Showing posts with label Văn hóa xã hội. Show all posts
Showing posts with label Văn hóa xã hội. Show all posts

6/25/22

Đỗ Trường – Người Chuyên Chở Văn Học Miền Nam Qua Vũng Lầy Lịch Sử.

Phạm Tín An Ninh

Đầu năm 2022, tôi bất ngờ đọc được bài viết “Níu Một Đời, Giữ Một Thời” của tác giả Ban Mai, một nhà văn trẻ trong nước. Cô đang là giáo sư giảng dạy về Khoa Học Công Nghệ và Hợp Tác Quốc Tế tại Trường Đại Học Qui Nhơn

Mở đầu bài viết, tác giả đã vẽ lại bức tranh đen tối, kinh hoàng sau ngày 30.4.75:

“…phần lớn người Miền Nam làm việc cho chính phủ Cộng Hòa đều bị tập trung cải tạo. Cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn. Vì sau khi đổi đời, họ bị thất nghiệp, nhiều người lâm vào cùng quẫn. Cảnh quan thành phố tiêu điều xơ xác, thiếu lúa gạo khiến dân phải ăn độn bo bo và mì sợi. Trầm trọng hơn nữa: Sự xơ xác tinh thần của trí thức Miền Nam không còn được tự do trình bày suy nghĩ, không còn được tự do hấp thu tri thức nhân loại. Thay vào đó là những đợt học tập chính trị triền miên, theo một định hướng duy nhất: Chủ nghĩa Marx. Tất cả sách báo, văn học nghệ thuật bị tịch thu tiêu hủy, nền văn chương Miền Nam hoàn toàn bị bôi xóa. Giống như thời man rợ của Tần Thủy Hoàng năm 210 trước công nguyên…

4/11/22

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tiết Thanh Minh

 Tiết Thanh Minh là một đặc biệt quan trọng để con cháu thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên, ông bà. Vậy Tiết Thanh Minh năm Nhâm Dần 2022 vào ngày nào?

1. Ý nghĩa của Tiết Thanh Minh

Với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", từ xa xưa Tiết Thanh Minh đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

9/28/21

Ca sĩ Phi Nhung qua đời tại Sài Gòn vì COVID-19

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sau thời gian chống chọi với COVID-19, ca sĩ Phi Nhung đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 57 phút trưa 28 Tháng Chín, tại bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng dương 49 tuổi.

Theo báo Tuổi Trẻ, “trước khi mất ca sĩ Phi Nhung được chẩn đoán bị biến chứng nặng của COVID-19, đông đặc phổi và hoại tử một phần phổi; kèm cơn bão Cytokyne, suy đa cơ quan.

Nữ ca sĩ được chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu liên tục.

Ca sĩ Phi Nhung. (Hình: Hoàng Anh/VTC News)
“Tất cả các loại thuốc cao cấp nhất đã được bệnh viện sử dụng để điều trị cho ca sĩ Phi Nhung. Tất cả các y bác sĩ đã nỗ lực hết mình nhưng đã không thể cứu sống được ca sĩ và rất đáng tiếc trước sự ra đi này,” đại diện bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Trước đó, báo đài trong nước đưa tin ca sĩ Phi Nhung nhập viện tại bệnh viện Gia An 115 hôm 15 Tháng Tám.

“Hơn hai tuần trước, Phi Nhung đi từ thiện về và bị cảm. Cô ấy nghi ngờ bản thân nhiễm virus nên chủ động đi bệnh viện kiểm tra, sau đó xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Mong mọi người cùng cầu nguyện cho Phi Nhung vượt qua thời gian khó khăn này,” bà Diễm Phạm, người quản lý của ca sĩ Phi Nhung, được báo Thanh Niên trích lời hôm 27 Tháng Tám.

11/19/20

Xem lại những hí họa của Chóe

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà những người “ngoại đạo” như tôi không thể nào có được. Muốn làm nhà phê bình hội họa lại càng khó hơn vì chưa chắc một họa sĩ tài hoa đã là một nhà phê bình xuất sắc.

Thế cho nên, bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.

Sự nghiệp hí họa của Chóe kéo dài qua hai thời kỳ, từ năm 1969 dưới thời VNCH và chấm dứt vào năm 2003 trong thời CHXHCN. 2003 là năm ông qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường sau một thời gian bị lòa con mắt, đành phải “bó tay” xếp cọ. Họa sĩ mà mắt bị lòa thì cũng chẳng khác nào ca sĩ bị mất giọng.



Họa sĩ Chóe
(Ảnh Nguyễn Phong Quang)

10/1/20

Sự tích bánh trung thu



Sự tích bánh trung thu



Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết giải thích vì sao cứ đến tết Trung thu người ta lại ăn bánh trung thu. Nhưng truyền thuyết được phổ biến nhất là trong những năm cuối triều đại nhà Nguyên, bọn thống trị áp bức bóc lột nhân dân rất tàn khốc, khiến dân chúng bất mãn và nuôi ý chí phản kháng mãnh liệt.

Hồi ấy có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những cái bánh hình tròn, trong những cái bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám âm lịch.

Sau đó những cái bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc. Phương pháp này tỏ ra hết sức hiệu nghiệm, tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng Tám để kỷ niệm sự kiện ấy. Như vậy phong tục ăn bánh Trung thu trong ngày tết Trung thu dần dần đã được lưu truyền cho tới ngày nay.

Có ý kiến khác cho rằng: bánh Trung thu đã có từ đời Đường. Nó được coi như một thứ đồ lễ để cúng thần mặt trăng, và hồi ấy bánh này được gọi là bánh nhỏ (tiểu bính) hay bánh ngọt (điềm bính) và ở kinh thành Trường An đã có những cửa hiệu làm và bán bánh Trung thu.

Sang đến đời Tống thì các nơi trong nước Trung Quốc đã có nhiều thứ bánh Trung thu với phong vị khác nhau, chẳng hạn bánh kiểu Tô Châu, bánh kiểu Quảng Châu, bánh kiểu Ninh Ba, bánh kiểu Bắc Kinh.

Vì bánh Trung thu có mùi vị thơm ngon, hình của nó lại tương tự như mặt trăng, cho nên về sau loại bánh này đã được dùng làm vật tượng trưng cho chuyện gia đình đoàn tụ trong ngày tết Trung thu, đồng thời nó cũng được dùng làm quà ngày lễ để bạn bè thân thuộc tặng cho nhau kèm theo những lời chúc tốt lành.

Phong tục cắt bánh Trung Thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục tết trung thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên. 

theo: https://trungtamnghiencuuthucpham 

Từ truyền thống đến hiện đại

Những loại bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu. So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như "trung hòa" cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình.

Ở Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu thường in những chữ mang thông điệp tốt lành (như "song hỷ", "cát tường"), hay tên của cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó là biểu tượng của Mặt Trăng, Hằng Nga, Thỏ Ngọc, hình hoa lá, như là sự trang trí bổ sung.

Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây v.v. Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).

Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Xin đọc thêm:

8/23/20

Thời đó tết quê tôi ai có bàn ủi Con Gà là 'đại gia'

Bàn ủi than có con gà là của hiếm trong làng và đã trở thành ký ức dần bị lãng quên - Ảnh: Trần Mai
Bây giờ, bàn ủi than, khuôn bánh in, bánh thuẫn “rút lui” để nhường chỗ cho bàn ủi điện, bánh công nghiệp. Nhưng với những người ở tuổi giao thời như tôi, có những câu chuyện của ngày xưa mãi không thể nào quên.

Những ngày tết cả làng rộn ràng như hội, chạy đi mượn bàn ủi, mượn khuôn bánh. Những câu chuyện dở khóc dở cười trong những ngày tết đơn sơ của hơn 20 năm về trước lại hiện về trong tôi như một hoài niệm đầy thân thuộc.

8/20/20

Con gái rượu là gì?

Khái niệm: Con gái rượu là biến thể của từ Nữ Nhi Hồng/女儿红 hoặc Nữ Nhi Tửu/女儿酒. Theo tập tục ngày xưa, khi con gái đi lấy chồng, sẽ được bên nhà trai mang rượu và một vài sính lễ đến để biếu. Đây cũng là quà làm lễ ăn hỏi, xin dâu. Bởi vậy, đây được xem như là rượu mừng trong ngày trọng đại của con gái. Cho nên mới ví con gái như là “con gái rượu”.



Còn ngày nay, những gia đình chỉ có cô con gái duy nhất, các ông bố thường gọi con gái “cưng” của mình là “con gái rượu”. Bởi vì các ông bố thích uống rượu, và muốn nhấn mạnh sự yêu quý con gái giống như yêu một thứ rượu quý vậy. Nói tóm lại, con gái rượu là cụm từ để diễn tả sự yêu-cưng-chiều-chuộng, mà các ông bố dành cho con gái của mình.

(– Con gái rượu tiếng Anh nghĩa là gì?
Con gái rượu trong tiếng Anh có nghĩa là: “Beloved Daughter”.)


Nguồn gốc của từ Con gái rượu

Ở vùng Thiệu Hưng – Chiết Giang – Trung Quốc. Có một vị viên ngoại, sau nhiều năm lập gia đình mà vẫn chưa có nổi 1 đứa con để nối dõi.

Nhưng ông trời không phụ lòng người, sau bao nhiêu sự cố gắng, chạy chữa khắp nơi. Cuối cùng ông cũng đã vui mừng khi vợ ông nói cho ông biết rằng mình đã mang thai.

Ông rất phẩn khởi và không kìm giấu được niềm vui này. Sau đó ông đi thông báo với bà con hàng xóm rằng, vợ ông mang thai và ông sắp có đứa con.

Ông đã chuẩn bị rất nhiều thứ và còn quyết định ủ trước hơn 20 vò rượu. Đợi sau khi em bé tròn 1 tháng tuổi, sẽ tổ chức mời bà con dân làng chung vui cùng gia đình ông.

Một thời gian sau, vợ của ông cũng hạ sinh một bé gái kháu khỉnh. Theo tập tục của dân làng, khi em bé tròn 1 tháng tuổi, sẽ cho xuống tóc và ăn mừng về niềm vui lớn này.

Một hôm, ông ngồi đếm lại những vò rượu chưa mở nắp. Thiết nghĩ, bỏ đi thì tiếc, nên ông đã chôn những vò rượu này dưới cây hoa mộc.

Theo thời gian, cô con gái của ông ngày càng lớn và càng “xinh đẹp giỏi giang”. Tới năm 18 tuổi, là tuổi con gái ông cần nên duyên vợ chồng. Bởi vậy, ông đã gã đứa con của ông cho con của một vị ân nhân mà ông đã mang ơn, ông rất kính trọng.

Vào ngày cưới con gái, đang lúc khách uống rượu giữa chừng, thì bất ngờ rượu bị hết. Ông rất lo lắng cho vấn đề này, vì đây là ngày trọng đại của gia đình ông và ngày vui của con gái.

Ngẫm nghĩ một hồi, ông sực nhớ ra mình đã chôn những vò rượu dưới gốc cây hoa mộc năm xưa. Ông quyết định đi đào chúng lên, để kịp thời đãi khách.

Thật tuyệt vời!. Vì những bình rượu được ủ lâu năm nên khi mở ra, tỏa ra mùi hương thơm thật ngào ngạt, màu sắc óng ánh, vị nồng, uống rất ngon. Bởi vậy mà khi mở rượu ra, ai nấy đều tranh nhau thưởng thức và tẩm tắc khen ngon.

Trong bữa tiệc chung vui, khi nhìn thấy loại rượu thơm ngon này và đứa con gái xinh đẹp thông minh của gia đình ông. Một vị thi sĩ đã xuất khẩu thành thơ: “Địa mai Nữ nhi hồng, khuê các xuất tiên đồng” (地埋女儿红,闺阁出仙童). Khiến tất cả những người dự tiệc đều trầm trồ khen ngợi vỗ tay tán thưởng.

Thế là kể từ hôm đó, mọi người bắt đầu gọi loại rượu này là, rượu Nữ Nhi Hồng (女儿红) hay Nữ Nhi Tửu (女儿酒).

Ngoài ra, ông cũng muốn nhắn nhủ với bên nhà trai thông điệp: “Con gái của tôi là con gái quý, tôi quý con gái như những bình rượu thơm ngon này vậy. Tôi hy vọng gia đình ông và con trai của ông nữa, hãy đối xử thật tốt với con gái tôi, hãy yêu quý nó!”.

Là một vùng có truyền thống sản xuất rượu nổi tiếng, được nhiều nơi công nhận. Sau khi nghe về câu chuyện của ông và loại rượu mà ông đã đãi khách trong bữa tiệc hôm đó. Người dân Thiệu Hưng về sau đã bắt chước ông về cách làm.

Hễ cứ có con gái sinh ra, thì làm rượu, sau đó chôn dưới đất. Tới ngày con gái lấy chồng thì đào lên cho ngày trọng đại.

Dần dần đã trở thành tập tục: “Sinh nữ tất nhưỡng nữ nhi tửu, Giá nữ tất ẩm nữ nhi hồng”. Tạm dịch: “Sinh con gái thì ủ Nữ nhi tửu, Gả con gái thì uống Nữ nhi hồng”.

Sau này, không giới hạn ở rượu Nữ Nhi hồng khi sinh con gái nữa. Mà kể cả con trai nếu được sinh ra, người ta vẫn chôn ủ rượu dưới đất. Đến ngày con đỗ Trạng Nguyên, họ sẽ đào rượu lên để tiếp đãi mọi người, rượu ở đây người ta gọi là Trạng Nguyên Hồng (状元红).

Cả 2 loại rượu này là những rượu nổi tiếng của người dân Thiệu Hưng. Nó quý vì sự tích và được cất giữ lâu năm, uống rất thơm ngon. Bởi vậy, loại rượu này thường chỉ được sử dụng trong các dịp lễ trọng đại, hoặc quà biếu sang trọng.
(Sưu tầm trên mạng)