11/30/23

Tự Tha Cho Mình Là Trí Tuệ Lớn Nhất Trong Cuộc Sống

Trong đời sống, thỉnh thoảng tôi cảm thấy trống vắng, hay khi thấy có nỗi buồn vô cớ, tôi đều tìm đến những mẫu chuyện hay những bài viết của Trang tử, Lão Tử, Tông Đông pha ... Mong tìm được một tia sáng soi rọi cho bước đi của mình trong cuộc sống đầy cam go, thăng trầm.

Gần đây, đọc được bài tản văn của Tông Đông pha "Ký Du Tùng Phong Đình" (記遊松風亭). Bài viết vỏn vẹn chưa tới 100 chữ, nhưng hàm chứa triết lý thâm sâu, rất thiết thực cho đời sống. Nguyên văn như sau:


Dư thường ngụ cư Huệ Châu Gia Hữu tự, tung bộ Tùng phong Đình hạ, túc lực bì phạp, tư dục tựu lâm chỉ tức. Vọng đình vũ thượng tại mộc mạc, ý vị thị như hà đắc đáo? lương cửu hốt viết: "Thử gian hữu thâm ma hiết bất đắc xứ," do thị như quải câu chi ngư, hốt đắc giải thoát. Nhược nhân ngộ thử, tuy binh trận tương tiếp, cổ thanh như lôi đình, tiến tắc tử địch, thoái tắc tử pháp, đương thâm ma thời dã bất phương thục hiết.

余嘗寓居惠州嘉祐寺, 縱步松風亭下, 足力疲乏,思欲就林止息. 望亭宇尚在木末, 意謂是如何得到? 良久忽曰:"此間有甚麼歇不得處, "由是如掛鉤之魚,忽得解脫.若人悟此, 雖兵陣相接, 鼓聲如雷霆, 進則死敵, 退則死法, 當甚麼時也不妨熟歇.

Dịch sát văn:

Tôi từng trọ tại chùa Gia Hữu ở Huệ Châu, một lần dạo chơi để đến Tùng phong Đình. Đi một hồi chân tự thấy mỏi, mong đến rừng núi nghỉ ngơi. Nhìn ra xa thấy mái đình vẫn còn xa tít ở trên cao, thầm nghĩ phải làm cách nào mới có thể đến được nơi dừng chân. Suy nghĩ khá lâu, bỗng bừng tỉnh: "Tại sao không nghỉ lại tại nơi đây?" Ý nghĩ vừa thoáng qua thì cảm thấy như cá cắn câu được gỡ móc. Nếu chúng ta hiểu được lý này, thì dù trong lúc giao tranh khốc liệt, trống chiêng vang trời, tiến tới thì sẽ chết vì chiến đấu với địch; lùi lại thì sẽ chết vì phạm quân luật. Ngay trong tình huống nguy ngập, cũng chẳng sao, vẫn có thể thong thả mà nghỉ ngơi.

Dịch thoát ý

Tôi từng trọ tại chùa Gia Hữu ở Huệ Châu, nơi đây cảnh chùa trang nghiêm, sơn thủy hữu tình. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường hay du sơn ngoạn thủy. Phía sau chùa là một rừng núi có những đường mòn chạy xuyên xuất nhiều nơi, một trong những điểm tôi thường đến viếng là Tùng Phong Đình. Mái đình cong cong nằm chót vót trên cao, ngự tọa trên lối đi, ý chừng như đang chờ đón khách bộ hành và mời gọi khách dừng chân trên bước đường đăng trình. Một hôm như mọi lần, tôi thả bộ rong chơi, vô tình đi vào lối đi cũ, là đường để dẫn đến Tùng Phong Đình. Đi chưa được bao lâu, chận tự thấy mỏi, ngước nhìn lên cao, Tùng Phong Đình như đang đứng đợi và vẫy chào tôi. Tôi cố gắng bước nhanh lên, thầm mong sớm tới được Tùng Phong Đình, là điểm để dừng chân. Tôi cố gắng leo mãi leo mãi, chân tôi như hết lực, ngước nhìn lên thì Tùng Phong Đình vẫn còn xa tít ở trên cao.

Thầm nghĩ bao giờ mới đến chỗ để nghỉ ngơi cho được. Phân vân bối rối khá lâu, bỗng bừng tỉnh, chân đã mỏi, tại sao mình không nghỉ lại tại nơi đây? Ý nghĩ vừa thoáng qua như một dòng nước tịnh thủy giải thoát cho ý nghĩ cưỡng cầu là muốn đến cho được Tùng Phong Đình. Đây cũng là tâm thái tích cực của Tô Đông Pha, cách giải quyết của ông khi đương đầu với khó khăn trở ngại trong cuộc sống.

"Tự tha cho mình là trí tuệ lớn nhất của đời người," đó là cảm ngộ của tôi qua bài Tùng Phong Đình của Tô Đông Pha.

Thật vậy, con người thường hay đấu sức với chính mình. Nói đúng hơn là chống chọi với tâm thức của mình, suy nghĩ lo toan quá nhiều, tự tạo nhiều áp lực và buồn phiền cho cuộc sống.

Hồi còn đi làm tại High Tech, tôi có một người bạn rất giỏi, rất chăm chỉ trong công việc. Chẳng bao lâu, ông được cất nhắc lên làm giám đốc với số tuổi chưa đầy 40, dưới tay còn có hơn 20 nhân viên. Ngoài việc sắp đặt việc làm, quản lý nhân sự, ông còn phải hội họp nội bộ và giao lưu với khách hàng. Mỗi ngày làm việc hơn 10 tiếng, nhiều khi làm cả thứ Bảy, thậm chí Chủ Nhật. Chúng tôi thỉnh thoảng mới gặp nhau trong giờ ăn trưa, gặp nhau chỉ vỏn vẹn vài ba câu ngắn ngủi. Thấy người bạn lúc nào cũng trong trạng thái bộn bề, căng thẳng trong công việc, tôi thường nói với ông bạn câu: "cấp hành vô thiện bộ (急行無善步), có nghĩa là vội vã thì dễ vấp ngã.

Tôi là người tương đối nhàn hạ thong thả, mỗi lần gặp ông bạn tôi đều cảm thấy không khí hơi ngột ngạt, và cảm giác dường như ông bạn lúc nào cũng đang trong trạng thái khởi động, sẵn sàng tuyên chiến với thế giới.

Một hôm, tôi muốn tìm vui khuây khỏa nơi sân banh của hãng, khi vào sân chơi, lạ thay hôm đó vắng tanh. Tại một góc sân xa đằng kia, như có một người đang trầm ngâm, tôi đến gần, hóa ra là người bạn mà tôi đề cập ở bên trên; tay cầm điếu thuốc và hình như chẳng hề để ý, đếm xỉa gì đến sự hiện diện của tôi.

Tôi mở lời chào anh, nhìn lên, anh vụng về đáp trả lời chào của tôi, tôi đoán là anh đang có sự cố gì đây.

Trao đổi qua lại với anh, tôi mới biết là anh đang bị khủng hoảng bởi việc làm của hãng: gần đây anh bị khách hàng khiếu nại liên tục, cấp trên biết được nên khiển trách anh, và đáng nói hơn là anh có một thuộc cấp đắc lực nhất xin thôi việc. Anh đang hứng chịu một áp lực quá nặng nề.

Tôi rất đồng cảm và thông hiểu với anh bạn, vỗ vai, tôi nói với anh: "sinh hoạt của anh quá căng thẳng, anh nên buông xả bớt cho nhẹ gánh." Thương quá, tôi ôm choàng lấy anh, siết nhẹ. Người của anh bỗng rung lên, anh lắc nhẹ, thổn thức. Tôi quay đầu nhìn lại, ôi chao! nước mắt anh giàn giụa, hai dòng lệ tuôn trào, vô tình lời an ủi của tôi trở thành giọt nước làm tràn ly đầy. Quen nhau 10 năm, lần đầu tiên tôi thấy ông bạn của tôi xúc động đến như vậy.

Mỗi khi chúng ta tiếp trận với thế giới bên ngoài, thế giới bên ngoài tựa như chiến trường của mình, bất luận thắng hay bại, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt. Thật vậy, xưa nay, không cuộc chiến nào có kẻ thắng.

Tương tự Tô Đông Pha khư khư cứ muốn lên đến tận Tùng Phong Đình rồi mới chịu nghỉ chân, thế thì Tùng Phong Đình sẽ trở thành một mục tiêu, một đích đến thách thức mà ông muốn chinh phục cho bằng được, ông tất nhiên phải cố gắng leo lên để đạt đến cái đích đó trong khi ông đã kiệt sức. "Tại sao mình không dừng bước, nghỉ chân tại điểm đứng này?" Sự chuyển hóa ý niệm này như ngọn đuốc sáng xua tan bóng tối phiền não. Vì biết thay đổi góc nhìn, Tô Đông Pha đã hòa giải với thế giới, với sự chấp trước của mình. Thực ra, hòa giải với thế giới tức là hòa giải với chính mình, nói cách khác, mình là thế giới; thế giới cũng là chính mình. Khi ta đã đồng hóa với thế giới thì đâu còn có đối tượng đối nghịch.

Cố gắng phấn đấu để cuộc sống được hạnh phúc mỹ mãn đương nhiên quan trọng, nhưng không nên vì thế mà đánh mất sự an lạc nhàn nhã. Buông xả không phải là mất đi; dừng lại không phải là trốn tránh lùi bước.

Đời người như cuộc chạy bộ đường dài, nhiều người ngã gục giữa đường vì không biết điều tiết, lúc nào nên chạy nhanh, lúc nào phải chạy chậm, lúc nào phải tạm dừng để uống nước nạp thêm năng lượng; cũng như khi cầm lái một chiếc xe, phải biết tùy thuộc vào địa hình địa thế mà gia giảm tốc độ.

Nho gia có câu: “Quân tử phùng thời nhi tiến, bất thời nhi thoái” (君子逢時而進,不時而退). Quân tử gặp thời cơ thuận lợi thì cố gắng tiến tới mục tiêu, nếu chưa hội đủ nhân duyên thì phải biết đặt mình trong tư thế chờ đợi, nuôi dưỡng động lực, chuẩn bị hành trang cho cơ duyên khác.

Nhà Phật nói:"Tùy duyên bất biến" (隨緣不變).

Tùy Duyên là tùy hoàn cảnh, phương tiện mà thay đổi các chi tiết cho thích hợp với cuộc sống.

Bất biến là luôn giữ tâm thanh tịnh, như bất động trước mọi biến động thuận nghịch, thăng trầm vốn dĩ của cuộc đời.

Lão tử nói: "Thượng thiện nhược thủy"(上善若水).

Thiện là tốt, đặc tính tốt nhất của nước là âm thuần chi nhuận vạn vật nhưng không tranh giành so đo; đặc tính quan trọng khác của nước là tùy duyên và lình động, nước tuôn chảy và tồn tại khắp nơi, trên cao là mây, rơi xuống là mưa, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, chỗ nào cũng tự tại thoải mái.

Thích Đạo Nho tam giáo tuy ba là một, đã gặp nhau trong tư tưởng: Tùy ngộ nhi an, tùy duyên tự tại. (随遇而安, 随缘自在)

Phải chăng đó cũng là ẩn ý của Tô Đông Pha trong bài Tùng phong Đình:

"Tha cho mình (không chấp trước) là trí tuệ lớn nhất trong cuộc sống."

Trường
11-29-2023

Nursing Home

Tôi chưa từng gặp những người không may mắn trong tuyển tập Những Mảnh Đời Không May Mắn. Cho nên tuyển tập này là những truyện tổng hợp của những bài viết lấy trên net của những tác giả như bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, ông Chu Tất Tiến, các phóng viên của RFA, VOA, BBC, các bài của báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, các bài viết của nhiều tác giả trên net, các video tube của Phong Bụi …vv… 

Mục đích viết tuyển tập này để nhiều người may mắn chưa đọc hoặc xem các bài và video của các tác giả nói trên biết được cuộc đời không may mắn của nhiều người và quan tâm đến họ. Chân thành cám ơn tác giả những bài viết trên và các nhiếp ảnh gia. Xin tạ lỗi những sai sót vì không nêu tên tác giả trong bài viết. 

 Quang Già Cơ

************

Bấm vào Link để đọc:  Nursing Home

Hoài niệm

 Tưởng niệm Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch

Một đêm thôi mắt trầm sâu đáy biển
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa
Miền đất đó trăng đã gầy vĩnh viễn
Từ vu vơ bên giấc ngủ mơ hồ

Một lần định như sao ngàn đã định
Lại một lần nông nổi vết sa cơ
Trời vẫn vậy vẫn mây chiều gió tĩnh
Vẫn một đời nghe kể chuyện không như

Vẫn sống chết với điêu tàn vờ vĩnh
Để mắt mù nhìn lại cõi không hư
Một lần ngại trước thông già cung kỉnh
Chẳng một lần nhầm lẫn không ư?
Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1943-2023)

Bài thơ kính viếng

Giấc mộng đời lưu lạc bể trầm luân
Tay với mãi tóc mơ hồ luân lạc
Vầng trăng non thấp thoáng đất xoay quanh
Thiêm thiếp ngủ ngoài song nghe xào xạc.

Tâm đã định trong thiên thu sóng vỗ
Đời thịnh suy biến động đã bao lần
Cũng có lúc cơn cuồng phong bão tố
Cuộc trần hoàn biến động đã bao phen
Vòng tử sinh quanh quẩn kiếp luân hồi
Mắt trần gian đắm chìm trong vô thức
Vần thơ non lạc lõng cõi sen hồng
Trí non nớt vụng về trong nghiên bút
Xin chắp tay lạy tạ đấng cao tăng
Thiêm thiếp ngủ ngoài song nghe xào xạc.

Lê Đình Thông
28/11/2023

11/28/23

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch

ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, bậc cao tăng uyên bác từng bị nhà cầm quyền CSVN kết án tử hình, đã viên tịch lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu, ngày 24 Tháng Mười Một (nhằm ngày 12 Tháng Mười năm Quý Mão) tại Chùa Phật Ấn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, trụ thế 79 năm, hạ lạp 41 năm, Hội Đồng Hoằng Pháp thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) thông báo.

Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ húy thượng Nguyên hạ Chứng, đời thứ 44 Dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, là Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Sau một thời gian nằm bịnh viện, ông được đưa về Chùa Phật Ấn hôm Thứ Năm.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tục danh Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, quê tại Quảng Bình, Việt Nam, là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại Học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền CSVN, theo trang mạng Quảng Đức.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1943-2023)

Ông thông thạo tiếng Trung Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.

Lúc bị CSVN bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là hai nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.

Ông qui y Phật lúc 7 tuổi, học Phật pháp trong Viện Hải Đức tại Nha Trang, rồi sau đó là tại Thiền Viện Quảng Hương Già Lam tại Sài Gòn.

Ông tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Phật Học năm 1964, Viện Đại Học Vạn Hạnh phân khoa Phật học năm 1965, được đặc cách bổ nhiệm là giáo sư thực thụ Viện Đại Học Vạn Hạnh từ năm 1970 nhờ nhiều công trình nghiên cứu và khảo luận triết học nổi tiếng. Ông là chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại Học Vạn Hạnh phát hành. Ông cũng làm thơ, viết một số truyện ngắn đăng trên tạp chí Khởi Hành (1969-1972), Thời Tập (1973-1975). Ngoài ra ông cũng hiểu biết rất nhiều về triết học Tây phương. Ông là người đầu tiên thuyết trình về Michel Foucault tại Việt Nam.

Sau năm 1975 ông về lại Nha Trang, đến năm 1977 thì vào sống tại Thị Ngạn Am, chùa Già Lam ở Sài Gòn. Đầu năm 1978 ông bị tù 3 năm, đến năm 1980 thì được thả.

Ngày 1 tháng Tư năm 1984 ông bị bắt cùng với ông Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát). Tổ chức Ân Xá Quốc Tế tin rằng nguyên nhân việc bắt giữ Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu là do hai ông là thành viên của GHPGVNTN, một tổ chức tôn giáo CSVN không công nhận và thường xuyên đàn áp.

Tháng Chín năm 1988 ông và Lê Mạnh Thát bị CSVN tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Tháng Mười Một năm 1988 sau một cuộc vận động quốc tế, bản án giảm xuống còn tù chung thân. Ngày 1 tháng Chín năm 1998 ông được thả về từ trại Ba Sao-Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Một năm sau, vì tiếp tục hoạt động cho GHPGVNTN, ông cùng với Hòa Thượng Thích Quảng Độ lại bị đe dọa giam giữ và bị công an triệu tập tra hỏi.

Năm 1998 tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards cho Thích Tuệ Sỹ và 7 người Việt khác gồm có Hoàng Tiến, nhà văn Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Tần, Phạm Thái Thụy, Thích Trí Siêu và hai người được giấu tên.

Theo di nguyện của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ lập ngày 19 Tháng Chín năm 2023, đăng tải trên trang mạng của Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, kim quan được quàn tại chùa Phật Ân ở Long Thành, tang lễ sẽ do Hòa Thượng Thích Minh Tâm làm trưởng ban tổ chức. Sau đó, nhục thân sẽ đưa đi hỏa táng và tro cốt rải ngoài khơi Thái Bình Dương.

Tại Hoa Kỳ, thông bạch của Hội Đồng Hoằng Pháp cho hay, sẽ có buổi lễ truy tán công hạnh và tưởng niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vào 4 giờ 30 chiều Thứ Bảy, 2 Tháng Mười Hai, 2023, tại Tu Viện Đại Bi, 13852 Newland Street, thành phố Garden Grove. (TTHN)
thaik3 st

Bài đọc thêm: 


Ai Điếu

Một giọt sương rơi
Cho hiên chùa thêm quạnh
Một vầng trăng về tây
Cho biển tối thêm sâu
Một Tăng Triệu thời nay
Giũ áo qua cầu
Tiếng thạch sùng khuya
Gió lùa tàng kinh các
Cầm đèn tuệ chênh vênh
sống một đời cao sĩ
Vóc hạc gầy mong manh
hồn chứa hết tam thiên
Chí cao vợi
cô đơn
dặm trần không tri kỷ
Phiên chợ đời phũ phàng
Sao đắt đỏ chữ duyên
Trời nam lặng một bóng người
vai gầy cõng đạo, một trời sở tri
việc xong, quẳng gậy mà đi
hổ khê áo cỏ dặm về trăng soi...

Toại Khanh

11/22/23

HÔI TRÙNG DƯƠNG @ GALA DINNER by Alliance of Vietnamese & Australian Wom...

Email chị DKN : Kim Ngọc có cơ duyên giúp các Em của Tổ Chức Liên Minh Phụ Nữ Việt Úc trong đêm Gala Dinner 12/11/2023, một buổi tối ăn bình và vui nhộn.

 

11/21/23

Mạc Ngôn - Nhà Văn Trung Quốc Đầu Tiên Đoạt Giải Nobel Văn Học


Nguồn; Người Nổi Tiếng

NẾU ĐỜI KHÔNG CÓ TA...

Thích Tánh Tuệ

Trăm nghìn lần đừng cho mình là “quá quan trọng”, bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng. Nhưng mà, bất luận là thiếu đi một ai thì Trái Đất này cũng vẫn cứ chuyển động.
Xin kể bạn nghe chuyện Lạc đà và con ruồi .
Có một con lạc đà phải trải qua trăm nghìn cay đắng khổ cực mới vượt qua được sa mạc cát rộng lớn. Một con ruồi đậu trên lưng con lạc đà và cũng tới nơi mà không mất một chút sức lực nào.
Con ruồi hân hoan, vui vẻ cười nói: “Lạc đà! Cảm ơn ngươi đã phải vất vả cõng ta tới đây, hy vọng sau này sẽ gặp lại!” Nhưng mà con lạc đà lại lạnh lùng liếc nhìn con ruồi rồi nói: “Lúc ngươi ở trên lưng ta, ta vốn dĩ cũng không biết, cho nên khi ngươi đi cũng không cần phải chào hỏi. Bởi vì căn bản ngươi cũng đâu có trọng lượng gì, đừng tự đề cao mình quá, ngươi tưởng ngươi là ai?” 
- Đừng bao giờ cho mình là quá quan trọng
Có một cậu thanh niên sống trong gia đình đông người, mỗi lần ăn cơm, đều là hơn 10 người ngồi ăn xung quanh một chiếc bàn lớn. Một lần nọ, cậu ta đột nhiên có suy nghĩ muốn đùa mọi người một chút. Trước khi ăn cơm, cậu ta chui vào trong một cái tủ và trốn ở đó để cho mọi người phải đi khắp nơi tìm kiếm mình. Nhưng thật không ngờ là không có một ai đi tìm cậu ta cả, thậm chí họ còn không để ý tới sự vắng mặt của cậu trong bàn ăn. Sau khi mọi người đã ăn no và rời khỏi bàn, cậu ta mới chui từ trong tủ ra và một mình ăn những thức ăn thừa còn lại.
Từ lần đó trở đi, cậu ta tự nhủ với lòng mình: “Sẽ không bao giờ cho mình là người quá quan trọng nữa, bởi vì như thế có thể sẽ phải nhận lấy sự thất vọng.”
Đời sống, lúc nên cúi đầu thì hãy cúi đầu
Benjamin Franklin được xưng là “cha đẻ của nước Mỹ”. Có một lần, ông từng đến thăm một vị lão tiền bối “đức cao vọng trọng”. Lúc ấy ông tuổi trẻ lại khí thế mạnh, mẽ nên đã ngẩng cao đầu mà sải bước đi rất nhanh. Không ngờ vừa bước đến cửa thì đầu của ông bị đập mạnh vào cái khung bên trên. Đau điếng cả người, ông không ngừng dùng tay mà xoa xoa bóp bóp, lại vừa nhìn cái khung cửa thấp hơn thân thể mình.
Vị tiền bối ra chào đón Franklin chứng kiến cảnh này liền nói:“Rất đau phải không? Nhưng mà đây có lẽ là thu hoạch lớn nhất của chuyến thăm ta ngày hôm nay của cậu đấy! Một người muốn sống bình an vô sự trên đời thì lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: “Lúc nên cúi đầu thì phải cúi đầu!” Đây cũng là một chuyện mà ta muốn dạy cậu.”
Một người có thể có tự tin, nhưng đừng tự cao tự đại.Một người có thể phóng đãng một chút nhưng đừng kiêu căng, ngạo mạn.Một người có thể sống rất thọ nhưng cũng không thể trường sinh bất tử.
Đừng cho mình là “quá quan trọng”, kỳ thực cũng là một đức hạnh cần tu dưỡng, một tâm thái sống cao thượng, một thái độ lạc quan và là một loại trưởng thành của tâm tính, hay còn là một loại tâm không màng danh, lợi!
''Hề chi một phận đời riêng
Buông hơi nằm xuống mà nghiêng đất trời
Thiếu ta?.. Đời cũng vậy thôi
Ta là hạt bụi giữa đời bao la...''

Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ

Nguồn : Thư Viện Hoa Sen BN st

11/20/23

TRƯƠNG NGHỆ MƯU NHẬN GIẢI THÀNH TỰU TRỌN ĐỜI TẠI LHP TOKYO 2023

Trong Lễ Khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Tokyo lần thứ 36 (TIFF 2023) diễn ra tại Nhà hát Takarazuka ở Thủ đô Tokyo, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã vinh dự được nhận giải thưởng Thành tựu trọn đời.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu. (Nguồn: Hollywoodreporter)

Tối 23/10, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã vinh dự được nhận giải thưởng Thành tựu trọn đời trong Lễ Khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Tokyo lần thứ 36 (*TIFF 2023) diễn ra tại Nhà hát Takarazuka ở trung tâm Thủ đô Tokyo (Nhật Bản).

*Toronto International Film Festival: TIFF


Đạo diễn người Trung Quốc chia sẻ ông rất vinh dự khi nhận giải thưởng này từ Chủ tịch TIFF - ông Hiroyasu Ando.

Trương Nghệ Mưu nói: "Điện ảnh có thể trở thành nhịp cầu kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới và thúc đẩy sự trao đổi và hiểu biết vượt qua chủng tộc và văn hóa. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn với Liên hoan phim Quốc tế Tokyo vì trao tặng giải thưởng này cho tôi. Tôi cũng muốn cảm ơn mọi người vì sự khích lệ và ủng hộ. Xem đây như một điểm khởi đầu, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để hiểu bản chất của điện ảnh và làm ra những bộ phim tuyệt vời."

Ông cũng "báo tin vui" rằng mình vẫn gắn bó với điện ảnh, tiếp tục làm phim và mong khán giả đón nhận những tác phẩm mới.


Bắt đầu sự nghiệp cách đây 45 năm, Trương Nghệ Mưu tạo dựng tên tuổi với nhiều bộ phim nổi tiếng như "Cao lương đỏ," "Cúc Đậu," "Thu Cúc đi kiện," "Phải sống," "Đèn lồng đỏ treo cao," "Đường về nhà," "Anh hùng" hay "Thập diện mai phục"… Ở tuổi 73, ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm điện ảnh có doanh thu hàng trăm triệu USD.

Cao Lương Đỏ- Đóng vai chính : Củng Lợi và Khương Văn

Bộ phim "Mãn giang hồng" là phim giữ kỷ lục doanh thu phòng vé tại Trung Quốc năm 2023, với hơn 670 triệu USD. Trong khi đó, bộ phim "Vững như bàn thạch" vừa khởi chiếu hồi đầu tháng này đã đạt doanh thu thị trường nội địa trên 170 triệu USD.

Tại TIFF 2023, đạo diễn Trương Nghệ Mưu sẽ có buổi giao lưu, gặp gỡ trực tiếp khán giả khi bộ phim "Mãn giang hồng" được chiếu giới thiệu tại Tokyo ngày 24/10.

TIFF 2023 diễn ra từ ngày 23/10 đến 1/11 tại các cụm rạp, nhà hát trung tâm thủ đô Tokyo, với 219 phim được trình chiếu.

Đạo diễn Wim Wenders (người Đức) là Chủ tịch Ban giám khảo của TIFF năm nay, bên cạnh các thành viên Albert Serra, Triệu Đào, Kunizane Mizue và nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc của Việt Nam.
Mãn Giang Hồng

Trung Nghĩa / Theo: TTXVN/Vietnam+

http://luukhamhung.blogspot.com/2023/11/truong-nghe-muu-nhan-giai-thanh-tuu.html
https://hoainiemtayninh.blogspot.com/2023/11/truong-nghe-muu-nhan-giai-thanh-tuu

Bài đọc thêm:

TRI KỶ, TRI ÂM

TRI 知 là Biết, Kỷ 己 là Mình; nên TRI KỶ 知己 là người hiểu biết về mình, không phải chỉ hiểu biết hời hợt bên ngoài, mà hiểu biết một cách sâu sắc tận tâm can và suy nghĩ của mình, thì mới gọi là TRI KỶ được. Như khi nghe Thúy Kiều nói lên cái ý định xưng bá đồ vương của mình, thì Từ Hải tỏ ra rất hài lòng :

                          Nghe lời vừa ý gật đầu,
               Cười rằng: TRI KỶ trước sau mấy người!
                         Khen cho con mắt tinh đời,
                   Anh hùng đoán giữa trần ai mới già! 

Đôi bạn TRI KỶ đầu tiên hiểu rõ nhau nhất là Quản Trọng 管仲 và Bào Thúc Nha 鮑叔牙 thời Chiến Quốc, theo Sử Ký ghi lại như sau :

Quản Trọng - Bảo Thúc Nha

Quản Trọng 管仲(725—645 Trước Công Nguyên)tên là Di Ngô 夷吾, hiệu là Kính Trọng 敬仲, người thôn Quản Cốc huyện Dĩnh Thượng. Ông là Tể Tướng nổi tiếng của nước Tề, phò tá và giúp Tề Hoàn Công trở thành một trong Ngũ Bá thời Chiến Quốc. Bào Thúc Nha 鮑叔牙 cũng là một Đại Phu của nước Tề, là bạn TRI KỶ của Quản Trọng. 

Truyện kể...
Thuở nhỏ, Bào Thúc Nha và Quản Trọng là hai người bạn thân. Bào Thúc Nha rất hiểu về tài hoa của bạn mình. Quản Trọng nhà nghèo nhưng luôn luôn lấn lướt Bào Thúc Nha về mọi mặt, nhưng Bào lại luôn luôn đối xử tốt với bạn mà không một tiếng oán than trách móc.

Lớn lên, hai người cùng làm quan cho nước Tề. Quản Trọng theo phò Công Tử Củ, còn Bào Thúc Nha theo phò người em là Công Tử Tiểu bạch.

Năm 686 trước Công Nguyên, Tề Tương Công mất, cháu là Công Tôn Vô Tri soán ngôi. Mùa xuân năm 685 trước CN, Đại Phu nước Tề là Ung Lẫm giết Công Tôn Vô Tri. Lúc đó Công Tử Củ đang ở nước Lỗ, còn Công Tử Tiểu Bạch đang ở nước Lữ. Triều thần quyết định đón hai Công Tử về nước, ai về trước sẽ được nối ngôi.

Nước Lỗ phái người đưa Công Tử Củ về nước; còn nước Lữ thì phái người đưa Công Tử Tiểu Bạch về nước. Quản Trọng sợ Công Tử Tiểu Bạch về trước, nên phi ngựa rượt theo bắn một mũi tên, Công Tử Tiểu Bạch giả vờ trúng tên té xuống xe ngựa. Sau đó cùng Bào Thúc Nha rẽ đường tắt về nước trước, lên ngôi nước Tề, chính là Tề Hoàn Công đó.

Lỗ Trang Công nghe Công Tử Tiểu Bạch đã lên ngôi nước Tề, vô cùng tức giận, cử binh sang đánh nước Tề. Tề đã có chuẩn bị sẵn nên binh Lỗ đại bại mà về. Dưới áp lực của nước Tề, Lỗ bắt buộc phải giết Công Tử Củ và bắt Quản Trọng trả về cho nước Tề xử tội.

Tề Hoàn Công sau khi lên ngôi, bèn triệu Bào Thúc Nha đến để phong làm Tể Tướng. Nhưng Bào lại từ chối mà còn tiến cử cho người đang ở trong tù là Quản Trọng làm Tể Tướng vì cho rằng Quản Trọng giỏi hơn mình rất nhiều. Trước đây bắn Tề Hoàn Công là vì đang theo phò Công Tử Củ, chỉ là ai vì chúa nấy mà thôi. Tề Hoàn Công nghe theo lời Bào Thúc Nha phong Quản Trọng là Tể Tướng. Nên sau nầy nhờ các sách lược của Quản Trọng mà Tề Hoàn Công mới xưng bá chư hầu.

Về phần Quản Trọng, ông luôn nói với người khác rằng :" Lúc nhỏ nhà nghèo, thường đi buôn với Bào Thúc Nha, tôi ra vốn ít, nhưng chia lời nhiều. Thúc Nha không cho là tôi tham, vì biết tôi nghèo. Tôi bày cách làm ăn cho Thúc Nha bị thất bại. Thúc Nha không cho là tôi ngu xuẩn, mà biết là làm ăn phải có lúc vầy lúc khác. Tôi ra làm quan ba lần đều bị đuổi về ba lần, Thúc Nha không cho là tôi bất tài, mà biết là tôi chưa gặp được thời cơ. Tôi đi đánh trận ba lần, ba lần đều thua chạy trước, Thúc Nha không cho là tôi nhát gan, vì biết tôi còn phải phụng dưỡng mẹ già. Công Tử Củ thất bại bị giết, tôi bị bắt mà không dám hi sinh vì chủ, Thúc Nha không cho tôi là kẻ vô sỉ, vì biết rằng tôi còn đợi dịp để thi thố tài năng. Ôi, Sanh ra tôi là cha mẹ tôi, nhưng hiểu được tôi thì chỉ có Bào Thúc Nha mà thôi !". Đây là câu nói nổi tiếng và để đời của Quản Trọng đó : "Sanh ra ta là cha mẹ, nhưng hiểu được ta thì chỉ có Bào Thúc Nha thôi !".

Khi Quản Trọng sắp chết. Tề Hoàn Công hỏi : Bào Thúc Nha có thể thay thế làm Tể Tướng không ? Quản Trọng đáp : Không được ! Bào Thúc Nha là người thiện ác phân minh, không thể bao dung cho kẻ xấu được. Nếu giao cho quyền bính trong tay, chẳng những có hại cho chúa công mà còn có hại cho chính bản thân Thúc Nha nữa ! Bào Thúc Nha nghe biết chuyện nầy, chẳng những không trách Quản Trọng không tiến cử mình, mà còn rất cảm kích vì biết bạn rất hiểu mình nên không muốn hại mình phải mang họa vào thân.

Quả là hai người bạn TRI KỶ với nhau : Người nầy hiểu rõ người kia và người kia cũng rất hiểu rõ người nầy. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã ca ngợi tài của Quản Tử (Quản Trọng) như sau :


Lượng gã Bạch sinh nào có mấy,
Tài người Quản Tử có đâu nhiều !


Tăng Quảng Hiền Văn có câu :


Tương thức mãn thiên hạ, 相識滿天下,
TRI KỶ năng kỷ nhân ? 知己能幾人?
Có nghĩa :
Quen biết hết cả người trong thiên hạ, nhưng...
TRI KỶ (là người hiểu ta nhất) có được mấy người đâu ?!

Đó là đôi bạn TRI KỶ, còn TRI ÂM thì...

Theo sách Chiến Quốc  Liệt Ngự Khấu 战国列御寇著 ghi về chuyện Bá Nha Tử Kỳ như sau :

Du Bá Nha 俞伯牙 phụng mệnh vua Tấn đi sứ sang nước Sở. Đêm rằm tháng tám, thuyền vừa vào đến Hán Dương, gặp lúc mưa to gió lớn, nên ghé vào một mé núi nhỏ để tránh gió. Đêm xuống, gió lặng mây tan, vầng trăng rằm sáng vành vạnh trên sông nước, cảnh sắc thật hữu tình. Bá Nha bèn lấy cây dao cầm ra nắn nót phím dây và đàn một khúc. Đang lúc thả hồn vào cung đàn phím nhạc, mơ hồ như thấy có bóng người trên bến nên phân tâm, tay bấm mạnh vào phím đàn đánh "chát" một tiếng, đàn đứt mất một dây và tiếng đàn im bặt. Bỗng nghe tiếng người trên bờ nói vọng xuống rằng :" Xin tiên sinh chớ ngại, tôi là người đốn củi về muộn, đi đến đây nghe được tiếng đàn tuyệt diệu của tiên sinh, nên nán lại chưa nỡ rời đi ".

Nương theo bóng trăng, Bá Nha nhìn kỹ người trên bến, quả nhiên là một tiều phu với gánh củi còn để một bên, thầm nghĩ : Chỉ là một người đốn củi, làm sao nghe hiểu được tiếng đàn của ta chứ ?. Bèn cất tiếng hỏi rằng :" Các hạ nghe hiểu tiếng đàn của ta, thì có thể nói thử xem khi nãy ta đang đàn khúc gì ?". Người tiều phu bèn đáp rằng :" Thưa tiên sinh, lúc nãy ông đang đàn khúc Khổng Tử tán thán đệ tử Nhan Hồi. Rất tiếc là tiên sinh mới đàn đến câu thứ tư thì dây đàn bị đứt ".

Du Bá Nha - Chung Tử Kỳ

Nghe người tiều phu đối đáp trôi chảy, Bá Nha rất ngạc nhiên và cũng vô cùng mừng rỡ. Bèn mời tiều phu lên thuyền để đàm đạo , người tiều phu vừa trông thấy cây đàn của Bá Nha, bèn khen rằng :" Đây là cây dao cầm, tương truyền là của vua Phục Hi chế tạo ra ". Bèn kể lại lai lịch, quá trình chế tạo và xuất xứ của cây đàn. Bá Nha nghe xong càng khâm phục cho kiến thức của người tiều phu hơn. Đoạn mời người tiều phu nghe thêm vài khúc đàn nữa. Khi Bá Nha cất cao tiếng đàn lên thật hùng tráng, thì người tiều phu khen :" Vòi vọi thay núi cao hùng vĩ, chí tại cao sơn ". Khi Bá Nha hạ tiếng đàn xuống cho thanh thoát trôi chảy, thì tiều phu lại cất tiếng khen rằng :" cuồn cuộn thay như nước trường giang, ý tại lưu thủy ".

Bá Nha nghe xong rất lấy làm vui dạ, trước đây chưa từng có người hiểu được tâm sự của ông gởi gấm qua tiếng đàn, mà trước mắt, người tiều phu nầy lại làm được việc đó. Không ngờ ở chốn thâm sơn cùng cốc nầy lại có được một TRI ÂM ( người hiểu được tiếng lòng của người khác qua âm nhạc ) mà bấy lâu nay ông cố tìm vẫn không gặp được. Bèn đứng dậy thi lễ, rót chén rượu mời và cùng xưng tên họ với nhau. Thì ra người tiều phu tên là Chung Tử Kỳ 鍾子期, làm nghề đốn củi độ nhựt. Hai người càng đàm đạo càng hợp ý hơn. 

Cuối cùng dưới vầng trăng thu sáng vằng vặc họ đã cùng nhau kết nghĩa đệ huynh. Bá Nha lớn hơn nên làm anh, hỏi Tử Kỳ rằng :" Với tài năng và học thức của hiền đệ sao không ra kiếm chút công danh mà lại cam nghề đốn củi ?" Tử Kỳ cho biết là vì mình còn phải phụng dưỡng cha già, nên mới ẩn nhẫn đợi thời. Vì công vụ chưa xong, nên Bá Nha không có thời gian lên bái kiến cha của Tử Kỳ. Trước khi chia tay, hai người bạn cùng hẹn nhau rằm Trung Thu sang năm lại gặp nhau trên bến sông nầy.

*****
Trung Thu năm sau, Bá Nha y hẹn, ghé thuyền lại bến Hán Dương chờ bạn. Nhưng chờ hoài chờ mãi vẫn không thấy tăm hơi, bèn đem đàn ra mà đàn một bản, ý muốn kêu gọi bạn tri âm, nhưng tri âm vẫn bằng bặt bóng hình. Sáng hôm sau, Bá Nha lên bờ, lần mò vào thôn để hỏi thăm về tin tức của Tử Kỳ.. Một ông già nghe hỏi, bèn khóc òa lên, cho biết mình chính là cha của Tử Kỳ đây. Sau Trung Thu năm rồi, Tử Kỳ đã nhuốm bệnh và qua đời, trước phút lâm chung, còn trối lại là hãy chôn mình ở bờ sông để Trung Thu năm tới còn nghe được tiếng đàn của Bá Nha như đã ước hẹn.

Nghe lời nói của Chung Lão, Bá Nha đau buồn vô hạn, tìm đến bên mộ của Tử Kỳ, trịnh trọng đặt cây dao cầm trước mộ, rồi ngồi xếp bằng mà đàn lại khúc " Cao sơn lưu thủy " năm xưa. Đàn xong bèn gạt đứt hết dây đàn, đứng dậy nâng cây dao cầm lên cao đập mạnh xuống tảng đá xanh trước mộ. Cây đàn " bùng " lên một tiếng bể tan tành ! Ba Nha bèn khóc mà ngâm rằng :

               摔碎瑶琴鳳尾寒,  Suất toái dao cầm phụng vĩ hàn,
              子期不在向誰彈?  Tử Kỳ bất tại hướng thùy đàn ?
              春風满面皆朋友,  Xuân phong mãn diện giai bằng hữu,
              欲覓知音難上難。  Dục mịch TRI ÂM nan thượng nan !
  Có nghĩa :
                Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
                Đàn vắng Tử Kỳ đàn với ai ?
                Mát mặt gió xuân đều bạn hữu,
                TRI ÂM đâu dễ gặp lần hai !

      Quả là " Dục mịch tri âm nan thượng nan ": Muốn tìm được một người tri âm là "khó trên khó". Có nghĩa là "Khó vô cùng !" Hiểu nhau đã khó, hiểu cả tiếng đàn của nhau càng khó hơn nữa. Nên sau nầy dùng rộng ra, TRI ÂM chỉ những người bạn rất thân thiết, hiểu rõ cả ruột gan lòng dạ của nhau. Nguyễn Du còn dùng để chỉ những cặp đôi yêu nhau nữa, như lời của Thúy Kiều nói với Kim Trọng :

Nàng rằng : Gió bắt mưa cầm,
Đã cam tệ với TRI ÂM bấy chầy !

Trong truyện Nôm TRINH THỬ cũng có câu :

Bá Nha đã gặp Tử Kỳ,
Bảo sơn ai nở trở về tay không ?!

Trong Tăng Quảng Hiền Văn cũng có câu :


        知音說與知音聽, Tri âm thuyết dữ tri âm thính,
不是知音莫與彈. Bất thị tri âm mạc dữ đàn.
Có nghĩa :
Là TRI ÂM với nhau mới nói cho nhau nghe,
Không phải là TRI ÂM với nhau thì đừng có đàn (cho nhau nghe, vì có biết nghe đâu mà đàn chi cho uổng công !).

Qua hai câu truyện kể trên, ta ngộ ra được rằng :

* TRI KỶ là người hiểu ta một cách chân tình, hiểu thấu tận tâm can gan ruột, không bãi buôi khách sáo, không chìu lòng nịnh nọt, không tính toán lợi hại, mà hết lòng thông cảm giúp đỡ, không vụ lợi, không mè nheo. Người với ta như tâm ý tương thông, tuy hai mà một, ngoài mặt lợt lạt nhưng trong dạ lại ngọt ngào. Nói một cách khác, người TRI KỶ là một TA THỨ HAI rất khó tìm khó gặp khó cách xa. Còn...

* TRI ÂM là người có cùng tiếng nói, cùng sở thích, cùng chí hướng, cùng lý tưởng và cùng hướng về một chân trời Chân Thiện Mỹ. Ở bất cứ nơi đâu lúc nào người đó cũng làm cho ta cảm thấy ấm lòng, vui vẻ và hạnh phúc mà không còn cảm thấy trống trải cô đơn.

Nói chung...
TRI ÂM TRI KỶ là người bạn thân thiết với ta nhất, thấu hiểu ta nhất. Nhưng TRI ÂM nhiều lúc chỉ là đơn phương. Ta xem người đó là TRI ÂM, nhưng chưa chắc người đó cũng xem ta là Tri Âm. Bá Nha xem Tử Kỳ là Tri Âm vì nghe hiểu được tiếng đàn của mình, nhưng Tử Kỳ xem Bá Nha như là người đồng điệu có cùng chung thị hiếu với mình mà thôi. 

Nói Tóm lại...

TRI KỶ là người rất thấu hiểu ta và ta cũng rất thấu hiểu người đó, còn TRI ÂM là người có cùng thị hiếu sở thích và cùng chung quan niệm về nghệ thuật mà thôi.

TRI KỶ, TRI ÂM ngày xưa là như thế đó, còn ngày nay thì sao ?!


Đỗ Chiêu Đức 杜

Tống Biệt - 送 别

 


送 别

長 亭 外,古 道 邊,芳 草 碧 連 天

晚 風 拂 柳 笛 聲 殘,夕 陽 山 外 山

天 之 涯,地 之 角,知 交 半 零 落

一 瓢 濁 酒 盡 餘 歡,今 宵 別 夢 寒

李 叔 同

---

Tống Biệt

Trưởng đình ngoại, cố đạo biên, phương thảo bích liên thiên.

Vãn phong phất liễu địch thanh tàn, tịch dương san ngoại san.

Thiên chi nhai, địa chi giác, tri giao bán linh lạc,

Nhất biều trọc tửu tận dư hoan, kim tiêu biệt mộng hàn.

Lý Thúc Đồng (1880-1942)


---

Chuyển thể lục bát :

Đường quê san sát lều tranh
Lối xưa còn đó buồn tênh nỗi sầu
Ngoài trời lất phất mưa ngâu
Nối vào tiên cảnh một màu thiên thanh.

Đâu đây nghe tiếng tơ mành
Liễu rung theo gió sáo gieo nỗi buồn
Hoàng hôn nắng tắt cuối thôn
Non kia che dấu nỗi buồn cách xa.

Không gian xa cách mịt mờ
Đông tây ngàn dặm ngẩn ngơ một thời
Nào cùng nhấp chén ly bôi
Cho vơi nỗi nhớ ngút ngàn chờ mong.
Xa nhau buốt lạnh cõi lòng
Từ nay cách biệt mỏi mòn chôn sâu.

Lê Đình Thông

Bài đọc thêm:

11/18/23

Happy THANKSGIVING

Thanksgiving qua mấy dòng thơ TN...

Nhân mùa LỄ TẠ ƠN , xin gởi đến các bạn mấy câu thơ được gợi ý
từ chữ THANKSGIVING đọc chơi cho vui.

T rong mùa mừng Lễ Tạ Ơn,
H ãy cùng chia sẻ áo cơm với đời.
A i mà biết được chữ Thời,
N ay suy,mai thịnh, đầy vơi vô chừng.
K hi ảm đạm, lúc tưng bừng,
S ẻ chia buồn tủi, vui mừng với nhau.
G iữ cho tình nghĩa thanh cao,
I m lặng đừng tính công lao với người.
V ì cho là được gọi mời,
I n sâu trong dạ...thảnh thơi tâm hồn.
N iềm vui là một nguồn ơn,
G iúp ta sống được cao hơn đời thường .


HÀN SĨ PHAN


mừng anh tâm thức thanh cao,       
vài giòng thơ viết, biết bao nghĩa tình !       
cùng chung một kiếp phù sinh ,       
giúp người hôm trước - gieo tình ngày sau ... 
           
kính,       
ngô bích-ngọc

Bài hoạ 

Tạ ơn công đức sinh thành 
Hân hoan chấp bút vinh danh ơn thầy 
Anh em tình nghĩa đẹp thay 
Năm tàn tháng tận chuỗi ngày qua mau 
Không gian xa cách dãi dầu 
Sông sâu núi biếc một màu xanh xanh 
Ghi trong tâm huyết ngút ngàn 
In sâu một chữ đông tàn xuân qua 
Việt Nam quê cũ mặn mà 
Im hơi lặng tiếng lụa là còn đâu 
Nay còn tình nặng ơn sâu 
Ghi làm bài họa họ Phan nhớ hoài.

Lê Đình Thông

Tạ ơn

Tạ ơn cha mẹ đã cho hình hài
Bao năm trường dưỡng dục nên ngày nay
Tạ ơn thầy cô cố công dạy dỗ
Đạo lý giải bày trò được nên người
Tạ ơn Trời cho môi trường sinh sống
Dù nhân loại có dại hủy ít nhiều
Sông hẹp dần nhưng biển ngày càng rộng
Đất sống rồi đây còn được bao nhiêu
Cám ơn bạn chia sẻ buồn vui
Dẫu xế chiều có bạn có tôi
Kháo nhau cười sự đời buông xả
Còn chi bằng vui dạ thảnh thơi
Cám ơn lắm bạn lòng chung thủy
Vẫn sắc son trọn đạo một đời
Quốc phá gia vong vẫn sáng ngời
Thay chồng lo con học đến nơi
Cám ơn con đã đến cùng ta
Mãi keo sơn gắn kết mẹ cha
Đường đời trải qua bao vất vả
Bi bô nô đùa con đã dịu xoa
Cám ơn cháu tuổi già như trẻ lại
Niềm vui chừng níu bước thời gian
Hoàng hôn nào đâu thấy muộn màng
Thật tuyệt sao thiên thần bé nhỏ
Tạ ơn đời dù lắm khi cay đắng
Suy cho cùng chỉ tại người thôi
Cái ngả to cứ hoài đeo đẳng
Gây khổ cho nhau đổ họa đời
Dù thế nào nay vẫn còn đây
Xin tạ ơn Trời tạ ơn người dựng xây.

Võ Thành Xuân



Xin kính chúc quý anh chị một ngày Lễ Tạ Ơn an vui như ý.



Cảm Thán 
Nhân Lễ Tạ Ơn 2023

Gà Tây về bắng nhắng,
Sau những ngày im bẵng.
Vừa húng hắng loay hoay,
Lại lay nhay nhũng nhẵng.

Lòng dân chẳng sẵn sàng,
Hận nước càng đằng đẵng.
Mật đắng ngấm phù môi,
Còn lôi thôi ủng oẳng.

Trần Văn Lương
Cali, 11/2023

Kính chúc quý anh chị Ngày Lễ Tạ Ơn tràn đầy niềm vui & hạnh phúc.  

Bất tương phùng 

 Mấy năm trời đăng đẳng 
Gặp lại kêu oăng oẳng 
Bám như sam chẳng rời 
Đánh hơi nhau nhằng nhẵng 
Thêm nhiễu sự lần hồi 
Nợ nần rồi quên bẵng 
Bặng nhặng nổ thì thôi 
Ngó mặt thời giục nhắng! 

 Yên Nhiên

Tự Trào

Nhân Lễ Tạ Ơn 2023

 

Trời sinh tính lắng nhắng

Tật xấu thì quên bẵng:

- Ưa nhấm nhẳng kêu ca,

- Khoái la  lẵng nhẵng,

- Thân gầy nhẳng phất phơ,

- Tâm thẩn thơ đằng đẵng,

Gắng hát hỏng cho hăng

Chỉ nghe... oăng với oẳng

       - AiCơ -

     Melbourne, 11/2023

11/17/23

PHÂN ƯU

 Nhận được tin buồn:

 Anh Nguyên Văn Chínhcựu sinh viên khóa 1 CTKD, 
đã ra đi vĩnh viễn 
vào đầu tháng 11, năm 2023
 Chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng chị Chính và tang quyến,
Nguyện cầu linh hồn bạn Nguyễn Văn Chính 
sớm được về hưởng phước đời đời bên Thiên Chúa.

   Một nhóm bạn Thụ Nhân k1-2 cùng thành kính phân ưu:

G/Đ Vũ Văn Ái - G/Đ Nguyễn Khánh Chúc (Pháp) - G/Đ Trần Thị Hạnh (Houston)
G/Đ Phạm Quang Hiền (SJ) - G/Đ Vĩnh Hộ (SJ) - G/Đ Nguyễn Thị Huệ (SJ)
G/Đ Phạm Huy Luận (SJ)- G/Đ Lê Xuân Nho & Trần Thị Ngọc Lang (R)
G/Đ Nguyễn Thị Thiên Nhiên (Riverside) - G/Đ Trần Ngọc Phong (SJ) 
G/Đ Phạm Thị Sáng (R) - G/Đ Trần Quang Cảnh & Võ Kim Thoàn (Tây Ninh)
G/Đ Nguyễn Thị Dục Tú - G/Đ Trần Khánh Tuyết (Berkeley)
G/Đ Nguyễn Đình Cận & Nhan Ánh Xuân (SJ)

Vừa nhận đuoc tin amh Nguyễn vẫn Chính vừa ra đi hôm thứ từ tuần rồi.


Thành thật chia buồn cùng chị Liên và gia đình.
Xin cầu chúc hương hồn anh Chính được an hưởng nói cõi vĩnh hằng.
Giá đình Pham Bá Vượng.


PHÂN ƯU

Rất buồn được tin bạn NGUYỄN VĂN CHÍNH, CTKD 1, qua đời. 

Cầu mong linh hồn bạn NGUYỄN VĂN CHÍNH sớm về cõi Vĩnh Hằng.

Xin chia buồn cùng chị NGUYỄN VĂN CHÍNH và tang quyến.

Gia đình Quang Nguyễn

Thành Kinh Phân Ưu,


Được tin anh NGUYỄ^N VĂN CHÍNH vừa qua đời.
Nguyện cầu hương hồn Anh sớm về cõi Vĩnh Hằng.
Xin chia buồn cùng chị Chính và gia quyến.

Bùi Ngọc Nga (K1) và Anh Đào Văn Bình


Toàn thể các bạn K1 tại Houston Texas USA thành tâm cầu nguyện
hương linh bạn NGUYỄN VĂN CHÍNH sớm về cõi VĨNH HẰNG.
Thành thật chia buồn cùng chị CHÍNH và GIA ĐÌNH

ĐĐ Soạn, NG Thanh, VV Hải, TĐ Đạt, NV Rọt, ĐN Chương, NS Bạch
LN Tùng, NĐ Tòan, ĐG Phương, TV Lược LN Tùng, NĐ Tòan, ĐG Phương, TV Lược



Phân Ưu của các TN:
Dương Tấn Hải, Nguyễn Sĩ Bạch, Hồ Quang Nhựt, Huỳnh Hưng, Phùng Bích Sơn .....