Hình các tổng thống xuống tàu hỏa ở Kyiv từ Twitter của Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda |
Tổng thống Volodymyr Zelensky đón người đồng cấp Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia tới thăm Kyiv bằng xe lửa hôm 13/04.
Riêng về nước Đức, có tin Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cũng muốn thăm thủ đô Ukraine nhưng không được lãnh đạo nước chủ nhà hoan nghênh.
Theo thông báo của Ba Lan, tổng thống nước này, ông Andrzej Duda cùng ba nguyên thủ quốc gia vùng Baltic, Gitanas Nauseda (Lithuania), Alar Karis (Estonia) và Egils Levits (Latvia), đã tới Kyiv trưa thứ Tư (13/04/2022) bằng xe lửa.
Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cùng thủ tướng Petr Fiala của CH Czech và thủ tướng Slovenia Janes Jansa đã tới Kyiv bằng xe lửa hôm 15/03.
Họ là những lãnh đạo chính phủ châu Âu đầu tiên tới thăm Kyiv để ủng hộ chính quyền Ukraine, kể từ ngày nước này bị Nga xâm lăng ngày 24/02.
Theo thông báo của Ba Lan, tổng thống nước này, ông Andrzej Duda cùng ba nguyên thủ quốc gia vùng Baltic, Gitanas Nauseda (Lithuania), Alar Karis (Estonia) và Egils Levits (Latvia), đã tới Kyiv trưa thứ Tư (13/04/2022) bằng xe lửa.
Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cùng thủ tướng Petr Fiala của CH Czech và thủ tướng Slovenia Janes Jansa đã tới Kyiv bằng xe lửa hôm 15/03.
Họ là những lãnh đạo chính phủ châu Âu đầu tiên tới thăm Kyiv để ủng hộ chính quyền Ukraine, kể từ ngày nước này bị Nga xâm lăng ngày 24/02.
Họ có cuộc gặp với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để bàn về sự hỗ trợ cho người tỵ nạn từ Ukraine và việc điều tra tội ác chiến tranh mà họ nói là do quân Nga gây ra ở Ukraine.
Lãnh đạo bốn nước có lịch bàn về hỗ trợ quân sự cho Ukraine, theo Reuters cùng ngày.
Các nhà lãnh đạo Đông Âu và Baltic đều đã nhắn tin, đăng hình trên mạng Twitter cùng ảnh về chuyến đi của họ sang Kyiv, sau khi quân Nga đã rút đi.
Không ưa thái độ của Đức?
Trước đó, báo Ba Lan nói hôm thứ Ba, quan chức Ba Lan và các nước Baltic đã họp riêng ở Rzeszow, gần biên giới Ba Lan- Ukraine để bàn cụ thể về chương trình viện trợ quân sự cho Ukraine.
Rzeszow, cách biên giới Ukraine không xa, cũng là nơi Hoa Kỳ đặt trạm phòng thủ hỏa tiễn Patriot và là điểm Tổng thống Joe Biden thăm quân Mỹ khi tới Ba Lan tháng trước.
Sự ủng hộ của bốn nước thuộc Nato "phía Đông" cho Ukraine là rất quan trọng vì họ cũng là những nước láng giềng chịu sức ép từ Nga.
Cùng lúc, có tin Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier muốn thăm Kyiv cùng dịp này nhưng không được ông Zelensky hoan nghênh.
Theo báo Đức, tờ Bild, thì Ukraine không ưa thái độ của cá nhân ông Steinmeier trước đây, khi làm ngoại trưởng Đức đã theo đuổi chính sách thân Nga, như ủng hộ việc xây đường ống dẫn khí đốt Nord Stream từ Nga sang Đức, bỏ qua các nước trung chuyển truyền thống như Ukraine.
Phủ Tổng thống Đức xác nhận ông Frank-Walter Steinmeier "chưa thăm Kyiv vì lãnh đạo bên đó chưa muốn" vào ngày thứ Ba (12/04) mà không giải thích thêm.
Tuần rồi, một người Đức khác đã "được thăm Kyiv" là bà Ursula von der Leyen, nhưng ở cương vị Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Bà đã thăm cả Bucha, nơi có các hố chôn người tập thể mà phía Ukraine nói là "nạn nhân thảm sát của quân đội Nga" khi chiếm vùng này.
TT Hoa Kỳ Joe Biden vừa gọi Nga đã "gây tội ác diệt chủng" ở Ukraine.
Khi đón Thủ tướng Anh Boris Johnson sang Kyiv bốn ngày trước, ông Zelensky đã cùng vị khách Anh đi bộ trong thành phố.
Phủ Tổng thống Ukraine cũng ca ngợi ông Johnson là "người đi đầu trong việc hỗ trợ Ukraine".
London nói sẽ gửi 120 xe thiết giáp, nhiều hỏa tiễn chống hạm và tăng thêm khoản tín dụng nửa tỷ USD cho Ukraine.
Sau khi ra khỏi EU, Anh tỏ ra đồng quan điểm với các nước Đông Âu thuộc EU trong vấn đề đối đầu với Nga hơn là hai nước EU chủ chốt, đông dân hơn cả là Pháp và Đức.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây nói việc dừng nhập dầu khí từ Nga là không thể thực hiện được trước 2024.
Pháp còn tỏ ra thấu hiểu, thông cảm với Nga hơn cả Đức.
Tổng thống Emmanuel Macron đã tỏ ý không hài lòng khi Hoa Kỳ nói Nga "gây ra tội diệt chủng" ở Ukraine.
Đối thủ của ông Macron trong cuộc tranh cử tổng thống ở vòng hai vào ngày 24/04 này, bà Marine Le Pen thì từng thân thiết với Điện Kremlin, và gần đây nêu quan điểm phản đối cấm vận dầu khí với Nga.
No comments:
Post a Comment