- Peter TRẦN LONG -
Tình bằnghữu, nghĩa Thụnhân:
Hằng năm ít nhất một lần gặp nhau.
Hôm Đạihội Thụnhân Kỳ 3 tại Nam California July 1987, Cha Việntrưởng Lêvăn Lý có nói một câu mà tôi nhớ hoài: “Cha mẹ đặt tên cho tôi là Lê văn Lý, nhưng đến giờ này tôi muốn đổi tên là Lê hữu Tình.” Câu nói đó, tôi nhớ hoài, vì chính tôi, trong mối tươngquan giữa người với người, vẫn nặng về tìnhcảm hơn là lýtrí, vẫn dựa vào cảmgiác hơn là trítuệ.
Giađình mười người chúngtôi maymắn thoátnạn cộngsản đêm 29 thángtư 1975. Sau sáu tuầnlễ lênhđênh trên biểncả, táp vào Subic Bay, ở lều trên đảo Guam và trại lính Fort Chaffee, chúngtôi địnhcư tại Hillsboro, một thànhphố nhỏ phía tây Portland, Oregon. Mãi sáu năm sau, khi đờisống tươngđối đã ổnđịnh và đã trởthành côngdân Mỹ, chúngtôi mới láixe từ Hillsboro xuống tận Orange County để thamdự Đạihội Thụnhân Kỳ 1 July 1981. Từ đó đến nay, chúngtôi đã thamdự rất nhiều cuộc hộihọp lớnnhỏ của các thânhữu Viện Đạihọc Dalat dọc theo hai bờ đạidương và miền trung Bắc-Mỹ từ Vancouver BC xuống San Diego, từ Montreal qua Chicago xuống Dallas và Houston, từ Miami qua Atlanta lên Washington DC, rồi băng qua Pháp và Đức bên Âuchâu và các tỉnhbang của lụcđịa Úcchâu. Đi đến đâu, chúngtôi cũng được tiếpđón niềmnở, nồnghậu, chuđáo về nơi ăn chốn nghỉ, trong tình tươngthân tươngkính của đạigiađình Thụnhân.
Đặcsan “Đường Thông Năng Tĩnh 2008” có đăng bài của chị Đoàn-Chính Mộng-Hương viết về chuyến thămviếng của chúngtôi, thày cũ trò xưa gặplại nhau tại Montreal và Toronto, mùathu 2007. Chị Hương viết: “Sau bao ngày mong đợi, rốt cuộc ngày ra đón Thày Cô tại phi trường cũng đã tới!”… “Tiễn đưa Thày Cô ra phi trường, mà trong lòng thấy bùi ngùi, luyến tiếc, chỉ mong sao ngày ĐH2008 mau tới để gặp lại Thày Cô.”
Đặcsan “Ngày Về Hòa Lạc 2010” có đăng bài của chúngtôi về chuyến thămviếng hơn ba tuầnlễ các giađình cựusinhviên và giáosư sinhsống tại nhiều nơi bên nước Đức. “Về đến nhà bìnhyên vôsự, tôi điệnthoại báotin cho anh Kim và nhờ anh chuyển lời cámơn của chúngtôi đến tấtcả các anhchị. Các anhchị đã gópphần rất lớn vào chuyếnđi maulẹ, đúnggiờ, thoảimái, hihữu của chúngtôi . Chúngtôi sẽ nhớ hoài, sẽ nhớ mãi.”
Thày Cô đến Úc gặp trò già;
Chẳng đắnđo, nghilễ bỏqua;
Chỉcốt tìnhthân thêm thắmthiết…
Thiếttha, thânthiết, thật thiếttha.
Saukhi được biết chắcchắn Đạihội Thụnhân 2010 sẽ tổchức tại Melbourne vào mùahè miệt-dưới từ 27 November đến 2 December, chúngtôi mua vé máybay đi ngày 15 November từ Portland đến Melbourne, về ngày 11 December từ Sydney trở lại Portland. Nhưvậy chúngtôi đến trước mười ngày và ở lại thêm mười ngày để rộng thìgiờ thămviếng họctrò cũ. Theo cách sắpđặt của ban tổchức và nhờ tài tháovát của nhiều anhchị khác, chúngtôi đã maymắn gặp hầuhết các giađình Thụnhân sinhsống tại Melbourne, Adelaide, Canberra, Sydney, Brisbane và Darwin. Thật là những cuộc hạnhngộ thíchthú, không biết có còn xảyra lần thứhai tại miền đất xaxăm hoangdã này nữa không.
Bước xuống phitrường Melbourne, chúngtôi được gần 20 anhchị tiếpđón, vuivẻ chuyệntrò nổ như bắp rang, người năngnổ nhất là anh Nguyễnngọc Quế. Saukhi ăntrưa, anh Tháihồng Tân đưa chúngtôi về nhà, một ngôinhà thật ấmcúng với phòngngủ dành cho chúngtôi, không thua kháchsạn năm sao. Chị Nguyễnngọc Yến và anh Tân lo cho chúngtôi rất chuđáo, thântình như người trong nhà.
Anh Tân vượt biển trước với người con trai, rồi bảolãnh cho chị và giađình người em trai. Hiệnnay hai giađình cưngụ tại hai ngôinhà khangtrang sát bên nhau. Chị Yến kể rằng cả hai gốc Tràvinh, cùng một con đường, người ở đầu người ở cuối, bị mẹ chồng chê “chỉ biết đi học, không biết làm ăn.” Một điều thíchthú là tôi lại được biết thêm rằng chị Yến là cháu ruột của Luậtsư Nguyễnkhắc Vệ, gọi là Bác Tư. Lần duynhất tôi được hânhạnh gặp ông Vệ là khi ngồi cạnh ông trên chuyến máybay Hanoi-Saigon vào cuối năm 1949. Thờiđó ông là tổngtrưởng bộ tưpháp trong nộicác Nguyễnvăn Xuân. Khuôn mặt đônhậu, nóinăng bìnhdị, ông kể cho tôi đờisống sinhviên bên Pháp khi biết tôi sẽ từ Saigon đi tầu sang Marseille để duhọc. Ông là người miền Nam đầutiên đã đểlại trong tôi một ấntượng tốtđẹp, sâuđậm, không thể nào quên được. Không ngờ 61 năm sau, tôi lại được gặp người cháu ruột của ông, quảthật thờigian quá vắn và thếgiới lại quá nhỏ.
Hai người khác mà chúngtôi traođổi chuyệntrò khá nhiều là anh Nguyễnphi Tiến và chị AiCơ-HoàngThịnh. Anh Tiến đã liềumạng vượt biển cùng với mấy người em thơ. Vừa vấtvả đi làm, vừa học thêm ngành chuyênmôn, vừa lo chămnuôi các em, anh đã phải chậtvật nhiều năm. Đợi mãi tớikhi đờisống tươngđối ổnđịnh, anh mới chịu lập giađình. Anh có dángđiệu cầncù siêngnăng của một người đã gặp nhiều nghịchcảnh mà vẫn giữ được tưcách hiềnlương của một kẻsĩ. Chị AiCơ vượtbiên và được tịnạn tại Úc từ 1981. Chị đã khởixướng và thamgia nhiều chươngtrình giáodục và xãhội của cộngđồng Việt tịnạn tại Úc. Gặp chúngtôi, chị niềmnở hô lên: “Ai gặp Thày Cô cũng phải thán phục. Thày Cô khỏe mạnh trẻ trung hơn chúng em rất nhiều! Thày Cô có thể cho chúng em biết bí quyết không ạ?” – “Bíquyết gì đâu, Chịị Age is a matter of the mind; if you don’t mind, it doesn’t matter. Tôi tạm dịch: Tuổitác là chuyện thâmtâm, nếu chẳng bận tâm thì đâu có chuyện. Xin chị góp ý để câu dịch được hoànchỉnh.” Tuy bậnbã tốingày chămlo cho thânphụ đauyếu vì tuổigià trên 90, chị cũng đã vào ThôngReo, Da-list, TN-Vic và TNIC để xin ýkiến. Mấy ngày sau, gặp lại tôi, chị trao cho ba trang giấy in nhiều đềnghị khácnhau. Dựa trên những đềnghị này, tôi sửa lại nhưsau: “Trẻ già là tự trong đầu, tưởng mình còn trẻ thì đâu đã già.” Xin cámơn chị Tiến-AiCơ.
Chủnhật 21 November, chúngtôi bay tới Adelaide lúc 10 giờ sáng và được một số anhchị niềmnở tiếpđón, chuyệntrò rất vuivẻ. Saukhi cùng nhau điểmtâm gần phitrường, chị Nguyễnthuận Linh chở chúngtôi về nhà, một ngôinhà khangtrang, nhiều cửasổ, đầy ánhsáng. Phòngngủ dành cho chúngtôi có đầyđủ tiệnnghi, không thua kháchsạn nămsao. Thuận-Linh nóinăng hoạtbát, cửchỉ lanhlẹ, năngđộng chứ không năngtĩnh, chămsóc cho chúngtôi thật chuđáo. TLinh đưa ra chươngtrình thămgviếng rất nhiều nơi, lại còn đềnghị là saukhi bếmạc Đạihội sẽ thuê xe và lái chúngtôi và một số bạn đi từ Sydney dọc theo bờbiển miềnđông qua Gold Coast lên Brisbane, khoảngcách đườngbộ gần một ngàn câysố, lòngvòng ba ngày hai đêm để ngắmnhìn cảnhvật trướckhi tới Oxley Motor Inn của anhchị Võquang Triệu.
Tiếptay với TLinh là anh Nguyễnđức Thuận, người trướcđây học cùng khóa và hiệnnay cưngụ cùng thànhphố, nhưng chưa baogiờ sống chung một nhà như có người lầmlẫn. Khác với TLinh, anh Thuận ănnói nhỏnhẹ, cửchỉ ôntồn, năngtĩnh chứ không năngđộng, đã theo chươngtrình của TLinh để chở chúngtôi thămviếng nhiều nơi. Ngồi ở băng sau với cô Ánh-Nguyệt là Minh-Châu, cô bạn gốc Huế của anh, người cônggiáo lúc nhỏ thường luitới nhàthờ Phủcam. Saukhi thăm trại trồng nho và nếm rượu vang, anh đưa chúngtôi đến mấy nôngtrại người Việt, trồngtỉa rất quimô và khoahọc, với hàng ngàn cây càchua ngay hàng thẳng lối, mọc trong nước và leo cao trên dây, những chùm trái lớn lủnglẳng từ ngọn xuống gốc. Quảthật nhờ có TLinh và anh Thuận sắpđặt và chuyênchở mà chúngtôi được gặp hầuhết các anhchị Thụnhân sinhsống tại Adelaide và vùng phụcận, cũngnhư được viếng phongcảnh và sinhvật đặcthù của Úcchâu.
Thứsáu 26 November chúngtôi bay về Melbourne và được chị Phong-Lan ra đón tại phitrường rồi đưa đi ăntrưa; cả buổi trưa cho đến chiều chị Lan cùng với chồng là anh Michael Edwards đã chămlo cho chúngtôi hếtsức chuđáo. Ban tổchức Đạihội, đặcbiệt là anh trưởngban Phạmvăn Lưu, đã cốgắng tốiđa và đã thànhcông tốtđẹp ngoài sự dựđoán của chúngtôi. Từ thủtục nhận phòng tại kháchsạn Vibe-Carlton, Melbourne, Victoria, ngày 27 November, cho đếnkhi bếmạc sau bữatiệc chiatay tại Foyer of Mounties, vùng phụcận Sydney, New South Wales, vào lúc 22 giờ đêm 2 December, mọi việc đã xảyra gầnđúng tổngquan chươngtrình đạihội như ghi trong Đặcsan Đạihội, trang 337-344. Chúngtôi thíchthú thamdự các sinhhoạt ghi trong chươngtrình, đặcbiệt là các cuộc dungoạn bằng đườngbộ, vì được nhiều dịp vuicười tròchuyện với từng người, nhấtlà với các anh chị tới từ Việtnam. Xin cámơn tấtcả các anh chị trong ban tổchức.
Theo chươngtrình của anh Trầnbá Hồng-Minh, sau đạihội chúngtôi lưulại Sydney cho tới sáng Chủnhật 5 December rồi lấy máybay đi Brisbane. Bước xuống phitrường thì gặplại anh Phạmthanh Thiên và được anh chở về nhà ănsáng và nghỉngơi . Sauđó anh và cháutrai chở chúngtôi xuống khuphố Inala của người Áđông và mấy nơi khác ở trungtâm thànhphố, cho đến chiều thì đưa chúngtôi tới Oxley Motor Inn của anh Võquang Triệu. Ba ngày hai đêm ở Brisbane vừa thoảimái vừa vuinhộn vì nhóm bạn của Thuận-Linh đi đườngbộ từ Sydney dọctheo bờbiển qua Gold Coast cũng tới Oxley Motor Inn vào đêm 5 December. Nhóm này đi bằng hai xe gồm trên mười người vì có cả Giáosư Lâmthành Liêm và các bạn từ bên Pháp. Sáng dậy, sau bữa điểmtâm, chúngtôi lại được hai tàixế TLinh và Nguyễnnhư Hổ cho tháptùng trởlại Gold Coast xuống tận Coolangatta rồi ngược lên Surfers Paradise băngqua tới Tambourine Mountain. Sau khi lặnlội và leotrèo thăm Tambourine Rainforest Skywalk thì trời đổ mưa tầmtã và cũng đã gần bốn giờ; thếmà TLinh và anh Hổ còn phải láixe qua núirừng để về Motor Inn rất muộn, khiến cho các anhchị vùng Brisbane vừa đợicơm vừa lolắng. Mấy ngày ở Brisbane chúngtôi đều ănngon ngủkỹ vì được chị Hài và anh Triệu chămsóc rất chuđáo.
Thứba 7 December là ngày nghỉ xảhơi, nhấtlà cho nhóm trên mười người đã đi đườngbộ từ Sydney trong những ngày qua. Đây là dịpmay hiếmcó để gần haichục bạn từ khắpnơi ngồilại với nhau, hànhuyên tâmsự và traođổi những kinhnghiệm vuibuồn mà mỗi người đã thâulượm được trong bướcđường lưulạc. Chiều hômđó, saukhi chào tạmbiệt với quýbạn, hai người chúngtôi được TLinh và anh Hổ chở ra phitrường đáp máybay đi Darwin, thủphủ của tỉnhbang Bắc Úc, cách Brisbane khoảng bangàn câysố và hơn bốn tiếng đồnghồ bằng máybay phảnlực.
Quá nửađêm, vừa ra khỏi phitrường, chúngtôi gặplại anh Lêtấn Thiện và được anh chở về kháchsạn Vibe-Darwin/Waterfront. Saukhi xong thủtục và đưa lên phòng, anh hẹn sẽ trởlại khoảng chín giờ để ănsáng rồi đi thăm phốchợ Áđông, viện bảotàng thổdân, và mấy côngviên rộnglớn nằm sát bờbiển. Chiều xuống anhchị Thiện đưađến một caolâu chuyênmôn hảisản, nhàhàng này cũng nằm sát bờbiển, thứcăn thịnhsoạn, thựckhách đôngđảo. Ngồi tại đây nhìn ra biển hướng về phía Tây-Bắc, chỉ còn khoảng 3700 câysố thì tới Saigon; đây là lần đầutiên tôi ngồi gần Saigon và Dalat nhất, kể từ ngày bỏ nước ra đi. Sáng hôm sau anh Thiện chở chúngtôi đi thăm Crocosaurus Cove, ngay trungtâm thànhphố Darwin, với cásấu đủ cỡ từ con mới nở đến những con khổnglồ, đủ thứ rắnđộc và các loại bòsát, và trămngàn concá sặcsỡ đủ màu lượn quanhquẩn trong đám sanhô. Vỏnvẹn chỉ có 36 tiếng đồnghồ thămviếng Darwin mà cũng đầyắp những kỷniệm thânthương. Âu cũng là nhờ có anhchị Thiện đã lo cho chúngtôi thật chuđáo.
Máybay phảnlực Qantas cấtcánh lúc 13:15 từ phitrường Darwin, bay qua chừng 3200 câysố, rồi đápxuống phitrường Sydney lúc 19:25. Trướcđây, sáng Chủnhật đã được anhchị Lêvăn Thái đưa ra phitrường, tối Thứnăm 9 December lại được anh Thái chị Lan ra đón rồi chở về kháchsạn. Chưa hết đâu, chiều Thứbảy 11 December anhchị lại còn chở chúngtôi ra phitrường Sydney một lần nữa để trởvề Portland, Oregon. Thật là đếnnơi đếnchốn, quá-ư tươmtất.
Bốn ngày sống tại Sydney, chúngtôi rất cảmkích trước sự chămsóc tậntình của nhiều người, đặcbiệt là anh Trầnbá Hồng-Minh, chị Lạc Kim-Anh, và anhchị Lêvăn Thái. Nhờvậy mà chúngtôi đã thămviếng được nhiều nơi, từ khuphố Áđông Parramatta tới ngôichùa vĩđại dưới Wollongong, những vườnhoa rộnglớn, những khốiđá khổnglồ chungquanh và gần dưới chân cầu Harbour Bridge, đứng dưới nhìn lên thì thấy đoàn người đang leo trên đỉnh nóc cầu, rồi lại đi tới Opera House (Nhà Hát Lớn Vòm Vỏ Sò) thật hùngvĩ, và còn được dùng bữatrưa đủ thứ sơnhào hảivị trong hai tiếng rưỡi đồnghồ trên chiếc duthuyền chạy ngược xuôi Vịnh Hảicảng để chiêmngưỡng vẻđẹp của Opera House, Harbour Bridge và Fort Denison. Thật tuyệtvời.
Chiều Thứbảy 11 December, trên đường về, ngồi trên máybay mà lòngdạ bồihồi luyếntiếc, không biết baogiờ mới có dịp gặplại.
Nhớlại trong bữatrưa thịnhsoạn tại Oxley Motor Inn với gần haichục bạnhữu Thụnhân, tôi có nói mấy lời nhưsau: “Sau baonhiêu năm xacách, chúngta từ tứphương gặplại nơiđây, thật là hạnhngộ. Ngồi tại bàn này, có anh Thiên lại có anh Triệu; khiến cho tôi liêntưởng đến Ơn Thiên-Triệu mà Cha Lập đã nhận để trởthành Cha Việntrưởng, còn tôi maymắn cũng được ơn trời gọi để trởthành Thày Khoatrưởng. Nhờvậy mà ngày hômnay chúngta hộihọp nơiđây, chanchứa trong tình Thụnhân của những người đã từng sống dưới mái trường Viện Đạihọc Dalat.”
Peter TRẦN LONG
No comments:
Post a Comment