Showing posts with label Tạ Phong Tần. Show all posts
Showing posts with label Tạ Phong Tần. Show all posts

4/27/21

CANH CẢI XẠI

Tạ Phong Tần

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, quê tôi nhà nhà cùng nhau đi sắm sửa thức ăn ngày Tết thiệt là náo nhiệt. Ngày trước người ta ăn Tết Nguyên đán dài dài từ ngày hăm chín Tết cho đến ngày hạ nêu là Mùng Bảy tháng Giêng âm lịch. Nhà nào khá giả có của ăn của để thì ăn Tết hết tháng Giêng luôn, “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” mà, cho nên, quê tôi có câu cửa miệng “Ăn Tết hết mùng tới mền” là vậy.

Thời đó, tủ lạnh là vật dụng khan hiếm, xa lạ với dân quê tôi. Nhà nào giàu có lắm mới sắm cái tủ lạnh cỡ trung bình để trong nhà trữ thức ăn, làm nước đá. Người bình dân đi sắm Tết phải chọn lựa mua những thứ thức ăn theo chuẩn: ngon, bổ, rẻ, để dành được lâu trong điều kiện tự nhiên mà vẫn tươi ngon không hư hỏng. Thịt heo, gà vịt sống nguyên con, cá khô, mực khô, tôm khô, củ kiệu, cải muối dưa, củ cải trắng, củ cà rốt, bắp cải, trứng vịt, trứng gà, mì vàng, bún khô, khoai Tây, khoai lang, khoai mì, củ hành tím, tỏi khô…

10/7/18

Hủ tiếu mì gia

Tạ Phong Tần
Ai đến Bạc Liêu mà chưa ăn món mì tàu thì coi như chưa biết gì về cái xứ “Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu” này.

Người Hoa quê quán Triều Châu trôi dạt về mảnh đất cực Nam này từ thời phản Thanh phục Minh ở bên Tàu, được nhà Nguyễn dung dưỡng và thâu nhận, sử dụng, phần lớn họ đã coi Việt Nam như quê hương bản quán của mình, trong đó có nhiều người tài hết lòng phụng sự quê hương mới như danh nhân Mạc Thiên Tích, danh nhân Phan Thanh Giản. Cho nên không có gì lạ khi người miền Tây Nam bộ có cách ăn uống giống với người Triều Châu bởi sự sinh hoạt hòa đồng giữa người Việt bản địa và người Hoa Minh Hương.