10/6/20

Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ khi giao mùa

 suc khoe

Đột quỵ có thể được phòng ngừa. Song năm nào, bệnh cũng cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người và biến nhiều người khác thành tàn phế. Chủ yếu, vẫn bởi nhầm lẫn “không đáng có” giữa dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ với bệnh khác mỗi khi giao mùa.

Dấu hiệu báo trước đột quỵ khi giao mùa nhầm tưởng cảm lạnh

Đột quỵ thường bắt đầu bằng cơn tai biến nhẹ gọi là “thiếu máu não thoáng qua”, xảy ra chóng vánh chỉ vài phút đến vài giờ. Người bệnh bất ngờ bị xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân. Có người cầm đũa không nổi, đi không vững, không giơ nổi 2 cánh tay lên cao. Ngoài ra, có thể thêm triệu chứng méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ


Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ...

Sau đó, cơ thể tự hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. Vì sớm trở lại bình thường, nên nhiều người thường nhầm lẫn với cảm lạnh, trúng gió. Có người xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân khi đi nắng về, lại ngộ nhận đột quỵ với say nắng hoặc sốc nhiệt, chủ quan nghĩ nghỉ ngơi sẽ ổn mà không đi cấp cứu.

Bởi khi nhiệt độ bên ngoài giảm thấp cơ thể sẽ phản ứng lại để giữ ấm bằng nhiều cách. Trong đó, các mạch máu nhỏ trên da, tay chân…sẽ co lại, đảm bảo lượng máu cần thiết dồn về cho các cơ quan nội tạng quan trọng như não, phổi, tim… Chính điều này, khiến huyết áp cơ thể lên cao khi trời lạnh. Một số trường hợp có các dấu hiệu cảnh báo khi tăng huyết áp vào mùa lạnh: cảm thấy nóng đỏ mặt, đau ở gáy, ù tai, mờ mắt hay đau tức ngực nhưng đa số trường hợp người bệnh lại không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đáng chú ý, lúc nhiệt độ ngoài trời giảm thấp quá nhanh hoặc bất ngờ tiếp xúc với gió lạnh, nước lạnh đột ngột làm cơ thể chưa kịp thích nghi. Làm chúng ta lầm tưởng với cảm lạnh mà bỏ qua các triệu chứng nhận biết, dẫn đến việc xuất hiện các biến chứng như đột quỵ, liệt nửa người, hôn mê, nhồi máu cơ tim.

Chúng ta cần chú ý những gì khi thời tiết giao mùa

Cần giữ ấm, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả khi đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Điều này cũng dễ làm tăng huyết áp đột ngột, gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát có thể vỡ mạch máu dẫn tới đột quỵ.

Nhiều người xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân nhưng lại ngộ nhận bị sốc nhiệt

Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, ăn nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối và mỡ trong chế biến món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia…

Khoảng 7% người bệnh thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong 1 tuần và trên 14% người bệnh khác bị đột quỵ trong vòng 3 tháng. Vì vậy, chúng ta không được phép chủ quan với các triệu chứng như vậy.

Tự cứu mình trước cơn đột quỵ

80%-85% cơn đột quỵ xảy ra do cục máu đông. Trong cấp cứu, các bác sĩ thường tái thông mạch máu bằng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ. Hiểu cơ chế này, chúng ta nên chủ động ăn uống và tập luyện hàng ngày để ngăn hình thành sợi huyết, trước khi chúng vón lại thành cục máu đông.

Người ngoài 50 tuổi, người trẻ nhiều stress… nên bổ sung Omega-3 (có trong cá, hạt, gạo huyết rồng…) làm bền thành mạch và hoạt chất enzym nattokinase giúp hỗ trợ ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Gần 200 nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hoạt chất enzym nattokinase hấp thụ vào máu giúp hỗ trợ chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ.

Ngoài ra, hoạt chất enzym nattokinase còn hỗ trợ làm sạch lòng mạch, ổn định huyết áp. Song lưu ý, nên chọn sản phẩm chứa hoạt chất enzym nattokinase nguyên chất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tóm lại, phải luôn cảnh giác với biến chứng tắc mạch gây đột quỵ do bất cứ nguyên nhân nào, từ đó có chiến lược phòng ngừa để tránh các biến chứng nói trên có thể xảy ra.

nguồn: Suckhoedoisong


No comments:

Post a Comment