Con chào các cô chú thụ nhân của Viện đại học Đà Lạt ạ. Con là Quỳnh Như - Con gái của ba Nguyễn Duy Tuyên - sinh viên QTKD khoá 7. Hôm nay con có dịp công tác ra Đà Lạt và con tranh thủ một chút thời gian để ghé thăm ngôi trường mang nhiều kỉ niệm và tình cảm của ba cũng như của các cô chú 1 thời thanh xuân… nên con làm 1 clip nhỏ về những nơi con đi qua để mong rằng có thể mang lại 1 chút kí ức xưa đến các cô chú… con rất cảm động khi đặt chân đến đây… nhiều cảm xúc khó tả… con cảm thấy vui và tự hào là 1 phần của thế hệ thụ nhân tiếp nối của ba và các cô chú. Bài hát kèm theo clip như 1 phần cảm xúc mà con muốn gửi đến các cô chú thụ nhân ạ.
Cuốn lịch trên bàn xé còn dư lại vài tờ cuối cùng, mấy hôm nữa là xuân về Tết đến. Tiễn cũ đón mới, viễn cảnh của năm mới chưa hiểu thế nào, tai ương của năm cũ thì khiến lòng người khắc khoải bất an. Cơn dịch Covid-19 hoành hành toàn cầu gần suốt hai năm, lạm phát cao nhất trong 40 năm đã và đang bủa vây Hoa Kỳ, giá sinh hoạt đắt đỏ khiến cuộc sống bình dân ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, chuyện thế gian luôn tồn tại hai mặt, trong họa có phước, trong thuận có nghịch.
Covid-19 khiến mọi người lo sợ kinh hoàng, nhưng cũng vì vậy mà chúng ta ý thức được sự sống còn mỗi một ngày là một ân ban lớn nhất của bề trên.
Dưới góc nhìn của Đạo Phật, ta nên cảm ơn nghịch cảnh và những người đã gây ra phiền não cho mình vì nhờ đó giúp ta khuôn đúc được tâm nhẫn nhịn, tiếp tục trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
Xin chia sẻ một đoạn phim ngắn (chỉ có phụ đề tiếng Hoa), nội dung như sau:
Đây là tựa bài hát nổi tiếng kể về một câu chuyện có thật ở Đài Loan diễn ra vào những thập niên 1980, bài hát có tên: “Có ai bán vỏ chai không“.
Nội dung câu chuyện có thật xúc động lòng người như sau: Một ông lão chân bị khập khiễng sống bằng nghề thu thập vỏ chai, ông bị câm điếc và phải sống đơn độc một mình, cuộc sống khá khốn khổ.
Một ngày kia ông nhặt được một em bé bị bỏ rơi trên đường phố. Ông đã ngây ngất trong niềm vui và nghĩ rằng đó là một món quà mà thượng đế đã ban cho mình.
Ngay lập tức, ông đã đem đứa trẻ về nuôi, thu mua những vỏ chai rượu rỗng bán đi để lấy tiền mua sữa. Ngày qua ngày, em bé bị bỏ rơi được ông cưu mang và nuôi nấng như vậy. Đến năm lên 6 tuổi, em bé đã nhặt một con cún con về nuôi và đặt tên nó là Vượng Tài.
Chú chó nhỏ, ông lão câm điếc và cô bé cùng dựa vào nhau để sống. Tuổi thơ của em lớn lên cùng những vỏ chai rượu xếp chồng lên nhau.
Chất giọng bẩm sinh tốt của em đã trở thành máy rao bán cho ông. Cứ mỗi sáng sớm em lại dắt ông lão chống nạng để đi thu lượm, vừa đi em vừa hô lớn: Có ai bán ve chai không? Có ai bán ve chai không?
Sau này khi lớn lên, cô gái bé bỏng hôm nào giờ đã có người yêu là một nhà viết nhạc trữ tình. Nhà soạn nhạc này cũng rất nghèo nhưng rất yêu cô.. Anh đã vì cô mà viết rất nhiều bài hát, cũng đối xử với ông lão hết sức tốt. Mỗi lần đến chơi đều giúp ông lão vận chuyển các chai rượu rỗng, cùng trò chuyện với ông bằng cách vẽ tay, chơi cùng con chó…
Thế rồi một ngày cô trở nên nổi tiếng. Cuộc sống hoàn toàn thay đổi, cô tậu nhà mới, xe hơi và được nhiều người theo đuổi… Cô gái vẫn rất yêu chàng trai và hy vọng anh có thể đến sống cùng với mình trong biệt thự, không phải trở lại ngôi nhà ve chai nữa bởi vì người cha vừa câm vừa điếc khiến cô cảm thấy xấu hổ! Nhưng chàng trai không muốn, và vẫn cùng ông lão sống tại căn nhà cũ. Sau đó, cô gái ngày càng bận rộn, danh tiếng cũng ngày càng trở nên lớn hơn, cuộc sống của cô càng ngày bị chi phối bởi nhà quản lý. Ông lão ve chai cảm thấy nhớ con gái nên nài nỉ chàng trai đưa đi gặp con gái. Nhưng còn chưa vào được buổi hoà nhạc ông đã bị đuổi ra…
Sau đó cô gái cảm thấy ông khá phiền phức nên đã gửi cho ông một khoản tiền và yêu cầu ông không được làm phiền mình nữa. Ông lão nước mắt rưng rưng, lấy tay lau những giọt lệ tràn ra rồi rời đi mà không cầm lấy một đồng nào của cô!
Chàng trai lúc này đã không thể chịu được, tìm đến cô gái để nói chuyện phải trái nhưng cô không nghe. Cũng bởi giờ đây sự chênh lệch đẳng cấp và suy nghĩ của 2 người quá lớn nên kết cục chỉ có thể chia tay. Về phần ông lão, do quá nhớ thương con gái nên đã lâm bệnh nặng. Chàng trai đã cầu xin cô gái, hy vọng cô có thể trở về thăm ông một lần, nhưng rốt cuộc cô gái vẫn không nghe lời anh!
Đến lúc này, chàng trai chỉ còn cách hỏi thăm nơi diễn của cô gái và nói lại với ông lão. Ông lão cố gắng hết sức cùng chú chó già đến để nhìn mặt cô lần cuối. Nhưng thật không may, khi đi ngang qua đường một chiếc xe tải không biết từ đâu chạy tới chuẩn bị đâm vào ông lão. Đột nhiên con chó già Vượng Tài nhảy tới và đẩy ông lão ra. Nó đã bị chiếc xe tải đâm chết…
Chàng trai sau khi biết chuyện đã quyết định viết cho cô bài hát cuối cùng. Anh đã thức suốt mấy đêm để viết. Nhưng do phải đối mặt với một thời gian dài sống trong khó khăn nghèo đói, cộng thêm gánh nặng tư tưởng. Khi thân thể của anh đã sắp không thể chịu được nữa, anh đã viết bài hát này và nhờ người mang đến đưa cho cô gái.
Chàng trai sau khi viết xong bài hát cũng là lúc rời xa trần thế. Khi trong buổi hoà nhạc cô gái miễn cưỡng mở tờ giấy ra, lời bài hát này có đại ý rằng:
Ai có vỏ chai rượu bán không?
Âm thanh ấy luôn thân thuộc biết bao
Ở bên con suốt bao năm mưa gió.
Chưa bao giờ cần phải nhớ,
Nhưng mãi mãi con sẽ không bao giờ quên.
Không có trời thì làm sao có đất?
Không có đất thì sao có thể có nhà?
Không có nhà thì làm sao có cha?
Không có cha thì sao có thể có con?
Nếu như cha chưa từng nuôi nấng con
Cho con một cuộc sống ấm êm
Nếu như cha chưa từng bảo vệ con
Thì số phận con sẽ như thế nào !
Chính cha là người nuôi con khôn lớn
Ở bên con khi con cất tiếng nói đầu đời
Chính cha đã cho con một mái nhà
Để con và cha cùng nhau xây đắp nó.
Mặc dù cha không thể mở lời
Mặc dù không thể nói một lời
Nhưng cha hiểu rõ hơn về con người thế nhân này
Đen và trắng, đúng và sai
Mặc dù cha không thể nói lên một lời nào
Nhưng cha có hiểu được trắng đen, thật giả trong nhân thế
Mặc dù cha không hề diễn tả tình cảm chân thật của mình bằng lời
Nhưng lại hy sinh sinh mạng nhiệt thành của cha.
Từ xa, như vọng lại âm thanh quen thuộc của cha
Khiến con nhớ đến cha
Một tâm hồn hoà ái và từ bi
Khi nào cha sẽ trở lại bên con.
Để con lại được cùng cha nhau hát lên
Có ai có vỏ chai rượu cần bán không?
Có ai có vỏ chai rượu cần bán không?…
Đọc xong lời bài hát, bao nhiêu sự việc quá khứ như vùn vụt trở về: Một đống đầy những chai rỗng, người cha già câm điếc, vì để mua cho cô một túi hạt mà khổ sở vất vả, và con chó yêu quý nô đùa vẫy đuôi bên cô…Cô gái đã bật khóc, cuối cùng lương tâm đã quay trở lại, những nỗi khổ, lo lắng, bất an…
Cô đã học ngay lời bài hát này. Đến cuối buổi biểu diễn cô đã thông báo với ban nhạc về bài hát cuối cùng này có tên: “Có ai bán vỏ chai rượu không“.
Cô gái “vong tình” đã cất lời hát, tất cả khán giả đều cảm thấy bị sốc và họ đều rơi nước mắt. Cô gái đã kể về cuộc đời của mình ngay trên sân khấu, sau đó chạy thật nhanh đến bệnh viện, cô muốn gặp lại người cha của mình.
Khi ông lão nhìn thấy con gái, những dòng nước mắt từ trên má lã chã rơi. Ông lão không nói gì, chỉ mỉm cười với con gái và từ từ nhắm mắt lại… Cô gái khóc nấc từng tiếng không ngừng…
Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật. Trong cuộc sống, có thể cha mẹ không cho chúng ta được một môi trường thuận lợi và hoàn cảnh vật chất đầy đủ nhất, nhưng họ đã làm hết sức mình để cho chúng ta được sống và trưởng thành. Họ đã dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất, kể từ lúc mới sinh còn bập bẹ, cho đến khi chập chững đi bộ từng bước, và đến khi trưởng thành như bây giờ. Họ đã phải dùng cả cuộc đời và tâm huyết dành cho chúng ta.
Vì vậy hãy luôn yêu thương và kính trọng cha mẹ mình. Bởi vì họ đã nuôi dưỡng chúng ta bằng ân tình mà cả đời chúng ta cũng sẽ không bao giờ trả hết được.
Mấy hôm trước, nhân khi đọc được trên mạng: "Thế gian này con đã đến, con rất ngoan..." rồi tò mò mở ra xem, thì ra đó là một bộ phim dựa theo câu chuyện thật xảy ra cách đây 16 năm: "Trương Vọng trên Thiên Đường."(phụ đề Anh ngữ - Việt ngữ )*
*Bấm vào Link trên để xem phim
Anh Trương Quốc Hoa, một tiều phu tình cờ nhặt được một cháu gái bị cha mẹ bỏ rơi đem về nuôi dưỡng và thương yêu như con ruột. Mặc dù cuộc sống cơ cực anh lại mù chữ và sống nhờ vào nghề đan tre nứa, tuy nhiên hai cha con sống rất hạnh phúc trong tình thương mộc mạc chan hòa.
Trẻ con của gia đình nghèo thường sớm trưởng thành và rất đảm đương. Bé Trương Vọng đã biết giúp việc nhà từ lúc 4, 5 tuổi lại rất chăm chỉ học hành, luôn đứng hạng đầu trong lớp, là học sinh gương mẫu của trường.