Showing posts with label Thiên Nhiên. Show all posts
Showing posts with label Thiên Nhiên. Show all posts

3/25/21

Suốt 17 năm ngủ vùi trong lòng đất, hàng tỷ con ve sầu chuẩn bị "trỗi dậy"

Suốt kỳ ngủ đông kéo dài tới 17 năm, các chuyên gia dự báo hàng tỷ con ve sầu Magicicada chuẩn bị "trỗi dậy".

Hàng tỷ con ve sầu đã trải qua kỳ ngủ đông kéo dài 17 năm dưới lòng đất, chuẩn bị "nổi dậy" trên khắp các khu vực rộng lớn ở miền đông nước Mỹ, kéo theo những tiếng ồn tới nhiều thị trấn và thành phố lớn.

Đó là loài ve sầu Magicicada - một loại côn trùng có mắt đỏ, thân đen, cánh màu cam. Chúng ở sâu dưới lòng đất, hút chất dinh dưỡng từ rễ cây để sinh trưởng. Nhưng khi đạt tuổi trưởng thành, chúng sẽ đồng loạt "trỗi dậy" lên mặt đất.

Dự kiến hàng tỷ con ve sầu Magicicada sẽ "trỗi dậy"

3/29/20

Khi Covid-19 làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn



Lệnh phong tỏa làm cho không khí trong lành và con người được gần gũi với thiên nhiên hơn ; Covid-19, hàn thử biểu đo tình liên đới Liên Hiệp Châu Âu ; Tại Hà Lan, hoa Tulip còn là nạn nhân của dịch virus corona và Bất chấp dịch bệnh, người dân Nhật Bản vẫn mừng lễ hội hoa anh đào… Trên đây là những chủ đề chính mục Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.


Tiếng chim hót ban mai, lời thì thầm của gió, bầu không khí trong lành… là những gì người dân Paris được tận hưởng trong mười ngày qua. Lệnh phong tỏa toàn quốc, yêu cầu người dân hạn chế đi lại, các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nhằm ngăn chận dịch bệnh khiến thành phố Paris và các vùng phụ cận như chìm vào tĩnh lặng.
Khi không còn tiếng xe là tiếng líu lo của những đàn chim ban mai, tiếng kêu của các loài động vật lại vang lên. Với ông Jerôme Sueur, nhà nghiên cứu âm học - sinh thái tại Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Quốc gia, đó là một sự « giải độc » âm thanh. Lúc bình thường, khi chưa phải bị « tự giam lỏng » ở nhà, những tiếng ồn do các hoạt động con người gây ra lấn át ở những tiếng ồn của muôn thú.
Bởi vì, tiếng kêu của loài vật thường có những chức năng sinh tồn, hàm ý rằng chúng sẵn sàng cho mùa sinh sản, hay báo động một mối nguy hiểm… Để lấp đi những tiếng ồn do con người gây ra, các loài thú buộc phải kêu to hơn hay thường xuyên hơn và điều đó làm cho chúng mau mệt mỏi.
Đổi lại, sự yên tĩnh tương đối có lẽ giúp cho chúng cảm thấy có nhiều sức lực hơn và sinh sản dễ dàng hơn. Thế nên, ông Jerôme Sueur cho rằng « với cuộc khủng hoảng Covid-19, mật độ lưu thông giảm mạnh mang lại những điều kiện hy hữu cho một khảo sát khoa học quy mô lớn. Xóa bỏ một phần tiếng ồn trên cả nước – cú sốc ngoại sinh không thể thiếu đối với một nghiên cứu khoa học – cho phép thử nghiệm ảnh hưởng của những âm thanh từ các hoạt động của con người đối với hành vi và hệ sinh thái động vật ».
Có lẽ siêu vi corona đến cũng để nói rằng con người nên nhường chỗ nhiều hơn cho thiên nhiên. Sự trở về của muôn thú những ngày gần đây được thấy rõ tại khu công viên quốc gia Calanques ở Marseille. Khi những khu cảng biển không còn tấp nập các du thuyền do lệnh phong tỏa, nhiều loài sinh vật biển như cá heo, cá ngừ, chim hải âu cánh dài, hay những con ó biển, diệc xám... hiếm khi được nhìn thấy bỗng nhiên xuất hiện.
Chuyện gì sẽ xảy ra một khi dịch bệnh đi qua, lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ? Liệu rằng khi tái thiết đất nước, với kế hoạch hỗ trợ kinh tế hàng trăm, hàng ngàn tỷ euro, con người có còn nhớ phải dành chỗ cho thiên nhiên hay không ? Những câu hỏi không ai chắc là sẽ tìm được lời giải đáp thỏa đáng !

2/10/18

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ

Lớp tuyết gần 16 cm đổ xuống Paris kìm chân du khách, làm đình trệ hệ thống xe bus, trì hoãn các chuyến tàu và chuyến bay, nhưng lại là dịp vui hiếm có cho người ưa trượt tuyết.

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ - Ảnh 1

Cảnh tượng thủ đô nước Pháp tuyệt đẹp trong tuyết phủ khiến nhiều khách du lịch tới Paris thời điểm này hài lòng nhưng cũng chỉ an ủi phần nào hàng triệu người vật lộn trong vài ngày qua để tới được cơ quan, trường học hay bắt chuyến bay từ các sân bay trong thành phố. Lượng tuyết kỷ lục từ năm 1987 bắt đầu rơi xuống Paris và phần lớn phía Bắc nước Pháp từ chiều 6/2 và tiếp tục cho đến sáng 7/2. Ảnh: AFP/Getty.

Paris tráng lệ trong đợt tuyết rơi kỷ lục trong ba thập kỷ - Ảnh 2

Vùng thủ đô Paris ghi nhận ùn tắc giao thông kỷ lục với độ dài tổng cộng hơn 740 km, khiến người đi làm trở về nhà trong mệt mỏi. Những con đường băng giá sau đó gần như không bóng người, khi giới chức Paris kêu gọi người dân bỏ xe cộ, ở trong nhà để tránh tuyết rơi quá dày. Nhiều người đã phải ngủ lại trong ôtô, trong khi nhiều người khác bỏ phương tiện để đi bộ về nhà. Ảnh: Reuters.

11/13/15

ĐẬP TAM HIỆP thách thức sự tồn vong của nước Tàu

Điền Phong

Đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam) hay còn gọi là Đập Tam Vực, là đập lớn nhất thế giới được Trung Quốc xây cất hoàn thành vào năm 2009. Đây là một công trình kỷ thuật cao độ có sự cọng tác của nhiều chuyên gia trên thế giới và là một kiến trúc khổng lồ chưa từng thấy, đã gây tranh cãi nhiều nhất thời hiện đại, đã di dời hơn 1,000,000 dân Trung Quốc vùng này, và nhận chìm nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Quốc, cũng như nhiều di tích lịch sử trong biển nước mênh mông đập nầy tạo ra.

11/1/15

Alaska: Xứ sở của những loài rau củ khổng lồ

Nhờ được Mặt Trời chiếu sáng lâu hơn bình thường, mảnh đất Alaska mỗi năm đều cho ra đời những loại rau củ kích thước khổng lồ như bắp cải 63 kg, dưa ruột vàng 30 kg và bông cải xanh 16 kg.

unnamed1

    Hội chợ bang Alaska, tổ chức hàng năm tại Palmer, cách thủ phủ Anchorage 68 km về hướng đông bắc, là nơi nông dân tại thung lũng Matanuska-Susitna trưng bày những loài rau củ lớn khác thường. Ảnh: Flickr.

10/21/15

Kỳ giông khủng TQ: 'Sắp tuyệt chủng vẫn bị ăn'

Melissa Hogenboom

Loài lưỡng cư lớn nhất thế giới này thật là đặc biệt. Chúng là những gì còn sót lại từ thời khủng long, và các con đực là "sư phụ về hang" - bậc thầy về việc dùng hang, tổ - và có tiếng kêu như tiếng trẻ em khóc. Hiện chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng.

9/28/15

Toàn cảnh hiện tượng “trăng máu” hiếm thấy trên thế giới

Ngày 27/9 (rằm Trung thu), người dân khắp thế giới đã có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng "trăng máu" hiếm thấy trên thế giới.

Thiên An (Theo DM)

Siêu nguyệt thực – “ trăng máu” xuất hiện trên bầu trời ở Whitley Bay, North Tyneside, Anh.

3/15/15

NẤM NGỌC HƯƠNG THIỀN

Huyền Lam

Miền Tây bắc Hoa Kỳ núi rừng hùng vĩ, nơi đây mưa nhiều do gần Thái Bình Dương. Cũng chính vì yếu tố thiên nhiên này, rừng núi ở đây có vô số loài nấm mọc, trong đó có loài cực kỳ quý hiếm. Là thành viên của Hiệp hội Nấm rừng, người viết thường có những chuyến đi khảo sát. Trong một lần dừng chân tại thị trấn nhỏ dưới rặng núi Cascade, khi tiếp xúc người dân địa phương để tìm hiểu đặc chủng nấm trong vùng, người viết được kể cho nghe về câu chuyện một thiền sư sống đơn độc giữa núi rừng. Người viết xin ghi lại câu chuyện đầy xúc cảm này như một món quà xuân dành tặng quý độc giả . (HL)

9/22/14

Năm nay có khoảng 10 triệu cá hồi đỏ di cư từ khắp các đại dương về sông Adams, tạo nên cảnh tượng vô cùng thú vị.

 

alt

Đến hẹn lại lên, cứ 4 năm một lần, hàng triệu cá hồi đỏ lại từ khắp đại dương trở về sông Adams thuộc tỉnh British Columbia (Canada), nơi chúng được sinh ra từ 4 năm trước.

alt

Hàng chục ngàn người đã đổ về những khu vực ven sông Adams để chứng kiến cuộc di cư lịch sử của loài cá có tập tính kỳ lạ và bí ẩn nhất thế giới này, đó là cá hồi đỏ.