Showing posts with label chiến tranh ukraine. Show all posts
Showing posts with label chiến tranh ukraine. Show all posts

4/13/22

Việt Nam thực chất đã chọn phe khi bỏ phiếu ủng hộ Nga bất kể nước này xâm lược Ukraine?

Lê Mạnh Hùng
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Berlin
12 tháng 4 2022

Ngày 7/4/2022, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu trục xuất Nga ra khỏi cơ quan này với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống (trong đó có Việt Nam) và 58 phiếu trắng.

Ngay sau cuộc bỏ phiếu, Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đã quyết định "kết thúc sớm tư cách thành viên" Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của mình.

4/7/22

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga đặt ra vấn đề về thay đổi trong ý thức hệ

RFA
Bài phân tích của TS. Phạm Quý Thọ 2022.04.04

Hình minh hoạ: Lính Ukraine mang quan tài một người lính Ukraine hy sinh trong cuộc chiến chống Nga xâm lược hôm 3/4/2022
 Reuters

4/5/22

Ý kiến nói Putin khó khuất phục châu Âu bằng vũ khí năng lượng

Nguyễn Đức Đại Vượng
Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Gửi bài cho BBC từ Hà Nội
5 tháng 4 2022, 08:46 +07

Nhà máy lọc dầu Mazeikiai ở Lithuania. Nước này vừa tuyên bố ngưng nhập khí đốt từ Nga

Hiện nay Nga đang cung cấp khoảng 40% tổng nhu cầu về khí đốt của EU, đặc biệt là cho Đức, nên Moscow nghĩ Phương Tây sẽ phản ứng yếu ớt trước hành động Nga xâm lược Ukraine.

Thế nhưng Nga đã nhầm. Cơn mưa "lệnh cấm vận" ngay lập tức trút xuống Nga sau khi cuộc xâm lược nổ ra được vài ngày, cắt đứt hầu như hoàn toàn nền kinh tế nước này với phần còn lại của thế giới.

Nay, ông Vladimir Putin bắt khách hàng mua khí đốt phải trả bằng rouble, kèm lời đe dọa sẽ cắt nguồn cung nếu không chấp nhận với 1/4 là thời hạn cuối cùng.

Chỉ một ngày sau lời đe dọa của Nga, G7 ra tuyên bố dứt điểm với Nga rằng họ tôn trọng hợp đồng đã ký, tức không trả bằng Rúp mà vẫn thanh toán bằng đồng tiền như đã được các bên định rõ trong hợp đồng.

Tới ngày 3/4, tức đã vượt qua hạn chót mà Nga đưa ra là 2 ngày, dòng chảy khí đốt từ Nga vẫn tuôn ồ ạt vào EU như chẳng có lời đe dọa nào.

Hai bên phụ thuộc nhau

Tại sao ông Putin lại nhận thất bại thảm hại như vậy với vũ khí năng lượng? Theo tôi, có rất nhiều lý do để giải thích, nhưng lý do quan trọng bậc nhất là như sau:

Ông Putin ở vị thế gần như "độc quyền bán" khí đốt cho EU, việc này là không thể phủ nhận; Tuy nhiên, EU cũng đang nắm giữ sức mạnh là gần như "độc quyền mua" được sinh ra từ đặc tính tự nhiên của loại tài nguyên này, và việc này là cũng không thể phủ nhận.

Thị trường rơi vào tình trạng thiểu quyền ở cả hai vế "Mua" và "Bán", hay nói cách khác thì quyền lực của bên này đối với bên kia xem như là bằng zero khi xét trên lý thuyết. Và, thường thì để thị trường vẫn sinh ra lợi ích, cả hai bên đều phải tuyệt đối tránh việc phá huỷ thế cân bằng này.

Vladimir Putin đã chạm vào điểm cốt tử này, đẩy bên kia rơi vào tình thế buộc phải hành động để tái lập thế cân bằng bằng cách cho phép bên thứ ba xen mạnh hơn nữa vào thị trường nhằm từng bước biến từ thiểu quyền cung thành cạnh tranh cung, cho dù sẽ có giá phải trả khi xét về mặt lợi ích kinh tế trong ngắn và trung hạn, tức là khoảng 5 năm đổ lại.

Nguồn khí đốt hóa lỏng LNG từ Qatar - hình minh 

Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố quan trọng như sau, nhưng có lẽ cũng đã bị lờ đi trong quyết định của Nga khi ép EU phải thanh toán bằng rouble:

Nếu không mua của Nga thì EU sẽ mua từ Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi với giá có thể đắt hơn do phải vận chuyển bằng tàu thủy và phải hóa lỏng khí. Nhưng, vào lúc này thì đối với thế giới nói chung và EU nói riêng, lợi ích kinh tế chỉ đứng hàng thứ yếu so với việc phải bảo vệ các nền tảng nâng đỡ cho các giá trị xã hội của họ. Vì vậy, nếu có phải trả thêm tiền để mua khí đốt thay cho nguồn cung từ ông Putin thì việc này cũng không phải là vấn đề quá nặng nề đối với EU tại thời điểm này.

Mỗi ngày ông Putin thu được khoảng 1 tỷ usd từ việc bán dầu và khí vào EU, số tiền này là cực kỳ quan trọng đối với ông ta nhằm duy trì cỗ máy chiến tranh của mình đặt trong bối cảnh bị cấm vận toàn diện và nguồn dự trữ quốc gia ước vào khoảng 400 tỷ USD trong tổng số 600 tỷ USD đã bị phương Tây khóa chặt, cả tiền gửi, trái phiếu, vàng...

Nguồn thu 1 tỷ USD hàng ngày này là sống còn đối với ông ta hiện nay, bởi nếu mất nó thì cuộc chiến tại Ukraine chắc chắn phải kết thúc sớm.

Còn với EU, nhờ sự giàu có sinh ra từ tiềm lực to lớn của mình, giả sử như nếu phải chịu chi phí đắt thêm 1 tỷ USD/ngày do mua từ nguồn cung khác, thì điều này, xét trên lý thuyết, cũng không thể có bất cứ một trọng lượng gì đáng kể do nó quá bé nhỏ trước quy mô và sự bền vững của nền kinh tế EU.

Tầm quan trọng của nguồn doanh thu 1 tỷ USD/ngày đối với Nga, đã được EU hiểu rõ và nắm chặt để ứng dụng nhuần nhuyễn trong cuộc cạnh tranh với Nga.

Những yếu tố như vừa được nêu trên, dù có bị lờ đi, thì chúng vẫn luôn giữ được nguyên vẹn giá trị của mình trong cuộc đấu cân não "Hoặc là đồng rouble, hoặc là không có khí đốt" do Nga đã đặt ra cho khách hàng của mình.

EU đã tính đến chuyện chuyển đổi nguồn năng lượng

Theo cam kết tại Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, 2035 sẽ là thời hạn muộn nhất để EU chấm dứt phát thải CO2, tức chỉ còn 17 năm nữa để Nga có thể kiếm được tiền nhờ vào việc bán dầu và khí đốt cho EU.

Nhưng nay trước dã tâm xâm lược Ukraine, và trước thái độ không thể tin cậy của người bán hàng này, EU đã công bố thời hạn muộn nhất là 2027 sẽ chấm dứt hoàn toàn việc mua dầu và khí đốt của Nga, tức chỉ còn 5 năm nữa tính từ lúc này.

Trong lúc chờ đợi đến thời điểm đó, EU cũng đã quyết định giảm mua ngay trong năm nay 2/3 lượng khí đốt của Nga, và phần hụt này sẽ do Mỹ, Qatar và Ai Cập đảm nhiệm, trong đó riêng Mỹ đã cam kết cung 15 tỷ m3 LNG.

Công nghệ mới để khai thác các nguồn năng lượng như phân hạch, kể cả hợp hạch với nguyên liệu đầu vào là vô tận do được chiết xuất từ nước biển, dầu ăn tái chế, năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sóng biển…đang được hoàn thiện rất nhanh với giá thành ngày càng rẻ, cho phép EU thay thế nguồn năng lượng hóa thạch được cung từ Nga.

Trí tuệ, được biểu hiện bằng công nghệ tinh vi, chắc chắn sẽ sớm xóa toàn bộ lợi thế có được từ việc khai thác - xuất khẩu tài nguyên thô của Nga mà nước này đang sử dụng như vũ khí để áp đặt ý chí chủ quan của mình.

Trò chơi đe dọa sử dụng vũ khí năng lượng, cũng như đã từng đe dọa sử dụng hạt nhân cách đây vài tuần, đang được chơi quá xoàng bởi Nga.

Lý do là Nga chẳng hiểu, hoặc chẳng cần hiểu, người bị đe dọa đang nghĩ gì, và luồng suy nghĩ đó sẽ dẫn đến việc họ phản ứng ra sao trước hành động của Nga.

Trình độ chơi "game" như vậy, theo tôi, có lẽ còn thua cả tầng lớp tư bản hoang dã ở một số nước đang phát triển chơi trò chơi tài chính biến ngân hàng thành 'con tin'.

Như một số sách kinh tế học đã nêu, "nếu ông chủ ngân hàng có 100,000 USD tiền vốn và chúng ta chỉ vay được có 5,000 USD, chúng ta sẽ phải hoảng sợ trước ông ta. Nhưng, nếu chúng ta vay được từ 20,000 USD tình thế bị đảo ngược toàn bộ, tức ông chủ ngân hàng sẽ phải sợ chúng ta bởi số phận ngân hàng của ông ta hầu như đã nằm gọn trong tay chúng ta".

Sau đợt đe dọa thất bại bằng vũ khí năng lượng này, dự báo EU sẽ đưa ra yêu cầu cho Nga là phải thống nhất lại với họ về cách thức đánh giá kết cấu của giá xuất khẩu khí đốt, và tất nhiên là giá mới phải tụt so với giá hiện nay tại cửa ngõ đường ống.

Lúc đó, trò chơi mới chính thức trở nên khắc nghiệt nhất cho Nga trong cạnh tranh năng lượng do thị trường sẽ bị gạt sang một bên khi quyết định giá.

Dự báo này chắc chắn sẽ sớm thành hiện thực, và đó là cái giá đắt đỏ mà Nga sẽ phải trả cho lời đe dọa thất bại của mình hôm nay.

Ngoài ra, cũng dự báo rằng việc giá khí đốt tăng so với giá mua từ Nga, nếu gây ra các xáo trộn xã hội tại EU (nếu có), thì nó sẽ chủ yếu đến từ tiêu dùng của hộ gia đình ở phần ngân sách dành cho sưởi ấm, nước nóng...

Các nước thuộc EU, với mô hình xã hội là theo đuổi phúc lợi đại trà và với tiềm năng sáng tạo rất lớn từ nội lực, sẽ dễ dàng trong thời gian ngắn (không cần đợi đến khoảng thời gian là 5 năm) để thủ tiêu toàn bộ những ảnh hưởng tiêu cực này bằng cách gia tăng hơn nữa phúc lợi dành cho nhân dân cho đến khi các công nghệ mới của họ có thể giải quyết triệt để việc này.

Điều này còn có nghĩa rằng, những mong chờ chính trị từ Nga, đến từ việc gây ra các biến động xã hội cho EU khi giá khí đốt tăng, cũng sẽ tan biến.

3/23/22

Công nghệ mới phục vụ chiến tranh Ukraina

Internet và đội quân cyber (IT Army) làm tiêu tan hy vọng của Nga bắt Ukraina nhanh chóng đầu hàng. Kiev trực tiếp cầu cứu các tập đoàn « digital » của Mỹ hỗ trợ. Lần đầu tiên ngành công nghệ cao trực tiếp « lên tuyến đầu » trong chiến tranh. Công nghệ mới thời đại kỹ thuật số là một bước ngoặt trong chiến thuật quân sự của các bên. Chuyên gia trường quân sự Saint Cyr của Pháp, Julien Nocetti phân tích về vai trò của các công nghệ kết nối trong chiến tranh Ukraina. 

Nghe phần âm thanh:

Ngoài Kiev, phương Tây đã tăng cường khả năng phòng thủ đề phòng đối phó với các đợt tấn công cyber kể từ khi Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina. Xung đột thời đại kỹ thuật số đang diễn ra dưới những hình thức nào ? Công nghệ kết nối giúp ích được gì và đặt ra những thách thức nào cho các bên tham chiến ? Trong cuộc đọ sức quân sự bất tương xứng với Nga, Ukraina dường như đang chiếm thế thượng phong nhờ các phương tiện « kết nối ».