12/31/17

Lá Thư Từ Ngục Tối

Kính chúc quý anh chị một mùa Giáng Sinh an vui và một năm 2018 an khang như ý.

Và xin kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:

Vì thương vận nước điêu linh,

Nên người phải đón Giáng Sinh trong tù.

Cóc cuối tuần:

Lá Thư Từ Ngục Tối

(Để tỏ lòng kính phục đối với những vị anh thư

nước Việt đang phải đón Giáng Sinh trong ngục tù

Cộng sản chỉ vì lòng yêu nước đã can đảm lên tiếng

bảo vệ nhân quyền, tự do và độc lập cho quê hương)

Đêm đặc quánh, người tù ngồi chết lặng,

Tiếng đàn ca văng vẳng lắng qua song,

Gắng gượng xua nỗi tuyệt vọng trong lòng,

Tay nguệch ngoạc đôi dòng cho con gái.

12/15/17

Tưởng Nhớ Cha

Thưa quí anh chị và các bạn Thụ Nhân

Hàng năm cứ vào thời gian này, Chúa Nhật- tuần lễ giữa tháng 12,
Thụ Nhân Houston lại tổ chức ngày lễ giỗ Cha Viện Trưởng

Năm nay cũng như thông lệ, lễ giỗ được cử hành tại Hang Đá Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đúc. Sau đó là tiệc xum họp các con cái Cha, để nhớ lại những tháng ngày được may mắn cùng ngồi dưới một mái trường với sự chăn dắt của Ngài và quí vị giáo sư khả kính.

Nhân thấy thơ của hai anh niên trưởng, at vội vã mạo muội theo chân các anh, họa nguyên vận, dẫu“múa rìu qua mắt thợ” nhưng cùng trong một tâm tư của những người con luôn kính yêu và nhớ ơn Ngừoi Cha Chung. Mong các anh và cả nhà rộng lòng xá tội

Nhất là được dịp thân mời tất cả các anh chị và các bạn Thụ Nhân khắp nơi, nếu có thể đến tham dự thánh lễ vào lúc 4g chiều Chúa Nhật ngày 17/12 tới đây, xin liên lạc với anh Năm và Hân.

Ước gì được gặp... chỉ mới tưởng tượng thôi củng đã thấy hân hoan hạnh phúc rồi!!!

Tưởng Nhớ Cha

(Nhân Lễ Giỗ lần thứ 16 đánh dấu ngày Cha Lập,

vị cựu Viện Trưởng thân yêu của VĐH Dalat chúng ta,

đã từ giã đàn con sinh viên của Ngài để ra đi vĩnh viễn)

Mười sáu năm trường dẫu đã qua,
Vẫn còn hiện rõ bóng hình Cha.
Nụ cười đôn hậu, câu từ ái,
Ánh mắt hiền hòa, nẻo vị tha.
Cuộc sống tạm này dù ngắn ngủi,
Công ơn dày ấy chẳng phôi pha.
Thắp hương tưởng niệm ngày Cha mất,
Chợt thấy lòng thương nhớ xót xa.

Trần Văn Lương
Cali 12/2017

Họa thơ anh Trần Văn Lương:

Thời gian thấm thoắt cũng mau qua,

Kỷ niệm ngày xưa bóng dáng Cha.
Chiếc áo trùng thâm lòng giản dị,
Lý tưởng Thụ Nhân nghĩa vị tha.
Chuyên tâm giáo dục đàn con cái,
Lý tưởng trồng người chẳng nhạt pha.
Thắp nén tâm hương ngày giỗ kỵ,
Tâm tình bất biến dẫu lìa xa.

Lê Đình Thông
Paris - 19/12/2017

Tưởng Nhớ Cha

Mười mấy thu rồi đã thoáng qua
Từ ngày vĩnh biệt một người Cha
Tinh thần khoáng đạt, đầy thông cảm
Tâm tính nhân từ, rất vị tha.
Công đức cao dày còn tỏ rạng,
Nghĩa ân sâu đậm, khó phôi pha.
Nhớ Cha, thắp nén hương ngày giỗ
Trường cũ bây giờ đã cách xa!

Nhan Ánh Xuân
Cali 12/2017

Thêm một năm nữa đã vội qua
Thụ Nhân họp mặt tưởng nhớ Cha
Tình Ngài nhân từ độ lượng quá
Đối với sinh viên thật thiết tha
Giòng đời bao mùa cây thay lá
Chúng con nhàn tản hết xông pha
Houston cùng đợi ngày lễ giỗ
Gọi nhau gặp gỡ dẫu đường xa.....!

antrinh

Một đời luân lạc cũng gần qua,
Lòng vẫn bùi ngùi tưởng nhớ Cha.
Sống đạo, Người không cần rao giảng
Răn mình, con chẳng dám bê tha.
Nghĩa nhân, phúc hậu… bao gương sáng
Phú quý, công danh… chút ráng pha !
Cây nhỏ vinh danh hồn đại thụ
Hẹn ngày tái ngộ chẳng đâu xa.
Ai Cơ

(viết thay Nguyễn Phi Tiến CTKD K3)




11/28/17

CÔ GÁI GỌI MẶT TRỜI

“Lắng nghe!..
Trái tim khóc màu riêng vậy”
H.T.T.

Hồi còn là học sinh trường Mỹ thuật, trong một đợt đi thực tế sáng tác ở nông thôn, tôi làm quen được với Út. Út không đẹp lắm nhưng có duyên, nhờ cái lúm đồng tiền tròn vo vo trên má mỗi khi nhoẻn cười.

Bấy giờ Út mới mười lăm tuổi. Mỗi khi rảnh việc, Út thường chạy đến xem tôi vẽ. Út tỏ ra thích những bức tranh tôi thể hiện cảnh đồng quê bằng cách chấm phá những đường nét dân gian trên các mảng màu thật nhạt. Như cảnh bờ ao với một vài con vịt đứng rỉa cánh, cảnh dòng kinh với một con bói cá cắp mồi bay vụt lên, còn để lại dưới nước một vòng tròn lan tỏa. Vẽ chán những cảnh quanh quẩn ở nhà, tôi xoay qua vẽ cảnh mặt trời trên đồng nước nổi. Để vẽ được cảnh đó, sáng nào tôi cũng dậy thật sớm. Khi tôi lịch kịch chuẩn bị các thứ bảng màu, giá vẽ, con dọi, com pa thì Út cũng thức. Tôi ở trên nhà chuẩn bị đồ lề của mình, Út ở dưới bếp nấu nước chăm trà cho ngoại. Ánh lửa rưng rức hắt vào mặt Út , bật lên những viền sáng, tự nhiên gợi cho tôi đề tài về thiếu nữ giữa đồng đứng gọi mặt trời thức giấc.

11/25/17

Cảm Thán Nhân Lễ Tạ Ơn 2017

Nhìn chú Gà Tây chết sõng soài,

Lòng già thêm khắc khoải bi ai.

Hình hài lết mãi dần tơi tả,

Ký ức vun hoài vẫn nhạt phai.

Canh cánh thù nhà đau xé ruột,

Chập chồng nợ nước trĩu oằn vai.

Quê hương đã khuất ngoài muôn dặm,

Thăm thẳm trời đêm, chuỗi hận dài.

Trần Văn Lương

Cali, 11/2017

11/22/17

ĐÊM DẬY THÌ

Miên nhúng cả hai bàn tay vào thau nước, chị Hạnh đứng đằng sau cười:
“Không lạnh sao Miên?”
Miên nói:
“Tay em sắp cóng rồi đây”.
Chị Hạnh nói:
“Mày rửa mau tao rửa với, gớm trời rét thế này tao muốn bỏ học quá. Này Miên ơi, còn gói đậu phụng rang nào không?”
Miên buồn cười, chị Hạnh vẫn như con nít mặc dầu chị đã hai mươi tuổi. Năm nay Miên mười sáu. Miên mười sáu và má nói: Gớm, con Miên mười sáu mà lớn phổng, gả được chồng rồi đấy. Miên giẫy nẩy: Không, con không lấy chồng đâu. Và lạ lùng lúc đó Miên nghĩ rất nhanh tới chú Hiên. Chị Hạnh nói: Trông chú ấy lạnh hơn nước đá, tao sợ phải nhúng tay vào. Ai mượn chị đấy. Miên vẫn thường mích lòng khi ai nói chạm đến chú Hiên. Với Miên, chú Hiên là tất cả.

11/21/17

SỢI DÂY CHUYỀN KIM CƯƠNG


Cô là một thiếu nữ xinh đẹp, dáng dấp đài các, cao sang, nhưng trớ trêu thay định mệnh lại chọn cho cô vào một gia đình công chức tầm thường. Không của hồi môn, thì làm sao có duyên cơ gặp gỡ đàn ông giàu có, danh giá, để được tìm hiểu, yêu đương rồi đi tới hôn nhân? Thế nên cô chấp nhận về làm vợ của một anh lục sự “thường thường bậc trung” tại bộ thông tin.
Tài chánh không cho phép cô ăn diện, và cô lấy làm phiền lòng vô cùng, như thể mình từ một địa vị cao rơi xuống. Dung nhan diễm lệ, dáng dấp kiêu sa, chẳng là những yếu tố khắc phục thứ bậc, tầng lớp mà số phận đã an bài? Tài năng thiên phú, bản năng nhận thức, một đầu óc thích nghi có phải là đẳng cấp duy nhất? Cũng đúng đấy thôi, nhiều người đàn bà dân giả được sánh ngang hàng với những mệnh phụ danh giá nhờ nhan sắc, trí thông minh và phương cách giao tiếp của họ.

11/19/17

ÁO MỚI

Chiếc áo đầu tiên quý giá nhất trong gia đình tôi là một chiếc “Áo vua ban” . Hồi ấy, ba tôi làm việc tại Tòa Khâm Sứ Huế, mẹ tôi là một cô Tôn nữ nghèo, Tôn nữ là một người thuộc Hoàng tộc , địa vị xa lắc xa lơ . Nhưng cũng nhờ thế bà có đường giây bà con quen biết để tiện việc mách mối mua bán đồ cổ. Ngoài ra, bà còn chụp ảnh cho các Bà Hoàng, Bà Chúa, Bà Phi, Bà Tân trong Hoàng cung.
Mách mối là một công việc buôn bán rất nhàn. Bà chỉ việc diện bảnh, rẽ đường ngôi cho thẳng, bôi dầu dừa bóng loáng và thơm nức lên, chiếc quần lụa cũng được là ủi thẳng và xếp thành nếp hai bên, gọi là ” xếp con ” , năm con, bảy con gì đấy, càng nhiều ” con” càng sang trọng quý phái. Ăn mặc tề chỉnh như thế xong, bà chỉ việc đến nhà các Mệnh phụ, Công nương, ngồi lê đôi mách một vài buổi. Thế là ” Mệ” nào muốn bán cái gì, cụ nào muốn mua cái gì, mẹ tôi biết rõ cả. Bà chỉ việc vắt vẻo ngồi lên chiếc xe kéo nhà, đi thăm viếng xã giao vài lần, là kẻ mua người bán đều vui vẻ.

11/17/17

Tiếng Sầu Của Mùa Thu

Dạo:
   Sầu xưa theo bước Thu sang,
Mang mang lối cũ, biết nàng chốn nao.
 
I. Cóc cuối tuần Phú Lang Sa:
 
  Incessants Regrets
                   d'Automne
 
L'automne d'autrefois revient,
Dispersant sa mélancolie.
Mon âme affligée là se tient
Et du temps passé se souvient.
 
Croyant entendre enfin ta voix,
Mon cœur aride éclate en flamme.
Las! Ce n'est que du vent qui croît
A travers les branches du bois!
 
Sont-ce tes larmes pénitentes,
Versées pour notre amour défunt,
Ou des gouttes de pluie dolentes
Battant le voile de ces tentes?
 
Est-ce ton haleine fragrante
Qui vient réchauffer mon abri,
Ou plutôt la chaleur restante
De notre passion languissante?
 
De loin parvient le bruit des pas.
Pensant à toi, de joie je saute.
Hélas, ce n'est que le fracas
Des feuilles pleurant leur trépas!
 
Mon cœur, faible et comblé d'émoi,
Tâche de panser sa blessure,
Toujours ne sachant pas pourquoi
L'automne est retourné sans toi.
              Trần Văn Lương
                Cali, 11/2017
 
II. Phỏng dịch thơ Việt:
 
      Dai Dẳng
           Tiếng Thu Buồn
 
Thu đã quay về giữa đợi mong,
Sầu kia gieo rắc kín trời không.
Cơn giông quá khứ dằng dai mãi,
Tê tái mình anh lặng đứng trông.
 
Tưởng em về thủ thỉ đâu đây,
Háo hức nhìn quanh, dạ ngất ngây.
Thất vọng thở dài khi chợt rõ
Chỉ là tiếng gió giữa rừng cây.
 
Có phải lệ em thoắt đổi dòng,
Trở về than khóc chuyện vừa xong,
Hay là giọt nước Ngâu hờn trách,
Tí tách trên lều vải trống không?
 
Có phải làn hơi thở ngọc lan
Của em về sưởi ấm không gian,
Hay là hơi nóng còn rơi rớt
Của một cuộc tình trót vỡ tan?
 
Văng vẳng từ xa tiếng bước chân,
Tưởng em về gặp lại người thân,
Bâng khuâng anh ngóng theo chiều gió,
Chỉ lá khuya rơi gõ mộ phần.
 
Con tim quằn dưới nỗi sầu đau,
Vá vết thương lòng rách đã lâu,
Trăn trở hỏi thầm trong tuyệt vọng,
Thu về, còn bóng dáng em đâu.
           Trần Văn Lương
             Cali, 11/2017

11/8/17

LẠNH TUỔI VÀNG

Nhã Ca

Khi soi gương lại tôi thấy mình lạ hoắc. Đó, con mắt, nụ cười và nét nhăn trên vầng trán. Làm thế nào để tưởng tượng được ra tôi sau một đêm không ngủ, sau một lần đã bước xuống. Vâng tôi đã bước xuống, bước một bước đầu tiên và còn bước mãi, đêm nay đêm mai, mãi mãi cho cuộc đời sắp tàn úa. Mau lắm mày ơi, đừng buồn, đừng ngán, rồi nói cũng thường hết. Tiếng Ngân như một gáo nước lạnh, như một nắm băng tuyết tạt vào mặt, ban đầu buốt giá, rồi tan dần, thấm dần và mất trong da thịt. Rồi cũng thường hết. Tôi giơ tay vuốt mặt và mắt bỗng chạm lên nền trần nhà trắng. Mẹ tôi đang nằm trên đó, và đôi mắt không nhìn thấy gì hết, không bao giờ mẹ còn trông thấy gì, mười năm nay, đôi mắt đó đã dần mòn trong bóng tối, dần mòn trong quên lãng, dần mòn trong căn gác không màu sắc không cảm giác. Phải, mẹ tôi như một vật vô tri giác, đôi khi tôi thấy bà ngồi đó mà không nhắc nhở gì cho tôi hết. Người bà ngồi đó, im lặng, không hề biết đến sự lớn lên dần của tôi. Hình ảnh tôi trong mẹ là hình ảnh một con bé lên tám, tóc cắt ngắn, mắt hồn nhiên, con bé Nhiên của mẹ. Con bé Nhiên đã bị đời thổi phồng lên quá mức, tôi nhìn ngắm tôi mãi trong gương và cảm thấy mình khinh miệt bóng mình. Tôi thế đấy và Du đã một lần bỏ đi, bỏ đi và chắc chắn biến mất.

11/3/17

The Vietnam War - Đôi điều cần phải nói


Phạm Tín An Ninh

Bộ phim tài liệu The Vietnam War được thực hiện bởi hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Norvick, hiện đang được phổ biến rộng rãi trên truyền hình NRK (NaUy) và được một số báo chí thiên tả NaUy tán thưởng. Bộ phim này cũng đã được trình chiếu tháng trước trên hệ thống truyền hình PBS tại Mỹ, tạo nên làn sóng tranh cãi, nhiều phản bác hơn là ngợi khen, từ những người Mỹ lẫn người Việt, Người ta công nhận The Vietnam War có khá hơn nhiều so với Vietnam – The Ten Thousand Day War (của Michael Maclear) trước đây, tuy nhiên nó vẫn là một bộ phim tồi. Những người thực hiện vẫn tiếp tục đi theo lối mòn định kiến của giới truyền thông Mỹ. Trong khi đa phần những người trong cuộc, từng tham dự và bị nhiều hệ lụy từ cuộc chiến ấy, dễ dàng nhận ra sự thiên lệch, thiếu chính xác của cuốn phim, từ trong tư tưởng, tài liệu, hình ảnh đến việc phỏng vấn và mục đích thực hiện.

11/2/17

NHÂN SÂM

ginseng

Ngày xưa, có một tiều phu sống ở ven rừng với một đứa con còn nhỏ. Mỗi ngày, khi vào rừng đốn củi, người cha để cho đưa bé một nắm cơm để ăn. Thế nhưng không hiểu vì sao, tuy ăn uống đạm bạc như vậy mà đưa trẻ rất hồng hào khỏe mạnh. Người cha mới hỏi đứa trẻ hàng ngày ăn uống những gì thì đứa trẻ nói là cơm của nó hôm nào cũng bị khỉ trong rừng đến cướp mất. Gã tiều phu sinh nghi, nên một hôm đứng rình thì thấy quả nhiên cơm của đứa nhỏ bị khỉ lấy đi thật. Thế nhưng một lúc sau lại có một đứa trẻ bụ bẫm ở đâu không biết đến chơi với nó. Người cha liền đưa cho con một sợi chỉ đỏ và dặn con khi đứa trẻ ra về thì buộc vào tay nó. Đứa trẻ làm theo lời cha và người cha đi lần theo sợi dây thì gặp một loại cây có là hình năm cánh, có quả màu đỏ. Ông ta đào lên được một cái củ trông giống như người. Chính cái củ này mỗi ngày hiện ra đến chơi với thằng bé và truyền cái sinh lực của nó cho đứa trẻ. Đó là truyền thuyết về củ sâm theo truyện cổ tích.

10/31/17

Nem bưởi, đặc sản Tây Ninh

Nhắc đến Tây Ninh, mọi người sẽ nghĩ đến bánh tráng phơi sương, bò tơ hay muối tôm... mà không biết rằng vùng đất này còn có một món ăn độc đáo, ngon đến lạ kỳ là nem bưởi.
Nói món nem bưởi ngon đến lạ kỳ bởi món nem quen thuộc với người dân địa phương này được làm từ nguyên liệu chính là vỏ bưởi thêm thính gạo, khế chua, đu đủ xanh, tiêu hột.... Tất cả các nguyên liệu này mang đến vị chua, cay ngọt khiến món nem bưởi vô cùng hấp dẫn.

Phần vỏ bưởi được lấy để nem bưởi là phần vỏ trắng đã được gọt vỏ lớp vỏ xanh, sau đó được thái thành những lát mỏng đem ngâm nước khoảng 1 giờ đồng hồ rồi lại được rửa nhiều lần để hết vị đắng và đem ép khô.

10/30/17

Nước và Tim

Cần đọc kỹ đến cuối bài dù bạn ở tuổi nào đi nữa.
Nhiều người nói rằng họ không muốn uống nước trước khi ngủ để không phải dậy ban đêm đi tiểu. Tôi hỏi bác sĩ tim mạch của tôi vài câu sau đây:

I. Tại sao người ta cần tiểu đêm nhiều lần. Bác sĩ trả lời như sau:

“Khi bạn đứng hay ngồi, trọng lực giữ nước ở phần dưới cơ thể bạn. Đó là lý do tại sao chân bạn có thể sưng phù lên. Khi bạn nằm xuống, phần dưới cơ thể và hai quả thận của bạn được ở thế thăng bằng. Lúc dó, hai quả thận thải nước cùng những cặn bã khác vì lúc đó là lúc phế thải dễ dàng nhứt. Nước rất cần thiết để thải những cặn bã trong cơ thể bạn

10/27/17

TÓM TẮT ĐỜI TÔI

Trần Long

Ngày 8-6-1928 Sinh ra tại Phátdiệm, Ninhbình, Bắc Việtnam.

1935-46 Tiểuhọc và trunghọc tại Ninhbình và Hànội tại các trường cônggiáo dưới sự hướngdẫn của các thàydòng Lasan và các cha Đaminh.

1946-49 Họcvấn bị giánđoạn khi chiếntranh Việt-Pháp bùngnổ vào cuối năm 1946, trởvề quê Phátdiệm sống với giađình.

1949-56 Giữa năm 1949 thoát khỏi vùng Việtminh bằng đường biển từ Phátdiệm qua Hảiphòng vào Hànội; cuối năm đó bay từ Hànội vào Sàigòn rồi lên tàuthủy tới Marseille vào đầu năm 1950. Sống tại Paris tới tháng 9 thì đáp tàuthủy từ Le Havre tới New York City rồi bay tới Portland, Oregon. Sau bốn năm tại University of Portland tôi tốtnghiệp B.Sc. Quảntrị Kỹnghệ năm 1954 rồi được thêm họcbổng chuyển tới Syracuse University, New York, học tại Maxwell Graduate School và tốtnghiệp M. A. Kinhtế Tàichánh cuối năm 1955, rồi sauđó về Sàigòn.

10/23/17

Điềm Phùng Thị - giai nhân một thời của thi sĩ Lưu Trọng Lư

Nếu tên tuổi của nữ điêu khắc Điềm Phùng Thị lưu danh trong từ điển Larousse được nhiều người biết đến bao nhiêu, thì chuyện bà từng là giai nhân trong một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Lưu Trọng Lư lại được ít người biết đến bấy nhiêu.


Được thế giới nhìn nhận là nữ điêu khắc gia đương đại nổi tiếng nhất của Việt Nam. Tên tuổi của bà đã được vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và được cả thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ khi là một trong hai người châu Á có tên trong từ điển Larousse - Nghệ thuật thế kỉ XX, được vinh danh là Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học - Văn học và Nghệ thuật châu Âu. Đó chính là Điềm Phùng Thị.

ĐIÊN

Tôi đổi về Thái Bình đã hơn hai năm, mà chưa có dịp nào trở lại thăm nơi làm việc cũ.

Lễ Phục sinh mới rồi, nhân được nghỉ bắc cầu thêm một ngày, tôi lên chơi Hà Nội, tình cờ gặp anh Thanh, người bạn trước cùng làm buồng giấy với tôi ở Vĩnh Yên. Anh em mừng ôn lại chuyện cũ, những cuộc chơi xưa.

Hỏi thăm những người quen biết, khi tôi nhắc đến tên anh Mã, anh tham Mã, thì bạn thở dài bảo tôi:

– Tội nghiệp! Nó điên đã sáu tháng nay.

Tôi kinh ngạc:

– Điên? Anh Mã điên?

Bạn tôi vẫn điềm tĩnh, nói tiếp:

– Từ ngày người bạn thân của anh ấy chết đi và anh ấy định tự tử chết theo không được là bệnh điên phát ra liền. Hình như vì trông thấy máu chảy, nên anh ấy bị một định kiến ám ảnh: anh ấy mơ màng thấy mình đã giết bạn, gặp ai cũng kể việc ám sát tưởng tượng một cách rất có thứ tự, nghe như thực vậy. May mà người ta biết anh ấy điên, nếu không có lẽ anh ấy ngồi tù.

10/19/17

Lời Cá Chết

Dạo:
     Hôm nay cá chết ngập đường,
Ngày mai dân Việt trắng xương đầy đồng.
 
Cóc cuối tuần:
 
         Lời Cá Chết
 
Bờ biển rộng đã ngập tràn xác cá,
Người rùng mình, nghe giá buốt vây quanh.
Đôi mắt già chợt tê cóng lạnh tanh
Nhóng từng mảng xác bập bềnh trên sóng.
 
Trong gió khơi lồng lộng,
Mơ hồ vọng tiếng thở than.
Người ngây mặt ngỡ ngàng,
Nhìn con cá đang nhẹ nhàng hấp hối.
 
Lòng xốn xang bối rối,
Lời trăn trối thương đau.
Người lẳng lặng gục đầu,
Chua xót thấm từng câu từng chữ.

Tuyệt chiêu tạo ra Đông trùng Hạ thảo của anh nông dân Cần Thơ.


        Anh Ngô Xuân Điền (ngụ phường Trà An, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) cho biết: Sau 2 năm mày mò nghiên cứu, anh đã thành công trong việc biến những con côn trùng có trong tự nhiên thành những sản phẩm “độc”.

10/15/17

Cỏ xước: Cây thuốc nam quý dễ kiếm, dễ dùng nhưng hiệu nghiệm không kém Sâm, Nhung



Nhiều người vì muốn có sức khỏe mà mải miết tìm đến sâm, nhung, quy… đủ các loại thảo dược quý hiếm mà quên đi mất một cây thuốc nam dễ tìm, dễ dùng lại rẻ mà trị được rất nhiều chứng bệnh “cứng đầu”.

9/22/17

TÌNH THỤNHÂN

- Peter TRẦN LONG -

Tình bằnghữu, nghĩa Thụnhân:

Hằng năm ít nhất một lần gặp nhau.

Hôm Đạihội Thụnhân Kỳ 3 tại Nam California July 1987, Cha Việntrưởng Lêvăn Lý có nói một câu mà tôi nhớ hoài: “Cha mẹ đặt tên cho tôi là Lê văn Lý, nhưng đến giờ này tôi muốn đổi tên là Lê hữu Tình.”  Câu nói đó, tôi nhớ hoài, vì chính tôi, trong mối tươngquan giữa người với người, vẫn nặng về tìnhcảm hơn là lýtrí, vẫn dựa vào cảmgiác hơn là trítuệ.

Giađình mười người chúngtôi maymắn thoátnạn cộngsản đêm 29 thángtư 1975.  Sau sáu tuầnlễ lênhđênh trên biểncả, táp vào Subic Bay, ở lều trên đảo Guam và trại lính Fort Chaffee, chúngtôi địnhcư tại Hillsboro, một thànhphố nhỏ phía tây Portland, Oregon.  Mãi sáu năm sau, khi đờisống tươngđối đã ổnđịnh và đã trởthành côngdân Mỹ, chúngtôi mới láixe từ Hillsboro xuống tận Orange County để thamdự Đạihội Thụnhân Kỳ 1 July 1981.  Từ đó đến nay, chúngtôi đã thamdự rất nhiều cuộc hộihọp lớnnhỏ của các thânhữu Viện Đạihọc Dalat dọc theo hai bờ đạidương và miền trung Bắc-Mỹ từ Vancouver BC xuống San Diego, từ Montreal qua Chicago xuống Dallas và Houston, từ Miami qua Atlanta lên Washington DC, rồi băng qua Pháp và Đức bên Âuchâu và các tỉnhbang của lụcđịa Úcchâu.  Đi đến đâu, chúngtôi cũng được tiếpđón niềmnở, nồnghậu, chuđáo về nơi ăn chốn nghỉ, trong tình tươngthân tươngkính của đạigiađình Thụnhân.

9/18/17

ENCOUNTER OF A KIND

(Note: This autobiography is written by Danielle Tranlong)
In May 1958, at age twenty-five, I received my B. A. in Literature from Reed College, Portland, Oregon. I had mixed feelings in returning to Saigon and to my teaching position at the well-known Gialong High School for girls. A few years before, I had given my word to myself and others that I would return to serve my country, if I was given the chance to complete my college education in the United States.
In keeping my promise I bitterly felt my loss, nevertheless. My loss of opportunity ever to know and live a life I had yearned for since my childhood: a life whereby democracy is a goal to attain, fair play a rule, and gender preference a notion to be discarded. Though my position as a teacher of English was well respected, I knew that, beyond a close relationship with my students, my political voice was nil and my social standing inferior to any male colleague. I was a lively and free spirit. I had an easy laugh. That must be partly due to my French education, which could cause some irritation in the predominantly male crowd I worked with. Most of the time I carried a brave mien of “I don’t care what you think of me, as long as I’m not what you think I am.”

PHOENIX

(Note: This autobiography is written by Peter Tranlong)
On an early afternoon in August 1958, I was at my desk on the second floor, deeply absorbed in my Stanvac Calendar Paintings Exhibition project, when my phone rang. It was Pho ba Long on the ground floor. He was the Assistant Sales Manager and I was the Public Relations Manager at Standard-Vacuum (Stanvac) Oil Company, Vietnam-Cambodia Division. He wanted me to meet a young lady as a prospective teacher of English at our Lamson Institute of Language and Business. Earlier that year the two of us had founded this evening school as a way to use our spare time in helping the Vietnamese public, young and old, that had an insatiable hunger for learning.

9/10/17

Bản Tin số 25

Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đốt sách


dotsach00

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.

Chủ trương Đốt sách, Chôn nho (Phần thư, Khanh nho) của Tần Thủy Hoàng được thực hiện từ năm 213 trước Công nguyên. Qua đó, tất cả những kinh điển từ thời Chư tử Bách gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch. Lý Tư còn đề nghị đốt tất cả thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (cố vấn nhà vua) đều bị đốt. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới sẽ bị xử tội chém ngang lưng.

9/5/17

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN

Phạm Tín An Ninh (Danlambao) - Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.

Ile de Lumière-chiếc tàu đã cứu hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam

Từ Thức

Nhân dịp các hội đoàn VN ở Đức xây tượng để tri ân ông Rupert Neudeck, người đã cứu trên 10 ngàn thuyền nhân với chiếc tầu Cap Anamur, cũng nên nhớ tới một chiếc tàu khác, Île de Lumière. Một chiếc tàu Pháp đã cứu hàng chục ngàn boat people khác.

Cái bắt tay lịch sử

Ile de Lumière (Đảo Ánh Sáng) cũng tạo ra cái bắt tay lịch sử của hai trí thức, triết gia hàng đầu của Pháp: một của phe tả, Jean Paul Sartre, một của phe hữu, Raymond Aron. Và làm lung lay, nếu không tan vỡ, giấc mộng thiên đường XHCN, thế giới đại đồng của cả một lớp trí thức không tưởng.

9/4/17

MỪNG KỶ NIỆM NGÀY TRUYỀN THỐNG THỤ NHÂN 2017

Các anh chị vui lòng thông báo rộng rãi đến Thụ Nhân và thân hữu để cùng ghi danh tham dự.

CHƯƠNG TRÌNH SÀI GÒN - ĐÀ LẠT 3 & 4 NGÀY 16-18, 19/12/2017.    

Ngày 16 tháng 12: Sài Gòn - Đà Lạt  (Ăn sáng/trưa/chiều)

6:15   Xe đón tại Công viên Lê Văn Tám cổng đường Phùng Khắc Khoan quận 1.

6:30  Khởi hành đi Đà Lạt - ăn sáng trên xe

7: 50  Dừng nghỉ ở Dầu Giây

8:20  Tiếp tục hành trình.

12:00  Dừng ăn trưa tại Nhà hàng cơm niêu Thuận Thành, Bảo Lộc.

16:30  Đến Đà Lạt, nhận phòng khách sạn Kỳ Hòa Đà Lạt số 11 Phù Đổng TV.

18:00  Ăn tối tại nhà hàng KS Kỳ Hòa.

19:00  Xe đưa đến khu Hòa Bình tự do dạo phố đêm thứ bảy hoặc sinh hoạt theo nhóm .

21:00  Xe đón về khách sạn.

Bông Hồng Trắng

Nhân dịp Lễ Vu Lan, xin gửi đến quý anh chị một bài tôi viết thay lời nhà tôi để tưởng nhớ mẹ. Bài được viết vào tháng 7 ÂL năm 2001.

L

Thùy :

Đường luân hồi quạnh quẽ,

Cõi nghiệp thức mang mang,

Cất bước đi tìm mẹ

Bi thương đọng mấy hàng.

(Mục Kiền Liên lên đường tìm mẹ)

Tụng:

Bông Hồng Trắng

(Kính dâng U)

Rằm tháng bảy mưa trời không chấm đất,

Con lên chùa lòng u uất khôn nguôi,

Nhìn ai ai cũng hoa đỏ thắm tươi,

Mà tủi phận gắn lên người hoa trắng.

9/3/17

Vì sao giáo dục Phần Lan là "thiên đường" và được cả thế giới khâm phục

Giáo dục hiện nay đang được nhiều nước đầu tư và quan tâm. Mỗi ngày, học sinh ở Phần Lan chỉ dành tối đa 30 phút để làm bài về nhà. Đó chỉ là một trong số những điểm đặc biệt của nền giáo dục được đánh giá là “thiên đường”.
1. Giáo dục miễn phí
Ở Phần Lan, hầu như mọi chi phí học tập đều được miễn phí, từ bữa trưa, các chuyến thăm viếng đến dụng cụ học tập. Những học sinh sống cách trường hơn 2 km sẽ được đưa đón bằng xe buýt. Những khoản đầu tư này đều do nhà nước chi trả. Hơn 12,2% ngân sách nhà nước là dành cho giáo dục.

Chữa ung thư bằng đông y làm tăng nguy cơ tử vong

Tác Giả: Thụy My

traditional chinese medicine
Một số đông dược được bày bán tại chợ ở Tây An.
wikipedia

Trong lãnh vực y học, tác giả Laurent Alexandre đặt câu hỏi trên tuần báo L’Obs : « Ai đã giết Steve Jobs ? » số ra tuần này.
Nhà sáng lập tài ba của Apple đã gây ra cơn bão trong kỷ nguyên kỹ thuật số, là một con người đầy nghịch lý. Ông là nạn nhân của sự "mê tín" đông y và các biện pháp thay thế tây y.

9/2/17

Đi tìm những yếu tố văn hóa Miền Nam Kỳ Lục Tỉnh không mệt mỏi

Bạn đi về miền Tây, bạn bắt gặp những điều hơi là lạ nếu bạn chưa từng đặt chưn tới vùng đất nầy:
Xin kể bốn câu chuyện: 1. Một người có con gái đặt tên là Loan, nhưng bà luôn luôn keu tên con gái là con lon khiến nó mất vui. 2. Tôi đi xe buýt Sàigon qua Tân Thuận để tới Miểu Bà Chúa Xứ 2, xuống bến xe anh bán vé nói tôi còn phải đi một tiếng nữa thiệt ra là đi một tuyến nữa. 3. Người miền Trung, hay cả dân Sàigòn xuống Sóc Trăng, Bạc Liêu được mời ăn cơm gan tưởng là ăn cơm với gan heo, gan bò gì đó, té ra không phải; họ cho ăn cơm chẳng có gì hết, vì là cơm rang. 4. Một cô nữ sinh Trung học hồn nhiên xin thầy Giám học cho em nghĩ ngày mai vì vú em đau, thiệt ra em không đau gì hết mà là mẹ em đau.

Quán hủ tiếu Mỹ Tho 7 thập kỷ tại Sài Gòn

Suốt 70 năm qua, tô hủ tiếu Thanh Xuân đậm đà vị Mỹ Tho vẫn thu hút thực khách sành ăn ở Sài Gòn nhờ nước lèo thơm ngọt tự nhiên.

Nằm trên đường Tôn Thất Thiệp, trung tâm quận 1, hủ tiếu Mỹ Tho Thanh Xuân không gây chú ý người đi đường bởi sự hoành tráng của bảng hiệu, đèn chiếu. Quán khá nhỏ, gian bếp chính chỉ là chiếc kệ xinh xinh, bàn ghế đặt trước vỉa hè. Tuy nhiên, điều khiến khách vãng lai phải lập tức dừng lại căng mũi hít hà chính là mùi thơm tỏa ra từ nồi nước lèo.

quan-hu-tieu-my-tho-7-thap-ky-tai-sai-gon

Tô hủ tiếu Mỹ Tho hút khách 70 năm qua ở Sài Gòn. Ảnh: Mr True.

8/31/17

Nghẹn Tiếng Kinh Chiều

Dạo:

Trời xanh chẳng biết xót thương,

Gây ra lắm cảnh đoạn trường mà chơi.

Cóc cuối tuần:

Nghẹn Tiếng Kinh Chiều

Chập choạng bóng hoàng hôn,

Sầu tuôn tuôn đứt nối.

Tiếng chuông ngầm dẫn lối,

Kinh sám hối dập dồn.

8/24/17

Trả lời một số câu hỏi về mắt người già:

Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Anh

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

Mắt tôi vẫn thấy rõ, tại sao phải đi khám mắt định kỳ?


Hàn Lâm Viện Nhãn Khoa khuyên bịnh nhận 40-65 tuổi nên đi khám mắt ở bác sĩ chuyên môn (ophthalmologist) cứ 2 đến 4 năm một lần dù không có bịnh, trên  65 tuổi nên khám một lần mỗi năm là ít nhất, có thể thường hơn.

8/22/17

Trụ sở "tàu vũ trụ" của Apple đang gần được hoàn thiện 1 tháng trước khi iPhone 8 ra mắt

Trụ sở Apple Park có hình dạng con tàu vũ trụ trị giá tới 5 tỷ USD này đang dần được hoàn thiện khi chỉ còn một tháng là tới sự kiện ra mắt chiếc iPhone tiếp theo của Apple.

Cả thế giới đang dõi theo từng cử chỉ của gã khổng lồ gã khổng lồ xứ Cupertino khi theo như thường lệ, Apple sẽ tổ chức sự kiện ra mắt thế hệ iPhone tiếp theo của mình.

Câu hỏi được đặt ra là liệu Tim Cook sẽ cho cả thế giới chiêm ngưỡng chiếc iPhone mới này ở đâu? Liệu có phải tại khán phòng Bill Graham Civic như năm trước, hay tại một nơi khác?

Rất có thể, năm nay, sự kiện này sẽ được tổ chức tại chính “đại bản doanh” mới toanh của Apple, cụ thể là tại khán phòng mang tên CEO quá cố Steve Jobs nằm trong khuôn viên trụ sở Apple Park trị giá 5 tỷ USD đang gần được hoàn thành.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng đi tham quan một vòng xung quanh trụ sở có hình dạng con tàu vũ trụ này của Apple và biết đâu đấy, đây sẽ là nơi Apple ra mắt đứa con cưng iPhone 8 của mình vào tháng 9 năm nay.




Sau khi được hỏi: tại sao trụ sở của Apple lại cần những tấm kính to và đắt đến như vậy, giám đốc thiết kế Jony Ive đã trả lời: À, điều đó còn phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa thế nào là sự cần thiết, có phải không?

Những tấm kính dạng cong cùng hình dạng đặc biệt đem lại cho trụ sở của Apple một thiết kế kỳ lạ, độc đáo


Bên ngoài vẫn còn rất nhiều khoảng trống và một số lượng lớn cây cối để trồng xung quanh


Bên trong tòa nhà hình tròn sẽ được tạo một khu vực công viên với nhiều cây xanh
Một đài phun nước ở phía xa vẫn chưa được xây dựng xong

Thiết kế của trụ sở Apple cảm tưởng như đến từ tương lai vậy!

Theo giám đốc điều hành của Apple, cấu trúc chính của tòa nhà hình tròn trông giống như một sản phẩm của Apple, hơn là một công trình xây dựng


Hãy chờ đợi xem, liệu Apple có tổ chức sự kiện ra mắt iPhone 8 tại đây không nhé!

Theo Business Insider UK


8/21/17

Charlottesville - chuyện gì đã xảy ra với nước Mỹ?

Đỗ Nguyên Thắng Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hoa Kỳ

Sự kiện ở CharlottesvilleBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionSự kiện ở Charlottesville gây ra nhiều phản ứng găy gắt và quan ngại trong cộng đồng tại Mỹ.

Thứ bảy cuối tuần trước, ngày 12 tháng 8, một nhóm người theo khuynh hướng cực hữu đã tuần hành ở thành phố Charlottesville, bang Virginia, để phản đối quyết định của Hội Đồng Thành Phố tháo gỡ bức tượng của Robert E. Lee, vị tướng tư lệnh quân miền Nam trong cuộc nội chiến.

8/16/17

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer

Hình minh họa: John Moore/Getty Images)

Hiện tượng mất trí nhớ thật ra không phải là một chứng bệnh, nhưng phải hiểu là một hội chứng bao gồm các vấn đề khó khăn trong việc nhớ và suy nghĩ. Có nhiều nguyên do hay bệnh trạng đưa đến tình trạng mất trí nhớ (dementia), mà bệnh Alzheimer chỉ là một trong những nguyên nhân ấy. Người bị tai biến não hay bị tiểu đường không kiểm soát cũng làm cho mất trí nhớ. Sự mất trí nhớ có thể xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra cho người già nhiều hơn, gây khó khăn cho chính đương sự và người thân khi phải săn sóc họ.

8/13/17

Cuộc Đời Francoise Sagan

 
unnamed
THẦN TƯỢNG CỦA GIỚI TRẺ PHÁP THẾ KỶ XX
HUYỀN VIÊM
Buồn ơi ! Vĩnh biệt !
Buồn ơi ! Xin chào !
Tên mi viết ở trần cao,
Viết trong đôi mắt dạt dào ta yêu.
Mi đâu hẳn nỗi khốn nghèo,
Khi môi cằn ấy cố trêu nụ cười....

Adieu tristesse !
Bonjour tristesse !
Tu es inscrite dans les lignes du plafond,
Tu es inscrite dans les yeux que j'aime.
Tu n'es pas tout à fait la misère
Car les lèvres les plus pauvres te dénoncent
Par un sourire...
Paul Eluard
(La vie immédiate).

Một buổi sáng tháng giêng năm 1954, một cô gái e lệ bước vào căn nhà mang số 30 đường Đại học – trụ sở của Nhà xuất bản Julliard – leo lên lầu một, men sát bờ tường, tới trao tập bản thảo vào tay cô Musy, người thư ký có nhiệm vụ nhận các bản thảo.
Cô thiếu nữ rất ít nói, gần như bỏ đi ngay sau khi hỏi xem trong bao lâu nữa thì nhận được hồi âm.
– Chừng một tháng. Cô Musy trả lời.
Tập bản thảo đánh máy, có nhan đề "Bonjour Tristesse" (Buồn ơi, chào nhé!).

8/5/17

ÔNG NGUYỄN ĐỨC THOA BỊ TRỤ XUẤT KHỎI ĐỨC

TIN HOT: ÔNG NGUYỄN ĐỨC THOA BỊ TRỤ XUẤT KHỎI ĐỨC

Minh Tuấn Hoàng
·
TIN HOT: NGUYỄN ĐỨC THOA BỊ TRỤC XUẤT KHỎI ĐỨC
Nguyễn Đức Thoa (Ảnh trên), Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, người mà phía Đức cho là đại diện tình báo VN tại Đừc, có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã bị phía Đức áp tải buộc rời khỏi Đức cách đây vài giờ.

8/4/17

‘Hochiminh City’, điểm đến cuối cùng!

Tp ghi Huy Phương

alt

Cô Rita Rasimaite và chiếc xe đp. (Hình: Facebook)


Cô Rita Rasimaite, 26 tu
i, đến t quc gia Cng Hòa Litva, đã làm mt cuc hành trình xuyên Vit dài 3,600 km t Mc Châu (Sơn La), Đin Biên ri xung Đng Hi, Đà Nng, Nha Trang và đến Sài Gòn vào ti 18 Tháng By bng chiếc xe đp “Cannondale Quick 5” ca cô.

NHÌN LẠI NỬA THẾ KỶ

Thi Phương

clip_image001

Nhớ lại một thời khi chúng ta còn đất nước, còn quê hương. Ông bà hay cả cha mẹ, khi đã vào tuổi cổ lai hy, thường sống an nhàn với con, với cháu, không hề nghĩ đến một ngày mai ở nursing home hay hospice. Thời giờ của họ là đến với con cháu khi có thể, với những chuyện xưa tích cũ của đất nước, của quê hương, của gia đình, để cho con cháu dù bận rộn với cuộc sống hàng ngày cùng hiểu và nhớ được nguồn gốc của mình. Nay chúng ta là những người tha hương, mất nước. Chẳng phải ai cũng có thể nhớ được những câu chuyện ngày xưa để trước cho mình nhớ được những gì đã mất, sau là cho con cháu hiểu được “ai đưa ta đến chốn này”. Hiện nay là năm 2017, chúng ta chẳng làm sao có thể quên được 50 năm trước, không chỉ vì đúng nửa thế kỷ đã trôi qua, mà còn vì năm 1967 là một năm rất đặc biệt trong lịch sử cuộc chiến đấu của ngưòi dân Miền Nam chống sự xâm lăng của Miền Bắc. Nhắc lại chuyện ngày xưa chủ yếu là để cho trí nhớ của chúng ta không yên tĩnh, tức chống lại những đe dọa của dementia hay alzheimer, mà còn đề cho thế hệ baby boom người Việt có chuyện để nói với nhau. Descartes nói: “Ta suy nghĩ, nên ta hiện hữu”. Je pense, donc je suis. Chúng ta nói: “Chúng ta nói, chúng ta hiện hữu” (nous parlons, donc nous somme). Miễn là nói chuyện xứng đáng. Bởi thế, trên mục này, thỉnh thoảng chúng ta sẽ ngoái đầu nhìn lại họa may có thể tìm thấy những gì đã mất!

8/3/17

Mộc Tượng

Dạo:
Vênh vang tượng đứng giữa trời,
Bên trong rỗng tuếch, nào người có hay.
Cóc cuối tuần:
木 像
木 像 傲 寒 霜,
凜 凜 威 風 鎮 四 方.
試 試 小 童 推 像 倒,
始 知 那 像 本 無 腸.
陳 文 良

Persona non grata: Cùng tìm hiểu món vũ khí sắc bén trong Quan hệ Quốc tế

ByQUỲNH VIPosted on 03/08/2017

Theo thông cáo báo chí ngày 2/8/2017 của Bộ Ngoại giao Đức, việc ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam “đầu thú” là một vụ bắt cóc do nhân viên an ninh của Việt Nam thực hiện tại Đức, trái với luật pháp của Đức và luật quốc tế.

Thông cáo này còn tuyên bố sẽ sử dụng quy tắc persona non grata để trục xuất người đại diện chính thức của các cơ quan an ninh Việt Nam (official representative of the Vietnamese intelligence agencies) – mà theo BBC News, người này đảm nhiệm chức vụ Tuỳ viên Báo chí (press attaché) tại Đức – trong vòng 48 tiếng.

T.I.Ê.U BỘ CÔNG AN - ĐỨC Trụ.c Xuấ.t Tình Báo VN trong 48 giờ ĐÒI TRẢ TR...

8/1/17

BS Nhật hướng dẫn tẩy sạch độc tố trong huyết quản

  • s3 bước dễ dàng tẩy sạch độc tố trong gan ai cũng làm được
  • Bài bấm huyệt khỏe nội tạng và giảm cân an toàn, cả nam và nữ đều nên thử
  • 4 huyệt vị đặc biệt giúp người trên 40 tuổi phòng tránh bệnh tấn công, đẩy lùi lão hóa

    Tắc mạch máu hay máu bị vón cục là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn. Việc làm sạch mạch không phải ai cũng biết. Chia sẻ của bác sĩ Nhật sẽ giúp...

    Có thể bạn đang không để ý một thực tế rằng, hầu hết những người cao tuổi đều mắc bệnh về huyết quản, mạch máu tắc nghẽn dẫn đến Tử vong đột ngột hoặc tai biến. Điều này không phải đến già mới lo, mà ngay từ khi còn trẻ, bạn phải thật sự quan tâm phòng ngừa.

    Những người mắc bệnh về não, đau đầu, tim mạch thường có tuổi thọ thấp, bệnh ngày càng nặng, trong số đó có tới 80% là do huyết quản và huyết dịch không thông gây ra.

    Bác sĩ người Nhật Bản Iketani Toshiro cho rằng, huyết quản không thông là nguồn cơn của nhiều loại bệnh, là "sát thủ" giết người thầm lặng. Vì vậy, hãy bảo vệ huyết quản tốt để đảm bảo rằng sức khỏe của bạn sẽ được an toàn.

    Bác sĩ Nhật hướng dẫn cách tắm sạch huyết quản, ai làm được thì sống khỏe đến già! - ảnh 1

    Tuổi thọ của mạch máu quyết định tuổi thọ của con người

  • Công ty Verily sắp thả 20 triệu con muỗi để tiêu diệt bệnh Zika

    Tất nhiên là với mục đích tốt rồi. Đây được cho là một trong những cách rất hiệu quả để tiêu diệt dịch bệnh gần nhất với con người: Zika.

    Google đến nay vẫn là một trong những tập đoàn công nghệ đứng đầu thế giới, với rất nhiều dự án và mục tiêu thay đổi bộ mặt thế giới công nghệ của con người.

    Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng Google chỉ là một nhánh của Alphabet (có thể gọi đây là công ty mẹ cũng được). Và mục tiêu của Alphabet thì còn phải hướng đến tình hình trong thế giới thực nữa, như việc giảm thiểu nguy cơ lan truyền các dịch bệnh nguy hiểm.