Showing posts with label Nga. Show all posts
Showing posts with label Nga. Show all posts

9/22/23

Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ nói Nga 'dừng chiến tranh' thì Ukraine không phải lên tiếng

 BBC - 21.09.2023


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong cuộc họp cấp bộ trưởng về cuộc khủng hoảng ở Ukraine tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, ngày 20/9/2023

Đây là lần đầu tiên Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xuất hiện trực tiếp tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc xâm lược của Moscow. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, Vassily Nebenzia đã phản đối ông Zelensky phát biểu khi ở đầu cuộc họp.

Thủ tướng Albania Edi Rama, với tư cách là chủ tịch của phiên họp căng thẳng này, đã đáp trả bằng lời lẽ châm biếm nhằm vào Moscow, nước từ lâu đã nói rằng cuộc xâm lược không phải là chiến tranh mà chỉ là "chiến dịch quân sự đặc biệt".

“Tôi muốn đảm bảo với các đồng sự người Nga của chúng ta và toàn thể mọi người ở đây rằng đây không phải là một chiến dịch đặc biệt của chủ tịch Albania,”
Rama, người nổi tiếng với sự hài hước sắc sảo, nói trong tiếng cười thầm lặng khắp khán phòng.

“Có một giải pháp cho vấn đề này,” Rama tiếp tục, nói thẳng với ông Nebenzia: “Nếu ông đồng tình thì, ông dừng chiến tranh và Tổng thống Zelensky sẽ không phát biểu gì.”

Nebenzia không đồng ý. Ông tiếp tục nói rằng phiên họp là một màn kịch và chỉ trích Rama, cho rằng những gì ông Rama nói là những tuyên bố mang tính chính trị hơn là đóng vai trò một người giám sát quy trình một cách trung lập.

Sau phiên họp, Zelensky cảm ơn Rama trên mạng xã hội, nói rằng cầu thủ người Albania, vừa là một nghệ sĩ kiêm cựu cầu thủ bóng rổ, đã "cho thế giới thấy cách hành xử đúng đắn với Nga, những lời dối trá và đạo đức giả của quốc gia này."

Để tìm cách biện minh cho cuộc xâm lược của mình, Moscow đã nói rằng tham vọng của Ukraine muốn hội nhập với Phương Tây - bao gồm cả Nato - là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga, một tuyên bố mà Kyiv và các đồng minh phủ nhận và cho là một tiền đề vô căn cứ để khai chiến.

Khi phát biểu sau cuộc cuộc đối đáp căng thẳng, ông Zelensky yêu cầu tước quyền phủ quyết của Nga với tư cách là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, như một hình phạt vì tấn công Ukraine.

Xuất hiện trong phòng họp sau khi Zelensky rời đi, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov biện minh cho việc Moscow sử dụng quyền phủ quyết và nói đó là hợp pháp, cáo buộc Kyiv và phương Tây chỉ tuân theo các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 một cách có chọn lọc để phục vụ cho ý chí của họ.



Thủ Tướng Albany Edi Rama* kể chuyện vui về Putin:

*Edi Rama (sinh ngày 4 tháng 7 năm 1964) là một chính trị gia, nghệ sĩ, nhà văn và cựu cầu thủ bóng rổ người Albania, người đã trở thành Thủ tướng thứ 42 của Albania kể từ năm 2013. Rama cũng là Chủ tịch Đảng Xã hội Albania từ năm 2005.

“Tôi không biết bạn có nghe nói rằng Nga đang nghĩ đến việc thống nhất các múi giờ hay không. Bởi vì họ có sự chênh lệch 9 giờ giữa đầu này và đầu kia của đất nước."

Thủ tướng đến gặp Putin và nói: 'Thưa ngài Tổng thống, chúng tôi có một vấn đề. Gia đình tôi đang đi nghỉ hè, tôi gọi điện để chúc họ ngủ ngon, nhưng họ đã ở giữa buổi sáng và họ đang ở bãi biển. Tôi đã gọi cho Olaf Scholz để chúc mừng ngày kỷ niệm của anh ấy và anh ấy nói: Đó là ngày mai. Tôi gọi cho Tập Cận Bình vào ngày đầu năm mới và ông ấy nói: Vẫn là năm cũ.

Và Putin nói: 'Vâng, điều đó cũng đã xảy ra với tôi. Tôi đã gọi điện cho gia đình Prigozhin để bày tỏ lời chia buồn về sự mất mát của họ, nhưng máy bay vẫn chưa cất cánh.'**

Khán giả trong video có thể nghe thấy tiếng cười. Bản thân Rama ngả người ra sau câu nói cuối cùng và cười sảng khoái.😃😃😃

**Người đứng đầu đội lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin, chết trong một vụ tai nạn máy bay vào tháng 8, khoảng hai tháng sau cuộc nổi dậy thất bại của ông . Điều này làm dấy lên suy đoán rằng chiếc máy bay có thể bị bắn hạ theo lệnh của Putin.

11/23/22

Nga là quốc gia khủng bố.

 Điều gì đến sẽ đến, sau các cuộc tấn công khủng bố liên tiếp của Nga vào các cơ sở hạ tầng của Ukraina, Hội đồng các quốc gia NATO đã họp và hôm nay, 22-11-2022, đã ra quyết định chính thức công nhận chính phủ Nga do Putin đứng đầu là nhà nước khủng bố, với tỷ lệ chấp thuận tuyệt đối 30/30. Điều này cho phép các quốc gia này có thể tiến hành trừng phạt bất kỳ một quốc gia nào khác tiếp tục có quan hệ quốc phòng, quân sự với Nga bắt đầu từ ngày này, đồng thời là dấu hiệu cho thấy sẽ tăng cường nhiều hơn nữa sự hỗ trợ vũ khí cho Ukraina.

NATO Parliamentary Assembly declares Russia to be a ‘terrorist state’.


Không chỉ NATO, một dự thảo nghị quyết tương tự đã được trình lên Hội đồng chung châu Âu và sẽ được bỏ phiếu trong tuần tới. Như vậy, đây sẽ là những đòn trừng phạt cả kinh tế lẫn quân sự mạnh nhất từ trước tới nay của phương Tây đối với Nga, hầu như sẽ cắt đứt toàn bộ mọi buôn bán, giao thiệp, đồng thời bắt tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới phải chọn bên và tỏ rõ thái độ trong vấn đề Ukraina, nếu không muốn đối mặt với những trừng phạt do “ủng hộ, hỗ trợ khủng bố”.

Không cần chờ nghị quyết của EU, chính phủ Czech hôm nay đã ra tuyên bố chính thức, công nhận chính phủ Nga do Putin đứng đầu là “nhà nước khủng bố”.

Sáu quốc gia công nhận chính phủ Nga do Putin đứng đầu là “nhà nước khủng bố”.


Để đáp lại, truyền thông Nga lại tiếp tục đe dọa: “sử dụng vũ khí hạt nhân” với lý do rất buồn cười: “để chứng minh rằng nước Nga không phải là nhà nước khủng bố”, nhưng đe dọa này dường như không còn làm cho bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu để ý.



Bài đọc thêm: Nghị viện châu Âu nói Nga là "nước tài trợ khủng bố" (Theo  BBC tiếng Việt)

10/31/22

Nga Phải Biết Sỉ Nhục

 Jacek Rostowski“Russia must be humbled”, The Strategist

Chuyển ngữ: Lương Định Văn - Blog QGHC wordpress.com

Với sự triệt thoái của các lực lượng Nga ở miền Đông và Nam Ukraine trước cuộc phản công thần tốc của Ukraine, vài bình luận gia Tây Phương cho rằng cuộc chiến do Điện Cẩm Linh phát động vào tháng 2 không thể kết thúc bằng ‘sự sỉ nhục’ đối với Tổng thống Vladimir Putin hoặc nước Nga. Thật ra, cần phải đảo ngược lại mới đúng: cuộc xâm lăng kinh hoàng của Putin buộc nước Nga phải bị trừng phạt một cách triệt để trên trường thế giới.

Hãy bỏ qua một bên tính vô đạo đức của lời kêu gọi một chiều nhằm giúp Putin một lối thoát khỏi bị mất sỉ diện (dường như không có ai kêu gọi cho Ukraine khỏi bị sỉ nhục bởi một giải pháp hòa bình sau cùng), liệu lập luận này có thể chấp nhận được bởi lịch sử hoặc bằng lối lý luận lạnh lùng trong việc đối phó với một siêu cường hạt nhân (ngay cả một siêu cường được biểu hiện là siêu cường chỉ với khía cạnh này)?

4/13/22

Lãnh đạo Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia thăm Kyiv còn Thuỵ Điển, Phần Lan bàn chuyện vào Nato

BBC tiếng Việt ngày 13.04.2022

Hình các tổng thống xuống tàu hỏa ở Kyiv từ Twitter của Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda

Tổng thống Volodymyr Zelensky đón người đồng cấp Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia tới thăm Kyiv bằng xe lửa hôm 13/04.

Riêng về nước Đức, có tin Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cũng muốn thăm thủ đô Ukraine nhưng không được lãnh đạo nước chủ nhà hoan nghênh.

Việt Nam thực chất đã chọn phe khi bỏ phiếu ủng hộ Nga bất kể nước này xâm lược Ukraine?

Lê Mạnh Hùng
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Berlin
12 tháng 4 2022

Ngày 7/4/2022, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu trục xuất Nga ra khỏi cơ quan này với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống (trong đó có Việt Nam) và 58 phiếu trắng.

Ngay sau cuộc bỏ phiếu, Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đã quyết định "kết thúc sớm tư cách thành viên" Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của mình.

4/7/22

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga đặt ra vấn đề về thay đổi trong ý thức hệ

RFA
Bài phân tích của TS. Phạm Quý Thọ 2022.04.04

Hình minh hoạ: Lính Ukraine mang quan tài một người lính Ukraine hy sinh trong cuộc chiến chống Nga xâm lược hôm 3/4/2022
 Reuters

4/5/22

Ý kiến nói Putin khó khuất phục châu Âu bằng vũ khí năng lượng

Nguyễn Đức Đại Vượng
Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Gửi bài cho BBC từ Hà Nội
5 tháng 4 2022, 08:46 +07

Nhà máy lọc dầu Mazeikiai ở Lithuania. Nước này vừa tuyên bố ngưng nhập khí đốt từ Nga

Hiện nay Nga đang cung cấp khoảng 40% tổng nhu cầu về khí đốt của EU, đặc biệt là cho Đức, nên Moscow nghĩ Phương Tây sẽ phản ứng yếu ớt trước hành động Nga xâm lược Ukraine.

Thế nhưng Nga đã nhầm. Cơn mưa "lệnh cấm vận" ngay lập tức trút xuống Nga sau khi cuộc xâm lược nổ ra được vài ngày, cắt đứt hầu như hoàn toàn nền kinh tế nước này với phần còn lại của thế giới.

Nay, ông Vladimir Putin bắt khách hàng mua khí đốt phải trả bằng rouble, kèm lời đe dọa sẽ cắt nguồn cung nếu không chấp nhận với 1/4 là thời hạn cuối cùng.

Chỉ một ngày sau lời đe dọa của Nga, G7 ra tuyên bố dứt điểm với Nga rằng họ tôn trọng hợp đồng đã ký, tức không trả bằng Rúp mà vẫn thanh toán bằng đồng tiền như đã được các bên định rõ trong hợp đồng.

Tới ngày 3/4, tức đã vượt qua hạn chót mà Nga đưa ra là 2 ngày, dòng chảy khí đốt từ Nga vẫn tuôn ồ ạt vào EU như chẳng có lời đe dọa nào.

Hai bên phụ thuộc nhau

Tại sao ông Putin lại nhận thất bại thảm hại như vậy với vũ khí năng lượng? Theo tôi, có rất nhiều lý do để giải thích, nhưng lý do quan trọng bậc nhất là như sau:

Ông Putin ở vị thế gần như "độc quyền bán" khí đốt cho EU, việc này là không thể phủ nhận; Tuy nhiên, EU cũng đang nắm giữ sức mạnh là gần như "độc quyền mua" được sinh ra từ đặc tính tự nhiên của loại tài nguyên này, và việc này là cũng không thể phủ nhận.

Thị trường rơi vào tình trạng thiểu quyền ở cả hai vế "Mua" và "Bán", hay nói cách khác thì quyền lực của bên này đối với bên kia xem như là bằng zero khi xét trên lý thuyết. Và, thường thì để thị trường vẫn sinh ra lợi ích, cả hai bên đều phải tuyệt đối tránh việc phá huỷ thế cân bằng này.

Vladimir Putin đã chạm vào điểm cốt tử này, đẩy bên kia rơi vào tình thế buộc phải hành động để tái lập thế cân bằng bằng cách cho phép bên thứ ba xen mạnh hơn nữa vào thị trường nhằm từng bước biến từ thiểu quyền cung thành cạnh tranh cung, cho dù sẽ có giá phải trả khi xét về mặt lợi ích kinh tế trong ngắn và trung hạn, tức là khoảng 5 năm đổ lại.

Nguồn khí đốt hóa lỏng LNG từ Qatar - hình minh 

Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố quan trọng như sau, nhưng có lẽ cũng đã bị lờ đi trong quyết định của Nga khi ép EU phải thanh toán bằng rouble:

Nếu không mua của Nga thì EU sẽ mua từ Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi với giá có thể đắt hơn do phải vận chuyển bằng tàu thủy và phải hóa lỏng khí. Nhưng, vào lúc này thì đối với thế giới nói chung và EU nói riêng, lợi ích kinh tế chỉ đứng hàng thứ yếu so với việc phải bảo vệ các nền tảng nâng đỡ cho các giá trị xã hội của họ. Vì vậy, nếu có phải trả thêm tiền để mua khí đốt thay cho nguồn cung từ ông Putin thì việc này cũng không phải là vấn đề quá nặng nề đối với EU tại thời điểm này.

Mỗi ngày ông Putin thu được khoảng 1 tỷ usd từ việc bán dầu và khí vào EU, số tiền này là cực kỳ quan trọng đối với ông ta nhằm duy trì cỗ máy chiến tranh của mình đặt trong bối cảnh bị cấm vận toàn diện và nguồn dự trữ quốc gia ước vào khoảng 400 tỷ USD trong tổng số 600 tỷ USD đã bị phương Tây khóa chặt, cả tiền gửi, trái phiếu, vàng...

Nguồn thu 1 tỷ USD hàng ngày này là sống còn đối với ông ta hiện nay, bởi nếu mất nó thì cuộc chiến tại Ukraine chắc chắn phải kết thúc sớm.

Còn với EU, nhờ sự giàu có sinh ra từ tiềm lực to lớn của mình, giả sử như nếu phải chịu chi phí đắt thêm 1 tỷ USD/ngày do mua từ nguồn cung khác, thì điều này, xét trên lý thuyết, cũng không thể có bất cứ một trọng lượng gì đáng kể do nó quá bé nhỏ trước quy mô và sự bền vững của nền kinh tế EU.

Tầm quan trọng của nguồn doanh thu 1 tỷ USD/ngày đối với Nga, đã được EU hiểu rõ và nắm chặt để ứng dụng nhuần nhuyễn trong cuộc cạnh tranh với Nga.

Những yếu tố như vừa được nêu trên, dù có bị lờ đi, thì chúng vẫn luôn giữ được nguyên vẹn giá trị của mình trong cuộc đấu cân não "Hoặc là đồng rouble, hoặc là không có khí đốt" do Nga đã đặt ra cho khách hàng của mình.

EU đã tính đến chuyện chuyển đổi nguồn năng lượng

Theo cam kết tại Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, 2035 sẽ là thời hạn muộn nhất để EU chấm dứt phát thải CO2, tức chỉ còn 17 năm nữa để Nga có thể kiếm được tiền nhờ vào việc bán dầu và khí đốt cho EU.

Nhưng nay trước dã tâm xâm lược Ukraine, và trước thái độ không thể tin cậy của người bán hàng này, EU đã công bố thời hạn muộn nhất là 2027 sẽ chấm dứt hoàn toàn việc mua dầu và khí đốt của Nga, tức chỉ còn 5 năm nữa tính từ lúc này.

Trong lúc chờ đợi đến thời điểm đó, EU cũng đã quyết định giảm mua ngay trong năm nay 2/3 lượng khí đốt của Nga, và phần hụt này sẽ do Mỹ, Qatar và Ai Cập đảm nhiệm, trong đó riêng Mỹ đã cam kết cung 15 tỷ m3 LNG.

Công nghệ mới để khai thác các nguồn năng lượng như phân hạch, kể cả hợp hạch với nguyên liệu đầu vào là vô tận do được chiết xuất từ nước biển, dầu ăn tái chế, năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sóng biển…đang được hoàn thiện rất nhanh với giá thành ngày càng rẻ, cho phép EU thay thế nguồn năng lượng hóa thạch được cung từ Nga.

Trí tuệ, được biểu hiện bằng công nghệ tinh vi, chắc chắn sẽ sớm xóa toàn bộ lợi thế có được từ việc khai thác - xuất khẩu tài nguyên thô của Nga mà nước này đang sử dụng như vũ khí để áp đặt ý chí chủ quan của mình.

Trò chơi đe dọa sử dụng vũ khí năng lượng, cũng như đã từng đe dọa sử dụng hạt nhân cách đây vài tuần, đang được chơi quá xoàng bởi Nga.

Lý do là Nga chẳng hiểu, hoặc chẳng cần hiểu, người bị đe dọa đang nghĩ gì, và luồng suy nghĩ đó sẽ dẫn đến việc họ phản ứng ra sao trước hành động của Nga.

Trình độ chơi "game" như vậy, theo tôi, có lẽ còn thua cả tầng lớp tư bản hoang dã ở một số nước đang phát triển chơi trò chơi tài chính biến ngân hàng thành 'con tin'.

Như một số sách kinh tế học đã nêu, "nếu ông chủ ngân hàng có 100,000 USD tiền vốn và chúng ta chỉ vay được có 5,000 USD, chúng ta sẽ phải hoảng sợ trước ông ta. Nhưng, nếu chúng ta vay được từ 20,000 USD tình thế bị đảo ngược toàn bộ, tức ông chủ ngân hàng sẽ phải sợ chúng ta bởi số phận ngân hàng của ông ta hầu như đã nằm gọn trong tay chúng ta".

Sau đợt đe dọa thất bại bằng vũ khí năng lượng này, dự báo EU sẽ đưa ra yêu cầu cho Nga là phải thống nhất lại với họ về cách thức đánh giá kết cấu của giá xuất khẩu khí đốt, và tất nhiên là giá mới phải tụt so với giá hiện nay tại cửa ngõ đường ống.

Lúc đó, trò chơi mới chính thức trở nên khắc nghiệt nhất cho Nga trong cạnh tranh năng lượng do thị trường sẽ bị gạt sang một bên khi quyết định giá.

Dự báo này chắc chắn sẽ sớm thành hiện thực, và đó là cái giá đắt đỏ mà Nga sẽ phải trả cho lời đe dọa thất bại của mình hôm nay.

Ngoài ra, cũng dự báo rằng việc giá khí đốt tăng so với giá mua từ Nga, nếu gây ra các xáo trộn xã hội tại EU (nếu có), thì nó sẽ chủ yếu đến từ tiêu dùng của hộ gia đình ở phần ngân sách dành cho sưởi ấm, nước nóng...

Các nước thuộc EU, với mô hình xã hội là theo đuổi phúc lợi đại trà và với tiềm năng sáng tạo rất lớn từ nội lực, sẽ dễ dàng trong thời gian ngắn (không cần đợi đến khoảng thời gian là 5 năm) để thủ tiêu toàn bộ những ảnh hưởng tiêu cực này bằng cách gia tăng hơn nữa phúc lợi dành cho nhân dân cho đến khi các công nghệ mới của họ có thể giải quyết triệt để việc này.

Điều này còn có nghĩa rằng, những mong chờ chính trị từ Nga, đến từ việc gây ra các biến động xã hội cho EU khi giá khí đốt tăng, cũng sẽ tan biến.

3/23/22

Công nghệ mới phục vụ chiến tranh Ukraina

Internet và đội quân cyber (IT Army) làm tiêu tan hy vọng của Nga bắt Ukraina nhanh chóng đầu hàng. Kiev trực tiếp cầu cứu các tập đoàn « digital » của Mỹ hỗ trợ. Lần đầu tiên ngành công nghệ cao trực tiếp « lên tuyến đầu » trong chiến tranh. Công nghệ mới thời đại kỹ thuật số là một bước ngoặt trong chiến thuật quân sự của các bên. Chuyên gia trường quân sự Saint Cyr của Pháp, Julien Nocetti phân tích về vai trò của các công nghệ kết nối trong chiến tranh Ukraina. 

Nghe phần âm thanh:

Ngoài Kiev, phương Tây đã tăng cường khả năng phòng thủ đề phòng đối phó với các đợt tấn công cyber kể từ khi Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina. Xung đột thời đại kỹ thuật số đang diễn ra dưới những hình thức nào ? Công nghệ kết nối giúp ích được gì và đặt ra những thách thức nào cho các bên tham chiến ? Trong cuộc đọ sức quân sự bất tương xứng với Nga, Ukraina dường như đang chiếm thế thượng phong nhờ các phương tiện « kết nối ».

3/19/22

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NƯỚC NGA XÂM LƯỢC UKRAINE

 


Ngày 16/03, Ông Joan Donoghue, chánh thẩm Tòa Án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice – ICJ. La Cour internationale de justice - CIJ) đã ra lệnh cho nước Nga phải đình chỉ ngay các chiến dịch quân sự, bắt đầu từ 24/02/2022, trên lãnh thổ Ukraine. Cơ quan tài phán cao nhất của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại La Haye (Hòa Lan) đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về sự tàn phá của cuộc xâm lược, đồng thời tán thành quan điểm của Ukraine theo đó sau cùng công lý sẽ thắng lợi. Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết

Pháp đình quốc tế thiết lập từ năm 1946 đồng thời công bố những biện pháp bảo lưu khẩn cấp (provisional measures - mesures conservatoires) nhằm lưu giữ hiệu lực của phán quyết trong tương lai.

Sự khác biệt giữa Tòa án Công lý Quốc tế và Tòa án Hình sự Quốc tế :

Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền tuyên xử các quốc gia thành viên LHQ. Còn Tòa án Hình sự Quốc tế xử phạt các cá nhân phạm tội diệt chủng (génocide), tội chống nhân loại (crimes contre l’humanité) và tội ác chiến tranh (crimes de guerre).

a) Tòa án Công lý Quốc tế gồm 15 thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ biểu quyết. Tòa án Công lý Quốc tế bảo đảm các nguyên tắc độc lập (principe d’indépendance), nguyên tắc vô tư (principe d’impartialité) và nguyên tắc thẩm quyền (principe de compétence). Theo các nguyên tắc này, các phán quyết công bố có quyền lực cưỡng hành (pouvoir coercitif) đối với các quốc gia liên hệ trong hiện tại và tương lai. Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền đối vật (compétence ratione materiae) đối với các tội danh : diệt chúng, tội chống lại nhân loại và tối ác chiến tranh. Tháng 12 năm 2017 các quốc gia thành viên đồng thuận thêm tội ác xâm lược (crime d’agression).vào thẩm quyền cứu xét với hiệu lực kể từ tháng 7 năm 2018.

b) Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC. Tribunal Pénal International - TPI) được thiết lập căn cứ vào Qui Chế Roma. Qui chế này ra đời giữa các nước thành viên LHQ, họp từ ngày 15/06 đến 17/07/1998. Sau khi 60 nước phê chuẩn, Tòa án Hình sự Quốc tế đã có hiêu lực từ 01/07/2002. Từ ngày 04/03/2016, có 123 nước thành viên LHQ phê chuẩn Qui chế Roma, chấp thuận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế. Tòa án Hình sự Quốc tế không chấp nhận nguyên tắc đặc miễn của nguyên thủ quốc gia. Ngày 02/03, chưởng lý Karim Khan tuyên bố mở hồ sơ liên hệ đền Poutine với tội danh chiến tranh (crimes de guerre), theo điều 8 Qui chế Roma có hiệu lực từ năm 2002. Cuộc điều tra về các hành động của người Nga (agissements russes) được tiến hành trên cơ sở vững vàng. Poutine và các công sự viên của Poutine gây chiến có thể lãnh án tối đa khổ sai chung thân (perpétuité).

Ngày 16/03, tổng thống Joe Biden tuyên bố Poutine là tội phạm chiến tranh (criminel de guerre). Nga vẫn tiếp tục chiến tranh để buộc Ukraine chấp nhận qui chế trung lập. Nhưng Ukraine đã bác bỏ ý kiến này.

Các thiêt hại do cuộc chiến tại Ukraine gây ra :

Cao ủy LHQ về Nhân quyền tại Ukraine công bố số liệu rất thấp so với thực tế : 691 thường dân thiệt mạng (trong số có 50 trẻ em), 1140 người bị thường (trong số có 62 trẻ em).

Về phía Nga, khoảng 12 ngàn lính thiệt mạng. Ngũ giác đài ước lượng có từ 2 ngàn đến 4 ngàn lính Nga thiệt mạng trong 14 ngày giao tranh.

Theo Tổ chức Di trú Quốc tế (Organisation internationale pour les migrations), trong ba tuần lễ đầu giao tranh, có khoảng 3 triệu người Ukraine chạy thoát khỏi Ukraine, trong số có 1,4 triệu trẻ em.

Theo tạp chí Forbes, Nga mất khoảng 5 tỷ đô la (4,5 tỷ euros). Trong số 1380 chiến xa tham chiến, 598 đã bị thiêu hủy, 211 lính Nga đào ngũ, 551 bị bắt làm tù binh.

Việc Nga tiếp tục chiến tranh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lãnh thổ Ukraine là đất bùn đen (tchernoziom) sình lầy khiến xe tăng bị sa lầy. Ngoài ra, việc tiếp vận vũ khí và lương thực cho quân lính cũng vô cùng khó khăn. Các yếu tố này sẽ là trở ngại tam tài : ‘‘thiên bất thời, địa bất lợi, nhân bất hòa’’ cho Poutine và đội quân xâm lược nước Nga tại Ukraine vậy.





Paris, ngày 18/03/2022

3/1/22

Tại sao Vladimir Putin đã thua trong cuộc chiến này?

*by Yuval Noah Harari (The Guardian)


 Chưa đầy một tuần diễn ra cuộc chiến, dường như ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Vladimir Putin đang hướng tới một thất bại lịch sử. Ông ta có thể thắng tất cả các trận chiến nhưng lại thua cuộc chiến. Giấc mơ xây dựng lại đế chế Nga của Putin luôn nằm trên lời nói dối rằng Ukraine không phải là một quốc gia thực sự, rằng người Ukraine không phải là một dân tộc thực sự và cư dân của Kyiv, Kharkiv và Lviv khao khát sự cai trị của Moscow. Đó hoàn toàn là một lời nói dối - Ukraine là một quốc gia có hơn một nghìn năm lịch sử và Kyiv đã là một đô thị lớn khi Moscow ngay cả còn chưa phải là một ngôi làng. Nhưng kẻ chuyên quyền Nga đã nói dối rất nhiều lần đến nỗi chính ông ta cũng tin vào điều đó.

Khi lên kế hoạch cho cuộc xâm lược Ukraine, Putin có thể tin tưởng vào nhiều sự kiện đã biết. Ông ta biết rằng về mặt quân sự, nước Nga đang lấn át Ukraine. Ông biết rằng Nato sẽ không gửi quân đến giúp Ukraine. Ông biết rằng sự phụ thuộc của châu Âu vào dầu khí của Nga sẽ khiến các quốc gia như Đức do dự về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn. Dựa trên những sự kiện đã biết này, kế hoạch của ông là tấn công Ukraine một cách mạnh mẽ và nhanh chóng, chặt đầu chính phủ của nước này, thành lập chế độ bù nhìn ở Kyiv, và loại bỏ cơn thịnh nộ bất lực của các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Lính Ukraine hôn từ giả vợ và đứa con còn trong bào thai
để lên đường ra mặt trận
.
Nhưng có một ẩn số lớn về kế hoạch này. Như người Mỹ đã học ở Iraq và người Liên Xô đã học ở Afghanistan, việc chinh phục một quốc gia dễ dàng hơn nhiều so với việc nắm giữ nó. Putin biết mình có đủ sức mạnh để chinh phục Ukraine. Nhưng liệu người dân Ukraine có chấp nhận chế độ bù nhìn của Moscow không? Putin đã đánh cược rằng họ sẽ làm được. Rốt cuộc, như ông ta đã nhiều lần giải thích cho bất kỳ ai sẵn sàng lắng nghe, Ukraine không phải là một quốc gia thực sự và người Ukraine không phải là một dân tộc thực sự. Năm 2014, người dân ở Crimea hầu như không chống lại quân xâm lược Nga. Tại sao năm 2022  phải khác
 đi?

Mỗi ngày trôi qua, người ta càng thấy rõ rằng canh bạc của Putin đang thất bại. Người dân Ukraine đang chiến đấu với tất cả trái tim của họ, giành được sự ngưỡng mộ của toàn thế giới - và chiến thắng trong cuộc chiến. Nhiều ngày đen tối ở phía trước. Người Nga vẫn có thể chinh phục toàn bộ Ukraine. Nhưng để giành chiến thắng trong cuộc chiến, người Nga sẽ phải cầm chân Ukraine, và họ có thể làm được điều đó chỉ khi người Ukraine để họ làm. Điều này dường như ngày càng khó xảy ra.

Mỗi xe tăng Nga bị phá hủy và mỗi người lính Nga thiệt mạng đều làm tăng lòng dũng cảm kháng cự của người Ukraine. Và mỗi người Ukraine bị giết càng làm sâu thêm lòng căm thù của người Ukraine. Hận thù là cảm xúc xấu xa nhất. Nhưng đối với các quốc gia bị áp bức, lòng căm thù là một kho tàng ẩn giấu. Chôn sâu trong tim, có thể trường tồn kháng chiến qua nhiều thế hệ. Để thiết lập lại đế chế Nga, Putin cần một chiến thắng tương đối không đổ máu dẫn đến một nền hòa bình tương đối không có đất. Với việc đổ ngày càng nhiều máu của người Ukraine, Putin chắc chắn rằng giấc mơ của mình sẽ không bao giờ thành hiện thực. Đó sẽ không phải là tên của Mikhail Gorbachev được viết trên giấy chứng tử của đế chế Nga: đó sẽ là tên của Putin. Gorbachev để lại cho người Nga và người Ukraine cảm giác như anh em ruột thịt; Putin đã biến họ thành kẻ thù và bảo đảm rằng quốc gia Ukraine sau này sẽ khẳng định mình đối lập với Nga.

Các quốc gia cuối cùng được xây dựng dựa trên những câu chuyện. Mỗi ngày trôi qua lại thêm nhiều câu chuyện mà người Ukraine sẽ kể không chỉ trong những ngày đen tối phía trước mà còn trong nhiều thập kỷ và thế hệ sau. Tổng thống từ chối chạy khỏi thủ đô, nói với Mỹ rằng ông ta cần đạn dược, không phải bỏ chạy, những người lính từ Đảo Rắn, những người đã nói với một tàu chiến Nga "hãy cút đi"; Những người dân thường cố gắng ngăn chặn xe tăng Nga bằng cách ngồi trên đường đi của họ. Đây là thứ mà các quốc gia được xây dựng từ đó. Về lâu dài, những câu chuyện này còn hơn cả xe tăng.

Kẻ chuyên quyền Nga cũng như bất cứ ai cũng biết điều này. Khi còn nhỏ, ông ta lớn lên trong chế độ ăn kiêng với những câu chuyện về sự dũng cảm của người Nga trong cuộc vây hãm Leningrad. Giờ đây, ông ta đang tạo ra nhiều câu chuyện như vậy hơn, nhưng nhập vai mình vào vai Hitler.

Những câu chuyện về lòng quả cảm của người Ukraine mang lại quyết tâm không chỉ cho người dân Ukraine, mà cho cả thế giới. Họ mang lại sự can đảm cho chính phủ của các quốc gia châu Âu, cho chính quyền Hoa Kỳ, và ngay cả cho các công dân bị áp bức của Nga. Nếu người Ukraine dám dùng tay không để chặn xe tăng, thì chính phủ Đức có thể cung cấp cho họ một số hỏa tiễn chống tăng, chính phủ Mỹ có thể dám cắt đứt Swift của Nga, và công dân Nga có thể dám thể hiện sự phản đối của họ đối với điều vô nghĩa này. chiến tranh.
Thật không may, cuộc chiến này có thể sẽ còn kéo dài. Nhưng vấn đề quan trọng nhất đã được quyết định. Những ngày qua đã chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng Ukraine là một quốc gia thực sự, rằng người Ukraine là một dân tộc thực sự và họ chắc chắn không muốn sống dưới một đế chế mới của Nga. Câu hỏi chính còn bỏ ngỏ là mất bao lâu để thông điệp này xuyên qua các bức tường dày của Điện Cẩm Linh!?

*Yuval Noah Harari là nhà sử học và tác giả của Sapiens: Lược sử loài.
 
NSNam (phỏng dịch)

2/27/22

Ukraina: chế độ ‘‘phát xít’’ hay trở lực cho tham vọng đế chế của Putin ?

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky phát biểu, Kiev, ngày 25/02/2022, ngày thứ hai cuộc can thiệp quân sự Nga. © REUTERS/UKRAINIAN PRESIDENTIAL PRESS SE

Ngay sau bài diễn văn hơn 20 phút của tổng thống Nga mờ sáng 24/02/2022, quân Nga bất ngờ oanh kích hàng loạt vị trí tại Ukraina. Cuộc chiến tranh tình báo Mỹ dự báo, rút cục đã diễn ra. Truyền thông đặc biệt chú ý đến một bài diễn văn khá dài hơn một giờ ngày 21/02 của tổng thống Nga - công nhận hai nước cộng hòa tự phong vùng Donbass, lên án Kiev là « phát xít mới », tay sai của phương Tây - được nhiều người nhìn nhận như hành động tuyên chiến với Ukrain.

Cuộc đối đầu vũ trang giữa Nga và Ukraina không thể tách khỏi trận chiến về truyền thông. Đêm ngày 24/02, ít giờ trước diễn văn khởi động chiến tranh của ông Vladimir Putin, tổng thống Ukraina Volodymir Zelensky có bài nói chuyện ngắn, hướng tới người dân Nga, như một nỗ lực mong manh sau cùng hy vọng vãn hồi hòa bình. Bài nói chuyện của tổng thống Ukraina được tuần san Pháp Courrier International gọi là « một bài học về lịch sử Zelensky dành cho Putin ».

Nghe bản tin và bình luận:


8/26/20

Alexei Navalny : Đức kết luận nhà đối lập Nga bị đầu độc

 Tú Anh RFI

e cảnh sát bên ngoài tổ hợp bệnh viện Charite Mitte, nơi nhà đối lập Nga Alexei Navalny được chữa trị, Berlin, Đức. Ảnh chụp ngày 24/08/2020. REUTERS - MICHELE TANTUS

Điều nghi ngờ đã được xác nhận là sự thật : kết quả xét nghiệm khẳng định nhà đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc. Bệnh viện Charité ở Berlin thông báo kết luận này vào trưa thứ Hai, cho biết thêm bệnh nhân vẫn còn được đặt trong tình trạng hôn mê nhân tạo nhưng sinh mạng được bảo toàn.

Hai ngày sau khi « khắc tinh » của chủ nhân điện Kremlin được chuyển từ Siberia sang Berlin điều trị khẩn cấp, kết quả xét nghiệm đầu tiên khẳng định tìm thấy dấu vết chất độc thuộc « nhóm enzym ức chế cholinesterase » gây tê liệt tế bào thần kinh và cơ. Alexei Navalny vẫn còn nằm trong phòng cứu cấp và trong trạng thái hôn mê nhân tạo nhưng sinh mạng không bị đe dọa.

Phần còn lại, các bác sĩ tỏ ra thận trọng. Các bác sĩ Đức cho biết cần thêm thời gian để có thể định được công thức của chất độc và không loại trừ các hậu quả về lâu về dài ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của nạn nhân bị đầu độc

Từ nay, nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà đối lập Nga được trao cho cảnh sát hình sự liên bang Đức BKA.

Ngay tức khắc, Berlin, qua thông cáo của thủ tướng Angela Merkel và ngoại trưởng Heiko Maas, yêu cầu Matxcơva « xử lý » khẩn cấp vấn đề này một cách minh bạch và chi tiết, và truy tố trước pháp luật những kẻ trách nhiệm.

Bộ Ngoại Giao Nga cho đến hôm nay vẫn im lặng một cách lạ thường trong khi đó các bác sĩ Nga vẫn khẳng định không tìm thấy vết tích hóa chất nào cho phép nghĩ đến một vụ đầu độc.

Trong y khoa, enzym ức chế cholinesterase, với liều lượng thấp, được dùng trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ vì tuổi già Alzheimer. Nhưng với liều lượng cao, enzym trở thành nguy hiểm như chất độc Novitchok. Vào tháng 03/2018, cựu trung tá an ninh quân đội Nga Sergei Skripal, tị nạn tại Anh Quốc, cùng cô con gái bị mưu sát ở ngoại ô Luân Đôn bằng độc dược này, do Liên Xô sáng chế.

4/6/16

Đề phòng bất trắc, tổng thống Nga thành lập “ngự lâm quân”

Tú Anh(RFI)

Đăng ngày 06-04-2016 Sửa đổi ngày 06-04-2016 15:08

media

Tổng thống Nga Vladimir Putin đi vào điện Kremlin, ngày 05/04/2016.Ảnh : REUTERS/Alexander Zemlianichenko/Pool

Tổng thống Nga Vladimir Putin loan báo thành lập « lực lượng vệ binh quốc gia ». Lực lượng mới này gồm các đơn vị an ninh của bộ Nội Vụ, cảnh sát chống bạo động và các đơn vị đặc nhiệm. Nhiệm vụ chính thức là để chống khủng bố, ma túy và xã hội đen. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, đây chỉ là một « lực lượng ngự lâm quân » để chủ nhân điện Kremlin dùng trấn áp các cuộc biểu tình của dân chúng và kiểm soát tầng lớp đặc quyền.

"Panama papers" : Putin và bạn hữu tuồn cả tỷ đô la ra nước ngoài

RFI 

Đăng ngày 04-04-2016 Sửa đổi ngày 04-04-2016 16:51

mediaTổng thống Nga Vladimir Putin bị các điều tra vụ Panama papers phát giác tuồn tài sản ra nước ngoài.REUTERS/Mikhail Klimentyev/Sputnik/Kremlin

Sau khi Liên Đoàn Quốc Tế Các Nhà Báo Điều Tra (ICIJ) và hàng trăm cơ quan truyền thông trên thế giới tung ra các thông tin về những khối tài sản kếch xù được giấu tại các thiên đường thuế khóa, bởi các lãnh đạo chính trị, các nhân vật nổi tiếng và giàu có trong nhiều lĩnh vực, thậm chí cả những tổ chức tội phạm.

3/1/16

Báo cáo Khrushchev bảo vệ chế độ toàn trị Xô Viết

Trọng Thành (RFI)
 Đăng ngày 29-02-2016 Sửa đổi ngày 29-02-2016 19:1

Cách nay 60 năm, lãnh đạo Liên Xô vào thời kỳ đó, ông Khrushchev, đã công bố một bản báo cáo lên án lãnh đạo tiền nhiệm Stalin, như là một đao phủ, gây bao thảm họa tại Liên Xô. Bản báo cáo được công bố đúng ngày cuối cùng  Đại hội XX của đảng này, thời điểm mà nhiều đoàn lãnh đạo các nước cộng sản Đông Âu hay Trung Quốc, Việt Nam đang có mặt tại thủ đô nước Nga. Báo cáo được coi là đã dẫn đến sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản toàn trị, tuy nhiên, ngày càng nhiều có nghiên cứu cho thấy ban lãnh đạo Khrushchev đã sử dụng văn bản này để chia tay an toàn với thời kỳ Stalin, với mục tiêu bảo tồn nguyên vẹn vị thế lãnh đạo của giới cầm quyền cộng sản.

2/28/16

Chế độ toàn trị Trung Quốc và Nga chưa bao giờ nguy hiểm như bây giờ

RFI Đăng ngày 27-02-2016 Sửa đổi ngày 27-02-2016 18:34


Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc tại một hội nghị quốc tế.
Kim Kyung-Hoon/Reuters

Các chế độ toàn trị Trung Quốc và Nga, hiện trong thế phòng thủ sau những thất bại gần đây, chưa bao giờ lại tỏ ra nguy hiểm như thời điểm đầu năm 2016 này. Theo ghi nhận của François Hauter, nhà văn – nhà báo, nguyên chủ bút tờ Figaro, tác giả bài "Gió lạnh thổi tại Trung Quốc và Nga" (Vents glacés sur la Chine et la Russie), được báo Pháp ngữ Le Temps (tháng 2/2016) đăng tải. Sau đây là toàn văn bài dịch.

2/5/16

Nga quá dại dột khi thách thức Không quân Israel?

Tuấn Trung | 04/02/2016 19:15

Việc công khai hỗ trợ phong trào Hezbollah đã khiến Nga và Israel từ thế đối tác chuyển sang đối đầu.

Máy bay Israel tiếp tục ném bom Damascus, S-300/400 lại "câm nín"
Nga đang "nổ quá đà" về uy lực của S-400 triển khai tại Syria
Bất lực trước máy bay Israel, S-400 không thần diệu như quảng cáo

Thỏa thuận hợp tác Nga - Israel chính thức tan vỡ

Trang tin tình báo Debka của Israel ngày 27/1/2016 cho biết, lực lượng Hezbollah đã tiến vào thành phố Daraa, phía nam Syria nhờ sự yểm trợ từ các cuộc không kích của Nga.

12/8/15

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ tự tin sẽ dễ dàng vô hiệu hóa Hạm đội Biển Đen?

Các tàu chiến thuộc Hạm đội biển Đen của Hải quân Nga

Trong trường hợp căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga leo thang, eo biển Bosphorus sẽ là yết hầu khiến toàn bộ Hạm đội biển Đen đứng trước nguy cơ bị tê liệt.

11/28/15

Tên lửa S-400 Nga khiến F-16 Thổ Nhĩ Kỳ án binh bất động

Với tên lửa phòng không tiên tiến S-400, Nga có thể kiểm soát gần như toàn bộ bầu trời Syria và cả các căn cứ không quân ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

ten-lua-s-400-nga-khien-f-16-tho-nhi-ky-an-binh-bat-dong

Một hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik

Một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 Nga trong khu vực biên giới Syria hôm 24/11, Nga tuyên bố điều động hệ thống siêu tên lửa S-400 đến Syria.