Hình ảnh hai lãnh đạo Mỹ - Trung tại một cửa hàng lưu niệm Moscow, ngày 3/6 |
Đúng ngày 04/06/2020, thủ tướng Singapore cảnh báo về cuộc
đối đầu Mỹ - Trung và nói châu Á không muốn bị buộc phải chọn đứng về chỉ một
bên.
Bài đăng trên trang Foreign Affairs của ông Lý Hiển Long có
tựa đề 'The
Endangered Asian Century: America, China, and the Perils of Confrontation’ (tạm dịch: Thế kỷ châu Á lâm nguy: Hoa Kỳ, Trung Quốc và hiểm họa
của đối đầu), nhấn mạnh đến vai trò của Hoa Kỳ tạo dựng trật tự an ninh, môi
trường ổn định và thịnh vượng cho nhiều nước châu Âu nửa sau thế kỷ 20.
Điểm qua vai trò chính yếu của Hoa Kỳ ở Đông Á trong Chiến
tranh Lạnh mà ông nhìn nhận rất tích cựu, thủ tướng Singapore thẳng thắn nhắc
lại vị thế nghèo, tự cô lập của nền kinh tế Trung Quốc trước Mở Cửa.
Điều này khiến cho các nước dựa vào 'Trật tự Mỹ' (Pax
Americana) có từ sau Thế Chiến 2 ở châu Á phải tự vấn về vai trò của
Washington.
Nhắc lại vị trí "từ lâu" trong kiến trúc an ninh
vùng của Hoa Kỳ, ông Lý Hiển Long viết:
"Hoa Kỳ đã tham chiến tốn kém hai lần ở Triều Tiên và
Việt Nam, và các cuộc chiến này đã cho các nước không cộng sản trong vùng có
thời gian quý báu để củng cố xã hội, kinh tế của họ trong cuộc chiến giành
nhân tâm chống lại chủ nghĩa cộng sản."
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại một cuộc họp báo chung tháng 5/2019 |
Câu hỏi cho
Tập Cận Bình
Bản thân
Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình đã hưởng lợi từ trật tự Mỹ hậu Chiến tranh
Lạnh.
Nhưng sự
vươn lên của Trung Quốc dẫn tới biến chuyển quan trọng về vị thế gần đây của nước
này, và họ đã không còn làm theo lời cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình là 'ẩn mình chờ
thời':
"Các
nhà lãnh đạo TQ ngày nay không còn trích dẫn câu châm ngôn của ông Đặng là
'thao quang dưỡng hối'. Trung Quốc tự thấy họ là cường quốc lục địa và đang có
khát vọng thành cường quốc hải dương nữa. Họ đang hiện đại hóa lục quân, hải
quân và có mục tiêu biến quân đội thành lực lượng tác chiến đẳng cấp thế giới.
Và Trung Quốc, dễ hiểu thôi, đang ngày càng muốn bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi
của họ ở nước ngoài và đảm bảo giành vị thế mà nước này cho là chính đáng cho họ
trong chính trị quốc tế.
Cùng lúc,
Hoa Kỳ, với chính sách "Nước Mỹ trước hết" (America First - ông Lý Hiển
Long không nêu tên tác giả phương châm đó: Donald Trump), đang xem xét lại quan
hệ với Trung Quốc, trong khi tỷ trọng kinh tế Mỹ trên toàn cầu giảm.
Tình thế
hiện nay, theo nhà lãnh đạo Singapore, là "các nước châu Á đang hưởng lợi
từ bảo trợ an ninh của Hoa Kỳ, và kinh tế Trung Quốc trỗi dậy", sẽ bị
buộc phải chọn phe, điều các nước này gồm cả Singapore không muốn.
(Bản quyền
hình ảnhGETTY IMAGES)
Tuy thế,
trong bài viết thẳng thắn tới bất ngờ, thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi đích
danh tới Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc.
"Chủ tịch
Tập Cận Bình của Trung Quốc đã nói là Thái Bình Dương đủ to để có chỗ cho cả
Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng ông cũng nói an ninh châu Á phải để cho người châu
Á lo. Một câu hỏi rất tự nhiên là: "Ông Tập có nghĩ rằng Thái Bình Dương
là đủ to cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng tồn tại hòa bình, với các vòng đan
xen nhau của bạn bè và đối tác, hay nó có lớn đủ để chia đôi ngay ở giữa, với
hai cường quốc chia thành hai vùng ảnh hưởng? Singapore và các nước châu Á -
Thái Bình Dương có có băn gì về cách giải thích nào họ muốn hơn.
( nguyên
văn: A natural question arises: Does Xi think that the Pacific Ocean is big
enough for the United States and China to coexist peacefully, with overlapping
circles of friends and partners, or that it is big enough to be divided down the
middle between the two powers, into rival spheres of influence?...)
Điều ông Lý
Hiển Long tin tưởng chắc chắn, trái với một số giới thức giả Âu, Á vẫn nói, là
"Hoa Kỳ không phải đại cường đang suy yếu" (The United States is not
a declining power).
Ông nêu thẳng
ra một vấn đề nhiều người có thể cho là tế nhị:
"Hoa Kỳ
có sức bền bỉ và sức mạnh tuyệt vời, một trong số sức mạnh đó là khả năng thu
hút tài năng từ khắp thế giới đến. Trong chín người gốc Hoa đoạt giải Nobel
trong khoa học tới nay, thì tám người là công dân Mỹ, hoặc nhập tịch Mỹ sau
khi có giải."
Cùng lúc,
ông cũng nhắc rằng kinh tế TQ "có sự năng động ghê gớm và ngày càng đạt
nhiều trình độ công nghệ cao. Nay Trung Quốc không còn là 'ngôi làng trình diễn'
(Potemkin village) hay như nền kinh tế tan rã Liên Xô những ngày tàn".
Ông cảnh
báo trong bối cảnh như thế, "mọi cuộc đối đầu giữa hai đại cường sẽ không
chấm dứt êm như Chiến tranh Lạnh, với một bên gục ngã im lặng".
(Bản quyền
hình ảnhGETTY IMAGES)
Trung Quốc
và người Hoa ở Đông Nam Á
Với lời văn
công khai hiếm có của một lãnh đạo quốc gia, ông Lý Hiển Long đi thẳng vào vấn
đề gọi là "hình ảnh tiêu cực của Trung Quốc".
"Có
một nguy hiểm ở đây: điều tra dư luận gần đây của Pew Research Center cho thấy
người dân ở Canada, Hoa Kỳ, các nước châu Á và châu Âu khác ngày càng nhìn
Trung Quốc với con mắt không thiện cảm (unfavorable views of China). Cho dù TQ
có các nỗ lực xây dựng quyền lực mềm ở hải ngoại - như qua mạng lưới Viện Khổng
tử, qua các kênh đài báo quốc tế chính phủ nắm - thì xu hướng là tiêu cực (the
trend is negative).
Theo ông,
ngay Trung Quốc cần lãnh nhận nhiều hơn trách nhiệm toàn cầu, chứ không nên
hưởng ưu đãi "cho một nước nhỏ hơn, chưa phát triển" mà họ nhận được
khi vào WTO năm 2001.
"TQ cần
không chỉ tôn trọng các luật chơi, tiêu chuẩn toàn cầu mà cần lãnh nhận trách
nhiệm nêu cao và làm mới trật tự quốc tế mà nhờ nó họ đã phát triển kỳ
diệu."
"Ở chỗ
nào các chuẩn này không còn phù hợp, TQ nên hợp tác với Hoa Kỳ và các nước khác
để thảo ra những dàn xếp mới mà tất cả cùng chấp nhận..."
Ông Lý Hiển
Long khẳng định dù có sức mạnh quân sự gia tăng, Trung Quốc "chưa thể vượt
qua Mỹ trong vai trò an ninh" cho châu Á. Khác với Hoa Kỳ, ông viết,
"Trung Quốc lại đang có các tuyên bố tranh chấp chủ quyền với một số nước
trong vùng biển Nam Trung Hoa và họ sẽ luôn luôn coi sự hiện diện của hải
quân Trung Quốc là nỗ lực đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc".
Hoa Kỳ,
trong khi đó, từ nhiều năm qua, luôn đề cao tự do hàng hải cho tất cả, trong
khu vực này.
Dù là người
gốc Hoa, ông Lý đã nêu thẳng vấn đề hết sức nhạy cảm trong vùng Đông Nam Á và
đặt nó vào bối cảnh địa chính trị mang tính chiến lược cho quan hệ của Bắc
Kinh với láng giềng:
"Một
cản trở nữa có thể ngăn TQ không giành vai trò đảm bảo an ninh đang do Hoa Kỳ nắm
đến từ chỗ nhiều nước Đông Nam Á có nhóm thiểu số Hoa đáng kể, và quan hệ của
họ với đa số cư dân không gốc Hoa luôn rất tế nhị. Các nước này rất nhạy cảm
trước cảm nhận rằng TQ có ảnh hưởng quá mức lên cư dân sắc tộc Hoa, và đặc
biệt là vì lịch sử sự ủng hộ của Trung Quốc với các nhóm phiến quân cộng sản
trong vùng Đông Nam Á cho tới tận thập niên 1980. Các vấn đề nhạy cảm này sẽ
cản trở vai trò của Trung Quốc trong chính trị Đông Nam Á ở tương lai tới
đây."
Ông Lý Hiển
Long nêu ra ví dụ Singapore là quốc gia "có phần trăm dân Hoa (ông dùng từ
Chinese - Hoa, Hán, Trung Quốc) cao nhất" ở một nước có chủ quyền bên
ngoài Trung Quốc.
Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày 24/5 |
(Bản quyền
hình ảnhGETTY IMAGES)
Nhưng thủ
tướng họ Lý nhắc rằng Singapore không phải là "quốc gia của người
Hoa" mà ngay từ đầu luôn xây dựng "bản sắc quốc gia là đa chủng
tộc".
Châu Á cần
cả hai và chỉ muốn Mỹ - Trung sáng suốt.
Cuối cùng,
như để nhắn gửi không chỉ cho Hoa Kỳ và Trung Quốc mà cả các nước khác cần có sự
lựa chọn, ông Lý Hiển Long nêu ra đánh giá của ông về thực lực hai cường quốc:
"Sẽ rất
khó, gần như là không thể, để Hoa Kỳ thay thế Trung Quốc ở vai trò nhà cung cấp
hàng hóa số một (world's chief supplier), cũng như không thể nào hình dung Hoa
Kỳ sống nổi mà không có thị trường TQ, nước đang là nhà nhập khẩu hàng Mỹ thứ
ba thế giới, sau Canada và Mexico.
Nhưng TQ
cũng không thể thay thế vai trò kinh tế của Mỹ ở châu Á.
Hệ thống
tài chính toàn cầu gần như dựa hẳn vào các định chế tài chính của Hoa Kỳ, và đồng
nhân dân tệ sẽ không thay thế đồng đô la như tiền dự trữ ngoại hối quốc tế
trong thời gian tới.
Mặc dù các
nước châu Á khác xuất khẩu sang TQ nhiều hơn sang Mỹ, các tập đoàn của Hoa Kỳ
vẫn đang hợp thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất ở nhiều nước châu Á - Thái
Bình Dương, gồm cả Singapore.
Các đại
tập đoàn TQ bắt đầu đầu tư ra nước ngoài, nhưng sẽ còn cần nhiều năm để TQ có
các công ty đa quốc gia ở tầm vóc và độ tinh vi như các công ty đang đóng tại
Hoa Kỳ, và chúng là nút thắt kết nối toàn bộ chuỗi sản xuất toàn cầu, nối châu
Á với kinh tế toàn cầu và tạo ra hàng triệu việc làm."
Kết luận,
thủ tướng Lý Hiển Long không vẽ ra một bức tranh tươi sáng, mà nói rằng bên cạnh
các thúc đẩy nội bộ (ở Hoa Kỳ và Trung Quốc), các vấn đề thương mại, địa
chính trị, thì đại dịch Covid-19 "đã làm cho cạnh tranh Mỹ - Trung xấu
đi".
Tuy thế,
ông nhắc đến nhiều vai trò trung lập của Asean, muốn hoà hiếu với cả hai
"người khổng lồ" và bày tỏ mong ước:
"Ta chỉ
có thể hy vọng sự nghiêm trọng của tình hình sẽ giúp người ta tập trung đầu óc
và cho phép những lời tư vấn sáng suốt hơn (wiser counsel) thắng thế."
"Thành công của các nước châu Á, và tương lai của Thế kỷ
châu Á sẽ tùy thuộc rất nhiều vào chuyện Hoa Kỳ và Trung Quốc có khắc phục được
khác biệt, xây dựng niềm tin và cùng làm việc vì trật tự thế giới hòa bình
hay không. Đây là câu hỏi cơ bản của thời đại chúng ta."
No comments:
Post a Comment