6/30/17

CÃI NHAU NHƯ MỔ BÒ

L. T. M

Hồi nào tới giờ tôi cứ nghe người ta nói cãi nhau như mổ bò.

Thật tình sống ở thành phố, chưa bao giờ tôi được chứng kiến cảnh mổ bò như thế nào, nên cũng không hiểu tại sao khi mổ bò phải cãi nhau. Chắc là cãi nhau dữ lắm nên người ta mới ví như vậy.

Khi tuổi đã hườm hườm, con cái đi bốn phương tám hướng, chỉ còn lại hai “con khỉ già”. Tôi chợt nhớ tới câu ví trên, bỗng dưng tôi nhận thấy, có lẽ nên sửa câu trên thành “cãi nhau như hai con khỉ già” thì đúng hơn.

Xác nhận chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học Sarin

Đại sứ Mỹ tại LHQ, Nikki Haley, cầm các bức ảnh nạn nhân của vũ khí hóa học ở Syria, ngày 5/4/2017. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Báo cáo cho thấy chính quyền Syria đã sử dụng vũ khí hóa học để giết hại người dân của chính nước họ.

Cơ quan quốc tế phụ trách điều tra vũ khí hóa học mới đưa ra một báo cáo sáng nay (ngày 1/7) cho biết: chính quyền Assad ở Syria đã sử dụng chất độc sarin trong vụ tấn công vào dân thường ngày 4/4, khiến gần 100 người chết.

Tin Tức Liên Quan Đến Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh


Announcement from the Vietnamese Bloggers' Network about 10 Year Imprisonment of Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

clip_image001

1. The sentence of 10-year imprisonment that the regime imposed upon Nguyễn Ngọc Như Quỳnh once again reaffirmed that such moderate activities - to improve human rights, environmental protection, public health; to end torture, abuses at correction facilities; to protect national sovereignty, build democracy, foster freedom in Vietnam - are against the policies and guidelines of the Vietnamese Communist Party and its Government. This sentencing once again illustrates that the Communist Vietnam Government has repeatedly despised the public opinion of the international community and continued to violate international treaties on human rights.

Engineering Marvel

Greenland Một Lần Đến

Dạo:
Chỉ toàn là đá với băng,
Mà sao lòng vẫn khăng khăng nhớ về.
Cóc cuối tuần:
Greenland Một Lần Đến
(Để nhớ lại những ngày ở Greenland.
Cám ơn chị Lệ-Chi và quý anh chị
trong nhóm Khoa Học Saigon)

Hòn đảo lạnh, quanh năm trùm băng tuyết,
Đất chỉ toàn là đá chết chỏng chơ.
Đêm mùa hè, dù khuya lắc khuya lơ,
Mặt trời vẫn ỡm ờ không chịu tắt.

Đoàn lữ khách, sau ít giờ gà gật,
Đã rộn ràng góp mặt, miệng cười toe,
Mắt nhắm mở cay sè,
Lòng hăng hái, chẳng hề nghe than vãn.

6/29/17

Grand Paris Express - dự án métro ngoại hạng của vùng Paris

Thùy Dương (RFI)

Phát Thứ Tư, ngày 28 tháng 6 năm 2017


Biển báo một bến métro tại Paris.AFP/Boyan Topaloff

Một dự án lớn chưa từng có, một công trường khổng lồ, một công trình thế kỷ, một dự án ngoại hạng, cuộc cách mạng thứ ba ở Paris, cơ sở hạ tầng đặc biệt … đó là những gì người ta nói về dự án xây dựng hệ thống métro Grand Paris Express ở vùng Paris.

Dự án Grand Paris Express - còn được gọi tắt là Grand Paris - do cựu tổng thống Nicolas Sarkozy khởi động vào năm 2007, có quy mô lớn hiếm có. Đó là dự án hạ tầng cơ sở lớn nhất châu Âu và đứng thứ tư toàn cầu, chỉ sau ba dự án của Trung Quốc. Nói như ông Xavier Huillard, tổng giám đốc Vinci - tập đoàn xây dựng hàng đầu của Pháp, « đối với một kỹ sư, đây là loại công trình mà người ta chỉ có thể gặp 1 lần duy nhất trong đời ».

6/27/17

Hồng Kông : Thất bại của «Một đất nước, hai chế độ»


Thụy My (RFI) Đăng ngày 27-06-2017 Sửa đổi ngày 27-06-2017 06:32

mediaHoàng Chi Phong (giữa) và các bạn hô khẩu hiệu sau khi trùm vải đen lên "Hoa lan vàng", biểu tượng việc trao trả Hồng Kông để đòi dân chủ, 26/06/2017.REUTERS/Tyrone Siu

Le Monde số đề ngày hôm naynói về « Trung Quốc và Hồng Kông : Thất bại của ‘một đất nước, hai chế độ’ ». Sắp đến dịp kỷ niệm 20 năm Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc với sự tham dự của ông Tập Cận Bình vào ngày 1/7 tới, bàn tay can thiệp của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu. Ngày càng nhiều người dân Hồng Kông đặt câu hỏi về tương lai của đặc khu hành chính (RAS) này.

6/26/17

LỊCH SỬ TRƯỜNG CHU VĂN AN

Việt Nam có nhiều trường trung học nổi tiếng, nhưng trường nổi tiếng nhất trong những trường nổi tiếng phải nói đó là trường Trung Học Chu văn An. Trường Chu văn An nổi tiếng không những vì nó đã có mặt trên cả hai miền Nam Bắc gần thế kỷ và đã đào tạo ra không biết bao nhân tài cho đất nước, mà còn vì học sinh trường Chu Văn An có tinh thần yêu nước rất cao.

Có điều không ai có thể ngờ được là nó lại chẳng được một nghị định nào của bộ Quốc Gia Giáo Dục ban hành thành lập, mà lại chỉ được một nghị định của bộ Mỹ Nghệ và Giáo Dục đổi tên do Giáo Sư Bộ Trưởng Hoàng xuân Hãn ký. Vì thế nói tới lịch sử của trường Chu văn An không thể nào không nói tới nguồn gốc của nó.

Nguồn gốc trường Chu văn An : trường Bưởi.

Người ta thường nói tiền thân của trường Chu văn An là trường Bưởi. Thực ra tên Bưởi không phải là tên chính thức. Tên chính thức của trường Bưởi lúc đầu là Collège des Interprètes. Nhưng chẳng bao lâu thì trường được đổi tên là Collège du Protectorat rồi tới năm 1930, trường lại được đổi tên lần nữa thành Lycée du Protectorat.

Nước mắt, nước biển và Thuyền Nhân Việt

Chiều hôm ngày 30 tháng 3, chúng tôi, 56 người, gặp nhau ở một phi trường nhỏ trong một tỉnh nhỏ, có tên là Hatyai, của nước Thái Lan.
Trong 56 người, chỉ có 4 người không phải là thuyền nhân: vợ chồng tôi, Trùng Dương, anh Michael ở Texas làm cho đài Truyền Hình Saigon-Houston.
Số đông thuyền nhân tham gia là các anh chị đến từ Úc Châu và rất nhiều người đã từng đi Songkla và Bidong hai, ba lần.

6/21/17

TIỆM TẠP HÓA

Mimosa Phương Vinh

Tôi rất thích cái cửa hàng tạp hóa trong khu phố mình đang cư ngụ. Đó là một cửa tiệm nhỏ bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, đa số hàng hóa đều rẻ, và điều tiện lợi nhất là rất gần nhà, chỉ độ 5 phút lái xe kể cả phút chờ đợi ở cái ngã tư với bốn cái bảng Stop.
Khi cần một thứ gì, tôi có thể lên xe chạy ra tiệm mà không cần trang điểm hay thay quần áo, chỉ cần xỏ chân vào đôi giầy thế là xong. Có đôi lúc buồn buồn, rảnh rỗi chẳng biết làm gì tôi cũng ra tiệm, thơ thẩn nhìn cái này, mua cái nọ. Có những món hàng rẻ hơn những cửa hàng lớn gần nửa giá, những người khách và những người bán hàng hầu hết đều có những nụ cười thân thiện với nhau như hàng xóm láng giềng dù rằng có thể chưa bao giờ gặp nhau.

Một lần con gái tôi nói:
- Mẹ ơi, con Jamie làm cùng sở với con cũng ở trong neighbourhood này, nó nói cũng “crazy về tiệm tạp hóa nhỏ dễ thương” như mẹ con mình vậy!
Có nghĩa là không phải mình tôi thích cửa hàng này đâu! Nơi đó, trong tiếng nhạc êm dịu tôi hay lặng lẽ ngắm những bức tranh, những cây đèn cầy hay những bông hoa giả với muôn ngàn màu sắc. Trong dãy hàng thực phẩm là những lọ ớt, những lọ olive, dưa leo, nấm, cà rốt… xếp ngay ngắn đẹp mắt cùng vô số loại đồ hộp khác nhau với giá cả bình dân hợp túi tiền những người tiêu dùng. Đây là cửa tiệm đầu tiên tôi đến sau khi mua ngôi nhà trong khu phố này, bây giờ nó đã trở thành vô cùng thân thuộc trong đời sống tôi.

Tiệm tạp hóa dễ thương gợi tôi nhớ lại tiệm của bà Tiều (bà Tàu) trong dĩ vãng, khi tôi còn ở khu cư xá ngày xưa, cách đây mấy chục năm. Hàng bà Tiều là nơi anh em chúng tôi cùng bọn trẻ con trong khu cư xá chạy tới, chạy lui để nạp tiền, để đổi lấy những sở thích trẻ con mà bây giờ nghĩ lại tôi thấy thật tức cười: một con gà bằng đất nung, một cái quạt màu sắc loè loẹt, mấy tấm hình cao bồi, mọi da đỏ, bộ hình Bambi hay những gói ô mai, mứt chanh nhỏ bằng mắt con muỗi ăn chẳng bõ kẽ răng. Có đôi lúc là một gói thịt bò khô nhỏ xíu tẩm ngũ vị hương (mà chắc chắn rằng chẳng đủ điều kiện vệ sinh tối thiểu) hay một viên xí muội mặn chát.
Vậy mà bà Tiều và cửa tiệm của bà đã là những kỷ niệm vô cùng thân thương trong suốt quãng đời thơ ấu của tôi, cho đến khi phải dọn đi nơi khác anh em chúng tôi vẫn hàng ngày nhắc đến bà Tiều. Mẹ tôi hay nói: “Bà Tiều dụ con nít để sống”, tôi thì nghĩ rằng bà Tiều đã bán cho bọn trẻ con trong khu cư xá những thứ hạnh phúc nhỏ nhoi mà cha mẹ chúng tôi vì lo sinh kế không thể đem đến được, hay vì chúng nhỏ mọn quá nên các Người không nghĩ tới. Thật khác với trẻ con bên Mỹ này, chúng có tất cả mọi thứ ưa thích.


Một hôm tôi gặp một người xướng ngôn viên của đài truyền hình Fox trong cửa hàng với hai đứa con gái, hình như không ai nhận ra cô ta ngoài tôi. Tôi hơi ngạc nhiên chút xíu vì nghĩ rằng một Reporter nổi tiếng trong thành phố với một số lương khổng lồ sao lại đi mua sắm trong một cửa hành bình dân nhỏ bé như thế này. Tôi vội gạt bỏ ý nghĩ này vì biết đâu cô ta cũng “crazy về cửa hiệu này” như mẹ con chúng tôi hay Jamie hay ai ai nữa.
Tôi chào và hỏi:
- Có phải cô làm ở Fox 13?
Cô gật đầu trả lời:
- Đúng vậy!
Tôi hỏi:
- Chúng tôi rất yêu thích cô, nhà cô cũng ở trong vùng này sao?
Cô “cảm ơn” rồi nở một nụ cười rất đẹp:
- Tôi ở cách đây khoảng 10 phút lái xe, nhưng tôi rất thích hiệu tạp hóa này. Cửa hàng nhỏ bé rất dễ thương như cửa tiệm ngày xưa trong xóm của tôi vậy!
Hai đứa bé con cô chỉ trỏ đòi mua con búp bê nhỏ xíu, một cái nơ bằng vải kim tuyến đỏ. Tôi chào cô vì lối đi đã chật ních bởi một đám học sinh đi theo cô giáo vào mua đồ dùng cho trường học. Tôi lục lọi và tìm được một chiếc khăn trải bàn có ren màu trắng với kích thước rất lớn mà bấy lâu này tôi đã có ý định tìm mua mà không gặp. Bây giờ tấm khăn trải bàn ở đây, nằm khiêm nhượng trong một cửa hiệu nhỏ gần nhà với giá cả rẻ rề. Có đôi lúc mình chẳng cần tìm đâu xa xôi những điều mình mơ ước, bởi vì nó rất gần chúng ta như một cái với tay mà thôi.


Cửa hiệu tạp hóa nằm trên một khu đất rộng, cách biệt với mọi cửa hàng khác. Từ phía trước, người ta có thể nhìn thấy khu cư xá trắng xóa giữa những lùm cây xanh ngắt xa xa, có những đứa trẻ đã băng qua một vùng đồng cỏ xanh mướt để ra cửa hàng mỗi ngày. Trẻ con có những nhu cầu cần thiết mà người lớn không chú ý đến, quầy hàng bao giờ cũng dài ngoằng những người đứng đợi. Tôi thường không hấp tấp, nôn nóng khi chờ đến phiên mình trong cửa hiệu này, tôi nhìn ngắm những diễn biến xung quanh và thưởng thức chúng một cách thích thú, kiên nhẫn với một chút hạnh phúc nho nhoi mà chắc chỉ có mình cảm nhận.
Một người phụ nữ già với những chiếc coupon cắt nhỏ kèm theo những món hàng bà đặt trên quầy, hình như không có món nào là không đi với một coupon. Đó là một người đàn bà Mỹ trắng với mái tóc bạc chải chuốt, khuôn mặt son phấn tỉ mỉ không che dấu được những nếp nhăn khắc nghiệt của thời gian. Cô cashier kiên nhẫn kiểm soát những chiếc coupon và kiên nhẫn chờ đợi những đồng tiền cắc bà lục lạo trong ví, bà hoạt động một cách từ tốn, chậm chạp như không cần chú ý đến cái đám đông đang chờ đợi đến phiên mình. Tôi có nhận xét đa số phụ nữ Mỹ lớn tuổi đều chăm sóc mái tóc rất cẩn thận hơn người trẻ và họ xài tiền rất kỹ càng. Cuối cùng, bà cũng hoàn tất công việc trả tiền và quay lại nhìn mọi người mỉm cười như tạ lỗi cho sự chậm chạp của mình.
Một đứa bé trai với một đồ chơi nào đó, đang cố lục lạo trong túi cho đủ tiền trả món hàng mình chọn. Đứa bé thất vọng vì không thể tìm đâu cho ra thêm 80 xu nên mặt xụ xuống, đẩy nhẹ món hàng về phía cô cashier:
- Thôi, tôi không cần nó nữa vì không đủ tiền. Xin cảm ơn!
Trong khi cô cashier đang do dự thì một người đàn ông phía sau lên tiếng và rút chiếc wallet trong túi ra:
- Để tôi cho 80 xu còn lại.
Đứa bé cảm ơn rối rít rồi hớn hở cầm lấy món hàng ù té chạy như sợ người đàn ông xa lạ đổi ý. Mọi người cười ồ lên làm đứa bé bối rối quay lại nhìn, mặt đỏ gay. Người đàn ông xua tay nói to:
- Không có chi, không phải chuyện lớn đâu, cậu bé của tôi ơi!
Người đàn ông mua một khoanh ống tưới nước, mặt ông quen quen hình như tôi có gặp ông nhiều lần ở trong xóm khi tôi lái xe chạy qua. Đến phiên tôi trả tiền, cô thu ngân viên khen cái khăn đẹp như một thói quen cố hữu của những người bán hàng vui tánh. Cô nói với người này vài câu, khen món hàng kia vài tiếng, dù sao như thế vẫn hơn là im lặng với cái máy tính tiền lúc nào cũng bận rộn.


Tôi gần như chưa bao giờ gặp một người Việt Nam nào trong cửa hàng tạp hóa này từ mấy năm nay, nếu lái xe độ nửa giờ về hướng mid-town sẽ có vài tiệm Á Đông với nhiều người Việt Nam, Trung Hoa ra vào, sự mua bán khá sầm uất và phong phú. Cuối tuần mọi người đổ xô về đó để mua thực phẩm cần thiết cho một tuần lễ trước mặt. Đời sống cứ thế mà tiếp diễn một cách đều đặn như hầu hết đời sống của những người Việt tha hương trong những thành phố ít đồng hương như nơi tôi trú ngụ. Đã quen rồi nên cũng chẳng ai còn phiền hà, ta thán như thuở mới chân ướt, chân ráo đến xứ xa lạ này. Sự xa lạ nào rồi cũng trở thành quen thuộc theo giòng đời mải miết trôi chảy và mỗi người tự tìm thấy cho mình một chút hạnh phúc để mà sống cho trọn cuộc đời.
Vậy mà có một hôm tôi gặp một người Việt Nam trong cửa hàng tạp hóa. Có một người nào đó đã nói: cứ nhìn hai con mắt là nhận ra người Việt Nam, với tôi điều đó có phần đúng.
Hai con mắt của người Việt Nam không quá nhỏ như người Đại Hàn, không vô hồn, nông cạn như đa số người Trung Hoa, không xếch lên dữ dội với đôi chút thâm hiểm như người Nhật, không nhiều tròng trắng như người Cam Bốt, có đôi chút giống người Phi Luật Tân nhưng da người Việt Nam lại sáng hơn nên cũng dễ dàng phân biệt.
Mắt người Việt Nam hơi to, có chiều sâu và phảng phất một nổi buồn xa vắng nào đó, đôi mắt không diễn tả được hết đời sống nội tâm dồi dào như người Tây Phương, nhưng so với những sắc dân Á Đông khác đôi mắt Việt Nam đẹp hơn rất nhiều. Cho nên tôi vẫn hãnh diện nhận mình là người Việt Nam chứ không phải là Trung Hoa, Đại Hàn, Thái Lan, Nhật Bản hay ai ai khác. Ấy là chưa kể có nhiều người Mỹ đã có nhận xét là người Việt Nam sống sạch sẽ, ngăn nắp hơn người Tàu rất nhiều.
Đó là một người phụ nữ khá đứng tuổi, chị không đẹp lắm nhưng da mặt mịn màng, trắng trẻo như đa số phụ nữ Việt trên đất Mỹ và dĩ nhiên có một đôi mắt Việt Nam, rất Việt Nam, long lanh sáng, hơi to trên khuôn mặt đầy đặn. Chúng tôi cười với nhau trong gian hàng bán đèn cầy, tôi hỏi một cách tự nhiên bằng tiếng Việt Nam khi thấy chị cầm một cây đèn cầy màu đỏ tươi:
- Chị thích mùi Cinnamon sao?
Chị quay lại “Ồ” một tiếng ngạc nhiên, nhưng sau đó cười vui vẻ đáp lời:
- Đúng vậy, mình thích mùi quế vì nó làm cho nhà ấm cúng nhất là về mùa đông. Còn chị thì sao?
Tôi gật gù:
- Mùi quế rất dễ chịu, nhưng mình cũng thích mùi dưa hấu nữa, hay mùi café cũng được, chúng làm căn bếp thơm và đầm ấm hẳn lên!
Chị đồng ý:
- Đúng vậy, người mình hay nấu nướng nên dùng đèn cầy để khử mùi là tốt nhất. Mình rất khoái la cà ở gian hàng này, đèn cày ở đây bán rẻ hơn các nơi khác phải không?
- Phải rồi, đây là tiệm tạp hóa dễ thương trong vùng này. À! Mà chị ở gần đây không, lần đầu tiên tôi gặp chị là người Việt Nam.
Chị đáp:
- Cách đây khoảng 15 phút lái xe, mình ở trong xa kia nơi đó rất ít nhà cửa. Tiệm này mở hơn mười năm rồi, lúc trước nơi này không có nhiều dân cư đâu, toàn là rừng cây. Mình vẫn mua hàng ở đây.
Rồi chị cười to:
- Mình gọi đây là Needful Things store!
Tôi cũng cười:
- Chị đọc Stephen King à?
Chị nhún vai:
- Không, mình già rồi cho những truyện kinh dị đó, chỉ là một sự liên tưởng mà thôi! Còn chị cũng ở gần đây sao?
Tôi pha trò:
- Rất gần Needful Things Store của chị và mình là khách hàng trung thành của tiệm được 4 năm rồi, mà lạ quá đây là lần đầu tiên gặp người Việt Nam. Chị qua đây lâu chưa, theo diện nào vậy?
Chị cười nhẹ:
- Còn mình cũng lâu lắm rồi mới gặp một người đồng hương, mình ở đây đã 40 năm, hồi qua đây mình 20 bây giờ đã 60.
- Du học chăng?
- Không, lấy chồng Mỹ hồi năm 70 và theo chồng về đây.
Rồi chị mau mắn giải thích thêm:
- Hồi đó mình học xong trung học, lấy vài “cua” Anh Ngữ rồi đi làm cho hãng thầu The Pacific Ocean thì gặp ông xã, ngày xưa ổng xuất thân Christian Brothers University.
Tôi góp chuyện:
- Đó là một trường đào tạo kỹ sư nổi tiếng của thành phố này mà!
- Đúng, ông ta qua phục vụ ở Việt Nam, dạo đó gia đình mình chẳng giàu có gì nên nhận lời kết hôn với ông ta. Hơn nữa, mình có ước vọng đi nước ngoài, mình biết nước Mỹ qua sách báo thuở còn đi học. Mê tượng Nữ Thần Tự Do và Hollywood với những thần tượng Sophia Loren, Natalie Wood, Burt Lancaster, Sean Connery, Kirk Douglas, Audrey Hepburn… mà nhà mình nghèo làm sao xuất ngoại được. Nên mình lấy chồng để thỏa ước nguyện riêng tư.
Tôi nói:
- Và ước nguyện đã thành, mừng cho chị đó!
Đôi mắt chị bỗng mơ màng:
- Những năm đầu, ông xã đưa mình đi khắp nơi: New York, Missouri, Atlanta (chị cười) những địa danh trong Gone with the Wind với Clark Gable, Vivien Leigh, Massachusetts với The little woman… và cuối cùng về đây cho đến bây giờ.
Tôi bật cười:
- Ở đây có ca sĩ Elvis Presley và Dr. Martin Luther King với Civil- Rights phải không?
- Có lẽ, rồi từ đó đến nay đã 40 năm rồi chị ạ. Mình có với ông xã 3 đứa con, tụi nó đi xa khi vừa tròn 20 tuổi, chẳng đứa nào nói được một câu tiếng Việt. Bây giờ chỉ còn mình với ông chồng, ông ta về hưu rồi, trồng trọt lai rai, mình cũng định về hưu non nay mai.
- Còn cha mẹ chị thì sao?
- Ban đầu mình nhớ nhà dữ lắm, lúc tuổi trẻ ham bay nhảy muốn đi xa, nhưng qua đây thấy xa lạ cô đơn quá, bao nhiêu lần có ý định hồi hương. Tuy nhiên sau 75, mình cảm thấy rất may mắn còn ở lại đây. Mình có về thăm nhà một lần cách đây gần 20 năm, bây giờ cha mẹ qua đời rồi, anh chị em đã lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Chẳng còn ai nữa để quay về, cho nên thôi thì chọn nơi này làm quê hương.
Chị cười buồn sau sau câu nói. Tôi hỏi:
- Còn Cộng Đồng Việt Nam ở đây, chị có quen ai không?
Chị lắc đầu:
- Không, với lại mình nghe nói Cộng Đồng Người Việt mình cũng phức tạp lắm, cho nên mình chọn đời sống ẩn dật vui với cây cảnh; ông chồng mình cũng vậy, ổng hiền lành và thích sống với thiên nhiên, thú vật.
Chị do dự rồi nói thêm:
- Hơn nữa mình lấy chồng Mỹ, nói gì thì nói chứ người mình ưa có thành kiến lắm.
Tôi xua tay:
- Chị đừng nói vậy, người Việt Nam mình nói riêng hay bất cứ dân tộc nào nói chung cũng có những cái xấu và cái tốt. Mình cũng thông cảm vô cùng vì những điều chị nghĩ. Người Việt Nam mà! (Tôi cười sau câu nói). Tuy nhiên đồng hương đôi lúc cũng đem đến cho ta những an ủi mà mình không thể tìm được nơi đâu.
Chị đánh trống lãng:
- Còn chị qua lâu chưa, gia đình ra sao?
- Chỉ bằng nửa thời gian của chị, mình đến đây mà không có sự lựa chọn, mình cũng chỉ biết nước Mỹ như chị hồi còn đi học. Những ngày đầu tiên mình đòi ra ngắm giòng Mississippi cho được, mình có nhiều ám ảnh kinh hoàng về quá khứ sau 75, cho nên mình thấy may mắn khi được sống nơi đây. Còn mấy hôm nửa là Tết rồi, nếu có rảnh mời chị ra với cộng đồng cho vui, mình có quen với mấy anh chị trong Cộng Đồng Người Việt, nếu chị có địa chỉ mình sẽ gởi thư mời tới.
Chị ngần ngừ một lát rồi viết địa chỉ cho tôi. Nhìn địa chỉ tôi biết vùng chị ở vắng vẻ lắm, tôi có lái xe vòng vòng ở đó vài lần trong những lúc thư thả.
Chúng tôi từ giã nhau trước cửa hàng tạp hóa, khi chị lên xe đi rồi tôi thấy lòng bâng khuâng, ngậm ngùi bâng quơ: một người phụ nữ Việt Nam trôi dạt nơi xứ lạ, quê người sống một góc đời hiu quạnh nào đó. Tôi cũng quên không hỏi quê chị ở nơi đâu, nhưng trong cách phát âm tôi biết chắc rằng chị ở miền Nam, đành rằng chị đã chọn cuộc sống theo ý thích của mình nhưng chắc chắn rằng mỗi người trong chúng ta đều mang theo trong trái tim mình một quê hương với trăm ngàn uẩn khúc.
Một lần nào đó, tôi được xem một cuốn phim trắng đen rất là xưa do Hitchcock giới thiệu, nói chung đó là một cuốn phim giết người chẳng có gì đặc biệt. Nhưng trong cuốn phim có một người phụ nữ Á Đông mà khi vừa mới xem, tôi đã nhận ra cô là người Việt bởi đôi mắt rất Việt Nam, điều suy đoán của tôi hoàn toàn đúng vì trong những cảnh sau cô mặc một chiếc áo dài rất dễ thương, thuỳ mỵ. Hình ảnh cô trông thật cô đơn trong một vùng thật hẻo lánh của nước Mỹ làm lòng tôi chùng xuống trong một cảm xúc ngậm ngùi, khó tả như khi tôi nhìn người đàn bà mới quen quày quả lái xe về một nơi chốn u tịch, vắng vẻ nào đó.
Từ đâu trên mảnh đất hình chữ S xa xôi chị đã sinh ra, ngôi trường nào đó chị đã học với những tháng năm thơ ấu, bây giờ chị đang ở nơi chốn quê hương xa lạ này bên người chồng Mỹ và những đứa con chưa bao giờ biết đến miền quê ngoại. Tôi chợt lắc đầu xua đuổi những ý tưởng lan man đang đến với mình, một lần nữa tôi lại đi quá xa trong những ý nghĩ vẩn vơ, không có chi là chính xác. Thì muôn ngàn đời mình cũng chỉ là một kẻ thương vay, khóc mướn.
Tôi giữ lời hứa, xin một thiệp mời tham dự Tết Việt Nam gởi cho chị và ông chồng Mỹ. Tôi gởi đi rồi quên mất mà tôi cũng chẳng tin chị sẽ đến với cộng đồng. Vậy mà thật vô cùng ngạc nhiên cho tôi là chị đã đến, khi tôi đang say sưa vui trong câu chuyện với vài người bạn tham dự buổi dạ tiệc, văn nghệ mừng Xuân. Tôi trông thấy chị và ông chồng Mỹ đang dáo dác như đang tìm kiếm ai.
Tôi chạy vội lại la lên:
- Chào người bạn đã gặp trong Needful things Store!
Chị ôm chầm lấy tôi mừng rỡ như gặp một người bạn thân, ông chồng nhìn chúng tôi cười vui vẻ, ông già nhưng không mập như phần đông người Mỹ lớn tuổi khác- có lẽ vì ông dùng nhiều món ăn Việt Nam do vợ nấu chăng- tôi cười thầm vì ý nghĩ ngộ nghĩnh của mình.
Chị nắm tay tôi nói:
- Vui quá, đây là lần đầu tiên mình tham dự Tết Việt Nam từ 40 năm nay!
Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm đình Chương với giọng ca cao vút của Thái Thanh đang cất lên trong hội trường ồn ào, đông đúc. Lòng tôi chợt hân hoan trong những cảm giác náo nức, rộn ràng của những đêm Ba Mươi Tết ngày xưa, bên cạnh tôi khuôn mặt người bạn mới quen cũng rạng ngời bởi nụ cười và ánh mắt long lanh. Đôi mắt Việt Nam trong âm thanh giòng nhạc Xuân bất hủ của Ly Rượu Mừng. Chúng tôi đã thật sự cảm nhận được tình quê hương trong mỗi con tim.
Tôi bỗng nhớ đến cửa tiệm tạp hóa, nơi tôi gặp một người đồng hương đầu tiên (cũng có thể là cuối cùng). Sự tìm về đồng bào không phải lúc nào cũng giản dị, đơn sơ nên bao giờ cũng có những dùng dằng, do dự giữa ngã ba đường. Tôi mỉm cười một mình với một câu nói luôn luôn cất lên từ những đồng bào của tôi: “Người Việt Nam mà!”
Tôi chấp nhận điều đó với tất cả mọi ý nghĩ dù tốt hay xấu, bởi một điều giản dị, rất là giản dị: vì đó là dân tộc tôi.
Sau đêm dạ tiệc mùa Xuân, ngày mai chúng tôi sẽ trở về đời sống lặng lẽ của mỗi người, với cửa tiệm tạp hóa luôn mở ra cho mỗi cuộc đời với những nhu cầu cần thiết trong bất cứ nơi chốn nào, hoàn cảnh nào. Nơi bán những niềm hạnh phúc, những tìm kiếm nhỏ nhoi, nơi gợi nhớ những kỷ niệm ềm đềm, hoang đường của thời thơ ấu.


Những cửa tiệm tạp hóa của đời người đều khiêm nhượng ở một góc ẩn khuất nào đó và ta đã đi về, tìm kiếm không bao giờ ngừng nghỉ, không bao giờ mỏi mệt, không bao giờ đầy đủ cho đến lúc xuôi tay.
Một lần nữa tôi lại để cho cảm xúc đi lan man không định hướng trong những ý tưởng vu vơ và cuối cùng là nỗi cô đơn mà chỉ những người tha hương mới hiểu được.

Mimosa Phương Vinh
Berryhill – TN - USA

6/20/17

Lần đầu tiên một người Việt được bầu làm Dân Biểu Pháp.

Ngày 18 tháng 6, dân Pháp  đi bầu để chọn 577 dân biểu vào Quốc Hội Pháp. Kết quả đã cho thấy đảng En Marche (Tiến Bước) của Tổng Thống trẻ tuổi Emmanuel Macron đã về đầu với 350 ghế, chiếm đa số tuyệt đối để làm việc.

Trong số 350 dân biểu được bầu dưới 'màu cờ' của đảng En Marche có cô Stéphanie Đỗ, một cô gái trẻ, duyên dáng, học giỏi, sinh năm 1979 hiện làm việc cho Bộ Kinh Tế Tài Chánh Pháp. Cô ra ứng cử ở vùng Seine et Marne, ngoại ô Paris, nơi ngoài người bản xứ còn có một cộng đồng đông đảo người VN và các sắc tộc Á Châu khác.

6/17/17

Ẩm Nguyệt

Dạo:

Thân mang ngọc báu nào hay,

Khắp nơi khổ sở loay hoay kiếm tìm.

Cóc cuối tuần:

雲 逃 玉 兔 展 姸 容,
一 隻 漁 舟 水 上 衝.

老 鶩 悾 悾 尋 暮 鼓,

殘 燈 苦 苦 望 晨 鐘.

庭 前 樹 折 人 亡 蔭,

火 裏 冰 消 佛 隱 蹤.

酌 酒 盲 翁 三 盞 喫,

不 知 飮 月 自 杯 中.

陳 文 良

6/14/17

Sự ra đi lặng lẽ của Yahoo

13/6 là ngày Yahoo hoàn tất việc "bán mình", bị đổi tên và trở thành bằng chứng cho thấy những tên tuổi lớn trên Internet cũng có lúc lụi tàn.

Cuối tuần trước, hãng Internet Mỹ lừng danh một thời tuyên bố chính thức về tay nhà mạng Verizon với giá 4,48 tỷ USD sau nhiều trì hoãn. Khi thương vụ hoàn tất vào ngày 13/6, Verizon sẽ sa thải 2.100 nhân sự của Yahoo, trong khi bà Marissa Mayer cũng sẽ ra đi. Phần còn lại của Yahoo, chủ yếu là cổ phần tại Alibaba và Yahoo Nhật Bản, sẽ được đổi tên thành Altaba.

"Cái chết" của Yahoo đã được đoán trước từ lâu, vì thế thông tin trên không gây nhiều ồn ào. Nhưng dù kết cục có thế nào, Yahoo cũng xứng đáng được tri ân khi là một trong những công ty tiên phong về dịch vụ Internet.

su-ra-di-lang-le-cua-yahoo-cuu-vuong-internet

Yahoo bán mảng dịch vụ cốt lõi cho Verizon và đổi tên thành Altaba.