trang trí bổ sung.

Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây v.v. Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).

Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Xin đọc thêm:

THU NAY CÓ PHẢI THU NĂM CŨ

Thu nay có phải thu năm cũ

Thu nay có phải thu năm trước ?
Vẫn lá phong xanh đổi sắc vàng
Mây trắng vẫn muôn đời phiêu lãng
Sao nghe lòng có tiếng thở than ?!

Một góc trời không còn xanh nữa !
Đâu đây lửa khói với tro tàn
Nhân loại buồn vui - hai con mắt !
Mong chờ đông hết - Đến xuân sang...

Thu nay có phải thu năm cũ ?
Bạn thường gặp gỡ- bỗng chia tay !
Chiếc lá phong rơi thềm quán vắng
Tình thu lành lạnh gió heo may !

Thu nay có phải là thu trước ?
Tách cà phê đợi - nguội không hay !
Sao thu chẳng giống bài thơ cổ
Mây mùa thu cũ có qua đây ?..

Hklong
( Thu Cali 2020 )

hoang kim long