5/30/19

Thương nhớ chị em viết bài thơ…

Em vẫn chưa tin vẫn ngỡ ngàng
Quê nhà vĩnh biệt báo tin sang
Chị yên say giấc xa trần thế
Thanh thản bình an cõi vĩnh hằng !!

Một giọt máu đào cũng vẫn hơn
Đêm qua thao thức giấc chập chờn
Nhớ làm sao nhớ thời thơ ấu
Em nhận thâm tình lắm nghĩa ơn…!

Hồi đó Mẹ sinh ra thằng Út
Cả gia đình ai cũng mừng vui
Tên em chị đặt từ thuở đó
Nguyễn Kỳ Sơn góp mặt với đời …

viết cho ngày Memorial Day

Memorial Day Memorial Day
Cổ lai chinh chiến khó trở về
Đáp lời sông núi thì đâu quản
Chốn thị thành, rừng núi sơn khê..

Lũ sinh Bắc vào Nam phá hoại
Đào phá cầu đường giết hại dân
Tòng quân giúp nước đâu hề ngại
Chiến trường đỏ lửa quyết hiến thân..

Mưa Trên Đất Trại

Cóc cuối tuần:

      Mưa Trên Đất Trại

     (Kỷ niệm kỳ cắm trại chung của hai Liên Đoàn
      Hướng Đạo -- Văn Lang và Hùng Vương -- dịp
      cuối tuần Memorial Day tại Fiesta Island, San Diego.
      Trại được Trời thương ban cho hai trận mưa!)

Dãy lều ướt nằm im lìm chịu trận,
Cơn mưa dầm còn nấn ná lê la.
Dưới gốc thông thui thủi một bóng già,
Mắt hấp háy nhìn ra bờ biển vắng.

Trời u ám, mây đen dày trĩu nặng,
Ngày bắt đầu, thiếu hẳn tiếng chim mai,
Nước trên cao vẫn tuôn chảy miệt mài,
Mặt trời sợ, trốn hoài không chịu ló.

Trận Hỏa Hoạn Nhà thờ Đức Bà Paris Làm Bừng cháy Lửa Tin Yêu Công Giáo



5/25/19

Trước mắt

Chủ nhật Mother' Day vừa qua, đi dự "Ngày lễ mẹ" về, tôi thấy trước cửa nhà có một tờ giấy nhỏ, mở ra xem," Lòng tin là con đường đến Thiên Đàng". Hai chữ Thiên Đàng khiến tôi nhớ lại một câu chuyện mẹ tôi kể lúc tôi còn nhỏ.

Một cô giáo dạy tiểu học, là Phật tử rất chuyên cần, thường giảng dạy pháp lý nhà Phật trong lớp học. Một hôm cô giáo nói về nỗi khủng khiếp của Địa Ngục, rồi hỏi:
" Em nào muốn xuống Địa Ngục, đưa tay lên."
Không có em nào đưa tay, cô giáo cảm thấy rất vui.
Tiếp theo, cô giáo nói về vẻ đẹp của Thiên Đàng và sự tốt lành của Cực Lạc Thế Giới, rồi hỏi:
" Em nào muốn lên Thiên Đàng, đưa tay lên."
Hầu hết các em đều đưa tay, chỉ có một em đang lặng lẽ suy nghĩ ở cuối lớp không đưa tay.

Trăn trở tháng Tư

Chuyện tháng tư nhiều đêm thức giấc
Nhớ phận mình cứ ngỡ ác mơ
Triệu hùng binh phút giây tan mất
Lệnh hàng ban xuống thật khó ngờ…

Thuộc cấp nhìn ta mắt ngỡ ngàng
Trời đang trưa nắng kéo mây sang
Giọt mưa trái tiết trưa đầu hạ
Khóc cho trời Nam chịu tóc tang

Vĩnh Biệt Thâm Tình

Ngày nào cũng mở phone xem thư
Không ngóng không trông không đợi chờ
Chẳng có thư nhà lòng thấy nhẹ
Biết chị mình chưa bỏ trần nhơ !!

Trưa nay đang bước đi ngoài chợ
Tự dưng mắt mái mở phone xem
Nhìn tên người gởi không cần đọc
Vẫn biết tin buồn chị báo em…

Mấy lần lên Sài Gòn khám bệnh
Về nhà trở mệt cũng mấy lần
Tuần rồi chị mệt rồi bất tỉnh
Chở đi cứu cấp chị tỉnh dần…

5/21/19

Xuân viếng Lâm Tì Ni tự, tưởng nhớ Trúc Lâm đầu đà, Kỷ Hợi 2019

Ảnh trên Internet
Tết này, rằm tháng Giâng, SR có về Đà Lạt, viếng 10 kiểng chùa, trong đó có 3 ngôi chùa tổ, cầu an cho gia đình và các bạn hiền một năm thân tâm an lạc. Kiểng chùa dành riêng để đi sau cùng là Lâm Tì Ni tự.
Lâm Tì Ni tự là một ngôi chùa nhỏ, khuôn viên khoảng 2.000 m2, xanh tươi cây cảnh, luôn luôn thanh vắng vì không tiếp khách thập phương, không có thùng phước sương. Kiến trúc chùa theo kiểu chùa làng quê, cũ kỹ rêu phong. Chùa chỉ có 1 thầy và 2 tiểu. Trước sân có tượng Quán Thế Âm đứng cạnh 1 hồ sen nhỏ và 1 cây bồ đề.. Bên hông chùa là vườn trúc trong có 1 tượng thiền sư bằng gỗ tĩnh tọa. Sau chùa là một gian nhà 3 gian ở và tiếp khách của thầy trò. Trong chánh điện có tượng A di đà, 2 bên là bàn thờ Địa Tạng Vương bồ tát và Quán Thế Âm, ngăn cách với khách bằng một quầy bằng gỗ, để cách ly các tiểu tụng kinh bên trong. Bên phải chánh điện là phòng thờ Đạt Ma tổ sư thứ nhất Phật giáo Trung hoa (cũng là của Việt Nam). Khách đến hành lễ, muốn đứng quỳ tùy ý, không nhang đèn, không đánh trống, dộng chuông. Khôn gian hoàn toàn tĩnh lặng.
SR ra khỏi chùa khi trăng vừa lên khỏi vườn trúc, lần tràng hạt niệm đức Phật hoàng Trần Nhân Tôn, nhớ bài kệ của Ngài, tức cảnh sinh tình. Nay chép lại tặng nhà thơ Hoàng Kim Long, bạn thân Võ Thành Xuân và các bạn hiền quý mến.

Xuân viếng Lâm Tì Ni tự
Kiếp sống này ngắn như hơi thở
Cuộc đời tan hợp tựa sương bay
Nhưng trăng vẫn sáng như trăng sáng
Như hoa nở rộ giữa vườn mây

Hãy mở lòng ra, hãy yêu đi
Dù đà bảy, tám, hay chín mươi
Yêu mãi đến khi còn yêu được
Thiên đàng địa giới vẫn xanh tươi

Tâm cảnh an nhiên xa thiền viện
Trên cao chim đậu một cành thông
Bước thẳng bước nghiêng quanh vườn trúc
Ao sen phẳng lặng Quán Thế Âm.
LYSA

BỐN NỔI KHỔ LỚN CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI

Đời người tựa như cánh cửa, có người lạc quan khi ở bên trong, có người lại vui vẻ khi đứng bên ngoài. Kỳ thực, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì mới là tốt nhất…



Không có vàng nguyên chất, cũng không có người hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là chúng ta đích thực. (Ảnh: Internet)

1. Bốn cái khổ của đời người

Một là nhìn không thông: Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người.

Hai là luyến tiếc: Luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng. Sống trong luyến tiếc thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.

Ba là không thể đứng dậy sau thất bại: Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi.

Bốn là không thể vứt bỏ: Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy, thật khổ, thật mệt.

Bạn đã hiểu rồi, vậy bạn có muốn thay đổi hay không?

……….

Eulogy



5/19/19

TÔI MUỐN ĐI TU

Tôi  bảo  em  tôi  muốn  đi  tu
Em  nói : bao  năm  ở  trong  tù
Có  phải  thấy  rằng  tu  chưa  đủ
Nhất  nhật  tại  tù  bằng  ba  thu ?!

Bỗng  dưng  tôi  thấy  chán  chuyện  đời
Ai  rồi  cũng  sẽ  bỏ  cuộc  chơi !
Đường  trần  quanh  quẩn  vòng  danh  lợi !
Thanh  thản - An  nhiên  được  mấy  người ?

5/17/19

TAM CUNG, LỤC VIỆN

NHƯ THẾ NÀO LÀ “TAM CUNG”, “LỤC VIỆN”,
CÓ PHẢI HOÀNG ĐẾ CHỈ CÓ 72 PHI TỬ ?

Trong dân gian, nếu hỏi hậu phi của hoàng đế có bao nhiêu người, đáp án 10 người thì hết 8, 9 người nói là “tam cung lục viện thất thập nhị phi”.

Dân gian gọi là “tam cung” 三宫, nhìn chung chỉ trung cung và đông tây 2 cung nơi hậu phi cư trú. Kì thực phải từ triều Minh Thanh về sau mới phân ra như thế.

MỘT BÓNG HÌNH

Trong cõi trầm luân thả rong niềm nhớ
Ký ức miên man dõi một bóng hình
Chớp bể mưa nguồn, giữa chốn phù sinh
Tìm đâu thấy hồng nhan thời phiêu bạt!?

Trên cánh thiên di gió vương trầm mặc
Một kiếp xa đàn khắc khoải cơn mê
Cứ loay hoay tìm phương giác đi, về
Nên chẳng khác kiếp dã tràng xe cát.

Lãng Đãng Du Sơn

Dạo:
    Diệu Phong, Ngũ Lão, Ngũ Đài,
Đường lên  núi ấy, mấy ai tỏ tường.
Cóc cuối tuần:

   浪 蕩 遊 山
曙 日 初 升 散 曉 嵐,
雍 容 持 錫 上 高 巖.
先 隨 芳 草 蹁 崖 路,
後 逐 落 花 復 佛 庵.
五 老 巍 巍 曾 未 到,
妙 峯 屹 屹 只 胡 談.
金 剛 窟 裏 逢 荒 寺,
一 句 三 三 使 客 慙.
                陳 文 良

5/14/19

Quỹ di sản Notre-Dame de Paris










Fondation du Patrimoine, một trong 3 hiệp hội được ủy nhiệm tiếp nhận sự đóng góp của công chúng để xây dựng lại nhà thờ Notre-Dame de Paris, cho hay đã quyết định ngưng nhận tiền, vì đã nhận được… quá nhiều.

Fondation du Patrimoine, nhận được trên 200 triệu Euros trong tổng số trên 1 tỷ ít ngày sau khi nhà thờ bị cháy, cho biết sẽ lập một quỹ khác , gọi là ‘’ Plus jamais ça‘’, để nhận tiền đóng góp dùng vào việc trùng tu cho tất cả các di sản, lăng tẩm quốc gia bị hư hại.
Hiện nay, ngân quỹ nhà nước dành cho việc trùng tu, bảo trì các lăng tẩm trên toàn quốc, 350 triệu mỗi năm, không đủ đáp ứng nhu cầu.

Nước Pháp có quá nhiều lâu đài, nhà thờ, dinh thự công cộng. Hầu hết việc trùng tu những lăng tẩm nổi tiếng như điện Versailles, bảo tàng viện Louvre, các nhà thờ lớn cực kỳ tốn kém đều do các ''foundations'' tư nhân, đa số là Hoa Kỳ tài trợ.
Những di sản ít nổi tiếng, tại các vùng hẻo lánh bị hư hại nhiều vì thiếu ngân sách. Fondation du Patrimoine muốn nhân cơ hội này gây quỹ cho việc bảo tồn lâu dài các di sản quốc gia.

Nhà thờ Notre Dame, như tất cả những bất động sản quốc gia của nước Pháp đều không có bảo hiểm, vì phí tổn bảo hiểm quá lớn. Quốc hội vừa thông qua một dự luật quy định nguyên tắc trùng tu Notre Dame. Người ta nghĩ việc xây cất có thể bắt đầu từ 2021. Việc khẩn cấp là che chở cho nhà thờ khỏi bị mưa gió làm hư hại.

Tổng thống Macron muốn việc xây cất ‘’một nhà thờ đẹp hơn‘’ hoàn tất trong 5 năm, nhưng các chuyên viên phản đối, cho hay không thể làm việc hấp tấp, việc trùng tu không thể thực hiện dưới 10 hay 15 năm.
Hiện nay hai khuynh hướng đang tranh luận sôi nổi: một phe muốn xây lại nóc nhà thờ với chất liệu mới, kiến trúc mới, hợp với thời đại, hướng về tương lai, phe khác đòi xây lại y như cũ để tôn trọng một di sản văn hóa.
Bộ trưởng Văn hóa Frank Riester hứa sẽ tham khảo ý dân trước khi quyết định, vì Notre Dame là tài sản chung của nhân dân.

5/13/19

bàn tay tuyệt vời

-ss-
Dĩa mắm tôm chua, tô thịt luộc
Dưa leo, chuối chát, khóm và rau
Bún mắm làm sao con quên được
Bàn tay của mẹ đẹp làm sao...

Không phải mượt mà sơn xanh đỏ
Bàn tay của công chúa tiểu thơ
Tay mẹ chai sần đời tạm bợ
Nhưng mà đẹp lắm, mướt hơn thơ.!

Viết trong những ngày đất nước đang chuyển mình

Tôi không phải là nhà chính trị, cũng không phải là một fortune teller, nhưng với những năm tháng từng trải của mình, tôi hiểu sâu sắc rằng, đất nước VN đang ở trong những ngày biến động dữ dội, nhưng mỗi ngày một sáng sủa hơn.
Đại gia đình tôi đã trải qua 72 năm và có ít nhất 3 thế hệ sống trong nước Việt Nam Dân chủ Công hòa, thành lập ngày 2/9/1945 và đến hôm nay là những ngày cuối cùng của Cộng Hòa XHCN Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo. Nhìn vào những biến động của đại gia đình mình trong 72 năm qua, tôi “nhìn thấy” sự biến động của đất nước và tôi tin chắc rằng mọi thứ đang được phát triển theo một quy luật mà không thế lực nào cưỡng nổi.

Thế hệ thứ nhất:
Năm 1945, cha tôi là một thanh niên 30 tuổi, đầy lòng yêu nước, ngây thơ và hăm hở theo Việt Minh rồi trở thành Đội viên Đội tự vệ Hoàng Diệu từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Cha trở thành công an mật Hà Nội năm 1947, được kết nạp vào ĐCS năm 1948, rồi lên chiến khu Việt Bắc, rồi trở về Hà Nội ngày giải phóng Thủ đô năm 1954…

5/7/19

Bản Tin số 30 - Thụ Nhân Âu Châu



Hàm Rồng ơi ta nhớ…

Hàm Rồng đêm kín trời sương trắng
Lạnh từ rừng núi buốt cả da
Bốn phía vây quanh rừng yên lặng
Sài Gòn ơi, nỗi nhớ xót xa…

Về phép mấy ngày vui bè bạn
Cùng chung đơn vị cũ trước đây
Nhu, Nhã, Hà, Thông, Sơn ,Tứ…
Về Gò Công thăm Mẹ một ngày…

Quấn quýt ngày đêm lại trở lên
Sài gòn đẹp lắm rất khó quên
Gặp bạn bè vui say túy lúy
Nhiều hôm quên hết cả tuổi tên !!

ở ngã ba Bình Tuy

Nằm ngửa nhìn trời mắt đếm sao
Mạng ta dài ngắn ở sao nào?
Sao Ba sao Mẹ sao anh chị
Chẳng có sao nào được cạnh nhau…

Hăm mấy đêm màn trời chiếu đất
Ngủ ngồi ngủ đứng ngủ co ro
Đâu có đêm nào được tròn giấc
Bị bỏ rơi, buồn hận giận lo…