9/18/17

ENCOUNTER OF A KIND

(Note: This autobiography is written by Danielle Tranlong)
In May 1958, at age twenty-five, I received my B. A. in Literature from Reed College, Portland, Oregon. I had mixed feelings in returning to Saigon and to my teaching position at the well-known Gialong High School for girls. A few years before, I had given my word to myself and others that I would return to serve my country, if I was given the chance to complete my college education in the United States.
In keeping my promise I bitterly felt my loss, nevertheless. My loss of opportunity ever to know and live a life I had yearned for since my childhood: a life whereby democracy is a goal to attain, fair play a rule, and gender preference a notion to be discarded. Though my position as a teacher of English was well respected, I knew that, beyond a close relationship with my students, my political voice was nil and my social standing inferior to any male colleague. I was a lively and free spirit. I had an easy laugh. That must be partly due to my French education, which could cause some irritation in the predominantly male crowd I worked with. Most of the time I carried a brave mien of “I don’t care what you think of me, as long as I’m not what you think I am.”

Those were my thoughts. I wrote them down and passed them, along with my apprehension, frustration, and despair, to my friends in the States.
One afternoon in late July 1958, I saw a young man at my doorstep. He came to pay a “welcome home” visit, he said. He introduced himself as Pho ba Long, who had returned from the States in early 1957. Our mutual friend, Jerry Ooka, had written him a few days earlier and mentioned my name.
His was the most heartening visit I ever had. He told me that he and some of his friends, all alumni of various American universities, had recently set up Lamson Institute, an evening school of language and business in Saigon. “You’re most welcome to join our teaching staff,” he added. “We are all eager beavers. This is a means for us to stay in touch with each other and to earn some extra pocket money.”
Pho ba Long’s enthusiasm was contagious and uplifting. Before leaving, he added, “Well, I’ll mention your name to Peter Tranlong, my friend and colleague at Stanvac Oil Company. He is the school’s co-founder and in charge of staffing. Let me know when you can see him and I’ll bring you to his office for introduction.”
So, it was all set. I had never taught at a private school. I had never gone begging for jobs, and already thought of money-grabbing school principals who expected their teachers to be magicians in retaining and entertaining students with “good jokes,” rather than inculcating in them a serious desire for learning. As you see, I was a “serious no-nonsense” young teacher, perhaps naive, maybe unrealistic.
On an early afternoon in August, I came to see Pho ba Long, whose office was on the ground floor of the Stanvac Building. He phoned Peter and told him of my visit.
I walked to Peter’s office on the second floor and knocked at the door. “Come in,” a voice resounded. A tiny man in a white business suit, sitting behind an oversize mahogany desk, looked up, an inquisitive look in his eyes, behind thick and large glasses. I thought I was expected!
“Hello,” I said in Vietnamese. “Pho ba Long advised me to see you for a teaching post at your school. Am I in the right place, talking to the right person?”

A glint of recognition, as if he suddenly remembered. He pointed me to a seat in front of the desk. Then suddenly, businesslike, very formally, he blurted out, “OK, shall we conduct this conversation in English?”
I felt anger rising in me. He knew that I had just graduated from one of the top colleges in the States, that I had taught English for over two years at one of the top high schools in Vietnam. How dared he question my abilities? Not friendly, this guy; not like Pho ba Long at all. I told myself, “I’ll show him. I’ll show what he’ll miss for not employing me.” It had never been my habit to try “charming” anyone. I despised the practice of playing coy, being a charmer, since I have always believed in hard work and accomplishment to get what I wanted. But with this person, no. Again, I told myself, “He’ll be more than convinced of my abilities; and he’ll be ‘charmed’ out of his wits.” How would I manage that? I didn’t have the vaguest idea. But I was going to do it.
Rearranging the front panel of my pale pink Vietnamese tunic dress, for a graceful fold, I looked straight into his eyes, and began to talk in English. He looked intent, barely smiling, hanging onto his chair.
“The reason I came to see you is, as Pho ba Long mentioned, that your group of teachers is a purposeful set of young men and women eager to make a difference in our world. I like teaching English, particularly now because of the need to bridge the gap between the new culture and our old culture. I also think I’d like to work alongside my peers for this teaching task. Now if you can explain to me what you expect of me, maybe we can work out a curriculum and strategy.” Not a word about remuneration, as if that was the least of my preoccupation.
I left some twenty minutes later, with an invitation to teach some few hours “on probation.” Was it a yes or a no? Well, who cared, I did my best. Did I really want the job? I wanted it, but only as a victory over that icy and imperturbable man. Brr! I wanted to thaw him out. What I would do next, I didn’t know.
My first lesson was conducted the following Monday at six p.m. I came prepared. I decided I would conduct a brief preamble on grammar, followed by comments on a short reading text. I found it important that my students stay away from those short broken English sentences, quickly learned by children in war-torn countries. I wanted my students to be able to write simple, but well-structured sentences.
The bell rang. Some thirty students of different ages from forty down to early teen stood up and looked at me with some disbelief. I was used to that look, since I started my teaching career at age nineteen and appeared barely sixteen. I stepped up on the platform, walked briskly to the podium, and motioned them to sit down. I introduced myself and also my lesson plan.
At that instant, somebody walked in, went straight to a chair in the front row, and gave me a nod as a silent invitation to go on. The students quieted down, recognizing the seriousness of the “inspection.” It was none other than Peter Tranlong himself, conducting his appraisal of my teaching. I was taken by surprise, to say the least; normally, an inspection is done unobtrusively by a supervisor or principal sitting in the last row, careful not to disturb the class in action and not to draw attention to himself or herself. Well, if he decided to take this course of action, I decided to ignore his presence and go on with my task.
“English sentence structure is very important,” I began. “Respect the sequence of subject, verb, and object. Mommy goes shopping. Not, shopping goes mommy.”
The class chuckled. A glance at the man in the front row told me he was chuckling too, from ear to ear. The ice had melted. We would soon have a normal relationship between two reasonable adults, maybe even two friends. I knew I had won him over, at least for a teaching position.
I was offered the job. That was no surprise. What did surprise me was he offered to give me a ride home. A “well-bred” girl never accepted such an offer! But I wanted to know him better. This, my dear grandchildren, was how your granddad succeeded in convincing me he was the right person for me. He did it without any long speech, without as much as touching me. We first met in August 1958, were engaged in December, and had our nuptial mass on February 1, 1959.
Once we overcame the serious work of proving to each other we were not of loose morals and not leading a freewheeling life just because we had been exposed to Western ideas, I began to fathom his deep sense of humor, his witticism always directed at himself, and his truthful character. Instead of playing a “charmer,” I was being “charmed” by his honesty and compassion. Even so, I thought to myself often, “I’ll have to change some of his ways, teach him to be more sensitive to my view of the world.”
Ánh-Nguyệt Danielle Tranlong August 1998

HẠNH NGỘ
(Ghi chú: Đây là tự truyện do Cô Danielle Trần Long viết bằng tiếng Anh.
Bản tiếng Việt do Ai Cơ Hoàng Thịnh dịch)
Tháng Năm 1958, tôi tuổi hăm lăm, tốt nghiệp Cử nhân Văn chương tại Reed College, Portland, Oregon. Tôi mang tâm trạng buồn vui lẫn lộn khi trở về với Saigon và với nhiệm sở cũ tại trường Nữ Trung học Gia Long nổi tiếng. Vài năm trước đó tôi đã hứa với chính mình và với mọi người rằng sẽ trở về phục vụ quê hương nếu có được cơ hội qua Mỹ hoàn tất bậc đại học.
Tuy nhiên, khi thực hiện lời hứa đó, tôi chua chát nhận ra nỗi mất mát của mình. Mất cơ hội biết và sống một cuộc sống mình khát khao từ thuở nhỏ: một cuộc sống mà quyền dân chủ là mục tiêu, sự công bằng là quy luật, và thói kỳ thị giới tính bị khai trừ. Cho dù địa vị cô giáo Anh văn của tôi được tôn trọng, tôi biết rằng ngoài mối liên hệ chặt chẽ với học sinh, thì tiếng nói chính trị của tôi chỉ là con số không, và địa vị xã hội của tôi thua kém bất kỳ nam đồng nghiệp nào. Tính tôi hoạt và thoáng. Tôi dễ cất tiếng cười vang. Một phần là vì tôi đã được giáo dục theo chương trình Pháp, điều này có thể gây ra một vài khó chịu cho các đám đông cùng làm việc với tôi, mà trong đó phái nam chiếm đa số. Hầu như lúc nào tôi cũng phải mang bộ mặt dũng cảm ngụ ý: “Tôi bất chấp quý vị nghĩ gì về tôi, miễn sao tôi chẳng như quý vị nghĩ là được rồi.”
Đó là những suy nghĩ của tôi. Tôi viết xuống và gửi đi, kèm theo nỗi lo âu, chán chường, tuyệt vọng, cho các bạn tôi ở Mỹ.
Một chiều cuối tháng 7-1958, một thanh niên xuất hiện ở ngưỡng cửa nhà tôi. Anh nói anh đến để chào mừng tôi từ Mỹ về. Anh tự giới thiệu là Phó Bá Long, cũng từ Mỹ về vào đầu năm 1957. Người bạn chung của chúng tôi là Jerry Ooka đã viết thư cho anh trước đó vài hôm và có nhắc đến tên tôi.
Đây là cuộc viếng thăm đem lại cho tôi niềm phấn khởi lớn lao nhất. Anh bảo tôi rằng anh và một số bạn hữu, đều là cựu sinh viên xuất thân từ các đại học bên Mỹ, vừa thành lập Trường Lam Sơn ở Sài Gòn, chuyên dạy Sinh ngữ và Doanh thương vào buổi tối. Anh nói thêm: “Mời cô tham gia ban giảng huấn nhà trường. Tất cả chúng ta đều có thừa nhiệt huyết và khả năng. Đây cũng là cách giúp chúng ta giữ liên lạc với nhau đồng thời kiếm thêm chút tiền tiêu.”
Sự nhiệt tình của Gs Phó Bá Long lây truyền sang tôi, nâng tinh thần tôi lên. Trước khi từ giã, anh nói thêm: “À, tôi đã nhắc tên cô với Peter Tranlong, người bạn và cũng là đồng nghiệp của tôi ở Công ty Dầu hỏa Stanvac. Anh ấy đồng sáng lập nhà trường và đảm trách về nhân sự. Cứ cho tôi biết khi nào cô có thì giờ thuận tiện, tôi sẽ đưa cô đến văn phòng anh ấy để giới thiệu.”
Như vậy, mọi sự đã được sắp đặt. Tôi chưa bao giờ giảng dạy tại một trường tư. Tôi chưa bao giờ phải đi xin xỏ việc làm, và tôi hình dung ra mấy ngài hiệu trưởng ham lợi thường kỳ vọng rằng đám ​​thầy cô mình thuê mướn sẽ có khả năng làm ảo thuật để duy trì sĩ số học sinh và giúp học sinh giải trí bằng “tài diễu hay", thay vì gieo rắc vào tâm trí học sinh niềm khát khao học tập. Mọi người thấy đó, tôi là một cô giáo trẻ “nghiêm túc”, và có lẽ ngây thơ, thiếu thực tế như vậy đó.
Vào một buổi xế trưa tháng Tám, tôi đến văn phòng Gs Phó bá Long tại tầng trệt Tòa nhà Stanvac. Anh gọi điện thoại cho Peter báo tin tôi sắp lên gặp.
Tôi bước tới gõ cửa văn phòng của Peter ở lầu hai. “Vào đi”, một giọng nói vang lên. Một người đàn ông nhỏ bé trong bộ com-lê doanh nhân trắng, ngồi sau một cái bàn giấy gỗ mun lớn quá khổ, ngước lên nhìn tôi với ánh mắt xoi bói sau cặp kính to dày. Vậy mà tôi cứ tưởng mình đang được chờ đón chớ!
Unbenannt2“Chào anh,” tôi nói bằng tiếng Việt. “Gs Phó Bá Long bảo tôi đến gặp anh để bàn về một chỗ dạy ở trường Lam Sơn. Không biết tôi có đến đúng nơi và gặp đúng người không đây?
Một ánh mắt xác nhận lóe lên, như thể anh vừa sực nhớ ra. Anh chỉ cho tôi một chỗ ngồi ở phía trước bàn giấy. Rồi, với giọng doanh nhân, anh đột ngột bảo: "Được rồi, chúng ta sẽ thực hiện cuộc đối thoại này bằng tiếng Anh nhé?"
Tôi giận ứ hơi. Anh ta biết tôi vừa tốt nghiệp từ một trong những đại học hàng đầu ở Mỹ, và đã dạy Anh văn hơn hai năm tại một trong những trường trung học hàng đầu ở Việt nam. Làm sao anh ta dám nghi ngờ khả năng của tôi chớ? Anh chàng này chẳng thân thiện, chẳng giống Gs Phó Bá Long chút nào. Tôi tự nhủ: "Mình sẽ cho anh ta biết tay. Mình sẽ cho anh ta thấy nếu bỏ lỡ cơ hội mời mình cộng tác thì trường sẽ bị thiệt thòi đến độ nào.” Tôi chưa bao giờ có thói quen rắp tâm “quyến rũ" ai. Tôi vốn khinh thường mấy trò làm duyên, mồi chài, vì tôi luôn tin tưởng rằng chỉ có sự chăm chỉ làm việc và chu toàn nhiệm vụ mới có thể giúp mình đạt được những gì mình muốn. Nhưng với anh chàng này, thì khác. Một lần nữa, tôi tự nhủ: “Anh ta sẽ phải lác mắt trước khả năng của tôi; và sẽ mụ trí khôn trước vẻ quyến rũ của tôi.” Làm sao để thực hiện điều đó thì tôi chưa nghĩ ra, dù một ý tưởng mơ hồ nào. Nhưng tôi quyết sẽ thực hiện điều đó cho bằng được.
Chỉnh lại vạt trước của chiếc áo dài màu hồng nhạt thành một nếp gấp duyên dáng, tôi nhìn thẳng vào mắt anh ta, và bắt đầu nói chuyện bằng tiếng Anh. Anh ta có vẻ chăm chú, hầu như không mỉm cười, tay bám chặt vào ghế của mình.
“Sở dĩ tôi đến gặp anh, như Gs Phó Bá Long đã đề cập, vì tôi được biết ban giảng huấn của nhà trường là một tập hợp gồm những người trẻ, cả nam lẫn nữ, cùng mang hoài bão và chủ trương đem lại cho thế giới những điều mới lạ. Tôi thích dạy tiếng Anh, đặc biệt là lúc này, bởi tôi thấy cần phải thu hẹp khoảng cách giữa hai nền văn hóa mới và cũ của chúng ta. Tôi cũng muốn được sát vai cùng các đồng nghiệp trong công tác giảng dạy này. Bây giờ nếu anh cho biết anh mong đợi nơi tôi những gì, thì chúng ta có thể thảo ra một giáo trình cùng kế hoạch thực hiện."
Tôi không một lời nhắc đến thù lao, làm như đó là mối bận tâm tối thiểu của mình.
Chừng 20 phút sau tôi ra về với lời mời “tạm dạy thử” vài giờ. Vậy là tôi được nhận hay bị từ chối? Nhưng thôi, dù sao tôi cũng đã tận lực rồi. Mà thực sự tôi có muốn chiếm được công việc này không nhỉ? Dĩ nhiên là muốn, nhưng chẳng qua là để chiến thắng cái anh chàng lạnh lùng sắt đá ấy. Hừ! Tôi chỉ muốn làm anh ta tan chảy. Nhưng phải làm gì tiếp theo, thì tôi chưa biết.
Buổi dạy đầu tiên của tôi được sắp xếp vào 6g tối Thứ Hai kế đó. Tôi đã chuẩn bị kỹ bài vở. Tôi dự tính sẽ bắt đầu bài dạy với một số quy luật văn phạm vắn gọn, rồi sau đó sẽ bình luận một đoạn văn ngắn. Theo tôi, một việc quan trọng cần làm là: giúp học sinh tránh xa những câu tiếng Anh bồi (mà trẻ em tại các nước đang bị chiến tranh tàn phá thường học lỏm rất nhanh). Tôi muốn học sinh của tôi có thể viết những câu đơn giản nhưng đúng cách.
Chuông reng. Khoảng 30 học viên thuộc các lứa tuổi, từ mười mấy đến bốn mấy, đứng lên chào tôi với ánh mắt hoài nghi. Tôi đã quen với ánh nhìn đó, từ khi tôi bắt đầu đi dạy năm 19 tuổi (mà dáng dấp trông như mới chỉ 16). Tôi nhanh nhẹn bước đến bục giảng, và ra hiệu cho họ ngồi xuống. Tôi tự giới thiệu mình và sơ lược qua dàn bài sẽ dạy.
Đúng lúc đó, một người bước vô lớp, tiến thẳng đến một cái ghế ở hàng đầu, và gật đầu ra hiệu cho tôi cứ tiếp tục. Cả lớp chợt im bặt, ý thức được sự nghiêm trọng của “cuộc thanh tra” này.
Không ai khác hơn là Peter Tranlong, đang đích thân đến thẩm định khả năng giảng dạy của tôi. Ít nhất là anh ta đã gây cho tôi sự kinh ngạc; vì bình thường, việc kiểm tra chỉ được kín đáo thực hiện bởi một giám sát viên hoặc hiệu trưởng ngồi ở cuối lớp, thận trọng tránh làm phiền lớp học đang diễn tiến và tránh không để ai chú ý đến mình. Được rồi, nếu anh ta quyết định hành xử kiểu đó, thì tôi quyết định phớt lờ anh ta đi và tiếp tục công việc của tôi.
“Cấu trúc câu tiếng Anh rất quan trọng”, tôi bắt đầu giảng. “Hãy tôn trọng trình tự chủ từ - động từ - túc từ. Mẹ đi mua sắm. Chớ không phải: Mua sắm đi mẹ.”
Cả lớp cười khúc khích. Liếc về phía anh chàng ngồi ở hàng đầu, tôi thấy anh ta cũng đang cười toác miệng tới mang tai. Tảng băng đã tan chảy. Chúng tôi sớm có được mối quan hệ bình thường giữa hai người lớn biết điều, cũng có thể sẽ là hai người bạn. Tôi biết tôi đã thắng anh ta, ít nhất là thắng được một chỗ dạy học.
Tôi được thu nhận. Không có gì đáng ngạc nhiên. Chỉ bất ngờ khi anh chàng ngỏ lời xin lái xe đưa tôi về tận nhà. Con gái “nhà lành” đâu bao giờ chấp thuận một lời đề nghị đường đột như vậy! Nhưng mà tôi lại tò mò muốn biết thêm về anh chàng. (Các cháu yêu của Bà ơi, đây chính là cách Ông của các cháu thuyết phục được Bà, khiến Bà tin rằng Ông là đối tượng thích hợp nhất với Bà. Ông thành công, mà không cần tới những lời phát biểu dài dòng hay những đụng chạm thường tình.)
Chúng tôi gặp nhau lần đầu vào tháng 8-1958, đính hôn vào tháng 12, và làm đám cưới vào ngày 1-2-1959.
Một khi đã vượt qua được bước quan trọng nhất, chứng minh cho nhau thấy rằng cả hai không hề buông lỏng đạo đức, không hề sống phóng túng mặc dù đã có cơ hội tiếp xúc với tư tưởng Tây phương, tôi bắt đầu thấu hiểu ý nghĩa sâu sắc và cái duyên ngầm ẩn chứa trong biệt tài hài hước và tự trào một cách thông minh bén nhạy của chàng. Thay vì thực hiện vai trò người "quyến rũ", tôi đã bị "quyến rũ" bởi tấm lòng chàng đầy thẳng thắn, chân thật và từ ái. Có điều, lắm khi tôi cũng chạnh nghĩ đến bản thân rồi thầm nhủ: "Ta phải thay đổi cách suy nghĩ của chàng đôi chút, đặng chàng nhạy bén hơn với thế giới quan của ta nữa chớ."
Ánh-Nguyệt Danielle Tranlong
Tháng Tám 1998






















































No comments:

Post a Comment