Showing posts with label Hội họa. Show all posts
Showing posts with label Hội họa. Show all posts

7/8/22

Gánh hàng hoa - Khái Hưng & Nhất Linh


 


Cảm đề tranh "Gánh hàng hoa"

Một Gánh Hàng Hoa giữa chợ đời,
Lòng héo nhưng phải giữ hoa tươi.
Bởi hoa  nuôi sống  thời  cơ cực...
Thắm tình phu phụ đẹp rạng ngời.

HS Phan


Nghe đọc truyện: 

GÁNH HÀNG HOA - Trọn bộ - Khái Hưng & Nhất Linh - Mc Ngọc Trầm


4/11/22

Vì sao bức chân dung Marilyn Monroe được coi là tranh vẽ đắt nhất thế kỷ 20, giá lên tới 4,5 nghìn tỷ?

"Shot Sage Blue Marilyn" rộng 40 inch vuông là một trong hàng chục bức tranh mà nghệ sĩ huyền thoại Andy Warhol đã thực hiện về Marilyn Monroe vào những năm 1960.

Được giới chuyên gia mô tả là một trong những tác phẩm nghệ thuật hiếm nhất và siêu việt nhất còn tồn tại, bức chân dung "Shot Sage Blue Marilyn" đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Guggenheim ở New York, Trung tâm Pompidou ở Paris và Tate Modern ở London. Bức tranh dự kiến sẽ được bán đấu giá ở New York vào tháng 5 này.

Cùng với bức "Sự ra đời của thần Vệ nữ" của Botticelli, bức "Mona Lisa" của Da Vinci và "Les Demoiselles d'Avignon" của Picasso, bức "Shot Sage Blue Marilyn" của Warhol được coi là một trong những bức tranh vĩ đại nhất mọi thời đại và trở thành bức tranh giá trị nhất còn lại được đấu giá trong thế kỷ 20.

Bức tranh sẽ được bán đấu giá vào tháng 5 năm 2022.

"Shot Sage Blue Marilyn" là bản sao đầy màu sắc của họa sĩ Andy Warhol về chân dung của ngôi sao Hollywood Marilyn Monroe. Bức tranh cũng là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng cho thành công của Andy Warhol.

Sử dụng một kỹ thuật được gọi là in lụa, sao chép hình ảnh trên giấy hoặc canvas bằng cách sử dụng một lớp lụa lưới mịn giống như giấy nến, Warhol bắt đầu sản xuất ra các bức tranh vào năm 1962, ngay sau khi Monroe qua đời.

Cũng như những bức vẽ các nhân vật nổi tiếng khác như Elvis Presley, người nghệ sĩ đã tạo ra nhiều phiên bản chân dung của Monroe với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.

Năm 1964, Warhol đã phát triển một quy trình mới tinh tế hơn và tốn nhiều thời gian hơn, trái ngược với quy trình sản xuất tranh hàng loạt trước đây. Năm đó, ông đã sử dụng quy trình mới để tạo ra một số lượng hạn chế các bức chân dung, biến chúng trở thành các bản sao vô cùng hiếm hoi.

Kỷ lục đấu giá hiện tại cho một tác phẩm của Warhol được nắm giữ bởi "Silver Car Crash (Double Disaster)", bức tranh mô tả hậu quả của một vụ va chạm trên đường, sau khi nó được bán với giá hơn 105 triệu USD ở thời điểm gần một thập kỷ trước.

Nghệ sĩ Andy Warhol cùng các tác phẩm về Marilyn Monroe.

Một số tác phẩm khác về Marilyn của Warhol cũng thu hút được số tiền lớn trong các cuộc đấu giá trong những năm gần đây, với bức "White Marilyn" năm 1962 được bán với giá 41 triệu USD tại New York vào năm 2014.

Một số ít các bức tranh từng đạt được mức giá vượt quá 200 triệu USD. Kỳ tích nhất phải nhắc tới tác phẩm "Salvator Mundi" của Leonardo da Vinci, được bán vào năm 2017 với giá bán cuối cùng lên đến hơn 450 triệu USD (hơn 10 nghìn tỉ tiền Việt Nam).

Kỷ lục đấu giá hiện tại cho một bức tranh thuộc thế kỷ 20 là 179,4 triệu USD được trả cho tác phẩm "Les Femmes d'Alger (Version O)" của Pablo Picasso vào năm 2015.

Mức kỳ vọng dành cho bức "Shot Sage Blue Marilyn" của Andy Warhol sẽ lên mức ít nhất là 200 triệu USD (4568 nghìn tỉ tiền Việt Nam). Số tiền thu được sẽ dùng để tài trợ cho các chương trình giáo dục và sức khỏe cho trẻ em trên toàn thế giới.

Nguồn: Khoahoc.tv. Cập nhật: 05/04/2022 

11/21/21

Tình Người

Tình người


Bài đăng lại (bài đã đăng ngày 17.09.2020)

Cô gái trẻ để lộ bầu ngực, quần áo xộc xệch cho ông lão ngậm bầu ngực của cô ta .


Ảnh: trên internetĐó là họa phẩm "Simon và Perot" - Bức tranh sơn dầu của Rubens.

Những người lần đầu tiên bước vào viện bảo tàng đã cảm thấy vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh này, có người còn cười và chế nhạo. Sao có thể treo bức tranh như vậy ngay cửa chính viện bảo tàng chứ?

Nhưng người dân nước Puerto Rico thì rất kính trọng bức tranh này, hoặc cảm động rơi nước mắt. Cô gái trẻ để lộ bầu ngực là con gái của ông, ông lão chính là cha cô gái. Simon trong bức tranh chính là người anh hùng đã đấu tranh đòi độc lập cho nước Puerto Rico, nhưng bị bắt giam vào ngục và bị kết tội "cấm thực".

Ông già chết dần chết mòn, lúc lâm chung con gái ông vừa sinh con đến thăm cha. Nhìn thấy cơ thể suy nhược của cha, không muốn cha chết thành con ma đói... Cô đã cởi áo, đưa dòng sữa của mình cho cha bú. Cùng một bức tranh, có người cười nhạo, có người cảm động. Người không biết được câu chuyện thật sự đằng sau bức tranh sẽ chế giễu, người biết sẽ cảm thấy đau lòng.

Con người thường chỉ nhìn thấy bề nổi của sự việc, không nhìn thấy bản chất. Nhiều lúc sự thật không như ta thấy. Đáng sợ nhất không phải bị người ta gạt, mà chính là sự ngộ nhận của bản thân. Rất nhiều thứ không thể đánh giá qua bề ngoài. Hãy dùng trái tim tĩnh lặng, đôi mắt sáng suốt và trí tuệ minh mẫn để học thông bài học cuộc đời!

- Mình mua xe, hỏi ý người này người kia. Cuối cùng tiền mình bỏ ra nhưng mua một chiếc xe người khác thích.

- Tìm người yêu, người này một câu người kia một câu, cuối cùng tìm được nhưng không phải là người mình muốn.

- Sự nghiệp bản thân, nghe ý kiến của người thân bạn bè. Cuối cùng bỏ lỡ cơ hội thay đổi cuộc đời, đi trên con đường của người khác chứ không phải của mình.

Đôi giày mình mang, vừa hay không vừa bản thân mình biết. Hãy mang đôi giày của mình đi trên con đường của chính mình..

Dưới đây là một câu chuyện có thật đã xảy ra trong đời thường

Tại một thành phố ở Ấn Độ.. có vị thương gia nọ bận rộn cả ngày vì công việc.. mệt mỏi.. ông vào một nhà hàng tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn..!
Khi những món ăn đã được dọn sẵn trên bàn... bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm ông qua cửa kính với ánh mắt thèm thuồng.... hình ảnh ấy như có gì làm nhói tim ông..!
Ông đưa tay vẫy cậu bé.. cậu liền bước vội vào.. theo sau cậu là 1 bé gái nhỏ.. 2 đứa trẻ nhìn chăm chăm vào những đĩa thức ăn còn nóng hổi..... mà chẳng cần biết người vừa gọi chúng vào là ai..?
Vị thương gia bảo chúng cứ tự nhiên mà ăn thỏa thích....
Không nói.. không cười.. cả hai ngấu nghiến ăn hết các món ăn trên bàn một cách ngon lành...
Vị thương gia im lặng.. nhìn hai đứa trẻ ăn đắm đuối.. và khi chúng rời đi.. chúng đã không quên nói lời cám ơn với ông..!
Cơn đói trong lòng vị thương gia lúc ấy được xua tan một cách lạ kỳ.. kèm theo một cảm giác khó tả đang lâng lâng trong lòng...
Mãi một hồi sau.. vị thương gia gọi tiếp các món ăn lần nữa.. rồi từ từ thưởng thức.. đến khi gọi thanh toán.. nhìn tờ hóa đơn.. không ghi số tiền.. mà chỉ là một hàng chữ:
- “Thật đáng tiếc... tiệm chúng tôi không in được HÓA ĐƠN THANH TOÁN CHO TÌNH NGƯỜI.. xin chúc ngài mãi luôn hạnh phúc..!”
Một giọt nước mắt đã rơi từ vị thương gia.. ông quay nhìn người đàn ông đang đứng tại quầy thu ngân rồi gật đầu mỉm cười.. ông ta đáp lại bằng một nụ cười rạng rỡ...
Vị thương gia đã dùng “Đức” đối xử với người nghèo.
Chủ nhà hàng dùng “Nghĩa” đáp lại “Đức” không biết ai hơn ai.?
Người xưa có câu :
- Ngồi trên đống Cát.. ai cũng là hiền nhân.. quân tử.
- Ngồi trên đống Vàng.. mới biết rõ.. ai mới là quân tử.. hiền nhân
Tình yêu thương luôn đem đến những sự kỳ diệu từ hai phía :
- "người cho và người nhận".
Hạnh phúc của TÌNH NGƯỜI là cảm giác bình yên và thật sâu lắng.. xóa tan tất cả những đau khổ và bất hạnh.
Vạn vật tồn tại trên thế giới này đều không thể sống mãi với thời gian.. ngay cả con người cũng không thể đi ngược lại hay cưỡng cầu với quy luật ấy.
- Theo thời gian.. mọi thứ đều biến hóa và thay đổi..
- Tất cả có thể sinh ra hoặc mất đi.. có thể phát triển hay lụi tàn..
- Cái gì có đến chắc chắn sẽ rời đi.. không bao giờ là tồn tại mãi mãi.
- Vật chất là ngoại thân.. TÌNH NGƯỜI là vĩnh cửu... (NBN sưu tầm)

9/24/21

Tiệc Sinh Nhựt


Trong tranh có thằng cháu tròn 2 tuổi được ăn mừng sinh nhật cùng 2 chị, Mum & Dad và uncle.

Thien Vu


6/26/21

5/30/21

Bức tranh này là Hội An

Ác xin gởi các anh chị xem bức tranh Ác mới vẽ xong. Ác gọi bức tranh này là Hội An.

 

3/28/21

Bức tranh Hạnh/Phúc

Bức tranh Hạnh/Phúc

 

Đi chùa

Bức tranh  vẽ bà xã đi lễ chùa Quang Minh ở Melbourne.

 

Đàn hát / Nhảy múa



Đàn hát / nhảy múa trên cánh đồng đất đỏ ớ Dunkeld dưới chân núi Grampians thuộc tiêu bang Victoria




 

3/19/21

CÂU CHUYỆN ĐẪM NƯỚC MẮT TRONG KIỆT TÁC "ĐÔI BÀN TAY NGUYỆN CẦU" của Albrecht Dürer

Đường Trung Nguyên dịch.

Dẫn:
Albert lau những giọt nước mắt trên đôi gò má xanh xao, cậu nhìn mọi người khắp một lượt, rồi run rẩy áp đôi bàn tay của mình lên bên má phải và nghẹn ngào nói: “Anh ơi, em không thể! Em không thể tới học ở Nuremberg, đã quá muộn rồi anh ạ. Anh nhìn đôi tay em này”…

✪ Chuyện kể rằng vào thế kỉ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần thành phố Nuremberg (tiếng Đức: Nürnberg) của nước Đức có một gia đình nghèo khó và rất đông con. Trụ cột trong gia đình – người cha là một thợ kim hoàn có tiếng thuộc dòng họ Albrecht. Ông phải làm việc quần quật suốt 18 tiếng một ngày, từ sáng sớm đến tối khuya trong nhà xưởng và đi làm thuê làm mướn bất cứ công việc gì cho người dân trong vùng để nuôi đàn con khôn lớn.

Mặc dù sống trong gia cảnh nghèo khó, nhưng hai cậu con trai đầu lòng nhà Albrecht luôn ấp ủ một ước mơ trở thành một nghệ sỹ tài ba. Tuy vậy chúng cũng hiểu rằng cha mình chẳng bao giờ có đủ tiền để chu cấp cho một trong hai đứa tới học tại trường nghệ thuật ở Nuremberg.

11/19/20

Xem lại những hí họa của Chóe

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà những người “ngoại đạo” như tôi không thể nào có được. Muốn làm nhà phê bình hội họa lại càng khó hơn vì chưa chắc một họa sĩ tài hoa đã là một nhà phê bình xuất sắc.

Thế cho nên, bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.

Sự nghiệp hí họa của Chóe kéo dài qua hai thời kỳ, từ năm 1969 dưới thời VNCH và chấm dứt vào năm 2003 trong thời CHXHCN. 2003 là năm ông qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường sau một thời gian bị lòa con mắt, đành phải “bó tay” xếp cọ. Họa sĩ mà mắt bị lòa thì cũng chẳng khác nào ca sĩ bị mất giọng.



Họa sĩ Chóe
(Ảnh Nguyễn Phong Quang)

9/11/20

"HỌA SỈ MAY" Duy Nhất Trên Thế Giới




Ngoài sức tưởng tượng !

Anh Arun Kumar Bajaj ở Ấn Độ có một kỹ năng rất đặc biệt – anh có thể vẽ tranh bằng máy may.Về lý mà nói, đó là thêu, không phải vẽ, nhưng những tác phẩm nghệ thuật của anh quá chi tiết đến nỗi chúng trông tựa như những bức vẽ siêu thực trong con mắt của các khán giả nghiệp dư. Và việc anh làm ra toàn bộ các tác phẩm bằng máy may chỉ khiến nó càng trở nên ấn tượng hơn mà thôi.


Arun rất giỏi vẽ và mơ ước sẽ trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Nhưng cái chết bất ngờ của cha anh 15 năm trước đây đã làm tan nát giấc mơ này và buộc anh phải bỏ học để phụ giúp gia đình kiếm sống. Cha của anh là một thợ may và anh nối nghiệp cha, nhưng anh đã không để cho chất nghệ sĩ trong mình mai một. Thay vào đó, anh bắt đầu “vẽ tranh” bằng đường kim mũi chỉ. Nhưng thay vì dùng tay, anh quyết định dùng một phương tiện thêu khá đặc biệt – chính là máy may. Phải mất một đoạn thời gian anh mới có thể làm chủ được loại hình nghệ thuật độc đáo này, hiện nay anh được xem là nghệ sĩ sử dụng máy may duy nhất trên thế giới.

9/8/20

Vài nét chấm phá về họa thủy mặc



… Một tâm hồn có nghệ thuật thì rất dễ rung cảm với sự vật chung quanh, và có khả năng nhìn THẤY cái đẹp của trời đất, họ thấy quê hương nào cũng đẹp, dù nơi đó, có mặt của sự nghèo nàn, chinh chiến, như Nguyễn Bính đã thấy : ”Quê tôi phượng đỏ mai vàng, con đê nho nhỏ, cái làng xa xa”; và ”quê tôi có gió bốn mùa, có trăng giữa tháng có chùa quanh năm”. Nguy Trung Nghĩa


* Hương Vân – Nguy Trung Nghĩa



Cái đẹp bàn bạc khắp nơi, ta chỉ cần mở mắt ra là thấy : trời xanh mây trắng, gió mát trăng hiền, nhà thơ Nhất Hạnh có câu : ” mặt trái đất dù mang đầy cát bụi, nhưng trăng sao vẫn đẹp những đêm rằm “. Thiên nhiên, tự nó, “có ý” phô trương cái đẹp của mình : bình minh buổi sáng, hoàng hôn buổi chiều, ngày nào cũng khác nhau, lúc nào cũng lộng lẫy, cây cỏ bốn mùa, đơm hoa kết trái, hoa thì khoe sắc thắm, mây thì xanh thẳm bềnh bồng … Còn đối với con người, thì …”bởi vì mắt thấy trời xanh, cho nên mắt cũng long lanh màu trời, bởi vì mắt thấy biển khơi, cho nên mắt cũng xa vời đại dương” (Trụ Vũ). Do vậy, thi sĩ thì làm thơ, họa sĩ thì vẽ hình, và nhạc sĩ thì tình tự với âm thanh. Nhiều khi ta tự hỏi : làm thơ, vẽ hình, hát ca, để làm gì nhỉ ? có lẽ, không để làm gì cả ! Bởi vì, “Hoa là nở, mây là bay”, hoa không vì ta mà nở; mây không vì ai mà phải lang thang; mùa thu không vì buồn vui mà đổ lá; dòng sông cũng không vì đâu mà chảy miệt mài… Đó là sự sống, đó là cuộc đời, sự nở là hân hoan, cái bay là hạnh phúc, và miệt mài là niềm vui bất tận. Một tâm hồn có nghệ thuật thì rất dễ rung cảm với sự vật chung quanh, và có khả năng nhìn THẤY cái đẹp cũa trời đất, họ thấy quê hương nào cũng đẹp, dù nơi đó, có mặt của sự nghèo nàn, chinh chiến, như Nguyễn Bính đã thấy : ‘’Quê tôi phượng đỏ mai vàng, con đê nho nhỏ, cái làng xa xa”; và ”quê tôi có gió bốn mùa, có trăng giữa tháng có chùa quanh năm”.