Showing posts with label Corovid 19. Show all posts
Showing posts with label Corovid 19. Show all posts

4/28/21

Covid: Sợ khủng hoảng như Ấn Độ, VN ráo riết chống dịch

BBC tiếng Việt - 28 tháng 4 2021, 11:48 +07


Các chuyên gia y tế cảnh báo một kịch bản tương tự như Ấn Độ có thể xảy ra tại Việt Nam, khi người dân bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày.

Nhiều người dự kiến sẽ đổ về các khu vui chơi, tham quan với tâm lý chủ quan do một tháng qua Việt Nam không có ca nhiễm Covid mới nào trong cộng đồng.Lo ngại tăng cao khi các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia đang bùng phát dịch bệnh và nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép bị phát hiện.

Trong khi đó, Sở Y tế Yên Bái xác nhận có một nhân viên khách sạn nhiễm Covid-19 sau khi tiếp xúc gần với đoàn chuyên gia Ấn Độ mới nhập cảnh trong khu cách ly tại Yên Bái. Trong đoàn chuyên gia này hiện đã có 4 người Ấn Độ xét nghiệm dương tính với Covid.



Bộ Y tế Việt Nam mới đây đã phát đi lời kêu gọi toàn dân chung tay chống dịch.

Nguy cơ từ các đường biên giới

Trong chuyến thăm tỉnh An Giang ở biên giới với Campuchia hôm thứ Hai, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết các nỗ lực phòng chống đại dịch phải được nâng lên mức cao nhất ngay từ bây giờ, theo VN Express.

Việt Nam có chung đường biên giới dài 1.137 km với Campuchia ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần TP HCM và ở Tây Nguyên. Việc bảo vệ các khu vực biên giới giờ đây có nghĩa là bảo vệ Việt Nam khỏi đại dịch, ông Sơn nói.

Mọi người nhập cảnh vào Việt đều phải cách ly trong 14 ngày và xét nghiệm ít nhất hai lần, nhưng gần đây đã có một số trường hợp người dân nhập cảnh chui qua đường mòn hoặc qua biển từ Campuchia và sau đó xét nghiệm dương tính với virus.

Tại Phú Quốc, chính quyền đang quyết liệt chặn người nhập cảnh trái phép, ngăn dịch Covid-19 xâm nhập bằng cách siết chặt biên giới trên biển.

Do sát đường biên giới với Campuchia, những ngày qua Phú Quốc liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép.

Những người này phần lớn là người Việt Nam sang Campuchia làm ăn, sau khi dịch bệnh bùng phát ở Campuchia, họ chạy về Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau.

Tại Nghệ An, với hơn 468km đường biên giới, 33 chốt kiên cố cùng hơn 200 cán bộ, chiến sỹ, bộ đội Biên phòng tỉnh đã cũng đã lập "hàng rào sống", canh gác ngày đêm để chống dịch Covid-19.

Nhiều tỉnh thành dừng lễ hội

Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam tuyên bố dừng tổ chức lễ hội, bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị.., truyền thông VN đưa tin.

Ngày 27/4, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho hay thống nhất dừng tổ chức lễ công bố thành lập thị xã Nghi Sơn kết hợp khai mạc du lịch biển Hải Hòa (dự kiến tổ chức lúc 20h ngày 30/4) và lễ hội du lịch biển Hải Tiến (dự kiến tổ chức tối 1/5).

Tại Bình, Ban tổ chức thông báo hoãn lễ hội Tràng An 2021. Lễ hội năm nay có chủ đề Tràng An - Kết nối các di sản, dự kiến tổ chức vào 29/4 trong quần thể danh thắng Tràng An.

Tỉnh Hà Tĩnh thông báo dừng các lễ hội, lễ khai trương, sự kiện tập trung đông người từ 12h ngày 27/4; những đơn vị không chấp hành sẽ bị xử lý nghiêm.

Tại Quảng Trị, ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết lễ hội Thống nhất non sông được điều chỉnh theo hướng hoãn nhiều chương trình, sự kiện trong khuôn khổ lễ hội và giảm số người tham dự.

Lãnh đạo một số địa phương quyết định dành tiền xã hội hóa dự kiến chi bắn pháo hoa để mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng dịch.

Tình hình Covid-19 tại Việt Nam

Đến 18h ngày 27/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.857 ca Covid-19, trong đó có 1.571 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Các cơ sở y tế đã chữa khỏi cho 2.516 bệnh nhân Covid-19, còn 341 người đang điều trị, theo Vietnamnet.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 38.266 người. Trong đó, 523 người cách ly tại bệnh viện, 22.821 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 14.992 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Ngày 27/4, Sở Y tế Yên Bái xác nhận có 1 ca COVID-19 dương tính. Người này có tiếp xúc gần với đoàn chuyên gia Ấn Độ mới nhập cảnh trong khu cách ly tại Yên Bái. Trong đoàn chuyên gia này hiện đã có 4 người Ấn Độ xét nghiệm dương tính với Covid.

Biến chủng B.1.617 tại Ấn Độ đã được phát hiện trong hơn 1.200 trình tự gene thu thập từ ít nhất 17 nước, theo WHO.

WHO thêm biến thể tại Ấn Độ vào danh sách

nhk - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm biến thể của vi-rút corona phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào danh sách các biến thể cần phải được theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu như khả năng lây lan mạnh hơn và có nhiều khả năng tấn công hệ miễn dịch của con người hơn.

WHO đã thúc giục các cơ quan y tế trên thế giới thông báo những ca lây nhiễm biến thể này.

Biến thể này được cho là một trong những lý do khiến số ca nhiễm gia tăng mạnh gần đây tại Ấn Độ. Số ca nhiễm mỗi ngày ở đây đã vượt quá con số 300.000 ca. Số người tử vong mỗi ngày vượt quá 2.000 người.

WHO cho biết cho tới nay đã xác nhận được biến thể này tại ít nhất 16 nước, trong đó có Anh, Mỹ và Singapore.

Trong báo cáo ban hành hôm thứ Ba, WHO coi đây là “biến thể cần quan tâm”. Đây là biến thể thuộc dòng B.1.617.

Tổ chức này cho biết biến thể này có 3 đột biến đặc biệt có thể tăng khả năng lây lan của vi-rút và làm giảm khả năng của kháng thể chống lại vi-rút.

Báo cáo cho biết việc phân tích các ca bệnh ở Ấn Độ cho thấy rằng biến thể này dường như làm tăng khả năng lây nhiễm.

3/22/21

Những người sáng lập Biontech hy vọng việc phong tỏa sẽ sớm chấm dứt

 TS Özlem Türeci (bên trái) và vợ TS U'your'ahin
 

"Không có vấn đề gì để tiêm vắc-xin 80 triệu người mỗi năm một lần" - những người sáng lập Biontech hy vọng chính sách phong tỏa sẽ sớm kết thúc.

Những người sáng lập của nhà sản xuất vắc-xin có trụ sở tại Mainz Biontech, Özlem Türeci và U'your'ahin, hy vọng chính sách phong tỏa ở Đức sẽ kết thúc vào cuối mùa thu năm nay. Đây là những gì họ đã nói trong một cuộc phỏng vấn Mathias Döpfner, Giám đốc điều hành của Axel Springer SE, do tạp chí "Welt AM SONNTAG" thực hiện. "Ở nhiều quốc gia ở châu Âu và Hoa Kỳ, việc lockdown có thể sẽ chấm dứt vào cuối mùa hè," U'your'ahin nói.

"Virus sẽ không biến mất và sẽ mất ít nhất một năm để nhân loại kiểm soát tình hình", ông nói . Özlem Türeci nói thêm: "Rõ ràng là trong một cuộc khủng hoảng như vậy, mọi thứ đều diễn ra không suôn sẻ. "

"Tình hình trở nên dễ quản lý hơn khi 70 phần trăm người dân ở Đức được tiêm vắc-xin"

Các bác sĩ nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên y tế trong tình huống này. Aahin nói: "Nếu bạn liên hệ với các bác sĩ gia đình và nhân viên y tế, sẽ không thành vấn đề khi tiêm vắc-xin cho 80 triệu người mỗi năm một lần. " Ngay khi khoảng 70 phần trăm người dân ở Đức được tiêm vắc-xin, tình hình trở nên dễ quản lý hơn. Sau đó, các đợt bùng phát và đột biến tại địa phương "gần như chắc chắn không lây lan đáng lo ngại".

Tuần trước, cặp vợ chồng y tế U'your 'ahin và Özlem Türeci đã được trao tặng huy chương Chữ thập công trạng liên bang cho các công lao của họ trong cuộc chiến chống lại virus Corona. Ngay trước đó, họ cũng đã được trao giải thưởng Axel Springer.

3/14/21

Covid: Mỹ và các đồng minh hứa một tỷ liều vaccine cho Đông Nam Á

13 tháng 3 2021
Hội nghị thưng đỉnh nhóm họp qua mạng hôm thứ Sáu, 12/3/2021, do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trì

Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã đồng ý cung cấp một tỷ liều vaccine chống virus Corona cho phần lớn châu Á vào cuối năm 2022.

Cam kết chung được đưa ra sau cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo của nhóm được gọi là Quad - một nhóm bốn quốc gia thành viên được thành lập vào năm 2007.

Các loại vaccine, mà dự kiến là sản phẩm Johnson & Johnson liều đơn, được chuẩn bị để sản xuất tại Ấn Độ.

'Ban đầu tập trung cho Đông Nam Á'

Mỹ nói "cam kết chung lớn" ban đầu sẽ tập trung vào việc cung cấp các liều thuốc cho Đông Nam Á.

1/2/21

Những ai đã góp phần sáng chế thuốc ngừa Covid-19?


Một tuần lễ sau khi thuốc ngừa Covid-19 của hãng Pfizer và BioNTech được cơ quan FDA cho phép sử dụng khẩn cấp và đã được phân phối đến các tiểu bang, hôm nay FDA lại tiếp tục chấp thuận thuốc ngừa Covid thứ hai được hãng Moderna phối hợp cùng Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) bào chế. Khoảng bảy triệu liều thuốc ngừa của Moderna sẽ được phân phối ngay trong cuối tuần này.
Nếu thuốc ngừa của Pfizer được xem là nghiên cứu và sáng chế chính yếu của đôi vợ chồng khoa học gia người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ Ugur Sahin và Ozlem Tureci, là những nhà sáng lập hãng BioNTech của Đức thì thuốc ngừa của Moderna lại đến từ sự đóng góp rất lớn của nhóm khoa học gia tại Viện Nghiên Cứu Vaccine (Vaccine Research Center - VRC) thuộc NIH. Trong đó hai khoa học gia đồng trưởng nhóm chánh yếu để phối hợp với Moderna là Bác sĩ Barney Graham- Phó Giám Đốc VRC và Tiến sĩ Kizzmekia Corbett- Khoa Học Gia trưởng nhóm nghiên cứu coronavirus của VRC, người mà bác sĩ Anthony Fauci đã trân trọng nhận xét rằng, "là một khoa học gia người Mỹ gốc Phi, người ở ngay hàng đầu trong việc phát triển vaccine Covid-19. Cô là người sẽ đi vào lịch sử trong tư cách là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học có thể chấm dứt đại dịch".
Bác sĩ Barney Graham và TS Kizzmekia Corbett. Nguồn: Golden Goose Award

Thêm vào cụm "khoa học gia người Mỹ gốc Phi", lời phát biểu của bác sĩ Fauci cho thấy tính chất đa dạng của xã hội Hoa Kỳ, trong đó có thể ghi nhận sự góp phần to lớn ở nhiều lãnh vực của riêng cộng đồng người Mỹ gốc Phi. 
Sinh năm 1986 tại một vùng nông thôn North Carolina, Tiến Sĩ Corbett đã đam mê theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học từ khá sớm, ngay thời trung học. Tập sự và làm việc trong các phòng thí nghiệm của Viện Y Tế Quốc Gia khi còn đang theo học đại học, Corbett tốt nghiệp tiến sĩ về Vi Sinh và Miễn Dịch Học năm 2014 tại Đại Học North Carolina rồi tiếp tục chương trình hậu tiến sĩ trong khi tiếp tục nghiên cứu sáng chế các loại vaccine về các virus SARS và MERS đã theo đuổi từ khi đang còn là sinh viên ban tiến sĩ. Đó là lý do khi đại dịch Covid bùng phát, tiến sĩ Corbett đã được chọn để lãnh đạo nhóm khoa học gia nghiên cứu vaccine Covid-19 của NIH để hợp tác cùng hãng Moderna. 
Cũng vậy, về phía hãng Moderna thì hai khoa học gia đứng đầu trong việc sáng chế vaccine Covid-19 là Tiến Sĩ Tal Zaks - là một khoa học gia Do Thái và Chánh Khoa Học Gia là Giáo sư Tiến Sĩ Melissa J. Moore người Mỹ, cũng như CEO Tổng Quản Trị Stéphane Bancel là một người Pháp. Và nếu nhân tiện nhắc lại điều nhiều người đã biết là, bác sĩ Fauci - khoa học gia đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chống trả Covid tại Mỹ hiện nay, là một người gốc Ý.
Điểm qua nhóm khoa học gia đàng sau việc phát minh ra vaccine Covid-19 không ngoài việc cho thấy tính chất đa sắc tộc, đa quốc gia của phát kiến quan trọng và được xem như cứu tinh của nhân loại trong việc chống trả đại dịch hiện nay. Không chỉ thuốc ngừa Covid-19, mà vô số thành tựu, phát kiến của nước Mỹ và cho nhân loại cũng đến từ sự hợp tác đa dạng như vậy.
Điều này chỉ một lần nữa cho thấy rằng chính sách "America First" là một khẩu hiệu dân túy, thiếu vắng tầm nhìn, có thể thỏa mãn cho những cá nhân và dăm nhóm ủng hộ mang cùng cái nhìn giới hạn và ích kỷ trong chiến lược hợp tác toàn cầu, trong một xã hội đa sắc tộc. Bởi thiếu vắng sự hợp tác và đóng góp này thì nước Mỹ đã khó lòng có thể tạo ra những sự phát triển thần kỳ và mang lại những thành tựu lớn lao cho nước Mỹ cùng nhân loại. 
Nhã Duy

12/27/20

Biến thể mới của virus nCoV đang hoành hành khắp nơi

Biến thể mới của virus nCoV do Anh phát hiện và công bố vào giữa tháng 12. Hình chụp qua video.

Biến thể mới của virus nCoV do Anh phát hiện và công bố vào giữa tháng 12 có hơn 20 đột biến so với phiên bản gốc, đang hoành hành nhiều quốc gia trên thế giới.

Singapore xác nhận ca nhiễm đầu tiên mang biến thể mới của nCoV ở Anh là một nữ hành khách tới từ châu Âu và được cách ly ngay khi nhập cảnh. Bộ Y tế Singapore cho biết nữ bệnh nhân mang biến chủng virus B117 nhập cảnh vào quốc đảo này từ Anh hôm 6-12, đã được cách ly tại cơ sở chuyên dụng và xét nghiệm dương tính ngày 8-12. Tất cả người tiếp xúc gần với người phụ nữ này đều đã được đưa vào diện cách ly và cho kết quả âm tính khi kết thúc thời gian cách ly.
Quốc đảo này cũng đã cấm nhập cảnh những du khách gần đây tới Anh để ngăn chặn chủng virus mới lây lan trong nước. Chủng virus B117 được cho là có khả năng lây lan cao hơn 70%, nhưng mức độ nguy hiểm của nó có thể không nghiêm trọng hơn so với chủng bình thường.

12/19/20

Katalin Kariko, nhà khoa học Hungary đứng sau vac-xin Pfizer/ BioNTech

Anh Vũ - RFI  



Nhà khoa học người Mỹ gốc Hungary, tác giả công nghệ vật liệu di truyền ARN thông tin, cơ sở để chế vac-xin ngừa Covid-19. © AFP - (Gia đình cung cấp)


Trong vài tuần lễ, Katalin Kariko đã trở thành cái tên gắn liền với vật liệu di truyền ARN thông tin, công nghệ giúp Pfizer và BioNTech phát triển thành công vac-xin phòng Covid-19 đang được đưa vào tiêm chủng rộng rãi. Chạy khỏi Hungary trong những năm 1980, nhà nghiên cứu sinh hóa đến định cư tại Pennsylvania, Hoa Kỳ. Bà đã phải đấu tranh để các nghiên cứu của bà được thừa nhận. Vài nét chân dung về nhà khoa học ở phía sau vac-xin của Pfizer/ BioNTech

« Cứu thế ! Tôi hít một hơi thở thật mạnh, tôi phấn khích đến mức sợ mình chết mất .» Katalin Kariko đã kể lại với nhật báo The Telegraph về những phản ứng của mình khi thông báo kết quả công hiệu của loại vac-xin do Pfizer và BioNTech triển khai bào chế.

Sau gần bốn mươi năm nỗ lực, các nghiên cứu của bà về vật liệu di truyền ARN thông tin, được dùng để bào chế vac-xin phòng Covid-19, cuối cùng đã được công nhận và sẽ giúp thế giới chống đại dịch virus corona. « Tôi không tưởng tượng được công nghệ này lại được quan tâm như vậy. Tôi không chuẩn bị để xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu », bà nói thêm.

Trong vòng vài tuần, nhà khoa học người Hungary, đang sống ở Pennsylvania, từ một người còn xa lạ với công chúng đã trở thành một ngôi sao mới trong thế giới khoa học.

11/29/20

Pope Francis’ homily/Bài Giảng Phúc Âm của Đức Thánh Cha Francis

Diễn Đàn Tỉnh Táo

Dẫn nhập: Anh Phạm Ngọc Quỳnh đăng một bài báo tường thuật bài giảng phúc âm của Đức Thánh Cha Francis ngày Nov. 22, 2020 khiến tôi hồi tưởng đến một mắt xích trong đời tôi - lúc còn là đứa bé hồn nhiên học tại Lasan Taberd, học Giáo Lý như cái máy, làm dấu thánh giá như máy, đọc kinh Kính Mừng Đức Mẹ Maria như máy, nghĩa là học thì học vậy nhưng tôi không phải là tín đồ Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, những ấn tượng tốt đẹp mà các frères dạy dỗ vẫn còn trong tâm trí cho đến nay, và trong rung động của mắt xích dĩ vãng, tôi dịch bài giảng quý báu này.

Bài báo có tựa đề “Pope Blasts Those Who Criticize COVID Restrictions in the Name of “Personal Freedom/Đức Thánh Cha khiển trách những người nhân danh tự do cá nhân để chỉ trích các hạn chế Covid-19” không thỏa đáng đối với tôi, do đó, tôi đặt tựa đề là Pope Francis’ homily/Bài Giảng Phúc Âm của Đức Thánh Cha Francis.

Pope Francis delivers his homily during a Holy Mass as part of World Youth Day on November 22, 2020 at St. Peter’s Basilica in the Vatican. VINCENZO PINTO/Getty Images
(Đức Thánh Cha Francis ban phát bài giảng phúc âm trong Thánh Lễ tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới November 22, 2020 tại St. Peter’s Basilica, Vatican.)

Đức Thánh Cha Francis/Phan-xi-cô ca ngợi các nhân viên chăm sóc y tế và chỉ trích những người đang phản đối các hạn chế do chính phủ áp dụng để ngăn chặn sự truyền nhiễm của COVID-19 trong bài xã luận của báo New York Times. Mẩu tin này là một thích nghi từ cuốn sách mới của Đức Thánh Cha nhưng thời điểm đã làm nổi lên nhiều cú sốc khi xem xét cuốn sách được xuất bản chưa đầy một ngày sau khi Tối Cao Pháp Viện hủy bỏ các hạn chế đối với các dịch vụ tôn giáo đã được áp dụng do đại dịch.

Trong mẩu tin này, Đức Thánh Cha Francis nhớ lại khi Ngài bị bệnh nặng vì viêm phổi khi còn là thanh niên đang theo học linh mục. Ngài nói: “Tôi có một số hiểu biết về cảm giác như thế nào của những người bị bệnh COVID-19 khi họ phải vất vả thở bằng máy thở. Như Ngài đã chi tiết trước đây, Đức Thánh Cha Francis viết về việc làm thế nào mà Ngài vượt qua căn bệnh nhờ các y tá, tức là những người hiểu biết căn bệnh của Ngài tốt hơn các bác sĩ và đã tăng liều lượng thuốc trụ sinh và thuốc giảm đau cho Ngài. Ngài viết, “Họ dạy tôi cách dùng đến khoa học nhưng cũng phải biết khi nào nên vượt ra ngoài khoa học để đáp ứng với những nhu cầu cụ thể. Và căn bệnh hiểm nghèo mà tôi trải qua đã dạy tôi phải tùy thuộc vào lòng tốt và trí khôn ngoan của người khác.”

Ngài tiếp tục ca ngợi các nhân viên y tế đang chăm sóc người bệnh trong trận đại dịch, thường phải trả giá rất đắt bởi vì họ hiểu rằng “thà sống một đời sống ngắn ngủi để phục vụ người khác còn hơn là sống một đời sống lâu dài hơn do chống lại lời kêu gọi đó.” Ngay cả khi những “vị thánh kế bên nhà/saints next door” này nhận được nhiều lời khen ngợi từ dân chúng nói chung, thì vẫn có những người khác thất bại khi không xem mối đe dọa của con siêu vi khuẩn một cách nghiêm trọng. Một số chính phủ đã “phủ nhận bằng chứng đau đớn của số tử vong chồng chất, với những hậu quả đau buồn và không thể tránh khỏi.” Và các chính phủ khác đã hành động một cách quyết liệt thì bị phản đối. “Một số nhóm phản đối, từ chối giữ khoảng cách giao tiếp, xuống đường chống lại các hạn chế đi lại - làm như thể các biện pháp mà chính phủ phải áp dụng vì ích lợi ích cho dân chúng sẽ tạo thành một kiểu tấn công chính trị đối với quyền tự chủ hoặc tự do cá nhân!”

Mặc dù coronavirus “có vẻ đặc biệt bởi vì nó ảnh hưởng đến hầu hết loài người” nhưng còn có “hàng nghìn khủng hoảng khác cũng tàn khốc như vậy” nhưng chúng ta có thể giả vờ như chúng không hiện hữu bởi vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Trong số những “con siêu vi khuẩn không thể nhìn thấy/ unseen viruses” này là thay đổi khí hậu, khủng hoảng tị nạn, nạn đói và chiến tranh. Đức Thánh Cha Francis viết, “Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này một cách tốt hơn, chúng ta phải khôi phục kiến thức cho rằng là con người với nhau, chúng ta cùng có chung một điểm đến. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta rằng không ai được cứu rỗi riêng biệt cả.”

https://slate.com/news-and-politics/2020/11/pope-francis-blasts-critics-covid-restrictions-personal-freedom.html

Pope Blasts Those Who Criticize COVID Restrictions in the Name of “Personal Freedom”
By DANIEL POLITI
NOV 27, 20202:37 PM

TẠ ƠN TRONG ĐẠI DỊCH

Hoàng Ngọc Nguyên

11/16/20

Cuộc sống ít ai ngờ của cặp vợ chồng tỷ phú làm nên vắc xin Covid-19


Dù sở hữu công ty tỷ đô, Tiến sĩ Ozlem Tureci và Tiến sĩ Ugur Sahin vẫn sống trong một căn hộ bình thường, hàng ngày đi xe đạp tới văn phòng. 


Tiến sĩ Ozlem Tureci và Tiến sĩ Ugur Sahin nhanh chóng trở thành cặp đôi nổi tiếng nhất trong khoa học kể từ khi Marie và Pierre Curie phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.

Cặp vợ chồng người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang gần cột mốc tuyên bố loại vắc xin ngừa Covid-19 hiệu quả đầu tiên. Nhưng giống như những người tiền nhiệm, họ đi khắp nơi bằng xe đạp, không quan tâm đến hàng tỷ USD mà họ có thể kiếm được từ khám phá của mình. Họ hạnh phúc nhất khi làm việc cùng nhau trong màu áo phòng thí nghiệm, ngay cả trong ngày cưới của họ.


Giống như Marie Curie, họ là người nhập cư, cha mẹ của họ đều từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức. Họ có thể cùng nhận giải Nobel sau khi công ty của họ, BioNTech - cùng với hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer - công bố vắc xin Covid-19 của họ hiệu quả hơn 90% vào ngày 9/11.

Tiến sĩ Sahin, sinh ra ở Iskenderun, gần biên giới Syria, là con trai của một công nhân nhà máy ô tô. Tiến sĩ Tureci là con gái của một bác sĩ phẫu thuật ở Istanbul. Họ gặp nhau tại Đại học Saarland ở Homburg và đã cộng tác kể từ đó. Họ quan tâm tới việc tìm thuốc điều trị ung thư và cách điều khiển hệ thống miễn dịch loại bỏ khối u.

9/25/20

Xe đạp, "bên thắng cuộc" trong cuộc khủng hoảng Covid 19 tại Pháp


Thùy Dương (RFI)


Giai đoạn hậu phong tỏa Covid-19, trong khi nhiều ngành sản xuất lâm khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có, thì tại Pháp ngành công nghiệp xe đạp lại « hưởng lợi lớn », cung không đủ cầu. Từ các nhà sản xuất xe đạp cho đến cửa hàng bán xe đạp, dịch vụ cho thuê hay sửa chữa xe đều như được thổi một làn sinh khí mới …

Xe đạp lên ngôi

Trước đây, xe đạp tại Pháp chủ yếu được coi như phương tiện đi dạo chơi, thư giãn cuối tuần. Mặc dù những năm gần đây, ở các đô thị lớn, nhất là thủ đô Paris, nơi thường xảy ra ách tắc giao thông, hệ thống giao thông công cộng ngày càng quá tải, với nhiều phong trào đình công kéo dài, thì xe đạp ngày càng được ưa chuộng như một phương tiện giao thông giá rẻ, thuận tiện, tốt cho sức khỏe và không gây hại cho môi trường, giảm ách tắc giao thông, nhưng nếu so với các nước Bắc Âu thì tỉ lệ người đi lại hàng ngày bằng xe đạp tại Pháp vẫn ở mức rất thấp : 3% (so với tỉ lệ 28% ở Copenhague, thủ đô Đan Mạch)...

Nghe phầm âm thanh:


(Theo France Info, Les Echos, Le Parisien, France Bleu)

9/16/20

Covid-19 có thể trở thành bệnh theo mùa như cúm

Anh Vũ (RFI)

Các nhà khoa học vừa mới công bố ghi nhận đáng lo ngại: Miễn dịch cộng đồng có tạo được nhờ vac-xin thì cũng sẽ không ngăn được dịch trở lại đều đặn theo mùa.

Trong vòng vài tháng qua, đại dịch Covid-19 đã gây ra gần 30 triệu ca nhiễm và 920 nghìn ca tử vong trên thế giới cùng những thiệt hại kinh tế, xã hội vô cùng lớn. Cuộc sống của cả nhân loại bị đảo lộn bởi các biện pháp phòng trừ dịch: phong tỏa, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang … Virus corona Sars-CoV-2 sẽ còn tiếp tục hoành hành như thế đến bao giờ, sau khi tìm ra được một loại vac-xin hay cách trị liệu kháng virus hiệu quả ? Có đáng lo lắng khi virus sẽ không bao giờ biến mất và cần phải làm quen với sự có mặt của nó ?

Trong khi đó, nhiều nước trước đây đã phải đối mặt với làn sóng đại dịch thứ nhất, giờ đang chuẩn bị hứng chịu làn sóng thứ 2 có thể xảy ra trong lúc các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa toàn bộ dân cư đã dần được dỡ bỏ để cho phép các hoạt động kinh tế trở lại bình thường.

Đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc.

Không chỉ vì « làn sóng dịch thứ nhất có thể sẽ còn kéo theo nhiều làn sóng khác trầm trọng hơn », mà còn vì virus « Sars-CoV-2 hoàn toàn có cơ hội để biến thành một loại virus theo mùa trở lại vào mùa đông hàng năm, giống như bệnh cúm », đó là nhận định của các nhà nghiên cứu y khoa của Đại học Mỹ tại Beyrouth và Trung tâm Nghiên cứu y- sinh Đại học Qatar, trong một nghiên cứu công bố hôm 15/09 trên tạp chí Frontiers. Nhiều nhà khoa học khác cũng đã có những dự báo tương tự trong các tháng gần đây.

8/18/20

Khủng Hoảng Kinh Tế vì COVID-19

Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Vì COVID-19 sẽ còn dài và đen tối

“Ông này, tôi đọc báo thấy Ngân hàng Thế giới nói “Nền kinh tế Việt Nam thể hiện khả năng chống chịu đáng kể trong khủng hoảng COVID-19, tốt hơn nhiều so với các nước khác”. Bên này căng quá, hay mình bán nhà chuyển tiền về cho con út nó đầu tư bất động sản bên đó nhỉ?”, Bà Tammy Trần, cư dân thành phố San Jose, CA., nói với chồng. Vừa dứt lời, bà bắt gặp ngay cặp mắt “mang hình viên đạn” của ông chồng. “Sao bà không đọc tiếp câu sau của họ “Tuy nhiên, con đường phục hồi có thể gặp trắc trở do vẫn còn nhiều bất định cả trong nước và trên toàn cầu. Bà rảnh quá!” Chồng bà Tammy đáp lại lời gợi ý của vợ...

Mặc dù đại dịch COVID-19 không phải là dịch bệnh đầu tiên lây lan toàn cầu, nhưng nó đang gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

7/24/20

Kinh nghiệm tự chửa khỏi covid-19


Email. Ban Pham
Các bạn mến,
Tôi nhận được email của một anh CTKD chia sẻ kinh nghiệm đã dính Covid-19; xin mời đọc nguyên văn như dưới đây.
(Tôi không thể nêu tên ở đây vì bộ luật HIPPA cấm không được nêu danh tính cũng như các việc riêng tư có thể có của anh).

Kinh nghiệm tự chửa khỏi covid-19
 Khi viết cho các bạn email này, tôi đang bình phục sau khi bị lây nhiễm covid-19 khoảng hơn 2 tuần.
Khoảng tuần cuối tháng Sáu, vợ tôi đi chơi với cô em bị dương tính mà không biết, một phần là vì không có triệu chứng thông thường. Dĩ nhiên, vợ tôi đem covid về nhà và lây cho tôi và cô con gái. Ở nhà tôi có 6 người.
Ba người bị, ba người không.

Sau đây là một vài kinh nghiệm để chia sẻ với các bạn:
--- Không phải triệu chứng covid đều giống nhau ở mọi người.
Vợ tôi chỉ bị nhức mình, không ho, không sốt. Tôi và con gái cũng không ho, nhưng bị sốt.
---  Khi bị nhiễm, tôi và con gái bị mất khướu giác dần dần. Trong tuần đầu, tôi không ngửi được mùi thuốc trừ muỗi (OFF) như trước. Tôi cứ tưởng là thuốc hết hiệu nghiệm. Từ từ tôi bị mất vị giác. Không muốn ăn và cơ thể yếu dần.

Chúng tôi làm gì để chữa? Dĩ nhiên là không có thuốc, nhưng qua kinh nghiệm của người bà con, cũng bị nhiễm và đã khỏi, sau đây là những gì chúng tôi làm:
-- Dĩ nhiên là đeo khẩu trang và sống cách ly. Đây là lúc buồn nhất trong nhà, nhất là khi ăn, mỗi người một góc. Giữ vệ sinh tối đa. Người bị bệnh dùng phòng vệ sinh riêng, ngủ riêng.
---  Mỗi ngày uống 1,000 mg Vitamin C, một viên 50mg Zinc. Và chỉ uống Tylenol khi bị sốt và để bớt nhức mỏi.
--  Uống nhiều nước. Tối thiểu 2 lít nước để lọc cơ thể.
---  Ăn cam, quít, trái kiwi để có vitamin C. Đừng uống nước cam bán sẵn ngoài chợ, vì có nhiều đường, sẽ làm cơ thể mất nước.
--  Chúng tôi còn nấu gừng, nghệ và chanh để uống cho ấm cơ thể.
---  Mỗi tối, trước khi đi ngủ, chúng tôi nấu gừng, xả để xông. Tuy chúng tôi không bị về hô hấp, nhưng con gái tôi , có lẽ bị nặng nhất sau hai tối xông, nó khỏe lại.

Bây giờ, nó đã hồi phục khoảng 90%. Nó đã ngửi được chút đỉnh. Tôi thì chưa.
Sau cùng, phải giữ vững tinh thần. Để chuẩn bị tinh thần, hãy nghĩ đến sự chết.
* Có cần xin lỗi ai không ? Có cần dặn dò gì cho gia đình không? Khi chuẩn bị, tinh thần sẽ vững hơn. Dĩ nhiên, là người có đức tin, tôi cũng cầu xin với Chúa, Mẹ, Thánh Giuse quan thầy.
Tóm lại, với tôi, lúc nguy hiểm nhất là tôi mất vị giác. Không muốn ăn và người rất mệt.
Đây là lúc quan trọng. Tôi cố gắng ăn và từ từ lấy lại sức.

Một vài chia sẻ để giúp các bạn thấy là, phải để ý đến sự khác thường của cơ thể. Không phải ai bị lây nhiễm covid cũng đều khó thở ngay lập tức.

* Biết để đừng lây nhiễm sang người khác.

4/29/20

Bàn Tiếp Dịch Corona

Lòng người nóng như lửa đốt trước sự tàn phá dữ dội của dịch corona, số người mắc bệnh tại Mỹ đã lên tới triệu người, mà còn tiếp tục gia tăng. Đó là hiện tượng của đại công nghiệp và là dấu hiệu của ngày tận thế đang cận kề.
Sống trong loạn thế chúng ta cần phải có trí tuệ sáng suốt và sám hối chân thành. Trí tuệ giúp ta nhìn thấu suốt, sám hối giúp ta dễ buông xả.
Chúng ta hãy cùng nhận thức trận dịch corona qua ba khía cạnh: y học, sanh tử và họa phước.

1.- Nhìn dịch dưới khía cạnh y học

Coronavirus là một siêu vi khuẩn mang độc tố. Tại sao vi khuẩn nho nhỏ như vậy lại gây ra nỗi khiếp sợ dữ dội cho hàng tỷ người, đó là một vấn đề đáng suy nghĩ.

Bác sĩ Từ Tuệ Nghi, chuyên gia về bệnh độc giải thích, coronavirus không phải là sinh vật, không sống được ở bên ngoài; vì vậy, virus cần có môi giới, sinh vật trung gian để sống bám như heo, gà, chuột... Trong quá trình sống bám để sinh tồn, một khi tiếp xúc loài người, virus sẽ nảy nở nhanh chóng trong tế bào của cơ thể con người. Trước sự xâm nhập của virus, chúng ta cần lực lượng bảo vệ của hệ miễn dịch, hệ miễn dịch tốt ví như đoàn quân dũng mãnh để chống địch. Thật ra, tin đồn còn đáng sợ hơn virus, tin tức trên mạng, chít chát qua phone tay, lời truyền khẩu qua miệng lưỡi gây nhiều hoang mang lo sợ. Tâm nhiễm độc tai hại hơn độc tố của virus, ưu tư buồn phiền sẽ ảnh hưởng trầm trọng hệ miễn dịch, virus sẽ thừa cơ xâm nhập và tàn phá sức khỏe của con người.

Sống lạc quan vui vẻ, không bị ám ảnh áp lực là phương cách thứ nhất để phòng dịch.

Như vừa kể, virus phải sống bám vào sinh vật khác. Trong thời gian này, virus luôn luôn tìm mọi cách để sinh tồn, muốn sinh tồn phải biến dạng, biến dạng để sống lâu, sống mạnh. Cùng một lý, loại người muốn được sống trong cơn dịch hoành hành hiện nay, cũng phải tùy cơ ứng biến. Trước hết, virus ẩn núp trong thú vật rồi chờ cơ hội tiến vào cơ thể con người; vì vậy, sự ứng biến tốt nhất của chúng ta là: ít tiếp xúc với thú vật, bớt ăn thịt thú, và thay đổi cách thức ăn uống của mình.
Chay tịnh và giữ giới chân thành là phương cách thứ hai để phòng dịch.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn cơn dịch dưới khía cạnh thứ hai.

4/21/20

Chuong Trinh 10 Kilo gạo/ 1 gia đình 4 người qua cơn Đại dịch Corona Virus COVID-19

Thân gời Các Bạn ThuNhan1-2,

Một nhóm ACE ThuNhan1-2 Bác Cali đã và đang thực hiện một chương trình hỗ trợ các Gia Đình nghèo VietNam trong nạn dịch Corona Covid-19 và được hỗ trợ của chương trình DUACT đó Anh Hoanh phụ trách.
Nhận thấy sự kiện này là một hành động tích cực và nhận ái do Vợ Chồng Anh Lê viết Võ khối xướng, tôi xin thân chuyển đến cùng Các Bạn ThuNhan1-2 trên toàn thế giới giúp tay v/c Ạnh Võ và DUACT để chương trình được hoàn hảo hớn.
Các Bạn có thể thấy các hình ảnh đó Anh Võ chuyển nhận được từ VietNam.

Thân chuyển

Pham Ba Vượng K2.


Chi phiếu xin gởi về DUACT theo như email của Anh Hoành dưới đáy. Xin Cảm ơn Các Bạn.

4/16/20

Một hướng đạo sinh nhỏ tuổi người Canada, Quinn Callander phát minh ra một dụng cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các y bác sĩ


Một hướng đạo sinh nhỏ tuổi người Canada, Quinn Callander phát minh ra một dụng cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các y bác sĩ

Một hướng đạo sinh nhỏ tuổi người Canada, Quinn Callander phát minh ra một dụng cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các y bác sĩ

Bé trai tạo ra 'tai giả' giúp y bác sĩ không bị đau tai do liên tục phải đeo khẩu trang quá lâu mùa dịch viêm phổi Vũ Hán
        
Mới đây nhất, hướng đạo sinh nhỏ tuổi người Canada, Quinn Callander phát minh ra một dụng cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các y bác sĩ, với chiếc 'tai giả' này có thiết kế cực kỳ nhỏ gọn và dễ sử dụng.

Trước đó, bệnh viện địa phương nơi cậu bé sinh sống đã kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng khi nhận thấy các nhân viên y tế phải chịu nỗi đau 'cứa da cứa thịt' vì đeo khẩu trang bảo hộ cả ngày.

Sau khi nhận được lời kêu gọi giúp đỡ từ bệnh viện, Quinn Callander đã tự mày mò nghiên cứu, tận dụng kỹ năng in 3D của mình để tạo ra những thiết bị 'bảo vệ tai' đầu tiên.

Đây là giải pháp khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tốt đến bất ngờ. 'Tai giả' có hình dạng giống như chiếc lược với các nấc treo nhô ra ở 2 bên. Nhân viên y tế có thể vòng dây qua các nấc (tùy kích cỡ đầu) thay vì vòng qua vành tai. Như vậy, họ sẽ không phải chịu áp lực ở vùng tai và có thể đeo khẩu trang làm việc trong thời gian dài mà không bị đau nhức.

Mẹ của Quinn cho biết, cậu bé đã tự in rất nhiều 'tai giả' để quyên góp cho đội ngũ y tế. Ngoài ra, Quinn còn cung cấp file thiết kế 3D miễn phí để mọi người đều có thể tự in 'tai giả' cho y bác sĩ ở nhiều khu vực khác nhau. Bạn có thể truy cập và tải file thiết kế.

Không chỉ giúp đỡ và ủng hộ Quinn trong quá trình in 'tai giả', mẹ của cậu bé còn mong muốn có thêm nhiều tình nguyện viên giúp in thiết bị và quyên góp cho các bệnh viện, các chuyên gia y tế. Chắc chắn, mẹ của Quinn hẳn sẽ cảm thấy rất tự hào về con trai của mình.

Và chẳng riêng mẹ cậu bé, đông đảo cư dân mạng (đặc biệt là những người đồng hương Canada) đều không ngớt lời bày tỏ sự khâm phúc đến 'anh hùng nhí'. Trong đó, một cư dân mạng còn quyết định 'order' cho cậu bé 1 chiếc áo choàng siêu nhân (tất nhiên là size S).


Fb Trân Nguyễn

Tại sao xà-phòng được ưa chuộng hơn thuốc tẩy trong trận chiến chống coronavirus.