Showing posts with label Du lịch. Show all posts
Showing posts with label Du lịch. Show all posts

10/15/23

ĐẾN GIFU THƯỞNG THỨC THỊT BÒ HIDA

Ghé thăm tỉnh Gifu, Nhật Bản vào những ngày cuối thu đầu đông, ngoài việc được thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ thì tôi rất ấn tượng với thịt bò Hida.


Lâu nay trong tâm trí của tôi, thịt bò ngon nhất phải là thịt bò Kobe, nhưng khi nếm qua thịt bò Hida thì tôi mới biết đây mới chính là món thịt tuyệt phẩm của đất nước Mặt trời mọc.

3/12/23

Ấn Độ - Thiên đường và địa ngục

Nhiều người từng đến Ấn Độ chắc đều có chung một cảm giác là đã đến một đất nước với hai thái cực, vừa là địa ngục vừa là thiên đường. Bẩn thỉu và thánh thiện, ồn ào và lười nhác, xảo trá và chính trực. Sáu nghìn năm văn hiến đã khiến cho Ấn Độ toát lên khí chất mạnh mẽ giữa thần tiên và ma mị, đồng thời cũng khiến tâm trạng một du khách như mình thăng trầm như chiếc xe vượt núi băng đèo trong suốt cuộc hành trình.


Hơn 20 năm trước, lão lần đầu tiên đến sân bay Delhi, cảm thấy không khác gì những sân bay quốc tế khác. Nhìn thấy quầy taxi, lão bước đến trả tiền trước cho một chiếc xe, vừa bước ra khỏi sảnh một mùi ẩm nóng phả vào mặt mang theo đủ vị, xăng, dầu, mồ hôi, cứt chó, cứt bò, mùi hoa, mùi nước hoa, mùi gia vị...hỗn độn khó tả. Đang loay hoay tìm phương hướng đi về bãi đậu taxi thì một tia chớp loé sáng, chiếc xe Hindustan Ambassador cũ kỹ tưởng chui ra từ đống rác đỗ xịch trước chân, một chiếc đầu xù tóc, khuôn mặt đen xì với đôi mắt chỉ lòng trắng thò ra bên ngoài xe (Ấn Độ vô lăng bên phải) “Sir, you book a car?” (Thưa ngài, ngài đặt xe chứ?). Lão hơi ngần ngại nhìn chiếc xe như đồ chơi nhưng vì là một tay lão luyện từng trôi nổi giang hồ nên rất dễ thích nghi mọi điều, lão “Yes” xong thì mở cửa xe định chui vào ngồi ghế bên tay trái lái xe thì trên ghế đầy rác rưởi, nào là vỏ hộp đồ ăn nhanh, vỏ chai, thuốc lá, giấy, khăn...Tay lái xe chỉ tay ra hàng ghế sau, lão chui vào chưa yên vị thì hắn đã rồ ga phun khói lao đi.

taxi ở Ấn Độ 


Cậu ta tăng ga lạng lách trên đường, vượt qua nhiều ô tô có vết đâm xước lồi lõm, xe nào cũng muốn tranh lao đi trước, chạm nhau là chuyện thường tình. Nhiều người chắc sẽ hoảng hồn về kiểu lái như một thằng điên cầm lái này, nhưng đối với lão quen trò mạo hiểm nên không hề lo lắng về điều này, dường như tốc độ điên cuồng của chiếc xe đã mang lại cho lão một cảm giác cực kỳ thú vị, lão luôn miệng cổ vũ “Hey, very good, try faster!” ( Này, được lắm, thử đi nhanh hơn). Một phần cũng để răn đe hắn rằng, bố mày đến từ New York, dọa bố mày đéo được đâu, và đừng giở những trò gì khác.

Không khí nóng ẩm phả mạnh vào mặt, nhìn xung quanh, dọc đường có rất nhiều cây xanh khiến lão hơi ngạc nhiên. Bỗng tay tài xế phanh gấp, một thằng cha khoác một chiếc bị hơi to đứng bên đường. Xe đậu lại, hắn tự nhiên như ruồi mở cửa chui lên xe ngồi cạnh lão, hắn chào lão cũng rất tự nhiên. Cậu lái xe cũng rất thản nhiên bắn cho lão hai câu cộc lốc “My friend “ ( bạn tôi). Lão chưa kịp hoàn hồn thì chiếc xe lại lao đi như bay rồi dừng lại ở một khu chợ ven đường, tay bạn đi nhờ xe lao xuống nhưng cũng không quên quay đầu vẫy tay chào lão “Thank you sir!” (Cảm ơn ông). Lão bị cứng lưỡi sau khi tay này lên ngồi cạnh và hít đủ mùi cà ri và mồ hôi của hắn. Lão chỉ kịp bật ra câu “Địt mẹ, chuối thật!”.

Điểm đến của lão là khách sạn 5 sao “The Park New Delhi” nhưng một người bạn từ Hồng Kông đến trước hẹn gặp lão tại sảnh nhà ga xe lửa New Delhi. Tay lái xe đậu xe trên một con đường bẩn thỉu và nói với lão rằng đây là chợ Main Bazaar đi bộ xuyên vào bên trong là ga xe lửa, hỏi sao không đưa tớ đến tận cửa, hắn nói phải về đi lễ với vợ, nếu đi đến cửa lại phải vòng hơi xa. Thôi đành vậy, tức giận cũng chẳng giải quyết được gì. Lão lê bước trên một con đường gập ghềnh đầy bùn đất và rác thải, không khí nồng nặc mùi phân bò, hai bên là những tòa nhà cũ nát tưởng chừng như sắp đổ sập, những cửa hàng nhỏ bày bán đầy quần áo, khăn quàng, thảm đủ màu sắc, dân tình đi lại nháo nhào, tiếng rao hàng, tiếng hét tìm người, tiếng đọc kinh kệ, tiếng chó sủa, tiếng còi xe cũng kinh thiên động địa.

Đến sảnh ga thì đã thấy thằng bạn đứng đấy bên cạnh là một chiếc xe Tuktuk. Cậu ta làm ăn ở đây nên rất thông thạo New Delhi. Cậu ta giải thích, giờ này đi Tuktuk sẽ nhanh hơn taxi vì tắc đường trầm trọng. Thế là lại ngồi lên Tuktuk, rồi như một cơn lốc, xe luồn lách lao đi như một con chó điên xổng chuồng khiến người ngồi trên rớt tim nếu như chưa từng trải. Một hồi rồi cũng đến được khách sạn.

Bước vào khách sạn là thiên đường, là một thế giới hoàn toàn khác chỉ cách một bức tường với bên ngoài. Kẻ hầu người hạ giúp xách hành lý, đưa tận tay những chiếc khăn, đồ uống mát lạnh. Mọi tiện nghi từ nhà hàng, quầy bar, mát xa, bể bơi cho đến phục vụ đều tiêu chuẩn thế giới. Tắm rửa thay đồ xong, hai thằng xuống sảnh khách sạn. Một chiếc xe Mercedes-Benz đen mới cứng từ từ lăn bánh vào trước sảnh, một cậu lái xe ăn mặc áo trắng quần Tây đen là lượt phẳng phiu nhẩy xuống mở cửa xe mời hai vị lên. Ngồi trong xe mát lạnh thơm tho nên cũng không cảm thấy đường dài sau đấy đến một dinh thự ở khu người giàu Sunder Nagar bên cạnh là dòng sông Sunder Nagar tuyệt đẹp. Chủ nhân là một cặp vợ chồng trẻ thuộc giới thượng lưu Ấn Độ kinh doanh trong ngành công nghiệp phim ảnh Ấn Độ Bollywood. Mỗi năm họ làm vài chục bộ phim và thu nhập vài trăm tỷ VNĐ như chơi.


Đừng hình dung biệt thự 40 nghìn mét vuông của hai vợ chồng này như biệt thự Ecopark Việt Nam hay thậm chí như biệt thự bình thường ở Beverly Hills, Los Angeles, California, Mỹ. Nó kinh tởm hơn nhiều, nó rộng và chiếm cả một quả đồi. Hai vợ chồng hai đứa con có hơn 50 người hầu hạ. Lão cũng không muốn tả lại căn biệt thự này làm chi, bởi nói như vậy là đủ. Riêng căn phòng làm rạp chiếu phim của họ thì lão thực sự ngưỡng mộ. Màn hình rộng, ghế ngồi như ghế máy bay hạng thương gia năm sao cho khoảng 30 người, mỗi người một tủ lạnh một bàn đủ đồ uống, rượu và đồ ăn vặt. Âm thanh nổi, độ phân giải màu sắc thì tuyệt đỉnh. Lão đã từng tự hào về căn phòng xem duyệt phim của hãng phim Gia Hoà, Hồng Kông và cứ đinh ninh là nhất châu Á, khi nhìn thấy căn rạp mini thượng lưu này mới cảm thấy hổ thẹn.


Chiều hôm ấy được hai vợ chồng chiêu đãi một bữa ăn nửa Âu nửa Á do một đầu bếp thuê từ Hồng Kông. Suốt bữa ăn, lão được nghe chủ nhân kể về sự khác biệt trong xã hội Ấn Độ và ngành điện ảnh mà họ đang kinh doanh. Nói tóm lại, họ đã giải thích trước những cái mà lão sẽ được chiêm nghiệm vào vài ngày tới.

3 giờ sáng hôm sau vợ chồng này cho lái xe đến đón lão tại khách sạn đi 3 tiếng đồng hồ thì đến Taj Mahal để vừa kịp ngắm bình minh ở đây. Taj Mahal là một trong bảy kỳ quan thế giới và còn được biết đến như một đài tưởng niệm tình yêu tuyệt đẹp do Hoàng đế Shah Jahan xây dựng cho vợ mình là Mumtaz Mahal. Đây là một kỳ quan kiến ​​trúc được làm bằng đá cẩm thạch trắng và khảm 33 loại đá quý khác, các nghệ nhân đã mất gần 22 năm để xây dựng lăng mộ kỳ diệu này. Nếu để chiêm ngưỡng kỹ càng lăng mộ này thì cần khoảng vài ngày. Nhưng cưỡi ngựa xem hoa thì cũng nhìn ra một mối tình đáng ca tụng đến muôn thuở. Lão nhớ khi bước vào cổng Taj Mahal, có một dòng chữ viết như sau: “O Soul, thou art at rest. Return to the Lord at peace with Him, and He at peace with you.” ( Này linh hồn, ngươi đã yên nghỉ. Hãy trở về bên Thượng đế, bình yên với Ngài, và Ngài sẽ bình yên với bạn.)

Mấy ngày sau, lão muốn tự mình đi khám phá New Delhi và lang thang hết hang cùng ngõ hẻm. Từ New Delhi hiện đại đến Old Delhi cũ kỹ rách nát. Ghé thăm Chandni Chowk, Jama Masjid, Kinari Bazaar, Silver Market và Chợ Gia vị lớn nhất Châu Á. Rồi đi thăm Cổng Ấn Độ, Tòa nhà Tổng thống, Quốc hội Ấn Độ và Quảng trường Connaught.


Những con đường nhỏ hẹp, quanh co và lề đường của Delhi cũ là minh chứng cho sự cai trị của Mughal trước đây. Old Delhi có một trong những khu chợ lâu đời nhất và sầm uất nhất của đất nước – Chandni Chowk (Moonlight Square). Ở đây bạn có thể chiêm nghiệm những món ăn dân gian của Ấn Độ. Đây cũng là một con phố khác thường, một địa điểm tôn giáo nổi tiếng mà các tôn giáo khác nhau cùng tồn tại. Ở đây có Đền Tianyi Sect Jain, Đền Gaoli Sankha của Ấn Độ giáo, Nhà thờ Christian Central Baptist, nhà thờ Đạo Sikh, Nhà thờ Hồi giáo vàng Islam, Nhà thờ Hồi giáo Islam Fatehpur. Nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng nhất ở Delhi, Jama Masjid, cũng nằm gần đó và được xây dựng vào năm 1650.

Đi bộ trên đường phố New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, những khác biệt rất lớn ở thành phố này thật đáng ngạc nhiên. Bên cạnh những khu ổ chuột đổ nát là những khu dân cư cao cấp, với những con chim cùng con người kiếm ăn trên bãi rác, những con khỉ trên dây điện trong khu phố cổ ... Sự nghèo đói và giàu sang được bộc lộ quá ư là sắc nét.

Lão đi vào khu ổ chuột Tughlakabad, không khí nồng nặc đầy mùi nước tiểu. Ngoài ra, nhiều con đường ngập rác và chất thải không rõ nguồn gốc, nhiều lúc không biết đặt chân vào đâu, phân trẻ em chỗ nào cũng có, lão thấy vài bà mẹ bế con để chúng ỉa ngay trên đường. Lão len lõi vào một chiếc hẻm, có đoạn chỉ rộng bằng một người đi vào để theo chân một anh bạn lái xe Tuktuk vào thăm nhà anh ta ở đây. Căn nhà có 5 mét vuông kê 2 giường tầng ở đến 6 người. Tuy họ nghèo khổ nhưng họ vẫn vui vẻ nhiệt tình và không hề ái ngại với người bạn mới quen.

Khu ổ chuột ở Old Delhi

Ngược lại ở New Delhi, đặc biệt là trong khu vực trung tâm thành phố, cây cối rậm rạp, sạch sẽ và thoáng rộng, trong khi tình trạng lộn xộn ở Old Delhi thật sự gây sốc, hai cảnh tượng chỉ ngăn cách nhau bởi một bức tường cổ.

Khoảng cách giàu nghèo ở Ấn Độ lớn như thế nào? 5 mét vuông nhà cho người nghèo và 40 nghìn mét vuông dinh thự cho người giàu. Nói vậy dễ hình dung hơn.

Ấn Độ luôn được biết đến là nghèo đói trong mắt người nước ngoài. Nhưng điều mà nhiều người không biết là đất nước bị người khác chê nghèo, nhưng số lượng tỷ phú lại đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Lấy ví dụ như người đàn ông giàu nhất Ấn Độ, Mukesh Ambani. Thu nhập hàng ngày của ông có thể đạt 10,7 tỷ Rupee. Ông đã vượt qua người giàu nhất Trung Quốc Jack Ma trước khi trở thành người giàu nhất châu Á và đứng thứ 16 trong danh sách người giàu toàn cầu.

Ở đất nước này, những khu nhà giàu và khu ổ chuột thường được ngăn cách chỉ một bức tường, nhưng những người giàu lại ngoảnh mặt làm ngơ trước những đồng bào đang chật vật với cơm ăn áo mặc, và cảm thấy không cần thiết phải giúp họ thoát nghèo. Ở phía đông và phía tây của một bức tường, phía đông là thiên đường tráng lệ trên trái đất, phía tây là địa ngục kinh hoàng của trần gian.

Những người giàu sống trong biệt thự, lái những chiếc xe hơi sang trọng và được kẻ thấp hèn hầu hạ. Họ sống như đế vương. Khi màn đêm buông xuống, họ lái những chiếc xe thể thao đắt giá gầm rú trên đường phố và ngõ hẻm. Họ có thể vung phí tiền kể cả ở Paris và hô phong hoán vũ bắt những người da trắng hầu hạ dưới ma lực của đồng tiền.

Còn những người “hàng xóm” của họ sống như chuột cống, tiền sinh hoạt hàng ngày thường chỉ vẻn vẹn một Đô La, họ phải sống trong những căn nhà dột nát, tối tăm ẩm thấp với bốn bức tường, suốt ngày quanh quẩn ở bãi rác tìm kiếm thức ăn có thể nuôi sống bản thân.

Hiện thực là vậy, một trong số ít họ đang đứng trên đỉnh của kim tự tháp và nhiều người còn lại đang quỳ dưới đáy của kim tự tháp, sự khác biệt là không thể tránh khỏi. Nhưng tuy vậy, tầng lớp dưới đáy sống rất vừa lòng với thực trạng, với số mệnh an bài và họ lại rất lãng mạn yêu đời. Bất cứ ở đâu, các bạn đều thấy nụ cười và ánh mắt chan chứa tình cảm của họ. Họ thích múa, thích hát, thích pha trò, chỉ cần đốt lửa và âm nhạc nổi lên, cho dù họ đang bận tay làm gì cũng vứt đấy ra tụ tập nhẩy múa hát hò đã. Mọi người đều không vì nghèo đói mà mất đi sự nhiệt tình và trung thực, một sự thành kính với tôn giáo tuy đơn giản nhưng vững vàng như đá hoa cương không hề suy suyển trước gió mưa, tháng ngày.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Ấn Độ là đất nước huyền diệu và lãng mạn, là cõi Cực Lạc mà Đường Tam Tạng đã trải qua muôn vàn gian nan đi đến để thỉnh kinh. Ấn Độ cũng là một đất nước đầy mâu thuẫn, đầy tranh cãi, nhưng lại đầy hấp dẫn. Một số người khi đã bước chân đến đây đều không khỏi yêu nó đến say đắm và khó có thể rời xa, coi nó như thiên đường, nhưng một số người lại chế nhạo Ấn Độ, mô tả nó như một khu chợ ồn ào, bẩn thỉu, nghèo nàn và lạc hậu, và coi nó như địa ngục. Nhà văn Mỹ Mark Twain đã từng nói rằng “vì sự phức tạp của Ấn Độ nên bất kỳ sự đánh giá nào cũng đều đúng”. Bản thân Ấn Độ là nơi giao thoa giữa thực tế và mộng cảnh. Câu trả lời nằm trong trái tim mỗi người, ngay trong mắt bạn. Bạn hy vọng nhìn thấy điều gì? Bạn muốn ngăn chặn điều gì? Chỉ bạn mới có thể giải thích Ấn Độ.


Ấn Độ là đất Phật, tuy rằng nó lộn xộn bẩn thỉu phản ảnh lên muôn kiếp nhân sinh trong cõi ta bà. Nhưng nếu bạn đến đây với một tấm lòng hành hương để trải nghiệm, thì ngoại cảnh không cần thiết. Bạn nhìn thấy dấu ấn của Phật, chạm tay vào cổ tích, đấy là thiên đường. Bạn nhìn thấy và chứng kiến hiện thực, đấy là địa ngục.

Lão đã chứng kiến những cảnh tượng không thể hiểu nổi này mà rơm rớm nước mắt, khi đã ngộ ra thấu hiểu mới cảm thấy sự ngu dốt và tầm thường của chính mình. Điều kỳ diệu của Ấn Độ là trong sự hoang tàn và hỗn loạn vẫn tỏa sáng trí tuệ của nền văn minh triết học cổ đại. Nếu nhìn nó bằng bộ óc văn minh hiện đại, bạn sẽ không hiểu hết Ấn Độ. Chúng ta chỉ nhìn thấy sự bất công của chế độ đẳng cấp và sự mê muội vào nhiều vị thần, nhưng chúng ta không thể cảm nhận được sự cân bằng của việc chấp nhận luân hồi ở mỗi người nơi đây, bởi vì tất cả những điều này có thể bị cho là mê tín.

Mặc dù Ấn Độ là một quốc gia, nhưng có hai thế giới cực đoan. Mặc dù họ cực đoan chia rẽ, nhưng lại khăng khít với nhau. Tầng lớp trên bóp cổ tầng lớp dưới, tầng lớp giàu sụ thành công là nhờ sự bóc lột tầng lớp dưới. Vậy trong thế kỷ 21, tại sao Ấn Độ vẫn chưa thay đổi được tình trạng này?

Thứ nhất, chế độ đẳng cấp phân tầng xã hội đã được lưu truyền hàng nghìn năm. Xã hội Ấn Độ được chia thành bốn đẳng cấp, Bà la môn, Kshatriya, Vaisha và Sudra. Theo quan điểm của họ, Bà La Môn là cửa miệng của người nguyên thủy và thuộc tầng lớp cao nhất của xã hội. Họ thuộc hàng tăng lữ và có quyền giải thích mọi kinh điển. Kshatriya là cánh tay của người nguyên thủy, do Bà-la-môn trực tiếp điều khiển, phụ trách quyền lực quân sự và chính trị. Vaisha là đùi của người nguyên thủy, là những người bình thường bao gồm nông dân, người chăn nuôi và thương gia. Sudra là chân của người nguyên thủy, thuộc về thấp nhất. Những người thuộc đẳng cấp này bao gồm những người hầu, thợ thủ công, bồi bàn và đầu bếp. Đây là giai cấp đông dân nhất. Những người thuộc dạng Bà La Môn sẽ không hề coi người thuộc dạng Sudra là “người”, không chạm tay vào họ thậm chí nếu đang đi trên đường mà chiếc bóng của họ bị chiếc bóng của người Sudra đè lên cũng lập tức về ngay để tắm rửa sạch sẽ.

Những người ở khúc cuối thấp nhất của kim tự tháp cam chịu phục tùng và không bao giờ cảm thấy rằng có bất kỳ vấn đề gì. Theo quan điểm của họ, ngay từ khi sinh ra, họ đã có một định mệnh bi thảm, nếu không phục tùng tầng lớp thượng lưu, họ sẽ vi phạm ý trời và bị ông trời trừng phạt.

Chế độ đẳng cấp ban đầu chỉ là lời nói xảo quyệt được tạo ra bởi những người ở cấp cao để hưởng sự thịnh vượng và giàu có vĩnh viễn, nhưng lời xảo quyệt này đã được lưu truyền trong 3000 năm và mọi người đều biết bộ mặt thực sự của nó. Người Anh khi thống trị nước này cũng đã từng nghĩ đến việc xóa bỏ chế độ này nhưng cũng không thành.

Ấn Độ đã độc lập trong nhiều năm và chưa bao giờ cảm thấy rằng chế độ đẳng cấp là một tệ hại. Chừng nào nó còn tồn tại, giai cấp xã hội sẽ tiếp tục cố định theo cách này, những người ở dưới đáy sẽ không bao giờ có cơ hội đứng lên và nắm quyền kiểm soát, và khoảng cách giàu nghèo sẽ tiếp tục được nới rộng.

Thứ hai, những mặt hạn chế của Ấn Độ giáo. Tôn giáo này cho rằng phụ nữ là hiện thân của cái ác. Họ được sinh ra để làm mê hoặc thế giới, họ chỉ là kẻ hầu của đàn ông, họ không xứng đáng với bất kỳ phẩm giá nào, và họ không có nhân quyền nào cả. Chừng nào sự nguyên thuỷ và hạn chế của Ấn Độ giáo không bị phá vỡ, thì phụ nữ Ấn Độ sẽ không bao giờ có thể phá vỡ gông cùm. Sự bất công bằng giữa nam và nữ của Ấn Độ khiến các vụ hiếp dâm vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi đất nước suy sụp.

Cả chế độ đẳng cấp và Ấn Độ giáo đều đã ăn sâu vào đất nước này và không thể xóa bỏ nó. Bởi vì một khi chạm đến những điều này thì đụng chạm đến lợi ích của tầng lớp trên khi tầng lớp này dù chỉ có 1% dân số nhưng nắm giữ đến hơn 70% tài sản cả nước. Và làm sao họ có thể chịu đựng được chiếc bánh của mình bị kẻ khác chia cắt?

Lần bùng phát thứ hai của đại dịch ở Ấn Độ là hình ảnh thu nhỏ cho những khiếm khuyết của Ấn Độ. Trước hết, họ biết rằng dịch bệnh vẫn chưa qua đi nhưng vẫn tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoành tráng và tụ tập tranh cử. Thứ hai, họ tin tưởng một cách mù quáng, mê tín rằng với sự phù hộ của thần linh, họ có thể vượt qua dịch bệnh.

Dịch bệnh bùng phát, người chết như rạ, những người giàu đã đáp máy bay riêng trốn sang châu Âu để hưởng thụ tiếp, để lại những người nghèo vật lộn với dịch bệnh ở vùng đất thảm họa này.

Cầu nguyện cho họ, cầu nguyện cho một đất nước đáng yêu, đáng nhớ và huyền bí.

Nguồn: Phó Đức An  - VN Business Insider


3/21/21

Quảng Châu vì sao được gọi là "Dương Thành"


Quảng Châu 廣州 vốn được xưng là “thành phố hoa viên quốc tế”, nằm gần đường Hồi quy (1), nhiệt độ trung bình hàng năm sai lệch rất ít. Quảng Châu khí hậu bốn mùa khí mát mẻ, trăm hoa đua nở, nhân đó mà có mĩ xưng là “Hoa Thành” 花成, nhưng Quảng Châu còn được mọi người gọi là “Dương Thành” 羊 城, tên gọi này khiến nhiều người bỏ công tìm hiểu, Quảng Châu với kinh tế mậu dịch lẽ nào còn có chăn nuôi dê?



Quảng Châu được gọi là “Dương Thành” đã có hơn 2000 năm lịch sử. Tương truyền vào thế kỉ thứ 9 trước công nguyên, Quảng Châu chỉ là một thành ấp nhỏ của Tây Chu, tên gọi là “Sở Đình” 楚庭. Cuối thời Tây Chu, vùng Quảng Châu liên tiếp bị tai hại, đất đai hoang phế, nông dân không có lấy một hạt gạo. Trời cao nghe thấy tiếng oán than của bách tính đầy đường, liền phái 5 vị tiên nhân cưỡi 5 con dê tiên ngũ sắc, đạp 5 đám mây lành xuống cứu. Tiên nhân làm phép, rảy nước cam lộ xuống nhân gian, mỗi con dê ngậm một bông lúa. Sau khi tiên nhân làm mưa đã đem 5 bông lúa ấy tặng cho nhân gian để mọi người vĩnh viễn không còn đói khát. Sau đó, 5 vị tiên nhân cưỡi mây mà đi, 5 con dê hoá thành đá lưu lại bên sườn núi ở Quảng Châu. Từ đó, Quảng Châu mưa thuận gió hoà, nhân dân cơm no áo ấm, trở thành nơi phì nhiêu sung túc của vùng Lĩnh Nam 岭南. Người dân có cuộc sống an lành, không quên ơn huệ của tiên nhân, họ đã xây dựng “Ngũ Tiên Quán” 五仙观 phụng thờ 5 vị tiên nhân, Quảng Châu cũng từ đó có những tên gọi khác là “Dương Thành” 羊城, “Ngũ Dương Thành” 五羊城, “Tuệ Thành” 穗城. (Thành phố con Dê, TP 5 con Dê, TP Bông lúa)

1/1/21

Đến Đức Thăm Trò


Sau hơn ba tuần lễ viếng thăm các cựu sinh viên và giáo sư Viện Đại Học Dalat hiện sinh sống tại nhiều nơi bên nước Đức, chúng tôi đã trở về Portland, Oregon, bình yên vô sự, vào tối thứ hai 27 tháng tư 2009. Về đến nhà rồi mà tai còn như vẳng nghe tiếng hát quyến rũ của nàng nữ ngư Loreley bên vách đá cheo leo của sông Rhein hùng vĩ với các lâu đài kiêu hãnh giữa đồi núi chập chùng.

Nhớ cảnh đã vậy, nhưng nhớ nhất là nhớ người, nhớ từng người một. Tôi phục các anh chị sát đất, vì sau khi thoát được nạn cộng sản và phiêu bạt nơi đất khách, ngôn ngữ không thông, lối sống khác lạ, các anh chị đã khổ công gầy dựng lại mái ấm gia đình và giúp cho con cái ăn học thành tài để không hổ thẹn với người bản xứ.

Đầu tiên xin nhắc đến anh chị giáo sư Nguyễn như Cương và ba người con trai Kim-Huân-Luỹ, là gia đình mà chúng tôi đến thăm chót trong cuộc du hành này. Anh Cương đau ốm trên mười năm nay, người đã gầy còm mà giọng nói vẫn còn sang sảng như đang giảng bài khi xưa. Tuy đã có tuổi, chị Khuê thật duyên dáng và rất hiếu khách. Chị hết lòng với “đức ông chồng,” lo lắng cho anh Cương thật là chu đáo. Con và dâu của anh chị đều đã thành tài: giáo sư, bác sĩ, kỹ sư; tận tình lo lắng và hiếu thảo với cha mẹ. Xin bày tỏ lòng cảm kích của chúng tôi thấy chị, chân còn đau phải chống gậy mà vẫn chịu khó ra nhà ga Aachen tiễn đưa chúng tôi lên đường đi Paris.

Nhưng người lo lắng cho chúng tôi nhiều nhất phải là anh chị Thạch lai Kim. Anh giúp chúng tôi sắp đặt lộ trình đi từ tỉnh này qua tỉnh nọ khắp nước Đức: Munich, Soest, Hamburg, Berlin, Kassel, Eisenach, Wiesbaden, Frankfurt, Heidelberg, Bonn, Koeln, Aachen. Chỗ nào cũng có cựu sinh viên ra đón Thầy Cô, hai người tuổi đã về chiều mà còn ham viếng cảnh, thăm trò.

Ở phi trường Munich, anh La hữu Tân chờ cả tiếng đồng hồ vì máy bay B-777 của United Airlines tới trễ, để đón chúng tôi, hai người mà anh không biết mặt bao giờ, vì là sinh viên khóa 9. Sáng hôm sau, thứ tư mồng một tháng tư, anh Tân lại chở chúng tôi sang Salzburg, nước Áo, để thăm nơi sinh sống của nhạc sĩ Mozart trên một lâu đài nguy nga nhìn xuống phụ lưu của dòng sông xanh Donau. Rồi chị Tân lại bỏ ra cả một ngày thứ năm đưa đi thăm mấy lâu đài tráng lệ, rừng núi và biển hồ Ammersee ở phía tây nam thành phố Munich. Anh chị Tân làm chủ nhà hàng Hàng Châu gần 20 năm qua; nhà hàng vừa được tân trang trong ngoài đẹp lắm và các món ăn rất là ngon. Xin giới thiệu cùng các anh chị Thụ Nhân nếu có dịp đến thăm thành phố Munich.


Trưa thứ sáu chúng tôi đáp xe lửa tốc hành từ Munich đi Soest để thăm gia đình anh Âu dương Thệ.

Xe lửa tới ga Soest đúng 16giờ35. Vừa bước xuống khỏi xe thì đã thấy anh Thệ vẫy tay rồi quay phim lia lịa trước khi xách hành lý đưa ra xe hơi chở chúng tôi về nhà. Anh Thệ, chị Paula và cháu Kim-Lan ngụ tại một căn nhà khang trang đầy ánh sáng trong cảnh đồng quê, với vườn hoa, ao cá, và một phòng sách khổng lồ, khiến cho tôi liên tưởng dến phòng sách và gia trại của anh chị Nguyễn tường Cẩm ở Odenton, Maryland. Hôm sau anh Quang và chị Hồng-Khanh từ Oberhausen, anh Hưng và chị Mộng-Quyên từ Bonn, anh Kim và chị Ngọc-Mai từ Kassel, và anh Tôn quang Tuấn từ Raunheim, lái xe tới theo lời mời của anh Âu dương Thệ, người mà bấy lâu nay anh em bên Đức chỉ nghe tiếng mà không thấy hình, vì chưa gặp lại từ 40 năm qua. Cuộc họp mặt trong hai ngày cuối tuần thật là ấm cúng, thoải mái và sâu đậm ân tình. Ẩm thực thì có chị Thệ và anh chị Quang phụ trách, văn nghệ thì có cháu Kim Lan và tiếu lâm thì có anh Tuấn, tự xưng là công tử Rạch Giá và là cháu của bà Cao thị Nguyệt, em gái út của má anh.

Xe vận tải của anh chị Quang đã chở một bao gạo 20 kí với đầy đủ nồi niêu xoong chảo và thùng nước lèo thật lớn. Rượu chát, rượu bia, cơm tấm bì, cơm sườn, thịt nướng, nem chua, chả Huế, bánh bao, bánh xếp, phở bò, các thứ rau và trái cây tráng miệng. Chị Hồng-Khanh thật là khéo tay nấu nướng, khiến cho mọi người được ăn ba bốn bữa mà chưa hết đồ ăn. Buồn cười nhất là tôi thấy anh Quang, trước khi ra về, còn vác một bao gạo lớn vào nhà anh Thệ, tuy chị Paula là người Hòa-Lan chưa có bao giờ dùng cơm nhiều như thế.

Xin xem thêm:
 Video: Ca Đoàn Bô Lão

Anh Thệ có vẻ đạo mạo hơn các anh khác và hơn cả thầy Trần Long nữa, râu tóc hoa râm, nhưng nụ cười và khóe mắt còn tươi như thời trai trẻ. Anh còn giữ và đem ra khoe với thầy Chứng Thư năm 1968 kê khai đầy đủ bằng tiếng việt và tiếng mỹ các môn học bốn năm với số điểm từng môn và số điểm trung bình tổng quát rất cao, với nhận xét rằng chữ ký của thầy Trần Long trên chứng thư thật có giá trị vì đã giúp anh đi thẳng vào cao học Đức để đậu các văn bằng cao hơn. Thầy trò có dịp tâm sự về các chuyện bể dâu suốt 40 năm qua. Sau đó kéo nhau đi dạo và tiếp tục hàn huyên. Nhà anh Thệ nằm trong một khu xóm hữu tình, nửa tỉnh nửa quê, khang trang, cổ kính. Sáng chủ nhật nhằm ngày Lễ Lá, anh chị Quang và anh Tuấn đưa chúng tôi đi dự Thánh Lễ tại nhà thờ St. Patrokli-Dom. Tuy nghe kinh, nghe giảng và nghe hát toàn bằng tiếng Đức, chúng tôi vẫn cảm thấy trang nghiêm và sốt sắng. Hôm nay may mắn gặp thời tiết nắng ấm, mọi người được anh chị Thệ hướng dẫn đi thăm làng mạc đồng quê, khu thành phố cổ Soest, và một hồ nghỉ mát hữu tình giống như hình ảnh Dalat thời xưa.



Sáng thứ hai, mồng sáu tháng tư, chúng tôi bắt xe lửa đi Hamburg để thăm gia đình anh Huỳnh Thoảng và chị Ngọc-Anh. Tới ga chính Hamburg đúng 14giờ12, chúng tôi được anh Thoảng và người con trai đón sẵn và chở về nhà, và dành cho chúng tôi một phòng ngủ ấm cúng. Suốt ngày hôm sau, anh Thoảng dùng phương tiện công cộng, xe bus, xe điện, xe lửa, đưa chúng tôi xuống bến tầu dọc theo sông Elbe, rồi chui qua đường hầm cả gần cây số sang bên kia bờ sông để nhìn lại thành phố Hamburg. Về đến nhà, trời đã xế chiều, người tôi mệt lử, mỏi gối chồn chân. Trong bữa cơm tối, anh Thoảng bàn về chuyến đi thăm Berlin cách Hamburg khoảng 300 cây số về phía đông nam. Tôi xin kiếu nằm nhà vì đi hết nổi. Thôi, để tôi nhờ thầy Trần Long kể tiếp.

Đi Đức viếngthăm họctrò già,

Thầy Cô chẳng quảnngại đường xa:

Ngàn câysố máybay bay tới,

Vạn dặmđường đườngsắt chạy qua.

Trọn ngày thứtư anh Thoảng và tôi, hai thầy trò, đi xeđiện, xebus và thảbộ tới thăm nhiều nơi lịchsử tại Berlin như phần cònlại của Bứctường Berlin, Khu Ghinhớ 18 Người Thiệtmạng Tại Bứctường, Cổng Brandenburg, Điểm Kiểmsoát Charlie, Côngviên Nấmmồ Tưởngniệm Holocaust, và Toànhà Quốchội Đức German Bundestag. Mãi hơn tám giờ chiều mới về tới nhà.



Hôm sau, vì chưa hết mỏi chân cô Ánh-Nguyệt chỉ muốn đi muasắm qualoa tại trungtâm thànhphố Hamburg và được anh Thoảng và tôi tháptùng. Trongkhi ngồi nghỉ chân tại một côngviên đẹpđẽ, anh Thoảng nhắclại một e-mail tôi gởi cách đây gần mười năm trong đó tôi nói nếu được 13 trong số 20 cựusinhviên Khóa 1 rủ tôi về Việtnam thì tôi sẽ xétxem có nên về hay không. Anh Thoảng và anh Kim là hai trong số 20 người đó và anh nói: “Nhận được e-mail của thầy mà không dám trảlời; đã thoát được cộngsản và đang ở thiênđàng tựdo, đâu có dám rủ thầy về hoảlò địangục.” Chiều hôm đó, Thứnăm Tuần Thánh, anh Thoảng đưa chúngtôi đi dự Thánhlễ và tôi nhận được bản Thôngtin Mụcvụ Borsum có đăng “Án Lệnh Của Tòa Giám Quản Rôma Về Vụ Án Phong Chân Phước Và Phong Thánh Cho Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Hồng Y Giáo Hội Rôma.” Anh chị Thoảng từ khi địnhcư tại Hamburg đã từng hoạtđộng tíchcực nhiều năm trong Cộngđồng Cônggiáo ở vùng này; vậy mà những năm giảngdạy tại Viện Đạihọc Dalat, tôi đâu có biết là anh chị hoạtđộng trong Đoàn Sinhviên Cônggiáo.

Sáng thứsáu 10 thángtư chúngtôi đáp chuyến xelửa tốchành ICE 75 dời gachính Hamburg lúc 10g24 và tới Kassel-Wilhelmshobe đúng 12g35, một đoạn đường dài 322 câysố. Vừa xuống xe thì đã gặp lại anh chị Thạchlai Kim, thật là vui. Hai ngày ở nhà anh chị Kim chúngtôi gặp giađình cháu đầu Uyển-Thanh và Frank tại nhàhàng caolâu của chú em anh Kim, và tôi có dịp chuyệntrò về âmnhạc và nhạclý với cháu út Uyển-Quỳnh, đã xong đạihọc về ngành âmnhạchọc (musicology) và đang làm trong ngành sảnnxuất và phổbiến âmnhạc hiệnđại. Cả ngày hôm sau chúngtôi được anh chị đưa đi thăm thànhphố Eisenach, cách Kassel khoảng 80 câysố về phía đông-nam. Nơi đây chúngtôi viếng nhà của nhạcsư J.S. Bach, rồi sau đó đi thăm và muasắm chútđỉnh tại phốchợ Eisenach, còn vangbóng mộtthời với tàntích cộngsản Đông-Đức.



Sáng chủnhật Phụcsinh, saukhi ghé nhàthờ Saint Micheal, chúngtôi cùng với anh chị Kim đáp xelửa đi Wiesbaden, thủđô của bang Hessen, gần 40 câysố về phía tây-nam thànhphố Frankfurt. Nhà của cháu Uyển-Vân và Dũng nằm ở venbiên Wiesbaden trong một khungcảnh đầmấm hữutình.

Chiều hôm đó có anh chị Trầnhữu Lượng cùng với anh Tônquang Tuấn tới thăm, rồi ba bốn xe chở nhau đi ăn tại một nhàhàng danhtiếng cạnh bìarừng ngoạivi Wiesbaden. Bầu khôngkhí thật vuinhộn với tài tiếulâm của anh Tuấn và những lời phụhọa hàihước của anh 
Lượng.

Trọn ngày thứhai anh chị Kim và cháu Uyển-Vân đưa chúngtôi đi thăm thànhphố Wiesbaden và phụcận, các lâuđài và suối nước nóng, thưởngthức càrem đặcsản, rồi đidạo dọctheo bờ sông Main, phụlưu của sông Rhein. Sángsớm thứba cháu Dũng, chồng của Uyển-Vân, chở anh Kim và chúngtôi đi thăm Đài Kỷniệm Chiếnthắng Niederwald, đứng trên caovút nhìn xuống thànhphố Ruedesheim, rồi đến trưa thì ba người đáp tầuthủy từ Rudesheim xuôi dòng sông Rhein khoảng 25 câysố lên hướng bắc để thăm nàng nữngư Loreley. Hai bên bờ biết baonhiêu là phongcảnh ngoạnmục với những đồi nho xanh, rừng núi đen, lâuđài đổnát, và nhiều thápchuông nhàthờ, ngắm hoài không chán. Đi quá Loreley tầu ngừng ở bến St. Goars-Hausen. Vừa lên bờ thì cháu Dũng đã đợi sẵn để chở chúngtôi lên đỉnh đồi Burg Katz, cao chótvót, tiện cho chúngtôi chụp toàncảnh sông Rhein hùngvĩ với khúc quẹo gắt của nàng nữngư Loreley. Xuống đồi rồi cháu Dũng chạy tới bãiđậu bên bờ sông, bốn người chúngtôi phải lộibộ cả gần câysố mới tới được tượng Loreley. Nhìn tượng đồngđen ngồi vẹo chân, cô Ánh-Nguyệt chê “xấuhoắc, mất cả công lộibộ.” Tuynhiên, cũng đứng chụp vài kiểu, chođáng đồngtiền bátgạo.

Trưa thứtư 15 thángtư anh Trầnhữu Lượng từ Neu-Anspach lái xe tới Wiesbaden đón chúngtôi đi thăm Frankfurt và vùng phụcận. Frankfurt là trungtâm tàichánh hàngđầu của Âuchâu và cũng là trục giaothông chínhyếu của hãng máybay Lufthansa. Anh Lượng và chị Bích-Thủy mới đi Taiwan về, nay lại tiếpđãi chúngtôi hai ngày, thật là quýhoá. Cô Ánh-Nguyệt nghĩ rằng anh chị là những phậttử sùngđạo. Trong phòngkhách có đặt một bànthờ với tượng Đức Phật chính giữa và một hàng các chưvị bồtát; lại còn thêm đôi liễn kínhnhớ và cảmtạ chưvị tổtiên Hồng-Lạc.

Sáng hôm sau anh Lượng chở chúngtôi đến nhà anh Tônquang Tuấn ở Raunheim, ngoạiô phía bắc Frankfurt; rồi từ đó trựcchỉ hướng nam đi hơn 100 câysố thì tới thànhphố Heidelberg, nổitiếng về rượubia, rượuvang, cầucổ ngang sông Rhein, và một lâuđài đồsộ hùngtráng. Tại côngviên trước toà đôchánh đang có chợphiên nên chúngtôi được dịp thử các mónăn và uống rượubia; cô Ánh-Nguyệt thì dạo qua mấy gianhàng chợtrời.

Ăn xong, chúngtôi lên núi thăm lâuđài bằng xeđiện chạy ba chặng mới tới đỉnh. Đứng trên đỉnhcao lộnggió chúngtôi nhìn được toàncảnh thànhphố và dòng sông Rhein. Một phần nhỏ của lâuđài và vườncây nằm ở chặng giữa, nhưng phần chính của lâuđài rất nguynga tránglệ thì nằm ở chặng dưới, câycối umtùm, đi mỏi cả chân. Chúngtôi vào nghỉ chân tại một tòa nhà lớn, một phần là nhàhàng chứa được cả trăm người, còn phần kia là một thùng rượu khổnglồ cóthể chứa được muônvàn lít rượuvang. Phải leo xuống rồi leo lên mới đứng được trên nóc thùng rượu; khi xuống thì qua một cầuthang xoắnốc. Thờixưa vuachúa sống một đời vươnggiả. Cólẽ nghĩ nhưvậy mà anh Tuấn, côngtử Rạchgiá, rủ anh Lượng và chúngtôi ngồi lại nhàhàng thưởngthức mấy ly rượu đặcbiệt ice wine, chế từ những chùm nho đã bị bănggiá baophủ. Anh Tuấn lại còn nhét vào tay cô Ánh-Nguyệt một chai rượu nhỏ bọc kỹ trong mấy lớp giấy, bắt phải mang về. Quýhoá thay!

Sáng hôm sau, thứsáu, khi anh Lượng đưa chúngtôi ra nhà gachính Frankfurt thì lại gặp anh Tuấn một lần nữa với chiếc máyảnh Pentax mà cô đã bỏ quên tại nhà anh. Xin cámơn anh Tuấn. Chặng đường xelửa dài khoảng 200 câysố từ Frankfurt tới Bonn chạy ven theo bờ sông Rhein có nhiều phongcảnh rất hữutình.

Xelửa đến ga Bonn đúng 15g42 như ghi trong thờibiểu và vừa bước xuống thì đã thấy anh Trầnphúc Hưng chạy lại đỡ hànhlý để chở chúngtôi về nhà. Nhà anh Hưng và chị Mộng-Quyên nằm trong một khu yêntĩnh với mảnh vườn sau khá rộng trồng nhiều loại cây hoa rất đẹp mắt. Đã có sẵn một hồ với dòng nước chảy rócrách và cávàng bơilội tungtăng; vậy mà anh Hưng lại nói với tôi rằng khi nào về hưu anh sẽ làmlại cho hồ rộng hơn và sâu hơn. Hai anh chị chămsóc mảnh vườn thật chuđáo; ngoàira chị còn là một bếpchính tàiba với nhiều món rất ngon và rất côngphu.



Trọn ngày thứbẩy chúngtôi được anh chị Hưng hướngdẫn tới các thắngcảnh vùng Bonn. Khi tới thăm nhà và viện bảotàng L.v. Beethoven thì đã thấy anh Trầnquốc Toản đứng chờ sẵn tại đó. Thế là cả năm người đi thăm khắp nơi trong nhà và ngoài phố gần viện bảotàng. Anh Toản mới đi nghỉ về và rất mừng được gặp lại chúngtôi; anh cũng nhắc nhiều đến các anh chị học cùng Khóa 4 với anh.

Bonn từng là thủđô của Liênbang Tây-Đức cho đếnkhi Bứctường Berlin sụpđổ dẫnđến việc thốngnhất nước Đức. Bỏ ra cả mấy tiếng đồnghồ và đi lên mấy tầnglầu cũng chưa xem hết được các giaiđoạn lịchsử của nước Đức từ Thếchiến II cho đến nay được trưngbầy trong Toànhà Lịchsử Cộnghòa Liênbang Đứcquốc (Haus der Geschichte der Bundesrepublik Deutschland). Ra khỏi Nhà Lịchsử trời đã về chiều, chúngtôi cámơn và chiatay với anh Toản.

Gần nhà anh chị Hưng có một nhàthờ cônggiáo với tháp chuông cao, làm tôi nhớ tới Nhànguyện Năngtĩnh khixưa. Sángsớm chủnhật hồi chuông gióng lên. Chị Hưng rủ chúngtôi và anh Hưng thảbộ tới nhàthờ. Xin cámơn chị Hưng đã giúp tôi có được một giờ dự thánhlễ nghiêmtrang. Sau bữa sáng bốn người chúngtôi lên đường đi thăm Koeln, cách Bonn khoảng 30 câysố về phía bắc.

Việc đầutiên khi tới Koeln là đến nhàga trả tiền giữ chỗ và ấnđịnh ngày giờ cho hai chuyến xelửa tốchành từ Aachen đi Paris-Nord vào thứba và từ Paris-Est trở về Munich vào chủnhật 26 thángtư. Côngviệc xongxuôi, chúngtôi còn rộng thìgiờ thăm thắngcảnh của thànhphố Koeln, nhất là nhàthờ chínhtoà Koelner Dom.



Nhàthờ Koelner Dom thật nguynga với hai cây tháp nhọn cao 156 mét chứa chín quả chuông lớn. Nhàthờ được coi là ngôi thánhđường tolớn nhất và quantrọng của nước Đức, khởicông xâycất năm 1248 và mãi tới năm 1880 mới kể là hoàntất. Bênngoài đẹp như nhàthờ Nôtre Dame de Paris. Bêntrong chứa rất nhiều bảovật quýgiá, hìnhtượng, tranhảnh, điêukhắc, chạmtrổ tinhvi đẹpđẽ, kể sao cho hết.

Ba giờ chiều rồi, đành phải ra đi, vì đã hẹn gặp anh chị giáosư Cương lúc bốn giờ tại Aachen. Một lần nữa, xin cámơn anh chị Hưng đã tiếpđón chuđáo và đưa chúngtôi đến Aachen đúng giờ hẹn.

Lộtrình của chuyến đi thăm họctrò sống bên Đức là cấtcánh từ Portland, Oregon, sáng thứhai 30 thángba, rồi đápxuống Munich sáng thứba; sau đó dùng các phươngtiện đườngbộ nhấtlà xelửa để đi khắp nam-trung-bắc và đông-tây nước Đức qua trên mười thànhphố khácnhau. Chặng chót là Munich để đáp máybay trởvề Portland, Oregon, vào tối thứhai 27 thángtư 2009.

Về đến nhà bìnhyên vôsự, tôi điệnthoại báotin cho anh Kim và nhờ anh chuyểnlời cámơn của chúngtôi đến tấtcả các anh chị. Các anh chị đã góp phần rất lớn vào chuyếnđi maulẹ, đúnggiờ, thoảimái, hihữu của chúngtôi. Chúngtôi sẽ nhớ hoài, sẽ nhớ mãi.

Ánh-Nguyệt và Trần Long

9/17/20

9 Bí mật ở Canada ít người biết


Canada còn được gọi bằng cái tên là “đất nước lá phong”, có diện tích lãnh thổ rộng 9.984.670 km2, là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới. Chúng ta hãy cùng xem vùng đất rộng lớn này có bao nhiêu điều bí mật mà bạn chưa được biết đến.

1. Canada lúc lạnh nhất còn lạnh hơn cả sao Hỏa


Mùa đông ở Canada vô cùng giá lạnh là điều mà chắc hẳn mọi người đều biết, nhiệt độ trung bình vào tháng 1 ở thủ đô Ottawa là -14,4℃.

Điều khiến người ta kinh ngạc đó là vào ngày 3/2/1947, tại ngôi làng Snag thuộc vùng Yukon nhiệt độ giảm xuống đến -63℃. Sự thật thì nhiệt độ thấp như vậy không khác gì trên bề mặt sao Hỏa cả, nhiều khi còn lạnh hơn.


Núi Whistler ở British Columbia.(Ảnh: Sarah Schmalbruch /INSIDER)

8/19/20

Đảo Phú Quốc



Lời giới thiệu của người dịch
Nội dung bài chủ là quan điểm của truyền thông Cam Bốt – Dĩ nhiên, không phải là quan điểm của người dịch, một người Việt Nam muôn thuở. Tuy nhiên đây là một vấn đề 200 năm lịch sử liên quan đến hai nước Cam Bốt - Việt Nam khá ly kỳ… 

Vấn đề nhìn thấy ở đây Cam Bốt, trước thế kỷ thứ 13, từng là một vương quốc lớn và hùng mạnh (tên cũ gọi là “Khmer Empire”) có lãnh thổ khá rông lớn bao gồm 1 phần của Miến Điện, 1 phần của Lào, toàn thể nước Thái Lan, phần đất căn bản Cam Bốt và toàn phần miền Nam Việt Nam, ngày nay đã trở thành một tiểu quốc lạc hậu gần muốn diệt chủng… Chung quy chỉ vì Cam Bốt liên tục hết năm này qua năm khác có các lãnh đạo rất kém cỏi; từ hiếu sắc (Chey Chetha II) đến ngớ ngẩn (Ang Duong, Shihanouk ) và ngu muội (Pol Pot)… Cho nên ngày hôm nay, Cam Bốt chỉ còn một cách nhìn lại lịch sử của họ trong tuyệt vọng và vái trời!!! 

TVG mạn phép được phóng dịch bản tài liệu gốc Anh ngữ có rất nhiều tranh cãi, và nhân tiện cũng mời quý vị cùng đọc cho biết để rộng đường dư luận. 
TVG 
… 

Nhìn lại lịch sử Việt Nam Cận đại 

Sau khi hoàn tất thôn tính Chiêm Thành, từ năm 1613, Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thêm lãnh thổ về phía Nam qua việc tiềm thực đất của vương quốc Cam Bốt thành các tỉnh của miền cực nam của nước Việt Nam ngày nay – Mảnh đất gồm 21 tỉnh của vương quốc Khmer (Nam Kỳ / Kampuchea Krom) kéo dài từ Saigon đến tận Vịnh Thái Lan. Sự bành trướng lãnh thổ này của Việt Nam xem như hoàn tất vào năm 1860. 

Sự bành trướng lãnh thổ của Việt Nam trên đất Cam Bốt bắt đầu mạnh mẽ từ năm 1620 khi vua Cam Bốt là Chey Chetha II (1618-1628) rơi vào cái bẫy của Việt Nam tương tự như trường hợp vua Chiêm Thành ngày trước ở vào thời điểm 1307: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) gả con gái là công chúa Ngọc Vạn cho vua Chey Chetha II của Cam Bốt để “xin phép” cho dân Việt được vào “khai phá” và làm ăn trên đất Cam Bốt (“request the permission for the Vietnamese to conduct trade in the areas”)… Qua sự can thiệp của công chúa Ngọc Vạn, năm 1623, triều đình Cam Bốt ở Udong (Cambodia Court of Udong) “thấy không có lý do gì” cần phải phản đối nên cho phép người Việt vào lập cơ sở thương mại (trading posts) ở vùng Morea (Bà-rịa) và Prey Nokor (sau này trở thành Sài gòn).

Niagara Falls 8K

5/21/20

KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP BÍ ẨN QUẦN ĐẢO BÀNH HỒ (澎湖) Ở ĐÀI LOAN

Từ thế kỉ 16, Bành Hồ (澎湖) được người Châu Âu gọi là đảo Ngư Ông. Hòn đảo này được đặt tên là Bành Hồ (Penghu) vì ngoài cảng tiếng sóng vỗ bờ tạo nên âm thanh “peng peng”, trong cảng mặt nước lại tĩnh lặng như nước hồ thu. Hiện nay Bành Hồ được gọi là hòn ngọc sáng nhất trong vùng biển Đài Loan. Văn hóa trí tuệ và lịch sử của Đài Loan được kết tinh trên khắp 90 đảo nhỏ trong quần đảo Bành Hồ.


 Cầu bắc qua biển Penghu
Đây là cây cầu bắc ngang hai đảo Bạch Sa (Baisha) và Tây Tự (Siyu), có chiều dài 2494m. Hai đầu cầu đều có cổng chào hình bán nguyệt. Trước đây, đây là cây cầu dài nhất khu vực Viễn Đông.


5/5/20

Nón Ngựa Phú Gia

Miền Bắc có nón quai thao, xứ Huế có nón bài thơ, còn ở Phú Gia có nón ngựa.

Một bài viết của báo Tin Mới cho biết khoảng 400 năm, nón ngựa Phú Gia nổi tiếng với vẻ đẹp quý phái dành cho quan binh triều đình. Phú Gia là miền quê nhỏ xứ Bình Định, thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, nơi vẫn còn lưu giữ nghề làm nón ngựa từ thời xưa.


VỀ TÂY ĐÔ, XUÔI DÒNG QUÁ KHỨ THĂM VÙNG ĐẤT LONG TUYỀN

Xa xưa, Long Tuyền là tên một xã nhưng qua thời gian, đã trở thành một địa danh nổi tiếng bao trùm một vùng rộng lớn gắn với lịch sử phát triển xứ Cần Thơ. Địa danh này mang ý nghĩa là ‘suối rồng’ hay người xưa gọi là ‘long mạch’, theo hình dung đầu vàm Long Tuyền như miệng rồng và con rạch Long Tuyền như thân rồng uốn lượn.



Địa danh Long Tuyền bao gồm từ chợ An Thới đến mạn Đông cầu Trà Nóc và chạy sâu vô bên trong theo trục đường Bùi Hữu Nghĩa - Bình Thuỷ, nối với tỉnh lộ 923 và kéo tận đến phường Long Tuyền. Do phạm vi rộng lớn và có nhiều di tích văn hóa - lịch sử cổ kính nên vùng này còn được gọi là làng cổ Long Tuyền, với đầu mối là ngôi miếu cổ Long Tuyền - nay được gọi là đình Bình Thuỷ.

2/3/20

VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ VŨ HÁN


Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Đây là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc. Vũ Hán nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán (Hán Thủy), là trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc nối với các thành phố lớn trong Trung Quốc đại lục. Vì có vị trí then chốt trong giao thông nội địa, Vũ Hán được mệnh danh là "Chicago của Trung Quốc". Đặc biệt hơn, đây chính là nơi Hoàng Hạc lâu tọa ngự trong thi phẩm nổi tiếng của Thôi Hiệu. Nếu du khách còn chưa biết, thì Vũ Hán còn là nơi đã “khai sinh” nàng “Tiểu Long Nữ” - Lưu Diệc Phi nhan sắc, tài hoa.



Cũng như nhiều thành phố, tỉnh thành nổi tiếng khác của Trung Quốc, Vũ Hán được lưu giữ lại nhiều vết tích cội nguồn của dân tộc, vẻ đẹp ấn tượng của một thời huy hoàng. Nhưng có lẽ do yếu tố khí hậu tương đối khắc nghiệt, nên Vũ Hán không được “dân tình” săn đón như Giang Nam non nước hữu tình. Mùa đông hay mùa hè ở Vũ Hán, đúng như tên gọi của nó, nhiệt độ phát huy đến cực điểm. Nhưng mùa xuân ở Vũ Hán thì không thể dùng vẻ đẹp của nơi nào so sánh được. Tháng 2, 3 là thời điểm trên 6.000 gốc hoa với hơn 300 chủng loại hoa trong thành phố căng sức nở rộ đón xuân về. Đây cũng là thời điểm Vũ Hán đón chào khách du lịch từ khắp nơi chiêm ngưỡng “vẻ đẹp tự tình” của mình.

7/15/19

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ cầu ông Lãnh xưa. Ảnh: Panoramio.

 Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người vợ vị tướng Lãnh Binh Thăng.

Chợ cầu Ông Lãnh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn)... là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đã đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này.