9/29/20

Khúc khuỷu đường đi

Khúc khuỷu đường đi

Nắng với mưa thay đổi dập dồn
Biển hóa nương dâu cát dậy cồn
Mới thấy bình minh sương lóng lánh
Gió chiều mây tím nắng hoàng hôn..

Mái tóc bờ môi hoa xuân nở
Dập dìu bướm lượn với ong bay
Tất cả bây giờ không còn nhớ
Bạc trắng cả đầu mơ ước phai..

Tay gom tất cả bao hình ảnh
Gặp phải trên đường đã bước qua
Khắc nét đậm màu in rành rạnh
Nhớ làm chi, mắt ướt xót xa..

Đôi mắt từ bi yêu ta nhất
Khóc cười theo dấu bước chân đi
Cảnh đổi dời tình không phai mất
Cõi vĩnh hằng rồi cũng biệt ly..

Bây giờ gặp khó trên đường bước
Khổ nặng đè tâm, Mẹ Mẹ ơi !
Phù trợ soi giùm đường phía trước
Đôi mắt từ bi dẫn dắt đời...

Còn nơi nào với tay bám víu ??
Mẹ vĩnh hằng con sống ly hương
Van vái khẩn cầu xin Trơì Phật
Cứu giúp cho con vững bước đường...

Quằn thân đời khổ đang lưu lạc
Tật bệnh về theo mỗi bước chân
Lòng rất sợ thâm tình mất mát
Cầu Phật Trời ban chút lòng nhân...

thylanthảo
27-7-20

thành khẩn nguyện cầu

thành khẩn nguyện cầu 

Đêm nào cũng thức giấc
Trăn trở bốn năm lần
Thương buồn lo đắng mật
Cảnh khổ chốn bụi trần

Mở mắt ra là nhớ
Thấy nặng nề trong tâm
Nhắm mắt mơ điều gở
Đêm tối bước lặng thầm...

Bao nhiêu ngày trông ngóng
Thấp thỏm đợi chờ trông
Em sớm về em nhé
Anh thương nhớ xót lòng..

Từ hôm em ngả bệnh
Nhà vắng vẻ quạnh hiu
Anh thẫn thờ đếm bước
Thương cho tuổi xế chiều..

Nhắm mắt nhìn thấy rõ
Em đang nằm mê man
Dáng khi mờ khi tỏ
Em xanh xao võ vàng...

Van cầu xin Thượng Đế
Ban cho chút phép mầu
Xóa buồn đau trần thế
Cho mây mù tan mau

Chấp đôi tay thành khẩn
Nguyện cầu xin cho em
Thoát qua cơn bệnh hoạn
Sống đời thường bình yên

thylanthảo
27-7-20

Thu Qua Đảo Bắc

Thu Qua Đảo Bắc 






 









Dạo:
Đất người chỉ tạm ghé chơi,
Chợt hay mình với cuộc đời khác chi.
Cóc cuối tuần:

Thu Qua Đảo Bắc


Bắc-Hải-Đạo (*), mưa eo xèo rỉ rả,
Trời Phù Tang mây vá víu đen sì,
Lá rừng thu chưa đổi sắc lầm lì,
Trách hơi lạnh sao đi về quá chậm.

Đoàn lữ khách, tóc tai dần ướt đẫm,
Vẫn lần mò dọ dẫm dưới trời mưa,
Tay bấm hình, miệng tí toét, chân đưa,
Vui ngoạn cảnh, dù chưa no giấc muộn.

9/27/20

Hoa Cúc Vàng Mùa Thu

 


Nói đến những loài hoa quí, được nhân gian ưa chuộng nhiều, người ta thường nói đến bộ "tứ bình" (4 bức tranh làm bình phong), gồm có bốn loại hoa: Mai, Lan, Trúc, Cúc . Hoặc nói về "tứ quí" người ta muốn ám chỉ đến bốn loại cây cảnh : Tùng, Cúc, Trúc, Mai . Người xưa yêu hoa Cúc vì đó là loài hoa biểu lộ đặc tính : "diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa" (葉不離枝,花無落地), lá không rụng khỏi cành, hoa cũng chẳng lìa thân, dù héo rũ tàn khô, vẫn luôn bám lấy cành như người quân tử đầy chí khí suốt đời theo đuổi lý tưởng chân chính của mình.

Hoa Cúc cũng biểu tượng cho tinh thần thanh cao của những kẻ sĩ muốn lánh xa vòng tục lụy . "Cúc ngạo hàn sương" (菊傲寒霜), cúc vẫn hiên ngang ngạo nghễ đâm hoa kết nhánh mặc cho sương tuyết lạnh giá bao trùm, mặc cho khí thời khắc nghiệt vây quanh, cúc vẫn mang nét điềm đạm ung dung, cúc vẫn vương mình đứng thẳng giữa phong trần, thách thức với bao nỗi đoạn trường gian truân của thế sự nhân tình. 

Trong bài thơ "Hoa cúc vàng mùa thu" của Yên Nhiên có trích hai câu thơ về bông cúc của Đào Uyên Minh: 

"Thái cúc đông ly hạ  採菊東籬下 
Du nhiên kiến nam sơn" 悠然見南山

(Hái hoa cúc dưới hàng giậu phía đông, 
Nhàn nhã ngắm núi non phương nam) 

Ngoài tai mọi chuyện bỏ qua. 
Trời cao đất rộng, lòng già thênh thang. 
Bên hiên hái dậu cúc vàng. 
Núi Nam xa tít, nhẹ nhàng thong dong. 

Tặng anh X. và các bạn một bài thơ về bông cúc: 

菊花 Cúc hoa 

Vong thân, vong thế, dĩ đô vong  忘身忘世已都忘 
Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương 坐久蕭然一榻涼 
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật 歲晚山中無歷日 
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương 菊花開處即重陽 

Dịch nghiã

Quên mình, quên đời, đã quên tất cả, 
Ngồi lâu trong hiu hắt, mát lạnh cả giường. 
Cuối năm ở trong núi không có lịch, 
Thấy cúc nở biết rằng đã tiết trùng dương. 

Phỏng dịch thơ 

Quên thân, quên thế, quên đời, 
Giường êm gió mát ta ngồi thong dong. 
Ðâu hay năm tận tháng cùng, 
Non cao cúc nở biết trùng dương sang. 


(Bài thơ "Hoa Cúc"(菊花) là tác phẩm của Huyền Quang Thiền sư - 玄光禪師. Thấy hay quá nên chia sẻ với anh X.).

Lý Trinh Trường K5

mùa thu không trở lại

9/26/20

Thu Tha Hương

Thu Tha Hương

Sắc đã vàng phai trên lá cây
Héo hon năm cánh đoá hoa gầy
Hiu hiu ánh nắng, the the gió
Đồi phủ mờ sương, núi khuất mây

Trước cảnh thu sang, chạnh ước thề
Thêm mùa thu nữa cách xa quê
Mấy lần mỏi cánh bầy ô thước
Trên bến sông xưa khách chẳng về

Ta võ vàng đi như lá khô
Bẽ bàng như cánh bướm tương tư
Nhà xưa ngoảnh lại, mù sương khói
Sông núi quê hương có đợi chờ

Mười mấy năm trời đất tạm dung
Mùa thu nhạt nhẽo đến vô cùng
Nàng trăng bạc thếch màu son phấn
Khi cõi lòng ta đã lạnh lùng

Đâu những chiều quê tiếng sáo ru?
Mục đồng ngất ngưởng vắt lưng trâu
Sáo diều vi vút trong trời gió
Ru cõi hồn ta chốn tuyệt mù

Đâu quãng đường quê ngập lá khô?
Vừng trăng bàng bạc chảy trên hồ
Có ai hong tóc hương trầm quế
Ngây ngất lòng ta đến dại khờ

Đâu những mùa thu của thế nhân?
Hoa tàn, bướm tiếc, khách bâng khuâng
Dòng sông hò hẹn cùng con phố
Con phố còn say ngủ với trăng

Ta bước- hồn ma giữa phố đông
Quê người, đất khách, kiếp lưu vong
Mùa thu sầu mộng phương trời cũ
Có biết ta thương nhớ ngập lòng

https://fdfvn.wordpress.com

9/25/20

Nơi Kết Thúc

Nơi Kết Thúc

Dạo:
Ai đem chỉ nối treo mành,
Nặng nề gánh nợ, mong manh tuổi trời.
Cóc cuối tuần:

Nơi Kết Thúc

Trăng hấp háy bên hông nhà dưỡng lão,
Mây loăng quăng sau cơn bão trái mùa,
Giọt mưa thừa đeo cánh lá già nua,
Như nỗi nhớ âm thầm chưa chịu dứt.

Đêm lấp lửng, người lặng nằm thao thức,
Biết đời mình chẳng còn được bao nhiêu.
Nét ưu tư trong ánh mắt xế chiều
Luôn thấp thoáng giữa hai liều thuốc ngủ.

Xe đạp, "bên thắng cuộc" trong cuộc khủng hoảng Covid 19 tại Pháp


Thùy Dương (RFI)


Giai đoạn hậu phong tỏa Covid-19, trong khi nhiều ngành sản xuất lâm khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có, thì tại Pháp ngành công nghiệp xe đạp lại « hưởng lợi lớn », cung không đủ cầu. Từ các nhà sản xuất xe đạp cho đến cửa hàng bán xe đạp, dịch vụ cho thuê hay sửa chữa xe đều như được thổi một làn sinh khí mới …

Xe đạp lên ngôi

Trước đây, xe đạp tại Pháp chủ yếu được coi như phương tiện đi dạo chơi, thư giãn cuối tuần. Mặc dù những năm gần đây, ở các đô thị lớn, nhất là thủ đô Paris, nơi thường xảy ra ách tắc giao thông, hệ thống giao thông công cộng ngày càng quá tải, với nhiều phong trào đình công kéo dài, thì xe đạp ngày càng được ưa chuộng như một phương tiện giao thông giá rẻ, thuận tiện, tốt cho sức khỏe và không gây hại cho môi trường, giảm ách tắc giao thông, nhưng nếu so với các nước Bắc Âu thì tỉ lệ người đi lại hàng ngày bằng xe đạp tại Pháp vẫn ở mức rất thấp : 3% (so với tỉ lệ 28% ở Copenhague, thủ đô Đan Mạch)...

Nghe phầm âm thanh:


(Theo France Info, Les Echos, Le Parisien, France Bleu)

Bộ tranh vẽ cuộc sống người Việt vào thập niên 1930

Bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương (Monographie dessinée de l’Indochine) là một series đồ sộ gồm 520 bức vẽ bằng bút chì, in li-tô và phần lớn đều tô màu. Nội dung tranh mô tả phong cảnh, cách sinh sống của người Việt vào khoảng đầu thập niên 1930. Nói chính xác thì có 4 bộ về xứ Bắc, 1 bộ về miền Trung, 6 bộ về miền Nam và 2 bộ về Cao Miên và Ai Lao.

 

lệ ứa thương vợ hiền

lệ ứa thương vợ hiền 

Lặng đứng bên giường nhìn em thở 
Ngực phập phồng khi chậm khi mau
Mắt tha thiết nặng tình lo sợ
Em nằm yên khó rõ bệnh đau..

Mấy ngày nay em đau em mệt
Mắt thường nhắm hơi thở nặng nề
Thơ viết dở dang ý chưa hết
Ngoài sân u ám gió thu về..

Buồn lắm Thủy, không nhìn không nói
Dù anh luôn kề cạnh bên giường
Anh đã nói và anh đã hỏi
Giọng thảm buồn ai oán thê lương..

Anh nói anh nghe, em bất động
Mắt anh nhìn nhịp thở chậm mau
Âm ấm má, ướt giòng lệ nóng
Nuốt buồn thương xót ý nghẹn ngào...

Lần trong tù nghe tin Ba mất
Lén khóc trong đêm sợ giặc nhìn
Không muốn chúng thấy mình mềm yếu
Đỏ mắt căm thù hận khắc in..

Đất ly hương nghe tin Mẹ mất
Lệ thâm tình tự ứa lăn dài
Em bệnh nằm tái môi đỏ mắt
Thương vợ hiền lâm nghiệt cảnh nầy...

Anh tha thiết van cầu em chớ
Bỏ anh đi, tội lắm em ơi
Bước lẻ loi anh thương anh nhớ
Tiếc lá chưa vàng nỡ vội rơi !!

thylanthảo
24-9-20

thy lan thao

Ngàn năm mây bay

tương tư diệp

THU Ý


THU Ý

Để cảm ơn sư huynh L.D.Thông, hiền hữu H.K.Long và Sơn Râu đã cảm thông hoà điệu.

Khóm trúc chiều Thu cơn gió lay
Bâng khuâng đầu ngõ ý thơ say
Một niềm u uẩn còn canh cánh
Ngàn nỗi tâm tư muốn giãi bày
Có phải tri âm dừng bước lại
Hay chỉ chim trời vỗ cánh bay
Lắng lòng nghe tiếng đàn giao hưởng
Chỉ nghe lành lạnh gió heo may.

MPH

Bà Thái Anh Văn vào danh sách 100 người ảnh hưởng nhất 2020 của Time

 Mộc Xuân 

Thứ Năm, 24/09/2020 (Trí Thức VN)


Ngày 23/9, tạp chí Time của Mỹ đã công bố bình chọn 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2020 (100 most influential people 2020), trong danh sách có Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Cùng ngày, bà Thái đã trả lời trên Facebook rằng đây không chỉ là niềm vinh dự của cá nhân bà mà còn là niềm vinh dự của cả đất nước.

Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan (Nguồn ảnh: Phủ Tổng thống Đài Loan)

Theo Đài Á châu Tự do (RFA), ngày 23/9, tạp chí Time đã công bố danh sách những người có ảnh hưởng nhất năm 2020, trong danh sách có Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan, thậm chí trên trang bìa tạp chí Time còn dùng danh xưng “Tổng thống Đài Loan” đối với bà Thái.

Đề xuất của Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz viết rằng, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn giống như một ngọn đèn hiệu chiếu vào bóng mờ cường quyền tại Trung Quốc, cho thế giới biết rằng Đài Loan sẽ không bao giờ khuất phục trước Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

9/24/20

Chuyện Gà Mẹ

 Chuyện Gà Mẹ 


Cháy rừng lớn bên Cali,
Người người hối hả tản đi cấp thời!
Lửa hồng nghi ngút lưng trời,
Khói than mù mịt, khắp nơi kinh hoàng!

Từng đàn chim chóc, thú hoang,
Tan bầy hốt hoảng, tìm đàng thoát thân.
Góc đồi kia, lửa tàn dần,
Một người Cứu hỏa, tới gần kiểm tra.

Chợt anh, nhìn thấy con gà,
Toàn thân cháy trụi, thiệt là thê lương!
Nằm bên ổ trứng dễ thương.
Hóa ra, khi lửa khẩn trương bừng bừng

Gà rừng Mẹ, vẫn rửng rung,
Vẫn nằm ấp Trứng, tưởng chừng ôm Con!
Chết trong biển lửa kinh hồn!
Ôi! Tình Mẫu Tử cao hơn non ngàn!

Chuyện “Gà” xúc động tâm can!
Hỏi “người”, sao nỡ bạo tàn “Phá thai” ?
Mẹ giết con – chẳng đoái hoài!
Hỡi ôi! độc ác hơn loài Qủi vương!

Trần Quốc Bảo

9/23/20

Airbus sẽ có máy bay thương mại chạy bằng nhiên liệu hydro vào năm 2035

Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus của châu Âu đang đặt mục tiêu sẽ đưa vào sử dụng máy bay thương mại chạy bằng nhiên liệu hydro đầu tiên vào năm 2035.

Mô hình máy bay tương lai của Airbus

Phát biểu với báo Le Parisien, Giám đốc điều hành (CEO) của Airbus, Guillaume Faury cho biết hydro là loại nhiên liệu sạch, chỉ thải ra hơi nước, nhưng liệu nó có xanh hay không còn phụ thuộc vào lượng khí thải carbon của các loại nhiên liệu được dùng để sản xuất ra nó.

Pháp và một số nước châu Âu khác đang đầu tư hàng tỷ euro vào dự án phát triển hydro xanh và ngành giao thông vận tải gây ô nhiễm cao là khu vực ưu tiên để sử dụng nhiên liệu sạch này. Ông Guillaume Faury nói: "Tham vọng của chúng tôi là trở thành hãng chế tạo máy bay đầu tiên đưa máy bay thương mại chạy bằng hydro vào sử dụng vào năm 2035". Theo ông Faury, việc phát triển nhiên liệu hydro khử carbon là "lĩnh vực ưu tiên" đối với Airbus.

Hiện Airbus đã sử dụng công nghệ hydro để cung cấp năng lượng cho các vệ tinh và tên lửa Ariane của hãng. Việc phát triển một máy bay sử dụng nhiên liệu không carbon sẽ không đòi hỏi bất kỳ bước đột phá công nghệ lớn nào nữa. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất vẫn cần khoảng 5 năm để đạt độ hoàn chỉnh, trong khi các nhà cung cấp sẽ cần thêm 2 năm nữa để sẵn sàng sản xuất. Ông Faury khẳng định: "Như vậy đến năm 2028, chúng tôi có thể thực hiện được chương trình này".

Theo ước tính, ngành hàng không tạo ra khoảng 3% lượng khí thải carbon của thế giới.

Phương Hoa (TTXVN)

Công nghệ cao : ARM vũ khí mới của Hoa Kỳ

Kiểm soát công nghệ của thế kỷ 21 để triệt hạ Trung Quốc, đặt châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc vào thế “chư hầu” : Phải chăng Washington đang đạt gần đến đích sau vụ một công ty Mỹ thâu tóm một tập đoàn của Anh từ tay một nhà đầu tư Nhật Bản ?

Ngày 13/09/2020 Nvidia thông báo chi ra 40 tỷ đô la để mua lại ARM từ tay chủ nhân là Softbank. ARM, Nvidia hay Softbank là ba cái tên xa lạ với hầu hết người tiêu dùng trên thế giới nhưng lại không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Mẫu số chung của ba tập đoàn nói trên là những con bọ chíp và họa đồ GPU đã trở thành “con tim và khối óc” của điện thoại di động, máy vi tính, máy chơi game và tất cả dụng cụ kết nối.

Một vụ Big Bang trong thế giới công nghệ

Có ít nhất ba yếu tố để quan tâm tới vụ công ty ARM của Anh một lần nữa đổi chủ.

Nhà đầu tư Softbank năm 2016 mua lại công ty thiết kế bọ chíp này của Anh với giá 32 tỷ đô la và có lãi 8 tỷ khi bán lại cho tập đoàn Mỹ Nvidia bốn năm sau. Lý do ARM, trụ sở đặt tại Cambridge nơi được mệnh danh là thung lũng công nghệ của nước Anh, trong năm 2019 đã thiết kế 22,8 tỷ con bọ cho khách hàng ở khắp 5 châu trong đó có những tên tuổi lớn của Mỹ như chính bản thân Nvidia, hay Apple, Qualcomm, và các hãng khác trên thế giới như Hoa Vi, Samsung, Nokia …

Bọ của ARMS nổi tiếng là hiệu quả và ít hao tốn năng lượng. Một lợi thế khác của tập đoàn Anh giúp cho Softbank lời 8 tỷ đô la trong 4 năm là “thế trung lập” của ARM nhờ vậy mà công ty này vẫn thịnh vượng trong cuộc chiến công nghệ giữa hai ông khổng lồ thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Nghe Phần Âm Thanh:

9/21/20

Nặng nhớ nặng thương

Nặng nhớ nặng thương 

**

Mấy trái chery còn đầy dĩa
Xoài thanh ca chín mộng còn nguyên
Chuối sứ kiwi em đều thích
Mắt anh nhìn, chân đứng lặng yên...

Nấm kho đậu hủ canh khoai môn
Mắt nhìn cảm thấy lạnh vô hồn
Nhà vắng em rồi cô quạnh quá
Anh rã rời, như xác chưa chôn !

Anh thẫn thờ nhìn vô phòng ngủ
Thấy nệm giường lành lạnh gối chăn
Bàn để thuốc bao nhiêu thứ thuốc
Canh giờ cho uống luôn sẵn sàng...

Chiếc xe lăn buồn im phòng khách
Nhìn chỗ nào cũng thấy dáng em
Anh vô hồn em mê chưa tỉnh
Bệnh viện bây giờ khó vô thăm...

Nơi đó khó tìm ai cẩn thận
Lau mình thay tã lót cho em
Ai đút cơm pha trà em uống
Canh chừng em ngủ suốt thâu đêm

Thành tâm đứng yên trước bàn Phật
Anh cầu xin Đức Phật từ bi
Cứu độ cho em qua bệnh ngặt
Sớm phục hồi anh rước em về..

Mấy tháng nay rồi em biết không?
Em rên anh xót nát cả lòng
Em say an giấc anh mừng lắm
Phật độ trì anh thỏa ước mong...

Từ em trở bệnh 4 tháng nay
Với anh như mấy thế kỷ dài
Lắng lo cầu nguyện luôn sầu khổ
Vẫn vững lòng tin thoát họa tai...

Nắng sẽ bừng lên em bình phục
Trời Phật ban ân phúc nhiệm mầu
Cuối bước đường đời vui hạnh phúc
Với bạn đường chung buớc bên nhau...

thylanthảo
19-7-20

ngồi ăn mà nhớ …

 

ngồi ăn mà nhớ …

Cầm chén cơm nước mắt rơi rơi
Nhà vắng buồn lo cảnh đổi dời
Sinh tử cảnh đời đâu dễ tránh
Nhân sinh suy thịnh mệnh do trời...!!

Sau 3 tháng nằm trong bệnh viện
Bác sĩ tận tình cứu chữa cho
Hăm mấy ngày mê man bất tỉnh
Hỏi lòng nào không lắng không lo !

Ba tháng một mình nhà im vắng
Gặp mùa đại dịch chẳng đi đâu
Không người nào được vào thăm viếng
Ở nhà lòng nôn nóng xót đau...!

Bác sĩ mỗi ngày cho tin tức
Chiều nào cũng ngóng đợi chờ phone
Nghe phone reo, phập phồng tay bắt
Hồi hộp nghe tin tức về em..

Em lạc cõi mê nằm bất động
Hăm mấy ngày anh ngỡ thiên thu
Tin em hé mắt dù giây phút
Anh thấy trời quang tan sương mù..

Vui mừng đón bước em tái sinh
Chồng con rộn rã biết bao tình
Cám ơn Trời Phật ban ân phước
Anh đẩy xe lăn đẹp ảnh hình...!

Chăm sóc cho em chưa đầy tháng
Em trở vào nhập phòng ICU
Kiếp nạn gì em luôn bệnh hoạn
Trời đang quang đãng trở sa mù..!

Anh rang tôm anh ngồi ăn cơm
Món ăn nầy mới cách mấy hôm
Xôi đậu xanh tôm rang anh đút
Mút muỗng xôi anh bảo em ÙM

Hôm nay cũng chén xôi như trước
Anh cầm lên lệ nhớ tuông rơi
Hình ảnh em, đắng lòng rát buốt
Đừng để anh buồn khóc cảnh đời...

thylanthảo
17-7-20

ĐƯA THU VÀO MỘNG


ĐƯA THU VÀO MỘNG
Trăng trắng ngà, giữa ngàn sao lấp lánh,
Sương mơ màng, trên đỉnh núi xa xa
Cúc nở nụ cười chúm chím vàng hoa
Tường vi đỏ, như môi cô hàng xóm.


Nắng hồng trên cỏ, chớp lia đom đóm,
Ấy là Thu!… Thu đã tới trước nhà!
Chào đón Nàng, có giọng hát sơn ca
Đàn bướm nhỏ, bay chập chờn khiêu vũ.

Cả rừng phong, áo muôn mầu quyến rũ,
Liễu nghiêng đầu, hong mái tóc xanh lơ
Mây lưng trời, bỗng dừng lại ngẩn ngơ
Gió mơn trớn đa tình hôn trên má.


Chao ôi! Thu dịu hiền… yêu Thu quá!
Một trời Thu… hay tất cả là Thơ?
Ánh trăng thanh, nhuộm vũ trụ huyền mơ
Đêm buông xuống, Thu đưa ta vào mộng.

Đành đã biết, Thu ôm tròn lẽ sống,
Nhưng xá gì… lá rụng với mây bay!
"Thu ẩm hoàng hoa tửu" (*) ngất ngây say
Há phải đợi Đông về ngâm Bạch Tuyết!



Rót tự trái tim, những dòng trác tuyệt,
Đưa Tình Thu, lên Cung Nguyệt mơ màng
Xa chốn trần ai, ô nhiễm, hỗn mang
Thu nhập hồn Thơ… lênh đênh Trời Mộng!

*)Cổ thi: "Thu ẩm hoàng hoa tửu, Đông ngâm bạch tuyết thi".

Trần Quốc Bảo, Richmond, Virginia.


Nghe Nhạc:

9/20/20

ĐƯA THU VÀO MỘNG

Trăng trắng ngà, giữa ngàn sao lấp lánh,
Sương mơ màng, trên đỉnh núi xa xa
Cúc nở nụ cười chúm chím vàng hoa
Tường vi đỏ, như môi cô hàng xóm.


Nắng hồng trên cỏ, chớp lia đom đóm,
Ấy là Thu!… Thu đã tới trước nhà!
Chào đón Nàng, có giọng hát sơn ca
Đàn bướm nhỏ, bay chập chờn khiêu vũ.

Cả rừng phong, áo muôn mầu quyến rũ,
Liễu nghiêng đầu, hong mái tóc xanh lơ
Mây lưng trời, bỗng dừng lại ngẩn ngơ
Gió mơn trớn đa tình hôn trên má.


Chao ôi! Thu dịu hiền… yêu Thu quá!
Một trời Thu… hay tất cả là Thơ?
Ánh trăng thanh, nhuộm vũ trụ huyền mơ
Đêm buông xuống, Thu đưa ta vào mộng.

Đành đã biết, Thu ôm tròn lẽ sống,
Nhưng xá gì… lá rụng với mây bay!
"Thu ẩm hoàng hoa tửu" (*) ngất ngây say
Há phải đợi Đông về ngâm Bạch Tuyết!


Rót tự trái tim, những dòng trác tuyệt,
Đưa Tình Thu, lên Cung Nguyệt mơ màng
Xa chốn trần ai, ô nhiễm, hỗn mang
Thu nhập hồn Thơ… lênh đênh Trời Mộng!

Trần Quốc Bảo

*)Cổ thi: "Thu ẩm hoàng hoa tửu, Đông ngâm bạch tuyết thi".

9/19/20

Hội Thơ Thụ Nhân



Lá Thư Thụ Nhân
                                                        Hội Thơ Thụ Nhân

Nhà báo Võ Thành Xuân vừa đưa bài viết về thi sĩ Vũ Hoàng Chương (05/05/1916 - 06/09/1976) lên Diễn Đàn Thụ Nhân, trên TN 1-2 liền có mấy điện thư đáp lại. Vì mục đích của Lá Thư Thụ Nhân là gom góp ý kiến của các bạn Thụ Nhân, sau đây là vài tâm tình Thụ Nhân tưởng nhớ cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhân ngày giỗ 06/09 :

‘‘Cám ơn anh Thông đã viết bài về Vũ Hoàng Chương. Ngoài thi tài, Vũ Hoàng Chương còn là một người có nhân cách và quan niệm đứng đắn về thi ca.’’ (Nhan Ánh Xuân, ngày 07/09/2020)

‘‘Xin cảm ơn Anh Thông về bài viết “Thi sĩ Vũ Hoàng Chương’’. Một thi sĩ lớn của miền Nam VN thời bấy giờ - Một tinh thần bất khuất thật đáng khâm phục - Nhân đây tôi cũng xin chép lại một bài thơ của nhà văn Hoàng Hải Thủy viết khi nghe tin thi sĩ Vũ Hoàng Chương qua đời

Giải nhân quyền Vaclav Havel về tay một họa sĩ ly khai Trung Quốc

Trọng Nghĩa (RFI)

Giải nhân quyền quốc tế Vaclav Havel 2020 được trao tặng cho một họa sĩ ly khai Trung Quốc, chiến dịch tấn công quá lố của báo chí Nhà Nước Trung Quốc vào một sinh viên Úc, tình trạng các nước giàu thâu tóm vac-xin ngừa Covid-19 bị tố cáo: Đây là một số đề tài đáng chú ý trong tuần mà tạp chí Thế Giới Đó Đây xin được gởi đến quý vị.


Trong bản thông cáo công bố giải thưởng mang tên Giải Quốc Tế Vaclav Hacel về Ly Khai Sáng Tạo (Václav Havel International Prize for Creative Dissent), hiệp hội Human Rights Foundation HRF trong ban tổ chức giải ghi nhận như sau về nghệ sĩ Trung Quốc:

Ba Đâu Thảo là một nghệ sĩ bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang sống lưu vong ở Úc. Tác phẩm nghệ thuật chính trị của ông đã vạch trần sự dối trá của chế độ Trung Quốc, nâng cao nhận thức về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và vạch trần hành vi kiểm duyệt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với đại dịch do virus corona gây ra. Ba Đâu Thảo là người sáng tạo ra Cờ Lennon, biểu tượng phản đối mạnh mẽ đã truyền cảm hứng và huy động cộng đồng toàn cầu đoàn kết với phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông. Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng bịt miệng Ba Đâu Thảo bằng cách đe dọa gia đình anh ở Trung Quốc”.

“Nghệ thuật là hình thức phản kháng bất bạo động nhất”

Theo thông tín viên RFI Grégory Plesse tại Úc, họa sĩ ly khai Trung Quốc luôn dùng nghệ thuật của mình để tố cáo các hành vi đàn áp của chế độ Trung Quốc, đặc biệt dấn thân vào phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, tham gia từ xa bằng cách đăng các tác phẩm nghệ thuật chính trị lên Internet.

Trả lời RFI, nghệ sĩ Trung Quốc cho rằng trong những cuộc biểu tình vì dân chủ tại Hồng Kông, nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng....

Nghe Phần Âm Thanh:

Màu đen kiêu hãnh trong ca khúc Say It Loud, I’m Black and I’m Proud

 Thanh Hà (RFI)


Dư âm vẫn còn sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ da đen ở Minneapolis từ cuối tháng 5/2020. Trên các sân vận động hay đường phố tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới, hầu như mỗi ngày vẫn vang lên khẩu hiệu chống kỳ thị màu da. Hơn 50 năm trước phong trào Black Lives Matter, nhạc sĩ da đen James Brown từng hô vang niềm tự hào của người Mỹ gốc Phi làm nên lịch sử Hoa Kỳ với Say It Loud, I’m Black and I’m Proud.

Trên sân khấu nhà hát thành phố Dallas, bang Texas ngày 26/08/1968, chót vót trên đỉnh cao danh vọng, nhạc sĩ kiêm ca sĩ James Brown lần đầu tiên thể hiện ca khúc ông vừa hoàn tất trước đó hai tuần trong một phòng thu ở thành phố thiên thần, Los Angeles- California. Để ghi âm tác phẩm được mệnh danh là « bản tuyên ngôn không chính thức của người Mỹ da đen » này, một đêm thanh vắng, Brown xuất thần đòi cho bằng được một dàn đồng ca thiếu nhi để hét thật to niềm tự hào của những người Da Đen - I’m Black and I’m Proud
.
Biến uất hận thành khúc hoan ca

Với khoảng 30 giọng ca còn non trẻ mà ông bầu của James Brown đã vội vã tập hợp được cho kịp buổi thu âm, tác giả đã chủ ý biến uất hận của những người nô lệ đem mồ hôi và nước mắt làm giàu cho những kẻ khác thành một khúc hoan ca, thành một khẩu hiệu đấu tranh, tiếp bước trên con đường từng được mục sư Martin Luther King khai mở :

« Chúng ta sẽ không ngừng đấu tranh cho đến khi giành được những gì thuộc về ta ».


Nghe Phần Âm Thanh:

9/18/20

CUỐI CUỘC HÀNH TRÌNH

 

Tuy không nổi tiếng bằng những đồng đội- như "lưỡng thủ vạn năng" Phạm Văn Rạng, hay "đầu sói" Đỗ Thới Vinh, tả biên Nguyễn Văn Ngôn ( Ngôn I ) hoặc "bức tường thành" Phạm Huỳnh Tam Lang và những "mũi tên vàng" bao gồm trung phong Nguyễn Văn Chiêu của đội tuyển VNCH vô địch Merdeka 1966, hay Nguyễn Ngọc Thanh của năm 1959 tại giải Vô Địch Túc Cầu Đông Nam Á- nhưng tài nghệ của ông cũng đủ để được tuyển vào đội Thanh Niên Sài Gòn cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Đồng thời, ông cũng được hai ký giả kỳ cựu của làng báo thể thao Sài Gòn là Thiệu Võ trên tờ Đuốc Thiêng và Huyền Vũ, trên tờ tuần báo Nguồn Sống, nêu tên hàng tuần, mỗi khi ông ra sân trong màu áo của đội Thương Khẩu và sau đó là Quan Thuế.

Ngay sau khi giúp đội Quan Thuế đoạt Vô Địch Quốc Gia Hạng Danh Dự mùa 1962- 1963, ông nhận được lời mời gia nhập Đội Tuyển Quốc Gia của Tổng Cục Túc Cầu VNCH. Nhưng cái duyên của ông với đội tuyển Việt Nam chỉ được đúng ...1 ngày! Vì trước đó không lâu, ông đã nhận lệnh gọi nhập ngũ để thụ huấn Khóa 14 Sĩ Quan Trừ Bị tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Khóa 14 SQTB/Thủ Đức có tới hơn 2200 SVSQ, bao gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trí thức và quân nhân tái ngũ theo lệnh đôn quân của chính phủ Đệ I Cộng Hòa.

Cầu Thê Húc, Hà Nội

Cầu Thê Húc, Hà Nội năm 1901
Photographe Hoàng Gia Viễn


 

9/17/20

SỢI TÓC EM

 

Sợi Tóc Em

Sợi tóc em, buông rơi trên thảm cỏ,
Có con chim nhỏ, sà tới tha đi.
Nó luồn vào trong khóm lá tường vi,
Đan cái tổ nhỏ, tiện nghi xinh xắn!

Sợi tóc em, thành chỉ tơ chắc chắn,
Đính vòng tròn những cánh lá vào nhau.
Con chim trống, dùng cái mỏ để khâu,
Trời dạy nó, xây lâu đài tình ái!

Rồi trong tổ ấm êm, con chim mái,
Đẻ trứng, ấp đàn chim bé xinh xinh...
Sợi tóc em rơi, chẳng phải vô tình,
Mà thụ ứng, bởi chương trình Thượng Đế!



Em yêu ơi! Sợi tóc xưa cũng thế!
Tại vì đâu? vương vít bám vai anh!
Sợi tóc của em, hóa sợi tơ lành,
Cột chặt chúng mình, vào nhau mãi mãi!

Chẳng phải vô minh, mà sinh tình ái,
Nguyệt Lão làm mối lái, đấy em ơi!
Ta bước đi trên mầu nhiệm đường đời,
Sợi tóc em rơi, cũng Trời sắp đặt!

Trần Quốc Bảo

Xin Cám Ơn Cuộc Đời

 

Bố tôi từng là một tài xế lái xe đường dài, từng là một người cởi mở và tự tin. Nhưng năm tháng trôi qua, lần đầu tiên không nhìn thấy rõ đường đi, ông vẫn nói đùa rằng đường nhiều bụi quá. Và cũng ngày hôm đó, tôi bắt gặp bố đang lặng lẽ đeo thử cặp kính lão. Bố tôi sẽ nổi cáu khi ai đó bảo rằng ông đã đến tuổi phải nghỉ ngơi! Không lâu sau, bố bị đau tim, phải trải qua việc mổ xẻ. Khi qua khỏi, ông yếu hẳn đi và không thể đi làm được nữa!

9 Bí mật ở Canada ít người biết


Canada còn được gọi bằng cái tên là “đất nước lá phong”, có diện tích lãnh thổ rộng 9.984.670 km2, là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới. Chúng ta hãy cùng xem vùng đất rộng lớn này có bao nhiêu điều bí mật mà bạn chưa được biết đến.

1. Canada lúc lạnh nhất còn lạnh hơn cả sao Hỏa


Mùa đông ở Canada vô cùng giá lạnh là điều mà chắc hẳn mọi người đều biết, nhiệt độ trung bình vào tháng 1 ở thủ đô Ottawa là -14,4℃.

Điều khiến người ta kinh ngạc đó là vào ngày 3/2/1947, tại ngôi làng Snag thuộc vùng Yukon nhiệt độ giảm xuống đến -63℃. Sự thật thì nhiệt độ thấp như vậy không khác gì trên bề mặt sao Hỏa cả, nhiều khi còn lạnh hơn.


Núi Whistler ở British Columbia.(Ảnh: Sarah Schmalbruch /INSIDER)

9/16/20

Tư thế nằm ngủ bên trái






6 tác dụng đối với sức khỏe từ tư thế nằm ngủ bên trái

Ngủ là thời gian tốt nhất để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Vậy nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng trái, nghiêng phải... tư thế ngủ nào là tốt nhất cho sức khỏe?

Theo các nhà khoa học và các bác sĩ thì:
Nằm nghiêng về bên trái được cho là tư thế ngủ có lợi nhất. 
Dưới đây là 6 lý do tại sao tư thế ngủ này lại có lợi nhất cho sức khỏe.

1. Ngủ nghiêng về bên trái tốt cho hệ bạch huyết
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, hệ bạch huyết tập trung nhiều ở phía bên trái cơ thể. Ngủ nghiêng về bên trái giúp hệ bạch huyết lưu thông và đào thải chất thải đi qua hệ bạch huyết hiệu quả hơn. Các nghiên cứu phương Tây cũng chỉ ra rằng nghiêng về bên trái có thể giúp loại bỏ chất thải ra khỏi não. Ngược lại, ngủ bên phải có thể khiến hệ bạch huyết làm việc không hiệu quả.

2. Ngủ nghiêng về bên trái giúp cải thiện tiêu hóa 
Khi nằm ngủ nghiêng về bên trái, thức ăn sẽ dễ dàng di chuyển từ ruột già vào phần ruột già xuống (đại tràng xuống). Đồng thời, ngủ ở phía này cho phép dạ dày và tuyến tụy được treo tự nhiên. Điều này giúp kiểm soát enzyme tuyến tụy và quá trình tiêu hóa khác tốt hơn.

3. Ngủ nghiêng về bên trái tốt cho tim
Các bác sĩ luôn khuyến khích các bà bầu ngủ nghiêng về bên trái để cải thiện lưu thông máu tới tim. Và dù bạn không mang thai hoặc không phải là phụ nữ, ngủ bên trái có thể giảm bớt áp lực cho tim bởi vì trọng lực có thể tạo thuận lợi cho việc lưu thông động mạch chủ từ tim và hệ bạch huyết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều bàn luận quanh chủ đề ngủ nghiêng về bên trái hay bên phải tốt cho tim hơn.

4. Ngủ nghiêng về bên trái tốt cho bà bầu
Ngủ nghiêng về bên trái không chỉ giúp cải thiện hệ tuần hoàn của phụ nữ có thai mà còn giảm áp lực ở lưng và giữ cho tử cung co giãn không ảnh hưởng đến gan. Máu cũng sẽ được lưu thông tới tử cung, thận và bào thai khi bà bầu nằm bên phía trái.

5. Ngủ nghiêng về bên trái giúp giảm chứng ợ nóng
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Clinical Gastroenterology cho biết nằm nghiêng về bên trái có thể làm giảm triệu chứng trào ngược axit. Lý do là bởi vì dạ dày của chúng ta nằm ở phía bên trái. Nếu nằm ở phía bên phải, bạn sẽ dễ bị axit trào ngược hơn. Với những ai bị chứng ợ nóng sau ăn thường xuyên, hãy thay đổi thói quen nằm nghỉ. Tốt nhất, không nên nằm ngay sau khi ăn xong. Bạn nên đi lại nhẹ nhàng ít nhất 10 phút, sau đó ngồi hoặc nằm nghiêng về bên trái.

6. Ngủ nghiêng về bên trái giúp giảm đau lưng
Nếu bạn bị đau lưng lâu ngày, bạn nên chú ý đến tư thế ngủ đêm của mình. Ngủ nghiêng sẽ giúp giảm bớt áp lực lên xương cột sống. Do đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, ngủ ngon giấc hơn và không bị đau lưng ê ẩm vào mỗi buổi sáng. 


Chú ý:
Trong khi có nhiều ý kiến trái chiều về tư thế ngủ tốt cho sức khỏe, việc ngủ nghiêng về bên trái có thể không hoàn toàn tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị mắc bệnh tim, người mắc chứng ngưng thở, người bị bệnh tăng nhãn áp, người mắc hội chứng ống cổ tay… Nếu bạn ngủ không ngon giấc và bị mất ngủ kinh niên, tốt nhất bạn nên đi khám sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ về tư thế ngủ.




theo dkn.tv

Covid-19 có thể trở thành bệnh theo mùa như cúm

Anh Vũ (RFI)

Các nhà khoa học vừa mới công bố ghi nhận đáng lo ngại: Miễn dịch cộng đồng có tạo được nhờ vac-xin thì cũng sẽ không ngăn được dịch trở lại đều đặn theo mùa.

Trong vòng vài tháng qua, đại dịch Covid-19 đã gây ra gần 30 triệu ca nhiễm và 920 nghìn ca tử vong trên thế giới cùng những thiệt hại kinh tế, xã hội vô cùng lớn. Cuộc sống của cả nhân loại bị đảo lộn bởi các biện pháp phòng trừ dịch: phong tỏa, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang … Virus corona Sars-CoV-2 sẽ còn tiếp tục hoành hành như thế đến bao giờ, sau khi tìm ra được một loại vac-xin hay cách trị liệu kháng virus hiệu quả ? Có đáng lo lắng khi virus sẽ không bao giờ biến mất và cần phải làm quen với sự có mặt của nó ?

Trong khi đó, nhiều nước trước đây đã phải đối mặt với làn sóng đại dịch thứ nhất, giờ đang chuẩn bị hứng chịu làn sóng thứ 2 có thể xảy ra trong lúc các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa toàn bộ dân cư đã dần được dỡ bỏ để cho phép các hoạt động kinh tế trở lại bình thường.

Đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc.

Không chỉ vì « làn sóng dịch thứ nhất có thể sẽ còn kéo theo nhiều làn sóng khác trầm trọng hơn », mà còn vì virus « Sars-CoV-2 hoàn toàn có cơ hội để biến thành một loại virus theo mùa trở lại vào mùa đông hàng năm, giống như bệnh cúm », đó là nhận định của các nhà nghiên cứu y khoa của Đại học Mỹ tại Beyrouth và Trung tâm Nghiên cứu y- sinh Đại học Qatar, trong một nghiên cứu công bố hôm 15/09 trên tạp chí Frontiers. Nhiều nhà khoa học khác cũng đã có những dự báo tương tự trong các tháng gần đây.

9/15/20

André Menras: ‘Vụ Đồng Tâm - Đảng CSVN từ mị dân đến coi dân là kẻ thù’

Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
14 tháng 9 2020



Chụp lại hình ảnh, nhà làm phim người Pháp André Menras từng về Đồng Tâm trực tiếp dự cuộc họp bàn giữ đất của người dân

Nhà làm phim người Pháp André Menras từng về Đồng Tâm trực tiếp dự cuộc họp bàn giữ đất của người dân - chỉ ít lâu trước khi ông Lê Đình Kình bị bắn chết - và 'ngạc nhiên' vì thấy họ 'một lòng tin Đảng'. Khi thảm kịch xảy ra, ông cho rằng đảng CSVN đang chuyển dần từ giai đoạn mị dân tới tự cô lập mình.


André Menras, tên tiếng Việt là Hồ Cương Quyết, mang hai quốc tịch Pháp - Việt. Ông được biết đến với các hoạt động xuống đường trong Chiến tranh Việt Nam và mới đây qua các phim tài liệu như "Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát" và "Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong".

Trước ngày tuyên án 29 người Đồng Tâm, ông André Menras có cuộc trao đổi với BBC News Tiếng Việt:

9/14/20

Tiếng Sét

Tiếng Sét




Chỉ một thoáng nhưng đã thành vĩnh viễn
Để sau này tôi còn mãi bâng khuâng
Đôi mắt nàng thăm thẳm, da trắng ngần
Phải là người, lòng tôi bỗng tự hỏi?

Nơi đất này có vị vua áo vải
Vùng võ xưa tiềm ẩn lắm giai nhân
Chỉ nhìn nàng tôi đã thấy mùa xuân
Đôi môi thắm như cười với chàng lính

Lòng bàng hoàng và hồn có linh tính
Khẽ chạm nhau nàng ngã gọn vòng tay
Ngửa mặt nhìn tôi vẻ mặt như ngây
Tợ hai đứa nợ duyên từ kiếp trước

Đến bây giờ bao quãng đời xuôi ngược
Tôi vẫn rung như những sợi dây đàn
Mà nàng là làn gió lướt qua ngang
Trong bầu trời, trấn Phú Phong thuở ấy

Phải tiếng sét ái tình đã run rẩy
Đánh trúng tôi cùng cô bé năm xưa
Mươi phút nghỉ chân, cuộc tình không ngờ
Sâu lắng nhất mà cũng là ngắn nhất

Locphuc.

Ân cần lo lắng

 Ân cần lo lắng 

Buồn thương lo lắng xoáy lòng đau
Muốn nói cùng ai lại nghẹn ngào
Bạn đường đã lạc vào mê lộ
Đâu còn hiểu biết được gì đâu..!!

Lẩn thẩn vô tâm bước trong nhà
Nhìn đâu cũng thấy dáng mờ xa
Em may, em cắt em đang vẽ
Lê ướt ngăn che ảnh nhạt nhòa..

Anh đứng thật lâu nhìn vô phòng
Chậu lan vẫn nở đẹp bên song
Trên giường chăn gối còn nguyên vẹn
Cảnh vắng nhìn thêm xót nát lòng..

Mấy chai thuốc còn trên bàn thuốc
Anh nghiền cho nát để cho ai
Cho ai uống mà anh nghiền nát
Xót mắt nhìn ly, nhẹ thở dài...

Sáng nay nơi đó ai lau mặt
Chải tóc cho em thay áo quần
Ai đút cho em ngồi ăn sáng
Xoa bóp tay, chuyện vãn ân cần

Em nằm ngủ anh nấu thức ăn
Giặt áo quần chuẩn bị thuốc thang
Thỉnh thoảng thăm chừng, em say giấc
Lòng luôn lo lắng lệ ứa tràn...

Nghĩa tình ấm lạnh làm sao khỏi
Xót lòng nghe tiếng em rên đau
Trước bàn Phật, cúi đầu khấn nguyện
Xin cho em thoát cảnh ba đào...!

Con thành tâm cầu xin Đức Phật
Rủ lòng nhân cứu vớt bạn đường
Đang đứng trước lằn ranh sinh tử
Cầu xin Đức Phật đoái lòng thương...

thylanthảo
16-7-20

Xin được chăm sóc


Xin được chăm sóc

Nước mắt rơi rới ướt đẫm buồn
Ảo mờ cảnh vật một màu sương
Chắn che tất cả niềm hy vọng
Ngơ ngẩn hồn say lạc lối đường..

Gió từ đâu? Đùa mây tới đây
Đậm màu xám xịt phủ che đầy
Nghe như trong gió lời bi thảm
Tiếng cú âm rền mang họa tai..

Không được cạnh kề bên giường bệnh
Cầm tay nhìn tận mặt bạn đường
Dù em không nói không hay biết
Anh cũng thỏa lòng anh nhớ thương !

Chiều gắng gượng ngồi vào bàn ăn
Nhìn thúc ăn lệ nhớ lại tràn
Món em thích ,làm sao anh đút
Anh ngồi ăn, em vẫn mê man..!

Gần tháng qua anh lo chăm sóc
Em không ngồi đứng, anh đỡ nâng
Pha thuốc bóp tay chân chuyện vãn
Vất vả tới đâu vẫn ân cần...

Nghĩ rằng hạnh phúc buổi cuối đời
Kề cạnh bên em anh thật vui
Nghĩa tình chăm sóc anh đâu quản
Hết mệt ngay khi thấy em cười...

18 giờ mỗi ngày anh kề cạnh
Thức giấc lúc nào cũng nhìn em
Em say giấc an lòng ngủ tiếp
Tình thương em không kể ngày đêm...

Hàng đêm anh vẫn luôn cầu nguyện
Đức Phật từ bi cứu độ cho
Đừng bỏ anh van em đừng bỏ
Bệnh cở nào anh cũng chăm lo..

thylanthảo
15-7-20

Nhật Bản đã chọn được người thay thế Shinzo Abe


Anh Vũ (RFI)

Thủ tướng Nhật Bản đã từ nhiệm Shinzo Abe (T) tặng hoa cho chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga sau khi nhân vật này được bầu làm lãnh đạo mới của đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) ở Tokyo, Nhật Bản ngày 14/09/2020. REUTERS - POOL


Hôm nay 14/09/2020, đảng cầm quyền Dân Chủ Tự Do (LPD) tại Nhật với đại đa số tán thành, đã chỉ định ông Yoshihide Suga, 71 tuổi, làm chủ tịch đảng thay ông Shinzo Abe, vừa từ chức vì lý do sức khỏe sau 8 năm cầm quyền. Vào ngày 16/09 này, ông Yoshihide Suga sẽ chính thức được Quốc Hội giao quyền lãnh đạo chính phủ phần còn lại của nhiệm kỳ này, kết thúc vào mùa thu năm 2021.

hông tín viên Fréderic Charles từ Tokyo phân tích:

Hoàn toàn không có gì ngạc nhiên, trong chính trường Nhật rất hiếm khi xảy ra những bất ngờ đột biến. Yoshihide Suga không xuất thân từ gia đình làm chính trị lớn ở Nhật. Ông là con trai một nông dân trồng dâu

ở miền bắc đất nước, vùng Akita.

Nhưng từ tháng 4 đến tháng 6, GDP của Nhật giảm 28%. Quả là rất lo lắng. Yoshihide muốn quy tụ các nhân vật cải cách để mang lại sức sống mới cho đất nước, trước khi cho tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn để củng cố quyền lực.

Sự lựa chọn tiếp nối Shinzo Abe

Sau khi tốt nghiệp khoa luật, ông Yoshihide làm trợ lý cho một nghị sĩ của vùng Yokohama. Đó cũng là nơi, năm 1987 khi mới 28 tuổi, ông được bầu vào hội đồng thành phố. 9 năm sau, ông trở thành dân biểu của thành phố lớn nằm ở phía đông Nhật và liên tiếp tái đắc cử tại đây.

Làm một cộng sự thân tín của Shinzo Abe từ khi ông này trở lại nắm quyền năm 2012, Yoshihide Suga được chỉ định làm phát ngôn viên chính phủ và đặc biệt là chức chánh văn phòng nội các, một chức vụ quan trọng nắm bắt được mọi triển khai chính sách của chính phủ. Ông Suga cũng là nhân vật quan trọng trong sách lược kinh tế « Abenomics » nhằm chấn hưng kinh tế Nhật từ sau khi ông Shinzo Abe lên cầm quyền.

Nhìn chung theo giới quan sát, Yoshihide Suga là sự lựa chọn tiếp nối chính sách của Shinzo Abe: « Cứng rắn với Trung Quốc đồng thời cố gắng duy trì quan hệ vì lợi ích kinh tế, tuyệt đối giữ liên minh với Hoa Kỳ », theo bà Valérie Niquet, phụ trách mảng châu Á, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp. Người Nhật biết không nhiều về Yoshihide Suga, một người rất kín đáo về đời tư.

Ông đã phải lao động vất vả để chi trả cho những năm học luật tại đại học. Là một nhà chiến thuật khôn khéo, trong chính quyền Shinzo Abe, ông đã biết cách đưa vào khuôn phép những thành phần quan liêu đầy quyền lực, vẫn thường làm lật đổ chính phủ mà họ không hài lòng.

Yoshihide Suga cam kết rằng những công chức cao cấp phải thực thi chính sách của chính phủ. Ngoài ra ông cũng đóng góp vào việc mở thị trường lao động cho người nước ngoài. Giờ đây ông Suga hứa sẽ mang lại niềm tin cho người dân rằng Nhật ngăn chặn đại dịch virus corona tốt hơn ở những nước khác.

9/13/20

Cá lóc nướng trui

 


Người đời và Ðời người

 

Chuyện xảy ra trên một chuyến bay: 
Một người đàn ông Nhật đưa tro cốt của vợ về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê nhà.

Người đàn ông ấy và vợ lấy nhau hơn 50 năm. Họ sinh sống ở Yokohama nhưng quê nhà của họ thì ở Saga, Kyushu. Khi vợ mất ông đã quyết định đem tro cốt của bà về với quê cha đất tổ. Ông biết việc vận chuyển tro cốt của người đã khuất phải làm thủ tục đặc biệt với hàng không. Ông bỏ hũ tro vào một cái hộp nhỏ rất chắc chắn và cũng rất xinh đẹp, và khi làm thủ tục ông cũng trình bày rất rõ ràng với nhân viên hàng không. Ðội ngũ nhân viên sân bay đã đồng ý cho ông mang hộp đựng bình tro cốt lên máy bay, nhưng với điều kiện họ phải được phép giữ và bảo quản kỹ càng chiếc hộp trong suốt chuyến bay. Ông đồng ý ngay.

Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường cho đến khi ông ngồi xuống ghế của mình.

Một cô tiếp viên hàng không bỗng đi đến gần ông và hỏi một câu nhẹ nhàng:
- "Thưa ông, Chúng tôi đã sắp xếp một chỗ ngồi cho bà. Ông cho phép tôi chuyển bà ngồi cạnh ông nhé?".

Cô tiếp viên hỏi xong, trong lúc ông vẫn còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì cô tiếp viên đã nhẹ nhàng đặt chiếc hộp đựng hũ đựng tro cốt lên chiếc ghế cạnh ông. Cô còn nhẹ nhàng cài đặt dây an toàn cho cả chiếc hộp như cài dây cho một hành khách. Xong cô cúi đầu nói: "Xin chào hai quý khách!".

Hành động nhỏ mà vô cùng cao đẹp này của người tiếp viên và phi hành đoàn đã thắp sáng hạnh phúc tưởng chừng như tắt lụi của người đàn ông kia. Vậy là ông vẫn còn được bay cùng bà chung một chuyến về thăm quê nhà.

Khi câu chuyện được chia sẻ, mọi người đều có ấn tượng tốt đẹp với cách sắp xếp và cư xử tâm lý của phi hành đoàn. Cư dân mạng không khỏi xúc động khi bình luận rằng:
- "Họ đã thật sự cho ông ấy một chuyến đi ý nghĩa nhất cuộc đời”
- "Tôi thật sự không thể cầm được nước mắt khi đọc câu chuyện này”
- "Nước mắt của tôi sao nó cứ rơi, nhưng không phải vì buồn mà vì hạnh phúc thay cho ông ấy”...

Nho giả hay Nho sĩ

ĐI TÌM SỰ YÊN TĨNH VỚI “MẶT TRẬN Ở SÀI GÒN”

ĐI TÌM SỰ YÊN TĨNH VỚI “MẶT TRẬN Ở SÀI GÒN

9/12/20

NGỒI GIỮA EDEN NHỚ SÀIGÒN

NGỒI GIỮA EDEN NHỚ SÀIGÒN
Thả chân trên phố phường xa lạ
Nhớ quá con đường, khu phố xưa
Kỷ niệm bỗng về trong ký ức
Nhớ cả chuyện đời, chuyện nắng mưa.

Tôi thấy lại mình trên Lê Lợi
Trong Rex, Givral lúc cuối tuần
Thấy cả con đường Trương Minh Giảng
theo Trần Quý Cáp đến Duy Tân.

Ngồi giữa Eden (*) mơ Chợ Cũ
Dạo qua hàng quán Virginia
Thèm ly nước mía trong Sở Thú
cũng đành uống tạm chút...Coca!

Sài Gòn dâu bể theo định phận
Thương cho những kiếp "Phó Thường Dân"
45 năm! Giữa cơn phẫn hận
cố nối trời xa lại mơ gần.

Bốn tiếng lái xe. Hai trăm dặm
Tìm nắng Sài Gòn qua khói cay
Nửa vòng trái đất...xa thăm thẳm
Thôi đành vui tạm cho qua ngày!

HUY VĂN
(*) Khu Thương Mại của Cộng Đồng Người Việt
tại Falls Church, Virginia

9/11/20

Sản xuất đường thốt nốt từ cây cọ dầu

SANG MÙA

SANG MÙA
Trần Quốc Bảo

Mùa Hạ qua, như cô nàng khó tánh,
Giận đùng đùng !!!... rồi đỏng đảnh ra đi!
Suốt Tuần nay, khí hậu nóng lạ kỳ,
San Jose lên 104 độ F !

Đành chấp nhận! chuyển vần theo thời tiết,
Tạm chia tay với Hạ nhé, em ơi!
Rồi sang năm, sẽ gặp lại nhau thôi,
Đã vĩnh biệt em đâu, mà tiếc luyến!



Ba tháng Hạ... ối chao ôi, nhiều chuyện!
Đổ mồ hôi! vẫn phải bịt khẩu trang!
Cháy rừng Cali, khủng khiếp kinh hoàng!
Louisiana thời bão giông càn quét!

Mùa Bầu Cử, mùa Bạo Hành... hò hét!
Thế đủ rồi !!! Tạm biệt Hạ, nghe em!
Đợi sang Thu, cho khí hậu êm đềm,
Ta với Thu, vốn mộng mơ hò hẹn!



Chiều vàng Thu, chập chờn đôi cánh én,
Triền National Parks lá ửng Thu hồng!
Có phải Thu, ngoài song cửa đó không?
Ta mong chờ, làn gió Thu dịu mát!

Dáng Thu diệu huyền, mây trời bát ngát,
Sương Thu mơ màng, như cảnh Bồng Lai,
Dưới trăng Thu, êm ả chuốc men say.
Mong Thu tới, rộng vòng tay Nhân Ái!

Trần Quốc Bảo


Hai viên gạch xấu

Hai viên gạch xấu


Sau khi mua được một miếng đất để xây tu viên thì chúng tôi mang nợ khá lớn. Miếng đất trống trơn , không có một chút mái che nào.Trong những tuần đầu chúng tôi phải ngủ trên những tấm cửa cũ mua lại trong xóm. Chúng tôi lấy bốn miếng gạch để bốn góc và đặt cánh cửa lên trên làm giường, đương nhiên là không có nệm vì chúng tôi là sư tăng.

Mua đất xong, chúng tôi cần xây cất chánh điện và phòng ở. Là những tu sĩ nghèo lấy đâu ra đủ tiền mướn các nhà thầu. Nội việc mua vật liệu và dụng cụ cũng đã quá đắt rồi.

Thế là chúng tôi phải tự ra công xây lấy và tôi trở thành thợ nề bất đắc dĩ. Phải học cách xây nhà, như đổ móng, trét xi măng..Tôi phải trộn hồ và lát gạch, lợp mái, gắn ống nước v.v...

"HỌA SỈ MAY" Duy Nhất Trên Thế Giới




Ngoài sức tưởng tượng !

Anh Arun Kumar Bajaj ở Ấn Độ có một kỹ năng rất đặc biệt – anh có thể vẽ tranh bằng máy may.Về lý mà nói, đó là thêu, không phải vẽ, nhưng những tác phẩm nghệ thuật của anh quá chi tiết đến nỗi chúng trông tựa như những bức vẽ siêu thực trong con mắt của các khán giả nghiệp dư. Và việc anh làm ra toàn bộ các tác phẩm bằng máy may chỉ khiến nó càng trở nên ấn tượng hơn mà thôi.


Arun rất giỏi vẽ và mơ ước sẽ trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Nhưng cái chết bất ngờ của cha anh 15 năm trước đây đã làm tan nát giấc mơ này và buộc anh phải bỏ học để phụ giúp gia đình kiếm sống. Cha của anh là một thợ may và anh nối nghiệp cha, nhưng anh đã không để cho chất nghệ sĩ trong mình mai một. Thay vào đó, anh bắt đầu “vẽ tranh” bằng đường kim mũi chỉ. Nhưng thay vì dùng tay, anh quyết định dùng một phương tiện thêu khá đặc biệt – chính là máy may. Phải mất một đoạn thời gian anh mới có thể làm chủ được loại hình nghệ thuật độc đáo này, hiện nay anh được xem là nghệ sĩ sử dụng máy may duy nhất trên thế giới.

9/10/20

Vấn Đề Lương Tâm



Vấn Đề Lương Tâm
Thơ Trần Quốc Bảo

Bên nước Sudan (*) có vùng nghèo đói,
Nhiều chuyện xảy ra, quá đỗi kinh hoàng!
Một ngày kia, nơi bãi rác, gò hoang,
Có em bé, bị bỏ rơi khốn khổ,

Đói khát gục đầu, em thoi thóp thở,
Sự sống còn, sắp tan biến như sương!
Ác nghiệt thay! Trong giây phút thảm thương,
Có con kên kên, từ đâu đáp tới.

Đậu ngay sau lưng, hau hau chờ đợi,
Em ngã ra, nó rỉa thịt ngon lành!
Cùng lúc ấy, nhà nhiếp ảnh trứ danh,
Kevin Carter bất ngờ có mặt.

Anh thấy ngay, cảnh vô cùng bắt mắt
Ngàn năm một thuở, bố cục tuyệt vời!
Đưa máy ảnh lên, anh bấm liên hồi
Tay nghề cao, thu tấm hình tuyệt tác!

Ý nghĩa bức tranh cực kỳ tàn ác,
Song nhờ nó, anh đoạt giải Pulitzer.
“Kên kên rình mồi...” nổi tiếng bất ngờ,
Tên tuổi Kevin, lên đỉnh cao vinh dự!

Nhưng... khách ngắm tranh nhiều người giận dữ,
Nguyền rủa Kevin, đã hành động sai lầm!...
Qúa tàn nhẫn, khi thấy cảnh thương tâm,
Mê chụp ảnh, không cứu nguy em bé!

Nghe phiền trách, anh âm thầm lặng lẽ,
Không thanh minh, chẳng tỏ thái độ nào.
Lời thế nhân... những tưởng sẽ quên mau,
Nào ai biết, lương tâm anh ân hận!

Kết quả bất ngờ, là... anh tự vẫn!
Chỉ ba tháng, sau khi lãnh giải Pulitzer!
33 tuổi đời, với di bút đơn sơ:
“Chuyện thật buồn, tôi vô cùng hối tiếc!”

-o-

“Lương tâm phán xét” nào ai hay biết!
Nhiều khi khủng khiếp hơn án lịnh Tòa!

Trần Quốc Bảo

(*) – Sudan : Quốc gia khối Ả Rập, miền Đông Bắc Á Phi, nằm bên bờ Hồng Hải (Red Sea) ;
lãnh thổ 728,251 dậm vuông, dân số 43 triệu.

Kỷ tử, thứ quả giúp người châu Á trẻ lâu, sống thọ

Claire Turrell
BBC Travel
Kỷ tử



Nằm cao trên miền Tây Bắc Trung Quốc là vùng đất cực kỳ màu mỡ. Nơi đây, bên bờ sông Hoàng Hà, dưới bầu trời phủ sương mù che kín rặng núi Lục Bàn Sơn, cư dân vùng Ninh Hạ từ lâu đã trồng một trong những loại quả được nhiều người săn lùng nhất ở châu Á trong nhiều thế kỷ qua.

Loại quả mọng nhỏ có hình bầu dục này từng được gọi là "kim cương đỏ" vì được cho là có tác dụng chống lão hóa.

Ông Thầy Dạy Võ đáng phục

 

Ông Thầy Dạy Võ đáng phục
Vũ Nguyên Đặng Công Hùng



Một hôm tại lớp võ của tôi tập có chuyện không vui xảy ra, đây là lần đầu tiên có cô võ sinh đã bị mất tiền từ phòng chứa đồ dành chung cho tất cả mọi thành viên của võ đường.

Nạn nhân là một huyền đai tên Cheng, nữ sinh viên năm cuối, du học sinh từ Singapore, cuối ngày hôm ấy cô đã ghé qua ngân hàng rút một số tiền lớn (khoảng $5000 Mỹ Kim) để sáng ngày mai sẽ đóng tiền cho trường cô đang theo học và lo một số việc cho gia đình. Có thể cô quá chủ quan vì suốt 3 năm theo tập tại võ đường chúng tôi chưa bao giờ có vấn đề tệ hại này xảy ra.

Trong giờ giải lao 5 phút, cô phát hiện ví tiền còn nguyên trong ngăn kéo nhưng tất cả số tiền không cánh mà bay. Hoảng hốt cô liền lớn tiếng hô mất trộm và quyết định kêu Cảnh sát và đề nghị Thầy giữ tất cả mọi người trong lớp chờ điều tra cho ra lẽ.

Lúc đó Thầy tôi - Một võ sư gốc Nhật 70 tuổi, đăm chiêu suy nghĩ. Chờ mọi người xung quanh lắng xuống ông mới ôn tồn nói :



- Đây là lần đầu tiên trong 50 năm dạy võ của Thầy, 20 năm võ đường chúng ta được thành lập mới xảy ra chuyện không vui này, Thầy rất buồn về sự việc đã xảy ra nhưng Thầy hiểu rằng con người ai cũng có những lúc sai trái và sa đà trong việc mình làm. Là người Thầy dạy các em thì Thầy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thầy xin cam đoan với các em nếu hôm nay không tìm ra được số tiền đó thì Thầy xin đứng ra gởi lại số tiền cho người mất. Tuy nhiên nếu có người lấy cắp số tiền trên tại võ đường này thì chắc chắn phải là học trò thương yêu nào đó của Thầy... Thầy xin em Cheng cho Thầy giải quyết theo cách của Thầy nhé.


Trong đám võ sinh lố nhố, người im lặng, có người buồn, có đứa giơ tay đề nghị phải làm cho ra lẽ, cứ việc gọi cảnh sát đến điều tra ra trắng đen, v.v… Thầy đưa tay đề nghị mọi người giữ im lặng để Thầy nói :


- Thầy xin lỗi tất cả trước và đây là cách giải quyết của Thầy, không cần gọi cảnh sát làm gì. Xin tất cả ra sân đứng sắp hàng không thiếu một ai. Chút nữa từng người một bước vào võ đường một mình trong vài phút, nếu ai lỡ mượn tiền bạn mình mà chưa xin phép thì cứ lấy ra bỏ lại vào ví cho bạn và tất cả ra đây sắp hàng lại nhé. Người cuối cùng vào xem lại ví tiền sẽ là em Cheng. Tuy nhiên trước hết xin cho Thầy, cô Cheng cùng một võ sinh lớn tuổi nhất trong lớp chúng ta vào xem nơi mất tiền vài phút nhé.


Thầy và cô gái mất tiền, vị võ sư đàn anh của chúng tôi cùng vào nơi để chiếc ví trở ra, sau đó tự từng người một đi lặng lẽ vào bên trong võ đường. Hơn một giờ mọi người đi vào và ra, đúng như dự kiến của Thầy số tiền đã được ai đó trả lại ngay vào trong ví của người mất, cô gái mất tiền cũng thở phào khi tìm lại được đầy đủ những gì cần thiết.



Mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, nhưng nhìn sâu trong mắt mọi người dường như ai đó cũng có chút suy tư.

Trong suy nghĩ của tôi :

Tuy nhiên - Tại sao trong ánh mắt mọi người có chút lệ ? Tôi tin là mọi người cũng như tôi, ai cũng đã thấy khi vào nơi mất tiền. Một bao thư đóng kín còn nguyên đã được đặt trên ghế có ghi chú bằng mực đen bên ngoài và một tờ giấy ai đó viết vài chữ nghệch ngoạc cũng bằng tiếng Anh : "ĐÂY LÀ SỐ TIỀN THU PHÍ THÁNG NÀY, TRONG CÁC CON AI KẸT TIỀN CỨ LẤY, KHÔNG CẦN TRẢ LẠI THẦY..." trên bao thư.

Tờ giấy bên cạnh : "CON XIN LỖI THẦY & MỌI NGƯỜI, CON KHÔNG DÁM NHẬN SỐ TIỀN CỦA THẦY. NHƯNG CON HỨA SẼ KHÔNG BAO GIỜ LÀM NHƯ THẾ NỮA...".

Vũ Nguyên Đặng Công Hùng

(baomai.blogspot.com)

9/9/20

Abenomics, làn sinh khí cho kinh tế Nhật Bản

Cốc nước nửa đầy hay nửa vơi ? Tokyo khá thành công trong những mục tiêu chấm dứt giảm phát, thúc đẩy tăng trưởng, dùng tự do mậu dịch làm đòn bẩy. Nhưng tám năm cải tổ chưa đủ sức đưa Nhật Bản vĩnh viễn thoát khỏi khủng hoảng và những nỗ lực của Abenomics bị virus corona hủy hoại. 
Từ 2013 kế hoạch Abenomics mang tên thủ tướng Shinzo Abe đi vào lịch sử kinh tế toàn cầu. Ngay từ năm đầu nhiệm kỳ thứ hai, vị thủ tướng thuộc cánh bảo thủ này đã xem nhiệm vụ đem lại một làn sinh khí mới cho kinh tế Nhật là ưu tiên.

Nghe phần âm thanh:
 

Thanh Hà RFI

SÀI GÒN, NGÀY THÁNG CŨ

SÀI GÒN, NGÀY THÁNG CŨ 


“Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”.(*)
Hình bóng xưa vẫn sống mãi trong lòng,
Cho nỗi nhớ ngược dòng tìm dĩ vãng.

Một thuở nào Gia Long tà Áo trắng,
Cánh bướm vờn trong vệt nắng sân trường.
Tuổi học trò, ngày tháng cũ thân thương,
Chút giận hờn: chiều Trưng Vương lỡ hẹn.

Thành phố ấy biết bao nhiêu kỷ niệm,
Trường Luật, Kiến Trúc…Lưu luyến một thời.
Đường Duy Tân gió thoảng lá me rơi,
Thấp thóang bóng ai khung trời đại học.

Những bước chân lang thang chiều chủ nhật,
Phố Lê Lợi, con đường sách trải dài.
Vài quyển chuyện mua hờ để tặng Ai?
Vẫn ngập ngừng chờ hoài không dám gởi.

Tuổi mới lớn vẩn vơ làn tóc rối,
Tình bâng quơ chợt tới rồi chợt đi.
Chút lãng mạn tô vẻ cuộc tình si,
Làm chuyện kể, quán cà phê gốc phố.

Rồi cũng qua mấy mùa Thu lá đổ,
Địa đầu, hỏa tuyến thế chỗ sân trường.
Xong bút nghiên,nay trả nợ quê hương,
Người trai trẻ lên đường vào cuộc chiến.

Ngày ra đi vẫn còn nhiều quyến luyến,
Sân cỏ Quán Văn : điểm đến cuối tuần,
Cà phê Thu Hương, Hầm Gió,Thằng Bờm…
Những bước chân quen chiều buồn qua phố!

Ba lô lính trận mang theo nỗi nhớ,
Và lời ước hẹn gặp gỡ sau nầy.
Cuộc đời binh lửa biết nói sao đây?
Chỉ nguyện cầu cho qua ngày quan tái.

Thuở chiến chinh duyên may nên trở lại,
Thời lưu vong định phận phải chia xa.
Ngày tháng cũ khắc sâu chẳng nhạt nhòa,
SÀI GÒN ơi ! còn trong ta maĩ mãi !

(*) : Áo lụa Hà Đông : Thơ Nguyên Sa


Florida, cuối hè 2020

Hàn Sĩ Phan 



Anh bên giường em



Anh bên giường em

Anh đứng lặng nhìn, em ho quằn quại
Đàm trào lên cổ, dạ xót lòng thương
Mũi em đỏ mắt ướt tràn lệ khổ
Lau mắt cho em, lòng quặn sầu vương..

Anh bây giờ chỉ còn tình thương vợ
Đất ly hương chẳng thân thuộc ruột rà
Con ở cách xa đâu còn dại nhỏ
Nhà vắng hoe, chỉ có vợ chồng giả..

Ngày mới cười vợ chồng mình Sơn Thủy
Ba mươi mấy năm kề cạnh bên nhau
Trước ngày cưới anh cũng chưa nhìn kỹ
Bởi duyên chúng mình Mẹ chọn cưới dâu..

Ngày hôn lễ trong cảnh nghèo thật gọn
Họ hàng đôi bên , bè bạn mươi người
Đôi hồng lạp với Phượng Loan uốn lượn
Pháo nổ dòn tan vui thật là vui...

Đời sống khó từ quê nhà tới hải ngoại
Mình vẫn bên nhau ấm lạnh ngọt ngào
Đường phẳng phiu có gì đâu e ngại
Ra công làm vun quén cho ngày sau...

Bước gần cuối đời đường còn rất ngắn
Nắng vẫn tươi hồng đường vẫn phẳng phiu
Đò xuôi sóng đâu có gì ngăn chận
Đâu ngờ nạn kiếp đến với em yêu..

Đứng bên giường mắt anh nhìn trìu mến
Rồi xót xa nhìn em quằn quại đau
Cơn bệnh dữ từ đâu sao lại đến
Má phai hồng dáng vẻ quá xanh xao...

Mặt em nhăn nhúm quằn thân đau đớn
Anh đứng nhìn thương nuốt đắng nghẹn ngào
Muốn chia xẻ, nát lòng anh bất lực
Chẳng biết làm sao em giảm bớt đau

Đấng thiêng liêng Chúa Phật Trời huyền nhiệm
Con cầu xin cứu giúp Thủy thoát nạn tai
Mắt ướt lệ thương nhìn em nằm mê lịm
Tình chúng minh đâu biết có hôm nay..

thylanthảo 
9-9-20

NHỚ QUÁ

NHỚ QUÁ

Bài thơ con viết từ lâu lắm
Đã đọc Má nghe với cả nhà
Bỏ quên đâu đó trong chồng sách
Bây giờ thấy lại tưởng... hôm qua!

Là mấy vần thơ mừng Thượng Thọ
thay lời hiếu đạo vốn chưa tròn
Đã có một thời ngay trước ngõ
Má đứng mỗi ngày trông ngóng con.

Thuở xưa chinh chiến con nhập cuộc
Má khóc từng đêm lúc cầu kinh
Đến lúc đổi đời khi mất nước
Má càng thêm khổ với gia đình.

Khi cả nhà qua cơn bỉ cực
Ly hương làm lại cả cuộc đời
Má cũng như xưa, là cổ thụ
Lo con, giữ cháu..."Mệt ghê nơi!"


Mỗi tháng Má trông nguồn "viện trợ"
Vài đồng, vài chục, đếm đã tay!
Gia tài cắt củm từ bao thuở
Đếm tới, đếm lui chẳng dám xài.

Niềm vui của Má là khi rảnh
Một mình soi bóng trước TiVi
Coi tới, coi lui không biết chán
Hài kịch, cải lương! "Đã kể gì!".

Nhìn trang thơ cũ con nhớ quá!
Ước gì Má vẫn ở quanh đây
Nhớ sao những tiếng cười rôm rả
của mọi người vui lúc sum vầy!
HUY VĂN
( Để nhớ Maria Nguyễn Thị Thương R.I.P )

9/8/20

Vài nét chấm phá về họa thủy mặc



… Một tâm hồn có nghệ thuật thì rất dễ rung cảm với sự vật chung quanh, và có khả năng nhìn THẤY cái đẹp của trời đất, họ thấy quê hương nào cũng đẹp, dù nơi đó, có mặt của sự nghèo nàn, chinh chiến, như Nguyễn Bính đã thấy : ”Quê tôi phượng đỏ mai vàng, con đê nho nhỏ, cái làng xa xa”; và ”quê tôi có gió bốn mùa, có trăng giữa tháng có chùa quanh năm”. Nguy Trung Nghĩa


* Hương Vân – Nguy Trung Nghĩa



Cái đẹp bàn bạc khắp nơi, ta chỉ cần mở mắt ra là thấy : trời xanh mây trắng, gió mát trăng hiền, nhà thơ Nhất Hạnh có câu : ” mặt trái đất dù mang đầy cát bụi, nhưng trăng sao vẫn đẹp những đêm rằm “. Thiên nhiên, tự nó, “có ý” phô trương cái đẹp của mình : bình minh buổi sáng, hoàng hôn buổi chiều, ngày nào cũng khác nhau, lúc nào cũng lộng lẫy, cây cỏ bốn mùa, đơm hoa kết trái, hoa thì khoe sắc thắm, mây thì xanh thẳm bềnh bồng … Còn đối với con người, thì …”bởi vì mắt thấy trời xanh, cho nên mắt cũng long lanh màu trời, bởi vì mắt thấy biển khơi, cho nên mắt cũng xa vời đại dương” (Trụ Vũ). Do vậy, thi sĩ thì làm thơ, họa sĩ thì vẽ hình, và nhạc sĩ thì tình tự với âm thanh. Nhiều khi ta tự hỏi : làm thơ, vẽ hình, hát ca, để làm gì nhỉ ? có lẽ, không để làm gì cả ! Bởi vì, “Hoa là nở, mây là bay”, hoa không vì ta mà nở; mây không vì ai mà phải lang thang; mùa thu không vì buồn vui mà đổ lá; dòng sông cũng không vì đâu mà chảy miệt mài… Đó là sự sống, đó là cuộc đời, sự nở là hân hoan, cái bay là hạnh phúc, và miệt mài là niềm vui bất tận. Một tâm hồn có nghệ thuật thì rất dễ rung cảm với sự vật chung quanh, và có khả năng nhìn THẤY cái đẹp cũa trời đất, họ thấy quê hương nào cũng đẹp, dù nơi đó, có mặt của sự nghèo nàn, chinh chiến, như Nguyễn Bính đã thấy : ‘’Quê tôi phượng đỏ mai vàng, con đê nho nhỏ, cái làng xa xa”; và ”quê tôi có gió bốn mùa, có trăng giữa tháng có chùa quanh năm”.