12/31/21

CHỜ

Vòng thời gian đang khép dần nhật nguyệt
Hồn chơi vơi qua vạn dặm trời mây
Đông lê thê buông giá lạnh phương này
gợi lòng nhớ phố phường xưa chung bước.

47 năm! Trên đôi bờ Ô Thước
là bóng quê nương đầu gió, chân mây
Gót viễn du tản lạc đến nơi này
nên sông núi mù tăm từ mấy độ.

Ngày cuối tháng, cuối năm! Từ viễn phố
hồn vọng ngân từng giai điệu thầm thì
Thời gian như lắng đọng với tà huy
cho Việt điểu ngậm ngùi khi lẻ bạn.

Vẫn là nỗi quan hoài qua năm tháng
thêm từng ngày trăn trở với đa đoan
Đêm rưng rưng chờ tháng lụn, năm tàn
để hy vọng chuyển mình thay áo mới.

Thuyền viễn xứ bao năm xa bến đợi
mãi về xuôi theo chớp bể, mây ngàn
Đợi chờ mùa sao rụng, đón trời quang
thấy đặc quánh một màu đen tang hải!

Đời vô lượng. Người dật dờ, khắc khoải
quanh quẩn trong lốc xoáy của trần ai
Ngày, tháng, năm, cứ thế lướt miệt mài
Mùa hạnh ngộ chờ thêm bao lâu nữa?!

HUY VĂN

12/28/21

"Thượng đế chỉ cho cháu một chiếc giày"

Đó là một câu chuyện đầy triết lý, có thật về cuộc đời của một người được cả thế giới biết đến.
Vào đầu thế kỷ 20, ở nước Mỹ xa xôi, có một cậu bé gia cảnh rất nghèo khó. Mãi đến khi đi học, cậu vẫn chỉ đi đôi giày đã sờn rách cũ nát.

Cậu nghe người ta nói, vào ngày lễ Giáng sinh, ở bất cứ cửa tiệm nào, chỉ cần cầu nguyện đồ vật mình muốn với Thượng đế, chủ tiệm đó sẽ thay Thượng đế thỏa mãn yêu cầu của bạn.

Đến ngày Giáng sinh, cậu nhìn thấy trên kệ của một tiệm giày có một dãy những chiếc giày xinh đẹp, liền vào trong tiệm giày nói với ông chủ:

"Hôm nay là lễ Giáng sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu chuyển lời đến Thượng đế để ngài tặng cho cháu đôi giày này được không?"

Ông chủ giày nhìn đôi giày trên chân cậu liền hiểu. Lấy đôi giày qua rồi nói: "Được thôi cậu bé, giờ ta sẽ đi báo với Thượng đế". Sau đó ông mang đôi giày vào trong phòng.

Không lâu sau, ông chủ bước ra, nhưng trên tay chỉ cầm một chiếc giày, đưa cho cậu bé rồi nói: "Cậu bé, Thượng đế nói rằng, ngài ấy chỉ có thể cho cháu một chiếc giày, chiếc còn lại cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua nó".

Cậu bé thắc mắc: "Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền mới có thể mua được chiếc giày kia?"

Ông chủ nói: "2 đô".

Cậu bé đáp lời: "Vâng, vậy cháu sẽ quay về nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chiếc giày kia chú nhất định phải giữ lại cho cháu!"

"Yên tâm đi cậu bé!", ông chủ cười nói.

Sau khi về nhà, cậu bé quyết tâm nhặt phế liệu mỗi ngày để kiếm cho được 2 đô la. Cậu hớn hở chạy đến tiệm giày đưa tiền cho ông chủ tiệm. Ông chủ tiệm vừa khen vừa đưa chiếc giày còn lại cho cậu bé. Từ đó, cậu đã có được cho mình một đôi giày mới tinh đẹp đẽ.

Sau khi cậu trưởng thành, cậu từng làm nhân viên cứu hộ, người thuyết minh, phát thanh viên, sau này còn bước vào giới nghệ sĩ, trở thành một người nổi tiếng nhà nhà đều biết.
Và đây cũng là Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ đắc cử năm 1980,
ông ấy chính là Ronald Reagan.


Trong nhiệm kỳ làm Tổng thống, có một lần, khi được phóng viên hỏi về một việc có ảnh hưởng sâu sắc đến sự trưởng thành của ông, Reagan liền nhắc đến chuyện xin Thượng đế tặng ông một đôi giày vào ngày Giáng sinh khi ông còn bé.

Ông nói: "Sau này tôi mới biết, giá gốc của đôi giày ấy là 38 đô, giá một nửa của nó cũng phải 19 đô. Ông chủ tiệm khi ấy chỉ lấy tôi 2 đô, nhưng giúp tôi tôi hiểu một đạo lí: "Thượng đế sẽ không cho bạn toàn bộ những gì bạn muốn, ngài chỉ cho bạn một phần, phần còn lại bạn phải tự nỗ lực để giành lấy".

*****

Ronald Wilson Reagan là một chính trị gia người Mỹ, tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ từ năm 1981 đến năm 1989. Trước khi làm tổng thống, ông là một diễn viên điện ảnh Hollywood và lãnh đạo công đoàn trước khi giữ chức thống đốc thứ 33 của California từ năm 1967 đến năm 1975. Wikipedia
Ngày và nơi sinh: 6 tháng 2, 1911, Tampico, Illinois, Hoa Kỳ
Ngày mất: 5 tháng 6, 2004, Bel-Air, Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Đảng: Đảng Cộng hòa
Nhiệm kỳ tổng thống: 20 tháng 1, 1981 – 20 tháng 1, 1989

Theo Google

Người Đức và người Mỹ đã chia sẻ bữa tối Giáng sinh giữa Thế chiến II như thế nào?

Lính Mỹ trong Thế chiến II; Nguồn: historyofyesterday.com

 Câu chuyện diễn ra vào một đêm giáng sinh năm 1944. Vào thời điểm đó, tình hình chiến sự ở Châu Âu đã đảo chiều. Quân đội Đức ngày càng rơi vào trạng thái bất lợi, quân đồng minh đổ bộ vào đất liền qua Normandie, tiến hành phản công.

Tuy nhiên, Hitler không cam tâm. Vào ngày 16 tháng 12 -- 8 ngày trước lễ giáng sinh năm đó -- ông ta đã mệnh lệnh cho quân Đức đóng tại khu vực Ardennes của Bỉ phát động một chiến dịch, bất ngờ tấn công quân đồng minh, cắt đứt mạch cung ứng của đối thủ, ép quân đồng minh phải giảng hòa.

Đây là chiến dịch đẫm máu nhất trong Thế Chiến II. Chiến dịch kéo dài hơn một tháng với số lượng người thương vong quá lớn, gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên.

… …

Tại một nơi sâu hun hút trong khu rừng Hürtgen, một phụ nữ Đức tên Elisabeth Vincken dẫn theo cậu con trai 12 tuổi Frisbey lánh đến đây dựng một căn nhà gỗ ở tạm, bởi tiệm bánh của họ trong thành phố đã bị những trận oanh tạc trên không của quân đồng minh phá hủy tan tành.

12/24/21

Thành Ngữ Hán-Việt Thực Dụng


Danh sách thu thập những thành ngữ thực dụng Hán Việt, tức là thành ngữ gốc Hán nhưng gần gũi trong người Việt Nam, phần lớn bao gồm tục ngữ/ngạn ngữ, ca dao, và danh ngôn từ các sách tối cổ như Tứ Thư, Ngũ Kinh, 2 Minh Tâm Bảo Giám, Tăng Quảng Hiền Văn, v.v. nay đã phổ biến thành thành ngữ.
Phạm Văn Bân biên soạn

12/23/21

MÙA NOEL NĂM ẤY…

Hàn Sĩ Phan

Hôm nay là những ngày sau 20 tháng12, chỉ còn ít bữa nữa là mừng Lễ Giáng Sinh. Trời cuối Thu Florida năm nay cho đến giờ nầy vẫn ấm áp, chỉ có vài ngày thoang thoảng chút mát dịu hơn bình thường mà dân ở đây có thể cho là hơi lành lạnh…Thời tiết nầy ngồi nhấp ngụm trà âm ấm, nghe lại những bài hát Giáng Sinh cũ ngày trước lắm lúc cũng thấy lâng lâng nỗi nhớ…Nhiều khi làm sống lại một vài kỷ niệm khó quên !

“…Mùa NOEL đó chúng ta quen bên giáo đường,
Mùa NOEL đó anh dắt em vào tình yêu.
… Rồi Noel qua bao mộng ước cũng xa rồi,
Yêu nhau chi rồi xa nhau…!"

Dù bài hát diễn tả mối tình lãng mạn không trọn vẹn, hai đứa phải xa nhau, nhưng cũng chỉ là nỗi buồn với mộng ước lứa đôi không thành và với thời gian cũng sẽ phôi pha, rồi có thể chẳng bao lâu :

Khi biết rằng em đã lấy chồng,
Anh về cưới vợ…khỏi chờ trông!
Vợ anh không đẹp như người ấy,
Cũng ấm đời anh lúc lạnh lùng.

Nhưng với “Mùa NOEL năm ấy, 1975” của người viết bài nầy và những bạn bè đồng đội cùng hoàn cảnh thì đó là một nỗi buồn đau mà mỗi lần chỉ thoáng hồi tưởng cũng cảm thấy hình như vẫn còn hằn sâu dấu vết chưa thể nào quên !

12/20/21

Người giàu xứ ta kiếm tiền từ đâu?

Vietnamnet.vn ngày 20/12/2021

Mấy ngày gần đây, trên báo và mạng xã hội bàn luận nhiều về chuyện đấu giá đất 2,4 tỷ/m2 ở Thủ Thiêm. Tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu nền kinh tế nước ta từ khi mở cửa phát triển thế nào, người giàu làm giàu từ đâu.

Tôi cũng tìm hiểu thêm về các tỷ phú, những người giàu trên thế giới, để từ đó so sánh ở Việt Nam ta làm ăn có khác với họ không. Tuy nhiên, ở xứ ta, câu trả lời thật chính xác về nguồn gốc làm giàu là rất khó.

"Đất vàng” tại khu đô thị mới Thủ Thiêm

Bởi nhiều người giàu không lên sàn, cả những người đã lên sàn chứng khoán cũng luôn có sự chuyển đổi từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác, khó xác minh. Đó là chưa kể sự thiếu minh bạch vốn tồn tại dai dẳng mà công luận đang lên tiếng. Ngay cả thứ đã công khai, số liệu, các loại thông tin nhiều khi cũng chỉ đúng một phần.

12/19/21

“CẨM NANG XANH” : Sự dũng cảm thay đổi trái tim

RFI- Lệ Thu  Đăng ngày: 18/12/2021

Ê-kíp làm phim Greenbook "Cẩm nang xanh” trên sân khấu Lễ trao giải Oscar 24/02/2019. AFP
Nghe: Phần âm thanh:


Vượt lên trên khá nhiều tranh luận xung quanh việc có xứng đáng được danh hiệu cao quý nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 91 hay không, “Cẩm nang xanh” vẫn là một bộ phim chất chứa nhiều cảm xúc, mà trong đó người ta tìm thấy những nụ cười, những chân thành và cả những xót xa.

Truyện phim kể về câu chuyện có thật giữa một nghệ sĩ dương cầm da màu chơi nhạc Jazz - Don Shirley - và người vệ sĩ kiêm quản lí tour diễn của ông, Tony Lip Vallelonga, cùng tình bạn của họ trong suốt chuyến lưu diễn dài hai tháng xuôi theo miền Nam nước Mỹ đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Ai cũng biết, thời điểm đó, đạo luật Jim Crow với đầy những quy tắc hà khắc nhắm vào người da màu vẫn đang rất thịnh hành ở nơi đây. Bởi vậy, nhắc tới “Cẩm nang xanh”, người ta nghĩ ngay tới một bộ phim với nội dung phân biệt chủng tộc, đặc biệt, phim lại lấy cảm hứng từ cuốn sách “The Megro Motorist Green Book”, cuốn sách được coi là Cẩm nang du lịch dành cho người da màu.

12/18/21

TẤT CẢ MỌI SỰ VIỆC ĐỀU CÓ SỰ AN BÀI KỲ DIỆU

Nhớ thời học bậc trung học, đọc được hai câu kệ:

“Vận đạt hựu như hà, vô phi bán thế hư danh nhất trường đại mộng
Thọ cao nhưng bất miễn, đáo để thanh minh tế vũ trùng cửu tà dương” 
(運達又如何,無非半世虚名一場大夢; 壽高仍不免,到底清明細雨重九斜陽). 

Thành đạt rồi thì sao, chẳng qua chỉ là giấc mộng ảo hư danh, tuổi thọ cho dẫu trăm năm chung cùng cũng phải nằm chịu mưa dầm thanh minh nắng xế trùng cửu.

Lúc còn trẻ, khi đọc hai câu kệ trên, chỉ hiểu mơ hồ đó là lời dạy về triết lý nhân sinh. Sau này khi thực sự bước chân vào đời mới thấm thía cuộc đời đầy gian truân thử thách, đồng thời ý thức được đời người vô thường. Nhưng có bao nhiêu người thực sự hiểu thấu sinh diệt tịnh tịch, phù vân thoáng chuyển.

12/16/21

Đi Lễ Đêm Đông

Dạo:

Tưởng đà trễ lễ đêm đông,
May sao được Chúa rủ lòng xót thương.
Cóc cuối tuần:

Đi Lễ Đêm Đông

Đêm đen lạnh, đành hanh con gió bấc,
Chàng trai làng chợt tỉnh giấc nhìn quanh.
Tiếng chuông khuya vồn vã báo tin lành,
Thánh lễ sẽ cử hành trong khoảnh khắc.

Vội vàng dụi mắt,
Nhảy phắt khỏi giường,
Biết đôi chân phải cố gắng phi thường,
Nếu muốn đến giáo đường cho kịp lễ.

12/15/21

QUÀ VÀ THIỆP MỪNG GIÁNG SINH THỜI THƯỢNG

 HÀN SĨ PHAN

Qùa NO - EL Năm nay là khẩu súng,
Ba tặng con mừng Chúa đến dương trần.
Thay Thánh Ca bằng tiếng nổ pằng! pằng !
Lằn đạn bay, xác người văng tứ phía !!!

Vài tấm hình cùng mang chung ý nghĩa,
Chụp gia đình làm thiệp Lễ Giáng Sinh.
Cả nhà Ai cũng trang bị đầy mình,
Đủ loại súng, chỉ thiếu mìn, lựu đạn !

12/14/21

Lan Rừng

Nhất Linh

Quang xuống xe rồi vào một cái nhà ở đầu phố để hỏi thăm đường đi Bản Lang và để thuê ngựa. Người cho thuê ngựa hỏi:

– Ông vào nhà ai trong đó?

– Vào nhà ông Vi Văn Hoài. Đường vào đấy có xa lắm không?

– Độ mười cây số thôi. Nhưng ông phải đi ngay kẻo trời tối mất. Để tôi lấy con ngựa thật khỏe ông đi cho chóng. Ông vào trong ông Hoài thì tôi không cần cho người đi theo dắt ngựa về, khi nào ra, ông đem ngựa lại trả tôi cũng được.

Rồi người cho thuê ngựa chỉ tay về phía một con đường lên dốc, bảo Quang:

– Ông cứ đi theo con đường đó. Đến một cái chùa đã đổ nát, thì ông rẽ sang bên tay phải, rồi đi thẳng, khi nào đến một cái cầu gỗ là đến Bản Lang.

Lên hết chỗ dốc, Quang cho ngựa chạy phóng để kịp đến trước khi tối trời.

12/13/21

Nước mắt chảy xuôi


Người Việt có câu “Mười con không nuôi được cha mẹ”, nhưng bao giờ “Nước mắt (cũng) chảy xuôi”.

Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây?

12/12/21

Mạn đàm về "Cao hổ cốt"

Một đoạn văn trong bài "cao hổ cốt" khiến tôi có nhiều cảm xúc:

“…Giải quyết vấn đề là đặt nặng về việc cải tiến các môi trường sống hoang dã của cọp, tăng cường các lực lượng cảnh sát và kiểm lâm, đồng thời cung cấp cho người tiêu thụ những tin tức hữu ích hơn về sản phẩm cao hổ cốt...Và các cuộc vận động tin tức nhắm vào người tiêu thụ để dẫn họ đến các giải pháp điều trị thay thế vững chắc hơn xương cọp…”

Để góp phần về việc bảo vệ môi trường nói chung, quan niệm về "hộ sinh" nói riêng, tôi xin chia sẻ một vài nhận xét thô thiển.

Nhiều người hiện nay đang có niềm tin mù quáng khi tiêu dùng các sản phẩm cao hổ cốt với mục đích chữa bệnh. Nhưng cho đến nay chưa có bất cứ tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng chữa bệnh của cao hổ cốt. Tuy nhiên nhiều người bệnh vẫn mơ hồ về công dụng thực sự của những thứ được coi là “thần dược” này.

Theo kiến thức căn bản về y dược, thông thường sản phẩm từ động vật như: cao hổ, mật gấu, tê giác… đều pha trộn một ít lượng thuốc phiện. Thuốc phiện có tác dụng giảm đau và hưng phấn thần kinh, nên khi dùng cao hổ có trộn thuốc phiện, người dùng có cảm giác hiệu quả, chứ thực ra, chẳng phải do tác dụng của cao hổ, cao hổ cốt chẳng qua chỉ là keo xương, và các chất từ xương của một loài động vật mà thôi. Nhận thức như vậy, cao hổ cốt không phải là thần dược chữa bệnh. Đông y có rất nhiều vị thuốc chuyên dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả như đỗ trọng, tục đoạn, cốt toái bổ, thiên niên kiện, cẩu tích… Các vị thuốc này giá cả bình dân và có nhiều hiệu quả hơn cao hổ cốt.

Những tin đồn mù quáng vô căn cứ về cao hổ cốt cũng là sát thủ đang đẩy loài hổ đến nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên.

Tin tức trên mạng cho biết, quần thể hổ đã suy giảm đáng kể tại Trung Quốc, Việt Nam và trên toàn thế giới. Riêng ở Trung Quốc, thực trạng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng là nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã và đang bị săn bắt, buôn bán, xuất khẩu trái phép, thậm chí giết mổ làm món ăn đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn, phục vụ thói quen tiêu xài lãng phí của một số người tự xưng là: "tay sành ăn chơi".

Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người.Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Sự biến mất của bất cứ một loài nào sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường. Ví dụ: trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, cáo, chó sói, chim ưng... săn bắt. Bình thường số lượng chim, thú, chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm bắt rắn, cáo và chim thì chuột mất kẻ địch, thế là chúng được dịp sinh sôi nảy nở, gây tai hại cho mùa màng và cuộc sống. Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái và được tạo ra bởi chính bản thân của hệ. Bất cứ một sự tác động và hủy hoại của con người sẽ gây ra tai biến trầm trọng. Bằng chứng là cơn dịch COVID-19 đang hoành hành hiện nay đã tước đoạt hàng triệu sinh mạng trên thế giới.

Mỗi loài đều có những giá trị ẩn sâu bên trong. Việc làm biến mất một loài sinh vật được ví như xé những trang giấy ra khỏi cuốn vở “sinh tử” nhưng chưa kịp đọc.

Chúng ta cùng nhau chung sống dưới một mái nhà chung là trái đất, con người cần ý thức sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng như sự đa dạng sinh học… Chúng ta hãy cùng nhau góp phần bảo vệ động vật hoang dã nói chung và loài thú quý hiếm nói riêng bằng cách đình chỉ sử dụng cao hổ cốt và truy tố những kẻ giao dịch sản phẩm này chỉ vì tư lợi hoặc thỏa mãn khẩu dục.

Bảo vệ cân bằng sinh thái cũng là bảo vệ cuộc sống của Chúng ta. Đúng không các bạn?

Một vài nhận xét cá nhân, nếu có điều gì sơ sót sai lầm, mong các bạn và thiện tri thức bổ túc đính chính.

Trường
12-13-2021

Cao hổ cốt

Eden Trống Vắng!

Xin mời Quý Vị Thân Hữu thưởng thức bài thơ “Eden Trống Vắng” của Nhà Thơ Trần Quốc Bảo (Richmond, Va.).
Đây là bài thơ buồn, cảm tác từ cảnh vắng vẻ ở Trung Tâm Thương mãi VN Eden, vùng Thủ đô Hoa Kỳ (Fairfax, Va.) - nơi đây khi trước thường rất đông người !
PvTuan. 11 Dec. 2020
.


Eden vắng vẻ lạ thường!
Cathy, Kim Cúc, Diệu Hường... đâu ta?
Chợ trong, thiếu nụ cười hoa,
Phố ngoài, chẳng thấy thuớt tha bóng hồng!


Parking nhiều chỗ trống không,
Hàng quà ế ẩm, chờ mong khách hàng...
Xưa nay, tấp nập rộn ràng,
Sao giờ mang vẻ tan hoang chợ chiều?

Có chàng hò hẹn người yêu,
Hôm nay gặp mặt với nhiều niềm vui!
Chờ em, suốt mấy tiếng rồi!
Ngậm ngùi, chàng lặng lẽ... rời Eden!

Trần Quốc Bảo

12/11/21

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhờ những tế bào gốc kỳ diệu.

Liệu pháp tế bào gốc VX-880 là kết quả của hành trình hơn 30 năm tìm kiếm một phương pháp điều trị tiểu đường của Doug Melton, một nhà sinh vật học tại Đại học Harvard.
Brian Shelton là một bưu tá làm việc tại tiểu bang Ohio của Mỹ. 64 tuổi, gần hai phần ba cuộc đời của ông bị căn bệnh tiểu đường type I làm cho khốn khổ. Khác với tiểu đường type II là căn bệnh phổ biến và nhẹ hơn, tiểu đường type I là một mối đe dọa thường trực tới tính mạng của người bệnh.

Nó xảy ra khi các tế bào trong tụy bị chính hệ miễn dịch phá hủy. Bệnh nhân vì vậy không thể sản sinh ra insulin, hooc-môn có nhiệm vụ giống như Shelton - một bưu tá đi giao những phân tử đường tới từng tế bào trong cơ thể.

TÀN DƯ TƯ BẢN

(Trích tự truyện “Nơi làng quê heo hút” )- Lê Đình Khẩn


Ảnh Tác giả
Sau sự kiện Tháng Tư, 1975, tôi rời đất Bắc vào kiếm sống ở miền Nam (Sài Gòn, Vĩnh Long).

Ở vùng đất mới này, có thời gian, tôi giống như một người nội trợ.
Đôi khi, tôi cảm thấy thú vị từ công việc chợ búa, mua bán này. Vì ở môi trường ấy, tôi biết thêm được nhiều thứ, về một xã hội tư bản cách đó chưa lâu , mà tôi chỉ biết qua sách báo xã hội chủ nghĩa miền Bắc từng mô tả..
Cái “văn hóa mua bán” của người miền Nam, khác người miền Bắc rất xa .
Sau năm 1975, ở miền Nam, tuy xã hội chủ nghĩa đã thay thế , nhưng “tàn dư chủ nghĩa tư bản”* vẫn còn “rơi rớt lại” rất nhiều.
Câu nói: “Thuận mua vừa bán”, luôn thể hiện rất rõ . Người bán không nói thách quá, hay hét giá, để rồi người mua phải cò kè bớt một thêm hai .
Hồi đầu, lúc mua cái gì đó ở chợ, ở tiệm, tôi cũng thường bắt chước người miền Bắc, mặc cả (trả giá). Nhưng đều được người bán nhẹ nhàng trả lời : “Giá nhứt định”.Có người còn giải thích thêm là, giá mua vào bao nhiêu, chỉ lời được bao nhiêu, và mong khách hàng hiểu cho. Nghe rất sòng phẳng, thỏa đáng, dễ chấp nhận.

12/10/21

Mùa Đông Đà Lạt

 

Rừng thông hun hút gió heo may,
Trời đã vào Đông, em có hay?
Khí lạnh giống như Đà Lạt nhỉ!
Có làm em, má đỏ hây hây?

Kỷ niệm xa xưa, như mới đây,
Hiện lên tiềm thức, bỗng tràn đầy,
Yêu em giữa mùa Đông Đà Lạt,
Với mối Tình đầu đẹp ngất ngây.

Ngồi bên anh, những buổi bình minh,
Thơm ngát cà phê, chuyện chúng mình,
Ta uống hồn nhiên ly hạnh phúc!
Tưởng Bồng-Lai... giữa chợ Hòa-Bình!


Anh tặng người yêu chiếc áo len,
Đưa em du ngoạn những nơi quen,
Xuống hồ Than-Thở, nhìn sương trắng,
Lên ngắm làn mây bạc thác Prenn.

Cùng nhau soi bóng hồ Xuân-Hương,
Tay ấp bàn tay, ấm lạ thường,
Chợt thoảng mùi thơm lan cẩm tú,
Gió rừng quyện tóc em vương vương.

Đà Lạt khai nguyên phút tự tình,
Nụ hôn nồng ấm, nụ cười xinh,
Trái tim nóng hổi trong Đông giá,
Cõi Thái Âm, muôn vật bẩm sinh!

Thành phố cao nguyên, ta gặp nhau,
Ái ân xóa hết mọi ưu sầu,
Tình yêu đến giữa mùa binh lửa,
Đà Lạt ... Ôi! mùa Đông nhiệm mầu!

Xa đã xa rồi Đà Lạt ơi!
Mây bay tản mạn bốn phương trời
Hôm nay chợt nhớ về Đà Lạt
Khi tuyết đầu mùa lặng lẽ rơi!
Trần Quốc Bảo

12/9/21

Huyền Không tự: Ngôi ‘chùa treo’ kỳ hiểm nhất thế giới, mãi là bí ẩn thiên cổ - Mạn đàm về Huyền Không Tự

Hương Thảo - DKN 06/11/2021

Huyền Không tự* ở núi Hằng Sơn, Sơn Tây, Trung Quốc, là một ngôi chùa lơ lửng trên vách đá, không có địa căn mà chỉ có một số cột gỗ chống đỡ. Vậy mà trải qua hơn 1400 năm phong vũ thăng trầm, thiên tai địa chấn, Huyền Không tự vẫn đứng sừng sững nguy nga như một ấn chứng về lịch sử và tôn giáo không thể phai mờ…


Vào tháng 12 năm 2010, tạp chí “The Time” của Mỹ đã đưa ra danh sách mười công trình kiến ​​trúc kỳ hiểm nhất trên thế giới, và ngôi chùa treo Huyền Không ở Sơn Tây, Trung Quốc đã được bình chọn. Khi thi tiên Lý Bạch vân du đến đây, kỳ cảnh này đã làm ông chấn động. Và ngôi chùa này cũng từng xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp “Tiếu ngạo giang hồ”.

12/7/21

Mạn đàm về „Bộ Sử Ký“ của Tư Mã Thiên

Mạn đàm về „Bộ Sử Ký“ của Tư Mã Thiên

Xã hội Trung Quốc thời xưa có quan niệm:
“Nghề viết văn, viết sử, xem sao, xem lịch thì cũng gần với bọn thầy bói, thầy cúng, xướng kỹ, con hát, thế tục vẫn coi thường”. Tuy vậy, Tư Mã Thiên vẫn xem cái nghề ghi chép sử liệu của mình rất cao quý, vì ông biết nó có tác dụng to lớn đối với sự thịnh suy, hưng vong của một quốc gia.
Khổng Tử làm kinh "Xuân Thu" cũng là chép lại những sự thực lịch sử cốt để “ức chế thiên tử, chư hầu và các đại thần, nâng cao và nêu rõ vương đạo”.

ký sự về nhà tranh vách đất tại Phi châu của National Geographic Magazine

12/6/21

BIÊN BẢN HỌP BAN Đan Diện TN & DUACT VN

Liên Minh "Đèn giao thông" thành lập chính phủ - Karl Lauterbach, chuyên viên về sức khỏe, được chỉ định là Bộ trưởng Bộ Y tế

 Tin ZDF ngày 06.12.

Liên minh "Đèn giao thông" SPD (Đảng Xã hội Dân chủ) chỉ định các thành viên trong nội các mới. 

Karl Lauterbach sẽ trở thành Bộ trưởng Y tế Liên bang mới (bên phải ). Thủ tướng được chỉ định Olaf Scholz đã trình diện các bộ trưởng SPD của mình.
Nguồn: dpa

Thành viên Hạ viện Karl Lauterbach (SPD) được chỉ định làm Bộ Trưởng Bộ Y Tế Liên Bang
.

Chuyên gia sức khỏe 58 tuổi Lauterbach sẽ tiếp quản quyền lực của người đương nhiệm Jens Spahn (CDU) ở giữa giai đoạn cao trào của làn sóng dịch thứ tư ở Đức.

12/5/21

“Con tàu” ĐBSCL sẽ chìm, nếu Chính phủ “thờ ơ”…!

RFA-ngày 30.11.2021

Ảnh minh họa chụp tại tỉnh An Giang trước đây.AFP PHOTO

 Nghe phần âm thanh:

Sử dụng nước ngầm quá mức.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang sụt lún một cm mỗi năm, trong khi mực nước biển dâng là 3-5mm/năm. Trong đó, có một số địa phương tốc độ sụt lún trung bình lên tới 5,7cm/năm.

“Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra mà không có biện pháp khắc phục thì trong tương lai, vùng đồng bằng sẽ nằm dưới mực nước biển”, đó là một trong những kết luận của các chuyên gia môi trường nêu ra tại Hội thảo chia sẻ thông tin về dự án ‘Quản trị sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long’ diễn ra ngày 26/11/2021.

12/4/21

DÃ QUỲ

Trời vào Thu! Hoa trải vàng phố núi
khoe sắc màu, tươi thắm cả đồi nương
Đẹp làm sao " Mặt Trời nhỏ " ven đường
khi Thu đến giữa muôn trùng thanh vắng!

Nhớ vô cùng màu hoa trong ánh nắng
Dáng đơn sơ mà rực rỡ đại ngàn
Thung lũng nào hăm hở khúc ca vang
của tuổi trẻ lòng lành như suối mát!?

Chim Thu - Birds in Autumn

12/2/21

Con Bu

Lúc qua ở bên Tây, thỉnh thoảng tôi về thăm mẹ ở tỉnh xa. Mẹ nuôi chó. Thấy mẹ cưng quý chó, tôi cũng phải nể nang nó ra mặt. Tôi mạnh dạn đưa tay vuốt ve đầu nó nói vài ba câu xã giao cho ra vẻ có tình (để làm vui lòng mẹ). Nhưng tôi nói tiếng Việt nó chẳng hiểu gì cứ sủa gâu gâu. Mẹ bảo phải nói tiếng Tây. Tôi chột dạ, lỡ nói không đúng văn phạm, chắc nó chẳng hiểu.

Trong phòng khách, con chó được ngồi một vị trí ưu tiên nhất, đó là chiếc ghế bọc nệm gần mẹ tôi. Trong phòng ăn, nó cũng chiếm một vị trí gần bà chủ nhà. Thức ăn của nó được nấu riêng, không phải là thứ dư thừa. Mẹ tôi gọi nó là Bu (viết theo chữ Pháp là Bou). Cái tên dễ gọi không lôi thôi như Jean Louis David, hay Jonathan.

Tiễn Người Em Hướng Đạo

Dạo:
Lá xanh rơi rụng bên đàng,
Lá vàng ở lại ngỡ ngàng nhớ thương.
Cóc cuối tuần:

Tiễn Người Em Hướng Đạo

(Đau buồn tiễn biệt Lê Thanh Bảo-Trân,
người em yêu quý của gia đình Hướng Đạo
Văn Lang, Nam California)

Bảo-Trân hỡi, đời mới vừa quá nửa,
Việc còn nhiều, sao nỡ sớm ra đi,
Để chồng con đau đớn khóc chia ly,
Và bè bạn phải sầu bi nhỏ lệ.

GIA PHẢ - Người Nam kỳ không lập Gia Phả

Đó là một câu khẳng định chắc như cây đinh đóng cái cột nhà. Gia phả là gì? 家譜 gia phả hoặc gia phổ là phả hệ của một dòng họ, gia đình, là cuốn sách chép tên ông bà tổ tiên, con cháu của một dòng tộc nào đó. Người Bắc Kỳ xưa rày ta nghe tới là thói “lũy tre làng”, có gia phả, có dòng tộc nghiêm ngặc, có trưởng tộc, có nhà thờ tổ, mả tổ, thủy tổ và những quy định ná thở với con cháu.

Nhưng với dân Nam thì không có, hoặc có hời hợt, hình thức Dân Nam Kỳ có câu cười Bắc Kỳ là “Tổ tiên đại bác thụt chưa tới.” Chúng ta biết tổ tiên khai phá dựng lên Nam Kỳ Lục Tỉnh là dân khai hoang, kêu là lưu dân. 流民 lưu dân là dân phiêu lưu, dân đi xa, dân bỏ làng quê gốc mà ra đi.

CON ĐƯỜNG NÀO TA ĐI ?

HÀN SĨ PHAN

Thuở Vũ Hán nổi con Cô-Vít,
Khiến toàn cầu mắc dịch khắp nơi.
Nhiều người đã bỏ cuộc chơi,
Giã từ trần thế, xa rời người thân !
SARS-CO-V, nhiều lần biến thể,
Càng hóa thân càng dễ sợ hơn.
Cho nên đừng có khinh thường,
Vắc- xin tiêm đủ…lo đường phòng xa.

12/1/21

TRỞ VỀ BIỂN MỘNG

 

Đã tưởng ra đi thẳng một lèo!
Ai ngờ, số mệnh rượt nà theo.
Mối hờn vong quốc còn chưa trả,
Cái nợ văn chương vẫn phải đeo.
Ừ nhỉ! dòng đời chưa tận tuyệt,
Hóa nên, thân thế chẳng bay vèo!
Thôi đành trở lại, đi cho nốt
Biển mộng, thuyền mơ một mái chèo!
     Trần Quốc Bảo