6/26/10

Việc QH „bác“ siêu dự án

DC&PT - Thời Sự 2010



Người đạo diễn và kẻ đóng trò „Leo cao, ngồi lâu“
trong Đại hội 11 sắp tới !


Âu Dương Thệ

Ngày 19.6 Quốc hội (QH) của chế độ độc tài toàn trị đã „bác“ siêu Dự án Đường sắt cao tốc. Quyết định này đang gây một loạt phản ứng trong nước và ngoài nước những ngày qua. Một phần dư luận coi đây là „một bất ngờ lớn“, vì đây là „quyết định chưa từng có trong lịch sử QH“ của chế độ này. Cũng có những người lạc quan đã hồ hởi "Mừng đến phát khóc", "vui không ngủ được"... Nhưng có người còn đi xa hơn quả quyết rằng „như một quả bom phát nổ ngay giữa hội trường Quốc hội“ và „Gió đang đổi chiều. Gió dân chủ thổi bạt gió độc đoán phản dân chủ…“.

6/16/10

Quan hệ Pháp-Đức bị thử thách do khủng hoảng đồng Euro

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel 
trong cuộc họp báo tại Berlin, ngày 14/07/2010
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin, ngày 14/07/2010
Ảnh: REUTERS
Đức Tâm
Pháp và Đức là đầu tầu trong Liên Hiệp Châu Âu. Thế nhưng, những khó khăn tài chính tại một số nước thành viên đang làm lộ rõ những bất đồng, khác biệt giữa Paris và Berlin.
Trong cuộc gặp giữa thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Berlin ngày 14/06, lãnh đạo hai nước đã đạt được đồng thuận về sự cần thiết phải có một "chính phủ kinh tế" ở cấp độ châu Âu, tránh tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính, như trường hợp Hy Lạp. Tuy nhiên, theo giới phân tích, đằng sau sự đồng thuận hình thức này, Pháp và Đức còn có nhiều bất đồng.
Từ Dortmund, tiến sĩ Âu Dương Thệ phân tích.
Tiến sĩ Âu Dương Thệ-Dortmund-Đức
(08:36)
Tiến sĩ Âu Dương Thệ-Dortmund-Đức
(08:36)
16/06/2010 (Nguồn RFI)

6/11/10

Định hướng XHCN trong giáo dục: Tình hình không bình thường lại là rất bình thường !



Các đại diện ngoại giao đã nhận xét gì về giáo dục VN hiện nay?
  • Đại học „ba không“ !
  • Tại sao chẳng có ai chịu trách nhiệm ?


Âu Dương Thệ

Nền giáo dục của một chế độ ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới tương lai của một nước. Đối với các chính quyền có ý thức trách nhiệm và có tầm nhìn sâu rộng thì hoạt động giáo dục luôn luôn được xếp vào quốc sách hàng đầu trong việc phát triển quốc gia. Tình hình giáo dục của một nước, trong đó hệ thống tổ chức giáo dục và chính sách giáo dục từ mẫu giáo, trung học tới đại học báo hiệu tương lai của các thế hệ trẻ và của cả một dân tộc. Chính sách học tập, thi cử của thanh thiếu niên và tuyển chọn nhân tài dựa trên những tiêu chí nào, cơ sở nào sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới việc học và thái độ ứng xử của học sinh và sinh viên và hậu quả lâu dài tới tương lai đất nước.