11/30/20

Nga và Do Thái độc diễn ở Trung Đông


Đọc lại 

11/29/20

Maradona : Người anh hùng Achentina


Một thời sự quốc tế khác cũng được các báo Pháp chú ý : huyền thoại bóng đá thế giới người Achentina, Diego Maradona, vừa qua đời hôm 25/11, chỉ ít ngày sau sinh nhật 60 tuổi. Nhiều báo đã có các bài viết tưởng nhớ đến một con người tài năng, nhưng cũng không thiếu tật xấu.

Trang bìa nhật báo Le Monde tóm tắt sự nghiệp của siêu sao bóng đá thế giới bằng hàng tựa « Maradona của những chiến công và của những thái quá ». Tờ báo dành hai trang để điểm lại hành trình cuộc đời của một thiên tài bóng đá thế giới. Từ một cậu bé nhà nghèo trong khu phố bình dân của thủ đô Buenos Aires, Maradona đã sớm bước lên đỉnh vinh quang danh vọng còn nhờ tài năng chơi bóng thiên phú. Maradona đã làm cả thế giới bóng đá phát cuồng trong suốt nhiều thập kỷ. Nhưng cuộc đời huyền thoại của danh thủ Achentina không chỉ có hào quang, mà còn có cả những khoảng tối. Trên sân cỏ, người ta thấy ở Maradona một thần đồng bóng đá thực sự, với tài nghệ chơi bóng không ai sánh được. Nhưng bên ngoài sân cỏ, đó là một Maradona sống phóng túng, nghiện ngập, tính khí ngang tàng, quan hệ mờ ám với giới tội phạm. Le Monde nhận xét, Maradona là một thiên tài bóng đá đã phung phí cuộc sống của mình.

Mặc dù vậy người hâm mộ bóng đá khắp hành tinh không thể phủ nhận là Maradona đã sống hết đời vì bóng đá. Với người Achentina và nhiều nơi khác nữa, Maradona vẫn là vị thánh của họ. Le Figaro ghi nhận, thiên tài bóng tròn ra đi đã gây một làn sóng xúc động ở Achentina. Maradona đã là thần tượng của cả một dân tộc. Tình cảm người dân Achentina dành cho ông vẫn nguyên vẹn như với cậu bé vàng của thập niên 1970 -1980, với cầu thủ số 10 đã góp công mang Cúp vàng bóng đá thế giới về cho người Achentina năm 1986.

Từ hôm thứ Tư, hàng ngàn người dân đã tập trung trước dinh tổng thống, nơi quàn linh cữu Maradona để tiễn biệt người anh hùng của họ. Ở Achentina chưa bao giờ có một cầu thủ nào khi qua đời được hưởng nghi lễ quốc tang trong ba ngày như Maradona. Tổng thống Achentina, Alberto Fernandez đã dành cho Maradona những lời đầy xúc động : « Bạn đã đưa chúng tôi đến đỉnh cao thế giới. Bạn đã làm cho chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Bạn đã là người vĩ đại nhất. Cảm ơn Diego vì đã tồn tại trong cuộc đời này ».

Pope Francis’ homily/Bài Giảng Phúc Âm của Đức Thánh Cha Francis

Diễn Đàn Tỉnh Táo

Dẫn nhập: Anh Phạm Ngọc Quỳnh đăng một bài báo tường thuật bài giảng phúc âm của Đức Thánh Cha Francis ngày Nov. 22, 2020 khiến tôi hồi tưởng đến một mắt xích trong đời tôi - lúc còn là đứa bé hồn nhiên học tại Lasan Taberd, học Giáo Lý như cái máy, làm dấu thánh giá như máy, đọc kinh Kính Mừng Đức Mẹ Maria như máy, nghĩa là học thì học vậy nhưng tôi không phải là tín đồ Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, những ấn tượng tốt đẹp mà các frères dạy dỗ vẫn còn trong tâm trí cho đến nay, và trong rung động của mắt xích dĩ vãng, tôi dịch bài giảng quý báu này.

Bài báo có tựa đề “Pope Blasts Those Who Criticize COVID Restrictions in the Name of “Personal Freedom/Đức Thánh Cha khiển trách những người nhân danh tự do cá nhân để chỉ trích các hạn chế Covid-19” không thỏa đáng đối với tôi, do đó, tôi đặt tựa đề là Pope Francis’ homily/Bài Giảng Phúc Âm của Đức Thánh Cha Francis.

Pope Francis delivers his homily during a Holy Mass as part of World Youth Day on November 22, 2020 at St. Peter’s Basilica in the Vatican. VINCENZO PINTO/Getty Images
(Đức Thánh Cha Francis ban phát bài giảng phúc âm trong Thánh Lễ tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới November 22, 2020 tại St. Peter’s Basilica, Vatican.)

Đức Thánh Cha Francis/Phan-xi-cô ca ngợi các nhân viên chăm sóc y tế và chỉ trích những người đang phản đối các hạn chế do chính phủ áp dụng để ngăn chặn sự truyền nhiễm của COVID-19 trong bài xã luận của báo New York Times. Mẩu tin này là một thích nghi từ cuốn sách mới của Đức Thánh Cha nhưng thời điểm đã làm nổi lên nhiều cú sốc khi xem xét cuốn sách được xuất bản chưa đầy một ngày sau khi Tối Cao Pháp Viện hủy bỏ các hạn chế đối với các dịch vụ tôn giáo đã được áp dụng do đại dịch.

Trong mẩu tin này, Đức Thánh Cha Francis nhớ lại khi Ngài bị bệnh nặng vì viêm phổi khi còn là thanh niên đang theo học linh mục. Ngài nói: “Tôi có một số hiểu biết về cảm giác như thế nào của những người bị bệnh COVID-19 khi họ phải vất vả thở bằng máy thở. Như Ngài đã chi tiết trước đây, Đức Thánh Cha Francis viết về việc làm thế nào mà Ngài vượt qua căn bệnh nhờ các y tá, tức là những người hiểu biết căn bệnh của Ngài tốt hơn các bác sĩ và đã tăng liều lượng thuốc trụ sinh và thuốc giảm đau cho Ngài. Ngài viết, “Họ dạy tôi cách dùng đến khoa học nhưng cũng phải biết khi nào nên vượt ra ngoài khoa học để đáp ứng với những nhu cầu cụ thể. Và căn bệnh hiểm nghèo mà tôi trải qua đã dạy tôi phải tùy thuộc vào lòng tốt và trí khôn ngoan của người khác.”

Ngài tiếp tục ca ngợi các nhân viên y tế đang chăm sóc người bệnh trong trận đại dịch, thường phải trả giá rất đắt bởi vì họ hiểu rằng “thà sống một đời sống ngắn ngủi để phục vụ người khác còn hơn là sống một đời sống lâu dài hơn do chống lại lời kêu gọi đó.” Ngay cả khi những “vị thánh kế bên nhà/saints next door” này nhận được nhiều lời khen ngợi từ dân chúng nói chung, thì vẫn có những người khác thất bại khi không xem mối đe dọa của con siêu vi khuẩn một cách nghiêm trọng. Một số chính phủ đã “phủ nhận bằng chứng đau đớn của số tử vong chồng chất, với những hậu quả đau buồn và không thể tránh khỏi.” Và các chính phủ khác đã hành động một cách quyết liệt thì bị phản đối. “Một số nhóm phản đối, từ chối giữ khoảng cách giao tiếp, xuống đường chống lại các hạn chế đi lại - làm như thể các biện pháp mà chính phủ phải áp dụng vì ích lợi ích cho dân chúng sẽ tạo thành một kiểu tấn công chính trị đối với quyền tự chủ hoặc tự do cá nhân!”

Mặc dù coronavirus “có vẻ đặc biệt bởi vì nó ảnh hưởng đến hầu hết loài người” nhưng còn có “hàng nghìn khủng hoảng khác cũng tàn khốc như vậy” nhưng chúng ta có thể giả vờ như chúng không hiện hữu bởi vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Trong số những “con siêu vi khuẩn không thể nhìn thấy/ unseen viruses” này là thay đổi khí hậu, khủng hoảng tị nạn, nạn đói và chiến tranh. Đức Thánh Cha Francis viết, “Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này một cách tốt hơn, chúng ta phải khôi phục kiến thức cho rằng là con người với nhau, chúng ta cùng có chung một điểm đến. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta rằng không ai được cứu rỗi riêng biệt cả.”

https://slate.com/news-and-politics/2020/11/pope-francis-blasts-critics-covid-restrictions-personal-freedom.html

Pope Blasts Those Who Criticize COVID Restrictions in the Name of “Personal Freedom”
By DANIEL POLITI
NOV 27, 20202:37 PM

TẠ ƠN TRONG ĐẠI DỊCH

Hoàng Ngọc Nguyên

Pháp : Tình đoàn kết với giới tiểu thương thời phong tỏa chống Covid-19

Một cửa hàng bị đóng cửa vì phong tỏa chống Covid-19 buộc phải chuyển qua bán hàng trực tuyến. Cannes, Pháp, 24/11/2020. REUTERS - ERIC GAILLARD

Giới tiểu thương Pháp, sau 2 tháng đóng cửa trong giai đoạn phong tỏa chống dịch Covid-19 hồi mùa xuân, chưa kịp gượng dậy thì nay nhiều người lại phải đối phó với nguy cơ phải đóng cửa vĩnh viễn, phá sản vì đợt phong tỏa thứ hai trong khi mùa Giáng sinh sắp đến, theo lẽ thường đây là mùa làm ăn nhộn nhịp nhất trong năm.


Thể hiện ý thức công dân bằng cách mua hàng của cửa hàng nhỏ lẻ


Nghe Phần Âm Thanh :
  

Angela Merkel, nhà lãnh đạo viễn kiến

Tú Anh - Điểm báo ngày 28.11.2020

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cho hơn một triệu di nhập cư vào năm 2015 khi chiến sự Syria lên đến đỉnh điểm, nên đã bị một bộ phận công luận cực hữu và cực tả phê phán mạnh mẽ vào những tháng sau đó. Thế nhưng, 5 năm sau, quyết định khó khăn này, ngốn của công quỹ 80 tỷ euro, đã mang lại những kết quả tích cực, như phân tích của L’Express.

Với 14 trang báo dài phân tích tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được trải nghiệm quyền lực và hàng loạt khủng hoảng trong ba năm qua làm thay đổi như thế nào, L’Express không quên một nhà lãnh đạo Châu Âu khác là nữ thủ tướng Đức, sau 14 năm cầm quyền, uy tín vẫn cao phất phới. Năm năm sau khi đón một triệu di dân, nước Đức, từ dân thường đến giới công kỹ nghệ, đều đồng ý là Merkel đã lấy quyết định chính xác, chứng tỏ bà là nhà lãnh đạo viễn kiến.

Trên thực tế, nếu không có Giáo Hội Công Giáo và tư nhân giàu tình nhân ái, có lẽ nước Đức không thắng được thách thức lớn lao này. Không một nước láng giềng nào dám tiếp đón cùng lúc đông đảo di dân như thế, các tổ chức thiện nguyện bày tỏ. Thống kê cho biết hơn 40% di dân đó tìm được việc làm hoặc đang theo một khóa dạy nghề.

Như gián tiếp tán đồng với nỗ lực của Đức, từ Tokyo, không hẹn mà nên, Nikkei Asia, báo mạng của giới doanh nghiệp trả lời thắc mắc: « Tại sao các nước giàu cần di dân nhập cư ».

Dịch Covid và phong trào bài ngoại ở các nước giàu làm làn sóng nhập cư giảm phân nửa trong năm 2020. Hệ quả là tại các quốc gia này, nguy cơ thiếu tay nghề gia tăng và điều đó có thể làm suy yếu nền kinh tế.

Tại nước Mỹ của Donald Trump, việc nông dân Texas và Oklahoma không tìm ra đủ thợ để thu hoạch nông phẩm là một trong những ca cụ thể. Trong hai năm qua, 580 nông gia Mỹ đã khai phá sản, tăng 8% so với một năm trước. Theo Liên Hiệp Quốc, trong năm 2019, 91 triệu di dân định cư tại các nước giàu có là đến từ các nước đang phát triển. Dân số tăng kéo theo tăng trưởng kinh tế, theo một kết quả nghiên cứu của đại học Washington.

Nikkei Asia đưa hai thí dụ cụ thể : Tại Nhật, dân nhập cư chỉ chiếm 2% dân số, sinh suất tại Nhật cũng thấp, cho nên nước này thiếu tay nghề. Trong khi đó tại Đức, thủ tướng Angela Merkel tuyên bố : « Không có nhân công chuyên môn, các xí nghiệp không thể phồn vinh. Nếu không có di dân, hãng xưởng sẽ di cư ».

11/27/20

Cảm Thán Nhân Lễ Tạ Ơn 2020

Cảm Thán
Nhân Lễ Tạ Ơn 2020


Ngồi nhà nghe lá trút từng cơn,
Thoắt đã đến ngày Lễ Tạ Ơn.
Lác đác người thân đầu trắng xóa,
Mênh mông xứ lạ mộ xanh rờn.
Giang sơn khốn khổ, trăm điều ước,
Đất nước tang thương, vạn nỗi hờn.
Quê cũ nửa đời hơn vắng mặt,
Đêm dài lạnh ngắt ánh đèn đơn.

Trần Văn Lương
Cali, Lễ Tạ Ơn 2020

**************

Xin kính họa vận:

Cảm Thán
Nhân Lễ Tạ Ơn 2020



Dịch bệnh, thiên tai đã lắm cơn
Khẩn cầu Thượng Đế sớm gia ơn:
- Thuốc ngừa hiệu nghiệm người nô nức,
- Biển lúa bao la sóng rập rờn,
- Bạo chúa tham tàn ôm thất bại,
- Lương dân quật khởi trút căm hờn, ...
Chứng lời tha thiết tâm thành ấy
Sân trước bừng khai đóa mẫu đơn!

- Ai Cơ -
Melbourne, Lễ Tạ Ơn 2020

*************


in phép họa tiếp:

Cảm Thán - Nhân Lễ Tạ Ơn 2020

Bão nổi đời ta đã mấy cơn,
Nương thân xứ lạ thật mang ơn!
Mưa vờn phá nếp da vàng vọt,
Nắng chiếu phai màu tóc rập rờn.
Vận nước chập chờn nay biến chuyển,
Cơ thời lưu luyến chỉ ôm hờn.
Giang sơn đồ tể tung hoành mãi,
Lẽ phải sao thua thuốc độc đơn?

Trần Bá Lộc Michigan (Lễ Tạ Ơn 2020)

Vidéo - Những nét đơn sơ nhưng sống động và lãng mạn

HueLe
 

BÌNH CHỨA VÀ NHỮNG THỨ CHỨA TRONG BÌNH

Tác giả Ajahn Brahm. Người dịch: Khánh Hạnh


Cách đây vài năm đã xảy ra mấy cuộc biểu tình trên đường phố sau khi một viên quản ngục nhà tù Guantanamo Bay bị buộc tội là đã vứt quyển kinh vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi đi.

Ngày hôm sau, một ký giả tờ báo địa phương gọi điện thoại cho tôi, nói rằng anh ta đang viết một bài về sự việc vừa xảy ra, muốn hỏi các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo chính ở nước Úc cùng một câu hỏi anh đặt ra cho tôi:

" Ajahn Brahm, thầy sẽ làm gì nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu rồi giật nước cho nó trôi đi?"

Chẳng chút do dự, tôi trả lời: "Thưa ông, nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi đi thì việc trước tiên tôi sẽ làm là gọi thợ chuyên thông cống!"

Sau khi cười một hồi, anh ký giả cho biết đó là câu trả lời đầu tiên có vẻ thực tế nhất mà anh nhận được.

Tôi bèn nói thêm.

Tôi giải thích rằng, có thể có người làm nổ tung nhiều tượng Phật, đốt phá đền chùa, hay giết hại tăng ni; họ có thể diệt tất cả, nhưng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ tiêu diệt đạo Phật. Bạn có thể giật nước bồn cầu cho quyển kinh trôi đi, nhưng tôi không bao giờ để bạn giật nước bồn cầu cho trôi đi sự bao dung tha thứ, sự bình an, và lòng bi mẫn.

Quyển kinh không phải là tôn giáo. Cũng như tượng đài, đền miếu, hay người tu sĩ. Những thứ này chỉ là "đồ chứa" mà thôi.

Quyển kinh dạy chúng ta những gì? Tượng đài biểu trưng cho điều gì? Những phẩm hạnh gì người tu sĩ phải có? Đó là những "đồ được chứa".

Khi chúng ta hiểu sự khác biệt giữa đồ chứa và đồ được chứa, chúng ta sẽ giữ lại đồ được chứa cho dù đồ chứa có bị tiêu hủy.

Chúng ta có thể in thêm kinh, xây thêm đền miếu và tượng đài, đào tạo thêm tăng ni, nhưng khi chúng ta đánh mất tình thương, lòng tự trọng và sự kính trọng người khác, và thay thế nó bằng sự bạo động, thì toàn bộ tôn giáo đã trôi xuống hầm cầu rồi.

Mái chùa xưa

Võ Hồng

Ảnh (internet)

Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn :

- Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn.

Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.

Đi trên đường, thầy cứ nhìn thẳng, nét mặt dịu dàng không vui không buồn. Tôi chịu không đoán được tuổi. Tóc và râu là hai bộ phận để căn cứ mà định tuổi thì thầy đều không có. Mặt lại không nếp nhăn. Miệng lại không cười. Đi giữa chúng tôi mà không gây nên tiếng động.

Thụ Nhân "D" đi làm

 

Thụ Nhân "D" đi làm

11/26/20

Thanksgiving

Có bản dịch thành thơ tiếng Việt của Ai Cơ HT phía dưới.


 HÃY BIẾT ƠN

Cảm ơn khi thất vọng

hụt mất điều ước ao;


Bởi, nếu luôn thỏa nguyện

đời còn gì khát khao?



Cảm ơn khi gặp phải

điều khó hiểu, rối ren;


Bởi, đó là dịp tốt

để mình học hỏi thêm.



Cảm ơn những gian khổ

trên nẻo đường mưu sinh;


Mỗi kinh nghiệm thâu thái

rèn vững bước trưởng thành.



Cảm ơn những kém cỏi,

thiếu sót, hay buộc ràng;

Bởi, đó là cơ hội

cải thiện, hay kiện toàn.



Cảm ơn từng thử thách

mới mẻ và khó khăn


đã giúp mình vun đắp

tư cách và tài năng.



Cảm ơn những lầm lỗi

lỡ mắc phải trong đời;


Nhờ đó mình rút tỉa

những bài học tuyệt vời.



Cảm ơn cơn mệt lả

sau nỗ lực hoàn thành;


Bởi, như vậy mình đã

tạo khác biệt, tốt lành.



Cảm ơn điều tốt đẹp

là việc quá dễ dàng!


Muốn đời mình phong phú?

Cảm ơn những trái ngang!


Thử cảm ơn bất hạnh

biết đâu mình... gặp mayJ



- Ai-Cơ HT -

Melbourne Nov 26th 2020

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

 


Huyền thoại bóng đá Diego Maradona vừa qua đời ở tuổi 60.

Cựu tiền vệ tấn công đội tuyển và là huấn luyện viên tuyển Argentina đã từng bị truỵ tim.

Hồi đầu tháng 11, ông đã trải qua một cuộc phẫu thuật thành công chứng đông máu trên não.

Sau đó, tin cho hay ông được điều trị chứng nghiện rượu.

Lễ Tạ Ơn

 

 Do Chung Thế Hùng thiết kế
Happy Thanksgiving anh chị em Diễn Đàn Nhà Thụ Nhân

BÍ MẬT TRONG CHIẾC ÁO ẤM CŨ

Nguyễn Đặng Hà Anh

Sau những trận lũ liên tiếp, tài sản của vợ chồng Ông Bình chẳng còn gì hết. Mấy bao lúa và cái hũ đựng gạo cũng chẳng còn.
Vợ chồng ông nuôi được cặp heo và mấy chục con gà, trong đó có hơn mười con là gà trống thiến. Đây là tài sản lớn nhất của vợ chồng ông để bán và mua sắm trong dịp Tết đến. Nhưng lũ về cuốn trôi đi tất cả.

Đau xót là thấy heo, gà bị cuốn trôi nhưng hai vợ chồng chỉ biết khóc nhìn theo. May mà còn leo kịp lên nóc nhà, chứ không thì cũng bị trôi mất rồi.

Sau lũ, nhiều đoàn cứu trợ từ các vùng miền trên cả nước về nơi ông ở để hỗ trợ. Ngoài những thùng mì gói và một số nhu yếu phẩm, vợ chồng ông cũng nhận được số tiền ít ỏi đủ để sống tạm vài tuần.

11/25/20

Tạ ơn Chúa Kitô và Đức Mẹ Maria

 

Chắp tay ngước mặt lên trời
Con dâng Chúa, Mẹ muôn lời tạ ơn
Thân này tro bụi thành nhơn
Chìm trong bể khổ, tủi hờn đắng cay

Xác hồn còn có hôm nay
Nhiệm-mầu Cứu-độ, cao dày Hồng-ân
Vực sâu gục xuống mỗi lần
Có Lòng-Thương-Xót ân cần vực lên

Tạ ơn Thánh-Mẫu dịu hiền
Mẹ Hằng-Cứu-Giúp bình yên trọn đời
Chắp tay ngước mặt lên trời
Con dâng Chúa, Mẹ muôn lời tạ ơn .

Trần Quốc Bảo

SORE LOSER!

Hoàng Ngọc Nguyên
 

chuyện nhỏ của tôi _ "Kịp Thời"

Có những mẩu chuyện tuy nhỏ nhưng lại dạy chúng ta những bài học đáng ghi nhớ trong cuộc đời, một chút quan sát và suy ngẫm cũng có thể giúp ta rút ra được nhiều kinh nghiệm sống quý báu, khiến ta thức tỉnh trong cơn mê hồng trần. Hay ít ra nó cũng có thể giúp ta có thêm được một chút niềm vui trong cuộc sống bộn bề này. Sau đây xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ của tôi _ " kịp Thời".

Câu chuyện nhỏ của tôi _ "Kịp Thời"

Cư sĩ Trần Kiện Dân có bài thơ:

"Ông lão thổi sáo xin tiểu phí               老翁吹簫博小資
Gần đây sa sút kém lực khí                  年來力氣已難支
Sửng sốt được tin lão quá cố                忽傳餓斃松林中
Hối hận khi trước chưa bố thí"             始悔從前未布施


Đây là bài thơ của cư sĩ Dân hoài niệm lão hành khất một hôm bỗng nhiên chết đói ngoài khu phố, hối hận mình khi trước chưa kịp giúp đỡ người già yếu đáng thương kia. Bốn câu cú tuy ngắn nhưng khiến người đọc bồn chồn xót xa, đồng thời cũng thức tỉnh chúng ta, ở đời phải "kịp thời" trong việc làm hằng ngày. Bởi vì một việc làm có ý nghĩa vào một thời điểm nào đó, nhưng nó sẽ vô nghĩa ở một thời điểm khác. Bởi vậy, chuyện nên làm bây giờ, không nên trì hoãn vào kịp khác.

Tôi thường trực tại hội từ thiện "Tzu Chi" trong thương xá Hoàn Cầu Milpitas, đối diện là siêu thị 99 Ranch. Tại đây thường xuất hiện một người quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù đến bươi móc đồ ăn cặn thừa trong thùng rác trước cửa siêu thị để sinh sống.Tuy cuộc sống cực kỳ gian khổ, nhưng người ấy không bao giờ van xin sự bố thí của người khác.

Vài tháng trước, sư huynh Trương đến thăm và thấy người khốn khổ đi khập khiễng trước cửa siêu thị, nổi lòng thương xót mua cho ông ấy hộp cơm. Nhiều lần tôi cũng muốn giúp đỡ nhưng chưa thực hiện được vì có tật OCD (tật sợ dơ). Sau một thời gian cố gắng khắc phục tạp khí của mình, đêm Chủ Nhật ngày 01-11-2020, tôi đến trước mặt người không may nói: "Để tôi mang đến cho bạn một hộp cơm". Không ngờ bị từ chối ngay, thậm chí cho tiền cũng không nhận. Một chuyện khó tin mà có thực. Đêm tháng 11, gió thổi vù vù, trời lạnh căm căm, nhưng lòng càng tê buốt. Nhìn dáng gầy còm rời xa, tôi đứng ngẩn người trong phút chốc, rồi như chợt tỉnh sau cơn mê, tôi lê bước về trụ sở. Cay đắng cho cuộc đời gian khổ, trong đầu bỗng hiện lên 2 chữ "kịp thời". Kịp thời có nghĩa là làm ngay, làm đúng lúc.

Câu chuyện này dạy tôi một bài học quý giá.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường quen sống với "hứa hẹn".
-Đối với cha mẹ, chờ khi có thời giờ sẽ về thăm hỏi.
-Đối với con cái, chờ khi có thời giờ sẽ quan tâm thêm.
-Đối với chúng sinh, chờ khi có khả năng sẽ giúp đỡ.

Thế rồi chính cái "chờ" khiến ta ân hận suốt đời.

Đời người ngắn ngủi vô thường, phải biết trân quý. “Don’t miss what you don't want to miss” - “Đừng bỏ lỡ những thứ mà bạn luôn trông chờ”. Thực tế, thời gian vốn dĩ chẳng chờ ai bao giờ, một khi đã đi qua rồi, thì chẳng thể nào quay trở lại.

Thuở xưa có nói: "chờ được mã thì giã đám" (等冥箔到時殯已散.喻時機已過); tục ngữ có câu: "con muốn hiếu nhưng duyên không còn" (子欲孝時親不在).

Thật vậy, trong cuộc sống hằng ngày, nhiều việc nên làm nhưng cứ dây dưa lần lữa, đến khi muốn làm thì lỡ mất thời cơ; nhiều lời nên nói nhưng cứ lừng chừng chần chừ, đến khi muốn nói thì lời nói không còn ý nghĩa; nhiều tình thương nên bày tỏ nhưng cứ hững hờ nhạt nhẽo, đến khi muốn thương thì duyên không đến lần thứ hai...

Sư bà Chứng Nghiêm nói: “Trên đời có hai việc không thể chờ _ hành hiếu và hành thiện."

Cũng như câu chuyện nhỏ của tôi vừa kể trên, giúp người nhưng không kịp thời, rốt cuộc phải ân hận vì "cho mà không nhận". Sự mất mát của nội tâm đâu phải chỉ có hối hận mà thôi.

Mỗi khi chúng ta động lòng từ bi, phải kiên trì thực hành, đừng bao giờ buông tay cho qua. Chẳng hay vô tình cho qua, ngày mai được tin lão hành khất qua đời ngoài khu phố.

Như bài kệ của cư sĩ họ Trần kể trên _ "kịp thời" không phải chỉ là ý niệm, mà là hành động.

Trường K5

11/24/20

The 'first Thanksgiving' in 1621



















The "first Thanksgiving" in 1621 notwithstanding, Plymouth Plantation struggled to feed its members until the communal system was replaced with one based on private property


Bất chấp mùa màng bị thất bại, vào dịp "Lễ Tạ Ơn đầu tiên" vào năm 1621, Khu Định Cư Plymouth đã chống chọi để nuôi dân chúng ăn cho đến khi hệ-thống-tài-sản-chung được thay thế bằng hệ-thống-dựa-trên-tài- sản-cá-nhân

Việt Nam : Quyên góp hỗ trợ miền trung bị thiên tai

Thu Hằng RFI - ngày 23.11.2020

Những ngôi làng gần Hội An (miền trung Việt Nam) bị chìm trong nước vì bão lụt. Ảnh chụp ngày 07/11/2020. AP - Tran Van Minh

Chín cơn bão và áp thấp nhiệt đới đã tàn phá miền Trung Việt Nam chỉ trong hai tháng, từ giữa tháng 09 đến giữa tháng 11/2020 (từ bão số 5-Noul đến bão số 13-Vamco). Thiệt hại do các cơn bão gây ra ước tính lên tới 29.300 tỉ đồng (tương đương với 1,3 tỉ đô la), theo bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 được Ngân Hàng Thế Giới công bố ngày 13/11.

Bão lũ đã làm 243 người chết và mất tích, khoảng 7,7 triệu người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng và khoảng 219.000 ngôi nhà bị hư hỏng hoặc bị phá hủy, vẫn theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới. Bão số 13 (bão Vamco) quét qua nhiều tỉnh miền Trung trong hai ngày 15 và 16/11 không gây thiệt hại về người, nhưng đã làm tốc mái hơn 1.500 ngôi nhà, khiến nhiều cây xanh gãy đổ, bờ biển tan hoang, bờ, kè sạt lở.

Chín tỉnh miền trung, từ Nghệ An đến Bình Định, là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất, đặc biệt là những đợt mưa lớn từ 06 đến 22/10 gây sạt lở đất nghiêm trọng và đại hồng thủy. « Tại một số địa điểm, nước lũ vượt quá mức cao nhất lịch sử trước đó được ghi nhận vào năm 1979 hoặc 1999 », theo báo cáo của Liên đoàn Hội Chữ Thập Đỏ và Lưỡi Liềm Đỏ (FICR).

Nghe phần âm thanh:


Đọc thêm:

11/23/20

Joshua Wong và các bạn đấu tranh nhận tội trong phiên tòa ở Hong Kong

BBC - 23 tháng 11 2020


Ba nhà đấu tranh dân chủ (từ bên phải) Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam) và Chu Đình (Agnes Chow) đến tòa án Hồng Kông ngày 23/11/2020. REUTERS - TYRONE SIU

Nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Joshua Wong và hai nhà đấu tranh khác đang đối mặt với viễn cảnh ngồi tù sau khi nhận tội tụ tập trái pháp luật trong cuộc biểu tình đông người năm ngoái.


Joshua Wong, Ivan Lam và Agnes Chow hầu tòa hôm thứ Hai.

Joshua Wong nói dự kiến ​​sẽ phải ngồi tù, có thể phải đối mặt với 5 năm sau song sắt.

Tuy nhiên, vì các hành vi vi phạm bị cáo buộc diễn ra trước khi Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia khắc nghiệt vào tháng 6, họ đã tránh được bản án chung thân.

Kỷ lục được lòng dân của thủ tướng Đức Merkel sau 15 năm cầm quyền

Thanh Hà - RFI 
Đăng ngày: 22/11/2020

Thủ tướng Đức Angela Merkel, 15 năm sau khi đắc cử lần đầu, vẫn rất được lòng dân Đức. REUTERS - POOL

Cách nay đúng 15 năm, vào ngày 22/11/2005, sau cuộc tổng tuyển cử, bà Angela Merkel trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Đức. Khi đó, không một ai có thể ngờ rằng bà sẽ bền bỉ điều hành đất nước và vị chính khách xuất thân từ Đông Đức thực sự chinh phục cử tri. Hào quang của bà sáng chói đến nỗi gây trở ngại cho đảng CDU – Dân Chủ Thiên Chúa Giáo tìm người kế nhiệm.

Thông tín viên của RFI tại Berlin, Pascal Thibaut, cho biết thêm : 

« Khi Angela Merkel đắc cử ngày 22/11/2005, không ai có thể nghĩ rằng 15 năm sau, bà thủ tướng mới đắc cử khi đó vẫn tiếp tục điều hành đất nước. Vào năm tới, khi từ giã chính trường, Merkel sẽ có một kỷ lục lãnh đạo nước Đức lâu bền tương tự như thành tích của ông Helmut Kohl, vị cha đỡ đầu cho sự nghiệp chính trị của bà.

Tạp chí Mỹ Forbes đã nhiều lần mệnh danh bà là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Angela Merkel là một trong những chính khách hàng đầu trên trường quốc tế và của châu Âu. Điểm tín nhiệm của bà hiện còn rất cao. 15 năm sau khi bà Merkel bắt đầu lên cầm quyền, vẫn có tới 74 % dân Đức có thiện cảm với vị nữ thủ tướng này.

Đại dịch Covid-19 lần này giải thích được tỷ lệ được lòng dân rất cao đó. Đức đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng trong 15 năm qua, và với công luận Đức thì Angela Merkel là người đã luôn luôn bảo vệ người dân nước này trước những mối đe dọa.

Dù vậy, làn sóng nhập cư hồi năm 2015 đã để lộ rõ một số tiếng nói thiểu số ồ ạt thể hiện lòng thù hận bà Merkel. Thế rồi, những cuộc tuần hành chống các biện pháp ngăn ngừa dịch trong những tuần lễ vừa qua cũng làm lộ rõ điều này ».

Bài đọc thêm:
Angela Merkel

Danh Sách GS và ACE Cứu Lục Miền Trung


Note:

1. Payable to DUACT 
2. Mail to: 1038 Hamilton Ave. Milpitas, Ca. 95035 email: hvannguyen@sbcglobal.net
3. Memo: Cuu Lut Mien Trung

Thanh that cam on long hao tam cua Quy Vi.


TM BDH DUACT 
Hoanh Nguyen, CH

The Knight in Rusty Armor (song ngữ Việt-Anh) - Dịch giả: Phạm Văn Bân


Tôn Kính - Chương 1 (Sách song ngữ Anh-Việt)

11/21/20

MỘT MẢNH ĐỜI CỦA NHÀ THƠ HỒ DZẾNH

 TRẦN MỘNG TÚ

Hình gia đình Hồ Dzếnh và một người bạn

Vào năm 1954, gia đình tôi mới di cư vào Nam thì nhận được một lá thư của Hồ Dzếnh (thời gian đầu của năm 1954-1955 Bắc-Nam còn nhận được thư). Lúc đó tôi còn bé chưa biết ông là một thi sĩ. Ba tôi nói: “Có người đàn ông Trung Hoa muốn lấy thím Phương.” Thím Phương của chúng tôi là vợ góa của chú Trần Trung Phương, người có tập Thơ cho học trò Mấy Vần Tươi Sáng, mà từ nhỏ anh chị em chúng tôi đã thuộc lòng nhiều bài trong đó. Khi học ở Tiểu Học được học lại ở trong lớp như những bài Học Thuộc Lòng.

Chiều qua trăng ngã xuống hồ
Bầy sao nghịch ngợm đổ xô xuống tìm
Trên không có mấy con chim
Vội vàng đâm bổ đi tìm bóng trăng. (Vội Vàng- TTP)


Lá thư của chú Dzếnh, tôi không được đọc, chỉ nghe Ba nói là một lá thư với lời lẽ hết sức lễ phép, xin phép anh chị cho em được thay anh Phương vào làm em anh chị trong gia đình. Ba tôi vốn sẵn hiền lành, nên đọc thư cảm động đến ngồi ngây người ra, không biết trả lời sao cho xứng với lá thư đó.

TÀN THU

Tàn Thu

Ngày tàn thu lạnh tràn lên phố xá
Nắng buồn thiu! Gió thả lá đầy sân
Nỗi đầy, vơi chia hai lối xa, gần
Xa: cố quận. Gần: đất người, xứ lạ!

Như dòng sông trở mình chia hai ngả
Đường viễn phương, chân mỏi bước độc hành
Nửa vòng quay trái đất...xa xôi quá!
Nên rưng rưng, hồn vọng tưởng ngày xanh.

Dấu thời gian in tuổi đời lên trán
Tóc sương phai. Khóe mắt vẽ chân chim
Ngẫm lại đời thêm héo hắt buồng tim
Ngày trống vắng, đêm trông chờ mau sáng!

Lá nghiêng chao theo từng cơn gió thoảng
Chiều mông lung trải sương phủ cây cành
Trời nhuốm màu viên tịch giữa tầng xanh
cho người đứng thả hồn vào cõi mộng.

Trời thu lắng mà sao lòng dao động!?
Nghe đâu đây quá khứ lại chuyển mình
Trên giai điệu của nhạc đời trầm, bổng
kỷ niệm về theo cơn lốc cuồng sinh.

Hành trang nặng khi hoàng hôn, bóng xế
Buổi tàn thu bóng tối chập chùng buông
Trăng hoài cổ nghiêng soi hồn tư lự
Tự hỏi sao nhân thế "túy giả đồng"!? (*)
 
HUY VĂN
(*) Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng

Người tỉnh không nhiều, người say vô số

SA HÀNH ĐOẢN- Thơ Cao Bá Quát


Hồi Ký "Một Chuyện Tình"




 

THẰNG NGỐC

Tác giả: Đinh Công Bình

Thật ra, nó có tên do cha mẹ đặt thật đẹp. Phạm Bảo Long, con rồng quý của bố nó. Nhưng cho tới bây giờ, cái tên mà nó được người ta gọi nhiều nhất lại không phải là Long. Thay vào đó, nó đã trải qua rất nhiều tên khác nhau mà người ta đặt ra để gọi nó: Ngu, Ngốc, Mát, Tưng Tửng, Khờ, v.v…
Chẳng hiểu tại sao người ta sàng đi, sàng lại rồi ngừng ở chữ Ngốc! Ngay cả anh chị của nó cũng gọi nó là ngốc. Trong một lần bốc đồng, thằng Lân, anh nó, đã láo lếu đổi chữ “Bảo” trong tên đệm của nó thành chữ “Ngoc”, thế là nó trở thành Phạm (Ngoc) Long! Vài năm trôi qua, tiếng Việt của thằng Lân khá hơn, nên đã “đội mũ”, “đeo kiếm” để “Ngoc” chính thức trở thành “Ngốc”. Ông bà Phan, bố mẹ nó, mặc dầu cố tránh nhưng vì quen tai, lâu lâu cũng gọi nó là Ngốc.

11/20/20

Nhà vệ sinh: Những cuộc cách mạng làm thay đổi đời sống hàng tỉ người

Trong ảnh : tại một công viên giải trí về Nhà vệ sinh tại Hàn Quốc. Frédéric Ojardias/RFI

Đại tiểu tiện là nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên câu chuyện xưa như Trái đất này lại không hề đơn giản với hàng tỉ con người. Gần một phần ba nhân loại không có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh. Chưa kể vấn đề nhà vệ sinh không sạch, không an toàn. Kể từ năm 2013, Liên Hiệp Quốc chính thức coi ngày 19/11 hàng năm là Ngày Nhà vệ sinh Quốc tế. Mục tiêu của LHQ là tới 2030 toàn nhân loại đều được hưởng quyền sử dụng nhà vệ sinh sạch hàng ngày.

Bồn cầu giật nước – cuộc « cách mạng » đầu tiên

Từ hàng nghìn năm nay, mỗi nền văn minh trong quá trình phát triển đều tìm kiếm các phương thức xử lý chất thải đại tiểu tiện, đặc biệt đối với các khu vực tập trung dân cư đông đúc. Tuy nhiên, cho đến kỷ nguyên công nghiệp hóa, việc đi đại tiện trong môi trường thiên nhiên là điều phổ biến. Ngay tại châu Âu, cho đến tận cuối thế kỷ XIX, không hiếm khách bộ hành thỏa mãn nhu cầu ngay trên đường phố. Trong gia đình, giới quý tộc, thị dân sử dụng bô để đi vệ sinh. Kể từ khi kỹ sư người Anh Joseph Bramah phát minh ra bồn cầu water-closets (WC) vào cuối thế kỷ XVIII, phương tiện này đã bắt đầu được nhân rộng khắp nơi. Trong thế kỷ XX, tại các đô thị lớn, người ta xây dựng các hệ thống cống ngầm để đưa chất thải bài tiết ra xa khỏi các khu vực trung tâm. Hiện tại, đối với hàng tỉ người tại các nước phát triển, tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển, bồn cầu, hố xí giật nước đã trở thành tiện nghi tối thiểu, không thể thiếu.

....

Nghe phần âm thanh:

11/19/20

Xem lại những hí họa của Chóe

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà những người “ngoại đạo” như tôi không thể nào có được. Muốn làm nhà phê bình hội họa lại càng khó hơn vì chưa chắc một họa sĩ tài hoa đã là một nhà phê bình xuất sắc.

Thế cho nên, bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.

Sự nghiệp hí họa của Chóe kéo dài qua hai thời kỳ, từ năm 1969 dưới thời VNCH và chấm dứt vào năm 2003 trong thời CHXHCN. 2003 là năm ông qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường sau một thời gian bị lòa con mắt, đành phải “bó tay” xếp cọ. Họa sĩ mà mắt bị lòa thì cũng chẳng khác nào ca sĩ bị mất giọng.



Họa sĩ Chóe
(Ảnh Nguyễn Phong Quang)

Phòng ngừa bệnh Mất Dần Trí Nhớ.

Phúc trình mới nhất của chính phủ cho biết rằng thuốc bổ (supplements),hay thuốc chữa bệnh không giúp gì được cả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tức là bệnh mất dần trí nhớ, bệnh lú lẫn.

Đây là căn bệnh nhiều người già bị vướng phải, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ronald Reagan.

Nhưng nếu chúng ta đọc thật kỹ phúc trình của chính phủ, để ý đến những dòng chữ nhỏ, chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều thông tín hữu ích trong việc gìn giữ những tế bào chất xám trong đầu không bị lão hoá.

Sự thực được báo cáo này đưa ra cho chúng ta thấy là không có hồ sơ chứng liệu nào cho biết thuốc chữa bệnh, hay thuốc bổ đem lại ích lợi cho việc chống lại căn bệnh quái ác này.
Nhưng ngược lại, phúc trình đó lại đưa ra những bằng chứng rõ ràng là nếu chúng ta chịu khó tập thể dục, tỏ ra năng động, ăn uống lành mạnh, giữ cho áp huyết thấp để máu có thể đưa lên não dễ dàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh mất trí nhớ.

11/18/20

Tạ Ơn Rừng

Tạ ơn rừng cho ta nguồn tâm sự,
Cội rễ muôn trùng thăm thẳm hoang vu.
Suối nỉ non bản trường ca tình tự,
Vách đá vang lời vọng cổ thiên thu.

Trăng cô đơn vẫn nằm nghiêng cửa động.
Đỉnh hồng hoang còn e ấp sương mù,
Tóc liễu buông dài thướt tha gió lộng,
Tiếng thì thầm trong lòng núi âm u.

Tạ ơn rừng cho ta đường cổ tích,
Dáng xuân sơn kiều diễm tự ngàn xưa.
Nét sử vàng chói lòa sườn thạch bích!
Hồn muôn năm uy liệt chẳng phai mờ!

Rừng trải bạt ngàn, tay rừng mở rộng,
Ôm giang sơn trong lòng Mẹ Âu Cơ.
Đứng hiên ngang giữa mưa trào gió lộng,
Ru hồn thiêng từ những buổi hoang sơ

Tạ ơn rừng cho hương hoa nguồn sống,
Muôn giải đường đèo, mây lướt thênh thang.
Ánh lửa bập bùng, tiếng cồng khua động,
Hồn núi oai hùng, hồn nước mênh mang!

Ta ở nơi đây nhớ rừng nhớ núi,
Năm tháng kéo dài cuộc sống lê thê...
Một mai hoa vàng nở bên bờ suối,
Rừng thiêng ơi, ta sẽ trở về!

Trần Quốc Bảo

11/17/20

Donald Trump Định Đảo Chính Bằng Mạng Xã Hội ?

Quốc Bảo, THDCDN (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)

Cái giá phải trả cho chủ nghĩa dân tuý không rẻ nhưng may còn có hiện tượng Trump để người ta nhận ra sự cẩn trọng cần thiết với mạng xã hội. Sớm hay muộn thế giới cũng phải cho ra đời bộ qui tắc ứng xử trên mạng xã hội để những tin tức giả, thuyết âm mưu và các cáo buộc vô căn cứ không còn tác yêu tác quái như hiện nay.



Không chấp nhận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020, tổng thống đương nhiệm Trump đã liên tục lên Twitter tung ra các cáo buộc bầu cử gian lận. Cùng với việc sa thải Bộ trưởng bộ quốc phòng Mark Esper và bổ nhiệm Christopher Miller, Trump đang làm dấy lên sự lo ngại về đảo chính quân sự. Nhưng có nhiều khả năng, sự lo ngại đó là hơi quá. Điều cần cảnh giác với thế giới dân chủ là mạng xã hội, công cụ để trục lợi của các chính trị gia dân tuý.

Sau khi chia rẽ nước Mỹ nói chung và phần nào là cả thế giới nói chung, một cách trầm trọng, đến cuối đời, Trump cũng góp phần “hàn gắn” nước Mỹ và tặng cho thế giới dân chủ bài học quan trọng là cần cẩn trọng với mạng xã hội. Trump đã sa thải các nhân vật quan trọng trong Nhà Trắng theo phong cách “rất Trump”: Lên Twitter thông báo. Hôm rồi là Bộ trưởng quốc phòng Mark Esper. Sắp tới, có thể là các vị trí quan trọng khác trong nội các. Có nhiều khả năng, sẽ sớm thôi, những viên chức cao cấp bị sa thải sẽ chống lại sếp cũ của họ, theo cách không thể tệ hơn, cả về mặt con người lẫn pháp lý, và đó là cách những người có hiểu biết bảo vệ chính bản thân họ và cho nước Mỹ. Khi có cùng chung một mối lo sẽ tạo ra những đoàn kết không ngờ.

Trump đã sa thải Bộ trưởng quốc phòng Mỹ qua một thông báo ngắn trên Mạng xã hội Twitter.


Trump là một mối lo, một sự cảnh tỉnh hơn là một mối nguy thực sự về nhận thức và nguy cơ đảo chính. Chưa đến mức đó. Cảnh giác là cần thiết. Trong một thể chế dân chủ, đạo đức là giá trị cao nhất và là điều kiện bắt buộc để có thể tồn tại. Đạo đức đến từ giáo dục. Giáo dục đến từ niềm tin và tính chân thiện mỹ phổ quát của con người. Mất đi đạo đức, nền cộng hòa sẽ bị hủy hoại và chuyên chế sẽ lên ngôi.

Người ta liên tưởng với Trump, chủ nghĩa phát xít đang quay trở lại. Trump đang bình thường hóa sự độc tài là đúng. Nhưng không đủ. Trump chỉ mới manh nha điều đó. Phát xít và độc tài cần cả một quá trình xây dựng hình tượng trên một nền dân trí thấp cũng như sự thiếu vắng của đối lập chính trị. So với phát xít và độc tài, Trump chỉ hơn ở mạng xã hội, nhưng còn thua về bản lĩnh và uy quyền cần có của một tổng thống chuyên chế. Tuy vậy vẫn cần thận trọng vì Trump là một diễn viên bậc thầy.

Từ sau thế chiến thứ Hai, Trump có lẽ là nhân vật đáng nói tới nhất. Không phải vì năng lực chính trị của Trump mà vì dù không có năng lực chính trị vẫn trở thành người đứng đầu hệ thống chính trị của siêu cường số một thế giới. Trump là người ở thế hệ cũ, có tài năng trong lĩnh vực diễn thuyết, nắm bắt tâm lý đám đông, tập hợp và dẫn dắt quần chúng theo ý mình…đó là những điều phải lưu tâm. Với mạng xã hội và khả năng diễn xuất, Trump tạo ra cảm xúc mạnh mẽ, nỗi lo lắng, sự thù ghét, vui buồn cho fan của mình. Chính trị đã thành một rạp xiếc.

Mạng xã hội là một công cụ đắc lực và tuyệt vời cho các chính trị gia dân tuý. Nó tạo ra một sân khấu ít tốn kém mà hiệu quả cao cho các nhạc công lọc lõi như Trump. Bằng cách quy tụ người dùng theo dõi, một chính trị gia có thể tác động đến đám đông thời 4.0 theo đúng những gì các chính trị gia tác động lên đám đông bằng diễn thuyết từ cả thế kỉ trước, nhưng ở mức độ cảm xúc nhanh và thời sự hơn rất nhiều. Câu từ dễ nhớ, ngắn gọn, đánh trực diện vào tâm lý, mơn trớn và chiều chuộng đám đông. Sẽ chẳng ai đánh giá chương trình hành động, đạo đức hay logic của Trump. Mạng xã hội đâu có được thiết kế để đánh giá chương trình chính trị. Đám đông chỉ nhớ những gì của cảm xúc. Chương trình hành động của Trump nếu tái đắc cử là gì? Ngay cả Trump cũng không biết và không bận tâm.




Sớm hay muộn thế giới cũng phải cho ra đời bộ qui tắc ứng xử trên mạng xã hội để những tin tức giả, thuyết âm mưu và các cáo buộc vô căn cứ không còn tác yêu tác quái như hiện nay

Mỹ là quốc gia tạo ra hai mạng xã hội lớn nhất thế giới. Người Mỹ tiên phong khai phá nhu cầu giải trí và kết giao ảo thì cũng sẽ tiên phong trong nhu cầu kiểm soát phát sinh khi nó bị lạm dụng. Đó không chỉ là vấn đề của niềm tin mà còn là quy luật của các chu trình phát triển và suy tàn. Đó cũng không hẳn là vấn đề đạo đức mà còn là quy luật của kinh doanh. Cái giá phải trả cho chủ nghĩa dân tuý không rẻ nhưng may còn có hiện tượng Trump để người ta nhận ra sự cẩn trọng cần thiết với mạng xã hội. Sớm hay muộn thế giới cũng phải cho ra đời bộ qui tắc ứng xử trên mạng xã hội để những tin tức giả, thuyết âm mưu và các cáo buộc vô căn cứ không còn tác yêu tác quái như hiện nay.

Ngay cả khi đang tại vị, Trump cũng đã không thể triển khai Đạo luật Chống nổi loạn 1807 để đưa quân đội chống biểu tình trong phong trào Black Lives Matter (Cuộc sống người da đen cũng quan trọng) hồi tháng 6-2020. Vì vậy bất luận thế nào Trump cũng không thể đảo chính bằng quân đội chỉ vì lí do gian lận bầu cử. Nếu lo lắng như thế là xem thường nước Mỹ.

Sẽ không quá bất ngờ khi Trump bị hạ bệ một cách bẽ bàng và không thương tiếc. Ông ta sẽ đối diện với pháp lý và sẽ tiếp tục thất bại trong kinh doanh sau khi không còn là tổng thống. Đó là cái họa từ chính tính cách của Trump.

Quốc Bảo 
(11/11/2020)

Tản mạn cháo Tây, cháo Tàu, cháo ta

 Có một lần cũng lâu rồi, có một cô bạn dịch bài về ẩm thực Việt Nam cho một tờ báo tiếng Anh hỏi tôi từ “cháo” dịch sang tiếng Anh như thế nào? Tôi lúc đó chủ quan nên bảo với cô ấy “cháo” dịch tiếng Anh là “porridge” mà không suy nghĩ gì nhiều. Đến khi cô ấy đưa bài dịch của mình đã được đăng báo cho tôi xem thì tôi mới giật mình, vì món cháo mà bạn tôi hỏi là “cháo vịt Thanh Đa” mà dịch ra “duck porridge” thì sai bét. Sau lần đó tôi tự trách mình rất nhiều về sự ẩu tả của mình và cũng chính vì vậy mà tôi trở nên cẩn thận hơn rất nhiều, vì đúng là sai một ly đi một dặm.


Trong tiếng Anh có đến ba từ để nói về cháo. “Porridge” là từ để chỉ cháo trắng đặc được nấu từ gạo hoặc yến mạch gần giống như cháo trắng mà chúng ta hay dùng để ăn chung với hột vịt muối. Các nước phương Tây cũng ăn porridge nấu rất đặc vào buổi sáng cho thêm tí muối tiêu với trứng tráng hoặc xúc xích nhỏ.

Còn cháo hoa (cháo nấu với ít gạo và nhiều nước để hạt gạo nở ra như hoa) và thường nấu chung với thịt thì được gọi là “congee” hoặc “rice soup”. Để nói về món cháo vịt, đáng lẽ phải gọi là “duck meat congee” hoặc “duck meat rice soup” mới đúng. Quả thật, có những cái mình nghĩ rằng mình biết rồi nhưng vẫn sai như thường.



Trở lại với cháo, lúc nhỏ tôi rất ghét ăn cháo vì cháo vừa nhạt vừa loãng, ăn xong cũng như chưa ăn, không được chắc bụng như ăn cơm. Tôi né tất cả các thể loại cháo từ cháo trắng ăn với thịt kho tiêu mỗi khi bị bệnh, cho tới cháo gà, cháo vịt, cháo lòng, cháo cá…

Trong đó, món cháo mà tôi ghét nhất là cháo trắng của người Tiều. Không như cháo trắng của người Việt bán ở các xe cháo khuya ăn cùng với dưa món, hột vịt muối hoặc thịt cá kho tiêu, vốn là cháo trắng nấu đặc; cháo trắng của người Tiều nấu rất loãng, bảy phần nước và ba phần gạo, nấu tới hạt gạo nở bung ra gần như nát nhừ, ăn chả có mùi vị gì cả.



Người Tiều ăn cháo gần như trong mọi bữa ăn. Buổi sáng của người Quảng Đông, sang thì điểm tâm với đủ thứ há cảo xíu mại, bình dân thì cũng tô hủ tíu mì hay cái bánh bao; còn buổi sáng của người Tiều thì ăn cháo loãng với cà na muối, hột vịt muối hoặc cải xá bấu muối thật mặn. Sang hơn tí thì người Tiều có thêm cặp dầu cháo quảy là xong bữa ăn sáng. Buổi trưa và buổi chiều thì họ lại tô cháo loãng được múc ra húp thay canh. Ngay cả những quán bán đồ ăn người Tiều cũng luôn có nồi cháo trắng kế bên nồi cơm.


Hồi còn nhỏ, mỗi lần dẫn tôi đi ăn cơm Tiều, ba tôi luôn kêu thêm chén cháo trắng để húp với ít nước thịt kho còn lại. Khi tôi tỏ vẻ không hứng thú với việc húp chén cháo trắng nhạt thếch lõng bõng này, ba tôi hay bảo: “Hồi ba còn nhỏ, a dè a mà (ông nội bà nội) nghèo lắm, cả nhà bảy tám anh chị em, mỗi người chỉ có dách gủn pạc chúc (một chén cháo trắng) và pun che hàm tản (nửa cái trứng vịt muối) thôi.”

Ba tôi chẳng bao giờ dạy cho tôi nói tiếng Quảng Đông một cách bài bản mà luôn có cách nói chuyện nửa Việt nửa Quảng như vậy, con cái hiểu thì hiểu không hiểu thì thôi. Vậy mà cuối cùng tôi cũng nói được tiếng Quảng.

Người Tiều không chỉ ăn cháo trắng mà còn có cả cháo lòng với đầy đủ tim gan cật ruột cũng gần giống như cháo lòng của người Việt; nhưng lòng xắt lát mỏng để bên ngoài chứ không nấu trong nồi như cháo lòng của người Việt, khi nào khách gọi thì mới trụng qua cháo rồi cho vào tô.




Nước cháo được nấu bằng mực, nấm rơm và xương ống nên rất ngọt và thơm. Người Tiều ăn cháo lòng cũng thường thêm dầu cháo quảy như người Việt nhưng không bỏ giá và ớt mà bỏ rất nhiều hành lá xắt nhỏ, tiêu xay, gừng tươi xắt sợi và một ít dầu mè.

Cũng như ăn hủ tiếu mì, người Hoa ăn cháo thường nêm thêm giấm đỏ và nước tương chứ không nêm nước mắm. Không chỉ có cháo lòng mà cháo cá, cháo mực, cháo thịt bằm hoặc cháo tôm viên khi ăn cũng nêm nếm như vậy: gừng tươi, dầu mè, tiêu, xì dầu và giấm. Cháo lòng kiểu người Tiều hồi đó tôi cũng có ăn một vài lần ở chợ Bàn Cờ quận 3 nhưng vì không hảo cháo lắm nên lâu rồi cũng không ăn lại.


Dân sành ăn tối Sài Gòn – Chợ Lớn chắc ít người không biết tới quán cháo thập cẩm ở bùng binh Soái Kình Lâm kế bên chợ thuốc bắc Phùng Hưng. Cháo ở đây nấu theo kiểu người Quảng Đông là cháo trắng nấu đặc và ăn với tôm, mực, da heo, gan, cật, phèo nên gọi là “chạp chúc” (cháo thập cẩm).

Thật ra gọi là “thập cẩm” không đúng lắm vì “chạp cẩm” dịch ra tiếng Việt là “tạp cẩm” mới đúng. Có lẽ chữ “tạp” nghe có vẻ hổ lốn và hỗn tạp quá nên người Việt mới gọi là “thập cẩm” cho sang hơn.


Theo lời kể của những người sống lâu ở Chợ Lớn thì quán cháo Đèn Năm Ngọn (tên cũ của khu Soái Kình Lâm) này đã có từ rất lâu đời rồi, nếu tính tới nay chắc cũng không dưới năm sáu chục năm. Hồi nhỏ, ba tôi hay chở tôi ra đây ăn, nhưng quán cháo này gắn với một kỷ niệm khá kinh dị nên tôi không bao giờ quay trở lại ăn nữa, dù thỉnh thoảng thèm món Hoa, tôi vẫn chở bà xã đi vòng vòng Chợ Lớn ăn lại những quán gắn liền với ký ức tuổi thơ của mình.

Có một lần khi đang ngồi ăn với ba mẹ tôi ở quán cháo đó, có một cậu bé trạc tuổi tôi lúc đó (5-6 tuổi) bán vé số mời mua. Và khi nhìn lên thì tôi suýt nữa hét toáng lên vì sợ: cánh mũi của cậu bé này không biết bị ai cắt mất chỉ còn hai cái lỗ sâu hoắm nhìn vừa đáng thương vừa đáng sợ. Hình ảnh đó ám ảnh tôi tới ngày hôm nay đến mức tôi không dám ăn lại quán cháo đó lần nào nữa cho dù đã hơn 30 năm rồi.

Dạo mấy năm gần đây tôi lại đổi tính thích ăn cháo. Nhiều lúc cảm thấy mệt trong người hoặc chỉ là đơn giản không muốn ăn cơm thì một chén cháo trắng và nửa cái hột vịt muối luộc hoặc tí thịt kho tiêu mặn cũng có thể giải quyết cơn đói và nhẹ người.

Cầu kỳ hơn một tí thì cho cái trứng hột vịt bắc thảo và tí thịt bằm vào trong nồi cháo quấy lên. Tôi thích ăn trứng bắc thảo nấu chung với cháo hoặc chưng cùng với trứng vịt tươi, trứng vịt muối tạo thành món trứng 3 màu ăn chung với cơm hay cháo gì cũng rất ngon.




Hột vịt bắc thảo (tiếng Quảng Đông gọi là pì tản) ai ăn không quen thì nhìn hơi sợ sợ vì cả quả trứng đen bóng và có mùi ngai ngái của amoniac, nhưng khi đã quen rồi thì sẽ ghiền vì vị béo béo bùi bùi rất đặc trưng.

Hồi còn ở Mỹ có lần tôi nấu cháo trứng vịt bắc thảo mời cô bạn người Nhật ăn thử. Cô lúc đầu còn ngại vì thấy màu cháo đen thui nhưng khi ăn một chén thì tự động vô nồi múc thêm chén nữa. Bởi vậy mới nói, không phải cứ là sơn hào hải vị mới ngon mà đôi khi những thứ dân dã đơn giản nếu hạp khẩu vị vẫn ngon hơn yến sào bào ngư vi cá vậy.

Huỳnh Chí Viễn (Giáo viên, Dịch giả)


Lá thư Tôn Vận Tuyền để lại cho các con

Lá thư Tôn Vận Tuyền để lại cho các con – Một lá thư đáng đọc

Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 – 15/2 /2006) , một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology). Từ năm 1937 đến 1940 ông làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority (Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Bộ Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng Mười dự án siêu cấu trúc , trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek International,Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)… Nhờ những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan .

Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quý do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng, ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi . Ngoài các trước tác về Kinh tế, Chính trị, tôi quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôi xin phép được giới thiệu lại cùng các bạn bức thư này:

“KIẾP SAU( NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU”

Tôn Vận Tuyền đã để lại những lời căn dặn như sau:

Các con thân mến, viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần , nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3.Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2.Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thì sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng trân biết quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mìmh ngay từ bây giờ.

4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Aí tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nều người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy vì thất tình.

5.Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỷ điều nầy !

6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nữa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vây cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghiã là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế , nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8.Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì là miễn phí cả.

9.Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu ,như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

Do Nguyễn Đức Trọng chuyển lên DĐ

*****
Mạn đàm
Lý Trinh Trường K5


Các bạn và anh Kim thân mến,

Hai hôm trước, hưởng ứng bài "lá thư gửi các con" (父親的信) của anh Kim giới thiệu, tôi có gửi một bài văn ngắn Hoa ngữ (看淡人生) nhưng quên dịch ra chữ Việt, nay xin bổ túc bài phiên dịch. Mong các bạn thích ý.

Cuộc Đời Đạm Bạc (看淡人生)

Mỗi người mình gặp gỡ trong đời đều có duyên cớ nhân duyên.

- Người thích mình cho mình ấm áp và dũng khí.

- Người mình thích cho mình biết tình thương và kính mến.

- Người mình không thích dạy mình sự bao dung và tôn trọng.

- Người không thích mình cho mình học "tự kiểm thảo" và trưởng thành.

Bởi vì không chấp, cho nên vui vẻ; bởi vì đạm bạc, cho nên hạnh phúc.

Chúng ta đều là khách qua đường, không thể làm chủ nhiều chuyện đời: ví dụ _ thời gian qua đi, người phải xa lìa...

Ba dấu chấm của chữ tâm Hoa ngữ “心” đều hướng ngoài, càng muốn giữ nó, nó càng dang xa.

Mọi việc tùy duyên, duyên sâu đậm thì tụ, duyên nông cạn thì tan. Nhìn đời đạm bạc bao nhiêu, đau khổ sẽ giảm bớt bấy nhiêu.

Mọi người đều muốn trí mình sáng, kỳ thực ở đời phải biết du di, tương đối, không nên quá chấp, cực đoan:

- Nấu cháo, 3 phần gạo, 7 phần nước.

- Ở đời, 3 phần vì mình, 7 phần vì người khác.

- Với bè bạn, 3 phần thận trọng, 7 phần khoan dung.

- với gia đình, 3 phần tình thương, 7 phần trách nhiệm.

- Đọc văn chương, 3 phần thưởng thức, 7 phần suy ngẫm.

- Uống rượu, 3 phần say, 7 phần tỉnh.

Đọc sách, nhưng nhìn thấu được thế giới là ta bà.

Pha trà, nhưng nhấm nháp được sinh hoạt của hồng trần.

Nhấp rượu, nhưng cảm được là đắng cay cuộc đời.

Mỗi hành trình trong đời sống đều là một cuộc trải nghiệm.

Núi có chiều cao, biển có độ sâu, không cần so bì, mỗi người đều có sở trường của mình; gió nó phiêu bạc, mây nó bềnh bồng, không cần dõi bước, mỗi người đều có đặc thù của riêng mình.

Trân quí duyên lành, ôm ấp ý chí, giữ tâm thanh tịnh, an nhiên tự tại.

Một con đường: vững bước trên chánh đạo.

Hai điều quí: sức khỏe và tâm linh.

Bốn điều khổ: nhìn không thấu, xả không được, thua không nổi, buông không được.

Năm câu cú: Dù khó vẫn phải kiên trì, dù có vẫn phải đạm bạc, dù kém vẫn phải tự tin, dù nhiều vẫn phải tiết kiệm, dù lạnh nhạt vẫn phải nhiệt tình.

Sáu của báu: thân thể, trí thức, mộng tưởng, niềm tin, tự trọng và khí phách.

Trường
李清祥