Showing posts with label GS Trần Long. Show all posts
Showing posts with label GS Trần Long. Show all posts

1/1/21

Đến Đức Thăm Trò


Sau hơn ba tuần lễ viếng thăm các cựu sinh viên và giáo sư Viện Đại Học Dalat hiện sinh sống tại nhiều nơi bên nước Đức, chúng tôi đã trở về Portland, Oregon, bình yên vô sự, vào tối thứ hai 27 tháng tư 2009. Về đến nhà rồi mà tai còn như vẳng nghe tiếng hát quyến rũ của nàng nữ ngư Loreley bên vách đá cheo leo của sông Rhein hùng vĩ với các lâu đài kiêu hãnh giữa đồi núi chập chùng.

Nhớ cảnh đã vậy, nhưng nhớ nhất là nhớ người, nhớ từng người một. Tôi phục các anh chị sát đất, vì sau khi thoát được nạn cộng sản và phiêu bạt nơi đất khách, ngôn ngữ không thông, lối sống khác lạ, các anh chị đã khổ công gầy dựng lại mái ấm gia đình và giúp cho con cái ăn học thành tài để không hổ thẹn với người bản xứ.

Đầu tiên xin nhắc đến anh chị giáo sư Nguyễn như Cương và ba người con trai Kim-Huân-Luỹ, là gia đình mà chúng tôi đến thăm chót trong cuộc du hành này. Anh Cương đau ốm trên mười năm nay, người đã gầy còm mà giọng nói vẫn còn sang sảng như đang giảng bài khi xưa. Tuy đã có tuổi, chị Khuê thật duyên dáng và rất hiếu khách. Chị hết lòng với “đức ông chồng,” lo lắng cho anh Cương thật là chu đáo. Con và dâu của anh chị đều đã thành tài: giáo sư, bác sĩ, kỹ sư; tận tình lo lắng và hiếu thảo với cha mẹ. Xin bày tỏ lòng cảm kích của chúng tôi thấy chị, chân còn đau phải chống gậy mà vẫn chịu khó ra nhà ga Aachen tiễn đưa chúng tôi lên đường đi Paris.

Nhưng người lo lắng cho chúng tôi nhiều nhất phải là anh chị Thạch lai Kim. Anh giúp chúng tôi sắp đặt lộ trình đi từ tỉnh này qua tỉnh nọ khắp nước Đức: Munich, Soest, Hamburg, Berlin, Kassel, Eisenach, Wiesbaden, Frankfurt, Heidelberg, Bonn, Koeln, Aachen. Chỗ nào cũng có cựu sinh viên ra đón Thầy Cô, hai người tuổi đã về chiều mà còn ham viếng cảnh, thăm trò.

Ở phi trường Munich, anh La hữu Tân chờ cả tiếng đồng hồ vì máy bay B-777 của United Airlines tới trễ, để đón chúng tôi, hai người mà anh không biết mặt bao giờ, vì là sinh viên khóa 9. Sáng hôm sau, thứ tư mồng một tháng tư, anh Tân lại chở chúng tôi sang Salzburg, nước Áo, để thăm nơi sinh sống của nhạc sĩ Mozart trên một lâu đài nguy nga nhìn xuống phụ lưu của dòng sông xanh Donau. Rồi chị Tân lại bỏ ra cả một ngày thứ năm đưa đi thăm mấy lâu đài tráng lệ, rừng núi và biển hồ Ammersee ở phía tây nam thành phố Munich. Anh chị Tân làm chủ nhà hàng Hàng Châu gần 20 năm qua; nhà hàng vừa được tân trang trong ngoài đẹp lắm và các món ăn rất là ngon. Xin giới thiệu cùng các anh chị Thụ Nhân nếu có dịp đến thăm thành phố Munich.


Trưa thứ sáu chúng tôi đáp xe lửa tốc hành từ Munich đi Soest để thăm gia đình anh Âu dương Thệ.

Xe lửa tới ga Soest đúng 16giờ35. Vừa bước xuống khỏi xe thì đã thấy anh Thệ vẫy tay rồi quay phim lia lịa trước khi xách hành lý đưa ra xe hơi chở chúng tôi về nhà. Anh Thệ, chị Paula và cháu Kim-Lan ngụ tại một căn nhà khang trang đầy ánh sáng trong cảnh đồng quê, với vườn hoa, ao cá, và một phòng sách khổng lồ, khiến cho tôi liên tưởng dến phòng sách và gia trại của anh chị Nguyễn tường Cẩm ở Odenton, Maryland. Hôm sau anh Quang và chị Hồng-Khanh từ Oberhausen, anh Hưng và chị Mộng-Quyên từ Bonn, anh Kim và chị Ngọc-Mai từ Kassel, và anh Tôn quang Tuấn từ Raunheim, lái xe tới theo lời mời của anh Âu dương Thệ, người mà bấy lâu nay anh em bên Đức chỉ nghe tiếng mà không thấy hình, vì chưa gặp lại từ 40 năm qua. Cuộc họp mặt trong hai ngày cuối tuần thật là ấm cúng, thoải mái và sâu đậm ân tình. Ẩm thực thì có chị Thệ và anh chị Quang phụ trách, văn nghệ thì có cháu Kim Lan và tiếu lâm thì có anh Tuấn, tự xưng là công tử Rạch Giá và là cháu của bà Cao thị Nguyệt, em gái út của má anh.

Xe vận tải của anh chị Quang đã chở một bao gạo 20 kí với đầy đủ nồi niêu xoong chảo và thùng nước lèo thật lớn. Rượu chát, rượu bia, cơm tấm bì, cơm sườn, thịt nướng, nem chua, chả Huế, bánh bao, bánh xếp, phở bò, các thứ rau và trái cây tráng miệng. Chị Hồng-Khanh thật là khéo tay nấu nướng, khiến cho mọi người được ăn ba bốn bữa mà chưa hết đồ ăn. Buồn cười nhất là tôi thấy anh Quang, trước khi ra về, còn vác một bao gạo lớn vào nhà anh Thệ, tuy chị Paula là người Hòa-Lan chưa có bao giờ dùng cơm nhiều như thế.

Xin xem thêm:
 Video: Ca Đoàn Bô Lão

Anh Thệ có vẻ đạo mạo hơn các anh khác và hơn cả thầy Trần Long nữa, râu tóc hoa râm, nhưng nụ cười và khóe mắt còn tươi như thời trai trẻ. Anh còn giữ và đem ra khoe với thầy Chứng Thư năm 1968 kê khai đầy đủ bằng tiếng việt và tiếng mỹ các môn học bốn năm với số điểm từng môn và số điểm trung bình tổng quát rất cao, với nhận xét rằng chữ ký của thầy Trần Long trên chứng thư thật có giá trị vì đã giúp anh đi thẳng vào cao học Đức để đậu các văn bằng cao hơn. Thầy trò có dịp tâm sự về các chuyện bể dâu suốt 40 năm qua. Sau đó kéo nhau đi dạo và tiếp tục hàn huyên. Nhà anh Thệ nằm trong một khu xóm hữu tình, nửa tỉnh nửa quê, khang trang, cổ kính. Sáng chủ nhật nhằm ngày Lễ Lá, anh chị Quang và anh Tuấn đưa chúng tôi đi dự Thánh Lễ tại nhà thờ St. Patrokli-Dom. Tuy nghe kinh, nghe giảng và nghe hát toàn bằng tiếng Đức, chúng tôi vẫn cảm thấy trang nghiêm và sốt sắng. Hôm nay may mắn gặp thời tiết nắng ấm, mọi người được anh chị Thệ hướng dẫn đi thăm làng mạc đồng quê, khu thành phố cổ Soest, và một hồ nghỉ mát hữu tình giống như hình ảnh Dalat thời xưa.



Sáng thứ hai, mồng sáu tháng tư, chúng tôi bắt xe lửa đi Hamburg để thăm gia đình anh Huỳnh Thoảng và chị Ngọc-Anh. Tới ga chính Hamburg đúng 14giờ12, chúng tôi được anh Thoảng và người con trai đón sẵn và chở về nhà, và dành cho chúng tôi một phòng ngủ ấm cúng. Suốt ngày hôm sau, anh Thoảng dùng phương tiện công cộng, xe bus, xe điện, xe lửa, đưa chúng tôi xuống bến tầu dọc theo sông Elbe, rồi chui qua đường hầm cả gần cây số sang bên kia bờ sông để nhìn lại thành phố Hamburg. Về đến nhà, trời đã xế chiều, người tôi mệt lử, mỏi gối chồn chân. Trong bữa cơm tối, anh Thoảng bàn về chuyến đi thăm Berlin cách Hamburg khoảng 300 cây số về phía đông nam. Tôi xin kiếu nằm nhà vì đi hết nổi. Thôi, để tôi nhờ thầy Trần Long kể tiếp.

Đi Đức viếngthăm họctrò già,

Thầy Cô chẳng quảnngại đường xa:

Ngàn câysố máybay bay tới,

Vạn dặmđường đườngsắt chạy qua.

Trọn ngày thứtư anh Thoảng và tôi, hai thầy trò, đi xeđiện, xebus và thảbộ tới thăm nhiều nơi lịchsử tại Berlin như phần cònlại của Bứctường Berlin, Khu Ghinhớ 18 Người Thiệtmạng Tại Bứctường, Cổng Brandenburg, Điểm Kiểmsoát Charlie, Côngviên Nấmmồ Tưởngniệm Holocaust, và Toànhà Quốchội Đức German Bundestag. Mãi hơn tám giờ chiều mới về tới nhà.



Hôm sau, vì chưa hết mỏi chân cô Ánh-Nguyệt chỉ muốn đi muasắm qualoa tại trungtâm thànhphố Hamburg và được anh Thoảng và tôi tháptùng. Trongkhi ngồi nghỉ chân tại một côngviên đẹpđẽ, anh Thoảng nhắclại một e-mail tôi gởi cách đây gần mười năm trong đó tôi nói nếu được 13 trong số 20 cựusinhviên Khóa 1 rủ tôi về Việtnam thì tôi sẽ xétxem có nên về hay không. Anh Thoảng và anh Kim là hai trong số 20 người đó và anh nói: “Nhận được e-mail của thầy mà không dám trảlời; đã thoát được cộngsản và đang ở thiênđàng tựdo, đâu có dám rủ thầy về hoảlò địangục.” Chiều hôm đó, Thứnăm Tuần Thánh, anh Thoảng đưa chúngtôi đi dự Thánhlễ và tôi nhận được bản Thôngtin Mụcvụ Borsum có đăng “Án Lệnh Của Tòa Giám Quản Rôma Về Vụ Án Phong Chân Phước Và Phong Thánh Cho Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Hồng Y Giáo Hội Rôma.” Anh chị Thoảng từ khi địnhcư tại Hamburg đã từng hoạtđộng tíchcực nhiều năm trong Cộngđồng Cônggiáo ở vùng này; vậy mà những năm giảngdạy tại Viện Đạihọc Dalat, tôi đâu có biết là anh chị hoạtđộng trong Đoàn Sinhviên Cônggiáo.

Sáng thứsáu 10 thángtư chúngtôi đáp chuyến xelửa tốchành ICE 75 dời gachính Hamburg lúc 10g24 và tới Kassel-Wilhelmshobe đúng 12g35, một đoạn đường dài 322 câysố. Vừa xuống xe thì đã gặp lại anh chị Thạchlai Kim, thật là vui. Hai ngày ở nhà anh chị Kim chúngtôi gặp giađình cháu đầu Uyển-Thanh và Frank tại nhàhàng caolâu của chú em anh Kim, và tôi có dịp chuyệntrò về âmnhạc và nhạclý với cháu út Uyển-Quỳnh, đã xong đạihọc về ngành âmnhạchọc (musicology) và đang làm trong ngành sảnnxuất và phổbiến âmnhạc hiệnđại. Cả ngày hôm sau chúngtôi được anh chị đưa đi thăm thànhphố Eisenach, cách Kassel khoảng 80 câysố về phía đông-nam. Nơi đây chúngtôi viếng nhà của nhạcsư J.S. Bach, rồi sau đó đi thăm và muasắm chútđỉnh tại phốchợ Eisenach, còn vangbóng mộtthời với tàntích cộngsản Đông-Đức.



Sáng chủnhật Phụcsinh, saukhi ghé nhàthờ Saint Micheal, chúngtôi cùng với anh chị Kim đáp xelửa đi Wiesbaden, thủđô của bang Hessen, gần 40 câysố về phía tây-nam thànhphố Frankfurt. Nhà của cháu Uyển-Vân và Dũng nằm ở venbiên Wiesbaden trong một khungcảnh đầmấm hữutình.

Chiều hôm đó có anh chị Trầnhữu Lượng cùng với anh Tônquang Tuấn tới thăm, rồi ba bốn xe chở nhau đi ăn tại một nhàhàng danhtiếng cạnh bìarừng ngoạivi Wiesbaden. Bầu khôngkhí thật vuinhộn với tài tiếulâm của anh Tuấn và những lời phụhọa hàihước của anh 
Lượng.

Trọn ngày thứhai anh chị Kim và cháu Uyển-Vân đưa chúngtôi đi thăm thànhphố Wiesbaden và phụcận, các lâuđài và suối nước nóng, thưởngthức càrem đặcsản, rồi đidạo dọctheo bờ sông Main, phụlưu của sông Rhein. Sángsớm thứba cháu Dũng, chồng của Uyển-Vân, chở anh Kim và chúngtôi đi thăm Đài Kỷniệm Chiếnthắng Niederwald, đứng trên caovút nhìn xuống thànhphố Ruedesheim, rồi đến trưa thì ba người đáp tầuthủy từ Rudesheim xuôi dòng sông Rhein khoảng 25 câysố lên hướng bắc để thăm nàng nữngư Loreley. Hai bên bờ biết baonhiêu là phongcảnh ngoạnmục với những đồi nho xanh, rừng núi đen, lâuđài đổnát, và nhiều thápchuông nhàthờ, ngắm hoài không chán. Đi quá Loreley tầu ngừng ở bến St. Goars-Hausen. Vừa lên bờ thì cháu Dũng đã đợi sẵn để chở chúngtôi lên đỉnh đồi Burg Katz, cao chótvót, tiện cho chúngtôi chụp toàncảnh sông Rhein hùngvĩ với khúc quẹo gắt của nàng nữngư Loreley. Xuống đồi rồi cháu Dũng chạy tới bãiđậu bên bờ sông, bốn người chúngtôi phải lộibộ cả gần câysố mới tới được tượng Loreley. Nhìn tượng đồngđen ngồi vẹo chân, cô Ánh-Nguyệt chê “xấuhoắc, mất cả công lộibộ.” Tuynhiên, cũng đứng chụp vài kiểu, chođáng đồngtiền bátgạo.

Trưa thứtư 15 thángtư anh Trầnhữu Lượng từ Neu-Anspach lái xe tới Wiesbaden đón chúngtôi đi thăm Frankfurt và vùng phụcận. Frankfurt là trungtâm tàichánh hàngđầu của Âuchâu và cũng là trục giaothông chínhyếu của hãng máybay Lufthansa. Anh Lượng và chị Bích-Thủy mới đi Taiwan về, nay lại tiếpđãi chúngtôi hai ngày, thật là quýhoá. Cô Ánh-Nguyệt nghĩ rằng anh chị là những phậttử sùngđạo. Trong phòngkhách có đặt một bànthờ với tượng Đức Phật chính giữa và một hàng các chưvị bồtát; lại còn thêm đôi liễn kínhnhớ và cảmtạ chưvị tổtiên Hồng-Lạc.

Sáng hôm sau anh Lượng chở chúngtôi đến nhà anh Tônquang Tuấn ở Raunheim, ngoạiô phía bắc Frankfurt; rồi từ đó trựcchỉ hướng nam đi hơn 100 câysố thì tới thànhphố Heidelberg, nổitiếng về rượubia, rượuvang, cầucổ ngang sông Rhein, và một lâuđài đồsộ hùngtráng. Tại côngviên trước toà đôchánh đang có chợphiên nên chúngtôi được dịp thử các mónăn và uống rượubia; cô Ánh-Nguyệt thì dạo qua mấy gianhàng chợtrời.

Ăn xong, chúngtôi lên núi thăm lâuđài bằng xeđiện chạy ba chặng mới tới đỉnh. Đứng trên đỉnhcao lộnggió chúngtôi nhìn được toàncảnh thànhphố và dòng sông Rhein. Một phần nhỏ của lâuđài và vườncây nằm ở chặng giữa, nhưng phần chính của lâuđài rất nguynga tránglệ thì nằm ở chặng dưới, câycối umtùm, đi mỏi cả chân. Chúngtôi vào nghỉ chân tại một tòa nhà lớn, một phần là nhàhàng chứa được cả trăm người, còn phần kia là một thùng rượu khổnglồ cóthể chứa được muônvàn lít rượuvang. Phải leo xuống rồi leo lên mới đứng được trên nóc thùng rượu; khi xuống thì qua một cầuthang xoắnốc. Thờixưa vuachúa sống một đời vươnggiả. Cólẽ nghĩ nhưvậy mà anh Tuấn, côngtử Rạchgiá, rủ anh Lượng và chúngtôi ngồi lại nhàhàng thưởngthức mấy ly rượu đặcbiệt ice wine, chế từ những chùm nho đã bị bănggiá baophủ. Anh Tuấn lại còn nhét vào tay cô Ánh-Nguyệt một chai rượu nhỏ bọc kỹ trong mấy lớp giấy, bắt phải mang về. Quýhoá thay!

Sáng hôm sau, thứsáu, khi anh Lượng đưa chúngtôi ra nhà gachính Frankfurt thì lại gặp anh Tuấn một lần nữa với chiếc máyảnh Pentax mà cô đã bỏ quên tại nhà anh. Xin cámơn anh Tuấn. Chặng đường xelửa dài khoảng 200 câysố từ Frankfurt tới Bonn chạy ven theo bờ sông Rhein có nhiều phongcảnh rất hữutình.

Xelửa đến ga Bonn đúng 15g42 như ghi trong thờibiểu và vừa bước xuống thì đã thấy anh Trầnphúc Hưng chạy lại đỡ hànhlý để chở chúngtôi về nhà. Nhà anh Hưng và chị Mộng-Quyên nằm trong một khu yêntĩnh với mảnh vườn sau khá rộng trồng nhiều loại cây hoa rất đẹp mắt. Đã có sẵn một hồ với dòng nước chảy rócrách và cávàng bơilội tungtăng; vậy mà anh Hưng lại nói với tôi rằng khi nào về hưu anh sẽ làmlại cho hồ rộng hơn và sâu hơn. Hai anh chị chămsóc mảnh vườn thật chuđáo; ngoàira chị còn là một bếpchính tàiba với nhiều món rất ngon và rất côngphu.



Trọn ngày thứbẩy chúngtôi được anh chị Hưng hướngdẫn tới các thắngcảnh vùng Bonn. Khi tới thăm nhà và viện bảotàng L.v. Beethoven thì đã thấy anh Trầnquốc Toản đứng chờ sẵn tại đó. Thế là cả năm người đi thăm khắp nơi trong nhà và ngoài phố gần viện bảotàng. Anh Toản mới đi nghỉ về và rất mừng được gặp lại chúngtôi; anh cũng nhắc nhiều đến các anh chị học cùng Khóa 4 với anh.

Bonn từng là thủđô của Liênbang Tây-Đức cho đếnkhi Bứctường Berlin sụpđổ dẫnđến việc thốngnhất nước Đức. Bỏ ra cả mấy tiếng đồnghồ và đi lên mấy tầnglầu cũng chưa xem hết được các giaiđoạn lịchsử của nước Đức từ Thếchiến II cho đến nay được trưngbầy trong Toànhà Lịchsử Cộnghòa Liênbang Đứcquốc (Haus der Geschichte der Bundesrepublik Deutschland). Ra khỏi Nhà Lịchsử trời đã về chiều, chúngtôi cámơn và chiatay với anh Toản.

Gần nhà anh chị Hưng có một nhàthờ cônggiáo với tháp chuông cao, làm tôi nhớ tới Nhànguyện Năngtĩnh khixưa. Sángsớm chủnhật hồi chuông gióng lên. Chị Hưng rủ chúngtôi và anh Hưng thảbộ tới nhàthờ. Xin cámơn chị Hưng đã giúp tôi có được một giờ dự thánhlễ nghiêmtrang. Sau bữa sáng bốn người chúngtôi lên đường đi thăm Koeln, cách Bonn khoảng 30 câysố về phía bắc.

Việc đầutiên khi tới Koeln là đến nhàga trả tiền giữ chỗ và ấnđịnh ngày giờ cho hai chuyến xelửa tốchành từ Aachen đi Paris-Nord vào thứba và từ Paris-Est trở về Munich vào chủnhật 26 thángtư. Côngviệc xongxuôi, chúngtôi còn rộng thìgiờ thăm thắngcảnh của thànhphố Koeln, nhất là nhàthờ chínhtoà Koelner Dom.



Nhàthờ Koelner Dom thật nguynga với hai cây tháp nhọn cao 156 mét chứa chín quả chuông lớn. Nhàthờ được coi là ngôi thánhđường tolớn nhất và quantrọng của nước Đức, khởicông xâycất năm 1248 và mãi tới năm 1880 mới kể là hoàntất. Bênngoài đẹp như nhàthờ Nôtre Dame de Paris. Bêntrong chứa rất nhiều bảovật quýgiá, hìnhtượng, tranhảnh, điêukhắc, chạmtrổ tinhvi đẹpđẽ, kể sao cho hết.

Ba giờ chiều rồi, đành phải ra đi, vì đã hẹn gặp anh chị giáosư Cương lúc bốn giờ tại Aachen. Một lần nữa, xin cámơn anh chị Hưng đã tiếpđón chuđáo và đưa chúngtôi đến Aachen đúng giờ hẹn.

Lộtrình của chuyến đi thăm họctrò sống bên Đức là cấtcánh từ Portland, Oregon, sáng thứhai 30 thángba, rồi đápxuống Munich sáng thứba; sau đó dùng các phươngtiện đườngbộ nhấtlà xelửa để đi khắp nam-trung-bắc và đông-tây nước Đức qua trên mười thànhphố khácnhau. Chặng chót là Munich để đáp máybay trởvề Portland, Oregon, vào tối thứhai 27 thángtư 2009.

Về đến nhà bìnhyên vôsự, tôi điệnthoại báotin cho anh Kim và nhờ anh chuyểnlời cámơn của chúngtôi đến tấtcả các anh chị. Các anh chị đã góp phần rất lớn vào chuyếnđi maulẹ, đúnggiờ, thoảimái, hihữu của chúngtôi. Chúngtôi sẽ nhớ hoài, sẽ nhớ mãi.

Ánh-Nguyệt và Trần Long

5/8/20

Oregon Spring


This picture of white viburnum and pink hydrangea anticipates my 92nd


birthday by 32 days. Meanwhile, please stay home, stay safe and stay

healthy.

Question:  At ninety-two, how do you do?
Answer:  All parts deteriorate ...at the same rate ...
                Still enjoy ambling ... and rambling ...
                Savor all seafood ... tasty and good ...
                Live well, live strong ... live ever long .../.
Peace and joy to all my friends.

Hỏi: Chín mươi hai thấy thế nào?

Đáp: Lụcphủ ngũtạng hưhao đồngđều ...
Cứ rongchơi cứ lêubêu ...
Cá tôm cua ốc sò nghêu ăn hoài ...
Sốngvui sốngmạnh sốngdai ...

Chúc quýbạn anvui ...


Kính thầy
Con xin được chúc tuổi thầy, nhân ngày mừng sinh nhật 92 sắp tới của thầy Kính chúc thầy cô luôn luôn dồi dào sức khỏe và mãi mãi tràn đầy hạnh phúc!

************

Tuổi hạc nay chín mươi hai
Sắc diện tươi tốt như ai đương thì
Đầy sức sống của nam nhi
Khắp nơi vui bước ngại gì đường xa
Bốn phương non nước bao la
Cũng đều lưu dấu chân qua nhiều lần
Thế giới đầy ắp tình thân
Học trò quí mến ân cần đón đưa
Ơn thầy hướng dẫn năm xưa
Đáp đền mấy cũng chẳng vừa lòng con
Xin gửi thầy tấm lòng son
Cầu mong thầy mãi miếng ngon hưởng đời
Nhẹ nhàng lui tới thảnh thơi
Truyện trò tản mạn tiếng cười reo vang
Chúc thầy đẹp mãi ngày vàng
Thọ trên trăm tuổi thênh thang lộc trời!
Nay kính
antrinh

*************
Thưa Thầy,

Kính chúc Thầy an khang trường thọ.
Xin có vần thơ vui gửi đến Thầy và quý anh chị:

Ở tuổi chín mươi hai
Tướng mạo còn phong oai
Đinh ốc mòn tí chút
Món ngon vẫn nếm hoài
Anna

3/25/20

Tưởng Nhớ Ngô Đình Long

Anh Ngô đình Long thân mến,

Chúng ta quen biết nhau 68 năm qua và vẫn tôn kính nhau như khi mới gặp tại Chicago vào mùa hè 1952. Chúng ta đã cộng tác trong nhiều lãnh vực và nhất là 11 năm tại Viện Đại Học Dalat trong việc giảng dạy cũng như điều hành Trường Chánh Trị Kinh Doanh để vun trồng các lớp hậu sinh cho nên người hữu dụng giúp nước giúp dân.

Anh thâm thuý ít nói nhưng hiểu nhiều, tài cao học rộng. Tôi cũng muốn bắt chước nên không lắm lời và cũng chẳng dám phô trương sức học của mình. Cách đây hơn mười năm tôi có trồng một cây mộc lan đàng sau nhà bên bờ suối. Mỗi lần nhìn cây ấy là nhớ đến Anh, người bạn chí thân. Sáng hôm qua khi được tin Anh đã ra đi, tôi xuống tưới cây sau nhà và ngắm mấy tầng hoa sao trắng tinh.

Mến nhớ đến Anh, Chị Trâm-Anh và hai cháu Tú-Anh Hương Anh. Muôn vàn thương tiếc.

Ánh-Nguyệt và Trần Long.



11/30/19

Thanksgiving Dinner


Thanksgiving Dinner
Today ten of us will sit down at 4:30 for an early Thanksgiving Dinner with so many good dishes to savor. In our humble abode we will say something to this effect:

Tạ Ơn Trời Đất

Nhịn cho bụng đói để ăn ngon ...
Bò con heo sữa thịt cừu non ...
Măng chua dưa muối rau đủ thứ ....
Tạ ơn trời đất tiếng cười dòn ...

Peter Tran Long

Cảm ơn Thầy chia sẻ khung cảnh đầm ấm đêm Tạ Ơn của gia đình.
Con xin kính họa lại bài tứ tuyệt của Thầy:

Ơn đời ban thưởng thức lành ngon
Nào thịt, nào rau, củ quả non...
Người thân sum họp trong tư thất,
Ly dĩa lanh canh nhịp phách dòn.
-Ai Cơ-





11/9/19

Hỏi - Thưa

Vấn: Chínmươimốt thấy thếnào ?

Đáp: Lụcphủ ngũtạng hưhao đồngđều ...
Cứ rongchơi cứ lêubêu ...
Cá tôm cua ốc sò nghêu ăn hoài ...
Sống vui sống mạnh sống dai ...

Hẹn gặp quýbạn tại Houston thángnăm 2020.

Peter Trần Long
Peter Trần Long

10/6/18

Sống khỏe Sống lâu


Xin bấm chuột trái vào mũi tên xéo bên góc phải hoặc dấu + bên dưới để mở lớn.

 

10/27/17

TÓM TẮT ĐỜI TÔI

Trần Long

Ngày 8-6-1928 Sinh ra tại Phátdiệm, Ninhbình, Bắc Việtnam.

1935-46 Tiểuhọc và trunghọc tại Ninhbình và Hànội tại các trường cônggiáo dưới sự hướngdẫn của các thàydòng Lasan và các cha Đaminh.

1946-49 Họcvấn bị giánđoạn khi chiếntranh Việt-Pháp bùngnổ vào cuối năm 1946, trởvề quê Phátdiệm sống với giađình.

1949-56 Giữa năm 1949 thoát khỏi vùng Việtminh bằng đường biển từ Phátdiệm qua Hảiphòng vào Hànội; cuối năm đó bay từ Hànội vào Sàigòn rồi lên tàuthủy tới Marseille vào đầu năm 1950. Sống tại Paris tới tháng 9 thì đáp tàuthủy từ Le Havre tới New York City rồi bay tới Portland, Oregon. Sau bốn năm tại University of Portland tôi tốtnghiệp B.Sc. Quảntrị Kỹnghệ năm 1954 rồi được thêm họcbổng chuyển tới Syracuse University, New York, học tại Maxwell Graduate School và tốtnghiệp M. A. Kinhtế Tàichánh cuối năm 1955, rồi sauđó về Sàigòn.

9/22/17

TÌNH THỤNHÂN

- Peter TRẦN LONG -

Tình bằnghữu, nghĩa Thụnhân:

Hằng năm ít nhất một lần gặp nhau.

Hôm Đạihội Thụnhân Kỳ 3 tại Nam California July 1987, Cha Việntrưởng Lêvăn Lý có nói một câu mà tôi nhớ hoài: “Cha mẹ đặt tên cho tôi là Lê văn Lý, nhưng đến giờ này tôi muốn đổi tên là Lê hữu Tình.”  Câu nói đó, tôi nhớ hoài, vì chính tôi, trong mối tươngquan giữa người với người, vẫn nặng về tìnhcảm hơn là lýtrí, vẫn dựa vào cảmgiác hơn là trítuệ.

Giađình mười người chúngtôi maymắn thoátnạn cộngsản đêm 29 thángtư 1975.  Sau sáu tuầnlễ lênhđênh trên biểncả, táp vào Subic Bay, ở lều trên đảo Guam và trại lính Fort Chaffee, chúngtôi địnhcư tại Hillsboro, một thànhphố nhỏ phía tây Portland, Oregon.  Mãi sáu năm sau, khi đờisống tươngđối đã ổnđịnh và đã trởthành côngdân Mỹ, chúngtôi mới láixe từ Hillsboro xuống tận Orange County để thamdự Đạihội Thụnhân Kỳ 1 July 1981.  Từ đó đến nay, chúngtôi đã thamdự rất nhiều cuộc hộihọp lớnnhỏ của các thânhữu Viện Đạihọc Dalat dọc theo hai bờ đạidương và miền trung Bắc-Mỹ từ Vancouver BC xuống San Diego, từ Montreal qua Chicago xuống Dallas và Houston, từ Miami qua Atlanta lên Washington DC, rồi băng qua Pháp và Đức bên Âuchâu và các tỉnhbang của lụcđịa Úcchâu.  Đi đến đâu, chúngtôi cũng được tiếpđón niềmnở, nồnghậu, chuđáo về nơi ăn chốn nghỉ, trong tình tươngthân tươngkính của đạigiađình Thụnhân.

9/18/17

ENCOUNTER OF A KIND

(Note: This autobiography is written by Danielle Tranlong)
In May 1958, at age twenty-five, I received my B. A. in Literature from Reed College, Portland, Oregon. I had mixed feelings in returning to Saigon and to my teaching position at the well-known Gialong High School for girls. A few years before, I had given my word to myself and others that I would return to serve my country, if I was given the chance to complete my college education in the United States.
In keeping my promise I bitterly felt my loss, nevertheless. My loss of opportunity ever to know and live a life I had yearned for since my childhood: a life whereby democracy is a goal to attain, fair play a rule, and gender preference a notion to be discarded. Though my position as a teacher of English was well respected, I knew that, beyond a close relationship with my students, my political voice was nil and my social standing inferior to any male colleague. I was a lively and free spirit. I had an easy laugh. That must be partly due to my French education, which could cause some irritation in the predominantly male crowd I worked with. Most of the time I carried a brave mien of “I don’t care what you think of me, as long as I’m not what you think I am.”

PHOENIX

(Note: This autobiography is written by Peter Tranlong)
On an early afternoon in August 1958, I was at my desk on the second floor, deeply absorbed in my Stanvac Calendar Paintings Exhibition project, when my phone rang. It was Pho ba Long on the ground floor. He was the Assistant Sales Manager and I was the Public Relations Manager at Standard-Vacuum (Stanvac) Oil Company, Vietnam-Cambodia Division. He wanted me to meet a young lady as a prospective teacher of English at our Lamson Institute of Language and Business. Earlier that year the two of us had founded this evening school as a way to use our spare time in helping the Vietnamese public, young and old, that had an insatiable hunger for learning.

8/31/15

My Brother Tỉnh (1940-2015)

Dear Thunhan Friends,

Thank you for your condolences expressed through mail and phone .  All the rites and rituals on Friday evening August 14 at the Peek Funeral Home and the Requiem Mass the next morning at the Blessed Sacrament Church were very moving and dignified.  In IMG_1730 the widow (Elena Phan) was paying homage and respect to her husband, while standing nearby were grandson Daniel and daughter Winnie Tran.

Below is a free translation of my Vietnamese handwritten note, shown in IMG_1746, delivered toward the end of the funeral Mass as my tribute and orison. 

Dear Family and Friends,

Permit me to say a few words to my youngest Brother.

Forever Silenced in This Terrestrial World,

You’re Now Singing Hosanna in God’s Paradise.

My Dear Brother Tỉnh,

Though more than twelve years younger, you left me stranded in this valley of tears.  Sadly, alas.

I remember when you were about four or five, during a summer vacation from my boarding school, we netted dragonflies in daytime and caught fireflies at nighttime.  That was more than 70 years ago.

You were a humane and gentle person; yet, ironically, you had to spend more than 13 years as a reserve officer in the South Vietnam’s Armed Forces and, after April 1975 another 13-plus years as a hard-labor prisoner in communist concentration camps in northern and southern Vietnam.  Released at age 48, you had to wait another eight years before reaching the free shore of the United States with wife and two children.

Since then your family has settled permanently in Orange County, California, toiling in physical drudgery, but at least, enjoying peace of mind.  Now your son Tâm and your daughter Uye^n have married well.  The only regret is that you did not linger long enough to see your grandchildren Danny, Tina and Ethan graduate from college.

Dear Brother, rest in peace and enjoy your new Edenic life.

O my Lord, I commend my brother’s spirit into your hands.

O my Lord, have mercy on the soul of Vincent Tran van Tinh?.

Alleluia, alleluia, alleluia.

Joy and peace to all my friends,

Peter Tranlong

Unbenannt1Unbenannt2 - Kopie - KopieUnbenannt3 - Kopie - Kopie

Unbenannt4