Showing posts with label Tự truyện. Show all posts
Showing posts with label Tự truyện. Show all posts

7/12/23

Nhà Văn Nữ - Trần Thị Diệu Tâm



nh trên trang Văn Bút VN Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ

Đó là cái nhãn hiệu mà người ta gán cho tôi khi tôi có tập truyện ngắn đầu tiên được in ra. Điều này tôi thấy vui vui, mình viết khơi khơi, lung tung lang tang mà được cái mác như vậy. Thật ra, tôi chỉ là một người thích kể chuyện, nhà văn nữ, danh xưng này quá cao sang, quá tầm với tôi.

Chuyện viết, trước đây còn ở trong nước, không bao giờ tôi nghĩ đến, nhưng khi qua ở nơi đây, một xứ sở văn minh, thấy cái gì cũng lạ cũng mới và cũng hơi kỳ. Cảm thấy như mình vừa tái sinh vào một kiếp người khác, do trước đây đã tạo được duyên lành. Trong những mối tạo duyên đó, tôi là người thích đọc truyện, nên giờ đây mình là người thích kể chuyện, tôi được luân hồi ngay ở kiếp này không cần phải chờ đợi sau cái chết!

Có nhiều khuynh hướng trong cách viết câu chuyện kể, do ảnh hưởng hoàn cảnh sống, do ảnh hưởng suy nghĩ cá nhân. Trước kia lúc bắt đầu viết, tôi dùng trí tưởng tượng khá nhiều, từ một hình ảnh trong đời thường tôi có thể kể ra một câu chuyện hẳn hoi có thứ tự lớp lang. Đa số chuyện dạo ấy, tôi kể về tình yêu vì cho rằng không có gì đẹp hơn loại tình cảm này ! Lẽ dĩ nhiên tình yêu trong trí tưởng được vẽ vời rất nhiều điều đẹp đẽ xúc động. Trong đời thường, làm chi có những mối tình đẹp như thế. Kể ra cũng có hơi ba xạo! Tuy nhiên, mẫu truyện nào cũng đều dựa vào một hình ảnh có thực đã thấy trong quá khứ hay hiện tại. Có chuyện tình bịa đặt hoàn toàn đọc lại thấy cảm động lắm, chẳng hạn như Tìm Trong Quá Khứ, khung cảnh là bệnh viện tâm thần Saint Anne (vì chỗ tôi làm việc gần bệnh viện này, thấy bệnh nhân đi dạo ra vô). Khi viết ra những câu chuyện tình lãng mạn, tôi nghe tuồng như mình tham dự trong đó, mình đang là diễn viên chính. Vậy mới ham viết!

Có điều, ngôn ngữ chữ viết ít khi bắt kịp với nhịp độ suy tưởng, luôn chậm chạp, trong khi dòng suy nghĩ luôn biến động theo cảm hứng. Tìm câu chữ thích hợp cho suy nghĩ, cho sáng tạo là điều không dễ dàng gì. Viết, luôn luôn là một hành trình đi tìm kiếm. Tìm kiếm cái gì, điều gì? Đó là một câu hỏi với tôi, tôi không biết giải đáp.

Nhưng bây giờ, bây giờ bộ não tôi không còn khả năng phong phú để tưởng tượng như thế. Giờ đây, trước căn bệnh mất trí nhớ có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với người lớn tuổi, tôi muốn xét lại mình xem còn nhớ hay quên chuyện này chuyện nọ. Mấy cái chuyện tôi kể lại đây đều dựa trên những điều có thực, và có lẽ… không xạo chút nào.

Tôi nhớ rõ dạo đó ở Paris, tại trung tâm giúp đỡ người tỵ nạn Đông Dương gồm Việt, Miên, Lào, tôi đang đứng lớ ngớ đọc thông cáo tìm việc, bỗng dưng một ông Tây đi ngang, gọi tôi vào văn phòng, và giới thiệu cho một nơi quen biết làm việc. Sau mới biết ông ấy là giám đốc của trung tâm. Nhờ vậy tôi có dịp tập sự. Tôi đi làm, buổi sáng đầu tiên đứng chờ chuyến xe tàu điện, cảm thấy hãnh diện chi lạ. Hãnh diện như cậu bé lần đầu đi đến trường trong đoạn văn của Thanh Tịnh “Tôi đi học”. Vì từ lúc lấy chồng, tôi bỏ việc không đi làm ở nhà chăm con, đến 75 chồng bị đi tù, vợ ngụy không có chỗ đứng trong xã hội cộng sản, nên chuyện đi làm là một ước mơ. Bây giờ sang đây, tôi đi làm, kiếm một ít tiền trang trải chi tiêu cho gia đình là thực hiện được mơ ước của mình.

Tôi làm việc tại một nơi bán nhiều sách báo, mỗi ngày những đợt giao sách báo mới. Mỗi khi cầm một cuốn sách, tôi chú ý cái đề tựa, tự hỏi không biết tác giả viết gì trong đó. Có khi mượn đem về nhà đọc. Tiếng Pháp không mấy rành, tôi luôn tra từ điển, ông Mai Trung Ngọc, nhà xuất bản Nam Á, là người cho tôi cuốn tự điển hữu ích đó khi mới đặt chân tới Paris. Tự điển Pháp-Việt không giải thích rõ ràng, dùng tự điển Larousse dễ hiểu hơn, lại học thêm nhiều chữ cùng gốc. Sách họ viết bên này khác hơn bên nhà trước đây, tác giả phân tích tâm lý nội tâm nhiều hơn. Tôi thích loại truyện như vậy. Trong những tờ báo phát hành ngày chủ nhật, có tờ Journal du Dimanche, dạo đó hay đăng những truyện ngắn, có nhiều truyện thú vị về cuộc sống đời thường. Đâu cần phải có những éo le gay cấn mới là truyện. Truyện không cần cốt chuyện, nếu viết hay là hay rồi.

Trên những chuyến tàu đi về, đoàn người làm việc tấp nập không ai chú ý ai vội vã đi vội vã về, tôi chú ý tới người mù với cây gậy ngắn huơ qua huơ lại trong không gian tìm lối đi, họ thành thạo biết trạm nào phải xuống, trạm nào phải lên để đổi tuyến xe. Tôi viết câu chuyện ngắn “Người mù trong thành phố Paris”. Và kết luận: Nghĩ đến những người trong nước có mắt nhìn mà phải sống cuộc đời thua xa người mù nơi này ! Truyện đăng ở một tờ báo nổi tiếng lúc bấy giờ, đó là tờ Phụ Nữ Diễn Đàn.

Ông Chử Bá Anh, chủ bút tờ Phụ Nữ Diễn Đàn ở Virginia Hoa Kỳ cho đăng những truyện ngắn đầu tay của tôi. Trước đó, tôi hỏi ông nên lấy bút hiệu như thế nào, lấy tên Nhà Tôi ghi là bà …, vì từ khi lấy chồng sinh con đẻ cái, tôi ăn theo chế độ của chồng, tên tôi mất hút từ lâu. Ông Chử nói mình viết thì lấy tên mình, cớ gì lấy tên chồng làm bút hiệu. Tôi nghe lời. Ông Chử chính là người khuyến khích tôi rất nhiều. Sau khi gửi đăng vài truyện, tôi nhận được tiền nhuận bút, mỗi trang 50 đô, vài truyện cũng được vài trăm. Số tiền này tôi trân trọng lắm, cất giữ không dám tiêu pha gì, xem như một món nữ trang quý không dám đeo vào người. Tiền này có giá trị cao, giá trị về tinh thần. Nó là những vé xe tàu đưa tôi đến những vùng đất xa lạ, trong đó một mình tôi tự do rong chơi.

Dạo ấy tờ báo PNDĐ được bán rất chạy ở Paris vì tin tức nhanh chóng về chính trị, lại có nhiều tiết mục, từ đàn ông tới bà già đều thích đọc. Nhiều người phải xin đặt mua báo trước tại nhà sách Nam Á, vì đến mua trễ không còn. Ông Chử là người có đầu óc tổ chức rất giỏi, không có tờ báo Việt ngữ nào viết tin nhanh bằng tờ PNDĐ. Hầu như các báo ở Cali đều lấy tin từ CBA News, có lần tôi nghe ông nói đến tương lai có “internet” mà lạ.
Lúc vợ chồng chúng tôi qua Hoa Kỳ lần đầu thăm con gái bên đó, ông đã cho đăng vài hàng chữ trên tờ báo địa phương cùng số phôn nhà con chúng tôi, vậy là các báo khác đăng theo. Hôm sau điện thoại reo không ngớt hỏi thăm. Con gái phải ghi tên vào giấy để nhớ người gọi tới. Ai cũng gửi lời mừng, có người tưởng nhà tôi chết trong tù (vì một truyện ngắn tôi tả cảnh đi thăm nuôi chồng, nhưng chồng lại chết trong tù). Chúng tôi không quen được chào đón thăm hỏi có vẻ ồn ào như vậy, và nhất là phải gọi cám ơn từng người quen có lòng nhớ mình. Nhưng ông Chử chứng tỏ qua điều này, cho thấy truyền thông (của ông) đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng. Vài năm sau, vì bị bệnh hen suyễn lâu ngày, lại ham mê công việc, ít chú ý về sức khỏe, ông đã mất trong đêm khuya trong căn phòng riêng của ông. Ra đi khi tuổi mới 67 là hơi sớm, (năm 1996). Chúng tôi buồn không ít. Nhờ ông chúng tôi gặp nhau, và nhờ ông tôi được làm quen với chữ nghĩa.

Dạo ấy, Nhà Tôi bị động viên ra trường Thủ Đức, có sự vụ lệnh đổi lên dạy trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Ông Chử biết tin ra tận phi trường Liên Khương đón anh ấy về trường Văn Học, vô lớp dạy ngay không kịp về nhà thay áo quần dân sự. Lúc ấy, tôi đang ở Huế, bà Dì tôi là một nữ tu từ Pháp về dạy tại trường Couvent des Oiseaux, bà gọi tôi lên Đà Lạt để học phân khoa Chính Trị Kinh Doanh mới mở tại Viện Đại Học. Sau đó tôi gặp ông Chử, và ông nhờ tôi dạy Anh văn cho lớp đệ thất đệ lục trường Văn Học của ông. Tôi nhận lời ông, và gặp gỡ anh ấy, nhà tôi. Một người từ Sài Gòn lên, một người từ Huế vô, hai người gặp nhau tại một thành phố đẹp mộng mơ, yêu nhau là đúng số mệnh rồi.

Bà Dì tôi là người có đầu óc cấp tiến khá đặc biệt. Đó là “Mẹ Marie Thành”, sau này Bà phiên âm tên Marie thành chữ Mai, Thành là tên một vị nữ thánh tử đạo VN. Tại sao tên thánh của các nữ tu VN luôn lấy tên các vị thánh người nước ngoài mà không lấy tên vị thánh nước mình. Một cải cách của bà, bà tỏ ra một người có tinh thần ái quốc dân tộc, luôn tìm hướng đi mới cho giáo hội VN. Bà có nhiều tài năng trên nhiều lãnh vực, đi nhiều nơi trên thế giới, có tài thuyết giảng và thuyết phục người khác nghe lời mình, và nhất là có tài mở hầu bao của các hội dòng giàu có phương Tây giúp đỡ cho dân nghèo VN. Cuộc đời của Dì tôi là cả một hành trình vừa tu hành vừa hoạt động xã hội đáng ngưỡng mộ, bà mất ngày 14/01/2019. Đó là một phụ nữ có lý tưởng, lý tưởng từ lúc còn là cô giáo Bùi Thị Như-Kha của trường Đồng Khánh ngày xưa, mang nặng trong lòng quyết tâm phục vụ xã hội. Bà đi tu để hiến dâng mình cho mục đích lý tưởng ấy.

Trong chủ đích gọi tôi vào ở nội trú trong trường Couvent des Oiseaux để đi học đại học, bà mong muốn tôi có cơ hội tiếp xúc với dòng tu, mong sau này có thể theo chân bà. Tôi được học riêng thêm Pháp ngữ tại đây, và được bà chỉ dẫn cũng như khuyên bảo đôi điều quy tắc của của nhà dòng. Tuy nhiên ý muốn cải tạo tôi thành nữ tu của bà bị thất bại hoàn toàn. Mỗi người chọn con đường mình đi. Thế mà, sau này mới đây, tôi có một giấc mơ với hồi kết hẳn hoi : Tôi trở về chốn ấy, xin bà Bề Trên dòng tu này cho tôi ở lại làm vệc vĩnh viễn không ra ngoài xã hội nữa. Nhưng quá muộn rồi.

Nhà dòng “Notre Dame de Langbiang” (Dòng Đức Bà Lâm Viên) xây dựng ngôi trường Couvent des Oiseaux tại Đà Lạt chiếm cứ cả một ngọn đồi thông bên cạnh suối Cam- Ly (ngọn đồi này do một cựu học sinh tặng cho nhà dòng, đó là Nam Phương Hoàng Hậu) sau này có thêm trường Regina Mundi tại 228 Công Lý Sàigon (bị CSVN đổi tên là Lê thị Hồng Gấm). Cả hai ngôi trường Pháp ngữ này đào tạo các nữ sinh từ cấp tiểu học lên cấp trung học. Trong số nữ sinh thời ấy ở Đà Lạt, tôi nhận biết có cô bé Tuấn Anh, con gái của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (cô rất giống bố), Geneviève NHT, con gái của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch của “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”. Hai ông bố là đối thủ chính trị, nhưng có hai cô con gái học chung một trường. Hầu như con gái của các tướng lãnh cao cấp, hay của doanh thương giàu có miền Nam đều gửi con vào học tại trường này. Với sự giáo dục nghiêm ngặt của các nữ tu trí thức ở Pháp về, phụ huynh yên tâm hy vọng con mình được học nhiều điều hay đẹp, không những học chữ mà còn học cả nhân cách tốt.

Ngôi trường này trước đây được xem là nơi đào tạo con cái gia đình quý tộc, hiện nay lại trở thành nơi dành cho con cái dân tộc thiểu số, tức dân tộc miền núi rừng Tây Nguyên!

Sau khi gặp mặt Nhà Tôi tại khung trường Văn Học một thời gian, chúng tôi “hẹn hò”. Hẹn hò hoài cũng ái ngại cho phần con gái, vì nghe nói anh ấy đã cho de vài cô rồi. Tôi đòi “ra công khai” (cụm chữ này tôi chôm được của cô Nông Thị Xuân, bồ của ông Hồ Chí Minh, sau khi cô sinh được một cậu con trai, cô Xuân “đòi ra công khai” nhưng không được ông Hồ bằng lòng, sai bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn giết cô và quẳng xác ra đường, phao tin cô bị xe cán chết. Đòi hỏi công khai được gia đình bên anh ấy chấp nhận lo chuyện cưới hỏi. Anh ấy đưa tôi về Sài Gòn, bảo đến thăm ông bà cụ thân sinh anh, lại cẩn thận dặn dò: em nên mặc áo dài có cổ, đừng mặc áo dài không cổ như kiều bà Ngô Đình Nhu . Biết gia đình anh nền nếp cổ xưa, tôi chọn chiếc áo dài lụa màu xanh lá chuối non có cổ. Hôm ấy anh nói một câu, tôi nhớ mãi đến bây giờ, nghe sao mà tình tứ quá: Em như cốm xanh. Vâng, là cốm xanh ngày ấy, còn ngày hôm nay là cơm nguội khô cắn vào gãy cả răng!

Ôi thời trẻ trung, tình yêu sao mà đẹp đến thế . Nhà Tôi là người dạy môn toán, (một thứ khoa học dựa trên các con số) lại là người tính tình khá mơ mộng, thích làm thơ. Lúc quen nhau, anh đọc cho tôi nghe những vần thơ tình anh làm ngày trước, và kể thêm khi dạy cùng ông thầy Vũ Khắc Khoan ở Trường Sơn (Sài Gòn), thầy đề nghị lăng- xê thơ anh trên báo, nhưng anh lắc đầu, điều quan trọng nhất của anh là kiếm tiền giúp gia đình bố mẹ và các em. Vậy mà sau khi lấy tôi về làm vợ, chẳng bao giờ anh làm nổi thêm một câu thơ nào đọc cho tôi nghe. Tôi có hơi ân hận vì mình đã hủy diệt nguồn thi hứng của anh ấy!

Trở lại câu chuyện đang kể.

Sau khi ông Chử mất, không có ai đủ khả năng điều hành tờ báo, nên đình bản luôn. Người phối ngẫu của ông là nữ sĩ Vi Khuê, bà có nhiều tác phẩm thơ danh tiếng, thơ của bà đẹp, trang nhã dịu dàng. Nữ sĩ đúng là một mẫu người của thơ và mộng. Nghe kể lại mối tình của hai ông bà cũng đẹp như thơ. Xưa ở Huế, bà làm xướng ngôn viên đài phát thanh, ông nghe giọng đọc của bà mỗi ngày mà mê, mê tiếng và mê luôn người, nên rước bà làm vợ. Qua định cư ở Virginia, hai ông bà cùng nhau sinh hoạt tích cực trong lãnh vực văn hóa và giáo dục, được nhiều người quý trọng, trong đó có tờ báo PNDĐ rất thành công. Sau khi ông mất, bà Vi Khuê thỉnh thoảng liên lạc với tôi qua điện thoại. Sau này bà bị mất trí nhớ nhiều, nên cũng vắng. Bà ra đi năm 2018.

Có lần muốn thử nghiệm sự mất mát, sự ra đi vĩnh viễn của một người, tôi cầm điện thoại gọi vào số máy của ông Chử bên đó. Tiếng chuông reo lên liên hồi, từng chập… không còn bắt máy a-lô như mọi lần. Tiếng chuông reo vào khoảng không trống vắng. Một người đã ra đi, không còn tiếng nói, không còn có mặt. Tôi lấy bút đỏ gạch bỏ một hàng chữ số trong cuốn sổ điện thoại. Từ đó đến nay, đến hiện tại, biết bao người quen đã đi ra khỏi đời sống này, tôi đã gạch bỏ nhiều lần số điện thoại cùng với tên của họ. Biết bao giờ thì số điện thoại của tôi bị gạch bỏ như thế?

Ngày đó, ông Mai Trung Ngọc chủ nhà xuất bản Nam Á-Paris bảo tôi gom góp hết các truyện ngắn, đánh máy lại cho vào disquette đưa cho ông in thành sách. Thật là may mắn. Ông là một người hào phóng, hứa trả cho tác giả một số tiền mà tôi không ngờ, 20.000 franc, (viết chữ là hai chục ngàn franc). Một số tiền hơn gấp 4 lần tháng lương tôi đi làm bấy giờ. Tôi tự hỏi mình có thật là nhà văn hay chưa? Có tác phẩm được nhà xuất bản in ra và trả tiền cao như vậy thì đủ biết, cần chi phải giả vờ khiêm tốn ! Sau khi in sách xong, ông MTN tổ chức cho tôi Ra Mắt Sách, rất nhiều thân hữu tham dự. Thật tình mà nói, ông ấy có ý tốt muốn giúp chúng tôi, chứ với người viết khác, ông không hào phóng như thế. Nay ông đã mất sau cơn đột quỵ đau tim, một cái chết bất ngờ nhanh chóng và không chút đau đớn. Trong tang lễ ông chủ nhà xuất bản sách Nam Á Paris, người em trai đọc vài lời tiễn biệt anh, có nhắc đến tên tôi như là một khai phá của nhà xuất bản. Giống y chang một nhạc sĩ đã khám phá được một giọng ca. Tôi ngồi nghe mà lòng ngậm ngùi.

Sau này, tôi ao ước truyện của mình được đăng ở các báo có tính cách văn chương như Văn Học (Nguyễn Mộng Giác), Hợp Lưu ( Khánh Trường), Văn (Nguyễn Xuân Hoàng). Được đăng trên các báo này có lẽ có giá trị hơn. Tôi không biết có hơn chăng, nhưng phải bỏ tiền mua báo ủng hộ hằng năm, để báo sống mà đăng bài cho mình. Nay Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng đã vào thiên thu.

Paris bấy giờ có nhiều sinh hoạt về văn nghệ rất vui, tôi luôn tham dự vì được làm quen giới văn nghệ sĩ. Giới này là những người hoạt động trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật, gồm có ca sĩ hay ca hát tài tử nói chung. Người ca hát rất được hân hoan chào đón tôn trọng trong những đám đông họp mặt, nhìn họ đứng dưới ánh đèn sân khấu trông rất hay, và sau khi hát, họ cúi đầu nhận những tràng vỗ tay rào rào. So với họ, thì người viết văn tụt giá lắm. Không phải ai cũng là độc giả mình, không phải ai cũng biết mình, không phải ai cũng khen mình viết hay. Do đó tôi cũng muốn chuyển sang lãnh vực hát ca cho vui, khi mình hát xong, được nghe tiếng vỗ tay rào rào phía dưới. Dự tính mua dàn máy Ka-ra-ô-kê đem về nhà hát theo, nhưng tiếc thay ông nhà tôi không mấy ưa loại hát ca này. Vả lại mở máy tập hát, e rằng hàng xóm láng giềng đưa đơn kiện cũng mệt, xứ sở này khó lắm, việc chi cũng bị thưa kiện. Nhớ trước đây, một cô láng giềng xinh đẹp người Trung Hoa được anh chồng mua cho một chiếc piano ở nhà đàn cho đỡ buồn, cô hay đàn những bản nhạc tôi ưa thích, nhưng sau đó bị các nhà hàng xóm trên lầu dưới lầu cùng ký tên trong đơn khởi kiện tới cảnh sát. Tôi không ký. Cô than thở nói tiếng Pháp chữ được chữ mất, rằng người Pháp ở đây không thích nghe nhạc. Tôi khuyên cô nên mua một cái villa để chơi đàn.

Tôi dẹp mộng ước hát ca, đành ngồi âm thầm một mình mà viết độc thoại tình ca. Thực ra, trong thâm tâm, tôi luôn mơ ước trong đời mình có một cây đàn piano trong nhà, chí ít cũng một cây guitar, vừa đàn vừa hát những bản nhạc yêu thích. Ước mơ được ca hát không thành tựu. Không được chuyện này tôi xoay qua chuyện khác, đó là đi học vẽ, nhưng rồi cũng dở dang. Tôi có máu nghệ sĩ, nhưng nghệ sĩ dỏm, vì chẳng món nào học đến nơi đến chốn cho ra hồn. Nghệ sĩ thực thụ, cần phải có đam mê, tận hiến cuộc sống cho đam mê đó. Viết văn cũng vậy, dâng cả đời mình cho chữ nghĩa mới được gọi là nhà văn đúng nghĩa.

Bốn tập truyện ngắn với tên tác giả TTDT, nằm im lìm trên kệ sách nhà, không hiểu sao, đã nhiều năm nay tôi không mở ra đọc lại. Một lần tôi can đảm lấy xem, ngạc nhiên như đọc truyện của một ai khác viết, không phải là mình (kể chuyện tào lao vậy mà cũng in luôn đến 4 tập). Nhìn thấy tủ sách các loại, ngẫm buồn cho thế sự văn minh hiện đại. Các nhà bán sách Việt ngữ hầu như đều đóng cửa dẹp tiệm, ở Paris hay ở Cali đều không còn thấy nữa, không tìm thấy nữa. Anh Phạm Xuân Hy, tác giả chuyên về dịch thuật Liêu Trai Chí Dị, là người yêu chuộng sách vở, lưu trữ sách rất trang trọng. Anh gọi tôi đề nghị tặng một số sách báo cũ, nhưng tôi cám ơn anh, và từ chối vì tủ sách chật cứng dù đã đem tặng thư viện của GXVN khá nhiều. Không biết rồi anh tặng sách cho ai. Những cuốn sách muôn năm cũ / biết để đâu bây giờ ? Đúng là lâm vào cái thế lưỡng nan : Bỏ sách thì thương, mà vương sách thì tội. Tội nghiệp cho cái thân phận sách báo. Hơn nữa, sách nó nặng lắm, cầm vài cuốn thấy oải rồi. Thế hệ đọc sách không còn nữa. Giờ đây, ai cũng lo dọn dẹp nhà cửa cho gọn ghẽ, chuẩn bị cho tâm an để làm một chuyến viễn du không bao giờ trở lại.

Trong các chuyến tàu mê- trô dưới lòng đất Paris, tôi vẫn thấy nhiều phụ nữ cầm sách trên tay đọc chăm chú. Họ là người Pháp đọc sách tiếng Pháp, không phải người Việt đọc sách Việt. Dân cư người Việt di tản ít ỏi, lại phải hội nhập với dòng đời nơi đây, ra đường phải nói tiếng bản địa. Thế hệ người Việt nói tiếng Việt dần dà không còn chỗ đứng. Chúng ta nay còm cõi, già cỗi, tay chân bắt đầu run rẩy, cầm cuốn sách lâu thấy mỏi rồi, mắt lại kém, lem nhem. Những buổi Ra Mắt Sách là những buổi chợ chiều. Những cuốn sách thật tiếng Việt trước đây chọn nơi này làm đất tạm dung, nay thật sự chẳng còn nơi nào để dung thân.

Thế nhưng tại quê nhà, với khối dân số trên 90 triệu người, sách vẫn còn chỗ đứng, người đọc vẫn còn nhiều. Có chị bạn nói nên in sách ở Việtnam, có thể được phổ biến rộng rãi hơn nhiều. Một nhà thơ chỗ quen biết cũng hỏi tôi, nếu muốn, sẽ giới thiệu nhà xuất bản. Việc in ấn trong nước bây giờ với kỹ thuật tân tiến đẹp và giá rẻ. Nhưng tôi ái ngại. Từ lâu rồi, tôi không còn liên lạc với quê nhà. Xa cách quá, không vì xa cách bởi không gian mà xa cách bởi muôn vàn khác biệt. Tôi đang sống với cộng đồng nơi đây, không sống với với cộng đồng tại Việt Nam.

Xin hẹn một ngày đẹp trời, tôi sẽ viết tiếp câu chuyện, hy vọng đường đời còn tiếp diễn …./.

Trần Thị Diệu Tâm

6/20/22

Ước mơ của ba tôi

TRIỀU PHONG

Cha là bóng mát giữa trời,
Cha là điểm tựa bên đời của con
(Ca dao)

Từng là nhân viên sở Mỹ tại Saigon, ba tôi đã làm việc cho các hãng Thomas B. Bourne Associates, Inc. (Engineers and Architects), Pope Evans and Robbins International, LTD., Hydrotechnic Corporation từ năm 1961 và đến năm 1972 thì xoay qua làm cho chính phủ VNCH tại Tân Sơn Nhất với chức kỹ sư công chánh.

2/10/22

Tiếng Chuông Long Thọ


Tiếng Chuông Long Thọ

Tiếng Chuông Long Thọ không phải là tiếng chuông của chùa Long Thọ. Đây là chuông tôi mua tại Phường Đúc, Long Thọ, Huế. Tiếng chuông Long Thọ trong bài này không huyền diệu, vang vọng, sâu lắng như tiếng chuông chùa.

12/23/21

MÙA NOEL NĂM ẤY…

Hàn Sĩ Phan

Hôm nay là những ngày sau 20 tháng12, chỉ còn ít bữa nữa là mừng Lễ Giáng Sinh. Trời cuối Thu Florida năm nay cho đến giờ nầy vẫn ấm áp, chỉ có vài ngày thoang thoảng chút mát dịu hơn bình thường mà dân ở đây có thể cho là hơi lành lạnh…Thời tiết nầy ngồi nhấp ngụm trà âm ấm, nghe lại những bài hát Giáng Sinh cũ ngày trước lắm lúc cũng thấy lâng lâng nỗi nhớ…Nhiều khi làm sống lại một vài kỷ niệm khó quên !

“…Mùa NOEL đó chúng ta quen bên giáo đường,
Mùa NOEL đó anh dắt em vào tình yêu.
… Rồi Noel qua bao mộng ước cũng xa rồi,
Yêu nhau chi rồi xa nhau…!"

Dù bài hát diễn tả mối tình lãng mạn không trọn vẹn, hai đứa phải xa nhau, nhưng cũng chỉ là nỗi buồn với mộng ước lứa đôi không thành và với thời gian cũng sẽ phôi pha, rồi có thể chẳng bao lâu :

Khi biết rằng em đã lấy chồng,
Anh về cưới vợ…khỏi chờ trông!
Vợ anh không đẹp như người ấy,
Cũng ấm đời anh lúc lạnh lùng.

Nhưng với “Mùa NOEL năm ấy, 1975” của người viết bài nầy và những bạn bè đồng đội cùng hoàn cảnh thì đó là một nỗi buồn đau mà mỗi lần chỉ thoáng hồi tưởng cũng cảm thấy hình như vẫn còn hằn sâu dấu vết chưa thể nào quên !

5/23/21

Cơn ác mộng covid 19 và thái độ thích ứng

 

Ngô Văn Thành 

Lời Tựa

Vạn vật sinh tồn trên trái đất này đều tuân theo định luật đã được an bày. Trái đất tự xoay vòng để cho ta có ngày và đêm, cùng lúc cũng xoay theo mặt trời cố định một nơi để cho ta bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông của một năm. Con người cũng được an bày theo định luật luân chuyển sinh lão bệnh tử rồi lại sanh, vạn vật cũng theo luật vô thường "thành trụ hoại không"(成,住,壞,空).

Tất cả sinh vật thực vật đều được sinh tồn theo một quy luật riêng của mình, sinh trưởng theo hoàn cảnh và tự thay đổi để thích nghi theo hoàn cảnh mới được sinh tồn. Riêng con người lại có trí thông minh, phát triển đời sống theo tham vọng của mình và cải tiến đời sống vật chất, với sự cải tiến của khoa học, nhiều khi đi ngược lại định luật của thiên nhiên, đã gây ra nhiều xáo trộn sinh thái hòan cảnh mà tự mình phải gánh chịu hậu quả.

Một khi đi ngược lại luật thiên nhiên, đời sống con người dù được thoải mái tiện nghi nhiều hơn, hậu quả những xáo trộn đó đã gây nhiều bất trắc cho chúng ta, như hạn hán, thiên tai, mùa màn thất thụ, bảo lục, bịnh dịch v.v... Bằng chứng là đại dịch fluenza ở Ý vào Thế kỷ 19 và nay Đại dịch toàn cầu COVID 19, đã kéo dài hơn một năm, đến nay vẫn chưa có thuốc chữa trị. Nguyên nhân chính là vì lòng tham lam con người trong sự cải tiến đời sống vật chất cũng như tham vọng của một số nhà lãnh đạo mà quên đi bảo vệ trái đất duy nhất của con người, hoàn cảnh sinh sống của nhân loại, tạo ra những hiện tượng sinh thái khác thường, sau cùng chúng ta là con người phải gánh chịu.

4/21/21

Vui Sống Một Đời Đơn Giản Thanh Đạm

Lý Trinh Trường

Tựa

30 năm trước, tôi quy y tam bảo, giữ ngũ giới (bất sát, bất đạo, bất dâm, bất vọng, bất tửu), mong rằng có thể nhẹ bước trên đường chánh đạo.

15 năm trước, vẫn chưa hiểu cốt lõi của đạo, nên chỉ a tòng theo thiên hạ làm những việc xét ra vẫn chưa hợp lý.

Về sau, nhờ thường xuyên đọc kinh Phật và sách Thánh Hiền, dần dần hiểu được chút ít đạo lý cuộc sống và cách làm người, nhờ vậy tu sửa những quan niệm và hành vi không đúng theo tinh thần và tiêu chuẩn của giáo lý nhà Phật.

Phạm lỗi, chấp nhận sai lầm thì dễ, dám công khai với đại chúng thì khó, vì mình còn tự ái, cảm thấy xấu hổ với mọi người.

Cổ nhân nói: "Ác kỵ âm, thiện kỵ dương"(惡忌陰,善忌陽), có nghĩa là chuyện ác nên tránh núp trong bóng tối, việc thiện nên tránh lộ ra ngoài mặt. Là vì người ta thường làm ác trong âm thầm, lén lút trong mờ ám; đồng thời thích dương dương tự đắc khi làm được đôi việc thiện, bậc quân tử thì nên tránh làm như vậy.

4/2/21

Dề cơm cháy!

Đoàn Xuân Thu

nhưỡVì thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa mì nên Tây nó ăn bánh mì. Vì thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước, nên ta ăn cơm.

Bánh mì bán ế, Tây đem nướng lại, già chút lửa, cắt thành lát, vô bọc bán. Mình mua về trét bơ, rắc đường cát trắng mịn lên, ăn giòn rụm hè.

Cơm của ta cũng vậy! Nấu cơm chín rồi chỉ cần già thêm một chút lửa là có ngay dề cơm cháy. Mình trét mỡ nước và tóp mỡ lên, rắc thêm chút đường cát trắng mịn, đút vô miệng nhai giòn rụm hè.

Mà nói tới cơm cháy thì tui lại nhớ tới thời đi lính ở Trường Bộ Binh Thủ Đức. Nhứt là 9 tuần đầu huấn nhục, Tân Khóa sinh. Cán bộ quân trường không cần biết đứa nào có cha mẹ giàu hay nghèo gì ráo trọi, tất cả đều phải đi ăn cơm nhà bàn.

3/21/21

單純的快樂

   


三十年前我皈依三寶,受五戒 (不殺,不盜,不淫,不妄,不酒),希望自己能走上清淨覺悟的修行路.

十五年前, 因為涉法未深,故而隨波逐流的做了一些細想下仍未合乎道理的事情.

及後, 多聽法, 多讀聖賢書, 漸漸懂得一點做人的道理,也藉此糾正一些似是而非的觀念以及不合情理的行為.

犯了過失, 認錯容易啟齒難,因為公開過失使自己蒙羞.

古人云: "惡忌陰,善忌陽".

朱子家訓更云: "惡恐人知乃為大惡".

自己的缺點, 自己的弊病, 不要怕人知道, 越多人知道越好.别人批評責罵一句, 業障就消了. 但如果隱藏起來,就會因循苟且, 一旦遇惡緣,惡因便會起現行.

有基於此, 十五年前一段本欲深藏内心的憾事,將之發露懺悔,祈各位善知識及有緣人作為鑒證及指導.

"讀聖賢書, 所學何事".

修行就是每天都在反省, 慚愧 ,懺悔. 一個人在走向完美,理想的道路上, 必然遇上生命許多困境, 凢夫的禀性,迷覺兩面,迷時造業,覺時悔改, 人在其中徬徨,挣扎, 奮鬥, 追求才使生命的意義閃閃生光.

紅塵的修行就是迷情的修行.

了凡四訓曰: "過去種種譬如昨日死, 現在種種譬如今日生."

每一次從困境中走出來, 就是紅塵中的菩提!


單純的快樂

2006年夏,     我開始入禀申請美國聯邦政府的房屋租賃輔助 (Section 8 Program). 方案最基本的要求準則是限制個人在銀行户口的資金.為了能夠符合方案的條件, 我時常挪動銀行户口的現金,東收西藏.

在盜帥走紅的年代,把錢放在家中, 就擔心宵小會登堂入室, 再來個翻箱倒篋, 大肆搜刮,將我的積蓄殺個片甲不留.

在撲朔迷離的社會中, 將錢寄存於親人或朋友, 卻顧慮到人性錯綜複雜,世情巧合多變,一旦陰差陽錯,錢財失去事小, 情誼虧損則大矣,屆時情財兩空,徒增煩惱.

多年以來, 我為這樁事情計算度量, 費煞心思, 時常把自己弄得灰頭土面, 草木皆兵.

後來在聽法和書本中接觸到一些做人的道理, 恍然棒喝 .體會到一飲一啄, 莫非前定.一個人一生的福祿, 資源是有其定量的, 不如法如理的謀求, 非但不能多加毫釐,反而徒增罪業. 所以, 六年前,在没有任何挣扎和痛苦的狀況下, 我自動放棄了等待多年的房屋租賃輔助資格面談.雖然往後每個月我需要多繳近千美元的租金, 可是我心甘情願,我覺得我已經勝過了從前, 我不再是一個表裡不一的人了.

人能單純,表裡如一真的是滿好,滿快樂的一件事,人往往是自己把自己弄複雜了,而忽略自己以外的别人,以及自己和别人,和社會的關係.

十八歲那年, 中了秀才, 負笈遠地念大學. 我和兩位同學租了一間簡陋的小房間共賦同住, 寒窗苦讀. 那年越戰正酣, 民生窘厄. 幾乎每個異地學生都要省吃儉用. 我們三人常到平民飯堂吃飯, 每人五文錢一餐(當年五文錢是很少很少的), 粗吃淡啜, 一碗米飯, 少許荳芽, 幾片薄肉, 一夥兒吃得津津有味, 樂在其中. 當年生活雖不盡善盡美,  但常在粗茶淡飯,簡單純樸的日子裡自得其樂.

那個年代的學生知書識禮, 在清貧的日子中相濡以沫. 處於現今人心不古, 勾心鬥角的社會裡, 那些單純清淡, 分甘共樂的日子, 格外令人懷念.

1975年越南淪陷, 共軍大舉進駐都城, 全面封鎖財政經濟,民生百業凋零. 當時我的結婚儀式一切從簡. 没有大事張羅, 没有懸燈結綵, 連我在迎娶時所穿的西裝, 也是同學把唯一的西裝借給我的.那時大家所擁有的都很少, 可是那種彼此相助的友誼, 卻超過一切.雖然大家都很窮, 可是口袋裡如果有十塊錢, 有人需要的話, 恨不得把十塊都給對方.

1978年秋, 因為受不了共黨的鬥爭, 我大海逃亡, 船隻不幸意外翻沉, 部份獲救的人被送到臨時集中營, 隨後再被安排登上一艘破舊的大貨輪. 因為臨時調動, 我没有準備乾糧零食, 故而第二天便缺糧挨餓, 好幾天都饑腸轆轆. 幸而船上一些有緣人分給少許因久存而變硬的乾麵包, 咬得嘎嘎響. 當時覺得滿香,滿好吃, 吃得很歡喜.

我時常記得在家鄉受書時, 在故國淪陷裏, 在大海逃亡中所走過的日子, 是那麼的艱苦,但我並不感覺到有什麼遺憾. 坎坷多舛的人生使我更感恩知足.故而到現在我也不敢奢侈.雖然在美國我已有足夠的條件去享受, 但一直以來習慣了單純節儉的生活,我已無法為了個人的貪愛而去追求物質享受. 安貧樂道也不等於窮.

1979年夏定居北加州, 四十多年前這處民風淳樸, 在人地生疏, 言語不通的社會裡, 時常見到一些温情的相助. 大家雖然素昧平生, 但彼此關懷之心 ,見義勇為之舉, 常令人胸中熱流滾滾, 蕩氣迴腸.

公車上, 謙讓的年青人都會自動禮貌起立讓座給耆老長者.

公路上, 熱心腸的車主都會毫不猶豫地給素昧平生的過路人搭個順風車.

銀行帳户上, 不用擔心自己的資料會被别人覬覦盜用.

以上的日子,  點滴在心頭.

可是現在完全不一樣了, 以前很多房子是没有圍牆的, 漸漸的, 有用竹籬笆圍起來, 後來是豎起木板, 砌成磚牆, 再後來木板磚牆越砌越高. 人與人之間的關係, 好像也隨著這些藩籬圍牆, 距離越來越遠, 隔閡越來越深, 感情越來越冷, 人越来越不快樂了.

已是耄耋之年, 後頭的日子對我而言, 我有責任要説, 人要活得快樂, 活得有意義. 並不是要做什麼大事, 而是讓自己的生命有内容. 什麼是内容? 放下計較, 生活從容一些, 思想單純一些, 追求減少一些, 就是一個好内容.

記得有一首流行歌中的一句: "留一點自己給自己."

然而, 是不是也願意: "留一點自己給别人" 或 "留一點别人給别人"呢?

家鄉古早有一首偈: "一枝草, 一點露; 一個人, 一片天".我願為草而有露, 也願草草皆有露; 我願為人而有天, 也願人人頭頂一片青天.

留一點單純給自己 ,留一些快樂給别人, 何妨?

清祥感恩合十

04-20-2021

5/9/20

Bịnh tình của Huỳnh Trung Trực

Thưa quí bạn,

Ngày 26/4 Phạm Hữu Tài gọi tôi báo Trực mới text cho tao nó mới đi đốt bứu ung thư về, đau lắm nói chuyện cũng đau. .
Vài ngày sau khoảng 10  giờ sáng tôi gọi chị Lý, hỏi rằng  Trực thức dậy chưa?
Thói quen của vùng này, trừ tôi, mấy cậu thức dậy rất trễ. Có lần Bùi Hồng Hải từ Texas lên, họp măt ăn tối xong  rồi đi uống cà phê, trước khi  chia tay Hải nói mai sáng tao gọi tôi bây. Một thằng dặn gọi trễ trễ nha. Hôm sau Hải ngồi canh đồng hồ thấy hơn 10  giờ mới gọi, thằng được  gọi cằn nhằn mới bây giờ đã gọi mậy ?

10/6/18

Sống khỏe Sống lâu


Xin bấm chuột trái vào mũi tên xéo bên góc phải hoặc dấu + bên dưới để mở lớn.

 

5/22/18

NHỚ NHÀ

BS Nguyễn Sơ Đông

Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie?
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.

Tôi muốn đổi chữ “brillant” thành “douloureux” vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì là “brillant”. Sợ mang tội với Lamartine, lại thừa một “pied”.
Tôi là thằng “lăn chai”, lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu “nghề lắm”. Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có “mọp” xuống như voi cho mình leo lên. Vậy mà thằng tui phóng lên ngang hông trâu cũng được, kẹp “đầu gối” (trâu) trước cũng xong, phăng lên bằng đầu gối sau cũng “phẻ” mà kéo đuôi cũng yên. Trâu tốt hơn “người ta”: không khi nào “đá giò lái”, không “đá ngược” bạn bè.<!>
Nắng, mưa tôi có coi ra gì đâu? Mưa xối xả, mưa nặng hột,… tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Một lát – có khi cả giờ nữa, nắng lên, khô queo,… thì lội nữa.

10/27/17

TÓM TẮT ĐỜI TÔI

Trần Long

Ngày 8-6-1928 Sinh ra tại Phátdiệm, Ninhbình, Bắc Việtnam.

1935-46 Tiểuhọc và trunghọc tại Ninhbình và Hànội tại các trường cônggiáo dưới sự hướngdẫn của các thàydòng Lasan và các cha Đaminh.

1946-49 Họcvấn bị giánđoạn khi chiếntranh Việt-Pháp bùngnổ vào cuối năm 1946, trởvề quê Phátdiệm sống với giađình.

1949-56 Giữa năm 1949 thoát khỏi vùng Việtminh bằng đường biển từ Phátdiệm qua Hảiphòng vào Hànội; cuối năm đó bay từ Hànội vào Sàigòn rồi lên tàuthủy tới Marseille vào đầu năm 1950. Sống tại Paris tới tháng 9 thì đáp tàuthủy từ Le Havre tới New York City rồi bay tới Portland, Oregon. Sau bốn năm tại University of Portland tôi tốtnghiệp B.Sc. Quảntrị Kỹnghệ năm 1954 rồi được thêm họcbổng chuyển tới Syracuse University, New York, học tại Maxwell Graduate School và tốtnghiệp M. A. Kinhtế Tàichánh cuối năm 1955, rồi sauđó về Sàigòn.

9/22/17

TÌNH THỤNHÂN

- Peter TRẦN LONG -

Tình bằnghữu, nghĩa Thụnhân:

Hằng năm ít nhất một lần gặp nhau.

Hôm Đạihội Thụnhân Kỳ 3 tại Nam California July 1987, Cha Việntrưởng Lêvăn Lý có nói một câu mà tôi nhớ hoài: “Cha mẹ đặt tên cho tôi là Lê văn Lý, nhưng đến giờ này tôi muốn đổi tên là Lê hữu Tình.”  Câu nói đó, tôi nhớ hoài, vì chính tôi, trong mối tươngquan giữa người với người, vẫn nặng về tìnhcảm hơn là lýtrí, vẫn dựa vào cảmgiác hơn là trítuệ.

Giađình mười người chúngtôi maymắn thoátnạn cộngsản đêm 29 thángtư 1975.  Sau sáu tuầnlễ lênhđênh trên biểncả, táp vào Subic Bay, ở lều trên đảo Guam và trại lính Fort Chaffee, chúngtôi địnhcư tại Hillsboro, một thànhphố nhỏ phía tây Portland, Oregon.  Mãi sáu năm sau, khi đờisống tươngđối đã ổnđịnh và đã trởthành côngdân Mỹ, chúngtôi mới láixe từ Hillsboro xuống tận Orange County để thamdự Đạihội Thụnhân Kỳ 1 July 1981.  Từ đó đến nay, chúngtôi đã thamdự rất nhiều cuộc hộihọp lớnnhỏ của các thânhữu Viện Đạihọc Dalat dọc theo hai bờ đạidương và miền trung Bắc-Mỹ từ Vancouver BC xuống San Diego, từ Montreal qua Chicago xuống Dallas và Houston, từ Miami qua Atlanta lên Washington DC, rồi băng qua Pháp và Đức bên Âuchâu và các tỉnhbang của lụcđịa Úcchâu.  Đi đến đâu, chúngtôi cũng được tiếpđón niềmnở, nồnghậu, chuđáo về nơi ăn chốn nghỉ, trong tình tươngthân tươngkính của đạigiađình Thụnhân.