12/12/08

Sinh Họat Thụ Nhân Trên Mạng Thông Tin Tòan Cầu (tt)

Phần 2

3) Le Blog de Thu Nhan (thach@arcor.de)

Anh Thông và anh Hải thân mến,

Tôi xin trả lời gộp dựa theo các điểm anh nêu ra:

Trước tiên, có thể nói là việc lập trang Blog xuất phát từ hứng thú cá nhân. Học hỏi “computer’’ là một hobby của tôi, nên tôi xem việc lập trang Blog như một cách thực tập những điều đã học hỏi qua sách vở.

sshot-7Ngày 16.03.2007 tôi đã đăng ký trang Blog nhằm phổ biến “thư mời’’ họp Tân Niên của Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Đà Lạt tại Âu Châu mục đích là để xem hình dáng của Trang Blog như thế nào chứ chưa có nội dung nào khác. Tôi cũng chưa biết chắc là trang Blog có được chấp nhận hay không?

Trong buổi họp Tân Niên Đinh Hợi vào ngày 18.03.2007 tại Paris tôi đã tham khảo ý kiến các anh chị trong Ban Chấp Hành cũng như các anh chị khác về việc thực hiện một diễn đàn thông tin trên internet cho Hội. Đa số các anh chị mà tôi thăm dò tán đồng việc lập một Website cho Hội AHVDH/DL tại Âu Châu. Lập Website thì tôi chưa có kinh nghiệm thực tiễn mà chỉ có một số kiến thức thu thập qua sách vở và làm một vài bài thực tập lập trang Website sử dụng Dreamweaver. Về Blog hay Weblog thì tôi đã có một số kinh nghiệm qua việc lập Blog cho Hội AHQN. Blog dễ lập và dễ điều hành hơn Website và có thể do nhiều người trong nhóm tự post lên mà không cần đến Webmaster. Điều này rất tiện lợi vì gánh nặng được san sẻ thay vì tập trung đồng thời khích lệ sự tham gia của số đông, vì chỉ cần nắm vững vài điều căn bản là ai cũng có thể tích cực đóng góp vào trang Blog như anh Dương Tấn Hải đã tự post bài viết của mình lên trang Blog.

Blog Server là “blog.ifrance.com’’ ở Pháp. Dịch vụ được cung cấp miễn phí. Trang Blog có tên là “Le Blog de Thu Nhan’’ (AMICALE DES ANCIENS DE L'UNIVERSITÉ DE DALAT (VIETNAM) EN EUROPE) bắt đầu hoạt động sau buổi họp tân niên vài ngày tức vào ngày 23.03.07 qua việc phổ biến album những hình ảnh của buổi họp. Sở dĩ trang Blog này có tên “tây’’ như vậy vì Server ifrance không hỗ trợ Unicode tiếng Việt trong “header’’ cũng như trong “title’’ (đang suy nghĩ có nên di dời sang một server khác?). Vì còn trong giai đoạn thử nghiệm nên chỉ có một số anh chị ở Paris được thông báo địa chỉ để truy cập. Cho đến nay có khoảng hơn 1900 lượt truy cập. Thành quả này rất khích lệ, chứng tỏ trang Blog được nhiều người đến viếng (trung bình 400 lượt người / tháng, mặc dầu phổ biến hạn chế). Blog bao gồm các đề mục: album-photo, giải trí, nhạc, thi-văn, thông tin và các nối kết link các trang Websites tin tức, nhạc, xem phim online, nghe radio RFI, BBC… và trang Blog Vườn Thi-Văn Thụ Nhân (cũng do tôi phụ trách nhằm phổ biến những vần thơ và bài viết hay của Thụ Nhân trong suốt hơn 20 năm qua).

Như đề cập bên trên trang “Le Blog de Thu Nhan’’ chưa được phổ biến rộng rãi, chưa nhận được sự tham gia tích cực cần thiết của các Thụ Nhân. Những bài vở thường được thu thập từ những nguồn khác nhau theo các hạng mục nêu trên để phổ biến cho bạn đọc. Dĩ nhiên như thế chưa đủ tài liệu để có thể chuyển từ Weblog thành một Website với tầm cỡ coi được để trình làng.

Về dự án phát triển tôi xin trả lời là tôi “không có dự án phát triển’’nào cả. Trang Blog Thụ Nhân Âu Châu (hay sau này là Website) xuất hiện có thể nói như là một ‚quả bóng thăm dò dư luận’. Sẽ phát triển như thế nào thì „hãy còn chờ xem“.

Hy vọng phần trả lời của tôi đáp ứng phần nào những yêu cầu của anh. Xin cám ơn anh và chúc vui khỏe.

Thạch Lai Kim (thach@arcor.de)

Blog Thụ Nhân của anh Thạch Lai Kim dù chỉ là một blog được dựng nên để thoả mãn sở thích cá nhân nhưng blog được dựng công phu. Trong trang blog này, chúng ta có thê tìm được một site nhạc có chủ đề và trang Hòa Lạc của Thụ Nhân Úc Châu. Dạo quanh các sites vừa kể chúng ta thấy links của blog Thụ Nhân có giá trị. Chúng tôi không thể nói nhiều hơn vì người làm blog là thành viên của ban biên tập, nếu khen thì chả hóa ra là “mèo khen mèo dài đuôi“

12/11/08

Kỷ niệm 60 năm bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Trọng Nghĩa, Bảo Thạch

Bài đăng ngày 10/12/2008 Cập nhật lần cuối ngày 10/12/2008 16:44 TU

Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, tại Paris, 58 quốc gia thành viên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thời ấy đã thông qua bản tuyên ngôn, mở đầu bằng điều khoản : "Mọi con người đều sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và về quyền hạn".