Showing posts with label Thi Phương. Show all posts
Showing posts with label Thi Phương. Show all posts

4/29/18

NỖI ĐAU KHÔN NGUÔI

Thi Phương

Ngày thứ hai này, những  người Việt tha hương mất nước lại sẽ có dịp kỷ niệm Ngày Quốc Hận 30-4. Lần thứ 43.

Nhắc đến Ngày Quốc Hận này chúng ta cũng cần nhớ tới Ngày Quốc Hận trước đó, 20-7-1954, sau khi Pháp thất trận trước Việt Minh tại Điện Biên Phủ (Lai Châu), Hội nghị Genève đạt đến hiệp định chấm dứt chế độ thực dân của Pháp tại Việt Nam bằng sự chia cắt đất nước tại vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị). Trong hiệp định này, người dân Việt Nam, chính phủ của Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm hầu như không có tiếng nói. Chỉ cứ thế chấp hành. Gần một triệu người miền bắc thoát được vào miền nam cho dù những người cộng sản ở Hà Nội đã tìm đủ cách ngăn chận quyền di cư của người dân theo hiệp định này. Bài hát “Về Miền Nam” của Trọng Khương nay nghe lại vẫn ngập tràn nỗi niềm xúc động khi nhớ lại một thời những chiếc tàu há mõm đưa lên bờ hàng ngàn người di cư. Tiếc thay sau đó bài hát này tuy không hẳn đi vào quên lãng của người Miền Nam, của di dân từ Miền Bắc, nhưng lại không đủ mạnh để làm thành một mặt trận đoàn kết dân tộc quyết tử với địch trong những thời điểm thử thách nhất. Sự thật, trong động thái của chúng ta trong những năm 1973-75 hầu như phần lớn đã không thấy trước một Ngày Quốc Hận nữa đang đến!

2/21/18

8/4/17

NHÌN LẠI NỬA THẾ KỶ

Thi Phương

clip_image001

Nhớ lại một thời khi chúng ta còn đất nước, còn quê hương. Ông bà hay cả cha mẹ, khi đã vào tuổi cổ lai hy, thường sống an nhàn với con, với cháu, không hề nghĩ đến một ngày mai ở nursing home hay hospice. Thời giờ của họ là đến với con cháu khi có thể, với những chuyện xưa tích cũ của đất nước, của quê hương, của gia đình, để cho con cháu dù bận rộn với cuộc sống hàng ngày cùng hiểu và nhớ được nguồn gốc của mình. Nay chúng ta là những người tha hương, mất nước. Chẳng phải ai cũng có thể nhớ được những câu chuyện ngày xưa để trước cho mình nhớ được những gì đã mất, sau là cho con cháu hiểu được “ai đưa ta đến chốn này”. Hiện nay là năm 2017, chúng ta chẳng làm sao có thể quên được 50 năm trước, không chỉ vì đúng nửa thế kỷ đã trôi qua, mà còn vì năm 1967 là một năm rất đặc biệt trong lịch sử cuộc chiến đấu của ngưòi dân Miền Nam chống sự xâm lăng của Miền Bắc. Nhắc lại chuyện ngày xưa chủ yếu là để cho trí nhớ của chúng ta không yên tĩnh, tức chống lại những đe dọa của dementia hay alzheimer, mà còn đề cho thế hệ baby boom người Việt có chuyện để nói với nhau. Descartes nói: “Ta suy nghĩ, nên ta hiện hữu”. Je pense, donc je suis. Chúng ta nói: “Chúng ta nói, chúng ta hiện hữu” (nous parlons, donc nous somme). Miễn là nói chuyện xứng đáng. Bởi thế, trên mục này, thỉnh thoảng chúng ta sẽ ngoái đầu nhìn lại họa may có thể tìm thấy những gì đã mất!

11/4/16

CHỦ THUYẾT KHỦNG BỐ CỦA PUTIN

Thi Phương

clip_image001

Chẳng còn phải tranh cãi nữa chuyện Sa Hoàng Vladimir Putin và nước Nga của ông đang quyết tâm phá cuộc tranh cử tổng thống ở Mỹ nói chung và bà Hillary Clinton nói riêng cho bằng được. Cho bằng được có nghĩa là bằng mọi giá, kể cả đoạn giao với Mỹ hay tệ hơn nữa mở ra chiến tranh với Mỹ? Chẳng phải chúng ta vẫn nghe mãi chuyện phi cơ chiến đấu của Nga bay sát phi cơ Mỹ như có ý khiêu khích. Một tháng trước ngày bầu cử, Vladimir Zirinovsky, môt dân biểu lãnh đạo một đảng theo Putin, đã nói với hãng thông tấn Reuters: Dân Mỹ hãy bầu cho Trump, ông là người duy nhất có khả năng xuống thang căng thẳng giữa Moscow và Washington, trong khi bà Clinton cầm quyền sẽ dễ dẫn đến Đệ tam Thế chiến. Điều thú vị là ngày thứ ba, 25-10, Donald Trump lập lại luận điệu đó: Nếu bà Clinton làm tổng thống, bà sẽ vướng vào Syria, đối đầu trực tiếp với Nga và gây nên cuôc thế chiến mới!

9/9/16

KHI NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐỦ SỨC HIỂU

Thi Phương

clip_image002

clip_image004

Thời nào cũng thế, không thiếu những chính khách điên rồ và ngu xuẩn. Những tham vọng mù quáng đã xô đẩy nhiều người ra tranh cử, chẳng cần hiểu mình là “ngưòi hiền”, “người tài” đến cỡ nào, và một khi người ta đã trở thành “chính khách” cho dù chỉ của một hội đồng thành phố nhờ sự mê muội tuyệt vọng của một số người, thì tham vọng và ảo tưởng càng khiến ngưòi ta càng điên hơn, càng ngu hơn - nhất là một khi trong đầu thực sự chẳng có viễn kiến, chương trình hay kế hoạch gì ích nước, lợi nhà. Chính khách như thế thì hằng hà sa số - thời nào cũng có, ở đâu cũng có, cộng đồng nào cũng có. Thế nhưng chính khách ngu và điên như thế mà lên đến được vai trò lãnh đạo đúng là hiếm.

6/1/16

ĐI TÌM TRÍ NHỚ CHO MỘT THỜI ĐÃ MẤT

Thi Phương

clip_image002
Chị Liên, anh Cẩm: Ngày đó chúng mình
clip_image004
Chúng mình ngày nay: Chị Liên đang dỗ để cho anh Cẩm ăn

Tất cả bắt đầu từ một email Nguyễn Thanh Nhàn ở Virginia gởi đến cho các bạn học cũ cách đây hơn 50 năm tại trường Chính trị Kinh doanh (CTKD) Viện Đại học Dalat thông báo Nguyễn Tường Cẩm không còn được như xưa. Năm nay, Cẩm chỉ mới 76, nhưng xem chừng lão hóa khá nhanh. Có lẽ vì không chịu đeo răng. Và còn bị mổ bao tử gì đó, vốn là chuyện bình thường nơi người già. Nhưng vấn đề là anh vừa bị bệnh quên như thể Alzheimer nhưng lại cứ đòi nhớ hết bạn bè của mình. Và anh lại mang một ám ảnh, lo sợ “lão huyền”: bạn bè của anh nay đã chết cả rồi, cho nên anh cũng chẳng muốn sống. Đi gặp tụi nó sớm xem chừng vui hơn so với tuổi già cô quạnh. Suy nghĩ này chẳng phải mới lạ gì: giới y khoa tâm lý vẫn nói một trong những điều chết người nhất của tuổi già là cô quạnh, có nghĩa là vừa cô đơn vừa quạnh quẽ (alone + loneliness). Sống một mình đã buồn mà cảm thấy buồn còn buồn hơn. Bởi vậy mà người ta nói tuổi già hay rơi vào trầm cảm vì bệnh tim và đột quị. May mà Cẩm còn đó, bởi vì hơn 50 năm nay bên cạnh anh bao giờ cũng có chị Liên - kể từ thời mở quán T2 trên đường Võ Tánh, trước mặt trường Bùi Thị Xuân, từ đó đi vào viện cũng mất mười phút, từ đó đi ra phố cũng mất 30 phút. Nhưng thời đó, thời gian nào có nghĩa gì với những người sinh viên.

4/27/16

NHỮNG CÂU HỎI NHỨC NHỐI

Thi Phương

clip_image002

Hai người đã giúp Nixon đánh bại Hubert Humphrey

năm 1968: Anna Chenault và Tổng thống NVT

clip_image003

Năm 1973, để ký hiệp định với Hà Nội…

Mỗi năm có một ngày 30-4, và đó đúng là dịp một năm một lần cho chúng ta thấm thía niềm đau mất nước của riêng mình. Nước Việt Nam đương nhiên vẫn còn đó trên bản đồ thế giới, nhưng đối với chúng ta, đối với phần lớn cộng đồng những ngườiViệt tha phương, thì tha hương đồng nghĩa với mất nước. Nếu không chúng ta đã không có mặt ở đây! Nếu không chúng ta đã không mang quốc tịch này!

3/25/15

NHỮNG PHỤ NỮ HƠN NGƯỜI

Thi Phương HNN

clip_image002

clip_image004

Đầu tháng ba, tôi có dịp đến Phoenix, và có dịp đọc lại câu chuyện của bà Giffords để thương cảm, nghe câu chuyện cô Kayla Mueller đề đau lòng chua xót, và nhìn những cô giáo ở các trường dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, tiếp xúc với bà trị liệu chuyên ngành âm nhạc để khâm phục cho tấm lòng và sự kiên nhẫn vô bờ bến của họ. Bài viết sau này bằng Anh ngữ một phần gởi đến chọ những người đó, sau là một dịp để nhớ lại những ngày với tờ The Saigon Post, 339 Trần Hưng Đạo Saigon, bên cạnh Nha Cảnh sát Công lộ, trước Sở Cứu hỏa và “ngôi trường mẹ” Tiểu học Cầu Kho. Phần chuyển ngữ đi sau bài này!

CHỨNG RỐI LOẠN TÂM THẦN OBAMA

Thi Phương HNN

Image result for stupid Rudolf Giuliani120727_SCI_BobbyJindalEX

scottwalker

Cách đây hơn 25 năm, nhà bình luận chính trị E. J. Dionne, một tiến sĩ chính trị học và giáo sư đại học, lâu nay vẫn viết thường trực trên tờ The Washington Post, đã xuất bản một tác phẩm ông ưng ý bởi vì rất nhiều độc giả đồng ý: “Tại sao người Mỹ ghét chính trị” (Why do Americans hate politics).

11/14/14

CHÚNG TA Ở ĐÂU?

Thi Phương HNN

clip_image001

Tom Hayden và Jane Fonda

clip_image002

Đến tháng tư sang năm, người Việt chúng ta có dịp kỷ niệm 40 năm tròn biến cố lịch sử 30-4-1975, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Miền Nam và mở ra cuộc đổi đời bi thương cho hàng triệu người. Cũng sang năm, nước Mỹ sẽ có dịp kỷ niệm 50 năm - nửa thế kỷ - Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào chiến tranh Việt Nam bằng cách đưa bộ binh chiến đấu đến chiến trường Miền Nam. Chắc chắn Hà Nội cũng sẽ rầm rộ trong ngày kỷ niệm 40 năm Miền Bắc hoàn thành cuộc chiến xâm chiếm Miền Nam để “thống nhất đất nước” dưới cùng một lá cờ chủ nghĩa xã hội. Chỉ một câu chuyện đó, mà lịch sử viết của mỗi một phía sẽ mỗi một khác. Bao giờ đây, mới thực sự có cách nhìn thống nhất phản ảnh tương đối đầy đủ sự thật của lịch sử?