3/15/22
Tứ Đại Kỳ Thư
4/10/21
MỘT THI PHẨM CỦA TỪ HY THÁI HẬU, TRĂM NĂM SAU HẬU THẾ VẪN CÒN SUY NGẪM
Tranh vẽ Từ Hy Thái hậu của một họa sĩ cung đình, không rõ năm (ảnh: Wikipedia). |
8/22/20
Anh Bảy Chà Hynos – Tiền thân của kem đánh răng P/S
8/1/20
Vì sao không thể phán xét một người qua vẻ bề ngoài?
Tại sao khi con người sinh ra, có người dị dạng, có người là
nam, có người là nữ, có người sinh ra trong nhung lụa, có người sinh ra trong
nghèo khó…? Phật gia giảng rằng, mỗi người đều có những an bài riêng của mình,
vậy nên đừng vội vàng chỉ trích hay phán xét người khác khi không hiểu gì về
tình huống chân thực của họ.
Mỗi con người đều có hoàn cảnh, suy nghĩ và nhận thức khác nhau… những người ngoài cuộc sẽ không thể hiểu được tường tận sự việc.
Ngoại hình chính là thứ không thể lựa chọn từ khi sinh ra, người thì xấu xí, người thì xinh đẹp, người thì dị dạng… Nhiều người đem vẻ bên ngoài của người khác ra để nhạo báng, đánh giá, coi thường… vậy liệu có công bằng với họ hay không? Có những người bề ngoài không được bắt mắt, nhưng họ có năng lực, ý chí và một trái tim chân thành.
3/8/20
5/17/19
TAM CUNG, LỤC VIỆN
CÓ PHẢI HOÀNG ĐẾ CHỈ CÓ 72 PHI TỬ ?
Trong dân gian, nếu hỏi hậu phi của hoàng đế có bao nhiêu người, đáp án 10 người thì hết 8, 9 người nói là “tam cung lục viện thất thập nhị phi”.
Dân gian gọi là “tam cung” 三宫, nhìn chung chỉ trung cung và đông tây 2 cung nơi hậu phi cư trú. Kì thực phải từ triều Minh Thanh về sau mới phân ra như thế.
2/19/19
Tri kỷ trong đời, gặp được một người cũng là quá đủ
Xã hội ngày nay ngày càng trở nên thực dụng, toàn thể tiến bộ xã hội đều bị lợi ích dẫn dắt, tuy vậy chúng ta giờ đây càng cần có những người bạn tri kỷ. Càng nỗ lực, càng cô đơn; càng phấn đấu, càng tịch mịch. Nếu có thể có một người tri kỷ, bất luận là hồng nhan tri kỷ, hay là một người bạn hiểu mình, quý trọng mình, đời người vậy là quá đủ!
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.
Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói đến để xin một chén trà. Gia nhân liền mời người ăn mày vào nhà, cho phép ông rót một chén.
Người ăn mày đưa mắt nhìn và nói: “Trà không ngon”.
2/15/19
Bỉ Ngạn Hoa
Hôm nay tìm được một loài hoa trên mạng, có thể đã thấy qua lúc đi Đài Loan vì người dẫn đoàn có chỉ một loại hoa trắng và nói nó có tên là "Mạn Đà La" chỉ thoáng qua một lần nên không để ý. Hôm nay có tài liệu này thì thấy đầy đủ và những truyền thuyết về hoa. Trước khi vào đọc phần tài liệu của Wikipedia, mời các bạn đọc bài thơ này trước:
Bỉ Ngạn hoa khai khai bỉ ngạn,
Vong Xuyên hà bạn diệc vong xuyên.
Nại Hà kiều đầu không nại hà,
Tam Sinh thạch thượng tả tam sinh.
彼岸花开开彼岸,
忘川河畔亦忘川.
奈何桥头空奈何,
三生石上写三生.
Bỉ Ngạn hoa, nở rộ bờ đối diện
Bờ Vong Xuyên, vậy mà cũng quên sông
Đứng trước cầu Nại Hà làm sao biết
Đá Tam Sinh, ghi chép hết ba đời
11/29/18
Có một Khổng Minh Gia Cát Lượng nhuốm màu huyền thoại trong thơ ca
9/30/15
NHỮNG HÌNH ẢNH NGOÀI ĐỜI được kể trong truyện chưởng của Kim Dung
Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều cảnh quan đẹp như trang vẽ.
1. Nga Mi
Núi Nga Mi còn gọi là “Đại quang Minh sơn” nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m.
1/17/08
Phong vũ trúc
Phong vũ trúc
Theo quan niệm của người Đông phương trúc biểu tượng cho tiết tháo cương trực, bất khuất của người quân tử. Đề tài “trúc“ được nói đến nhiều trong thi văn, hội họa và mỹ thuật. Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều nhà danh họa vẽ trúc. (Thời Bắc Tống có Đồng Văn, thời Nguyên có Cố An, Ngô Trấn, thời Minh có Hạ Sưởng, thời Thanh có Trịnh Bản Kiều). Quan Vũ tự Vân Trường là một trong những nhà vẽ trúc lâu đời từ thời Tam Quốc. Nổi tiếng nhất là bức „phong vũ trúc“ (trúc trong mưa gió). Phong vũ trúc sở dĩ nổi tiếng vì nó không thuần túy là một bức họa mà là một bức „thi họa“ tức trong họa có thơ – lá trúc là những vần thơ. Nó không thuần túy nghệ thuật mà trong nghệ thuật còn chứa đựng một ý chí, một tâm sự muốn tỏ bày.
Âm Hán Việt:
Bất tạ Đông quân ý,
Đan thanh độc lập danh.
Mạc hiềm cô diệp đạm,
Chung cửu bất điêu linh.
(Đông quân: Chúa Xuân, nghĩa bóng chỉ Tào Tháo)