Lời giới thiệu của người dịchNội dung bài chủ là quan điểm của truyền thông Cam Bốt – Dĩ nhiên, không phải là quan điểm của người dịch, một người Việt Nam muôn thuở. Tuy nhiên đây là một vấn đề 200 năm lịch sử liên quan đến hai nước Cam Bốt - Việt Nam khá ly kỳ…Vấn đề nhìn thấy ở đây Cam Bốt, trước thế kỷ thứ 13, từng là một vương quốc lớn và hùng mạnh (tên cũ gọi là “Khmer Empire”) có lãnh thổ khá rông lớn bao gồm 1 phần của Miến Điện, 1 phần của Lào, toàn thể nước Thái Lan, phần đất căn bản Cam Bốt và toàn phần miền Nam Việt Nam, ngày nay đã trở thành một tiểu quốc lạc hậu gần muốn diệt chủng… Chung quy chỉ vì Cam Bốt liên tục hết năm này qua năm khác có các lãnh đạo rất kém cỏi; từ hiếu sắc (Chey Chetha II) đến ngớ ngẩn (Ang Duong, Shihanouk ) và ngu muội (Pol Pot)… Cho nên ngày hôm nay, Cam Bốt chỉ còn một cách nhìn lại lịch sử của họ trong tuyệt vọng và vái trời!!!TVG mạn phép được phóng dịch bản tài liệu gốc Anh ngữ có rất nhiều tranh cãi, và nhân tiện cũng mời quý vị cùng đọc cho biết để rộng đường dư luận.TVG…Nhìn lại lịch sử Việt Nam Cận đạiSau khi hoàn tất thôn tính Chiêm Thành, từ năm 1613, Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thêm lãnh thổ về phía Nam qua việc tiềm thực đất của vương quốc Cam Bốt thành các tỉnh của miền cực nam của nước Việt Nam ngày nay – Mảnh đất gồm 21 tỉnh của vương quốc Khmer (Nam Kỳ / Kampuchea Krom) kéo dài từ Saigon đến tận Vịnh Thái Lan. Sự bành trướng lãnh thổ này của Việt Nam xem như hoàn tất vào năm 1860.Sự bành trướng lãnh thổ của Việt Nam trên đất Cam Bốt bắt đầu mạnh mẽ từ năm 1620 khi vua Cam Bốt là Chey Chetha II (1618-1628) rơi vào cái bẫy của Việt Nam tương tự như trường hợp vua Chiêm Thành ngày trước ở vào thời điểm 1307: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) gả con gái là công chúa Ngọc Vạn cho vua Chey Chetha II của Cam Bốt để “xin phép” cho dân Việt được vào “khai phá” và làm ăn trên đất Cam Bốt (“request the permission for the Vietnamese to conduct trade in the areas”)… Qua sự can thiệp của công chúa Ngọc Vạn, năm 1623, triều đình Cam Bốt ở Udong (Cambodia Court of Udong) “thấy không có lý do gì” cần phải phản đối nên cho phép người Việt vào lập cơ sở thương mại (trading posts) ở vùng Morea (Bà-rịa) và Prey Nokor (sau này trở thành Sài gòn).Theo một số sử gia, Triều đình Huế lúc đầu chỉ yêu cầu vua Cam Bốt cho sử dụng một vài địa điểm ở Prey Nokorcủa Cam Bốt trong 5 năm để thi hành việc huấn luyện các đơn vị lính Việt Nam sửa soạn chiến tranh tự vệ với Trung Hoa; nhưng sau khi vua Chey Chetha II qua đời năm 1628, toàn thể vùng Prey Nokor và các vùng phụ cận lần lượt bị quân nhà Nguyễn chiếm đóng như: Kampong Srakartrey (Biên Hoa) năm 1651; Prah Suakea hay Morea (Bà Rịa) năm 1651; Kampong Kou (Long An) năm 1669; Tuol Ta Mauk năm 1696; Kampong Krabey Prey Nokor (Saigon) cũng năm 1696.
Đến đầu thế kỷ 18 một thương gia người Hán (Trung Hoa) là Mạc Kính Cửu (莫敬玖), còn gọi là Mạc Cửu, chạy trốn sự cai trị của triền đình Mãn Thanh, được vua Cam Bốt là Ang Eum (1710-22) cho phép buôn bán và kiểm soát (controlled) các tỉnh sau đây của vương quốc Cam Bốt: Peam (Hà Tiên), Kramounsar (Rạch Giá) và Koh Tral (Đảo Phú Quốc) trong năm 1722; Nhưng chỉ vài năm sau, Mạc Cửu đổi chủ, xin thần phục nhà Nguyễn và đem nộp hết các mảnh đất này cho vua nhà Nguyễn để xin làm quan triều đình nhà Nguyễn (?) Vua nhà Nguyễn phong cho Mạc Cửu làm “Tổng Trấn Hà tiên.” Đến năm 1832 thì vua nhà Nguyễn bãi bỏ chức Tổng trấn này từ con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ; và các tỉnh sau đây tuần tự rơi vào sự kiểm soát của Nhà Nguyễn Việt Nam: Mesar (Mỹ Tho), Kampong Reussey (Bến Tre), Koh Gong (Gò Công) and Peam Ba-rach ( Long Xuyên) năm 1732; Phsar Dek (Sa Đéc), Long Ho (Vinh Long), Mot Chrouk (Châu Đốc) năm 1757, Prek Reussey (Cần Thơ) năm 1758, Raung Damrey (Tây Ninh) năm 1770, Preah Trapeang (Trà Vinh), Khleang ( Sóc Trăng), Pol Leav (Bạc Liêu), and Teuk Khmao (Cà Mau) năm 1775… Đến thế kỷ 19 (năm 1840), tổng cộng 21 tỉnh của “Nam Kỳ” (“Kampuchea Krom”) hoàn toàn nằm dưới sự cai trị hành chánh của vua Việt Nam.
Đảo Phú Quốc: Lãnh thổ của quốc gia nào?Đọc qua lịch sử bành trướng lãnh thổ của Việt Nam từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 hẳn mọi người đã biết qua ý niệm về địa lý, lịch sử và vấn đề pháp lý của đảo Phú Quốc (người Cam Bốt gọi là “Koh Tral”): Phú Quốc không phải là đất của Việt Nam mà là đất của Cam Bốt (!)Có nhiều dữ kiện lịch sử khác chứng tỏ Phú Quốc thuộc về Cam Bốt. Các di tích về đồ sành trình bày ở Viện Bảo tàng “Óc Eo” đã được đào xới từ các kiến trúc xụp đỗ đã lâu (ruined) gọi là “Óc Eo” ở đồng bằng sông Cửu Long (theo người Cam Bốt, “Óc Eo” gọi bằng tiếng Khmer là “O’Keo,” có nghĩa là “Con Kinh đào quý giá” – Precious Canal) mà các nhà khảo cổ đặt tên là thời kỳ “Văn minh Óc Eo” (Thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 7 TCN) đã có dấu vết của người “tiền Khmer – Proto-Khmer) sinh sống từ thế kỷ thứ nhất TCN. Trong thời gian này (tức là thế kỷ thứ Nhất TCN), người Việt chỉ sống tập trung ở quanh vùng Hà Nội và Vịnh Bắc Phần; có nghĩa là cách xa đảo Phú Quốc có cả ngàn dặm. Cũng trong thời điểm này, người Cam Bốt làm chủ giải đất “Kampuchea Krom” (miền Nam Việt Nam / Nam kỳ) kéo dài từ Prey Nokor (Saigon) đến Vịnh Thái Lan. Cam Bốt kiểm soát toàn diện miền nam Việt Nam cho mãi đến thế kỷ thứ 19 – Nói cho chính xác là cho đến năm 1840… và bây giờ Phú Quốc thuộc về Việt Nam mặc dù chỉ nó cách xa thành phố Kep và Kampot (2 thành phố ven biển) của Cam bốt độ 15 KM – Đây là một bằng cớ điển hình Phú Quốc là đất của Cam Bốt.Chủ quyền của Cam bốt trên đảo Phú Quốc trước đâyTheo tài liệu của Luật sư Bora Touch (có văn phòng đặt tại Sydney Úc), Cam Bốt cai trị đất Nam Việt Nam (Khmer Krom) gồm cả đảo Phú Quốc từ nhiều thế kỷ trước. Ls Bora Touch ghi là “Hiến Pháp Cam Bốt” cũ (còn gọi “Kram Srok”) ban hành tử năm 1615 (“Grand Era 1693”) bởi vua Cam Bốt Cheystha Reamea Eysaur liệt kê rõ ràng các tỉnh ở Nam Việt Nam bao gồm cả Phú Quốc cùng với danh sách tên các quan cai trị người Cam Bốt và chức tước của họ. Ông Bora Touch còn nói thêm một người Anh chuyên thiết lập bản đồ là ông John Crawfurd đã vẽ đất Nam Việt Nam và đảo Phú Quốc là lãnh địa của Cam Bốt năm 1828. Trong bản đồ Đông Dương 1820-1829. John Crawfurd gọi đảo Phú Quốc là “Koh Dral.”Theo Bora Touch, một ông Thầy của John Crawfurd là giáo sư Alexander Hamilton đã đến thăm Banteay Meas (Hà Tiên) Cam Bốt năm 1718 và gọi đảo Phú Quốc là “Quadrole” (Koh Tral) trong một tờ trình về chuyến thăm này mà Gs Hamilton xuất bản sau đó (Theo bản báo cáo của Alexander Hamilton published account of his journey - A New Account of the East Indies: Giving an Exact and Copious.....Vol 2, p206).Ông Bora Touch còn nói một văn thư của Bộ Nội Vụ Anh quốc năm 1778 gởi cho Toàn quyền Hasting, Charles Chapman – 1 phái bộ ngoai giao Anh của Đông Dương khuyến cáo là “Donai” (Đồng Nai?) là lãnh thổ của Cam Bốt ” (Theo J.I.A.E. & A. Vol. 5, 1852). Khi người Pháp đến Đông Dương ở cuối thế kỷ 19, biên giới của Cam Bốt và Việt Nam nằm ở kinh Vĩnh Tế (đường Kinh nối Hà Tiên Và Châu Đốc) và toàn thể đồng bằng sông Cửu Long (từ Cà Mau cho tới tỉnh Đồng Nai) của bản đồ Đông nam Á vẫn thuộc Cam Bốt.Ông Bora Touch cho biết bản đồ năm 1828 của đại sứ Đông Ấn – Anh Quốc John Crawfurd có ghi chú là đảo Phú Quốc (“Koh Tral”) thuộc Cam Bốt chứ không phải của Việt Nam…Cam Bốt tranh chấp chủ quyền đảo Phú QuốcHơn 200 năm nay, Cam bốt luôn luôn tuyên bố (“claimed”) đảo Phú Quốc là đất Cam Bốt.Tuyên bố lần đầu tiên, năm 1856 vua Ang Duong của Cam Bốt bí mật tiếp xúc vua Napoleon III của Pháp qua một tu sĩ người Pháp là Đức Ông Miche. Vua Ang Duong cảnh báo vua Napolen III không nên nhận lãnh thổ Nam kỳ trong trường hợp vua Việt Nam cắt nhượng các tỉnh miền Nam cho Pháp (Chú thích: Vua gì mà ngớ ngẩn hết biết? Cảnh giác thực dân Pháp kiểu như thế này chẳng khác nào như đi năn nỉ mấy bố ăn mày đừng có nhận của bố thí!) Vua Ang Duong còn đưa 1 danh sách các tỉnh mà vua Việt định cắt nhượng cho Pháp và ghi rằng đây chính là đất của Cam Bốt đã mất vào tay Việt Nam trong 200 năm rồi (?): Saigon, Long Ho, Phsar Dek, Mesar, Preah Trapeang, Bassac, Mot Chrouk, Kramounsar, Teuk khmao, Peam, Koh Tral, Tralach.Năm 1858, vua Pháp Napoleon III ra lệnh cho Đô đốc Doudard De La Grandiere đến tham khảo với vua Cam Bốt Ang Duong về yêu cầu này (“go through with?” tôi tạm dịch là “tham khảo?”); nhưng Ang Duong đã xui xẻo qua đời (Chú thích: Ngu thì chết “bất đắc kỳ tử” là phải rồi!) trước khi các cứu xét của thực dân Pháp về yêu cầu này được xúc tiến. Vua Norodom, con vua Ang Duong, đã có đến gặp De La Grandiere ở Saigon (Notes: I give an “E” grade for Effort); Tuy nhiên năm 1867 có một phong trào “Miên Vụ” (Khmer Movement) ủng hộ bởi người Việt làm cho De La Grandiere ngừng thương thảo với vua Norodom.Bảng ghi lại các thời điểm quan trọng liên quan đến tranh chấp chủ quyền Đảo Phú Quốc# 1856: Vua Ang Duong thông báo Mr. De Montigny, dẫn đầu một phái bộ ngoại giao Pháp đến thăm Bangkok, qua trung gian của Đức Ông Miche, về dự tính của trỉều đình Huế xin “nhượng” đảo Phú Quốc cho Pháp để cầu hòa (Theo “The Second [French] Empire of IndoChina”).# 1863: Pháp thành lập sự bảo hộ Cam Bốt; và sát nhập “Nam Kỳ” (Kampuchea Krom) vào thuộc địa của Pháp dưới tên gọi “Cochinchine.”# May 25, 1874: Phú Quốc (Koh Tral) thuộc Cam Bốt (dưới thời vua Ang Duong) được đặt dưới quyền của Toàn quyền Pháp Bảo hộ Nam Kỳ.# June 16, 1875: Một quyết định hành chánh được ban hành bởi thực dân Pháp trong đó qui định “Phú Quốc (Koh Tral) được đặt trực thuộc quận Hà Tiên của Việt Nam.” Nên nhớ là trước đây, năm 1855, vua Cam Bốt Ang Duong đã nhắc nhở (reminded) Napoleon III [Tổng Thống đầu tiên của Pháp (1948-1852), sau đó tiện thể lên ngôi vua luôn (1852-1870)] là “lãnh thổ chiếm đoạt bởi Việt Nam kể từ tả ngạn sông Cửu Long cho đến Vịnh Thái Lan (Gulf of Siam), Hà Tiên, ‘thực sự’ trước đây là đất của Cam Bốt” (Theo A. Dolphin-Dauphin-Meunier – “History of Cambodia”, trang 99). Nhu vậy (?) Phú Quốc (Koh Tral) vẫn được xem là đất Cam Bốt, ngay cả khi Cam Bốt nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp.
# January 31, 1939: Đường hải vận “Brévié” được thành lập, không phải để đánh dấu một đường “biên giới thương mãi trên biển” (a maritime border), mà chỉ là đường phân cách giữa thẩm quyền cảnh sát và hành chánh của thực dân Pháp trên các hòn đảo nằm trong Vịnh Thái Lan. Qua dự luật này (Act) kể từ năm 1875, Phú Quốc (Koh Tral) được đặt dưới quyền chỉ huy hành chánh của phủ Toàn quyền Nam Kỳ. Chính ngay Brévié đã mô tả rõ ràng và chi tiết là “Phủ Toàn quyền làm chủ tất cả các đảo (bao gồm cả Phú Quốc).”
Trần Văn Giang (phóng dịch)# June 04, 1949: Mặc dù cho Cam Bốt phản kháng (bằng một “Deferre Motion”) và khẳng định là Phú Quốc thuộc về dân Cam Bốt, chính phủ Pháp đã bỏ phiếu chấp thuận việc sát nhập lãnh thổ Nam Kỳ (Khmer territory) vào lãnh thổ của Việt Nam.# April 24, 1954: Tai Hội Nghị Geneva, Cam Bốt tiếp tục phản kháng việc thực dân Pháp đã sát nhập các hòn đảo của Cam Bốt vào Việt Nam; và Cam Bốt đệ trình phản kháng này lên Liên Hiệp Quốc. Kết quả chũng chẳng đi đến đâu.# June 07, 1957: Thái tử Norodom Sihanouk, Chủ tịch Hội đồng Chính phủ Cam Bốt, ra lệnh cho tướng Lon Nol, khi đó là Bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt, phải bảo vệ “chủ quyền toàn vẹn” của Cam Bốt trên các hòn đảo nằm trong Vịnh Thái Lan, kể cả Phú Quôc (Koh Tral), và các quần đảo Poulo-Pangjang(tên Khmer là Koh Krachak Ses; tên Việt là Thổ Chu), Koh PouloWai (tên Khmer là Koh Ach Ses) và Koh Tang.# December 30, 1957: Qua Hiến pháp Cam Bốt (Kret) vua Cam Bốt Norodom Suramarit tái xác định rằng Cam Bốt, qua các dữ kiện lịch sử, dảnh quyền làm chủ đảo Phú Quốc (Koh Tral) (Theo “Article 6 of the Kret”).# 1963: Trong quyển sách mang tên “Địa Lý Cam Bốt” (“Cambodia Geography”) xuất bản năm 1963 bời ông Tan Kim Huon, một học gỉa Khmer, cũng là một chuyên gia về Nông Lâm Cam Bốt viết là “Koh Tral thực sự là một hòn đảo của Cam Bốt” (Theo Bản Đồ số 3, 12, và 19).# 1969: Phú Quốc (Koh Tral) được Bộ Công Nghệ và Chất khoáng Cam Bốt liệt kê là hòn đảo thứ 61 (trong số 64 hòn đảo) của Cam Bốt.# July 01, 1972: Theo Hiến Pháp Cam Bốt (Kret) ban hành ngày 1 tháng 7 năm 1972, Chính Phủ Cộng Hòa Khmer tái xác định chủ quyền thềm lục địa và đe dọa sẽ có biện pháp chế tài khắt khe cùng với hậu quả nghiêm trọng đối với các công ty dầu hỏa quốc tế dự định khoan dầu trong khu vực quanh đảo Phú Quốc: Phú Quốc vẫn luôn luôn là lãnh thổ của Cam Bốt.# 1975 cho đến cuối năm 1978: Không có gì đáng ghi.# July 07, 1982: Trong “Hiệp Ước về Hải Phận” ký kết giữa Chính Phủ Công Hòa Cam Bốt và CHXHCN Việt Nam có đình kèm một bản đồ trên đó có ghi là: “Đảo Phú Quốc (Koh Tral) và Thổ Chu (Poulo-Pangjang) thuộc Việt Nam?!”.Thực tế ngày hôm nay!Năm 1975, lợi dụng giao đoạn hỗn độn của việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam, Khmer Đỏ bất thần chiếm đóng đảo Phú Quốc trong một thời gian ngắn. Đến năm 1979, sau khi tấn công đẩy lùi Pol Pot và chiếm đóng Cam Bốt thì quân đội và dân Việt cư trú trên đảo là 85 ngàn người.Chính quyền Hen Sun xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên đảo Phú Quốc qua bản “Hiệp Ước về biên giới Việt-Miên” năm 1982 và 1985. Bản Hiệp Ước này vi phạm Công pháp Quốc tế (?); ngay cả việc Hiệp Ước được phê thuận bởi Quốc hội Cam Bốt và vua Shihamoni vào năm 2005 qua một văn bản gọi là “Hiệp Ước Bổ túc (Supplemental Treaty)” khác; trong các Hiệp Ước này, Việt Nam đã “ép” (forced!) HunSen và Shihamoni ký thuận!?Vở kịch khá ồn ào “Kampuchea Krom / Miền nam Việt Nam” thực ra đã đóng màn khi thực dân Pháp bắt đầu thất thế ở Việt Nam từ ngày 4 tháng 6 năm 1949 (mời xem “Bảng ghi lại các thời điểm của vấn đề Phú Quốc” bên trên). Miền Nam Việt Nam (Kampuchea Krom?) và đảo Phú Quốc đã chính thức là lãnh thổ bất khả phân của Việt Nam từ năm 1954.Lời cuốiGiấc mơ lấy lại chủ quyền lãnh thổ trên đảo Phú Quốc của Cam Bốt là chuyện không tưởng (impossible). Tuy nhiên, Cam Bốt vẫn tiếp tục dựa trên vần đề địa lý, pháp lý và lịch sử để chống lại Việt Nam cho tới cùng…
Orange County ngày 6 tháng 8 năm 2020 - Ngô Bích Ngọc sưu tầm
Tài liệu Tham Khảo:
A Brief History of Kampuchea Krom.
Cambodian Title to Kampuchea Krom and Koh Tral.
A Brief History of Koh Tral.
Khmer Krom
A History of Vietnam.
Koh Tral in Cambodian Sea Platform.
Nguồn: http://camwatchblogs.blogspot.com/2014/06/koh-tral-is-it-cambodian-or-vietnamese.html\
No comments:
Post a Comment