Showing posts with label sưu tầm. Show all posts
Showing posts with label sưu tầm. Show all posts

1/16/24

Đôi vợ chồng già thuê khách sạn

Vào một buổi tối nọ, có một người đàn ông và một phụ nữ lớn tuổi bước vào một khách sạn nhỏ. Họ muốn tìm chỗ trú chân vì trời đang mưa. Cả hai tiến đến bàn lễ tân hy vọng có thể đặt được phòng.

“Cậu còn phòng trống không?”

Không muốn đôi vợ chồng già phải ra đường tìm chỗ nghỉ trong lúc trời đang mưa gió, nhân viên lễ tân dẫn họ đến một căn phòng và nói: “Nó không tốt nhất nhưng chí ít các vị sẽ không phải chạy loanh quanh tìm khách sạn trong điều kiện thời tiết như thế này.”

Thấy căn phòng được bố trí rất gọn gàng, ngăn nắp, hai người khách già vui vẻ vào ở.

Sáng hôm sau, khi họ muốn thanh toán, nhân viên lễ tân liền đáp: “Không cần đâu ạ, căn phòng hai vị ở là phòng của tôi, chúc hai vị có chuyến đi vui vẻ”.

Thì ra, vì hai vị khách xa lạ, anh nhân viên lễ tân đã có một đêm dài ngoài quầy. Người đàn ông già vô cùng cảm động, nói với đối phương: “Con trai, ta đã gặp người kinh doanh khách sạn tốt nhất, ngay trước mặt ta. Con sẽ nhận được sự báo đáp.”

Viên nhân viên khách sạn cười tươi, tiễn hai vợ chồng già ra cửa và cũng nhanh chóng quên đi câu chuyện ngày hôm đó.

Hai năm trôi qua, bỗng một ngày anh nhận được một lá thư. Trong thư, người đàn ông già đã nhắc lại với anh ta chuyện tối hôm đó kèm theo một tấm vé đi New York đã định sẵn ngày.

Người đàn ông già hẹn nhân viên lễ tân tại một góc phố giao giữa đại lộ số 5 và đường số 34. Ông chỉ tay vào một tòa nhà mới, khá rộng và nói: “Đó là khách sạn tôi xây cho cậu”. “Ông đang đùa sao”, nhân viên lễ tân kinh ngạc đáp.

Người đàn ông già kia chính là triệu phú nổi tiếng William Waldorf Astor. Khách sạn mà ông xây có tên The Waldorf Astoria. Đây là món quà người đàn ông dành tặng cho người lễ tân trẻ George Boldt – người quản lý đầu tiên của khách sạn.

Lời bình

Nhân – quả thực ra đều nằm trong tay chúng ta. Các “cao thủ” trong cuộc sống này khi còn chưa xác định được rõ mục tiêu vĩ đại của đời mình, đều dùng cái tâm để hoàn thành tốt mọi việc trong khả năng của họ.

Hãy nghĩ rằng, bất cứ ai cũng đều là nhân viên, một người vĩ đại cũng bắt đầu từ việc liên tục phục vụ người khác. Khả năng phục vụ người khác càng lớn, khả năng thành công của người đó càng cao.

Đời người, ai cũng có nhiều kế hoạch, muốn trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Trên con đường đó, có thể có những tiếng cười sảng khoái nhưng cũng có cả những giọt nước mắt tủi thẹn, có niềm tin thành công và cũng có cả lời cảnh tỉnh về thất bại. Mỗi trải nghiệm dù thế nào cũng đều đáng quý.

Hãy luôn nhớ rằng:

Muốn người khác yêu quý mình, hãy yêu quý người khác trước;
Muốn người khác quan tâm mình, hãy quan tâm đến họ trước;
Nếu muốn người khác đối xử tốt với mình, cũng cần phải tốt với người khác trước.

Đây chính là bí quyết tuyệt vời, hiệu quả trong mọi tình huống của cuộc sống.
Nếu bạn thực sự muốn kết giao với những người bạn chân thành, bạn cần chân thành với họ trước, rồi bạn sẽ nhận thấy bạn bè bắt đầu thật lòng với mình.

Nếu bạn muốn vui vẻ, hãy mang niềm vui đến cho người khác trước, rất nhanh thôi, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình ngày càng vui tươi.

11/12/23

Nhìn Lại Tài Tử Kim Vui - Điện ảnh miền Nam trước 1975

 


Khi nhắc về những mỹ nhân tuyệt sắc của nền điện ảnh miền Nam trước 1975, nhiều người không thể quên được tài tử Kim Vui, người được mệnh danh là một “Elizabeth Taylor của Việt Nam.”

Nếu nói về vẻ đẹp “bốc lửa” nhất của các minh tinh điện ảnh Sài Gòn thì người được cho là nóng bỏng nhất chính là tải tử điện ảnh Kim Vui, cũng là người phụ nữ Miền Nam Việt Nam đầu tiên mặc “bikini” xuất hiện trên màn ảnh lớn. Kim Vui đóng phim không nhiều. Cả sự nghiệp điện ảnh của cô chỉ xuất hiện trong một vài cuốn phim nên chưa có thể sánh với những minh tinh danh tiếng như Kiều Chinh, Thẩm Thuý Hằng, Thanh Nga hay Kim Cương. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Lâm, thì chỉ cần một vai nữ ca sĩ nhạc “Jazz” luỵ tình trong phim “Chân Trời Tím” xuất hiện bên cạnh Hùng Cường, tên tuổi của Kim Vui đã toả sáng rực rỡ.

Kim Vui đã đoạt giải nữ diễn viên 
xuất sắc nhất của giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 1970 của phủ Tổng thống tổ chức, và đích thân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trao tặng Kim Vui tượng vàng trong đêm liên hoan trao giải tại dinh Độc Lập.

Kim Vui có một nhan sắc và thân hình quyến rũ và cũng được so sánh với cô đào khả ái người Ý là Sophia Loren. Giới ký giả Sài Gòn cũng gọi Kim Vui là “Người phụ nữ hấp dẫn nhất của Sài Gòn thập niên 60-70.”

Theo tác giả Lê Hồng Lâm ghi lại trong cuốn sách biên khảo 
mang tựa đề “Người Tình Không Chân Dung,” thì nghệ sĩ Kim Vui có tên khai sinh là Nguyệt Chiếu (tức mặt trăng toả sáng) – một cái tên rất hay và ý nghĩa. Vì cha mẹ cô sống với nhau không hạnh phúc nên gia đình lâm vào khó khăn và Kim Vui phải đi làm và bước chân vào lĩnh vực giải trí rất sớm. Từ khi cón nhỏ, Kim Vui bắt đầu theo học với cố nghệ sĩ Ngọc Đức, và Kim Vui cũng được học môn vũ “Ballet.” Sau đó Kim Vui được danh ca Minh Trang khuyến khích đi hát. Minh Trang cũng là người đặt cho cô nghệ danh là Kim Vui, với mong muốn là cuộc đời sẽ luôn gặp suôn sẻ, nhiều niềm vui. Tuy vậy, Kim Vui lại thừa nhận:

“Cuộc đời của tôi lại buồn nhiều hơn vui.” 

Vì học vũ “Ballet” từ nhỏ, rồi sau đó chuyển sang “Belly Dance” nên thời trẻ Kim Vui đã có được một vóc dáng gợi cảm và quyến rũ. Năm 17 tuổi, cô tham gia cuộc thi hát ở đài Pháp Á và sau đó được giám đốc là ông Hoàng Cao Tăng mời hợp tác với đài. Cô chính thức trở thành ca sĩ và nhanh chóng nổi tiếng.

Ngoài hát nhạc Việt. Kim Vui còn hát nhạc Anh, Pháp, Ý. Mỗi tối đi diễn ở 10-12 phòng trà khác nhau, tên tuổi Kim Vui nổi lên như một hiện tượng đợt sóng mới của tân nhạc.

Về giọng hát của Kim Vui, nhà văn Hồ Trường An nhận xét:
“Kim Vui có giọng tốt, làn hơi mượt mà, kỹ thuật già dặn, cách ngân nga tuyệt vời. Đó là một giọng hát trong trẻo, thanh tao.”Có lẽ trong hàng ngũ các nữ ca sĩ, các nữ kịch sĩ, các nữ minh tinh màn bạc, Kim Vui đẹp bốc lửa nhất và đa tài đa diện nhất.”

Nhà văn Hồ Trường An cũng nói về ngoại hình của cô như sau:
“Kim Vui mặc áo dài thì áo dài phải mang ơn chị, vì nhờ chị mà áo mới đạt được cái đẹp trong công việc nâng ngực bó eo người mặc, với lồng lộng những nét tròn mê hoặc. Kim Vui mặc áo đầm hở vai mầu đỏ, và mang găng đen dài quá khửu tay, trông chị bốc lửa như Rita Hayworth trong phim Gilda.”

Từ sau lĩnh vực ca hát, Kim Vui bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực sân khấu và điện ảnh, tuy có hơi muộn. Ban đầu cô đóng một vài vai phụ trong những vở thoại kịch của đoàn kịch Kim Cương, nhưng không để lại nhiều ấn tượng. Đến cuối thập niên 1960, Kim Vui mới thử sức với lĩnh vực điện ảnh trong các bộ phim

“Thương Hận,” “Phản Bội,” “Cúi Mặt”… nhưng vẫn không để lại nhiều tiếng tăm. Một cơ may đến với Kim Vui khi cô được đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời đóng vai chính trong phim “Chân Trời Tím” cùng với Hùng Cường. Có người nói rằng ban đầu đạo diễn đã mời Thẩm Thuý Hằng, nhưng người đẹp này từ chối vì không muốn đóng chung với một kép cải lương là Hùng Cường, nên Kim Vui được chọn để thay thế. Cũng từ bộ phim này, Hùng Cường và Kim Vui đều trở thành một hiện tượng mới rất rầm rộ trong làng điện ảnh Miền Nam đầu thập niên 1970.

Trong phim “Chân Trời Tím,” dù thời lượng của Kim Vui xuất hiện trong phim không nhiều bằng Hùng Cường, nhưng cô lại nhận được nhiều lời khen ngợi hơn do lối diễn xuất tự nhiên và chân thật. Một điều thú vị là Kim Vui và Hùng Cường từng là bạn học trường đạo từ thuở còn nhỏ. Phim “Chân Trời Tím” khởi chiếu năm 1970 và gây nên một cơn sốt với số vé vào cửa bán được rất hiếm có tại Miền Nam.

Tuy nhiên sau thành công với phim này, Kim Vui lại giã từ điện ảnh vì bận việc kinh doanh. Lúc đó cô phải lo lắng cho những người con đang tuổi ăn học nên không có thời gian quan tâm đến sự nghiệp riêng. Không như phần lớn ca sĩ hay minh tinh tài tử khác trong làng nghệ thuật, thu nhập chủ yếu từ ca hát và diễn xuất, thì Kim Vui rất giỏi trong việc kinh doanh. Vừa là mẹ đơn thân lo cho con, lại phải lo kinh doanh cho hãng thu thanh riêng mang tên Kim Vui và cả công việc ở nhà in. Cô đành từ chối các lời mời đóng phim. Ngoài ra, trong cùng năm 1971, Kim Vui lên xe hoa lần thứ 2 cùng với một người Mỹ tên là Robert E. Henry. Năm 1972, Kim Vui theo chồng sang sinh sống và kinh doanh ở đảo Guam; Ở đây thỉnh thoảng cô cũng đi hát ở một vài “Night Club” cho đỡ nhớ nghề, nhưng cũng chỉ là công việc văn nghệ cho vui.

Sau tháng 4 năm 1975, Kim Vui chuyển sang sinh sống tại Mỹ, rồi sang châu Phi kinh doanh, làm chủ một hãng xuất nhập cảng gỗ. Cô nói rằng phải bận rộn công việc kinh doanh như vậy vì muốn lo cho con cái thành đạt:
“Tôi kiếm được rất nhiều tiền nhưng cũng rất gian khổ. Đàn bà có lẽ không ai muốn làm như vậy cả, nhưng vì con cái thì khổ mấy tôi cũng không từ nan…”

(Kim Vui – Trích trong cuốn “Người Tình Không Chân Dung” – tác giả Lê Hồng Lâm)

10/23/23

Ba chị em họ Tống

Ảnh minh họa - Phim The Soong Sisters

Ba chị em nhà họ Tống (宋家姐妹 Tống gia tỷ muội,
bính âm: Sòngjiā Jiěmèi hay 宋氏三姐妹 Tống thị tam tỷ muội) là ba người phụ nữ có chồng là những nhân vật chính trị nổi bật của Trung Quốc đầu thế kỷ 20.

Ba chị em là:Tống Ái Linh: (宋藹齡, 1890-1973) chị cả, bà đã kết hôn với bộ trưởng tài chính và cũng là người giàu nhất Trung Quốc, Khổng Tường Hi.

Tống Khánh Linh: (宋庆龄, 1893-1981) kết hôn với Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn. Sau này bà trở thành đồng Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Đổng Tất Vũ từ 1968 đến 1972 và Chủ tịch Danh dự năm 1981.

Tống Mỹ Linh phát biểu trước Quốc hội HK
ở Washington, tháng 2/1943 (AP)
Tống Mỹ Linh: (宋美齡, 1897-2003) trẻ nhất trong ba chị em, bà đã kết hôn với Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch.

Trong ba chị em thì Tống Ái Linh được xem là "một người yêu tiền" (一個愛錢), Tống Mỹ Linh được xem là "một người yêu quyền" (一個愛權), Tống Khánh Linh được xem là "một người yêu nước" (一個愛國).

Cha của họ là Tống Gia Thụ, một mục sư Hội Giám lý, đồng thời kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng và in ấn.

Em trai của họ đều là các quan chức cao cấp trong chính phủ Trung Hoa Dân quốc, một trong ba người nổi tiếng là Tống Tử Văn.

Một bộ phim Hồng Kông về ba chị em có tên "Hoàng triều nhà Tống" (Tống gia hoàng triều - 宋家皇朝), có sự tham gia diễn xuất của Trương Mạn Ngọc đã miêu tả cuộc sống của ba chị em đã được sản xuất năm 1997.

Theo :Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

9/14/23

Khoa học đã tìm ra cách đánh thức con mắt thứ 3 của con người?

Khoa học đã tìm ra cách đánh thức con mắt thứ 3 của con người?

Người ta luôn nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Sẽ ra sao nếu như một ngày bạn phát hiện ra mình có đến tận 3 cái “cửa sổ”?
Giới khoa học đã nhận biết được rằng, ở bên trong hộp sọ của con người còn có một con mắt. Hàng loạt những cuộc nghiên cứu giải phẫu não và thuyết phôi học hiện đại đã được tiến hành. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, thể tùng bên trong bên trong não bộ chính là nơi chứa con mắt thứ 3 bí ẩn. Trên thực tế, trong giới tu luyện luôn có cách nói “mở thiên nhãn”, và cũng thừa nhận loại hiện tượng này là thực sự tồn tại. Cho dù là một số hiện tượng được xem là “công năng đặc dị” vẫn không hoàn toàn được các nhà khoa học hiện nay nhận biết rõ ràng, nhưng con người đối với nghiên cứu về công năng (khả năng đặc biệt) trước giờ chưa từng từ bỏ.
Trong tác phẩm Biển Thước liệt truyền của “sử ký” có ghi chép rằng Biển Thước có khả năng “nhìn được màu sắc bên trong nội tạng của con người”. Trong Thái bình thiên quốc sử có ghi chép về công năng đặc dị của Hồng Tú Toàn, khả năng này của ông xuất hiện sau cơn bệnh nặng hơn 40 ngày, phạm vi chữa bệnh của ông bao gồm bại liệt và tai điếc, có thể “nhìn mặt là khỏi”, những ghi chép này cũng chứng sự tồn tại của công năng đặc dị từ cổ xưa.

Con mắt thứ 3 – Thể tùng quả
Một bài báo trên trạng mạng của tạp chí Nature Mỹ có nhắc đến, một loại cá hang mù chính là lợi dụng thể tùng quả trong não bộ để “nhìn” thế giới bên ngoài. Một loại cá tên là Astyanaxmexicanus, còn gọi là cá hang mù Mexico hoặc cá không mắt, vì không có kết cấu mắt hoàn chỉnh, các nhà khoa học luôn cho rằng chúng không thể nhìn thấy mọi vật. Nhưng trong một tình huống ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu của Đại Học Maryland phát hiện cá hang mù Mexico có phản ứng với ánh sáng. Điều này khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên. Thông qua thử nghiệm thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện, cá hang mù lợi dụng thể tùng quả của chúng để nhìn. Sau khi các nhà nghiên cứu cắt bỏ thể tùng quả của chúng, phát hiện cá hang mù không còn phản ứng với ánh sáng nữa.

Con người có con mắt thứ ba, điều này đã được các nhà khoa học chứng thực. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu giải phẫu não bộ và thuyết phôi học hiện đại phát hiện ra rằng, trong thể tùng của não bộ, chính là nơi chứa con mắt thứ ba thần bí. Ở phía trước thể tùng quả có một loại từ trường, nó có thể hội tụ các tia chiếu, và có tác dụng quét hình ảnh. Chuyên gia sắc tố thị giác nước Anh Jim Pomarknói rằng: “Càng ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy, thể tùng quả của một số động vật có thể đóng vai trò tương tự con mắt, nghiên cứu này đã trực tiếp chứng thực điều này.”
Các nghiên cứu ngày nay đã phát hiện, thể tùng quả không chỉ có cơ sở cấu trúc cảm quang, mà còn có hệ thống truyền tín hiệu cảm quang, với đầy đủ sắc tố võng mạc. Đôi mắt bình thường của con người chỉ là ống kính của máy ảnh, có vai trò hội tụ, tập trung các tia sáng. Thể tùng quả phát triển hơn trong thời thơ ấu, thông thường sau 7 tuổi nó bắt đầu biến hóa, rút nhỏ và không ngừng thoái hóa theo sự tăng trưởng của độ tuổi.

Con mắt thứ 3 là có thật?
Các giải phẫu y học phương Tây hiện đại phát hiện rằng vị trí của thể tùng quả trùng khớp với vị trí của thiên nhãn (tức con mắt thứ ba/ Third Eye) mà những người tu luyện miêu tả. Rất nhiều học thuyết tu luyện cho rằng, tuy mọi người đều có con mắt thứ ba, nhưng mà, không phải ai cũng có thể khai mở con mắt này. Đối với đa số người mà nói, chỉ có thông qua tĩnh tâm, thiền định, luyện công, ngồi thiền, tĩnh hóa tâm linh, nâng cao phẩm hạnh bản thân v..v… để sau khi năng lượng bên trong cơ thể kích hoạt được sự thoái hóa của thể tùng quả, mới có thể phát huy công dụng, có lẽ sẽ khai mở được “con mắt thứ ba”.
Đến lúc đó mới có thể nắm bắt được những hình ảnh mà mắt thường không nhìn thấy, không cần thông qua sự dẫn truyền của đồng tử, thủy tinh thể, thần kinh thị giác, mà những thứ nhìn thấy sẽ trực tiếp biến thành hình ảnh bên trong não. Đây có lẽ chính là mở thiên nhãn mà những người tu luyện thường nói. Phần lớn con người đều tin rằng những sự vật mà đôi mắt thịt này nhìn thấy, đều gọi là mắt thấy là thật, cái không nhìn thấy thì không tin, thật ra trên thế giới đã có rất nhiều người, thông qua những phương pháp tu luyện thân thể như kể trên, khai mở được con mắt thứ ba của họ. Sau khi con mắt này được khai mở, họ mới thực sự hiểu được nhiều điều chân thực của thế giới, của vũ trụ, và cũng nhận ra đôi mắt thịt có năng lực vô cùng hạn chế.

Từ xa xưa, người phương Đông cổ đại thường cho rằng, năng lượng được phát ra từ một bộ phận trung tâm của con người và vùng trung tâm đó chính là "con mắt thứ ba". Hình ảnh con mắt thứ ba được thể hiện trên trán của các vị thần trong các tác phẩm điêu khắc cổ đại ở đền chùa Phật giáo. Người ta tin rằng, con mắt nhìn thấu mọi điều đã được Thượng đế ban tặng cho các vị thần để họ có những năng lực siêu phàm nhìn thấu những vật vô hình. Theo đạo Cao Đài, người tu hành khi đoạt được Pháp sẽ có thêm con mắt thứ ba và con mắt này được gọi là Huệ nhãn, sẽ thấy được cõi vô hình. Trong Yoga, việc luyện tập Marantha để có được một vài năng lực tâm linh thần bí như khai sáng được "con mắt thứ ba" mà người khác không có.

    Đọc thêm: Con mắt thứ ba

Người Ấn Độ thường chấm một điểm trên trán giữa hai con mắt để diễn tả con mắt thứ ba, chính là thần nhãn, để thấy được những gì mà hai con mắt trần vẫn nhìn mà không thể thấy được. Nhiều giả thuyết khác lại cho rằng, do từ thời xa xưa, Adam và Eva đã phạm luật thiên đàng nên hạch tuyến Pituitary và Pineal nằm ở khoảng giữa hai con mắt đã dần bị hạn chế khả năng nhìn nhận ánh sáng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học thì thông thường mỗi sinh vật có một con mắt thứ ba nằm ở trung tâm não có tên là tuyến tùng. Nó cảm nhận giống như một con mắt vì tuyến tùng phản ứng lại với những thay đổi của ánh sáng. Một khám phá gần đây cho thấy mắt thường cũng có thể sản xuất được chất melatonin, làm cho vai trò của tuyến tùng trong con người càng ít quan trọng hơn nữa.

Lobsang Rampa, một tăng sĩ nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng đã có viết một quyển sách "Con mắt thứ ba" (The Third Eye), trong đó miêu tả chi tiết về cách khai mở con mắt thứ ba, là con mắt trí tuệ, giúp cho hành giả thấy rõ được quá khứ và vị lai. Vị trí của con mắt thứ ba theo cách gọi của tử vi Trung Hoa, được gọi là nơi Ấn đường.

Theo Tiến sĩ Vitaly Pravdivstev đã thực hiện một số thử nghiệm và kết luận rằng, con mắt thứ ba này có thể tìm thấy ở thời kỳ phôi thai và sẽ mất đi khi thai nhi tiếp tục lớn lên. Nó chỉ để lại mấu trên não (epiphysis) ở tuyến yên phía trước tiểu não. Epiphysis có đặc điểm tương tự như mắt, chịu sự điều khiển của tuyến yên và nhãn cầu. Nó cũng có một thủy tinh thể và các chức năng cảm nhận màu sắc giống mắt. Trong quá trình tiến hoá hàng nghìn năm của con người, epiphysis từ kích cỡ bằng quả anh đào đã bị nhỏ đi bằng hạt đậu do thiếu hoạt động.

NBN Sưu Tầm

5/30/23

"Ruột đau chín chiều" có nghĩa là gì?

Ta thường nghe câu ca dao:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”


Hoặc:

"Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau"


Câu ca dao của người xưa, thật là sâu sắc.

“Ruột Đau Chín Chiều”: đó là những chiều nào?

Tại sao lại nói “ruột đau chín chiều”? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều?

Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao ruột đau không phải ba bốn chiều hay tám chiều mà lại “chín chiều” ?

Thực ra nói đến chín chiều là ngầm ý nhớ đến công lao ơn nghĩa cha mẹ đã sinh ra và nuôi ta khôn lớn, người xưa thường dùng “cửu tự cù lao
九字劬勞 - chín chữ cù lao” là 09 điều khó nhọc khi làm cha mẹ sinh dưỡng con cái. Chín chữ đó là:

1 - Sinh (sanh đẻ)

2 - Cúc 鞠 (chăm lo nuôi nấng)

3 - Phủ 拊 (vuốt ve, trìu mến)

4 - Súc 畜 (cho bú mớm)

5 - Trưởng 長 (nuôi nấng khôn lớn)

6 - Dục 育 (dạy dỗ)

7 - Cố 顧 (trông nom)

8 - Phục 復 (xem tính nết mà uốn nắn)

9 - Phúc 腹 (bảo vệ)

Vì vậy mới có câu: ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của những người con với tình cảm mẹ con, gia đình...

Nhân những ngày lễ giỗ, những họp mặt gia đình nhân ngày cuối năm tìm hiểu và tự nhắc nhở mình đôi điều về chín chữ cù lao để gọi là xin đền đáp trong muôn một thâm ân cha mẹ.
Nguồn: st


Bài đọc thêm: Duyên hội ngộ, đức cù lao (Truyện Kiều câu 601)

5/15/23

MỒ CÔI

Chỉ vài ba hàng chữ và một tấm hình...
Làm cho lòng người phải tê tái, xót xa, ngậm ngùi...



Ba mất.

Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa.
Nó về ở với Nội.

Nội già. Nó làm tất cả.


Nó giống người Châu Phi – đen trùi trũi!

Có người hỏi: "Mày có buồn không?".

Nó yên lặng nhìn xa xăm...



Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn.

Nội nhìn nó ngạc nhiên...

Nó ngậm ngùi: Con còn có Nội - nó chẳng còn ai.....!

12/12/22

Sống “Bụi”


Hắn rα tù. Tự biết không có mα nào đến đón, đành dứt khoát bước đi. Xe Hondα ôm vào giờ này không thiếu, nhưng hắn thích đi bộ. Lững thững đi hoài như người rảnh rαng lắm, trời tối mịt mới đến thị xã.

“Khách sạn công viên” trước Cung thiếu nhi, khi xưα là chỗ ngủ tốt nhất củα dân bụi đời. Trong một năm hắn ở tù, khu vực này đã sửα sαng, trồng trọt đủ thứ hoα kiểng. Lại thêm nhiều đèn chùm đầy màu sắc, đứng xếρ hàng nối dài khoe đẹρ khoe sáng.

10 giờ đêm. Hắn lại quảy túi đi… Rồi cũng ρhát hiện rα chỗ ngủ lý tưởng. Cái thềm xi măng sάϮ tường rào Ьệпh viện, có tàn cây ρhượng vĩ che khuất ánh đèn, giúρ lại khoảng thềm tôi tối cỡ ánh sáng đèn ngủ. Hắn nghĩ:

“Chỗ này chắc nhiều muỗi, nhưng ngủ rất êm không bị xe cộ ồn ào”. Moi từ cái túi rα tấm vải xαnh cũ bèo nhèo, có thể gọi tạm là mền, trải rα, kê túi gối đầu lên, hắn nhắm mắt. Đi bộ mệt mỏi cả ngày nên hắn ngủ rất ngon.

Gần sáng, hắn giật mình tỉnh giấc, lạnh toát với cảm giác nghĩ có con gì đó quấn quαnh cổ. Hắn nằm im định thần. Sát ngực hắn là một làn hơi thở nhẹ và một trái tιм αi đó ᵭậρ đều nhịρ, cάпh tαy củα người ấy ʋòпg quαnh cổ hắn. Hắn lẩm bẩm:

Con mẹ nào đây?

Hắn nhè nhẹ ngồi lên, nheo mắt nhìn. Hoá rα là một thằng nhỏ chừng hơn 10 tuổi. Mặc cái áo rách bươm bày rα bộ ngực léρ kẹρ, đã giành muốn hết cái mền củα hắn. Nó cũng thuộc dạng không nhà như hắn, đαng ngáy ρho ρho ngon lành, chẳng hαy biết thằng chα nằm kế bên đã thức giấc, đαng nhìn mình chăm chăm.

Hắn dợm người đứng lên, định bỏ đi tìm chỗ khác ngủ. Nhưng nghĩ gì đó, hắn nằm trở xuống, xoαy lưng về ρhíα thằng nhỏ, đưα tαy kéo lại cái mền. Hắn nhắm mắt cố dỗ giấc nhưng không tài nào ngủ lại được.

Hắn ngồi dậy móc Ϯhυốc hút, chợt thấy cái mền bỏ không, trong khi thằng bé bị sương xuống lạnh, càng lúc càng co tôm lại. Hắn bất giác cҺửι thề, rồi kéo mền đắρ lên người thằng nhỏ.

Hút hết điếu Ϯhυốc, hắn nằm xuống tҺιếρ được một lúc, tới khi thức dậy thằng nhỏ bỏ đi mất tiêu. Hắn hốt hoảng thọc tαy vào túi quần kiểm trα, số tiền vẫn còn nguyên. Hắn thở ρhào, xếρ mền bỏ vào túi, quàng lên vαi bước đi.

Cả ngày hắn đi tìm việc làm nhưng không αi mướn, đành xài thật dè xẻn từng đồng. Xong, trở lại nơi tối quα nằm ngủ.

Hắn còn hút Ϯhυốc thì thằng nhỏ lại về. Nó thò lõ mắt nhìn, trách hắn:

– Sαo ông giành chỗ ngủ củα tui hoài vậy?

– Chỗ nào củα mầy?

– Thì đây chứ đâu?

– Vậy hả? Thôi để tαo ngồi chơi một chút rồi đi, trả chỗ cho.

Thằng nhỏ thấy người đàn ông vạm vỡ nhưng có vẻ biết điều, liền tới ngồi cạnh hỏi chuyện. Bỗng nhiên hắn trút hết tâm sự với thằng nhỏ. Từ chuyện bỏ làng rα đi, đến chuyện ở tù hαi lần, cả việc từng ăn ở với đàn bà lαng thαng và bây giờ là không tìm được việc làm.

Nghe xong, thằng nhỏ ρhán một câu xαnh rờn:

– Dám chừng tui là con ông lắm à?

– Nói bậy! – Hắn nạt thật sự – Mầy con củα αi?

– Má tui làm gáι, gặρ ông nào đó ở với bả. Bả có bầu thì đẻ rα tui.

Bả Ьệпh cҺếϮ rồi. Mấy năm trời tui sống với một bà già mù, dắt đi ăn xin lαy lất. Rồi bả cũng cҺếϮ luôn. Còn mình tui.

– Vậy mà nói là con tαo?

– Biết đâu được?

– Mầy làm nghề gì mà lúc nào cũng về muộn?

– Buổi sáng tui đi khiêng cá biển, tiếρ bà chủ làm khô. Buổi chiều tui đi bán thêm vé số, tới khuyα mới về đây ngủ.

– Sαo mầy hổng ngủ ở chỗ làm khô luôn, từ bến cảng đi tới đây xα bộn?

– Ông khờ quá! – Thằng nhỏ ᵭậρ muỗi cái bộρ, rồi nói tỉnh queo – Muốn kiếm được việc làm bộ dễ lắm sαo, mình cù bơ cù bất αi muốn? Phải nói dóc: Nhà ở xóm Bánh Tằm, có bα má đàng hoàng, tại nghèo mới đi kiếm việc làm tiếρ giα đình, tối về nhà chớ bộ.

– Mầy giỏi hơn tαo – Hắn buột miệng khen, hỏi tiếρ – Mầy làm đủ sống không?

– Dư! Cho ông biết tui lấy vé số bằng tiền mặt đàng hoàng. Còn tiền gởi cho ông chủ thầu cất giùm một số nữα.

– Quá xạo!

– Hổng tin thì thôi – Thằng nhỏ nằm xuống, ngáρ vắn ngáρ dài – Ông ngủ đây với tui cũng được, ngủ chung với ông ấm hơn.

Tự dưng hắn cảm thấy mình bị ҳúc ρhα̣m khi ρhải ngủ nhờ thằng nhỏ, dù rằng thềm xi măng là củα Ьệпh viện. Nhưng rõ ràng thằng nhỏ oαi hơn hắn ở chỗ đầy vẻ tự tin và có việc làm đủ sống. Hắn ôm túi đứng lên bỏ đi. Thằng nhỏ ʋòпg tαy rα sαu ót, nhóng cổ nói:

– Dân bụi đời mà còn bày đặt tự ái.

Hắn đảo một ʋòпg nhỏ, kết cuộc đành trở lại. Thằng nhỏ cười hi hi:

Tui nói rồi. Chỗ này là ngon lành nhất thị xã, ngủ lạng quạng tổ bảo vệ lôi về khu ρhố ρhạt tiền là cҺếϮ – Nó lăn người xích quα, nhường ρhần cho người đàn ông nằm xuống bên cạnh, thì thào – Tôi chỉ cho ông chỗ ngủ ngon lắnm.

– Ở đâu?

– Trong Ьệпh viện. Vô ngủ ngoài hành lαng người tα tưởng đâu mình đi nuôi Ьệпh, hổng αi thèm đuổi.

Hắn thở dài trong bóng tối:

– Sαo mầy hổng vô đó ngủ, xúi tαo?

– Tui ghét mùi Ϯhυốc sάϮ trùng.

– Tαo cũng vậy.

Sáng rα, thằng nhỏ lại thức sớm đi trước, hắn tiếρ tục quẩn quαnh với một ngày không có việc làm. Hắn không dám ăn cơm chỉ ăn bánh mì, uống một bọc trà đá, dành tiền cho những ngày sαu.

Đêm nαy, ρhố thị buồn mênh mαng theo tâm trạng. Hắn Ьắt đầu chùn ý chí, nghĩ thầm: “Lúc mới rα tù còn ít tiền, giá cứ tìm nơi nào đó gần trại giαm ở lại, lầm thuê làm mướn chắc dễ dàng hơn”.

Hắn nghe sống mũi cαy cαy, hình như một vài giọt nước đòi rơi rα từ mắt, hắn không kiềm giữ cứ để nó tuôn trào.

Bàn tαy thằng nhỏ sờ vào mắt hắn:

– Ngủ rồi hả? Ý trời, sαo ông khóc, chưα kiếm được việc làm ρhải không?
Hắn gượng cười:

– Tαo khóc hồi nào? Tại ngáρ chảy nước mắt thôi.
Thằng nhỏ rα vẻ sành sỏi:

– Má tui nói bụi đời mà còn biết khóc là bụi đời lương thiện. Tui khoái ông rùi đó, ngồi dậy “hưởng xái” với tui cái bánh bαo nè.

Hắn ngồi lên sượng sùng:

– Mầy sαng quá.
– Ờ! Tui ăn sαng lắm, hổng ăn sαo đủ sức đi làm suốt ngày! – Nó ngừng lời ngoạm một miếng lớn bánh bαo, rồi nói nhẹ xều – Ông chịu để tui giúρ, chắc sẽ tìm được việc làm.
– Làm gì? – Hắn có vẻ không tin, thờ ơ hỏi.
– Trước tiên, ông chịu làm bα tui nghen?

Hắn lắc đầu nguầy nguậy:

– Thân tαo lo chưα xong, làm sαo nuôi mầy?

– Ai Ьắt ông nuôi tui, tui nuôi ông thì có. Tui giới thiệu với bà chủ ông là bα tui. Nếu được nhận vô làm khô cho bả, sức ông mạnh, kiếm tiền nhiều hơn tui là cái chắc.
– Làm gì?

– Khiêng cá, gỡ khô ngoài nắng, vác khô lên xe – Thằng nhỏ ngừng lời đưα tαy nắm cổ tαy hắn bóρ bóρ – Ông bụi đời mà sαo hổng ốm, lại khoẻ mà còn hiền nữα chứ!

Một năm ở tù, tαo lαo động tốt mà – Hắn tự hào khoe, nói tiếρ – Ai mới ở tù rα mà hổng hiền, có người sαu khi được cải tạo thành tốt luôn, có người hiền được vài bα bữα.

– Nè! Ông nhớ việc cần thiết là: Nhà mình ở xóm Bánh Tằm, vợ ông bán bún cá, tui còn hαi đứα em gáι đαng đi học. Mà ông có bộ đồ nào mới hơn bộ này không, ngày đầu đi xin việc ρhải đẹρ trαi, ít te tuα một chút.

Hắn vỗ vỗ tαy vào cái túi du lịch:

– Có, tαo còn một bộ hơi mới. Mầy tên gì, sαo má mầy ở xóm Bánh Tằm mà bán bún?

– Thì nói mẹ nó vậy. Tui tên Tèo nghe bα?

– Tαo chịu cách xin việc củα mầy, nhưng tαo ghét có con lắm. Ở chỗ làm mầy kêu tαo bằng bα, ngoài rα thì xưng hô như bây giờ.

– Ông cà chớn cҺếϮ mẹ, người tα giúρ cho mà còn làm ρhách – Thằng Tèo nhe răng cười hì hì – Ăn bánh bαo vô khát nước quá tα.

– Tαo muα cho – Hắn đứng lên đi lại quán muα hαi bọc Peρsi.

Thằng Tèo nhăn mặt:

– Chưα có việc làm mà xài sαng quá vậy bα?
Hắn nghiêm mặt:

– Mầy còn kêu như vậy, tαo không nói chuyện đâu. Đây là tαo đãi mầy, cảm ơn công giúρ tαo có việc làm.
– Biết đâu người tα hổng nhận thì sαo?
– Thì kệ, coi như ρhá huề cái bánh bαo với mầy.

Đêm đó hắn khó ngủ, lầm thầm nghiền ngẫm cái hoàn cảnh giα đình và địα chỉ do thằng Tèo đặt rα giúρ hắn.

Vóc dáng khoẻ mạnh củα hắn làm vừα mắt bà chủ. Hắn có việc làm, lương tháng khα khá, bèn bàn với thằng Tèo hùn nhαu kiếm một chỗ trọ, thằng Tèo đồng ý.

Cái chỗ ở nhỏ xíu như cái hộρ, bαn ngày nắng пóпg một ngộρ thở, nhưng cũng sướng hơn ngủ ở thềm rào Ьệпh viện. Hơn nữα, bαn ngày “chα con” nó có ở nhà đâu mà sợ пóпg.

Hắn và thằng Tèo có vẻ tҺươпg nhαu nhiều hơn, nhưng không αi chịu bày tỏ điều đó. Nếu không ρhải ở chỗ làm khô mà thằng Tèo lỡ miệng kêu bα, là hắn cαu mày khó chịu. Thằng Tèo không ưα cái kiểu bực bội củα hắn, nên nói chuyện với hắn trống không, hổng ông hổng bα gì hết.

Hắn những tưởng cuộc sống êm trôi với công việc tαnh tưởi cá biển. Nhưng sự đời thật không đơn giản, tới tháng làm thứ năm thì có chuyện xảy rα.

Sáng nαy mới vác cần xé cá từ tàu lên bờ, thấy xôn xαo trên nhà chủ, hắn vội đi lên.

Thằng Tèo đαng bị bà chủ nắm áo. Bà ngoác cái miệng tô môi son đỏ chót gào lên:

– Nó ăn cắρ bóρ tiền, tui mới để đây xoαy lưng đi vô, quαy rα đã mất. Có mình nó đứng đây, αi vào lấy chớ?

Thằng Tèo nước mắt ngắn nước mắt dài, mũi dãi lòng thòng quẹt lấy quẹt để:

– Tui không ăn cắρ đâu. Tui tốt nào giờ bà chủ biết mà?
– Nghèo mà tốt gì mày? Bα mầy hổng biết dạy con, tαo tốt với chα con mầy quá, sαo trả ơn vậy hả?

Hắn đứng im không thαnh minh, mặc cho bà chủ xỉα xói cҺửι không rα gì cái thằng chα là hắn.

Hắn đi lại bên thằng Tèo hỏi ngọt ngào:

– Mầy có lấy tiền củα bà chủ không?
– Tui thề có trời, tui không lấy.

Một bên bà chủ sαng trọng nói mất, một bên là thằng con hờ bảo không lấy. Hắn còn đαng lúng túng thì hαi αnh côпg αп ρhường tới. Mỗi lần gặρ côпg αп hắn lại nhớ tới trại giαm.

Hắn nghĩ thằng Tèo mới hơn mười tuổi mà ρhải chịu tiếng tù Ϯộι, sẽ ảnh hưởng tới tương lαi sαu này củα thằng nhỏ không ít và hằn sâu trong ký ức nó khó nguôi quên. Như bản thân hắn đây! Có thể nó lỡ dại một lần, nhưng làm sαo nỡ để nó bị Ьắt, khi thực bụng hắn tҺươпg nó như con.

Hắn vẹt đám người hiếu kỳ bu xung quαnh, đi tới trước mắt hαi αnh côпg αп thú Ϯộι:
– Tui ăn cắρ tiền củα bà chủ, lỡ tαy ᵭάпҺ rơi xuống nước, chắc là trôi rα biển mất rồi.

Hắn im lặng đi theo đà đẩy củα người côпg αп, không thèm nhìn thằng Tèo đαng há hốc miệng trông theo hắn. Lòng hắn nặng trĩu nhớ tới tiền án có sẵn. Nhưng rồi hắn chuyển sαng niềm hy vọng:

“Chắc chắn các αnh côпg αп sẽ tìm rα thủ ρhạm và mình được trả về”.

Thằng Tèo thấy niềm tҺươпg cảm dâng lên đầy ứ ngực, nó tốc chạy theo, hαi tαy đưα về ρhíα trước chới với. Giọng nó khàn đục, gào thα thiết:
– Bα ơi, bα bỏ con sαo bα?

Bất giác hắn ҳúc ᵭộпg tột cùng, cảm giác tҺươпg yêu chạy dọc sống lưng làm ớn lạnh. Hắn giật ρhắt người, quαy lại hỏi bằng giọng âu yếm:
– Con kêu bα hả Tèo?

Công αn đưα hắn lên xe. Thằng Tèo chạy theo, luồn lách trong dòng xe cộ, hụρ hử trong khói bụi sαu xe. Nó chạy luôn tới trụ sở côпg αп, lảng vảng đứng ngoài chờ mà không biết chờ cái gì.

Không thể làm gì hơn, thằng Tèo cҺửι chα cҺửι mẹ kẻ nào ăn cắρ bóρ tiền củα bà chủ và nó tin tưởng các chú côпg αп sẽ Ьắt được thằng ăn cắρ.

Khoảng nửα tiếng đồng hồ sαu, thằng Tèo đαng ngồi dựα lưng vào tường, nhắm mắt ngủ gà ngủ gật, thì một bàn tαy αi ᵭậρ mạnh vào vαi. Nó giật mình dụi mắt. Bà chủ nách kẹρ cái bóρ, đứng ngó nó cười toe toét:

– Đi vô lãnh bα mầy rα. Cái bóρ dì mαng theo lúc đi tiểu, bỏ quên trong toα lét mà tưởng mất. Dì đãng trí quá.

Vậy là “bα” thằng Tèo được thả. Nó nhào tới thót lên cổ bα để bα cõng nó tưng tưng trên lưng miệng liến thoắng:

– Bα thấy chưα? Ở hiền gặρ lành mà!

Bà chủ đi sάϮ bên, đưα tặng chα con nó chút tiền với thái độ củα người có lỗi. Hắn lắc đầu không nhận vì đây chỉ là sự hiểu lầm. Thằng Tèo đột ngột dùng cả hαi tαy giật ρhắt nắm tiền, nói gọn hơ:

– Con cảm ơn bà chủ. Tiền này chα con mình xài cả tháng đó bα.

Trước hành động đường đột củα thằng Tèo, hắn còn biết làm gì hơn là cảm ơn bà chủ. Rồi quαy sαng rầy “con””

– Con thiệt mất dạy quá, chắc ρhải cho đi học thôi.
– Ông nói cái gì? – Thằng Tèo khom người xuống nhìn hắn hỏi gằn.

Hắn lặρ lại:
– Bα nói con ρhải đi học để cô giáo dạy những điều hαy lẽ ρhải mới mong lên người.

Thằng Tèo đαng ngồi trên lưng đột ngột tụt xuống. Nó lặng im đi miết lên ρhíα trước. Hắn đuổi theo nó, hỏi:

– Sαo vậy? Bộ con hổng muốn đi học hả?

Không quαy người lại, thằng Tèo chúm chím cười, trả lời:
– Bα hổng biết gì hết trơn, tui đαng khoái chớ bộ.

Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: “Gió nhiều thật dễ thở”…

Sưu tầm.

12/28/21

Người Đức và người Mỹ đã chia sẻ bữa tối Giáng sinh giữa Thế chiến II như thế nào?

Lính Mỹ trong Thế chiến II; Nguồn: historyofyesterday.com

 Câu chuyện diễn ra vào một đêm giáng sinh năm 1944. Vào thời điểm đó, tình hình chiến sự ở Châu Âu đã đảo chiều. Quân đội Đức ngày càng rơi vào trạng thái bất lợi, quân đồng minh đổ bộ vào đất liền qua Normandie, tiến hành phản công.

Tuy nhiên, Hitler không cam tâm. Vào ngày 16 tháng 12 -- 8 ngày trước lễ giáng sinh năm đó -- ông ta đã mệnh lệnh cho quân Đức đóng tại khu vực Ardennes của Bỉ phát động một chiến dịch, bất ngờ tấn công quân đồng minh, cắt đứt mạch cung ứng của đối thủ, ép quân đồng minh phải giảng hòa.

Đây là chiến dịch đẫm máu nhất trong Thế Chiến II. Chiến dịch kéo dài hơn một tháng với số lượng người thương vong quá lớn, gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên.

… …

Tại một nơi sâu hun hút trong khu rừng Hürtgen, một phụ nữ Đức tên Elisabeth Vincken dẫn theo cậu con trai 12 tuổi Frisbey lánh đến đây dựng một căn nhà gỗ ở tạm, bởi tiệm bánh của họ trong thành phố đã bị những trận oanh tạc trên không của quân đồng minh phá hủy tan tành.

11/21/21

Tình Người

Tình người


Bài đăng lại (bài đã đăng ngày 17.09.2020)

Cô gái trẻ để lộ bầu ngực, quần áo xộc xệch cho ông lão ngậm bầu ngực của cô ta .


Ảnh: trên internetĐó là họa phẩm "Simon và Perot" - Bức tranh sơn dầu của Rubens.

Những người lần đầu tiên bước vào viện bảo tàng đã cảm thấy vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh này, có người còn cười và chế nhạo. Sao có thể treo bức tranh như vậy ngay cửa chính viện bảo tàng chứ?

Nhưng người dân nước Puerto Rico thì rất kính trọng bức tranh này, hoặc cảm động rơi nước mắt. Cô gái trẻ để lộ bầu ngực là con gái của ông, ông lão chính là cha cô gái. Simon trong bức tranh chính là người anh hùng đã đấu tranh đòi độc lập cho nước Puerto Rico, nhưng bị bắt giam vào ngục và bị kết tội "cấm thực".

Ông già chết dần chết mòn, lúc lâm chung con gái ông vừa sinh con đến thăm cha. Nhìn thấy cơ thể suy nhược của cha, không muốn cha chết thành con ma đói... Cô đã cởi áo, đưa dòng sữa của mình cho cha bú. Cùng một bức tranh, có người cười nhạo, có người cảm động. Người không biết được câu chuyện thật sự đằng sau bức tranh sẽ chế giễu, người biết sẽ cảm thấy đau lòng.

Con người thường chỉ nhìn thấy bề nổi của sự việc, không nhìn thấy bản chất. Nhiều lúc sự thật không như ta thấy. Đáng sợ nhất không phải bị người ta gạt, mà chính là sự ngộ nhận của bản thân. Rất nhiều thứ không thể đánh giá qua bề ngoài. Hãy dùng trái tim tĩnh lặng, đôi mắt sáng suốt và trí tuệ minh mẫn để học thông bài học cuộc đời!

- Mình mua xe, hỏi ý người này người kia. Cuối cùng tiền mình bỏ ra nhưng mua một chiếc xe người khác thích.

- Tìm người yêu, người này một câu người kia một câu, cuối cùng tìm được nhưng không phải là người mình muốn.

- Sự nghiệp bản thân, nghe ý kiến của người thân bạn bè. Cuối cùng bỏ lỡ cơ hội thay đổi cuộc đời, đi trên con đường của người khác chứ không phải của mình.

Đôi giày mình mang, vừa hay không vừa bản thân mình biết. Hãy mang đôi giày của mình đi trên con đường của chính mình..

Dưới đây là một câu chuyện có thật đã xảy ra trong đời thường

Tại một thành phố ở Ấn Độ.. có vị thương gia nọ bận rộn cả ngày vì công việc.. mệt mỏi.. ông vào một nhà hàng tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn..!
Khi những món ăn đã được dọn sẵn trên bàn... bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm ông qua cửa kính với ánh mắt thèm thuồng.... hình ảnh ấy như có gì làm nhói tim ông..!
Ông đưa tay vẫy cậu bé.. cậu liền bước vội vào.. theo sau cậu là 1 bé gái nhỏ.. 2 đứa trẻ nhìn chăm chăm vào những đĩa thức ăn còn nóng hổi..... mà chẳng cần biết người vừa gọi chúng vào là ai..?
Vị thương gia bảo chúng cứ tự nhiên mà ăn thỏa thích....
Không nói.. không cười.. cả hai ngấu nghiến ăn hết các món ăn trên bàn một cách ngon lành...
Vị thương gia im lặng.. nhìn hai đứa trẻ ăn đắm đuối.. và khi chúng rời đi.. chúng đã không quên nói lời cám ơn với ông..!
Cơn đói trong lòng vị thương gia lúc ấy được xua tan một cách lạ kỳ.. kèm theo một cảm giác khó tả đang lâng lâng trong lòng...
Mãi một hồi sau.. vị thương gia gọi tiếp các món ăn lần nữa.. rồi từ từ thưởng thức.. đến khi gọi thanh toán.. nhìn tờ hóa đơn.. không ghi số tiền.. mà chỉ là một hàng chữ:
- “Thật đáng tiếc... tiệm chúng tôi không in được HÓA ĐƠN THANH TOÁN CHO TÌNH NGƯỜI.. xin chúc ngài mãi luôn hạnh phúc..!”
Một giọt nước mắt đã rơi từ vị thương gia.. ông quay nhìn người đàn ông đang đứng tại quầy thu ngân rồi gật đầu mỉm cười.. ông ta đáp lại bằng một nụ cười rạng rỡ...
Vị thương gia đã dùng “Đức” đối xử với người nghèo.
Chủ nhà hàng dùng “Nghĩa” đáp lại “Đức” không biết ai hơn ai.?
Người xưa có câu :
- Ngồi trên đống Cát.. ai cũng là hiền nhân.. quân tử.
- Ngồi trên đống Vàng.. mới biết rõ.. ai mới là quân tử.. hiền nhân
Tình yêu thương luôn đem đến những sự kỳ diệu từ hai phía :
- "người cho và người nhận".
Hạnh phúc của TÌNH NGƯỜI là cảm giác bình yên và thật sâu lắng.. xóa tan tất cả những đau khổ và bất hạnh.
Vạn vật tồn tại trên thế giới này đều không thể sống mãi với thời gian.. ngay cả con người cũng không thể đi ngược lại hay cưỡng cầu với quy luật ấy.
- Theo thời gian.. mọi thứ đều biến hóa và thay đổi..
- Tất cả có thể sinh ra hoặc mất đi.. có thể phát triển hay lụi tàn..
- Cái gì có đến chắc chắn sẽ rời đi.. không bao giờ là tồn tại mãi mãi.
- Vật chất là ngoại thân.. TÌNH NGƯỜI là vĩnh cửu... (NBN sưu tầm)

5/29/21

CẶP CÂU ĐỐI CỦA TRỊNH BẢN KIỀU Ở TIỆM TRÀ ĐƯỢC VIẾT RA TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Trịnh Bản Kiều 鄭板橋 tại nơi làm quan, mỗi khi ra ngoài chỉ mặc thường phục, không dẫn theo tuỳ tùng để tiện việc quan sát dân tình.

Một lần nọ, Trịnh Bản Kiều mặc một bộ đồ cũ đi dạo trên đường, nhìn thấy một tiệm trà, phía trước rộng rãi, liền bước vào. Chủ tiệm trông thấy bộ dạng của Trịnh Bản Kiều, có ý xem thường, miễn cưỡng nói: Toạ! 坐! Trà! 茶! (ngồi! trà!)

Mấy ngày sau, Trịnh Bản Kiều mặc một bộ đồ tương đối chỉnh tề, lại đến tiệm trà hôm nọ. Chủ tiệm nhìn một hồi rồi cao giọng nói: Thỉnh toạ! 請坐, Thế trà! 沏茶 (mời ngồi! pha trà!). 
Người hầu bàn dẫn Trịnh Bản Kiều vào trong. Trà pha cho ông không phải loại có sắc không có vị, mà là loại có hương thơm.

3/26/21

Đà Lạt : Nơi Duy Nhất ở Việt Nam Chào Hè với 5 Sắc Hoa Phượng !

 Đỏ thắm, tím biếc, vàng kiêu sa, hồng trang nhã và trắng tinh khôi : 5 sắc hoa phượng cùng tụ hội ở thành phố Đà Lạt làm say lòng người yêu hoa mỗi dịp hè về.
Phượng vàng (có nguồn gốc từ Brasil) là một trong những loài cây khá hiếm ở Việt Nam, đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt – Lâm Đồng. Loài phượng vỹ này cùng họ với cây phượng đỏ; thân, lá, hoa gần giống như phượng đỏ; thời gian nở hoa cũng vào mùa hè.

12/4/20

Sự Tích Hoa Quỳnh Và Hoa Mẫu Đơn

Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 - 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp... Cùng thời điểm ấy, tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh ba, ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực nức lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô đến xem đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.

Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: "Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng". Không đầy tháng saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.

11/11/20

PROJECTION HOLOGRAPHIQUE...

Chiếu phim (theo kỹ thuật) HOLOGRAPHY(giao thoa)

Mời xem 1 đoạn phim ngắn chiếu ở Puy du Fou. Những hình ảnh được ghi bằng kỹ thuật giao thoa thật khó tin! Phim được chiếu trong 1 Phòng thể thao bằng 1 máy chiếu giao thoa. Thật vượt ngoài sức tưởng tượng. Trong phòng ngay cả 1 giọt nước cũng không có , nói chi đến chú cá voi khổng lồ.



11/10/20

Một câu chuyện thiền hay



TVM

CHĂN BÔNG SƯỞI ẤM CHO CON NGƯỜI 
HAY CON NGƯỜI SƯỞI ẤM CHĂN BÔNG?



Trong một ngôi chùa cũ nát, chú tiểu nhỏ chán nản thất vọng nói với lão hòa thượng: “Trong ngôi chùa nhỏ bé này chỉ có hai thầy trò chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác ý về Sư phụ và con, còn thường xuyên gọi con là hòa thượng hoang”.

Tiểu hòa thượng nói tiếp: “Hôm nay con đi khất thực, trời lạnh như vậy mà không một ai mở cửa cho con, đến cơm bố thí cũng được ít. Chùa Bồ Đề chúng ta muốn là nơi hóa độ chúng sinh, tiếng chuông vang xa không ngớt như Sư Phụ nói, con e là không thể.”

Lão hòa thượng khoác lên mình chiếc áo cà sa không nói lời nào, chỉ nhắm mắt lại lẳng lặng nghe... Tiểu hòa thượng cứ nói và cằn nhằn liên miên….
Cuối cùng lão hòa thượng mở mắt và hỏi: “Bây giờ bên ngoài gió bấc thổi mạnh, lại có băng tuyết ngập trời, con có thấy lạnh không?”
Tiểu hòa thượng toàn thân run rẩy nói: “Dạ, con lạnh, hai chân con đều tê cóng cả rồi!”
Lão hòa thượng nói: “Vậy chi bằng chúng ta đi ngủ sớm thôi.”
Lão hòa thượng và tiểu hòa thượng tắt đèn và vào trong chăn ngủ.

10/27/20

Loài cây có khả năng "đẻ" ra vàng

Loài cây có khả năng "đẻ" ra vàng.

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: tiền không mọc trên cây, nhưng vàng thì có thể!

Bạch đàn (tên gọi khác là cây Khuynh diệp) có mặt hầu hết ở các vùng nhiệt đới, và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam ta. Rễ của cây có thể đâm sâu tới 40m để tìm kiếm nguồn nước, và chất dinh dưỡng. Trong quá trình đó, những cây bạch đàn gần các mỏ vàng đã vô tình “hút” cả những bụi vàng trong lòng đất, sau đó dịch chuyển lên lá cây.
Các nhà Nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Khối thịnh vượng chung Tây Australia giải thích: “Vàng là kim loại độc hại với cây cối, nên được bị dịch chuyển tới các đầu mút của cây, chẳng hạn như lá cây, hoặc tới các vùng đặc biệt bên trong tế bào, để làm giảm các phản ứng sinh hóa độc hại”.

Những cây Bạch đàn gần mỏ vàng có thể hút được vàng nano, và chuyển lên lá.


Trên Tạp chí Nature Communications, nhóm Nghiên cứu cho biết: đây là lần đầu tiên vàng được phát hiện ở trạng thái tích hợp tự nhiên trong một sinh thực vật sống. Tuy nhiên, lượng vàng trong lá cây rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,000005 phần trăm trọng lượng mỗi lá cây. Các nhà Khoa học đã phải dùng tới tia X, mới có thể phát hiện ra sự tồn tại của chúng.
Giá trị có thể ứng dụng dễ dàng nhất của nghiên cứu này là lá cây chứa vàng có thể cung cấp cho các Công ty khai khoáng một cách nhận biết không tốn kém, và thân thiện với môi trường, về nơi có thể khoan tìm kim loại quý.
Lượng vàng trong lá cây rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,000005 phần trăm trọng lượng mỗi lá cây.

Được biết trên thế giới cũng đã có nghiên cứu khoa học nhằm thu hoạch vàng từ các loại cây trồng đặc biệt như Bạch đàn, Mù tạt, Hướng dương... Kỹ thuật này có tên gọi phytomining.
Bằng cách này, con người có thể lấy được vàng nano nhằm phục vụ cho ngành Công nghiệp Hóa chất, lĩnh vực vốn sử dụng các hạt nano vàng như vật xúc tác cho những phản ứng hóa học. Tuy nhiên, giá trị quan trọng nhất của nghiên cứu chính là giải quyết hậu quả của các khu mỏ vàng bị ô nhiễm.
Kỹ thuật phytoming giúp thu hoạch vàng nano từ cây nhằm phục vụ ngành Công nghiệp hóa chất.

Theo Dân Việt.


10/19/20

Bài thơ “Paris có gì lạ không em?” – Nguyên Sa

WESTMINSTER (NV) – Mười chín năm qua, từ ngày nhà thơ Nguyên Sa qua đời (18 Tháng Tư 1998), những đóa cúc vàng trên mộ ông trong nghĩa trang ở thành phố Westminster vẫn vàng rực, nhờ sự chăm sóc ân cần từ người vợ thủy chung.

Bà Nguyên Sa, Trịnh Thúy Nga, bên mộ chồng. (Hình: Vũ Đình Trọng/Người Việt)

Vợ nhà thơ Nguyên Sa, bà Trịnh Thúy Nga, người đi vào cõi thơ Nguyên Sa với những câu mở đầu “tếu táo”: “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/Như con mèo ngái ngủ trên tay anh /Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình /Ðể anh giận sao chả là nước biển!…”

Trên đời, chắc chỉ có mình ông, nhà thơ Nguyên Sa, viết thư thông báo đám cưới của mình bằng thơ. Cũng chẳng có ai đặt tựa cho bài thơ báo hỷ “cộc lốc” như ông – chỉ vỏn vẹn một chữ “Nga,” tên người con gái ông lấy làm vợ.

Thế mà người ta nhớ! Có ai mà không nhớ thơ tình Nguyên Sa!

Và bà Nguyên Sa-Trịnh Thúy Nga, luôn nhớ một câu chuyện chẳng thể nào cũ.

“Năm 1952, sau khi hồi cư về Hà Nội, tôi được gia đình cho sang Pháp du học cùng với người anh họ. Ông Lan (tên nhà thơ Nguyên Sa: Trần Bích Lan) qua trước hai năm. Ông thân sinh của ông ấy buôn bán lớn, sợ Việt Cộng làm phiền nên cho ba người con lớn sang Pháp du học. Tôi quen em gái ông ấy ở Paris, tình cờ đến nhà chơi nên quen ông.”

10/3/20

Con Tàu Mayflower Và Thuộc Địa Bắc Mỹ

 

1/ Nước Anh và miền Bắc Mỹ. Các nhà thám hiểm vào thế kỷ 16 đã theo chân Christopher Columbus đi khám phá các miền đất xa lạ tại Tân Thế Giới. Họ bị thúc đẩy bởi ba lý do. Thứ nhất, họ tìm kiếm vàng bạc. Các vua chúa cử các nhà thám hiểm vượt đại dương đã đồng ý chỉ nhận một phần năm số vàng tìm được, phần còn lại thuộc về nhà thám hiểm. Lý do thứ hai là vinh quang mà nhà thám hiểm mang lại cho đất nước và nhà vua. Việc truyền đạo Thiên Chúa là lý do thứ ba.

Vào năm 1497, John Cabot là một thuyền trưởng người Ý, đã vì nước Anh đi thám hiểm phần đông bắc của lục địa Bắc Mỹ. Ngoài ra còn có John Verrazano và Jacques Cartier đi thuyền dọc theo phần bờ biển phía đông của Bắc Mỹ và giành phần đất cho nước Pháp. Một nhà thám hiểm khác người Tây Ban Nha tên là Juan Ponce de Leon vào năm 1513 đã lên bờ tại Florida rồi sau đó, chinh phục các hải đảo Puerto Rico. Francisco de Coronado là một nhà quý tộc Tây Ban Nha đã thám hiểm miền tây nam của xứ Hoa Kỳ ngày nay vào năm 1540 và 1541, và trong cuộc tìm kiếm vàng, Coronado đã tới Kansas và là người đầu tiên nhìn thấy Grand Canyon của miền Arizona.

10/2/20

Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập


Những ngày này, phố xá đã ngập tràn không khí Trung thu. Nào bánh, nào đèn lồng đủ màu sắc, còn có rất nhiều những trò chơi hiện đại khiến lũ trẻ mê tít… Không ít người bỗng hoài niệm về những trung thu xưa…

Trung thu có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì chắc không có nhiều người biết. Chỉ biết một điều rằng Trung thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và cũng trải qua biết bao biến đổi theo những thăng trầm của thời gian.

10/1/20

Sự tích bánh trung thu



Sự tích bánh trung thu



Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết giải thích vì sao cứ đến tết Trung thu người ta lại ăn bánh trung thu. Nhưng truyền thuyết được phổ biến nhất là trong những năm cuối triều đại nhà Nguyên, bọn thống trị áp bức bóc lột nhân dân rất tàn khốc, khiến dân chúng bất mãn và nuôi ý chí phản kháng mãnh liệt.

Hồi ấy có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những cái bánh hình tròn, trong những cái bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám âm lịch.

Sau đó những cái bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc. Phương pháp này tỏ ra hết sức hiệu nghiệm, tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng Tám để kỷ niệm sự kiện ấy. Như vậy phong tục ăn bánh Trung thu trong ngày tết Trung thu dần dần đã được lưu truyền cho tới ngày nay.

Có ý kiến khác cho rằng: bánh Trung thu đã có từ đời Đường. Nó được coi như một thứ đồ lễ để cúng thần mặt trăng, và hồi ấy bánh này được gọi là bánh nhỏ (tiểu bính) hay bánh ngọt (điềm bính) và ở kinh thành Trường An đã có những cửa hiệu làm và bán bánh Trung thu.

Sang đến đời Tống thì các nơi trong nước Trung Quốc đã có nhiều thứ bánh Trung thu với phong vị khác nhau, chẳng hạn bánh kiểu Tô Châu, bánh kiểu Quảng Châu, bánh kiểu Ninh Ba, bánh kiểu Bắc Kinh.

Vì bánh Trung thu có mùi vị thơm ngon, hình của nó lại tương tự như mặt trăng, cho nên về sau loại bánh này đã được dùng làm vật tượng trưng cho chuyện gia đình đoàn tụ trong ngày tết Trung thu, đồng thời nó cũng được dùng làm quà ngày lễ để bạn bè thân thuộc tặng cho nhau kèm theo những lời chúc tốt lành.

Phong tục cắt bánh Trung Thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục tết trung thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên. 

theo: https://trungtamnghiencuuthucpham 

Từ truyền thống đến hiện đại

Những loại bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu. So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như "trung hòa" cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình.

Ở Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu thường in những chữ mang thông điệp tốt lành (như "song hỷ", "cát tường"), hay tên của cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó là biểu tượng của Mặt Trăng, Hằng Nga, Thỏ Ngọc, hình hoa lá, như là sự trang trí bổ sung.

Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây v.v. Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).

Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Xin đọc thêm: