10/30/15
Khi người khiếm thính, khiếm thị vào mạng
Lesley Evans Ogden
Image copyrightThinkstock
Thật là tốt nếu ta giữ liên lạc được với người khác. Đây là điều mà Edi Haug và Laura Schwengber biết rất rõ. Hai người là bạn của nhau từ nhỏ.
Một năm sau khi hai người kết thân, những tổn thương về thần kinh do một hội chứng di truyền từ gene đã khiến Haug mất khả năng nghe nhìn. Khi đó anh chỉ mới chín tuổi.
Tuy nhiên trẻ em là những nhà sáng tạo bẩm sinh.
Dân TQ ngại sinh thêm con dù đổi luật?
Carrie Cracie
Image copyrightReuters
Trong hơn ba thập niên qua, chính phủ Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát các chi tiết riêng tư nhất và sự lựa chọn cuộc sống của người dân.
Chính phủ cấp và không cấp phép sinh con, giám sát chu kỳ kinh nguyệt và ra lệnh phá thai.
Vì công ăn việc làm của cán bộ kế hoạch gia đình thường phụ thuộc vào việc giảm dân số, kết quả là đã xảy ra vi phạm nhân quyền ghê gớm kể cả cưỡng bức phá thai muộn và triệt sản.
Điều xảy ra là các cặp vợ chồng nông thôn cũng mong muốn có con trai để chăm sóc họ đến lúc tuổi già nên chính sách này đặc biệt tệ hại đối với bé gái, thiếu quan tâm tới con gái, giết trẻ sơ sinh và phá thai để chọn con theo giới tính mình muốn khi siêu âm và kỹ thuật lựa chọn giới tính khác trở nên phổ biến hơn.
Mặc dù nó thường được gọi là chính sách "một con", chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc là khá phức tạp.
Cha mẹ ở nông thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số thường được cho phép có thêm con.
Và cũng có thể nói rằng trong khi ghét một số sự thái quá của chính sách và than phiền về các hậu quả đối với gia đình của mình, nhiều người Trung Quốc ủng hộ chính sách một con về nguyên tắc với lý do dân số quá lớn và việc cá nhân hy sinh là cần thiết vì lợi ích chung.
Nhưng khi tôi nghĩ về vô số những bi kịch cá nhân mà chính sách này đã gây ra thì những khuôn mặt và những câu chuyện đã làm tôi bận tâm.
Image copyrightReutersImage captionCon một chịu áp lực phải trông bố mẹ và ông bà khi họ già.
Tôi biết những cậu bé con chỉ sống chỉ vì siêu âm trước khi sinh hứa hẹn sẽ là con trai.
Tôi biết những gia đình có bé gái chết một cách bí ẩn. Tôi biết có những phụ nữ hiện đang bị bệnh phụ khoa cả đời vì họ trốn trong đồi núi khi họ sắp sinh con để tránh bị buộc phá thai dưới bàn tay của cảnh sát lưu động về kế hoạch hóa gia đình. Tôi biết cả gia đình khánh kiệt bởi các khoản tiền phạt vì sinh con ngoài kế hoạch.
Thế còn những đứa trẻ Trung Quốc đã may mắn được sinh ra trong ba thập niên rưỡi qua thì sao?
Đối với họ đó lại là áp lực tâm lý mà mỗi cá nhân phải đáp ứng trước sự mong đợi của hai cha mẹ và bốn ông bà đã dồn tiền của để cho họ ăn học…đó là chưa kể đến những áp lực kinh tế của con một phải chăm sóc cha mẹ và ông bà mình khi về già.
Image copyrightReutersImage captionChính sách con một được đưa ra từ thời Chủ tịch Mao Trạch Đông nhưng trở thành chính sách toàn quốc từ năm 1979.
Trung Quốc nói rằng các quy định về kế hoạch gia đình đã ngăn chặn hàng trăm triệu ca sinh nở và có thể mang lại sự kỳ diệu về kinh tế nhờ bằng giải phóng phụ nữ để họ có thể làm việc.
Nhưng giới phê bình luôn nói rằng tỷ lệ sinh con của Trung Quốc đã có thể giảm có hay không có chính sách một trong bối cảnh Trung Quốc dần dần công nghiệp hoá, và chỉ ra rằng các nước đang phát triển khác ở châu Á có thấy việc giảm dân số tương ứng mà không cần tới các chính sách hà khắc như vậy.
Và bây giờ Trung Quốc lại có vấn đề ngược lại - dân số già và một lực lượng lao động giảm.
Trung Quốc có thể già trước khi giàu có. Hoặc tệ hơn, gánh nặng của người già có thể thậm chí ngăn Trung Quốc không vượt quá nổi ngưỡng thu nhập trung bình.
Image copyrightReutersImage captionKhẩu hiệu tại Hà Bắc nói hãy chú ý chính sách con một và tìm kiếm cơ hội phát triển.
Nhưng nếu tỷ lệ sinh nở được thúc đẩy chính bởi động cơ kinh tế chứ không phải là chính sách kế hoạch hóa gia đình thì nhiều khả năng là việc nới lỏng các chính sách sẽ không giải quyết vấn đề này.
Rốt cùng, Trung Quốc hiện nay là một xã hội đang đô thị hóa mạnh và tại các thành phố cha mẹ phải tính toán chi chi tiêu khi lựa chọn sinh con.
Trung Quốc cũng là một xã hội mà bố và mẹ đều đi làm.
Một gia đình lớn hơn có nghĩa là chi phí gia tăng và thu nhập giảm và bằng chứng cho đến nay cho thấy nhiều cha mẹ sẽ không quyết định có nhiều con.
Trong hai năm qua, khi có quyết định nới nỏng, cho sinh con thứ hai trong một số trường hợp thì chỉ có chưa tới 1 trên 10 triệu cặp vợ chồng quyết định nộp đơn sinh thêm, như thế ít hơn một nửa số đơn chính phủ dự kiến.
Ở các thành phố giàu có nhất, sự miễn cưỡng thậm chí còn rõ rệt hơn.
Lấy ví dụ tại Thượng Hải, Ủy ban Kế hoạch gia đình gần đây ước tính rằng 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh nở hội đủ điều kiện có thêm con thứ hai theo sửa đổi luật hồi 2013 nhưng chỉ có 5% phụ nữ nộp đơn.
Vì vậy, khi nhà nước cuối cùng đã thông báo kết thúc chính sách một con, điều trớ trêu cho chính phủ Trung Quốc là họ có thể sẽ phát hiện ra rằng chính sách này cũng chẳng giải quyết được việc gì.
Google phát sóng internet bằng khí cầu
Image copyrightOtherImage captionNhững khí cầu của Google trong dự án Loon đã bay hàng triệu km quanh Trái Đất
Với Dự án Loon, Google tin rằng mình đang trong quá trình tạo ra các khinh khí cầu phát internet từ tầng bình lưu, phủ sóng internet một phần trái đất trong năm tới.
Google cho BBC biết dự án này thử nghiệm dịch vụng cung cấp internet liên tục cho những người sống bên dưới đường bay của khí cầu.
Ba nhà mạng của Indonesia dự định sẽ thử nghiệm truyền dữ liệu với dự án Loon trong năm tới là XL Axiata, Indostat và Telkomsel.
Google cho rằng Dự án Loon sẽ đem đến giải pháp rẻ hơn cáp quang hoặc các cột thu phát sóng di động trên các đảo của Indonesia, vốn nhiều rừng và núi cao. Dự án có thể giải quyết tình trạng ở quốc gia 255 triệu dân này, hơn 100 triệu người vẫn chưa có kết nối internet.
Chris Green, một tư vấn kỹ thuật từ tập đoàn Davies Murphy cho biết: “Bất cứ quốc gia nào đang nỗ lực lắp đặt cáp hoặc hệ thống hạ tầng internet không dây trên mặt đất sẽ thấy vệ tinh hoặc các cơ chế cung cấp internet từ trên không là một giải pháp khả thi.”
Image copyrightGetty ImagesImage captionKhí cầu sẽ được bơm khí heli trước khi thả vào tầng bình lưu
Ưu thế của khí cầu internet so với vệ tinh đó là duy trì hệ thống này rẻ hơn rất nhiều – ít nhất là khi các thách thức công nghệ có thể vượt qua được.
Sri Lanka vừa ký một thỏa thuận riêng cho thấy họ muốn tham gia vào dự án khí cầu khổng lồ này.
Tốc độ internet tương đương 4G
Google công bố dự án khí cầu siêu áp lực lần đầu vào năm 2013, khi họ thả khoảng 30 khí cầu từ New Zealand.
Bên dưới các khí cầu nhẹ hơn không khí có treo các thiết bị:
- Hai thiết bị thu phát sóng radio để để thu phát truyền dữ liệu, kèm theo một radio dự phòng
- Một thiết bị định vị GPS và máy tính cho chuyến bay
- Một hệ thống điều khiển độ cao, để di chuyển khí cầu lên xuống tìm luồng gió thích hợp để đưa khí cầu đến vị trí mong muốn
- Tấm năng lượng mặt trời cung cấp pin cho tất cả
Ban đầu thiết bị có thể cung cấp đường truyền internet tương đương 3G, nhưng giờ nó có thể cung cấp đường truyền đến 10Mbit/giây cho thiết bị có ăng-ten trên mặt đất. So sánh tốc độ này, thì đường truyền 4G ở Anh có tốc độ 15Mbit/giây.
Phó chủ tịch dự án Loon Mike Cassidy trả lời BBC: “Ban đầu, khí cầu chỉ bay được bảy đến 10 ngày. Nhưng giờ chúng tôi đã có những quả bay được đến 187 ngày.”
“Chúng tôi đã cải tiến quy trình thả khí cầu. Ban đầu phải có 14 người để thả trong một đến hai giờ , bây giờ với một trục tự động, chúng tôi có thể thả một quả khí cầu trong 15 phút chỉ với hai hoặc ba người.”
“Chúng tôi cần khoảng 300 khí cầu hoặc hơn để tạo ra một vòng mạng liên tiếp vòng quanh trái đất. ”
“Khi một khí cầu bay theo gió ra khỏi quỹ đạo, một quả khác sẽ bay vào thế chỗ nó.”
“Chúng tôi hi vọng năm tới có thể tạo ra vòng mạng liên tục đầu tiên vòng quanh thế giới, và có thể có mạng thông suốt ở một số khu vực nhất định.”
“Và nếu mọi thứ ổn, sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu có những khách hàng thương mại thử nghiệm đầu tiên.”
Vì mỗi quả khí cầu chỉ có thể cung cấp kết nối internet cho một khu vực đường kính khoảng 40km trên mặt đất, vòng kết nối ban đầu có thể giới hạn trong một khu vực nhỏ trên Trái Đất vì nó bao quanh một khu vực ở Nam Bán Cầu.
Khí cầu siêu áp lực làm bằng nhựa dán kín, có thể bơm vào loại khí áp lực cao nhẹ hơn không khí bình thường. Nó có thể bay lâu và duy trì độ cao ổn định, không bị giảm độ cao khi nhiệt độ xuống thấp.
Loại khí cầu này được không quân Hoa Kỳ phát triển vào thập niên 1950. Cho đến nay đã có 88 quả được thả, quả bay lâu nhất là 744 ngày. NASA cũng thử nghiệm để một ngày nào đó có thể dùng khí cầu này trong bầu khí quyển Sao Hỏa.
Google cũng đang phát triển một dự án khác với tên gọi Titan, dùng tấm năng lượng mặt trời bay được để cung cấp internet cho các vùng không được kết nối trên thế giới.
Facebook cũng đang phát triển một dự án tương tự dựa trên thiết bị bay.
Ông Ban Ki-moon có gốc gác Việt Nam?
Image captionHình ảnh mạng xã hội lan truyền ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam - Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện
Sáng ngày 30/10, mạng xã hội tại Việt Nam lan tin bản tin và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong một chuyến ông đến Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai, Hà Nội) để thăm nhà thờ họ Phan Huy.
Tòa trọng tài 'sẽ xử vụ kiện Trung Quốc'
(Tin BBC)
Image copyrightREUTERSImage caption Đảo Pagasa (Thị Tứ) thuộc Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát.
Tòa Trọng tài quốc tế hôm 29/10 phán quyết rằng họ có đủ thẩm quyền để xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.
Tòa Trọng tài Thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, đã bác luận điểm của Trung Quốc rằng đây là tranh chấp về chủ quyền và vượt ra ngoài thẩm quyền của tòa.
Đội quân ảo của Bắc Kinh
Anh Vũ (RFI)
Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 16:18
REUTERS/Edgar Su/Files
Đó là tựa đề bài phóng sự dài trên Le Figaro hôm nay với ghi nhận : « Hôm 25/09/2015 Obama và Tập Cận Bình đã ký một thỏa thuận bất tương xâm về tin học, nhưng hàng nghìn tin tặc (hacker) đỏ , hay còn gọi là những « hồng khách » ( Honker) vẫn rất tích cực trên tuyến đầu. Họ là những kẻ thù ảo của Mỹ và Nhật Bản. Cuộc chiến trong bóng tối được tiến hành nhân danh tinh thần yêu nước ! ».
10/29/15
Thủ tướng Đức đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông tại tòa án quốc tế
Thụy My (RFI)
Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 14:05
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và thủ tướng Đức Angela Merkel (T) trong cuộc họp báo chung tại Bắc Kinh ngày 29/10/ 2015.REUTERS/Kyodo News/Muneyoshi Someya/Pool
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 29/10/2015 bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng sau việc Hoa Kỳ cho chiến hạm đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp tại Biển Đông. Bà Merkel đề nghị Bắc Kinh nên nhờ các tòa án quốc tế giúp giải quyết tranh chấp.
Việt Nam khẳng định chủ quyền và kêu gọi duy trì hòa bình tại Biển Đông
RFI
Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 13:33
Hôm nay 29/10/2015 Việt Nam đã lên tiếng chính thức về việc Hoa Kỳ đưa khu trục hạm USS Lassen vào quần đảo Trường Sa. Theo báo chí trong nước, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Mỹ đưa tàu đi qua khu vực một số cấu trúc địa lý thuộc Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ khẳng định trở lại chủ quyền của Việt Nam.
Biển Đông đứng ngoài vùng lợi ích chiến lược của Nhật Bản ?
Thanh Hà (RFI)
Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 14:21
Chiến hạm mang trực thăng Izumo hiện đại của Hải quân phòng vệ Nhật ( MSDF) trên cảng Tokyo ngày 1/9/2015.REUTERS/Thomas Peter
Vào lúc Hoa Kỳ đưa chiến hạm áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực Trường Sa, giới chuyên gia Nhật Bản dự báo Tokyo sẽ không tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông vì đây không thực sự là vùng chiến lược của Nhật.
Trong bài phân tích đăng trên trang mạng của tạp chí The Diplomat, số đề ngày 29/10/2015 nhà báo Shannon Tiezzi đưa ra nhiều yếu tố để trả lời cho câu hỏi vì sao Nhật Bản tỏ thái độ thận trọng trước việc Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông.
Vào tháng 6/2015 Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano, đã cho biết hiện tại Tokyo « không có kế hoạch » giám sát Biển Đông, cho dù Nhật Bản sẽ cân nhắc vấn đề tùy theo diễn biến tình tình. Cách nay hai ngày khi Hoa Kỳ điều chiến hạm USS Lassen áp sát Đá Xu Bi và Vành Khăn trong khu vực Trường Sa thì ngoài phát biểu của thủ tướng Shinzo Abe, các giới chức Nhật Bản từ bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakaatani đến Chánh văn phòng của phủ thủ tướng, Yoshihide Suga đều tỏ thái độ rất thận trọng : không ủng hộ mà cũng không chỉ trích chiến dịch tuần tra của của Hoa Kỳ.
Theo tác giả bài báo, đó là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy Tokyo đang khó xử trên hồ sơ Biển Đông. Một mặt Nhật Bản mong muốn duy trì quan hệ mật thiết với đồng mình Hoa Kỳ nhưng mặt khác, nội các của thủ tướng Abe đánh giá Biển Đông không là một vấn đề sinh tử đối với Tokyo.
Các chuyên gia Nhật Bản về an ninh quốc phòng đều nhìn nhận, liên kết Mỹ Nhật là nền tảng vững chắc không thể chối cãi. Trục Tokyo – Washington có kiên cố thì mới ngăn chận được những tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Nhưng đồng thời, vì nhiều lý do, mối liên hệ gắn bó đó không cho phép Nhật Bản chạy theo Hoa Kỳ, tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông.
Lý do thứ nhất được một quan chức cao cấp trong bộ Quốc phòng Nhật nêu ra là Tokyo không có tranh chấp chủ quyền trong khu vực này. Quyền lợi trực tiếp của Nhật Bản trong vùng Biển Đông chỉ giới hạn ở quyền tự do lưu thông hàng hải. Chính vì lẽ đó mà nội các của thủ tướng Abe sẽ theo dõi sát diễn biến ở Biển Đông, quan sát các động thái của Trung Quốc cũng như của các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trong khu vực.
Thứ nữa theo phân tích của giáo sư về quan hệ quốc tế Yuichi Hosoya giảng dậy tại đại học Keio, ngay cả trong trường hợp Hoa Kỳ có yêu cầu Nhật Bản hỗ trợ, thì đó cũng chỉ giới hạn ở các khâu tình báo, giám sát và do thám (ISR). Có điều, ngay cả trong công tác đó Nhật Bản cũng không đủ sức đảm trách. Vì vậy cho nên, theo giáo sư Hosoya thuộc đại học Keio, Tokyo luôn tìm cách hỗ trợ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nâng cao khả năng phòng thủ, hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự.
Chuyên gia về quan hệ quốc tế Nhật Bản này cũng lưu ý : sẽ là một sai lầm nếu chúng ta gắn liền việc Tokyo vừa sửa đổi luật quốc phòng với khả năng Nhật Bản can thiệp ở Biển Đông. Luật mới đó không là phương tiện để Nhật Bản nhắm mắt can thiệp ở bất cứ nơi nào.
Sau cùng các nhà quan sát tại Tokyo cho rằng, ngay cả trong trường hợp Nhật Bản muốn can thiệp ở Biển Đông để hỗ trợ đồng minh Hoa Kỳ thì quyết định đó sẽ khó có thể được công chúng tán đồng. Công luận Nhật Bản chỉ chấp nhận một sự can thiệp quân sự trong trường hợp an ninh quốc gia bị đe dọa trực tiếp. Trước mắt đối với đại đa số người dân Nhật Biển Đông phải là một vấn đề sống còn đối với an ninh quốc gia.
Các chuyên gia Nhật Bản được tác giả bài báo, Shannon Tiezzi trích dẫn đều đưa ra cùng một nhận định : không hy vọng Tokyo sốt sắng can thiệp ở Biển Đông.
Tư lệnh Hải quân Mỹ-Trung họp khẩn về căng thẳng Biển Đông
Trọng Nghĩa (RFI)
Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 13:31
Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ.REUTERS/Yoshikazu Tsuno/Pool
Vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng hẳn lên sau khi chiến hạm Mỹ USS Lassen tiến vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc vừa bồi đắp ở Trường Sa, lãnh đạo hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc đã quyết định thảo luận trực tiếp với nhau. Ngay vào hôm nay, 29/10/2015, một cuộc tiếp xúc qua hệ thống video được tổ chức, với nội dung là các diễn biến mới ở Biển Đông và quan hệ hai nước.
Hãy lên mầm cho tỏi!
Bạn đã từng thấy những nhánh tỏi đang nảy mầm trong ngăn bếp? Bạn đã bỏ đi những củ tỏi đã lên mầm vì nghĩ rằng cái mầm đã lớn quá rồi, tỏi không ăn được nữa?
Xin mách bạn rằng: bạn sẽ không bao giờ cần lặp lại điều đó nữa! Sự thực là mầm tỏi rất tuyệt vời, bạn nên vui khi bắt gặp những cái mầm tỏi đã mọc lên xanh và còn đang dài ra nữa, dài tiếp nữa… Bởi vì chúng rất hữu ích.
10/28/15
10/27/15
Thierry Wolton : « Chủ nghĩa cộng sản » là một « chủ nghĩa không tưởng »
Minh Anh (RFI)
Đăng ngày 22-10-2015 Sửa đổi ngày 22-10-2015 19:25
Thierry Wolton, tác giả bộ sách "Lịch sử Thế giới về Chủ nghĩa cộng sản". Ảnh chụp năm 2008.Wikipédia
Trước khi đề cập đến cảnh báo của tình báo Anh về việc hợp tác điện hạt nhân với Trung Quốc và việc khẳng định lại vị thế của Nga trên chính trường quốc tế, mục Văn hóa của Le Figaro (22/10/2015) giới thiệu bộ sách sử đồ sộ của Thierry Wolton lên án sự ảo tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Tờ báo đề tựa : « Chủ nghĩa chuyên chế mê hoặc đến chừng nào ».
Mỹ tuần tra Biển Đông : kiên quyết, cần thiết, nhưng chưa đủ
Trọng Nghĩa (RFI)
Đăng ngày 27-10-2015 Sửa đổi ngày 27-10-2015 16:25
Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ảnh chụp từ vệ tinh - REUTERS /CSIS's Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Glo
Sau hàng tháng trời loan báo, Washington vào sáng sớm 27/10/2015 đã thực sự khởi động chiến dịch được mệnh danh là « Vì quyền tự do hàng hải »tại vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh bất chấp luật quốc tế, đã cho bồi đắp 7 đảo nhân tạo nhằm áp đặt bằng sức mạnh yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Hành động của Mỹ được cho là kiên quyết, nhưng thận trọng và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trả lời ban Việt Ngữ RFI, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông Carlyle Thayer cho rằng Mỹ cần phải kiên quyết hơn nữa.
Tuần tra Trường Sa: Vì sao Mỹ chọn tàu Lassen và đá Xu Bi ?
Trọng Nghĩa (RFI)
Đăng ngày 27-10-2015 Sửa đổi ngày 27-10-2015 14:10
Tàu tuần tra USS Lassen (DDG 82) của Mỹ, trong kỳ tập trận Foal Eagle 2015 - REUTERS /U.S. Navy
Chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải tại Biển Đông nhằm phủ nhận yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Trường Sa như vậy đã được Mỹ khởi động vào sáng nay 27/10/2015. Có hai câu hỏi được đặt ra là vì sao Mỹ lại chọn khu trục hạm USS Lassen làm tiên phong, và chọn đá Xu Bi – và Vành Khăn để thị uy.
10/26/15
Rách Rưới Mảnh Hồn Thu
Dạo:
Lá đà giũ kiếp phù du,
Lấy gì vá mảnh hồn thu hỡi người.
Cóc cuối tuần:
Rách Rưới Mảnh Hồn Thu
Trời trở lạnh, lá rực màu chắp cánh,
Người lăng quăng, tay máy ảnh quơ quào.
Chợt hỏi thầm thu đã đến rồi sao,
Trong sâu thẳm, ngọn lửa nào chợt ngún.
Da táo Tàu nhăn nhúm,
Mặt vấy bùn lún phún mấy cọng râu,
Đáy mắt sâu nhớt nhát lớp cặn sầu,
Mồm méo mó, mái đầu trơ gốc tội.
MỘT LỐI QUỲ
Nhớ xưa Thu lắng trên mắt Em
và tóc như mây đọng vai mềm
Thầm ước được làm vầng trăng mộng
Ấp ủ tình nồng, hương ngát đêm.
Cuộc biến thể thoái hóa của ĐCS: Từ đảng trị sang nhóm trị và nay đang trở thành gia đình trị
DC&PT - Thời Sự 2015
Cuộc biến thể thoái hóa của ĐCS:
Từ đảng trị sang nhóm trị và nay đang trở thành gia đình trị
· HNTU 12 hoàn toàn bế tắc trong giải pháp „trường hợp đặc biệt“ của „tứ trụ“!
· Tại sao dẫn tới bế tắc trong HNTU 12?
· Sự biến thể của ĐCS: Từ đảng trị thành nhóm trị và đang chuyển sang độc tài cá nhân gia đình trị: Cả Nguyễn Phú Trọng lẫn Nguyễn Tấn Dũng không là giải pháp nhưng chính là nguyên nhân của thất bại.
· Những người dân chủ và đảng viên tiến bộ cần tích cực và chủ động mở những cuộc vận động mới !
Âu Dương Thệ
Khi theo dõi cách nói, cách trình bày của người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương (HNTU) 12 chiều Chủ nhật 11.10 và dáng điệu nghe, bộ mặt phản ứng của 200 Ủy viên trung ương cho thấy nhiều tín hiệu rất không bình thường: Suốt trong 19 phút đọc, giọng trầm xuống, khuôn mặt lạnh lẽo không hồn, không một lần nào ông Trọng cười. Trong khi ấy nhiều khuôn mặt toát ra từ buồn thiu, rất lo âu tới căng thẳng bất mãn của hầu hết 200 Ủy viên trung ương, ngay cả những nhân vật ngồi hàng ghế đầu. Không khí buồn và căng thẳng như trong một đám tang.[1] Tại sao các phong thái và cử chỉ hứng khởi, hồ hởi và tin tưởng lại hoàn toàn vắng bóng trong HNTU 12 khi thảo luận về chủ đề nhân sự tương lai ở các cấp cao nhất là Bộ chính trị và Ban bí thư, nhất là „xem xét trường hợp "đặc biệt"“ đối với của một số Ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư Khóa 11 muốn đòi giữ ghế tiếp trong Khóa 12?
10/21/15
Dù được Nga yểm trợ, quân đội Damas khó đảo ngược cán cân
Trọng Thành(RFI)
Đăng ngày 20-10-2015 Sửa đổi ngày 20-10-2015 17:23
Quân đội Syria tại làng Atshan. Ảnh ngày 11/10/2015.AFP PHOTO
Sau ba tuần được không quân Nga hỗ trợ với hơn 500 cuộc không kích nhắm vào lực lượng nổi dậy, quân đội của chính quyền Syria khó lòng đảo ngược được tình thế trên chiến trường. Trên đây là nhận định của nhiều nhà quan sát.
Kỳ giông khủng TQ: 'Sắp tuyệt chủng vẫn bị ăn'
Melissa Hogenboom
Loài lưỡng cư lớn nhất thế giới này thật là đặc biệt. Chúng là những gì còn sót lại từ thời khủng long, và các con đực là "sư phụ về hang" - bậc thầy về việc dùng hang, tổ - và có tiếng kêu như tiếng trẻ em khóc. Hiện chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Dân chủ & Bầu cử Quốc hội Canada
Luật sư Vũ Đức Khanh
Gửi cho BBC từ Ottawa, Canada
Image captionÔng Justin Trudeau và vợ khi tuyên bố chiến thắng
Tối 19/10, Đài truyền hình CBC Canada loan báo Đảng Tự Do Canada đã thắng cử một cách ngoạn mục, từ vị trí thứ ba với 34 ghế dân biểu đã vươn lên chiếm được 184 ghế trong tổng số 338 ghế ở Quốc hội, sau 78 ngày vận động tranh cử, một cuộc vận động bầu cử dài nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch sử Canada hơn 100 năm qua.
'Thần dược' mới của người Trung Quốc
Justin Bergman
Image copyrightThinkstock
Khi Peter Molan, một học giả và một khoa học gia nay đã nghỉ hưu ở New Zealand, bắt đầu nghiên cứu các đặc tính của mật ong từ hồi hơn 30 năm về trước, không mấy người thích loại mật ong được tạo ra bởi loài ong thụ phấn cho hoa của loài cây manuka bản địa.
Tính năng đặc biệt
“Người ta từng vứt nó đi,” ông nói. “Nếu anh nếm thử mật ong manuka đích thực thì nó có mùi rất nặng, cho nên người ta thường không thích.”
Chính phủ Việt Nam ‘thử dùng Facebook’
Image copyrightAFP
Lãnh đạo trang web chính phủ Việt Nam nói về tham vọng dùng trang mạng xã hội Facebook để “phủ thông tin” rộng rãi hơn.
Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam được báo Pháp luật Tp HCM dẫn lời nói vào hôm 20/10 rằng “Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ thường xuyên có ý kiến yêu cầu chúng tôi phủ sóng thông tin Chính phủ rộng rãi hơn. Trên tinh thần đó, từ tháng 10 vừa rồi, trang www.chinhphu.vn đã thử nghiệm trên Facebook một trang web tin tức/phương tiện có tên “Thông tin Chính phủ”.
Canada rút chiến đấu cơ khỏi Syria, Iraq
Image copyrightEPAImage captionTân thủ tướng Canada Trudeau nói Tổng thống Obama hiểu được cam kết của ông về việc chấm dứt sứ mệnh giao tranh
Tân thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố sẽ rút chiến đấu cơ Canada khỏi lực lượng liên quân không kích chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.
Ông đã thông báo quyết định này cho Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vài giờ sau khi Đảng Tự do Canada do ông lãnh đạo vừa thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội.
Là một phần của chiến dịch tranh cử, ông Trudeau cam kết sẽ rút các tiêm kích ném bom CF-18 đang được triển khai tại khu vực này đến tháng 3/2016.
10/19/15
ngủ giấc lạc loài
NƯỚC MẮT CHÂN DÀI
*
mang nước mắt rưới lên nhành cổ thụ
dưng trái tình rụng xuống giữa tim xa
mừng như thể mình là tình yêu cũ
môi nở đoá hồng mọng vội Thu qua
*
rưới ánh biếc lên mùa hoa tình tứ
bước lãng đãng về cảm xúc quắt quay
tôi biết người với mình xa viễn xứ
mộng một đêm thảng thốt nhớ vòng tay
10/17/15
Google được phép số hóa hàng triệu cuốn sách ?
Thu Hằng (RFI)
Đăng ngày 17-10-2015 Sửa đổi ngày 17-10-2015 16:44
REUTERS/Dado Ruvic/Files |
Dự án thư viện điện tử « Google Books » sẽ được thực hiện. Hôm qua, 16/10/2015, tập đoàn Google đã nhận được lời khẳng định từ phía Tư pháp Mỹ rằng dự án trên không vi phạm quyền tác giả. Thế nhưng, không đồng ý với quyết định của tòa án, giới văn sĩ Mỹ sẽ đưa vụ việc lên Tòa án tối cao.
Toyota phát triển dòng xe tự động và sẽ chấm dứt xe chạy xăng dầu
Thu Hằng (RFI)
Đăng ngày 16-10-2015 Sửa đổi ngày 16-10-2015 11:55
Mẫu xe Toyota tự động được giới thiệu ngày 06/10/2015 tại Tokyo, Nhật Bản.REUTERS/Yuya Shino
Không chỉ dừng lại ở những dòng xe truyền thống, Toyota lấn sang dòng xe tự động đang làm mưa làm gió trên thị trường và được nhiều tập đoàn lớn quan tâm. Ngày 06/10/2015, Toyota đã giới thiệu một loại xe tự động không người lái, cùng với hi vọng sẽ bán ra thị trường sản phẩm này vào dịp Thế vận hội 2020 diễn ra tại Tokyo.
Đài Loan : Quốc dân đảng thay ứng cử viên tổng thống
Thanh Phương (RFI)
Đăng ngày 17-10-2015 Sửa đổi ngày 17-10-2015 17:36
Bà Hồng Tú Trụ sau khi phát biểu tại đại hội Quốc dân đảng ở Đài Bắc ngày 17/10/2015.REUTERS/Pichi Chuang
Tại Đài Loan, Quốc dân đảng cầm quyền hôm nay đã loại ứng cử viên tổng thống của họ, vào lúc đảng đang bị chia rẽ trầm trọng này đang cố giành sự ủng hộ của người dân trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 01/2016.
Chủ nghĩa lý lịch và con ông cháu cha
Lê Diễn ĐứcGửi cho BBC Tiếng Việt
-
16 tháng 10 2015
Image copyrightGettyImage captionChủ nghĩa lý lịch bắt đầu từ miền Bắc Việt Nam sau 1954
Khi tôi học cấp 2 ở miền Bắc Việt Nam, một cô bạn có cha là địa chủ đã bị xử bắn hồi năm 1956, học rất giỏi thế nhưng hết lớp 7 không được thi lên cấp 3.
Cô phải đi học nghề và sau đó làm kế toán cho hợp tác xã với cái bằng trung cấp.
Một số khác thuộc thành phần lý lịch "xấu" được địa phương cho học hết cấp 3 nhưng đó là nấc thang cuối cùng của công việc "dùi mài kinh sử" vì còn đường vào đại học bị chặn hoàn toàn.
Nguyễn Chí Thiện – một mẩu chuyện đời
Vũ Thư Hiên
(Ghi lại vài dòng tặng các bạn yêu thơ Nguyễn Chí Thiện, để các bạn biết thêm một mẩu đời cay đắng của nhà thơ, nhân dịp nhớ 3 năm ngày mất của ông).
Hồi cuối thập niên 70, sau khi được thả ra khỏi nhà tù tôi phải làm đủ thứ việc để sống: dịch thuê, viết mướn, làm thợ cán cao su, đi theo Lê Sĩ Thiện làm tay phanh xe đạp bằng gang dẻo, làm bột nở cho các bà bán cháo quẩy… Và nhiều thứ khác nữa, kể không hết, tức là bất kỳ cái gì đến tay, hoặc nghĩ ra.
Tôi quen Lê Sĩ Thiện trong thời gian ở khoá 6 trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn, khi anh là giảng viên thông tin. Sau năm 1954, anh làm giám đốc nhà máy điện Lào Cai, rồi nghỉ hưu, từng làm đủ thứ và cũng thất bại đủ thứ. May, anh là con dao pha, phàm cái gì thuộc kỹ thuật ứng dụng anh đều biết không nhiều thì ít, làm việc gì cũng có sáng kiến.
Svetlana Alexievich: 'Không yêu Stalin, Putin'
Svetlana Alexievich, người được giải Nobel văn học năm nay, 2015, nói phương pháp của bà là để “tiếng nói con người tự nói cho chính họ”. Bà nổi tiếng từ 1985, khi đang là nhà báo 37 tuổi ở Liên Xô và xuất bản cuốn sách tư liệu đầu tiên. Đó là lịch sử truyền khẩu về những phụ nữ Belarus tham gia Thế chiến Hai. Lúc đó, Belarus vẫn sống trong tuyên truyền cộng sản, với đợt kỷ niệm 40 năm Liên Xô chiến thắng phát xít Đức. Giọng văn của bà đã gây ra cơn sốc, và cũng là phong cách chung của bà sau này.
Alexievich từ nhiều năm đã được xem là ứng cử viên giải Nobel. Nhưng loan báo năm nay vẫn gây bất ngờ, một phần vì bà không viết tiểu thuyết, mà tác phẩm của bà là của một nhà báo. Trước đây chỉ có hai người không viết văn, Winston Churchill và Bertrand Russell, được giải Nobel.
Alexievich đã mâu thuẫn với chính thể độc đoán của Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko. Bà rời quê hương năm 2000, sang Đức và Pháp, chỉ trở về Minsk từ năm 2011.
Bà không ảo tưởng về bản chất quyền lực tại các nước thời hậu Liên Xô.
“Tôi yêu thế giới Nga, nhưng là thế giới Nga tử tế, nhân văn,” bà nói về nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin.
“Tôi không yêu Beria, Stalin, Putin...” bà nhấn mạnh.
“Nhà độc tài Putin và Lukashenko đều có sự ủy nhiệm của dân chúng trong xã hội, họ là niềm khao khát của nhân dân,” bà nói khi ra mắt cuốn sách mới nhất. Vì vậy thành công Nobel của bà không chỉ hơi khó xử cho ông Lukashenko mà cả ông Putin. Nhưng đây là vinh dự to lớn cho Belarus nhỏ bé.
Bà là cây bút tiếng Nga thứ 6 được giải Nobel – sau Ivan Bunin, Boris Pasternak, Mikhail Sholokhov, Alexander Solzhenitsyn và Joseph Brodsky.
10/16/15
Văn chương về nỗi đau con người giành Nobel 2015
Trong bối cảnh Nga đang căng thẳng với Mỹ, cùng nhiều nước Châu Âu, không ít người tin rằng việc trao giải Nobel Văn Chương 2015 cho bà Svetlana Alexievich là có động cơ chính trị. Nhưng bên cạnh đó, rất nhiều người được biết về bà Svetlana Alexievich, đã hiểu rằng cuối cùng là Nobel cũng đã chọn đúng được một con người đã âm thầm cống hiến cho các số phận và biên niên sử về đổ nát và cai trị trên thế giới này.
Bài diễn văn chấn động sâu sắc của nữ sinh 17 tuổi Trung Quốc: Tổ quốc tôi, ông là ai?
Bài diễn văn của một nữ sinh 17 tuổi “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”, có lẽ sẽ cho chúng ta một cái nhìn khác về “giấc mơ Trung Hoa”.
Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?
10/14/15
San Diego
Ba nơi (#3)
San Diego:
Những lần qua Mỹ trước đây, đi từ khu này qua khu khác chúng tôi dùng máy bay. Lần này anh bạn của chúng tôi dẫn chúng tôi đi đường bộ. Đường từ SF đến LA rất tấp nập. Thỉnh thoảng tôi lái xe trên con đường 31 của Úc mà tưởng chỉ đi có 1 mình một freeway.
Tiếc quá, lúc đó tôi còn đang ngất ngư nên không thưởng thức được khung cảnh hai bên đường, nhất là các khu trồng cây xanh mướt.
Sau ngày ở Mexico về lại Mỹ, chúng tôi ở vùng Orange County và được bạn dẫn xuống SD quấy rầy các ông bạn đang sinh sống tại San Diego (SD). Chúng tôi được ông bạn địa phương dẫn đi quanh vùng và sau đó cho chúng tôi ghé hai nơi nổi tiếng ở SD là khách sạn del Coronado và Maritime Museum.
SàiGòn và Tuổi Thơ Tôi
Trần Mộng Tú
Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.
dạ cổ hoài lang
-ss-
Đâu phải tự nhiên mà cầm bút
Viết nên bi khúc khóc tình duyên
Thức đêm nay ngày mai ly biệt
Sáu Lầu viết "Dạ Cổ Hoài Lang"
Tha thiết yêu nhau ước hẹn thề
Cho dù góc bể đến sơn khê
Vẫn luôn kề cận luôn âu yếm
Ru giấc tình yêu đắm cõi mê!!
ĐÊM THU
Có một vầng trăng gọi sầu thiên cổ
Soi nửa đời ta lạc cõi vô biên
Biển rộng. Sông dài. Thênh thang nỗi nhớ
Ngậm mảnh sao khuya nghe dậy ưu phiền.
Diêm Vương đối thoại cùng kẻ nghèo kiết xác, xem xong ngây người
(Ảnh minh họa)
Tận mắt thấy người chạy nạn ngày một nhiều, Vương Lão Lục cũng vác trên lưng tất cả tài sản của mình là một túi khoai lang, gia nhập vào dòng người chạy nạn.
Đi đến nửa đường, lão Lục gặp hai cha con đang đói lả, trên lưng người cha cũng cõng một cái túi rất nặng.
San Francisco (tiếp):
Ba nơi (#2)
San Francisco (tiếp):
Tối đó, chúng tôi được tham dự buổi họp mặt và ăn tối tại một nóc nhà (Hotel Vitale Suite & Rooftop) nhìn ra khu vịnh SF. Đây là địa thế khá đẹp với khung cảnh vịnh SF phía dưới. Tiếc là sân quá nhỏ không đủ chỗ kê bàn ăn nên tôi hầu như chỉ đứng một chỗ.
Từ trên nóc khách sạn và nhà hàng (điểm đỏ)
Sự thật về những người Việt bị tước bỏ quy chế Tỵ nạn Chính trị tại Pháp quốc
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Như quý độc giả đã biết qua về hai bài báo: Bài thứ nhất của của ký giả Xuân Mai trên báo Áp- phê Paris số 4 tại Paris như sau:
“Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: “Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tỵ nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do nầy, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.”
On the Road with Dacco: This is Mykonos island, Greece
Mykonos is one of the most famous destinations in Greece for its party atmosphere and wonderful beaches. The island is characterized by its picturesque town, its natural beauties and its surrounding endless beaches. The atmosphere of Mykonos is unique for all crowds, ages and tastes.
On the Road with Dacco: With the Syrian and Iraqi refugees
On the island of Patmos, while waiting for the ferry to take us back to Athens, a small ferry arrived to the port and unloaded about more than 100 refugees from Syria and Iraq. I approached them and started some conversation with them. Some knew a little English enough for me to know more about their situation.
They just came from the Greek island of Kos, which is very close to Turkey. Some confided with me they had to pay USD 1,000 each to the "gangsters" (consisted of Turks *& Greeks) for them to sneak them illegally at night on rubber dinghies and traveled for 1.5 hrs from the port of Izmir, Turkey to Kos island. From Kos, they bought ferry tickets to Patmos (1.5 hrs) then Athens (9hrs).
They all agreed their final destination in Europe is Germany (their "Promised Land") where they hope they will have a better future.
10/12/15
MỪNG KỶ NIỆM NGÀY TRUYỀN THỐNG THỤ NHÂN 2015
Để giúp BTC có kế hoạch đặt chỗ ăn ở, phương tiện đi lại cùng các dịch vụ kèm theo, các anh chị đại diện vui lòng báo số người đăng ký tham dự Họp mặt Truyền Thống Thụ Nhân 2015 trước ngày 16/10/2015.
Chú ý: -Các anh chị có thể đặt từng phần theo giá ghi dưới đây (đã chỉnh sửa)
- Xe đưa đón, đi tham quan và dã ngoại tại Dalat chỉ dành cho Đoàn đi tour 3 và 4 ngày, các anh chị đi riêng lẻ nếu muốn đi cùng phải đăng ký trước và đóng tiền thuê xe 100.000đ/người .
TÌNH BẠN THỤ NHÂN TRONG THƠ HOÀNG KIM LONG
Tháng 11 năm ngoái, nhân lần họp mặt ở Santa Ana, nhà thơ Hoàng Kim Long và chị Oanh có vị trí đôi bên, còn lại là Phạm Chí Thành, Võ Thành Xuân, Nguyễn Minh Kính.
Tháng 10 năm nay, Võ Thành Xuân có ý kiến như sau : ‘‘Chắc các bạn đều thấy hầu hết thơ Hoàng Kim Long đều xoay quanh tình bạn, thiết tha mời gọi đến với nhau :
Cây Thụ Nhân còn gốc
Lẽ nào chẳng gặp nhau.
10/6/15
Thụ Nhân Paris : Hội Ngộ Mùa Thu (03/10/2015)
Chủ nhật 03/10/2015 : Hội Ngộ Mùa Thu của gia đinh Thụ Nhân Paris,
với sự hiện diện của Thầy Cô Lâm Thành Liêm.
- Chị Trần Thị Châu, (CTKD 8), ái nữ Thầy Trần Chánh Thành là tân chủ tịch, nhiệm kỳ 2015-2017.
Hàng 1 :(6 & 7) : Thầy Cô Lâm Thành Liêm.
Hàng 1 (10) : chị tân chủ tịch Trần Thị Châu.
Trong phần sinh hoạt, anh Lưu Văn Dân điều khiển xuất sắc phần nhạc cộng đồng và nhạc thính phòng.
Xin đón xem bài tường thuật đầy đủ trong Bản Tin Thụ Nhân Âu Châu, số 20.
Thầy Cô Lâm Thành Liêm (03/10/2015) & anh Lê Đình Thông (đứng giữa)
10/4/15
Người Việt cố giàu lên, để làm gì?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
2015-10-02
Một khu nhà giàu ở California, ảnh minh họa.
Khu định cư mới của "Việt cộng"
Trên con đường dài dẫn ra biển Huntington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của "Việt cộng".NƠI XỨ NGƯỜI
Ta gánh nợ đời trên vai...nhọc!
Vác thêm hận sử tận lòng...đau!
Đất nước như đang nghìn thu...khóc!
Hàng triệu con tim mắt lệ...trào!
Ba nơi (#1)
San Francisco:
Lần này là lần thứ 3 chúng tôi đến San Fracisco. Tôi có post hình các lần trước. Lần này tôi không có giờ ra ngoài nên chỉ chớp nhoáng vài chỗ.
Sáng hôm đầu tiên, tôi dẫn bà nhà tôi ra khu China Town. Còn quá sớm, chưa có tiệm ăn nào mở. Bà nhà tôi bảo sẽ đi xe tram lòng vòng và ghé trung tâm thương mại mua quà cho cháu vì con dâu tôi dặn chỉ mua những thứ ấy, hiệu ấy và ở chỗ đó.
Trên đường trở về khách sạn ăn sáng chung với nhóm và bắt đầu 1 ngày, tôi chụp vài tấm:
Xe tram (còn gọi là street car) ở SF
10/2/15
em của tình anh
-ss-
Em mũm mĩm tươi lòng anh hoa nở
Búp bê đời có thật của tình anh
Mây che khuất đường xa xôi mắt nhớ
Giọt sương đêm cành lá nắng lung linh...!
Chặng Đường Thống Trị Thế Giới Của Facebook
Ra đời trong một căn phòng trong ký túc xá Đại học Harvard, sau hơn 10 năm, Facebook đã trở thành một trong những công cụ quyền lực nhất hiện nay.
Facebook ra đời trong một căn phòng tại ký túc xá Kirkland House của Đại học Harvard.
10/1/15
Nhật Bản: Tân hội viên thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ?
Shannon Tiezzi * Samsung dịch - Đại Hội Đồng LHQ đã bước vào ngày tranh luận thứ hai vào hôm thứ Ba. Sau các bài diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Park Geun-hye vào hôm thứ Hai, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới phiên ngày hôm nay. Trong bài diễn văn của mình, ông Abe trình bày viễn kiến của Nhật với LHQ và kết thúc bằng lời kêu gọi cho Đông Kinh được ban cấp một ghế trong Hội đồng Bảo an LHQ.
Hãy Cho Tôi Buồn
Dẫn nhập :
Có một số người có lẽ gần "đắc đạo" (?!) đã khuyên bảo tôi: - Bốn mươi năm rồi sao vẫn còn thù hận, buồn bã đau lòng làm gì? Chuyện mất nước đã qua rồi, quá khứ không kéo lại được thì than khóc thương nhớ mà làm gì?
Một số người khác lại bảo: - Già rồi, sao không chịu "hoà hợp hoà giải" (sic) và bỏ hết tất cả buồn phiền cho lòng thanh thản rồi về "thăm quê hương" (sic), du lịch, chụp ảnh, làm "từ thiện" (sic) và "tham quan" (sic) các nơi? Đẹp lắm, rẻ lắm và vui lắm!
Xin cám ơn các bạn!
Nhưng...
Rất mong các bạn có dịp gặp gỡ những người Arménie và bảo họ rằng: - Chuyện Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát dân của quý ông bà đã xảy ra cả 100 năm rồi, sao còn nhớ và thù hận làm gì? Sao không quên đi cho tâm hồn nhẹ nhàng? Hãy noi gương chúng tôi đây, mới 40 năm mà đã muốn quên đi tất cả!
Hoặc gặp người Do thái và bảo họ rằng: - Bọn Nazi giết hại dân Do thái đã hơn 70 năm rồi, sao còn nhắc làm chi cho khổ, hãy quên đi cho lòng thanh thản!
Hoặc gặp người Tây Tạng lưu vong để khuyên họ quên chuyện Tàu xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1950...
Hoặc gặp người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) ở Tân Cương để bảo họ hãy bỏ qua việc Tàu Cộng hoàn toàn thống trị Tân Cương từ năm 1949...
Hoặc gặp người Cuba tỵ nạn ở Miami để khuyên họ chấp nhận chế độ Cộng sản đang ngự trị trên Cuba từ năm 1959...
Chúc các bạn may mắn!