9/18/17

PHOENIX

(Note: This autobiography is written by Peter Tranlong)
On an early afternoon in August 1958, I was at my desk on the second floor, deeply absorbed in my Stanvac Calendar Paintings Exhibition project, when my phone rang. It was Pho ba Long on the ground floor. He was the Assistant Sales Manager and I was the Public Relations Manager at Standard-Vacuum (Stanvac) Oil Company, Vietnam-Cambodia Division. He wanted me to meet a young lady as a prospective teacher of English at our Lamson Institute of Language and Business. Earlier that year the two of us had founded this evening school as a way to use our spare time in helping the Vietnamese public, young and old, that had an insatiable hunger for learning.

“OK, I’ll see her,” I said, very noncommittal. I had been burned two weeks earlier by one of the prospective teachers. This woman, wife of a famous lawyer and politician in Saigon, had perfect credentials, I thought. She had studied in London and authored an English grammar textbook. I sat in her first teaching session and was very disappointed with her pronunciation. Luckily she was just filling in for another teacher that night. I told her that when there was an opening I would get in touch with her. She was angry and called me a “worming” lowlife.
I answered the knock on my office door and greeted the young lady. She was about to say something in Vietnamese. But I cut her short.Unbenannt1
“I understand that you just came back from the United States,” I said in English.
“Yes, last June I received my B. A. in Literature from Reed College in Portland.”
“Oh, I know that college well. I spent four years in Portland, Oregon, studying at the University of Portland. I went on to my graduate studies at Syracuse University in New York before returning to Vietnam in late 1955.”
“Oh, small world. We were both in Portland. But at different times,” she added, smiling.
Such an infectious smile. And such sparkling big eyes. That was how I first set my eyes on Danielle. She had a gamine look. Her hair, cut so short, suited her so well. I asked what she planned to do now that she was back in Saigon.
“I taught English at Gialong High School before I left for the United States. I’ll rejoin that school next fall. Meanwhile I’d like to teach English in the evening at your school to supplement my income and support my elderly widowed mother.”
I found her conversational English above average and her pronunciation and accent better than most. She seemed a good prospect. Still, I was noncommittal. I was pressed by my PR project, for the Calendar Paintings Exhibition would open in a week. Sitting behind a large desk with my nameplate, wearing a white business suit, and enjoying my air-conditioned office in humid Saigon, I told her in a businesslike tone: “Listen, I’d like you to teach one Intermediate English class on a trial basis next Monday from 7:00 to 9:00 p.m. Afterwards we will discuss the terms of your association with Lamson Institute. I am sorry; I am quite busy right now with this coming art exhibition and a few other projects. So I’ll see you next Monday evening.”
For textbook, I handed her a copy of C. E. Eckersley’s Living English. I saw her to the door.
She came the following Monday evening as expected and I took her to the designated classroom. After introducing her to the thirty-plus students as a veteran teacher of English at Gialong High School who just came back from America with a degree in literature, I sat down on a chair in the third row.
At first, she was nonplused by my presence. Then she looked away from me and started warming up to the task at hand. She did it all: illustrating, gesticulating, articulating. She made her Living English class so alive, was so interactive with her students that I smiled, then I grinned and laughed at her jokes along with the students. She looked straight at me, with a dare. She knew she had me. Hooked!
After that class session I escorted her to my office so that she could complete some administrative papers to formalize her relation with Lamson Institute. As she was about to call a taxi, I offered to give her a ride home.
During the ensuing six months I often gave her rides home and visited her almost every Wednesday afternoon, my working hours being from 7:30 to 11:30 a.m. on that day. I got to know her and her family well. Well enough that we were married within six months, on February 1, 1959. She was twenty-five and I the ripe age of thirty.
According to our years of birth, her mythical bird is the Phoenix and my legendary beast is the Dragon. Both animals, flying dinosaurs in Vietnamese mythology, represent the blissful state of marriage, the perfect union of the female Yin and the male Yang.
By February 1999 we will have been married for forty years. I plan to stick with her for at least another thirty years, God willing, to celebrate our seventieth anniversary. By that time I will be a centenarian.
I believe I hit the jackpot on that fateful day of August. Phoenix and the Dragon have lived felicitously ever after.
Peter Tranlong September 1997

PHƯỢNG HOÀNG
(Ghi chú: Đây là tự truyện do Gs Peter Trần Long viết bằng tiếng Anh. Bản tiếng Việt do Ai Cơ Hoàng Thịnh dịch)
Một buổi xế trưa tháng Tám năm 1958, tôi đang ngồi nơi bàn làm việc ở lầu hai, vùi đầu vào dự án Triển Lãm Tranh Lịch của Stanvac, thì điện thoại reo. Đó là Gs Phó Bá Long gọi từ tầng trệt lên. Gs là Phó Giám đốc Thương mại còn tôi là Giám đốc Giao tế tại Công ty Dầu hỏa Standard-Vacuum (Stanvac), Địa phận Việt-Miên. Gs muốn tôi gặp một cô gái trẻ có triển vọng sẽ trở thành cô giáo Anh văn tại Trường Sinh ngữ và Doanh thương Lam Sơn của chúng tôi. Trước đó, hai chúng tôi đã mở ngôi trường dạy vào buổi tối này với mục đích dùng thì giờ rảnh rỗi của mình để đáp ứng sự khát khao học hỏi của những người Việt nam, trẻ hay già, trong công chúng.
“Vâng, tôi sẽ gặp cô ấy,” tôi nói với giọng không hứa hẹn gì. Bởi hai tuần trước đó, tôi đã quá nản với một trong những “cô giáo tương lai” khác. Bà này là phu nhân một luật sư kiêm chính trị gia tại Saigon, nên tôi ngỡ bà hội đủ các tiêu chuẩn tuyệt vời. Bà lại từng du học bên Luân Đôn và còn là tác giả một cuốn sách giáo khoa về văn phạm tiếng Anh nữa chứ. Nhưng ngay khi dự giờ dạy đầu tiên của bà, tôi đã quá thất vọng về cách bà phát âm tiếng Anh. Cũng may là bà chỉ dạy thế một giáo viên khác trong buổi tối đó. Tôi thoái thác, nói bao giờ mở thêm lớp mới thì sẽ liên lạc với bà. Bà nổi giận, mắng tôi là “quân vô lại”.
Khi nghe tiếng gõ cửa văn phòng mình, tôi ra mở và chào đón cô gái trẻ. Nàng định nói điều gì đó bằng tiếng Việt. Nhưng tôi cắt ngang, nói ngay bằng tiếng Anh:
“Tôi biết cô vừa từ Mỹ về.”
“Vâng, tôi vừa lãnh bằng Cử nhân Văn chương của Reed College tại Portland.”
“Ô, tôi biết rõ trường ấy. Tôi đã sống tại Portland, Oregon bốn năm, và theo học ở Đại học Portland. Tôi tiếp tục học lên ở Đại học Syracuse, New York, trước khi trở về Việt nam vào cuối năm 1955.”
“Ô, trái đất tròn. Chúng ta đều sống ở Portland. Nhưng vào hai thời điểm khác nhau,” nàng mỉm cười phụ họa.

Ôi nụ cười lan tỏa sóng hân hoan. Ôi đôi mắt tròn to lấp lánh. Đó là hình ảnh đầu tiên của Danielle in vào mắt tôi. Nàng mang dáng vẻ xinh xắn láu lỉnh. Mái tóc cắt thật ngắn trông rất hợp với nàng. Tôi hỏi nàng dự định làm gì bây giờ, khi đã về lại Saigon.
“Trước khi đi Mỹ tôi đã dạy Anh văn ở trường Trung học Gia Long. Mùa thu sắp tới tôi sẽ trở lại dạy ở đó. Hiện giờ thì tôi mong được dạy tại trường của ông để có thêm lợi tức và phụ giúp mẹ già góa bụa.”
Tôi thấy trình độ đàm thoại bằng tiếng Anh của nàng vượt trên mức trung bình, phát âm chuẩn và giọng hay hơn hầu hết những người khác. Tuy nhiên, tôi vẫn không muốn hứa hẹn gì cả. Tôi đang căng thẳng với dự án về Giao tế, vì chỉ còn một tuần nữa là cuộc Triển lãm Tranh Lịch sẽ khai mạc. Ngồi sau một bàn giấy lớn có gắn bảng tên mình, mặc bộ com-lê doanh nhân trắng tinh, hưởng không khí mát rượi trong căn phòng có gắn máy điều hòa thay vì cái nóng hầm hập của Saigon, tôi nói với nàng bằng giọng ra chỉ thị: “Nghe đây, tôi cho cô dạy thử một lớp Anh văn Trung cấp vào Thứ Hai tới, từ 7g đến 9g tối. Sau đó chúng ta sẽ thảo luận về các điều kiện liên quan đến sự hợp tác của cô với trường Lam Sơn. Tôi rất tiếc là hiện giờ tôi đang bù đầu với cuộc triển lãm sắp tới và một số dự án khác. Hẹn gặp lại cô tối Thứ Hai tới.”
Tôi đưa cho nàng cuốn Living English của C.E. Eckersley để nàng soạn bài dạy. Tôi tiễn nàng ra cửa.
Như lời hẹn, tối Thứ Hai nàng đến, và tôi dẫn nàng tới lớp đã định. Sau khi giới thiệu với hơn 30 học viên rằng nàng đã từng dạy Anh văn tại trường Gia Long và vừa tốt nghiệp Cử nhân văn chương tại Mỹ về, tôi ngồi xuống một cái ghế ở hàng thứ ba.
Thoạt tiên, nàng bối rối vì sự có mặt của tôi. Rồi nàng không để ý đến tôi nữa và bắt đầu dồn hết tâm trí vào nhiệm vụ trước mắt. Nàng áp dụng đủ mọi phương pháp: minh họa, ra điệu bộ, nói lưu loát. Nàng làm cho lớp Living English thật sống động, thày trò tương tác nhịp nhàng, khiến tôi từ cười mỉm, đến cười toe, rồi cười vang cùng với các học viên trước những câu nói đùa vui nhộn của nàng. Nàng nhìn thẳng vào mặt tôi, vẻ thách thức. Nàng biết đã thu phục được tôi. Cá đã cắn câu!
Sau buổi học, tôi đưa nàng về văn phòng tôi, để nàng làm thủ tục giấy tờ và chính thức trở thành cô giáo của trường Lam Sơn. Khi nàng định gọi taxi, tôi đề nghị lái xe đưa nàng về tận nhà.
Suốt sáu tháng sau đó, tôi thường lái xe đưa nàng về và hầu như chiều Thứ Tư nào cũng đến thăm nàng, vì tôi chỉ phải làm việc từ 7g30 tới 11g30 sáng vào Thứ Tư. Tôi tìm hiểu nàng và gia đình nàng thật rõ; đủ rõ để chỉ vỏn vẹn sáu tháng sau chúng tôi làm đám cưới vào ngày 1-2-1959. Nàng hăm lăm, còn tôi tròn tuổi ba mươi chín chắn.
Theo năm sinh của chúng tôi, loài chim thần thoại tượng trưng cho bản mệnh nàng là Phượng hoàng và loài thú huyền thoại tượng trưng cho bản mệnh tôi là Rồng. Cả hai, vốn là loài khủng long biết bay trong truyền thuyết Việt nam, thường được dùng làm biểu tượng cho hạnh phúc hôn nhân, cho sự kết hợp tuyệt hảo giữa Âm nữ và Dương nam.
Tính đến Tháng Hai năm 1999, chúng tôi đã kết hôn được 40 năm. Tôi dự định sẽ gắn bó với nàng thêm ít nhất 30 năm nữa, nếu đó là ý Chúa, để chúng tôi tổ chức Lễ mừng 70 năm Hôn phối. Bấy giờ tôi sẽ tròn bách tuế.
Tôi tin rằng tôi đã trúng lô độc đắc vào cái ngày Tháng Tám định mệnh ấy. Phượng hoàng cùng Rồng sống hạnh phúc bên nhau suốt đời.
Peter Tranlong
Tháng Chín 1997











































No comments:

Post a Comment