Nhà văn Quyên Di
10/15/23
ĐẬU PHỤ NƯỚNG
10/20/22
XÓM CHIẾU
Huy Văn
9/29/22
Tân Định, thức cả trăm năm…
Theo dấu người năm cũ
Nhà ông bạn tôi nằm trên đường Thạch Thị Thanh. Căn nhà kiến trúc Sài Gòn cũ, với thép là ý tưởng chủ đạo ở cửa chính và các ô cửa sổ. Tường trét đá rửa, chia ô vuông trang trí theo họa tiết hình học, một thứ phong cách kiến trúc Âu Mỹ khá phổ biến ở Sài Gòn mấy chục năm trước.
9/8/22
ĐOẠN TRƯỜNG AI CÓ QUA CẦU
Võ Kỳ Điền
Trích Pulau Bidong Miền Đất Lạ
8/1/22
CON KỲ NHÔNG XANH TRÊN LUỐNG DÂU
5/9/22
Chợ Nổi Cà Mau – Chút Tình Sông Nước
Nguyễn Ngọc Tư
5/4/22
Thí một con chốt hốt mười con xe.
TẾT năm nay dưa hấu được mùa. Các sông rạch chật ních ghe buôn hàng Tết mà phần lớn là ghe dưa.
Ghe dưa nào cũng đổ xô về ngã năm Bảy Hựu khiến những ghe thương hồ không quen tục buôn dưa ngạc nhiên lắm.
Cái gì mà mua dưa trong rẫy xong, chèo ngang qua chợ nào đó họ không ghé lại bán để hè hụi riết về chỗ ngã năm vắng teo ấy làm gì ?
3/27/22
Xin Đừng Lìa Nhau
4/22/21
NGƯỜI MẸ CỦA BIÊN GIỚI SỐNG VÀ CHẾT
4/2/21
Bác sĩ… ngụy
Cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi cùng bố mẹ trước khi mổ tách rời |
4/1/21
Nhân ngày giỗ lần thứ mười của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, giở lại trang sử âm nhạc và sinh hoạt thanh niên: Phong Trào Du Ca
Khoảng năm 1965,1966, tôi là một con bé 15,16 tuổi thật nhút nhát nhưng cũng thật lý tưởng, ôm ấp trong đầu nhiều mơ ước, mà mơ ước lớn nhất là làm được một chuyện gì tốt đẹp cho quê hương đất nước, một quê hương mà dù còn nhỏ như vậy, tôi cũng cảm thấy là đang ở vào một tình trạng vô vọng, không lối thoát. Hằng ngày, tôi biết là có nhiều người bị gọi đi lính, và nhiều người ra đi không về. Tôi gia nhập Phong Trào Học Đường Phục Vụ Xã Hội, một đoàn thể gồm toàn những học sinh như tôi, dẫn đầu bởi một số giáo chức mà chúng tôi gọi là huynh trưởng. Đoàn thể thường tổ chức những trại công tác với mục đích xây nhà cho đồng bào chiến nạn, sửa sang phòng ốc cho các trại cô nhi, giúp đỡ những trại tạm cư... Con bé mới lớn là tôi hăng hái đi trại, cầm chổi sơn tường, phát quà cho đồng bào tị nạn... Sau những giờ làm việc là những buổi lửa trại, nơi chúng tôi tha hồ gào hét những bài hát hướng đạo cũng như những bài du ca của Nguyễn Đức Quang: Về Với Mẹ Cha, Người Yêu Tôi Bệnh, Lìa Nhau, Đường Việt Nam, Anh Em Tôi... Con bé rất thích hát là tôi say sưa hát. Và sau đó được “mời” vào hát trong chương trình phát thanh “Chúng Ta Cùng Hát” của Nguyễn Đức Quang.
Khoảng năm 64, 65 gì đó, tôi đã biết đến ban Trầm Ca. Trong một buổi văn nghệ Tết tổ chức ngay nền Khám Lớn cũ - một miếng đất trống với vài căn nhà tiền chế, đất dụng võ của một số thanh niên sinh viên, nơi có quán Văn nổi tiếng với buổi trình diễn của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đi chân đất – tôi đã được nghe ban Trầm Ca hát những ca khúc của họ. Những Nguyễn Đức Quang, Phương Oanh, Đinh Gia Lập, Nguyễn Kim Châu, Trần Trọng Thảo, Hoàng Thái Lĩnh đã làm tôi cảm động với Tiếng Rống Đàn Bò, Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Lìa Nhau... Thế mà bây giờ tôi được gặp Nguyễn Đức Quang và được hát với nhóm của anh!
Chúng Ta Cùng Hát là một chương trình chuyên hát những ca khúc “cộng đồng”, tức những bài ca viết cho nhiều người cùng hát. Có lẽ Nguyễn Đức Quang đã viết ca khúc Ngồi Quanh Đây Chúng Ta Cùng Hát riêng cho chương trình này. Tôi không có dịp hỏi lại NĐQ nhưng có lẽ CTCH cũng như một vài sinh hoạt trẻ khác lúc đó được nâng đỡ nhiều bởi những vị bộ trưởng của chính phủ mới sau năm 1963 , còn trẻ và có cảm tình với phong trào sinh hoạt thanh niên. Mỗi tuần chúng tôi đến Đài Phát Thanh tập hát, cùng hát và thu thanh những bài du ca, hầu hết là của Nguyễn Đức Quang, thỉnh thoảng có một vài bài dân ca hoặc một vài bài của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy. Cả những bài của Hoàng Quý mà hướng đạo hay hát. Ngoài Nguyễn Đức Quang và Trịnh Công Sơn lúc đó đã nổi tiếng, cùng thời còn có cả một lớp các nhạc sĩ trẻ đang lên sáng tác rất hăng, không tuần nào mà không có bài mới: Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Miên Đức Thắng, Lê Uyên Phương... Nhạc sĩ Phạm Duy cũng viết nhạc rất nhiều trong thời kỳ này. Nhưng phải nói chỉ có Nguyễn Đức Quang là hoàn toàn “trung thành” với loại nhạc nhận thức về quê hương , hay “du ca” cũng vậy. Nếu bạn nào cùng tuổi trên 5 bó như tôi còn nhớ một vài bài du ca thì có lẽ cũng đã có lần nghe chương trình Chúng Ta Cùng Hát trên đài phát thanh Sài Gòn.
CTCH không thọ lâu nhưng không sao, lúc đó, như NĐQ đã kể bên trên, anh Đinh Gia Lập đã làm giấy tờ chính thức thành lập Phong Trào Du Ca với một ban quản trị đàng hoàng. Hình như anh Hoàng Ngọc Tuệ lúc đó là chủ tịch ban quản trị mặc dù anh ít hát và cũng ít sinh hoạt văn nghệ. Thực ra thì anh cũng rất mê hát và là “sponsor” của nhóm Trầm Ca nhiều năm trời, thành ra việc anh làm chủ tịch cũng không có gì là lạ. Căn nhà của anh trên đường Sương Nguyệt Anh nghiễm nhiên trở thành trụ sở đầu tiên của Du Ca. Tôi còn nhớ đã đến đây học lớp dậy guitar cũng như dự buổi hát thân mật đầu tiên của cặp Lê Uyên Phương khi họ mới từ Đà Lạt xuống Sài Gòn.
Lâu lâu tôi lại đi nghe những buổi hát du ca ở rất nhiều nơi, có nhóm Trầm Ca cũng như ông Phạm Duy trình diễn như Nguyễn Đức Quang đã kể ở phần trên. Phải nói là những buổi hát này đã đem đến cho tôi nhiều suy nghĩ, trăn trở. Đi trại công tác, tôi có dịp rời khỏi tháp ngà của gia đình và trường học để gặp những người dân nghèo từ nhiều miền đất nước, có dịp thấm thía cảnh khổ của họ và suy nghĩ về tình trạng quê hương, về chiến tranh. Nguyễn Đức Quang và những nhạc sĩ du ca tiếp nối – Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần Tú, Trần Đình Quân, Giang Châu, Bùi Công Thuấn, Nguyễn Quyết Thắng... - đã nói giùm tôi những gì tôi cảm nhận nhưng không nói ra được. Tôi thuộc lòng rất nhiều bài du ca.
Tết Mậu Thân, tôi và các bạn trong PTHĐPVXH cùng kéo nhau đến những trại tạm cư, nơi những đồng bào không may ở tạm vì nhà bị cháy trong chiến cuộc, làm công tác. Sân vận động Hoa Lư, trường Kiến Thiết... là một vài địa điểm cho những trại tạm cư này. Chúng tôi còn làm việc ở một công trường xây cất ngay đường Lý Thái Tổ, được tạm dùng cho bà con chiến nạn tá túc. Buổi tối, chúng tôi ngồi quanh lửa trại ca hát, nghe kể chuyện. Chính nơi đây chúng tôi được Đỗ Ngọc Yến, người hay đi và có nhiều “connections” nhất, đến hát cho nghe 2 sáng tác mới nhất của Trịnh Công Sơn: Bài Ca Dành Cho Những Xác Người và Hát Trên Bãi Dâu. Tối âm u dưới những ngọn đèn mắc vội, chúng tôi ngồi nghe những câu: Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy trên con đường người ta bồng bế nhau chạy trốn... hay Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng, trên nóc nhà thành phố, trên những đồi hoang vu... thật ghê rợn. Bộ mặt thật của chiến tranh lộ diện, những học trò thành phố không còn ngủ yên đêm đêm nữa mà phải “nhận thức” thực trạng quê hương. Có những đêm chúng tôi ngủ lại dưới lều bạt và một buổi tối thật khuya, tôi hát bài “Người Anh Vĩnh Bình” mới học được của Nguyễn Đức Quang. Câu chuyện cảm động về một anh lính quốc gia đi phép về thăm nhà, mới bế con được vài giờ thì tối đến đã bị những người bên kia vác mã tấu đến tận nhà chém chết, được NĐQ kể lại bằng những khúc nhạc 3/4 giản dị nhưng lời hát đã vẽ lên được nét bi thảm của một giai đoạn đau thương của đất nước Việt Nam. Giọng hát của tôi lúc đó phải nói là rất còn non nớt nhưng chứa đựng đầy xúc cảm vì chính tôi đã quá cảm xúc với bài hát. Sáng ra, nhiều người nói với tôi là họ đã rợn người khi nghe bài hát ấy. Đó là tác dụng của nhạc hiện thực.
Tôi đang hát du ca một cách tơ lơ mơ như vậy thì bỗng một hôm có anh chàng gầy lêu khêu đến nói chuyện và rủ tôi vào toán du ca Mùa Xuân. Đó chính là Phạm Công Ngân. Ngân quen với Nguyễn Đức Quang như thế nào thì tôi không biết rõ nhưng theo lời Ngân, anh Quang đã ủy thác cho Ngân đi tìm toán viên cho toán du ca đặc biệt này.
Lúc đó, phong trào du ca đang lan rộng khắp nơi ở miền Nam nước Việt, từ những tỉnh miền Nam như Long Xuyên, Tây Ninh tới những tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Nha Trang, Huế... Mỗi địa phương đều tổ chức thành những toán du ca cùng nhau sáng tác, đàn hát, đi trại công tác, đi trình diễn ở những buổi hát cộng đồng, những buổi hát theo đúng mô thức của những buổi diễn Phạm Duy – Trầm Ca năm nào.
Từ những toán này, một số những nhạc sĩ du ca xuất hiện. Từ Tây Ninh có Nguyễn Hữu Nghĩa, từ Đà Nẵng có Trần Đình Quân, từ miền cao nguyên có Bùi Công Thuấn, Nguyễn Quyết Thắng... Một toán du ca mang tên ngộ nghĩnh: Con Sáo Huế. Những toán khác: Vượt Sóng, Phù Sa,.... Ngay tại “đại bản doanh” Sài Gòn, các ông huynh trưởng du ca muốn có một toán du ca “nồng cốt”, tập dượt ráo riết những bài du ca để “đi hát dạo” kiểu Phạm Duy và Trầm Ca, lúc này đã hầu như ngưng hát. Phạm Duy thì có nhiều “projects” khác, ban Trầm Ca thì phân tán vì mỗi người dấn thân vào một công việc khác nhau: Phương Oanh thành lập nhóm đàn tranh Hoa Sim, mấy người con trai thì đi lính gần hết.
Thế là toán du ca “Mùa Xuân” ra đời gồm có Phạm Công Ngân, Uông Thế Công, Trần Ngọc Oánh, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Trịnh Hữu Tâm, Nguyễn Minh Phương, Ngọc Hoàn và tôi. Oánh không trình diễn mà giữ nhiệm vụ viết hòa âm các bài hát. Phạm Công Ngân và Trịnh Hữu Tâm vừa hát vừa đàn guitar. Nguyễn Đức Quang giữ nhiệm vụ “nhà dìu dắt”. Toán Mùa Xuân rất là “có trình độ”, hát với 4 bè đàng hoàng cùng tiếng đàn đệm của Ngân, Tâm và anh Quang.
Chúng tôi làm nhiều chuyến “lưu diễn” ở các trường học khắp nơi cùng Nguyễn Đức Quang. Những bài hát của anh có dịp ghi khắc vào tâm khảm tôi, nói lên hộ tôi những khắc khoải của một tâm hồn mới lớn, đầy lý tưởng và nhiệt huyết. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy một bế tắc trong suy nghĩ và hành động. Ừ, đúng, tôi đang hát lên tâm tư của mình, những ưu tư về cuộc chiến tranh không lối thoát, những trăn trở cho cuộc sống đang phải dấn thân vào. Rồi sao nữa? Tôi không làm gì hết, tôi chỉ đi học, đi làm công tác thiện nguyện phất phơ, đi dạy thêm để kiếm tiền tiêu… Tôi chưa làm gì để có thể thóat ra những ưu tư dằn vặt đó được, chúng ở ngòai tầm tay một đứa trẻ mới lớn. Đến khi việc học trở nên quá bận rộn, tôi rời khỏi Phong Trào Du Ca.
Khi gặp lại Nguyễn Đức Quang và gia đình ở quận Cam vào những năm 1979, 1980, chúng tôi nối lại thân tình và đã cố gắng gầy dựng lại phong trào nhờ tập hợp được một các anh chị em du ca cũ: Nguyễn Thiện Cơ, Đoàn Trường Thọ, Lê Hiếu Nghĩa, Thu Vân,… thêm sự tiếp sức của du ca mới Việt Dzũng. Chúng tôi hội họp nhau tại nhà Phan Huy Đạt tập hát và đã làm một cuốn băng du ca thu tại phòng ngủ của căn apartment này cũng như tổ chức một vài buổi trình diễn nhạc du ca. Nhưng rồi những lo toan của cuộc sống đã làm tắt đi những hăng say ban đầu, mà khán giả cũng không còn, phong trào đành đi vào quên lãng.
Bao nhiêu năm qua, tôi vẫn nhớ mãi từng lời ca, vẫn thấy máu sôi lên trong huyết quản khi hát Đường Việt Nam, Anh Em Tôi, Lìa Nhau, Cần Nhau, Người Anh Vĩnh Bình, Tuổi Trẻ Chúng Tôi… Chúng là một phần tim óc của tôi, chúng đã làm nên con người tôi. Tôi tin rằng không ít những người cùng thời với tôi có cùng cảm nghĩ.
Và bây giờ, tôi rất vui khi thấy thế hệ trẻ cũng đã cất cao tiếng hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ và đang dần khám phá những bài hát khác, những bài du ca của Nguyễn Đức Quang.
Từ trái, Minh Chiến, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Quyết Thắng (trong ngày sinh nhật NQ Thắng 19-9) tại Paris, Pháp năm 2010. NQ Thắng viết trên trang Facebook cá nhân ngày 27 tháng 3, 2021 về những kỷ niệm năm 2010: “Một trong những kỷ niệm thật thân thương và trìu mến giữa tôi với người đàn anh Du Ca Nguyễn Đức Quang mà tôi không bao giờ quên. Đó là lần anh đã từ Cali bay qua Hòa Lan thăm gia đình tôi. Cũng trong dịp này, tôi cùng anh đã đi một vòng Âu Châu ghé thăm một số bằng hữu ở rải rác khắp nơi: Hòa Lan, Pháp, Bỉ, Đức, Áo, Budapest, Tiệp Khắc… “Trong những ngày dài bên nhau, cùng bàn luận chuyện vui buồn và những bước đi cho tương lai của Phong Trào Du Ca. “Trong những đêm dài nơi đất lạ trên khắp vùng trời Âu, anh đã tâm sự những chuyện thầm kín riêng tư, mà anh vẫn còn ấp ủ trong tim. “Chúng tôi đã cùng hát say sưa bên nhau với những bài ca Khai Phá , những bài Nhận Thức Ca, Dân Ca, và cả những bài Tình Ca, trong dịp ghé thăm đoàn Du Ca Paris tại Pháp. Cũng là ngày sinh nhật của tôi 19 tháng 09, là ngày đầu tiên tôi phủi tay, gác chuyện cơm áo. Những bài ca suốt một thời tuổi trẻ đến nay vẫn rong ruổi theo gót chân tôi từng tuổi đời . “Một lần ngồi uống cafe ở ven đường Place d’Itali- Paris, anh nói, 'Minh Chiến chụp cho anh với Thắng tấm ảnh kỷ niệm chỗ này đi, biết đâu nó lại đi vào *lịch sử* không chừng.' “Mà quả thật, đấy cũng là lần gặp gỡ cuối cùng, không ngờ 6 tháng sau anh đã vĩnh viễn lìa trần. “Hôm nay 27-03-2021, xin viết đôi dòng tưởng nhớ ngày giỗ thứ 10 của người anh tinh thần Nguyễn Đức Quang mà tôi luôn quí mến.” Các bài viết liên quan: Họp mặt Du Ca Mùa Xuân 2021, tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang |
3/20/21
CHIẾC ĐÀN PIANO MÀU GỤ ĐỎ.
3/7/21
CHUYỆN CHÚ CHIM HOẠ MI CÒI CỌC
3/1/21
Ngủ Đò
2/26/21
ĂN CƠM CHƯA ? (食飯未 ?)
Nghe bà nội tôi kể: hồi đó bên Tàu nghèo lắm, nhất là ở quê hương của bà, không đủ cơm ăn, một nắm gạo nấu nước, người lớn uống nước cháo, gạn xác cháo cho con ăn đỡ dạ. Có lẽ đó là lý do tại sao rất nhiều người Triều Châu bỏ nước ra đi làm cu-li hay bất cứ công việc vất vả nặng nhọc vì chỉ mong tìm chút tiền để gởi về giúp đỡ gia đình và cho đến bây giờ trên thế giới, doanh gia người Hoa thành công lớn và giàu có trong thương nghiệp, đa số đều gốc gác Triều Châu.
2/22/21
1/6/21
Thần Thông
Chúc mừng năm mới, xin chúc các bạn sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý, mọi việc an lành.
Đầu năm xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ _ "Thần Thông", mong các bạn thích.
Trước ngày Tết Tây, tôi trực tại hội từ thiện "Tzu Chi" trong thương xá Hoàn Cầu Milpitas. Một hôm, một người bạn đến thăm, tôi pha bình trà, chúng tôi ngồi đối diện vừa uống trà vừa trò chuyện vui vẻ. Hàn huyên một hồi, bỗng người bạn hỏi tôi: "anh tụng kinh chay tịnh bao nhiêu năm rồi, có ngộ được cảnh giới thần thông gì chưa?"
Câu hỏi đột ngột khiến tôi ngẩn người trong giây lát, rồi tôi nói: "tôi không có công phu hay công lực gì cả, tôi cũng chẳng nghĩ đến cảnh giới thần thông huyền nhiệm."
Người bạn tò mò tiếp: "thế thì anh tụng kinh chay trường được gì ?"
Tôi trả lời: "chay tịnh là nuôi dưỡng lòng từ bi, tụng kinh là giữ tâm thanh tịnh."
"Chỉ có vậy sao ?" bạn tôi hỏi.
Tôi châm trà trầm ngâm một hồi, chậm rãi trả lời: "Thật tình mà nói, tôi có 3 thứ thần thông để tôi kể anh nghe."
"Là cái gì ?" bạn tôi sốt ruột.
Tôi nói: "Từ bấy lâu nay, mỗi bữa cơm tôi đều ăn ngon; mỗi tối tôi được ngủ yên; và ngày qua ngày, tôi sống vui vẻ."
Bạn tôi nghe xong, cúi đầu im lặng, có vẻ thất vọng, nhấp tiếp vài ngụm trà, rồi giã từ ra về. Không biết người bạn nghĩ sao về thần thông của tôi, câu trả lời của tôi có thỏa mãn về vấn đề thần thông mà ông bạn nghĩ hay không?
Sinh trưởng tại Việt Nam, từ nhỏ cha mẹ và thầy giáo thường dạy rằng: "Phải trân quý cơm gạo, hạt gạo là công sức của người nông dân, dầm mưa dãi nắng, qua bao tháng ngày khổ nhọc mới có được hạt gạo, hạt gạo là hạt ngọc của trời ân ban." về sau, Việt Nam đổi chủ, nhà nước thi hành chế độ tem phiếu, cuộc sống trở nên khó khăn. Lúc chúng tôi vượt biên, trên tàu lương thực rất khan hiếm, phải chịu đói khát ngày đêm. Trải qua bao nhiêu gian nan khổ cực, mới thấy hột cơm hạt gạo là quý đến độ nào. Tôi thường nghĩ rằng, có cơm ăn thì quý rồi, nếu được ăn no thì quý hơn. Bởi thế, trong suốt cuộc sống, tôi không bao giờ kén ăn, chỉ khen ngon và không dám chê dở, có người mời tôi cao lương mỹ vị, tôi cũng vui vẻ tiếp nhận. Lúc bình thường, một bát cháo, một gói mì, hai lát đậu hủ, tôi vẫn an nhiên tự tại, dù vui hay không, tôi cũng dùng tâm thưởng thức mọi bữa cơm, cảm ơn sự ân ban của bề trên và ghi ơn các giới nông công thương đã tạo tất cả điều kiện để cho tôi được no ấm và sinh sống.
Mỗi bữa cơm đều ăn ngon, vốn dĩ không đơn giản, mỗi tối đều ngủ yên thì càng không đơn giản.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Miền Nam Việt Nam mất. Từ xưa đến nay, bình dân bá tánh luôn luôn là kẻ hy sinh giữa sự tranh giành quyền lợi. Chế độ mới quốc hữu hóa mọi ngành nghệ, ngoài việc thay đổi tiền tệ tại miền nam Việt Nam, dân chúng không được giữ vàng bạc ngoại tệ trong nhà, gia đình tôi có một số vàng lá quý kim, vì vậy phải giấu đút chỗ này chỗ nọ, cả nhà ngày đêm phập phồng lo sợ, không sao yên giấc.
Giữa tháng 10 năm 1978, tôi vượt biên tìm tự do, gần 2,500 người chen chúc trên một chiếc tàu chở hàng cũ kỹ khoảng 6,000 thước vuông, người chật như nêm, bình thường ngồi còn phải co chân, chứ làm sao được nằm thẳng lưng. Ngoài ra, còn tiếng người lao xao chíu chít bên tai không ngừng. Trong hoàn cảnh xôn xao bất an như vậy, nhiều đêm tôi không thể chợp mắt, đứng trên boong tàu bâng khuâng nhìn biển trời mênh mông.
Những chuỗi ngày khó khăn tập cho tôi biết sự cảm ơn và tri túc, nếp sống vất vả tha hương tại xứ người không phải là khổ; Cuộc sống đạm bạc đơn giản cũng không phải là nghèo. Từ ngày di trú trên đất Mỹ, cuộc sống tuy rằng không được đầy đủ như xưa, nhưng tôi an hưởng bầu không khí tự do thoải mái, không còn nỗi lo sợ; có mái nhà che mưa núp gió, tuy nhỏ nhưng ấm cúng, không còn nhìn biển trời bơ vơ hoang mang.Bởi vì tri túc, đến đâu tôi cũng an nhiên tự tại. Hiện tại, dù được nằm trên giường cao nệm ấm, hay với giường gối đơn sơ nho nhỏ, hằng ngày tôi vẫn dễ dàng đi vào giấc ngủ êm đềm.
Cuối cùng mỗi ngày đều sống vui chắc hẳn cũng không phải là điều đơn giản.
Năm 1993 là lúc sa sút nhất trong cuộc đời của tôi, trước hết cuộc hôn nhân duy trì được 18 năm duyên tận chia tay, kế đó cha già giã từ cõi đời. Mất cả hiếu lẫn tình, tôi cảm thấy bàng hoàng xót xa, rồi ngã lòng thất chí với mọi sự việc, tưởng chừng mình đã bị quên lãng bởi thế nhân. Về sau, nhờ tình cờ đọc được một câu chuyện về người thật việc thật tại Đài Loan, câu chuyện này khiến tôi bừng tỉnh trong cơn mê.
"Hạnh Phúc Trong Ngõ Tối Cuộc Đời"
Tiêu Kiến Hoa sinh tại huyện Vân Lâm Đài Bắc, thuở nhỏ được nuôi dưỡng tại viện mồ côi, mãi đến khi được đi học mới biết là con người còn có cha mẹ; con người cần có một mái ấm gia đình. Vừa tốt nghiệp trung học thì bắt đầu cuộc sống tự túc vừa làm vừa học _ bỏ báo, rửa chén, làm thợ phụ tại tiệm sửa xe..... ban ngày vất vả làm việc, ban đêm chăm chỉ học hành, bỏ công đèn sách trong 15 năm, khi tốt nghiệp đại học thì đã 36 tuổi, ông đậu thủ khoa trong lớp. Khi bắt đầu bước vào đời để thực hiện cuộc sống lý tưởng của mình, thì oái oăm thay, ông lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo "tai biến thần kinh tủy sống" còn được gọi là "người đông lạnh theo thời gian". Bác sĩ cho biết bệnh nhân sẽ mất sức dần dần, không có cách chữa trị, thời gian sống còn khoảng 3 năm. Tin bất hạnh này làm tan vỡ tất cả hy vọng. Tiêu Kiến Hoa bỏ mặc cuộc sống vì đời đã không còn ý nghĩa. Sau một thời gian thất chí, anh chợt thức tỉnh: "cuộc đời vô thường, đương đầu với sự điêu tàn, tôi phải can đảm đứng dậy." Suốt 3 năm giằng co với tử thần, anh thản nhiên với sống chết, chia sẻ khắp nơi câu chuyện của mình, với hơn 500 buổi thuyết trình, bao nhiêu người đã cảm động với số phận thảm thương và tinh thần bất khuất của anh _ một chiến sĩ dũng mãnh không bao giờ cúi đầu trước nghịch cảnh định mệnh.
Tôi xúc động vô cùng khi đọc câu chuyện này, suy nghĩ rất lâu và cảm thấy hổ thẹn, một người bất hạnh và tàn tật như thế vẫn có thể sống can đảm như vậy, mình có sức khỏe đầy đủ tại sao lại không vui và ngã lòng chỉ vì một vài trở ngại trong đời. Càng nghĩ càng cảm thấy mình bạc nhược quá đáng và không biết tri túc.
Câu chuyện của Tiêu Kiến Hoa dạy tôi rất nhiều bài học quý giá trong cuộc sống _ lạc quan, can đảm, kiên trì và buông bỏ.
Thực vậy, đời người vốn dĩ không hoàn mỹ, mười việc thì hết tám, chín phần không vừa ý.
Ghi nhớ tới câu chuyện của người bạn chưa từng gặp mặt nhưng với một sức sống rực lửa và ý chí kiên cường bất khuất, cho tôi ý thức được ý nghĩa của cuộc sống, mãi mãi về sau, tôi nguyện luôn luôn sống vui sống thiện và mang lòng chân thành để cảm ơn thế giới, bao dung người khác và trân quý nhân duyên.
Trên đây là thần thông của tôi: mỗi bữa cơm đều ăn ngon, mỗi tối đều ngủ yên, mỗi ngày đều sống vui, kể cho bạn bè nghe, một số người sẽ ôm bụng cười rầm; một số người ngoảnh mặt bỏ đi; chỉ có người hữu duyên mới hiểu ý gật đầu.
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu chúng ta để ý quan sát, sẽ thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ diệu: chim bay, hoa nở, cá bơi lội, ong xây tổ, nhện giăng tơ kết lưới, nước nguồn tuôn chảy không ngừng, nhạn bay xa ngàn dặm không lạc hướng..... Xin cho biết, chuyện nào không phải thần thông?
Điều đáng tiếc là, thần thông của người đời là theo đuổi những ý niệm cao siêu viển vông, trong khi đó, những của báu trong bản năng của chúng ta đã bị lãng quên, phai tàn theo tháng ngày.....
Trường
01-05-2021
1/2/21
Quên những cái nên quên
Lúc ăn cơm, anh nhận được một cuộc điện thoại, người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.
Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe.
Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói:
“Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.