4/29/14

11 NĂM TRƯỚC ĐÓ!

Thi Phương HNN

clip_image002

clip_image004

Thời gian bình thản trôi qua, và cũng như mọi năm, năm nay tháng tư đến và ngày 30-4 đến, cộng đồng người Việt tha hương bước vào lễ kỷ niệm thứ 39 ngày nước mất nhà tan. Sự hoài niệm khác nhau theo từng lứa tuổi và từng hoàn cảnh. Tâm tư của những người di tản được ngay trong ngày hôm đó hẳn phải khác tâm tư của những người mắc kẹt ở lại - những người hoặc phải bị lừa và lùa vào những trại tập trung “học tập cải tạo” hay vất vả, khốn đốn trong nhà tù rộng lớn hơn bên ngoài xã hội đề sống sót, tồn tại. Và đương nhiên, người trẻ phải khác già, thậm chí già cũng khác nhau ở từng thế hệ. Những người năm mươi đương nhiên chẳng thể là nhân chứng lịch sử. Những người xấp xỉ sáu mươi có thể thấy được tình hình trong những năm 70. Những người trên dưới bảy mươi có thể thấy hết cả những năm sáu mươi. Và đương nhiên những người tám mươi có thể thấy toàn diện cả cuộc chiến. Cho nên, ở mỗi người, mối ám ảnh của quá khứ khác nhau.

RAY RỨT CHUYỆN 50 NĂM TRƯỚC

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image001

clip_image003

Hàng năm, mỗi khi tháng tư đến, ngày 30-4 lại trở về trong trí nhớ của chúng ta với một câu hỏi ray rứt: Tại sao tấn kịch nước mất nhà tan bi thảm đó lại xảy ra?

Những người Việt, ở trong nước hay đang ở nước ngoài, dưới tuổi 60, tức là chỉ khoảng 20 tuổi vào ngày 30-4-1975 đó, hầu như chắc chắn cảm thấy rất mơ hồ về những gì đã xảy ra. Trong lớp tuổi đông đảo đang sống ở Mỹ, ở Pháp, hay ở bất cứ nơi nào có người Việt tha hương, chẳng biết còn bao nhiêu người đang mang nặng nỗi ưu tư này?

Kha Tư Giáo: Người chiến sĩ bất khuất của tự do

Trần Văn Giang

UnbenanntKha Tư Giáo tốt nghiệp trường Khóa I Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt; nhập ngũ (khóa 9/68 Thủ Đức); mãn khóa sĩ quan, về phục vụ cho cục Quân nhu (căn cứ tiếp liệu Đồng tâm – Mỹ tho) và sau đó biệt phái về làm cho Kỹ Thương ngân hàng ở Sài gòn.  Năm 1975, Kha Tư Giáo khoảng độ 30 tuổi mang cấp bậc cuối cùng, trước ngày tan hàng 30/4/1975, là Trung úy.

Kha Tư Giáo người cao ráo, trắng xanh theo kiểu nhân viên văn phòng và có dáng dấp thư sinh tương tự như hình ảnh “anh chàng văn sĩ” trong trại tập trung của Đức quốc xã mà chúng ta thấy trong phim “Giờ Thứ 25” của nhà văn người Romania -  C. Virgil Gheorghiu.  Kha Tư Giáo là một người trầm ngâm, ít nói.  Nhưng khi nói thì rất rành mạch, đúng sách vở.  Kha Tư Giáo cũng là một người bạn tốt, sòng phẳng và sẵn sàng giúp đỡ các bạn tù khác.

Tại sao Nga lại bán ‘miếng đất vàng’ Alaska cho Mỹ?

Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng Mỹ đã ăn cắp Alaska từ Nga hoặc chỉ mới thuê lãnh thổ này và đến một lúc nào đó sẽ trả lại. Tuy nhiên, sự thật là Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào năm 1867.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea, nhiều người tự hỏi liệu Nga có tiếp tục hành động với Alaska hay không. Hiện trên trang web của Nhà Trắng đang có bản kiến nghị yêu cầu sáp nhập Alaska vào Nga. Bản kiến nghị này đã tập trung được hơn 35.000 chữ kí.

Và có một điều nhiều người không hiểu là tại sao Nga lại bán miếng đất đầy vàng Alaska cho Mỹ? Tờ Russia Beyond the Headlines (RBTH) của Nga đã có một bài phân tích về sự kiện trên.

Alaska trước khi bán

Trong thế kỷ 19, Alaska của Nga là một trung tâm thương mại thế giới. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (nay là Sitka) của Alaska, các hoạt động giao dịch diễn ra rất nhộn nhịp với các mặt hàng như vải Trung Quốc, trà và thậm chí là đá, mặt hàng mà miền Nam nước Mỹ rất cần trước khi phát minh ra tủ lạnh. Ở đây cũng phát triển ngành đóng tàu và có rất nhiều nhà máy, cũng như rất nhiều mỏ vàng. Do đó, việc bán vùng đất này được coi là một điều điên rồ.

Alaska tuyệt đẹp trong một buổi chiều tối tháng Tư.

khách sạn buồng kén ở VN

Capsule là khách sạn phù hợp với đối tượng khách thường ra ngoài vào ban ngày. Với diện tích 2m2, một "buồng kén" được trang bị đầy đủ tiện nghi như ti vi, máy điều hòa, wifi...

Nhập mô tả cho                                                           ảnh

Tọa lạc tại đường Phạm Ngũ Lão (khu phố Tây ba-lô), khách sạn "buồng kén", hay Capsule là dạng nhà trọ cao cấp, cung cấp tiện nghi nghỉ ngơi đầy đủ cho 1 người. Đây được cho là lựa chọn phù hợp cho những ai đi nghỉ, công tác hoặc thư giãn với chi phí thấp tại TP.HCM.

Thật ra chúng ta đều giống nhau

Một phụ nữ da trắng dắt theo con trai 6 tuổi ra ngoài, bà gọi xe taxi, tài xế là một người da đen.

UnbenanntThằng bé 6 tuổi chưa bao giờ gặp qua người da đen, trong lòng rất là sợ hãi, bèn hỏi mẹ :
“Người này có phải là người xấu không mẹ? Tại sao người đen thui vậy?”
Tài xế người da đen nghe thấy trong lòng rất lấy làm khó chịu.
Lúc này, người phụ nữ liền nói với con trai :
“Chú tài xế này không phải người xấu, ông ta là một người tốt con à!”

Bốn cựu binh chiến tranh Việt Nam hội ngộ sau 44 năm

Tác Giả: H.G.

ONTARIO, Calif (NV) - Bốn cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam vừa có một cuộc đoàn tụ đầy nước mắt tại phi trường Ontario International Airport, sau 44 năm, từ lúc chia tay ở một khu rừng tại Việt Nam.
Lần cuối họ gặp nhau là ngày 24 Tháng Mười, 1969.
Họ giờ đây tóc đã bạc phơ, nhưng cách đây 44 năm, họ là những người thanh niên trẻ đầy sức sống.
4 cuubinh doantu

 

Tự do học thuật qua vụ Đỗ Thị Thoan

 

Một bìa sách do Nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Mở Miệng ấn hành.

Một bìa sách do Nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Mở Miệng ấn hành.

DR

mag vietnam 28.4.2014
(15:55)

Thanh Phương

Có lẽ trong lịch sử đào tạo Đại học ở Việt Nam, chưa có một luận văn thạc sĩ nào làm hao tổn giấy mực bằng luận văn thạc sĩ của giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội Đỗ Thị Thoan, nhất là kể từ cô bị thu hồi bằng Thạc sĩ. Vụ này đặt ra vấn đề về tự do học thuật ở Việt Nam, khiến nhiều trí thức trong và ngoài nước đã phải lên tiếng phản đối.

Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2014 / Nam California

 

Tương Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ chiều ngày 26 tháng 4 năm 2014

Nợ ai - Ai trả - Bao giờ mới xong?

Nguyệt Quỳnh Fri, 04/18/2014 - 05:50

Trong một bài viết rất cảm động về cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài tại Ukraine, anh Nguyễn Việt Trung viết: “Đã qua rồi cái thời kỳ người ta làm cách mạng vì miếng cơm, manh áo. Có lẽ bây giờ là thời kỳ của những cuộc cách mạng vì phẩm giá con người”. Hàng triệu người dân Ukraine dũng cảm đã góp mặt trong cuộc cách mạng đó. Góp mặt cùng với tấm khiên chắn đạn bằng gỗ mong manh, bằng số điện thoại ghi trên cổ áo để khi ngã xuống, người chung quanh báo được cho người thân của mình. Cái chết ở đây đã cúi đầu trước quyết tâm của họ. Quyết tâm giành lại một đời sống có ý nghĩa, một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người còn lại - những người may mắn không gục ngã vì súng đạn của công an - một cuộc sống mới không có tham nhũng trắng trợn ở mọi tầng lớp quan chức, một xã hội mà phẩm giá con người được tôn trọng, một chính quyền không coi dân như cỏ rác…

Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam.

Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẫn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.

4/24/14

Tang lễ xúc động của thầy hiệu phó tự tử sau vụ tàu chìm.

Tang lễ xúc động của thầy hiệu phó tự tử sau vụ tàu chìm

Sáng 21/4, đám tang thầy hiệu phó Kang Min Kyu của trường trung học Danwon diễn ra trong tĩnh lặng.

Nhập mô tả cho ảnh

Chỉ hai ngày sau khi tàu Sewol chở 476 hành khách gặp nạn trên đường tới đảo Jeju, hôm 18/4, thầy hiệu phó Kang Min Kyu treo cổ lên một thân cây ở gần phòng tập thể dục trên đảo Jindo. Trong lá thư tuyệt mệnh, thầy hiệu phó 52 tuổi bày tỏ sự nuối tiếc và dằn vặt vì ông nằm trong số những người sống sót trong khi hàng trăm học sinh khác vẫn mất tích. Thầy Kang nhận trách nhiệm với tư cách là người khởi xướng chuyến tham quan thực tế. Ảnh: Sipa USA/REX.

Chỉ có thể đi cùng bạn một đoạn đường. ("Tống quân thiên lý, chung hữu nhất biệt),

Bạn ấy ngăn cản tôi

Đưa người ngàn dặm, 

cuối cùng rồi cũng cách biệt, 

dù thế nào đi nữa thì bạn cũng chỉ có thể đưa tôi 

Du Vũ Minh (soạn văn)


Sau cơn mưa vào ngày xuân hôm ấy, người bạn tốt của tôi ngỏ lời từ giã.

BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN

TỰ TRUYỆN NGUYỄN VĂN LUẬN

mime-attachment

Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do.

Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc:

"...sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường...

hỡi ai... lạc lối... mau quay... về đây ...!"

4/23/14

BÀ TIẾN HAY ÔNG LÙI CŨNG RỨA THÔI

(trích Blog Oshin của Huy Đức)

Mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn yêu cầu Nhà báo độc lập lên tiếng về vụ Bà Kim Tiến.
Trong sở trường của tôi có hai món rưỡi được ưu tiên: Giao thông, Giáo dục và một phần về Y tế.
Món Y Tế xem ra tôi quan tâm ít hơn bởi lý do tôi cho rằng: tất thảy thần dân của ngành này toàn là trí thức cả, họ cũng như bà con ta biết tỏng tòng tong mọi sự thể cả, chả hơi đâu mà , như một câu ngạn ngữ Việt là :”Dạy đĩ vén váy” cả.
Anh không viết thì nó vẫn …tiêu cực, anh viết nó vẫn tiêu cực, có khi còn tiêu cực hơn ấy nên trong mảng này, tôi cày ít hơn.

Đám tang của nữ nhân viên quả cảm trên phà Sewol.

Hàng trăm người mang theo hoa trắng để bày tỏ lòng tiếc thương đối với Park Jee Young, cô gái trẻ hy sinh vì cứu hành khách trên tàu Sewol. Họ coi cô như vị anh hùng.

Theo lời nhân chứng, khi tàu bắt đầu chìm ngày 16/4, các thành viên thủy thủ đoàn nhanh chóng rời khỏi tàu, nhưng thủy thủ Park Jee Young ở lại giúp hành khách lấy phao cứu sinh. Khi cô gái 22 tuổi phát hết những chiếc áo phao trên tay, cô chạy lên các tầng khác để lấy thêm. Bản thân cô không mặc áo phao vì "thủy thủ đoàn sẽ ở lại sau cùng nên cô phải giúp hành khách trước", CNN đưa tin.

Hình ảnh Park Jee Young tại lễ tang

*Di ảnh của Park Jee Young trong lễ tang. Ảnh: CNN*

4/22/14

Tuyển tập thơ vui về "kiếp gà trống"

Có con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái bạc phơ cả đầu
Bạc thì bạc có sao đâu
Nếu không đạp mái sống lâu làm gì?

(Version 2)

Cũng con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái hói trơ cả đầu
Hói thì hói có sao đâu
Nếu không đạp mái tóc, râu làm gì?

Chiến tranh ảo

(VienDongDaily.Com - 10/04/2014)

Nguyễn Đạt Thịnh



Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel (phải), đi cùng người đồng nhiệm Trung Quốc, trong chuyến thăm nước này hồi đầu tuần.

Nhằm bảo vệ hòa bình, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước thành viên chỉ sử dụng lực lượng quân sự trong mục đích tự vệ; quy định này đặt trên nguyên tắc nếu không nước nào sử dụng quân lực để tấn công nước nào khác, thế giới sẽ không có chiến tranh.

Cảnh đẹp kỳ thú ở những địa danh trong truyện Kim Dung.

Thiếu Lâm tự huyền bí, Đại Lý đẹp kỳ ảo, còn Đào Hoa đảo là trường quay của "Anh hùng xạ điêu" và "Thiên long bát bộ".

Nhập mô tả cho ảnh


1. Thiếu Lâm tự

Nhắc tới Thiếu Lâm, độc giả tiểu thuyết Kim Dung sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những nhà sư võ công siêu phàm, Phật lực cao cường chuyên hành hiệp giang hồ, sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Trong truyện của Kim Dung, Thiếu Lâm tự được ví như Thái Sơn Bắc Đẩu, là cái nôi của võ học Trung Nguyên. Tàng Kinh Các tại Thiếu Lâm tự được nhà văn Kim Dung miêu tả như một nơi linh thiêng, bí ẩn, chuyên chứa đầy bí kíp võ công thượng thừa. 72 môn tuyệt đỉnh công phu của Thiếu Lâm trong các tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung đều có tên gọi xuất phát từ kinh điển Phật giáo. 

4/20/14

CHIẾC MÁY TIỆN DỤNG NHẤT TRONG NGÀNH Y TẾ

Thi Phương HNN

clip_image002

Năm ngành ăn nên làm ra nhất: huyết học/ung thư, xạ trị ung thư, nhãn khoa,

điều trị ung thư, phong thấp; số bác sĩ trong mỗi ngành, tổng số tiền

được trả từng ngành, và trung bình mỗi bác sĩ kiếm được từ Medicare

clip_image004

Cảnh sát khám xét và tịch thu hồ sơ văn phòng

bác sĩ nhãn khoa Salomon Mengel vào tháng giêng năm nay

Ngày thứ tư tuần qua, một phúc trình của Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid (Centers for Medicare and Medicaid Services – CMS) được phổ biến rộng rãi trên báo chí Mỹ có thể đã gây chấn động và phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận nước Mỹ, mặc dù thật ra, cái chuyện người ta nói ra cũng chẳng có gì mới lạ. Đó là sự ức hiếp, hù dọa, lạm dụng, bóc lột lớp người già một cách có hệ thống.

Vũ khí chiến lược dầu hỏa

Horizontal - Directional Oil & Gas Well Drilling

Trong vòng ba năm nay, những tính toán về thế chiến lược địa dư toàn cầu đã bị một vũ khí chiến lược mới của Hoa Kỳ làm thay đổi hẳn cục diện. Đó là vũ khí dầu hỏa, một thứ vũ khí trước giờ làm Hoa Kỳ khốn đốn và bị lệ thuộc vào những quốc gia không mấy gì thân thiện với Hoa Kỳ nắm giữ như những xứ vùng Trung Đông, Venezuela và Nga. Nhưng thế cờ hiện nay đã bị lật ngược và Hoa Kỳ đã nắm thượng phong để có thể dùng dầu hỏa như một vũ khí chiến lược cho những tính toán mới cho chính trị địa dư toàn cầu.

4/16/14

ĐÀ LẠT, VÀNG PHAI KỶ NIỆM

kim thanh nguyễn kim quý (người lính già Oregon).

Đầu năm 1975, tôi đổi về trường Đại Học CTCT Đà Lạt, sau thời gian dài lặn lội hành quân gian khổ theo các đon vị Bộ Binh Vùng 2 Chiến Thuật. Và từ tháng 4 năm ấy, tôi được Nguyễn Hồng Giáp, người bạn học cũ từ thời Nha Trang, đang là Phó Khoa trưởng Văn Khoa Viện Đại Học mời đến dạy Pháp văn như một giáo sư thỉnh giảng (visiting professor). Trái với dự đoán của tôi, Đại tá Chỉ huy trưởng Nguyễn Quốc Quỳnh vui vẻ cho phép ngay, theo chủ trương “giao lưu văn hóa”, trao đổi giáo sư giữa hai trường, nghĩa là ông cũng mời các giáo sư VĐH qua dạy tại trường ĐH/CTCT, như Trần Long, khoa trưởng Chính Trị Kinh Doanh, Hoàng Cơ Long, Nguyễn Hồng Giáp, và Phương Thu, hiệu trưởng trường Bùi Thị Xuân.

Vô tư

Bùi Bảo Trúc

Vô tư, theo các từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh và Nguyễn Văn Khôn, là không tư vị, không thiên lệch, là công bình, là đối xử ngang bằng với tất cả mọi bên, mọi phe, là không vì lợi ích riêng.

Như vậy thì ngày nay, ở trong nước, hai chữ này đã bị đem ra hiểu hoàn toàn khác với các định nghĩa trước đây. Hay cũng có thể nói rõ hơn là cách hiểu mới này không thấy tại miền Nam trước năm 1975.
Ở hải ngoại, cách hiểu hai chữ vô tư theo lối mới cũng thấy xuất hiện khoảng trên dưới 10 năm trở lại đây. Lối nói ấy được những người từ trong nước mang ra hải ngoại dùng một cách rất ... vô tư. Mua cái thẻ điện thoại để gọi viễn liên với phí tổn rất nhẹ thì khi dùng cứ “vô tư,” cứ gọi “vô tư.” Gọi vô tư thì chắc chắn không có nghĩa là gọi không thiên lệch, gọi công bằng, gọi không vì lợi ích riêng.

Đọc truyện người rồi ngẫm nghĩ đến ta: Câu chuyện bà Edith Macefield

 

Ngôi Nhà Của Cụ Edith Macefield Tại Trung Tâm Thương Mại Ballard, Seatle, USA

Nguyễn Thu Trâm - Câu chuyện về một cư dân tại thành phố Seatle Bang Washington, Hoa Kỳ vừa được đăng trên các tờ Báo lớn của Mỹ hôm 19 tháng 3 vừa qua, nghe như là một huyền thoại, mà chắc ít người Việt từng biết đến, kể cả các lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước Việt Nam. Ngay cả khi nghe được câu chuyện này, liệu họ có tin được hay không: Cụ Edith Macefield, một cụ già 84 tuổi, đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới như là một nữ anh hùng nhân loại, khi vào năm 2006 bà cương quyêt khước từ khoản tiền một triệu đô la để nhượng lại ngôi nhà cũ kỷ, rục rệu của mình, tọa lạc tại góc giao lộ Tây Bắc 46th và Đại lộ 15th, trong khu Ballard, thành phố Seattle, tiểu bang Washington để nhường chỗ cho việc xây dựng một Trung Tâm Thương Mại.

4/15/14

Cờ Tôi Bay Trước Gió

Tháng Tư Đen, ngày 30 năm đó,*
Hừng hực màu khói đỏ cháy âm u.
Tôi khóc ngất giữa điêu tàn, thống khổ,
Nhìn quân thù: Toàn một lũ Ngốc, Ngu.

Những ngày trước, trên bục cao, phấn trắng,
Cùng em thơ trong trường học thân yêu.
Bỗng đạn réo, bom nổ gần, hốt hoảng,
Tiếng kêu la cùng tiếng khóc, tường xiêu.

Điểm G của Chế Độ

TS. Nguyễn Hưng Quốc
April 10, 20140 Bình Luận

2014 APR 9 CSVN

Mới đây, trong bài “Cơn nhức đầu 100 năm” đăng trên nhật báo Người Việt, nhà báo Ngô Nhân Dụng nhắc đến vấn đề biên giới giữa Israel và Palestine, và ông xem đó là một vấn đề “nhạy cảm” đối với sinh hoạt chính trị của Mỹ. Điều thú vị là ông lại để hai chữ “nhạy cảm” trong ngoặc kép. Tại sao? Tôi đoán là ông muốn mượn lại và cũng muốn nhắc nhở người đọc nhớ đến cái chữ “nhạy cảm” vốn rất thông dụng tại Việt Nam hiện nay.

4/13/14

KẾ SÁCH TUYỆT DIỆU CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM: TRỤC XUẤT NGƯỜI PHẢN KHÁNG.

Chu Tất Tiến.

Aleksandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải Nobel năm 1970, tác giả của nhiều cuốn sách lẫy lừng như “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich” (One Day in the Life of Ivan Denisovich) và “Quần Đảo Ngục Tù” (The Gulag Archipelago) đã là một nạn nhân của chính sách độc tài Sô Viết. Ông bị tù 8 năm về việc viết văn chống lại chính sách diệt chủng của Liên Xô. Tháng 3 năm 1953, sau khi mãn hạn tù, ông lai phải đi đầy ở Kok-Terek, miến Đông Bắc Kazakhstan. Ở đó, ông bị bệnh ung thư nặng tưởng như sắp chết, nhưng vì tên tuổi ông đã vượt quá ranh giới quốc gia, nên nhà cầm quyền phải gửi ông đi chữa trị tại Tashkent, nơi đây với kỹ thuât cao, đã cắt bỏ khối ung thư thành công. Năm 1970, ông được Giải Nobel về Văn Chương, nhưng ông không được đi nhận giải này, đến mãi năm 1974, sau khi ông bị “trục xuất” ra khỏi nước Nga, ông mới được lãnh giải này. Năm 1990, một năm trước khi chế độ Liên Bang Sô Viết sụp đổ, ông được Nhà Nước Liên Xô gọi để trả quyền công dân, tuy nhiên, mãi đến 1994, ông mới trở về Nga với bà vợ, Natalia, người mà sau đó đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Nhà văn chiến đấu thiên tài này mất năm 2008, vào tuổi 89. Suốt thời gian ở nước ngoài, Solzhenitsyn không sáng tác được tác phẩm nào vượt qua hai cuốn truyện lừng danh khi trước, và tên tuổi ông cũng chìm dần trong sự lãng quên của thiên hạ.

KẾ SÁCH TUYỆT DIỆU CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM: TRỤC XUẤT NGƯỜI PHẢN KHÁNG.

Chu Tất Tiến.

Aleksandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải Nobel năm 1970, tác giả của nhiều cuốn sách lẫy lừng như “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich” (One Day in the Life of Ivan Denisovich) và “Quần Đảo Ngục Tù” (The Gulag Archipelago) đã là một nạn nhân của chính sách độc tài Sô Viết. Ông bị tù 8 năm về việc viết văn chống lại chính sách diệt chủng của Liên Xô. Tháng 3 năm 1953, sau khi mãn hạn tù, ông lai phải đi đầy ở Kok-Terek, miến Đông Bắc Kazakhstan. Ở đó, ông bị bệnh ung thư nặng tưởng như sắp chết, nhưng vì tên tuổi ông đã vượt quá ranh giới quốc gia, nên nhà cầm quyền phải gửi ông đi chữa trị tại Tashkent, nơi đây với kỹ thuât cao, đã cắt bỏ khối ung thư thành công. Năm 1970, ông được Giải Nobel về Văn Chương, nhưng ông không được đi nhận giải này, đến mãi năm 1974, sau khi ông bị “trục xuất” ra khỏi nước Nga, ông mới được lãnh giải này. Năm 1990, một năm trước khi chế độ Liên Bang Sô Viết sụp đổ, ông được Nhà Nước Liên Xô gọi để trả quyền công dân, tuy nhiên, mãi đến 1994, ông mới trở về Nga với bà vợ, Natalia, người mà sau đó đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Nhà văn chiến đấu thiên tài này mất năm 2008, vào tuổi 89. Suốt thời gian ở nước ngoài, Solzhenitsyn không sáng tác được tác phẩm nào vượt qua hai cuốn truyện lừng danh khi trước, và tên tuổi ông cũng chìm dần trong sự lãng quên của thiên hạ.

Nhìn lại tình hình những người tranh đấu cho Dân Chủ tại Việt Nam, chúng ta thấy có nhiều trường hợp tương tự. Bên cạnh năm trường hợp với tên tuổi không được phổ biến vì sợ liên lụy cho những thân nhân còn lại, có những khuôn mặt lớn như Mục Sư Hồ Hiếu Hạ, Giáo Sư Nguyễn Chính Kết, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Chiến Hữu Võ Đại Tôn, Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện, Đốc Sự Phạm Trần Anh, Luật Sư Bùi Kim Thành, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy, và gần đây, Cù Huy Hà Vũ đã bị “trục xuất” ra khỏi nước. Thật sự, dùng chữ “trục xuất” ở đây cũng chưa hẳn đúng, vì tất cả mọi trường hợp ra đi, đểu có sự can thiệp cực mạnh của Hoa Kỳ cũng như của các cơ quan Nhân Quyền quốc tế. Vì sự thúc đẩy của Hoa Kỳ mạnh nhất nên Công Sản Việt Nam đành cho tất cả những người nói trên được sang Hoa Kỳ và sinh sống ở đây. Đa số người đã đi trực tiếp từ nhà tù hoặc chỉ ở ngoài nhà tù có một ngày rồi bay đi Mỹ luôn. Năm 1990, Mục sư Hồ Hiếu Hạ đang ở tù thì đột nhiên được đưa về Saigon, ngủ một đêm (?), rồi bay thẳng sang Mỹ. Chiến Sĩ Võ Đại Tôn thì được một khoảng thời gian Tự Do ngắn ngủi trước khi qua Hoa Kỳ. Với Luật Sư Bùi Kim Thành, bà cho biết cũng không được đoàn tụ với gia đình quá một ngày mà được đưa thẳng sang Mỹ. Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy cũng thế. Gần đây nhất, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng được trả tự do cùng ngày với chuyến bay đi Mỹ.

Điều quan trọng liên hệ đến những việc “trục xuất” hay di tản này, là những hệ quả của việc ra đi gấp rút đó. Tùy trường hợp và tùy theo hoạt động của mỗi người khi còn ở trong nước, mà họ đã thành công hay thất bại ở Mỹ một cách cay đắng.

-Năm vị mà tên tuổi không được lưu tâm mấy (không thể trình bầy trong bài này, vì sẽ có những hậu quả không tốt cho gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam), thì hầu như biến mất trong diễn đàn chính trị và không được ai nhắc nhở đến và chính họ cũng không muốn được nhắc đến vì đang phải vật lộn với cuộc sống trước mắt đầy gian lao, thử thách. Có người đi học “nail”, người thì nhận tiền bệnh, người thì phải chấp nhận đi săn sóc các bệnh nhân già hay gần chết, phải quen với máu mủ, đi tiểu, đi tiêu, tắm rửa.. Làm được điều này thực sự là cực kỳ khó khăn cho những ai đã từng có đời sống thoải mái ở Việt Nam. Một, hai vị chịu không nổi với áp lực của cuộc sống, không thể kiếm gạo tại nơi này lại đang chuẩn bị trở về nước.

-Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt thì hầu như không xuất hiện nơi chốn đông người, chỉ thỉnh thoảng mới lên tiếng trong một vài cơ hội gặp gỡ nhỏ lẻ tại các cuộc hội thảo không lớn. Hầu như ông né tránh cộng đồng sau khi ông ngỏ ý thiên về biện pháp hòa hợp hòa giả với Cộng Sản. Nhiều bài báo nêu tên ông ra như một cái đích để bắn tỉa với những luận điệu rất kỳ quặc. Do đó, hầu như ông đã biến mất khỏi diễn đàn chính trị hải ngoại.

-Luật Sư Bùi Kim Thành thì tên tuổi hoàn toàn bị cháy, vì những hành động không được cộng đồng chấp nhận và những lời phát ngôn không đúng chỗ. Ngoài ra, sự liên hệ của bà với nhóm Nguyễn Hữu Chánh, rồi Việt Weekly, Nguyễn Phương Hùng, đã làm cho cộng đồng xa lánh bà. Hiện nay, bà bị tẩy chay trong tất cả các cuộc mít-tinh, hội thảo cộng đồng.

-Mục Sư Hồ Hiếu Hạ thì hầu như chỉ còn lo việc phụng sự Chúa mà không tham gia sinh hoạt chính trị nào nữa. Dư luận không hề nhắc đến tên ông từ gần hai thập niên nay.

-Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì đã dùng hết khả năng văn chương của mình mà tiếp tục chiến đấu trên các diễn đàn chính trị quốc tế cũng như tại Mỹ, bất chấp lời ông tiếng ve của bọn nằm vùng và tay sai cũng như của một số người thích “độc quyền chống Cộng”. Không để ý đến những lời vu cáo, mạ lị, chửi bới tục tĩu hàng tôm hàng cá của ngay chính những người mệnh danh là chống Cộng, ông vẫn tham gia vào nhiều tổ chức, sinh hoạt chính trị chống Cộng và vẫn dõng dạc cất lên tiếng nói của một người công chính cho đến khi ông ra đi. Bên cạnh ông, Đốc sự Phạm Trần Anh vẫn có mặt trong hầu hết các sinh hoạt cộng đồng và nhờ sự trợ giúp của bạn hữu, đã ra mắt sách vài lần, nhưng kết quả không được như ý muốn vì sự hờ hững của thiên hạ.

-Giáo sư Nguyễn Chính Kết vẫn tiếp tục tranh đấu theo phương tiện của ông, và trên các diễn đàn chính trị của đài phát thanh, truyền hình, và một số bài trên Net. Tuy nhiên, vì phải lo sinh sống với cái tuổi không còn trẻ, ông đã không còn hăng say như những ngày đầu. Vì thế, tên của ông chỉ được nhắc đến trong những lần sinh hoạt thật lớn. Dĩ nhiên, ông cũng bị mạ lị tơi bời trên Net.

-Chiến sĩ Võ Đại Tôn, khi mới sang Mỹ được tiếp đón rạng rỡ, nhưng sau khi có những bài viết gây bất lợi cho ông đến từ trong nước hay ngay tại hải ngoại, ông đã mất đi hào quang của ngày mới trở lại Mỹ, mặc dù ông vẫn tiếp tục tham gia tranh đấu theo phương diện văn chương. Ngay sau khi ông về Hoa Kỳ, Công Sản Việt Nam gửi theo môt tấm hình mà chúng cho là ông đang nhậu với công an, và bản tự kiểm mà bất cứ người tù chính trị nào cũng phải viết trước khi ra khỏi trại. Một tờ báo vớ được tài liệu đó vội vã tung lên ngay, làm cho hào khí của những người ngưỡng mộ ông dần phai lạt.

-Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy hiện tại cũng đang tiếp tục đấu tranh cho Dân Oan bằng các tuyển tập văn chương và các buổi nói chuyện với cộng đồng, tuy mức độ không được như ý, nhưng vẫn giữ vững tinh thần của mình không mệt mỏi. Lý do mà hoạt động đấu tranh của bà không được cộng đồng ủng hộ nhiệt tình, vì trong phương diện một người ở Việt Nam xa lắc, không thể hiểu nổi được những sự thực phũ phàng tại hải ngoại, bà đã tham gia vào Việt Tân, một đảng phái không được đa số ưa chuộng rồi sau đó, lại tách ra khỏi đảng ấy qua những tranh cãi vô ích. Do đó, lời phê phán bà nhiều hơn là hỗ trợ. Hiện nay, bà cũng đang chật vật với cuộc sống trên xứ người vì không còn được chính phủ trợ cấp nữa.

-Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, vì mới tới được một, hai ngày, chưa hoạt động gì, nên cộng đồng phải chờ xem môt thời gian nữa, mới có thể kết luận được việc làm của ông có ảnh hưởng và y nghĩa như thế nào trong cuộc chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ tại Việt Nam.

Trong tất cả các trường hợp ấy, có môt điểm chung nhất mà tất cả những vị trên phải đối diện một cách căng thẳng là “dư luận tại hải ngoại”. Dư luận tốt thì ít, mà dư luận xấu thì tràn ngập. Điểm xuất phát từ những dư luận xấu là từ những chuyên viên Cộng Sản nhận lệnh phải trù dập những người ra đi này cho tàn mạt, do tay sai nằm vùng tại hải ngoại, do những tên phản bội, trở cờ, theo Cộng để nhận chút tiền bố thí của Cộng hầu sống sót qua ngày, cũng có thể là những dư luận viên thích “Nổ”, hay khoe khoang tài năng tiên đoán chính trị của mình, và những người ghen tị, thấy ai nổi lên được thì phải dìm xuống cho cùng tầng lớp với mình mới khoái chí. Rất ít dư luận viên có tinh thần khoa học, khách quan, phân tích tường tận vấn đề có lợi cho đất nước qua những nhân vật từng là những đốm lửa sáng chói kia. Nhưng tất cả những hậu quả ấy, đều nằm trong một kế sách của Cộng Sản Việt Nam, bắt chước Liên Xô. Đó là kế sách: Mượn đao giết người. Khi không thể bỏ tù lâu hơn được vì sức ép của quốc tế, muốn lừa gạt thế giới, cho thấy rằng chế độ cũng có chút nhân đạo, thì trục xuất những nhà tranh đấu ra khỏi nước, rồi đuổi theo giết chết tên tuổi đó bằng các dư luận viên của chúng, trong khi kích động các như dư luận viên, các nhân vật “Nổ” ở hải ngoại bằng những lời lẽ tưởng như là chân lý. Vì sống trong tiện nghi dân chủ ở nước Mỹ lâu rồi, một số các quan sát viên, không thông cảm được nếp sống thực ở Việt Nam, bị ảnh hưởng bởi dư luận linh tinh, nên cũng vô tình tiếp tay với Cộng Sản, viết bài phê bình nặng nề, làm chết tên tuổi của các nhà tranh đấu đó. Dĩ nhiên, những nhân vật thích “Nổ” thì khi vớ được đề tài, vội vã lên án ngay, để chứng tỏ mình là “trên thông thiên văn, dưới làu địa lý, tiên đoán như Khổng Minh, lầu thông binh pháp như Tôn Tẫn.” Những người này bung ra một loạt câu hỏi: “Tại sao người ấy lại làm như vậy? Tại sao người ấy lại không làm như vậy?” nghĩa là chặn cả hai đầu, nói “có” cũng chết, mà nói “không” cũng chết.

Thực tế, nhà cầm quyền Cộng Sản nhận thấy rằng nếu trả tự do cho các nhà tranh đấu, để họ sống thong dong trong nước thì nhức đầu, sợ mấy người này “quậy tới bến”, sợ họ lôi kéo thêm được cảm tình viên, sợ tiếng tăm của họ nổi như cồn trên thế giới làm ảnh hưởng đến việc bám trụ vào quyền lực của Đảng. Vì thế, giải pháp thần sầu nhất là “Mượn Đao Giết Người”, cho những người này, sau khi sang Mỹ thì mất đi hào quang của những ngày còn trong tù ngục và có thể còn bị nhục nhã nữa. Sau khi nhà thơ Nguyễn Chí Thiện được tự do, thì lập tức hàng loạt bải viết mạ lị ông, vu cáo ông, phân tích lý lịch tập thơ của ông, đồng thời chụp cho ông một loạt “mũ” xấu xí như “Nguyễn Chí Thiện từng làm chủ động điếm ở Bà Mâu…”, “Nguyễn Chí Thiện này là giả, Thiện thật đã chết trong tù”, “Thiện ở Mỹ là cán bộ tình báo của Trung Cộng”…vân vân…Với các nhân vật khác cũng thế, ai cũng bị chụp mũ, nhiều hay ít, thì tùy hoàn cảnh. Kế sách “Mượn Đao Giết Người” của Cộng Sản thật là hữu hiệu, không đổ mồ hôi, không lo chặn bắt, canh giữ mà các nhân vật bị “Trục xuất” kia cứ từ từ mà chết dần. Một nhà lý luận trí thức, tác giả của bài “Trần Khải Thanh Thủy đã chết”, nay lại viết thêm một bài nữa: “Cù Huy Hà Vũ đã Chết!”. Thật độc địa!

Còn với Cù Huy Hà Vũ, thì ngoài luận điệu là “sao không tiếp tục ở tù mà lại sang Mỹ làm chi?” còn luận điệu khác là : “Coi chừng Cù Huy Hà Vũ là con cờ của Cộng Sản.Cù Huy Hà Vũ được cài sang Mỹ để mai mốt về nắm quyền hành, môt khi chế độ Cộng Sản xụp đổ, thì cũng có người cứu bồ…” Hoặc khoa học hơn: “Cù Huy Hà Vũ không thể trở về…” vân vân và vân vân…

Những tác giả vu chụp ấy, thường ngồi viết bên cạnh cái bàn viết đầy đủ tiện nghi, và ly cà phê sữa hột gà nóng hổi, không hề nghĩ rằng nhu cầu đấu tranh cho Dân Chủ và trách nhiệm cứu nước không phải là nhiệm vụ riêng của những nhà tranh đấu ấy. Việc chống Cộng cứu nước là của toàn dân, trong đó có những tác giả thích lý luận ấy! Tại sao chính các tác giả các bài lý luận đó không đứng lên tranh đấu cho Dân Chủ đi, mà buộc những người kia phải tiếp tục làm hoài cho đến chết? Những người vu chụp đó đã làm gì cho dân tộc chưa? Hay chỉ ngồi sa lông mà lý luận xuông? Họ có biết rằng “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” không? Trên hết, những ngày tù ngục đó cũng có thể là mồ chôn của họ, nếu bọn cai tù muốn giết chết họ rồi báo cáo là tù nhân tự treo cổ bằng chính dây giầy của mình? Lúc ấy, có thế lực nào có thể cải tử hồi sinh cho họ không?

Thảng hoặc, họ được tha về, sống lây lất, không nghề nghiệp, đói lả người, vợ con nheo nhóc, có ai yểm trợ cho họ sống bình thường được không? Thường thì các nhà Dân Chủ, sau khi bị tù, thì lập tức công an vây chặt gia đình, bủa lưới dăng bắt cả bạn bè, người quen, họ hàng xa gần nữa. Vợ và chị em của ông Đoàn văn Diên bị xua đuổi đến cùng, cho đến khi bà vợ phải chạy xe ôm, thì cũng bị công an cho xe đụng, què luôn. Luật Sư Lê Trần Luật bị xua đuổi, không chỗ ở, vợ chồng con cái lang thang, đến ngụ chỗ nào cũng bị công an phong tỏa. Chủ nhà bị đe dọa: “Chị có biết đang chứa chấp một tên phản động không?”, thế là chủ nhà chắp tay, van lạy Luật Sư Lê Trần Luât ra đi giùm! Trong khi Hồ Thị Bích Khương đang chiến đấu ở Hà nội, thì công an ở nhà bóp cổ giết chết chồng cô, rồi vất ra sông cho trôi lềnh bềnh nhiều này. Bọn khốn còn dàn dựng đụng xe cho cô chết, nhưng may mắn, cô chị bị gẫy xương vai và xương sườn. Chúng vá xương vai của cô bằng cái đinh bù long đóng từ ngoài bả vai vào trong, đầu đinh thò ra ngoài, máu mủ chẩy tươm suốt ngày. Chưa đủ, bây giờ chúng lại bắt cô nhốt tù như nhốt chó. Lê Thị Kim Thu bị đánh hội đồng trong tù, khi ra tù, chúng lột quần lót của cô, chỉ cho mặc quần dài rồi đuổi ra đường. Sau một thời gian, chúng lại nhốt lại. Tạ Phong Tần, luật gia, cựu Đại Úy Công An, luôn luôn bị côn đồ làm nhục. Chúng còn muốn tụt quần cô ra giữa đường, sau đó thì bưng cô lên vất vào phường, bỏ đó, bỏ khát… Nguyễn Hoàng Vi bị công an bắt cởi hết quần áo, rồi xâm phạm cô. Huỳnh Thục Vy nuôi con nhỏ trong buồng, thì ngoài cửa bọn khốn đổ đầy phân người vào, khiến mẹ con cô nôn thốc nôn tháo. Cháu bé bị mùi thối, muốn xỉu… Còn rất nhiều vụ hành hạ vô nhân đạo như bởi bàn tay ma quỷ nữa cho tất cả những ai can đảm dám đứng lên tranh đấu. Và, biết bao người, đột nhiên bị công an kêu lên làm việc, sáng hôm sau, đã chết và thân nhân chỉ nhận được một câu: “Anh ấy tự tử bằng cách tự nhét giẻ vào mồm cho đến chết!” Có ai làm gì được chúng nó không? Các nhà lý luận kia có về cứu được họ ra khỏi tù không? Có dám thử làm tù nhân môt ngày trong cái xã hội khủng khiếp, ghê rợn đó, đang bị Sâu Bọ Lên Làm Người cai trị không?

Xin hãy trả lời trước khi dùng chữ giết chết các nhà Dân Chủ mới được tự do ở Thế Giới Tự Do này. Và nên nhớ là họ tự nguyện làm việc đó chỉ vì lòng yêu nước chan chứa, chứ không có ai trả tiền hay ra lệnh cho họ cả. Cứu Nước là việc chung của tất cả chúng ta, không phải là nhiệm vụ đặc biệt của những người đang chấp nhận sống, chết, lên tiếng nói cho Lẽ Phải kia. Xin hãy đứng dậy và làm điều gì cho đất nước đi, còn nếu cứ ngồi xuông mà phê phán thì bất cứ một “teenager” nào cũng làm được.

Chu Tất Tiến.

Ðại nhạc hội ‘Vì Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa Hải Ngoại’

Tác Giả: Nguyên Huy/Người Việt

FOUNTAIN VALLEY, Cali. (NV) - Một đại nhạc hội để gây quĩ “Vì Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa Hải Ngoại” lần thứ ba sẽ được tổ chức vào tối ngày Chủ Nhật, 20 Tháng Tư, vào lúc 6 giờ chiều tại đài truyền hình VHN số 17075 đường New Hope trong thành phố Fountain Valley, CA 92708.
Hai Mươi Tháng Tư cũng là thời gian cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới cùng nhau tưởng niệm đến biến cố đen tối 30 Tháng Tư năm 1975 cho đất nước và dân tộc.
nghiatrang bienhoa haingoai 1

Dựng quốc kỳ Mỹ-VNCH và bảng hiệu trên sở đất xây dựng nghĩa trang. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

4/11/14

Cơm gà Siu-Siu

Chuyện kể về ông chủ tiệm cơm gà SIU SIU(trong khu chợ An-Đông,Sài-gòn) trước và sau ngày 30 tháng Tư-1975.
Tác giả: Vô Danh



Quán cơm gà Siu Siu đưa món cơm gà khoái khẩu này vào hàng triệu gia đình Việt Nam, mà trong đó có gia đình tôi, gia đình bạn tôi, anh CiBi sau 35 năm xa xứ đổi đời mà nước bọt vẫn ngẩn ngơ vì cơm gà Siu Siu hay CiBi vẫn nhớ ông chủ quán Siu Siu ngày nào trong ký ức rung động hệ quả Pavlov và rằng món cơm trấn quốc vang lừng của ông đã trang trọng chiếm ngự thế đứng vững chắc trong nhiều quyển hồng thư ẩm thực Việt Nam. Tôi nghĩ cơm gà Siu Siu đã được vào văn học người Việt mình "pho sua" (for sure) rồi chứ còn gì nữa nhỉ?

4/10/14

Bài Trường Ca Máu

Dạo:

Bài trường ca tắt nửa chừng,
Lòng người sớm đã dửng dưng vô tình.

Cóc cuối tuần:

Bài Trường Ca Máu

(Tháng Tư Đen về, nhớ đến Việt Khang và những người Việt yêu quê hương đang bị giam cầm trong lao tù Cộng sản)

Phòng giam lạnh, người tù se nét mặt,
Lặng lẽ vin tường, ánh mắt xa xôi.
Trôi lăn trong ngục tối mấy năm rồi,
Chỉ vì "tội" hát lên lời yêu nước.

Vợ Lính

Tác Giả: Nguyễn Thị Thêm

vo linh

Tôi quen biết chàng khi anh ấy đã là lính. Cái lon Chuẩn úy chẳng là cái gì với tôi, một người con gái đầy nam tính. Tiếng nói miền Trung lơ lớ khó nghe, mặt chẳng đẹp trai và nhìn qua là biết chẳng phải con nhà giàu. Mấy cái đó và cả con người đó đáng lý ra chẳng dính dáng gì với tôi. Thế nhưng, trời bất “dung gian” cái tên Chuẩn uý người Huế đó không biết bằng cách nào lại có thể xin vào dạy giờ ở cái trường Trung học tư tôi đang dạy. Tôi thì phớt tỉnh Ăng lê, tới giờ dạy, hết giờ về không chuyện trò tào lao với người khác phái. Cái nhược của tôi bây giờ tôi mới biết là ở chỗ này. Thế là cứ tới giờ tôi đang dạy thì “hắn” lại sai học trò sang mượn khăn lau bảng, mà dạy toán thì lau bảng thường xuyên. Lại qua mượn phấn, hết phấn thường xuyên. Hết giờ lại tới chào và xin lỗi. Ngày khác lỗi vẫn hoàn lỗi, lại mượn phấn, mượn khăn.
Từ đó tôi ghét “hắn”. Mấy đứa học trò cũng biết tôi không thích “hắn”. Thế là tôi bảo học trò để sẵn một mớ phấn trong cái hộp và một cái khăn lau bảng. Học trò “hắn” qua mượn, tôi đưa luôn hộp và nói hãy giữ lấy tôi tặng luôn, khỏi trả. “Hắn” tìm tôi xin lỗi và xin chở tôi về sau giờ dạy. Tôi từ chối, mặt lạnh như tiền đi thẳng. Buổi chiều, “hắn” tìm tới nhà để xin lỗi. Hôm sau không giờ dạy, “hắn” lại tới nhà mượn sách và ngồi lì nói chuyện không đâu ra đâu. Cứ hễ có dịp là “hắn” tới nhà tôi ngồi đồng, “hắn” nói đủ thứ chuyện bằng âm hưởng miền Trung nặng trình trịch. Một thời gian sau, tôi nghe miết rồi quen cái giọng khó nghe. Không tới trả sách thì lại thấy thiếu vắng một cái gì không phải là sách. Cái chiến thuật “mưa lâu thấm đất”, “Nói hay không bằng ngồi dai” đã khiến tôi phải lên xe hoa về nhà “hắn” và làm vợ “hắn” cho tới bây giờ.

NỖI HỔ THẸN CỦA VĂN HÓA CÔNG CỘNG

Từ nhà đến học đường không được giáo dục đến nơi đến chốn và cuộc sống ngoài xã hội xa hoa, bất công, phù phiếm đã thấm vào tâm hồn lớp trẻ. Họ tuân theo lạc thú bản năng tầm thường hơn là lý trí, thiếu cả tính tự trọng, thậm chí trở thành gian ác. Mời bạn nhìn một đám đông tranh cướp nhau không cần biết đến xấu hổ. Xin tạm kể vài chuyện quá buồn. 

Trong bài kỳ trước tôi đã tường thuật những chuyện “lộn xộn” của showbiz Việt quanh “tai nạn quảng cáo” trên truyền hình. Vậy kỳ này tôi bàn luôn cho “hết ý” về những chuyện “lộn xộn” đó không chỉ trong giới showbiz mà cả những người trong các tầng lớp khác đã trực tiếp hay gián tiếp làm xấu mặt người Việt, gọi chung đó là thứ văn hóa công cộng. Không chỉ người ở VN mà người Việt ở bất cứ đâu cũng cảm thấy “mất mặt”. Chuyện “nổi” nhất trong tuần là môt sự việc nhỏ của một cá nhân nhưng nó đang được bàn tán râm ran bởi ngay cả những người nước ngoài cũng… lè lưỡi kinh ngạc. Bởi thế “tin nóng mặt” này mới được đưa lên báo nước ngoài. 

4/9/14

Chuyện Dầu Khí - Thổi Từ Ukraine Qua Đông Hải

Nguyễn-Xuân Nghĩa

* Ống dẫn Nga Hoa, dự án trên mạn Bắc *

Việc Vladimir Putin thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine xảy ra khi kinh tế Liên bang Nga tăng trưởng chậm hơn – bị suy trầm – và có thể dẫn tới suy thoái, là không tăng trưởng dù chậm mà còn tụt xuống số âm. Nhìn trong một viễn cảnh dài, vụ khủng hoảng Ukraine còn đánh dấu một chuyện động lớn lao hơn vậy, đó là vai trò mới của năng lượng, khi cuộc cách mạng về dầu thô và khí đốt tại Hoa Kỳ sẽ làm thay đổi tương quan kinh tế giữc các khu vực của toàn cầu.

4/8/14

Chắc Chắn Là Không

Chu Chi Nam

Bài đọc suy gẫm: “Chắc chắn là không” hay Trung cộng có phải là nước tiêu biểu cho triết lý, văn hóa, văn minh đông phương của tác giả Chu Chi Nam.  Hình ảnh chỉ là minh họa.

TRUNG CỘNG HIỆN NAY CÓ PHẢI LÀ NƯỚC TIÊU BIỂU

CHO TRIẾT LÝ, VĂN HÓA, VĂN MINH  ĐÔNG PHƯƠNG ?

Trong một thời gian dài tăng trưởng, với 2 con số, kinh tế Trung cộng hiện nay, nếu tính theo tổng sản lượng, thì đứng thứ nhì trên thế giới, với 8 358,4 tỷ $, chỉ sau Hoa kỳ với 15 684,8 tỷ, trên Nhật 5 959,7 tỷ, trên Đức 3 399,6 tỷ.

Một số người thiên về kinh tế, cho rằng kinh tế là quyết định tất, đã vội đưa ra những dự đoán tương lai: trong một thời gian ngắn, kinh tế Trung cộng sẽ vượt Hoa kỳ về tổng sản lượng. Hơn thế nữa họ cho rằng Trung Cộng sẽ là đệ nhất cường quốc về nhiều mặt và từ đó cho rằng Trung cộng đạt được mức độ phát triển hiện nay là nhờ vào nền triết lý, văn hóa, văn minh Đông phương.

Có phải thế không ?

Tôi Rất Tự Hào Khi Được Sống Ở Mỹ.

Gần đây tôi có đọc được một vài bài viết nói về cuộc sống của người Việt trên đất nước Mỹ khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới, con người cũng đều phải đi làm để lo cho cuộc sống của mình. Những người lười biếng, thì cuộc đời của họsẽ dậm chân tại chỗ

Giầu và nghèo thì không có nước nào mà không có hai tầng lớp này, bởi vì chẳng nơi nào chỉ có toàn người giầu và chẳng nơi nào chỉ có toàn người nghèo cả.

Tình anh em chấm dứt từ đây!

Nhiều người khi đưa con sang Mỹ du học, thay vì cho chúng ở nhà host, hoặc đưa vào dorm (dormitory-ký túc xá), lại muốn gửi họ hàng, bà con, vì quan niệm rằng ‘sống chung với họ hàng, vẫn hơn’. Với tấm lòng bao dung, không hề tính toán, nhiều người ở Mỹ đã nhận làm 'guardian' (người giám hộ), để rồi....


Những mẩu chuyện có thật dưới đây đem lại những kết cục buồn !!!

Câu chuyện thứ nhất: Tình anh em chấm dứt từ đây!

Ông, bà Minh Nguyễn định cư ở Mỹ đã được hơn 20 năm, nhưng mới chuyển về California được 5 năm. Những lần về Việt Nam chơi, ông bà được người em họ đưa rước, săn đón rất chu đáo.

Lần mới nhất vào năm 2010, khi ông bà Minh về VN chơi, người em...’gợi ý’:”Chúng em muốn đưa con bé Lan, con gái lớn của em, sang Mỹ du học, nhưng nó mới 14 tuổi, cần người giám hộ (guardian). Bạn bè em thì có nhiều, nhưng nếu cháu được ở chung với anh chị vẫn hơn, dù sao cũng là họ hàng”.

Cần Thơ nhiều người bán thận để 'thoát nghèo'


CẦN THƠ 5-4 (NV) -
“Hàng chục người dân ở xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ vì hoàn cảnh khó khăn, âm thầm đi bán thận để lấy tiền, nhưng lại giả vờ làm đơn trình bày chính quyền địa phương là “hiến” thận cho người thân.”

Vết mổ trên bụng của một nông dân sau khi đã bán thận với giá hơn 100 triệu đồng.
(Hình : Dân Trí)

HẤP DẪN DU KHÁCH VỚI NGÔI ĐỀN TOÀN RẮN ĐỘC


Nhiều người sợ hãi chết ngất khi bước chân vào đền, nhìn tứ phía đều thấy rắn độc.

Ở Malaysia, có một ngôi đền kỳ lạ, là nơi tụ tập của vô số rắn độc, từ hổ mang cho đến rắn lục.

Đó là đền Penang, còn gọi là Đền Rắn, thuộc tỉnh Sungai Kluang trên đảo Penang.

TS Cù Huy Hà Vũ đã đến Mỹ.

duongha.jpg

Nữ Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ TS Cù Huy Hà Vũ, trong một chuyến sang Mỹ vận động cho chồng hồi năm ngoài, tháng 07/2013..

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã sang Mỹ sau khi được Việt Nam trả tự do.

4/6/14

Mắc cỡ vô cùng

Bùi Bảo Trúc

Trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng của De Amicis do Hà Mai Anh dịch có một truyện ngắn với tựa đề là Lòng Yêu Nước Của Cậu Bé Thành Pađôva.

Truyện kể trên một chuyến tàu chạy từ Tây Ban Nha đi Ý, có một chú bé quần áo rách rưới đứng ở một góc toa xe. Chú bé nhà nghèo phải theo một gánh xiếc bỏ nhà ở Ý để đi tha phương cầu thực hết ở Pháp rồi qua Tây Ban Nha. Sau hai năm bị chủ gánh xiếc ngược đãi, chú bỏ trốn tìm về nhà cũ.

Cô Kiều Trinh, con gái một ủy viên trung ương đảng, bị bắt 2 lần tại Thụy Ðiển và Anh về tội trộm cắp.(Vậy mà vẫn còn được lên TV dậy đơì thiên hạ).

Bài Hát 'Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe', Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu

Unbenannt

Tam giác của sự sống.

Tôi tên là Doug Copp. Tôi là Đội trưởng đội cứu nạn (Rescue Chief and Disaster Manager) thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI), đội cấp cứu giàu kinh nghiệm nhất thế giới. Thông tin trong bài báo này sẽ cứu nhiều sinh mệnh trong một trận động đất.
Tôi đã trườn, bò trong 875 toà nhà đă bị đổ sập, làm việc với các đội cấp cứu từ 60 nước, thành lập các đội cấp cứu  tại một số nước, và tôi là thành viên của nhiều đội cấp cứu của nhiều nước.
Tôi đã là một chuyên gia Liên Hợp Quốc về khắc phục thảm hoạ (Disaster Mitigation) trong 2 năm. Tôi đã làm việc tại tất cả các thảm hoạ  trên thế giới từ năm 1985, trừ những thảm hoạ xảy ra đồng thời.

THỦ TƯỚNG ĐỨC ANGELA MERKEL TẶNG CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH BẢN ĐỒ CỔ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TÂY TẠNG, TÂN CƯƠNG VÀ MÃN CHÂU LÝ

TRẦN ĐỨC ANH SƠN

Trong hai ngày 1 và 2/4/2014 một số tờ báo uy tín trên thế giới như: TIME, FOREIGN POLICY, THE SYDNEY MORNING HERALD… đã đăng bài phản ánh sự kiện ngày 28/3/2014, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc trong tuần vừa qua. Đây là tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 - 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là JEAN-BAPTISTE BOURGUIGNON D’ANVILLE vẽ, được 1 nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735. Trên tấm bản đồ này lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm các vùng: Tibet (Tây Tạng), Xinjiang (Tân Cương), Manchuria (Mãn Châu Lý). Các đảo Hải Nam và Đài Loan trên bản đồ này thì được tô màu khác với lãnh thổ Trung Hoa. Tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.

Là một người Việt khó lắm. Thật vậy!

Tiểu My
(Thư trả lời một bạn Du Học Sinh người Nhật)

hoi_cua_1
Bạn thân mến,
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng” .

4/3/14

Đức tặng Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa

TTO - Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của VN, nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc trong tuần vừa qua.

Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 - Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)

Những nhịp cầu để Hoàng Sa không đi vào quên lãng

MAG HOÀNG SA 02/04/2014
(20:12)

Tưởng niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa (DR)

Tưởng niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa (DR)

Thụy My

Khúc nhạc mở đầu chương trình là bài hát « Tiếng sóng Vân Đồn », trước đây được hạm trưởng Vũ Hữu San của khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) chọn làm nhạc hiệu cho tàu. Sau trận hải chiến Hoàng Sa, sáng 20/01/1974 tàu HQ-4 về đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bài hát ca ngợi danh tướng Trần Khánh Dư trong trận hải chiến với quân Nguyên, đã đập tan đội thủy quân của Ô Mã Nhi, cũng được phát trên loa khi cập cảng.

4/2/14

Nghị Quyết SR-455: 'Hãy trả lại sự thật cho lịch sử'

TNS. Richard Black vinh danh Quân, Dân, Cán, Chính VNCH

Linh Nguyễn/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV)Ông Richard Black, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Virginia đến Little Saigon trong hai ngày để trao tặng cộng đồng người Việt Nghị Quyết SR-455, vinh danh Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, và đặt vòng hoa lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, 30 Tháng Ba, tại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster.

alt

Thượng Nghị Sĩ Richard Black tại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ hôm Chủ Nhật. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Một tướng lãnh Trung Quốc bị truy tố về tội biển thủ

 

Ảnh minh họa cho hành vi tham nhũng của các quan chức cao cấp Trung Quốc.

Ảnh minh họa cho hành vi tham nhũng của các quan chức cao cấp Trung Quốc.

REUTERS/Lisi Niesner

Tú Anh

Bằng cách nào một sĩ quan cao cấp của quân đội Trung Quốc, 58 tuổi, có thể tom góp được một tài sản kếch sù với hàng chục căn hộ ở Bắc Kinh, một dinh thự lộng lẫy theo kiến trúc của Cấm thành, một bức tượng Mao Trạch Đông bằng vàng khối và một hầm rượu quý ? Theo Tân Hoa xã, tướng Cốc Tuấn Sơn, tư lệnh phó quân nhu sẽ trả lời các câu hỏi này trước tòa án.

Năng lượng : Mỹ giúp châu Âu giảm bớt áp lực của Nga ?

Tạp chí kinh tế ngày 01/04/2014.
(15:39)
Tổng thống Obama và các lãnh đạo Châu Âu José Manuel Barroso, Herman Van Rompuy. Bruxelles 26/03/2014.

Tổng thống Obama và các lãnh đạo Châu Âu José Manuel Barroso, Herman Van Rompuy. Bruxelles 26/03/2014.

Reuters

Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà

Khủng hoảng Ukraina càng thúc đẩy Bruxelles dựa vào Mỹ để giảm mức độ lệ thuộc vào dầu khí của Nga ? Tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu –Hoa Kỳ ngày 26/06/2014, tổng thống Obama tuyên bố Washington sẵn sàng giúp đỡ châu Âu giải tỏa bớt áp lực của Matxcơva về vấn đề năng lượng. Nhờ những phương pháp khai thác mới, Mỹ đang trở thành nơi có trữ lượng dầu khí ‘tiềm năng’ nhất thế giới.

Phá sản chính sách kêu gọi Việt kiều 'giữ quốc tịch Việt Nam'

Monday, March 31, 2014 5:41:23 PM

Bài liên quan

Cứ 1,000 người mới có 1.3 người 'đăng ký'


WESTMINSTER (NV) - “Nếu chính quyền Việt Nam coi người Mỹ gốc Việt vẫn đang là công dân Việt Nam thì chả cần phải buộc họ làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam như họ vẫn hành xử từ trước tới nay.”

Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, bình luận như vậy với báo Người Việt, về quy định của Bộ Tư Pháp Việt Nam là “ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.”

image001

Cô Phương Hà (trái), một người nhập cư từ Việt Nam, tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong buổi lễ tổ chức tại Fairfax, Virginia, hôm 3, Tháng Bảy, 2013. Trên nguyên tắc, khi một người tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ là đã xin từ bỏ quốc tịch gốc. (Hình: Getty Images)

4/1/14

"Crimea sáp nhập vào Nga là dấu chấm hết cho Putin"

 

"Putin có Crimea nhưng mất Ukraine mãi mãi. Như cựu cố vấn an ninh Mỹ Zbigniew Brzezinski nói, nếu không có Ukraine, "Nga sẽ không còn là một đế chế nữa".

Trong bài phân tích đăng tải trên tờ The Spectator (Anh), ông Owen Matthews nhận định rằng, việc Nga sáp nhập Crimea sẽ mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho Ukraine, song lại đẩy Nga và Tổng thống Vladimir Putin rơi vào tình thế vô cùng khó khăn.

Làm sao tránh bệnh lẩn Alzheimer's

brainprotection_0
Gần phân nửa số người Mỹ 85 tuổi mắc bệnh Alzheimer's, một chữ mà người Việt ở Mỹ đã quen thuộc và thường dịch là bệnh lẩn. Một số người còn mắc bệnh này khi chưa đến 65 tuổi, được gọi là bệnh lẩn sớm. Căn bệnh quái ác này thường lởn vởn trong óc tất cả chúng ta và nhiều người thường tự hỏi “Có phải mình đang mắc chứng Alzheimer's sớm?”