Showing posts with label y khoa. Show all posts
Showing posts with label y khoa. Show all posts

1/28/22

CẨN THẬN KHI ĐI MÁY BAY ĐƯỜNG DÀI

 


Chỉ một tích tắc sau khi chiếc máy bay khổng lồ Boeing 747 đáp xuống phi trường quốc tế Frankfurt của Đức Quốc, trực thăng cứu cấp đã chờ sẵn và bốc ngay Cô Emma C. 28 tuổi, vừa đi nghỉ hè tại Sydney trở về, vào bệnh viện cấp cứu. Tất cả mọi cố gắng của toán cứu cấp và bác sĩ, y tá bệnh viện không thể cải tử hoàn sinh người nữ hành khách trẻ tuổi bất hạnh này.

Lý do tử vong: cô bị nhồi máu vào hai buồng phổi (Lungenembolie - embolie pulmonaire - plumonary embolism) do cục máu đông của hai cẳng chân dội ngược lên. Một cơn bệnh chết người gần như 100% mặc dù trình độ phát triển y học hiện đại.

1/13/22

Mỹ: Bệnh nhân được ghép tim heo lần đầu tiên trên thế giới

Tin BBC tiếng Việt - ngày 11.01.2022

Bác sĩ Bartley P. Griffith và bệnh nhân David Bennett vào thời điểm đầu tháng 1/2022

Một người đàn ông ở Mỹ đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ loài heo biến đổi gen.

David Bennett, 57 tuổi đang hồi phục tốt ba ngày sau cuộc phẫu thuật ghép tim heo ở Baltimore, các bác sĩ cho biết.

5/29/21

Coronavirus: Đài Loan nghiên cứu vắc-xin DNA 'nhiệt độ phòng' để chống lại Covid-19

Holly Chik 
  • Các nhà khoa học nói rằng một loại vắc-xin sử dụng công nghệ mới triệt để có thể sẵn sàng tham gia các thử nghiệm lâm sàng của con người vào cuối năm nay sau khi thử nghiệm trên chuột và chuột đồng. (mice and hamsters)
  • Các sản phẩm sử dụng kỹ thuật di truyền khác - công nghệ mRNA - đã được phê duyệt để sử dụng nhưng phải được giữ ở nhiệt độ cực thấp.
Vắc-xin DNA có thể giúp chống lại một loạt các bệnh nếu chúng chứng minh hiệu quả chống lại Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Đài Loan đang nghiên cứu vắc-xin Covid-19 sử dụng công nghệ DNA và có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng, theo một nghiên cứu được công bố vào thứ Năm.

So với vắc-xin mRNA, chẳng hạn như các sản phẩm Moderna và Pfizer / BioNTech, cũng sử dụng vật liệu di truyền từ virus, vắc-xin DNA có thể được sản xuất nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.

Vắc-xin Đài Loan vẫn đang trong giai đoạn tiền lâm sàng nhưng có thể được phê duyệt cho các thử nghiệm trên người trước cuối năm nay.

5/18/21

Vi khuẩn ăn thịt người lan tràn Melbourne, Úc

Harriet Constable
BBC Future
17 tháng 5 2021

Adam Noel nghĩ anh chỉ bị muỗi cắn. Anh để ý vết mẩn đỏ hơi sưng ở phần sau cổ chân một tuần trước đó, nhưng vết sưng không đỡ chút nào.

Các bác sĩ nghĩ đó chỉ là một dạng kích ứng da. Hai tuần trôi qua, giờ thì gót chân anh có hẳn một cái lỗ.

"Có gì đó rất bất thường đang xảy ra," anh nghĩ, và lái xe đến Bệnh viện Austin ở Melbourne để khám lại.

Đó là tháng 4/2020 và dịch virus corona sau đó lây lan ở Úc. Nhân viên bệnh viện bị quá tải. Bác sĩ bảo anh vết thương sẽ sớm lành thôi.

3/20/21

Sự công hiệu của Lá xanh Barley ((Green Barley)

BS. Ðặng Vũ Thúy Ðoan

Barley, tên khoa học là Hordeum vulgare, được sách Trung Hoa gọi là Ðại Mạch , không phải là bo-bo.Hạt bo-bo chúng ta thường thấy trong chè sâm bổ lượng có tên khoa học là Coix lacryma-jobi, sách thuốc Tầu gọi là Ý dĩ, tiếng Anh gọi là Job's Tears, hay Coixseed.


Trong bài này, tác giả có nhắc đến chứng thống phong (Gouty Arthritis) mà khá nhiều người đàn ông VN bị chứng này hành hạ. Những người quan niệm "nam vô tửu như kỳ vô phong" hay chén thù chén tạc (nhất là thời gian trong quân ngũ) chừng vào tuổi trung niên hay bị Uric Acid quá nhiều trong mau', đóng thành crystal tại khớp xương nhất là ngón chân cái và gây đau nhức. Có người đã dùng bột Green Barley được khỏi đau.
Quyển sách "Green Leaves of Barley" do bác sĩ Mary Ruth Swoth và bác sĩ David Darbo viết, tôi may mắn được đọc nhờ mượn được từ bà cụ người Úc. Theo lời bà cụ thì ông cụ bị bệnh đường ruột (inflammatory bowel disease), đau bụng, đi cầu nhiều lần trong ngày, sụt ký. Thuốc do các bác sĩ cho không giúp được ông cụ. Thời may có người bạn cho bà cụ mượn quyển sách về Green Barley. Bà cụ cho biết ông cụ dùng Green Barley đã 10 tháng và nay thì cụ hoàn toàn khỏe mạnh, đã lên ký trở lại. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về Barley.

11/20/20

Nhà vệ sinh: Những cuộc cách mạng làm thay đổi đời sống hàng tỉ người

Trong ảnh : tại một công viên giải trí về Nhà vệ sinh tại Hàn Quốc. Frédéric Ojardias/RFI

Đại tiểu tiện là nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên câu chuyện xưa như Trái đất này lại không hề đơn giản với hàng tỉ con người. Gần một phần ba nhân loại không có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh. Chưa kể vấn đề nhà vệ sinh không sạch, không an toàn. Kể từ năm 2013, Liên Hiệp Quốc chính thức coi ngày 19/11 hàng năm là Ngày Nhà vệ sinh Quốc tế. Mục tiêu của LHQ là tới 2030 toàn nhân loại đều được hưởng quyền sử dụng nhà vệ sinh sạch hàng ngày.

Bồn cầu giật nước – cuộc « cách mạng » đầu tiên

Từ hàng nghìn năm nay, mỗi nền văn minh trong quá trình phát triển đều tìm kiếm các phương thức xử lý chất thải đại tiểu tiện, đặc biệt đối với các khu vực tập trung dân cư đông đúc. Tuy nhiên, cho đến kỷ nguyên công nghiệp hóa, việc đi đại tiện trong môi trường thiên nhiên là điều phổ biến. Ngay tại châu Âu, cho đến tận cuối thế kỷ XIX, không hiếm khách bộ hành thỏa mãn nhu cầu ngay trên đường phố. Trong gia đình, giới quý tộc, thị dân sử dụng bô để đi vệ sinh. Kể từ khi kỹ sư người Anh Joseph Bramah phát minh ra bồn cầu water-closets (WC) vào cuối thế kỷ XVIII, phương tiện này đã bắt đầu được nhân rộng khắp nơi. Trong thế kỷ XX, tại các đô thị lớn, người ta xây dựng các hệ thống cống ngầm để đưa chất thải bài tiết ra xa khỏi các khu vực trung tâm. Hiện tại, đối với hàng tỉ người tại các nước phát triển, tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển, bồn cầu, hố xí giật nước đã trở thành tiện nghi tối thiểu, không thể thiếu.

....

Nghe phần âm thanh:

11/16/20

Cuộc sống ít ai ngờ của cặp vợ chồng tỷ phú làm nên vắc xin Covid-19


Dù sở hữu công ty tỷ đô, Tiến sĩ Ozlem Tureci và Tiến sĩ Ugur Sahin vẫn sống trong một căn hộ bình thường, hàng ngày đi xe đạp tới văn phòng. 


Tiến sĩ Ozlem Tureci và Tiến sĩ Ugur Sahin nhanh chóng trở thành cặp đôi nổi tiếng nhất trong khoa học kể từ khi Marie và Pierre Curie phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.

Cặp vợ chồng người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang gần cột mốc tuyên bố loại vắc xin ngừa Covid-19 hiệu quả đầu tiên. Nhưng giống như những người tiền nhiệm, họ đi khắp nơi bằng xe đạp, không quan tâm đến hàng tỷ USD mà họ có thể kiếm được từ khám phá của mình. Họ hạnh phúc nhất khi làm việc cùng nhau trong màu áo phòng thí nghiệm, ngay cả trong ngày cưới của họ.


Giống như Marie Curie, họ là người nhập cư, cha mẹ của họ đều từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức. Họ có thể cùng nhận giải Nobel sau khi công ty của họ, BioNTech - cùng với hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer - công bố vắc xin Covid-19 của họ hiệu quả hơn 90% vào ngày 9/11.

Tiến sĩ Sahin, sinh ra ở Iskenderun, gần biên giới Syria, là con trai của một công nhân nhà máy ô tô. Tiến sĩ Tureci là con gái của một bác sĩ phẫu thuật ở Istanbul. Họ gặp nhau tại Đại học Saarland ở Homburg và đã cộng tác kể từ đó. Họ quan tâm tới việc tìm thuốc điều trị ung thư và cách điều khiển hệ thống miễn dịch loại bỏ khối u.

9/16/20

Covid-19 có thể trở thành bệnh theo mùa như cúm

Anh Vũ (RFI)

Các nhà khoa học vừa mới công bố ghi nhận đáng lo ngại: Miễn dịch cộng đồng có tạo được nhờ vac-xin thì cũng sẽ không ngăn được dịch trở lại đều đặn theo mùa.

Trong vòng vài tháng qua, đại dịch Covid-19 đã gây ra gần 30 triệu ca nhiễm và 920 nghìn ca tử vong trên thế giới cùng những thiệt hại kinh tế, xã hội vô cùng lớn. Cuộc sống của cả nhân loại bị đảo lộn bởi các biện pháp phòng trừ dịch: phong tỏa, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang … Virus corona Sars-CoV-2 sẽ còn tiếp tục hoành hành như thế đến bao giờ, sau khi tìm ra được một loại vac-xin hay cách trị liệu kháng virus hiệu quả ? Có đáng lo lắng khi virus sẽ không bao giờ biến mất và cần phải làm quen với sự có mặt của nó ?

Trong khi đó, nhiều nước trước đây đã phải đối mặt với làn sóng đại dịch thứ nhất, giờ đang chuẩn bị hứng chịu làn sóng thứ 2 có thể xảy ra trong lúc các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa toàn bộ dân cư đã dần được dỡ bỏ để cho phép các hoạt động kinh tế trở lại bình thường.

Đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc.

Không chỉ vì « làn sóng dịch thứ nhất có thể sẽ còn kéo theo nhiều làn sóng khác trầm trọng hơn », mà còn vì virus « Sars-CoV-2 hoàn toàn có cơ hội để biến thành một loại virus theo mùa trở lại vào mùa đông hàng năm, giống như bệnh cúm », đó là nhận định của các nhà nghiên cứu y khoa của Đại học Mỹ tại Beyrouth và Trung tâm Nghiên cứu y- sinh Đại học Qatar, trong một nghiên cứu công bố hôm 15/09 trên tạp chí Frontiers. Nhiều nhà khoa học khác cũng đã có những dự báo tương tự trong các tháng gần đây.

8/17/20

Dầu khuynh diệp BS Tín! Một thời để nhớ

 

Năm 1946, khi một chiếc xe đạp cũng là cả một gia tài với nhiều người thì “ papa” của cậu học sinh Bùi Kiến Thành đã mua một chiếc xe tải lớn, dài 7-8 m nhưng không đóng tải mà dùng mặt bằng để chất lên đó một chiếc xe hơi Austin mới cáu cạnh. Gắn kèm chiếc xe là cái bảng to ghi : Giải thưởng Bác sĩ Tín. Ai mua dầu của BS Tín cũng được cho một con số kèm theo. Đi cùng với chiếc xe là đoàn múa lân đánh trống tùng tùng xèng. Xe chạy từ Nghệ An, Hà Tĩnh suốt cho tới Cà Mau. Một chiếc xe quá lạ lùng và tưng bừng như vậy bảo sao dừng ở bãi chợ nào trẻ em, người lớn đều không xúm coi rần rần. Xổ số trúng thưởng sau đó được tổ chức rất nghiêm túc, ngoài xe hơi Austin còn có mấy chục giải phụ là xe đạp. Đó là chiêu mà BS Tín nghĩ ra để từ Nam chí Bắc ai ai cũng biết đến dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín cũng như nhà thuốc Bác sĩ Tín.

Trước khi sản xuất dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín, ông Bùi Kiến Tín khởi nghiệp ở Quy Nhơn, làm các loại thuốc ho, bổ huyết, thuốc trị táo bón. Bà Hòa tích cực tham gia cùng chồng ngay từ những ngày này. BS Tín nói cần một cái nồi đồng thật lớn để nấu thuốc thì bà liền nhận nhiệm vụ đi kiếm cho ra cái nồi như thế. Bà đi về quê ngay lúc đám giỗ ở một nhà thuộc tộc họ Bùi thì gặp ông Bùi Thuyên, là cha ruột nhà thơ Bùi Giáng. Nghe chuyện, ông Bùi Thuyên bèn cho mượn cái nồi khá to !. Như vậy, sự nghiệp làm thuốc của BS Tín khởi thủy xem ra lại có dây mơ rễ má với cái nồi đồng của gia đình Thi sĩ Bùi Giáng…..! …Dầu gió được BS Tín bào chế có công thức đặc biệt bao gồm các loại dầu tràm, dầu bạc hà, dầu hương nhu… và không thể thiếu tinh dầu khuynh diệp. Đây là loại tinh dầu có mùi rất đặc trưng, người bình dân quen gọi “mùi bà đẻ” bởi nó được các “bà đẻ” miền Nam .. ưa chuộng…..

Theo BKT
Sưu tầm: Ngô Bích Ngọc