Showing posts with label Thạch Lai Kim. Show all posts
Showing posts with label Thạch Lai Kim. Show all posts

7/1/23

Tìm hiểu Tẩu hỏa nhập ma là gì, tu thiền có bị tẩu hỏa nhập ma không?


 Tẩu hỏa nhập ma là gì, vì sao luyện công, tu luyện có thể bị tẩu hỏa nhập ma, tu thiền có bị tẩu hỏa nhập ma không... là thắc mắc của không ít người.

Nhiều người Việt Nam biết đến khái niệm "tẩu hỏa nhập ma” qua tiểu thuyết của Kim Dung, các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của ông, cũng như các truyện, phim võ hiệp khác.

Tẩu hỏa nhập ma là gì?

Tẩu hỏa nhập ma là thuật ngữ được một số chuyên gia y học công nhận là rối loạn tâm sinh lý, song đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi.

Theo mô tả của nhà văn Kim Dung, đây là trạng thái xuất hiện do luyện võ không đúng phương pháp, biểu hiện là kinh mạch đảo lộn, máu huyết chảy ngược.

Người bị tẩu hỏa nhập ma thường mất hết võ công, có khi điên dại hoặc mất mạng, cá biệt có trường hợp huyết dịch vận chuyển ngược vô tình giúp đả thông kinh mạch, khiến nội lực tăng vọt.

Y học Trung Quốc coi tẩu hỏa nhập ma là rối loạn khí công, tức các rối loạn sinh lý/ tâm lý xảy ra trong hoặc sau khi luyện khí công, do luyện sai cách. Các biểu hiện tương tự cũng được ghi nhận ở các bộ môn tự thực hành như yoga (hội chứng Kundalini), thiền, thôi miên.

Tác giả Nancy N. Chen trong cuốn Breathing Spaces: Qigong, Psychiatry, and Healing in China nêu các dấu hiệu tẩu hỏa nhập ma, gồm: Hoảng loạn, khó chịu, không thể kiểm soát cử động; giác quan có vấn đề như ảo giác, ảo thanh; có niềm tin phi lý.

Còn hai tác giả Liu Tian Jun và Qiang Xiao Mei trong cuốn Chinese Medical Qigong cho rằng tẩu hỏa nhập ma có 2 loại triệu chứng: Triệu chứng về thể chất như đau ở các bộ phận đầu, ngực, lưng, bụng, chân tay hay toàn thân; triệu chứng tâm thần gồm suy nhược thần kinh, rối loạn cảm xúc, ảo giác, hoang tưởng.

Theo sách Phân loạn rối loạn tâm thần Trung Quốc (CCMD-2) do Hiệp hội Tâm thần Trung Quốc phát hành, hội chứng rối loạn khí công được chẩn đoán dựa trên những tiêu chí: Bệnh nhân hoàn toàn bình thường trước khi luyện công; các phản ứng về tâm lý, sinh lý xảy ra trong hoặc sau khi luyện khí công; bệnh nhân phàn nàn về các cảm giác bất thường trong hoặc sau khi luyện khí công. Các tiêu chí này không liên quan đến các rối loạn tâm thần khác.

Y học phương Tây gần đây cũng ghi nhận "phản ứng loạn thần khí công" do việc luyện khí công đã trở nên phổ biến. Trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê bệnh tâm thần (DSM-IV) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, nó được xếp vào nhóm các hội chứng liên quan đến văn hóa, với mô tả:

"Phản ứng loạn thần khí công là thuật ngữ chỉ giai đoạn cấp tính, có giới hạn thời gian; đặc trưng bởi dấu hiệu loạn thần kinh, hoang tưởng cùng các triệu chứng tâm thần hoặc không tâm thần khác; có thể xảy ra sau khi thực hành phương pháp tăng cường sức khỏe dân gian của Trung Quốc là khí công. Những người luyện tập quá đà dễ rơi vào tình trạng này".

Một số nhà tâm thần học phương Tây cho rằng khí công tương tự tác nhân gây stress. Người bị tẩu hỏa nhập ma vốn là người có nguy cơ cao bị rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn stress sau sang chấn, và khí công chính là tác động khiến họ phát bệnh.

Cách điều trị tẩu hỏa nhập ma của những người luyện khí công thường là các liệu pháp như thư giãn, đi lại, tự massage; nếu nặng thì đến chuyên gia để tham vấn tâm ý, châm cứu, luyện tập.

Theo tiến sĩ Nancy N. Chen, với bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn khí công, bác sĩ nên tìm một bậc thầy về môn này để nhờ hướng dẫn bệnh nhân hoàn thành việc luyện khí công trước khi điều trị y tế.

Rối loạn khí công hay tẩu hỏa nhập ma được một bộ phận chuyên gia y khoa thừa nhận, mối quan hệ nhân quả giữa khí công và hiện tượng này vẫn còn chưa rõ ràng. Những người tập khí công tin rằng tẩu hỏa nhập ma do thực hành không đúng cách như bị hướng dẫn sai, thiếu kiên nhẫn, sợ hãi và ngờ vực trong lúc luyện công, thiếu tập trung và làm rối loạn dòng chảy năng lượng. Đồng ý với quan điểm này, trên tờ BMJ, tiến sĩ Kevin Chen từ Khoa Tâm thần, Đại học Maryland (Mỹ) chuyên nghiên cứu về khí công cho biết phần lớn người bị tẩu hỏa nhập ma không được giám sát khi luyện khí công mà tự ý thực hành. Tuy nhiên, ông lưu ý cũng có một số trường hợp tưởng rối loạn khí công thực chất thì không phải.

Trong khi đó, các nhà tâm thần học phương Tây lập luận khí công giống như tác nhân gây stress. Bản thân người bị tẩu hỏa nhập ma vốn đã dễ mắc một rối loạn tâm thần nào đó như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn stress sau sang chấn và chính tác động của khí công khiến họ phát bệnh.

Để điều trị tẩu hỏa nhập ma, những người tập khí công sử dụng các liệu pháp như thư giãn, đi lại, tự massage hoặc nếu nặng hơn sẽ đi tham vấn tâm ý, châm cứu, luyện tập cùng chuyên gia. Tiến sĩ Chen khuyên khi gặp người bị nghi rối loạn khí công, bác sĩ nên tìm một bậc thầy khí công để hướng dẫn bệnh nhân hoàn thành việc luyện khí công trước khi tiến hành bất cứ hình thức điều trị y tế nào.

Tu thiền có bị tẩu hỏa nhập ma?

Trong đời sống hiện đại, nhiều Phật tử quan tâm đến việc tu tập thiền định cũng băn khoăn về khả năng xảy ra tẩu hỏa nhập ma trong khi tự thực hành tọa thiền tại gia.

Về điều này, tác giả Quảng Tánh phân tích: Thiền định là pháp môn tu tập cốt tủy của Phật giáo, giúp hành giả tăng cường sức khỏe, thư giãn tinh thần, sống lạc quan, hạnh phúc và an vui và quan trọng hơn là giúp an trú chánh niệm, làm chủ thân tâm, chấm dứt tham ái phiền não, tiến tới giải thoát, Niết bàn.

Ở Việt Nam hiện có nhiều thiền phái với nhiều thực tập, tuy chung một mục tiêu là thành tựu giải thoát nhưng kỹ thuật và phương thức dụng công mỗi phái đều có khác biệt.

Muốn tu tập bất cứ pháp môn nào thì trước hết phải có các bậc thầy nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, tiếp đến là tham khảo, nghiên cứu thêm kinh sách để nắm vững phương pháp và kỹ thuật.

Nếu cứ vội thực tập mà chưa được hướng dẫn hay tìm hiểu kỹ thì sẽ khó có thành tựu, thậm chí việc thực tập sai cách có thể dẫn đến một số rối loạn về hơi thở, thân và tâm bất an với những di chứng khó lường, thường gọi là “thiền bệnh” hay nôm na là “tẩu hỏa nhập ma”.

Tuy nhiên, theo tác giả Quang Tánh, hiện tượng tẩu hỏa nhập ma và những liên hệ đến thiền định Phật giáo là điều cần phải bàn thêm.

Một số từ điển Phật học thông dụng như Từ điển Phật học Huệ Quang (Thích Minh Cảnh chủ biên, NXB Tổng hợp TP.HCM), Từ điển Phật học Hán Việt (NXB Khoa học Xã hội), Từ điển Thiền tông Hán Việt (Hân Mẫn-Thông Thiền biên dịch) không đề cập gì đến vấn đề tẩu hỏa nhập ma.

Tuy nhiên, theo tác giả Quang Tánh, hiện tượng tẩu hỏa nhập ma và những liên hệ đến thiền định Phật giáo là điều cần phải bàn thêm.

Một số từ điển Phật học thông dụng như Từ điển Phật học Huệ Quang (Thích Minh Cảnh chủ biên, NXB Tổng hợp TP.HCM), Từ điển Phật học Hán Việt (NXB Khoa học Xã hội), Từ điển Thiền tông Hán Việt (Hân Mẫn-Thông Thiền biên dịch) không đề cập gì đến vấn đề tẩu hỏa nhập ma.

"Thực ra, tẩu hỏa nhập ma là các tai biến xuất phát từ việc luyện tập công phu võ thuật trái với quy luật vận động sinh lý tự nhiên (có thể vì vậy mà tẩu hỏa nhập ma không được đề cập đến trong kinh sách Phật giáo).

Theo các nhà luyện công, 'tẩu hỏa' là tình trạng khí lực chuyển động bất chấp quy luật và nằm ngoài ý muốn của người luyện công. Các triệu chứng của 'tẩu hỏa' bắt đầu với những cơn căng tức ở bụng và ngực, kèm theo cảm giác hoa mắt, chóng mặt do khí lực di chuyển thái quá đến các bộ phận cơ thể gây ra.

Đến một giai đoạn nặng hơn, người luyện công sẽ cảm thấy đau đớn, nóng rực toàn thân và dần mất hẳn sự tự chủ cho đến điên cuồng.

'Nhập ma' là trạng thái mê loạn với những ảo ảnh vọng tưởng hoặc không bao giờ có thật của người luyện công. Nhập ma được coi là rất nguy hiểm vì chỉ được phát giác ở giai đoạn bệnh đã trở nên nặng nề, khó chữa trị.

Đây là quá trình người luyện công dần dần bị lôi cuốn vào những ảo ảnh để rồi lấy giả làm thật, tiến đến trạng thái hôn mê, tán thần và dẫn tới sự điên cuồng vào giai đoạn cuối", tác giả viết và kết luận, tẩu hỏa nhập ma là bệnh của người luyện công vì không tuân thủ các nguyên tắc luyện công, vận khí, điều tâm cũng như quá nôn nóng để thành công, hoặc tham lam luyện nhiều võ công lai tạp.

Người luyện công tuy có thực tập thiền nhưng phối hợp với vận khí, khai mở các trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sinh khí và gia tăng nội lực. Các phương pháp này có thể gây nguy hiểm nếu họ thiếu kiến thức về khí công, về y học truyền thống, hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lực mới phát sinh.

Mục đích tọa thiền của người luyện công hoàn toàn khác với các hành giả thực tập thiền định Phật giáo. Thiền giả Phật giáo tu tập thiền định khiến tâm trí tĩnh lặng, thư giãn thần kinh cũng như cơ bắp, giúp hơi thở nhẹ, đều và sâu hơn nên sức khỏe được cải thiện rõ rệt.

Mặt khác, theo tác giả Quang Tánh viết trên Cổng thông tin điện tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các phương pháp thiền định Phật giáo không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ảnh nào, xả ly hết tham ái và phiền não nên rất an toàn và hoàn toàn có thể tránh được tai biến “tẩu hỏa nhập ma” mà một số nhà luyện công mắc phải.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Nguồn: HUYENBI.Net

6/28/23

Giông bão

Ngày Đoan Ngọ , bà xã Ngọc Mai và tôi có hẹn lúc 17:30 đi ăn cùng các người bạn trong nhóm „ẩm thực“ định kỳ đã ngưng hoạt động từ khi có Covid đến nay.  Nhóm định họp trở lại tại một Restaurant Tàu coi như mừng tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.

Vừa mới de xe ra khỏi Garage, đột nhiên hai điện thoại cầm tay  báo động cùng lúc .

"Tin khẩn, tin khẩn, xin lưu ý mọi người ở yên trong nhà, hạn chế việc đi lại, một cơn bão sẽ quét qua  Thành phố trong thời gian ngắn sắp tới"

Tiếp theo,  bầu trời bắt đầu âm u, gió bắt đầu thổi mạnh.

Cho xe chạy trở lại garage, vừa mới vào nhà là cơn bão ùa tới. Gió càng dữ dội hơn, mưa bắt đầu trút xuống như  thác lũ. Cây cối ngả nghiêng, sấm sét ầm ỳ, đùng đùng, gió ào ào.

Tôi lật đật buông mấy tấm rèm cuốn (rollos) xuống thì những hạt mưa đá, theo mưa đập và cửa sổ nghe ầm ầm. Cũng may mà chưa đi  khỏi nhà, nếu ở trên đường đi thì trong hoàn cảnh này không biết chuyện gì sẽ xày ra!

Ở Đức nhiều năm mới thấy trường hợp "ông trời nổi cơn thịnh nộ" như vậy!

Gần một tiếng sau cơn giông bão mới dần dần dịu xuống.

Kéo Rllos lên từ từ. Quan sát cảnh vật, bên ngoài xác xơ. Những chậu hoa kiểng của Ngọc Mai tan tác lá cành.

- Em Tư, giày của em bị gió thổi bay đàng kia kìa.

- Em đâu có giày nào màu đen đâu!.

Chợt  thấy ông hàng xóm kế bên vào sân nhặt chiếc "giày" giơ lên cao. Thì ra đó là miếng ngói từ trên mái nhà trốc rơi xuống.

- Tôi sẽ chụp hình và gửi cho ban quản lý, báo cáo hư hại cho hãng bảo hiếm. Người hàng xóm bên kia đường nhìn thấy mái nhà bị trốc ngói nên điện thoại báo cho tôi biết." Anh ta nói.

Hai vợ chồng cảm ơn người hàng xóm trẻ, anh này lúc nào cũng năng nỗ.

Sau  cơn mưa trời lại sáng, sau cơn bão ...

là tiếng ồn ào của những người hàng xóm tụ họp bên kia đường bàn tán về cơn bão, kiểm kê lại thiệt hại, xem lại ô tô bị lủng nhiều ít...

Kiểm điểm sơ khởi. Mọi người cho biết những chiếc ô-tô đậu bên lề đường lãnh đủ. Xe nào cũng bị nhưng hạt mưa đá giội làm móp nhiều chỗ hoặc lủng lỗ. Nhiều nhà, tầng hầm bị ngập nước. Cây cối bị trốc gốc, lá cành vung vãi khắp nơi ...

Tôi xem lại các Rollo nhà ta thì thấy 3 trong số 4 chiếc về hướng mưa bị thủng nhiều lỗ do mưa đá giội lên. Nhận được điện thoại các em cháu hỏi thăm thì tụi nó cũng bị thiệt hại cũng khá nặng. Đường sá trong phố ngập nước, nhiều tầng hầm bị nước tràn vào. chiếc Mercedes đứa em mới mua đậu ngoài cũng bị nhiều chỗ móp...

Lỡ mất bữa tiệc, nhưng hãy còn may mắn! Vì chưa ra khỏi nhà. Ở Đức trên 40 năm mới thấy cảnh giông bão lớn như vậy ở TP nầy, một TP được xem là nơi yên bình hơn các nơi khác.

 

Báo cáo viên tập sự. TLK

10/1/22

Bài thơ một câu- Mãn thành phong vũ....

Phan Đại Lâm thời Tống(潘大臨), rất giỏi về thơ văn. Nhưng số phận long đong. Sau khi lạc đệ nhiều phen, lui về sống ẩn dật trong cảnh cơ hàn.

Sau đây là một mẩu chuyện rất lý thú về bài thơ của ông chỉ có một câu nhưng vang dội một thời trong làng thơ văn Trung Hoa đương thời.

滿城風雨近重陽*    Mãn thành phong vũ cận Trùng dương

*Trùng dương còn gọi là Trùng cửu là ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Năm nay, Trùng Cửu nhằm ngày 04.10.2022. Tết Trùng dương hay Trùng cửu vẫn còn được các vài xứ ở Á châu (Hàn quốc, Nhật bản , Việt Nam, Singapor .. .) tổ chức hằng năm ở nơi công cộng, trong các gia đình còn ảnh hưởng nền văn hóa Á đông. Trùng dương còn có ý nghĩa khá đặc biệt là "Tết của người già". Là ngày mà con cháu tỏ lòng hiếu kính cha mẹ, ông bà như mua tặng tấm áo mới, thăm viếng, đi dã ngoại, đi ăn nhà hàng...

Chuyện kể:

Phan Đại Lâm có một người bạn thân Tạ Dật ở lân cận. Vì cùng cảnh ngộ nên họ thân nhau như anh em ruột. Hai người thường trao đổi những bài thơ mình làm cho nhau xem.

Một mùa thu nọ, Tạ Dật đã viết thư cho Lâm và hỏi: “Gần đây anh có tác phẩm nào hay không?” Lâm trả lời: “Mọi thứ về phong cảnh mùa thu đều có thể viết thành một bài thơ hay, nhưng thật đáng tiếc vì nó đã bị hủy hoại bởi những sự việc trần tục. Đúng vậy. Hôm qua, tôi đang nằm trên giường không có việc gì làm, nghe tiếng gió và mưa trong rừng cây bên ngoài, tôi cảm thấy một ý thơ tuyệt vời, vì vậy hôm sau tôi lập tức viết lên tường:

 滿城風雨近重陽“    Mãn thành phong vũ cận Trùng dương.

(Khắp thành mưa gió sắp Trùng dương).

Ai ngờ vừa viết được một câu thì chủ nhà đã cử người đến giục trả tiền nhà, cảm hứng của tôi bị tiêu tán, không viết được nữa. Vì vậy, chỉ có bài thơ một câu này, gửi nó cho bạn!"

Ít lâu sau, Phan Đại Lâm chết vì nghèo đói và bệnh tật, khi ông qua đời chưa đầy năm mươi tuổi. Để tưởng nhớ Bạn , Tạ Dật đã viết tiếp bài thơ này:

滿城風雨近重陽,Mãn thành phong vũ cận Trùng dương,

無奈黃花惱意香。Vô nhại huỳnh hoa não ý hương.

雪浪翻天迷赤壁,Tuyết lãng phiên thiên mê xích bích,

令人西望憶潘郎。Linh nhân tây vọng ức Phan Lang.

Tạm phỏng dịch:

Khắp thành mưa gió sắp Trùng Dương,

Bất kể, hoa vàng tỏa ngát hương.

Hay, sóng tuyết chơi vơi nơi xích bích,

Phương tây gợi nhớ đến chàng Phan.

Bài thơ “Khắp thành mưa gió sắp Trùng Dương”*cũng đã trở thành một thành ngữ nổi tiếng qua các thời đại:  Mãn thành phong vũ*. 

*Mãn thành phong vũ: Chỉ một sự kiện xã hội , chính trị... gây xôn xao dư luận. 

(tiếng Anh: town is full of gossips)

 Và cũng là đề tài tạo nguồn cảm hứng cho các thi nhân thời ấy.

Xin đọc thêm: Tiết Trùng Cửu - Đỗ Chiêu Đức


12/7/21

Mạn đàm về „Bộ Sử Ký“ của Tư Mã Thiên

Mạn đàm về „Bộ Sử Ký“ của Tư Mã Thiên

Xã hội Trung Quốc thời xưa có quan niệm:
“Nghề viết văn, viết sử, xem sao, xem lịch thì cũng gần với bọn thầy bói, thầy cúng, xướng kỹ, con hát, thế tục vẫn coi thường”. Tuy vậy, Tư Mã Thiên vẫn xem cái nghề ghi chép sử liệu của mình rất cao quý, vì ông biết nó có tác dụng to lớn đối với sự thịnh suy, hưng vong của một quốc gia.
Khổng Tử làm kinh "Xuân Thu" cũng là chép lại những sự thực lịch sử cốt để “ức chế thiên tử, chư hầu và các đại thần, nâng cao và nêu rõ vương đạo”.

7/4/21

Đi dạo buổi sáng đầu hè

 Gửi các bạn hình ảnh "bên kia dòng nước -  在水一方" nhân  đi dạo buổi sáng bên bờ hồ:

TL Kim


*** Cảnh rất đẹp, nên thơ;  nước lặng như tờ, không gợn sóng... một ngôi đình "thoát tục" yên tĩnh sừng sững bên bờ hồ như một nơi thần tiên bất nhiễm bụi trần thế.

Anh K. dẫn lời: "bên kia dòng nước -  在水一方" khiến tôi nghĩ tới ca từ mỹ lệ của nữ văn sĩ Quỳnh Dao:

                        

 Tại thủy nhất phương (在水一方)

Lục thảo thương thương, bạch lộ mang mang     (綠草 蒼蒼, 白霧 茫茫)

Hữu vị giai nhân, tại thủy nhất phương                 (有位 佳人, 在水 一方)

Tạm dịch:

Cỏ xanh mơn mởn như tơ,

sương hơi mờ mịt khuất bờ.

Sóng nước mây mù cỏ non xanh.

Có nàng thiếu nữ chơ vơ bên dòng.


*** Email TL Kim gửi anh Trường xin góp ý diễn nôm lục-bát:


Cỏ xanh , sương trắng khuất bờ ,

Ai người con gái hững hờ bên tê ?.


*** Hi anh Kim, 


Tôi thích câu,

"Ai người con gái hững hờ bên tê ?"

Phải chăng là,

người tê dáng ngọc, lênh đênh bể nào? (秋水伊人, 緣歸何處?)



Ca từ "Tại thủy nhất phương" (在水一方) của Quỳnh Dao là dẫn ý từ "Kiêm Gia" (蒹 葭) trong Thi Kinh, kiêm gia (cổ ngữ) tức là vi lô (蘆葦), cũng gọi là cỏ lau, cỏ liêm.(*)

“Kiêm gia thương thương (蒹 葭 蒼 蒼),
Bạch lộ vi sương (白 露 為 霜),
Sở vị y nhân (所 謂 伊 人),
Tại thuỷ nhất phương (在 水 一 方).”

Kiến hiền tư tề –Thấy bậc hiền tài, mình cũng muốn như họ. Tôi cũng xin góp vui 4 câu lục bát :

“Bờ lau bụi lách xanh xanh,
La đà hạt móc, đã thành sương hơi,
Người mà đang nói hiện thời,
Ở về vùng nước cách vời một phương.”

Trường


Hồi thập niên 70, thời học sinh thong dong thích xem điện ảnh, phim như " Mùa thu lá bay",  "Hoàng hôn cuối cùng",  "Ngọn cỏ ven sông"..... như chừng mới đây!

Giai nhân bên dòng lúc ấy là: Lâm Thanh Hà, Hồ Nhân Mộng, Lâm Phụng Kiều, Lưu Tuyết Hoa.....

Cuộc đời thương hải tang điền, giai nhân giờ đây là: Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang tử.....

Vài tuần trước, một hôm ngồi bên song cửa nhìn trời nhìn mây, mình bỗng lơ lửng như trở về quê xưa, ngộ bạn hiền, bên tách chè xanh, ôn chuyện đời..... rồi sực tỉnh, đăm chiêu một hồi, viết bài kệ Trung Văn:


一水在天涯 ( Dòng Nước Viễn Xứ )


寒江提篙在手

把船放到河之洲

河之洲, 誰家燈火照夜路

一輪明月伴深秋

身如不繫之舟

隨風飄到天盡頭

天盡頭明月清風任君取

笑看天下古今愁


Tạm dịch


              Dòng Nước Viễn Xứ 

Thuyền theo con nước đến phương xa

Đèn ai thấp thoáng bóng chiều tà

Trăng sáng vằng vặc trên đỉnh núi

Tâm tư phẳng lặng trong lòng ta

Cư trần bất nhiễm bụi trần thế

Khí phách hồn nhiên khắp sơn hà

Minh nguyệt thanh phong riêng một cõi

Tiếu nhìn thiên hạ cảnh ta bà


Chúc các bạn trung tuần vui vẻ, mọi sự như ý

Trường.


+++++

NV Thành:

Cám ơn Anh Kim và Anh Trường chia sẻ cảnh đẹp và văn thơ, xin chia vui cùng các bạn bài cảm hứng buổi sáng :


蝶飛鳥鳴在後園
清晨咖啡來觀賞
何必到處去尋找
原來美景在眼前

Bướm bay chim hót ngay sau vườn
Ăn sáng nhìn cảnh quá dễ thương
Đi khắp mọi nơi tìm cảnh đẹp
Nào ngờ trước mắt là thiên đường.


+++++

XC

Xin cám ơn các anh: Kim , Trường, Thành đã chia sẻ ảnh đẹp , thơ hay , nhiều ý nghĩa .
- hồ nước phẳng lặng , công viên yên tịnh.

-Anh Trường có hai câu rất chí lý :
“ Cuộc đời thương hải tang điền,
giai nhân giờ đây là: Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang tử.....”

- Anh Thành chân thành chia sẻ quan điểm :

Đi khắp mọi nơi tìm cảnh đẹp
Nào ngờ trước mắt là thiên đường” .

xc

+++++



Bạn SH Thạch từ phương xa Úc châu cũng tán thưởng anh LT Trường:

超然物外,好詩!(Siêu nhiên vật ngoại, hảo thi!)



********


(*) 秦風·蒹葭 Tần Phong . Kiêm Gia. Thể loại: Tứ ngôn thi (四言诗), thơ 4 chữ, Trứ tác vào thời Xuân Thu trong Kinh Thi. Tác gia: Vô danh thị.


Nguyên văn:


秦風·蒹葭 (Trích)

蒹葭蒼蒼,白露為霜。Kiêm gia thương thương, bạch lộ vi sương.
所謂伊人,在水一方。
Sở vị y nhân, tại thuỷ nhất phương.....
.....

Ảnh Internet

______________________
Nghe đọc truyện: 
Link: Bên dòng nước 
(在水一方)

Lau lách bạc phơ, chơ vơ sương móc.
Y nhân dáng ngọc, lênh đênh bể nào.
........
(Bản dịch: Trần Vũ Thảo Linh. Nguồn: Thi Viện)



10/9/20

Lá thư Thụ Nhân - Vườn Thơ Thụ Nhân

Thu Ý

thu ý

Tiếp Hoàng Kim Long về Ý Thu,
xin góp ý thêm về đề tài "THU"
của Nhan Ánh Xuân

 

秋意 


雙禾, 二火 壹颗心,(*) 
忐忑深更 映春顏 
加州烈火 飛凰莫 
智悟心安 寒士潘

石來金 


Thu Ý


Song hòa, nhị hỏa nhất khỏa tâm (*)
Thảm thắc thâm canh ánh xuân nhan
Gia châu liệt hỏa phi hoàng mạc
Trí ngộ tâm an hàn sĩ phan.

Thạch Lai Kim 

 
(*) Lấy ý từ bài "Thu sầu"của Nhan Ánh Xuân. 

Thu sầu : 秋 愁

- có hai chữ hòa 禾(lúa thóc)
- hai chữ hỏa 火 (lửa) nhị hỏa, 
- một chữ tâm 心 nhất khỏa tâm, một trái tim, một tấm lòng.

---

Xin tạm dịch :

Thu sầu kết lại một vần thơ
Thấp thỏm canh khuya dệt ý tơ
Khói lửa Cali còn đỏ rực
Xuân, Hoàng, Kẻ Sĩ trí chơ vơ. (1)

Lê Đình Thông


---

(1) Ba nhà thơ : Nhan Ánh Xuân, Mạc Phi Hoàng, Hàn Sĩ Phan.

thach lai kim

10/31/10

Globish



Trích Bản Tin số 4 (trang 8-9, 13-14) tháng 10 năm 2010

9/12/09

Hoàng Hạc Lâu

Nhiều tác giả

1

Thạch Lai Kim

sshot-33Bài viết này xuất phát từ sinh hoạt nội bộ của Ban Biên Tập Đặc San. Một buổi chiều cuối tuần, sau một ngày làm việc căng thẳng, khi nhận được một slideshow của một người bạn với đề tựa « Hoàng Hạc Lâu » tôi nghĩ, có thể chia sẻ để các anh chị em trong BBT thư giãn vào dịp cuối tuần, tôi chuyển tiếp để các anh chị trong BBT thưởng thức. Do đó mà có bài viết sau đây.

Các anh chị thân mến,

Tôi chỉ muốn gửi slide show ‘‘Hoàng Hạc Lâu“ do một người bạn gửi để các anh chị xem và giải trí vào dịp cuối tuần mà thôi. Không ngờ khiến anh Thông cảm hứng viết một bài quá hay. Anh Thông đề nghị tôi viết phần dẫn nhập cho bài cảm hứng của anh. Viết gì đây? Tôi tự hỏi và cuối cùng chọn cách dễ nhất là tìm tài liệu liên quan đến ‘‘Hoàng Hạc Lâu“ để đóng góp cho bài cảm tác của anh Thông.

12/12/08

Sinh Họat Thụ Nhân Trên Mạng Thông Tin Tòan Cầu (tt)

Phần 2

3) Le Blog de Thu Nhan (thach@arcor.de)

Anh Thông và anh Hải thân mến,

Tôi xin trả lời gộp dựa theo các điểm anh nêu ra:

Trước tiên, có thể nói là việc lập trang Blog xuất phát từ hứng thú cá nhân. Học hỏi “computer’’ là một hobby của tôi, nên tôi xem việc lập trang Blog như một cách thực tập những điều đã học hỏi qua sách vở.

sshot-7Ngày 16.03.2007 tôi đã đăng ký trang Blog nhằm phổ biến “thư mời’’ họp Tân Niên của Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Đà Lạt tại Âu Châu mục đích là để xem hình dáng của Trang Blog như thế nào chứ chưa có nội dung nào khác. Tôi cũng chưa biết chắc là trang Blog có được chấp nhận hay không?

Trong buổi họp Tân Niên Đinh Hợi vào ngày 18.03.2007 tại Paris tôi đã tham khảo ý kiến các anh chị trong Ban Chấp Hành cũng như các anh chị khác về việc thực hiện một diễn đàn thông tin trên internet cho Hội. Đa số các anh chị mà tôi thăm dò tán đồng việc lập một Website cho Hội AHVDH/DL tại Âu Châu. Lập Website thì tôi chưa có kinh nghiệm thực tiễn mà chỉ có một số kiến thức thu thập qua sách vở và làm một vài bài thực tập lập trang Website sử dụng Dreamweaver. Về Blog hay Weblog thì tôi đã có một số kinh nghiệm qua việc lập Blog cho Hội AHQN. Blog dễ lập và dễ điều hành hơn Website và có thể do nhiều người trong nhóm tự post lên mà không cần đến Webmaster. Điều này rất tiện lợi vì gánh nặng được san sẻ thay vì tập trung đồng thời khích lệ sự tham gia của số đông, vì chỉ cần nắm vững vài điều căn bản là ai cũng có thể tích cực đóng góp vào trang Blog như anh Dương Tấn Hải đã tự post bài viết của mình lên trang Blog.

Blog Server là “blog.ifrance.com’’ ở Pháp. Dịch vụ được cung cấp miễn phí. Trang Blog có tên là “Le Blog de Thu Nhan’’ (AMICALE DES ANCIENS DE L'UNIVERSITÉ DE DALAT (VIETNAM) EN EUROPE) bắt đầu hoạt động sau buổi họp tân niên vài ngày tức vào ngày 23.03.07 qua việc phổ biến album những hình ảnh của buổi họp. Sở dĩ trang Blog này có tên “tây’’ như vậy vì Server ifrance không hỗ trợ Unicode tiếng Việt trong “header’’ cũng như trong “title’’ (đang suy nghĩ có nên di dời sang một server khác?). Vì còn trong giai đoạn thử nghiệm nên chỉ có một số anh chị ở Paris được thông báo địa chỉ để truy cập. Cho đến nay có khoảng hơn 1900 lượt truy cập. Thành quả này rất khích lệ, chứng tỏ trang Blog được nhiều người đến viếng (trung bình 400 lượt người / tháng, mặc dầu phổ biến hạn chế). Blog bao gồm các đề mục: album-photo, giải trí, nhạc, thi-văn, thông tin và các nối kết link các trang Websites tin tức, nhạc, xem phim online, nghe radio RFI, BBC… và trang Blog Vườn Thi-Văn Thụ Nhân (cũng do tôi phụ trách nhằm phổ biến những vần thơ và bài viết hay của Thụ Nhân trong suốt hơn 20 năm qua).

Như đề cập bên trên trang “Le Blog de Thu Nhan’’ chưa được phổ biến rộng rãi, chưa nhận được sự tham gia tích cực cần thiết của các Thụ Nhân. Những bài vở thường được thu thập từ những nguồn khác nhau theo các hạng mục nêu trên để phổ biến cho bạn đọc. Dĩ nhiên như thế chưa đủ tài liệu để có thể chuyển từ Weblog thành một Website với tầm cỡ coi được để trình làng.

Về dự án phát triển tôi xin trả lời là tôi “không có dự án phát triển’’nào cả. Trang Blog Thụ Nhân Âu Châu (hay sau này là Website) xuất hiện có thể nói như là một ‚quả bóng thăm dò dư luận’. Sẽ phát triển như thế nào thì „hãy còn chờ xem“.

Hy vọng phần trả lời của tôi đáp ứng phần nào những yêu cầu của anh. Xin cám ơn anh và chúc vui khỏe.

Thạch Lai Kim (thach@arcor.de)

Blog Thụ Nhân của anh Thạch Lai Kim dù chỉ là một blog được dựng nên để thoả mãn sở thích cá nhân nhưng blog được dựng công phu. Trong trang blog này, chúng ta có thê tìm được một site nhạc có chủ đề và trang Hòa Lạc của Thụ Nhân Úc Châu. Dạo quanh các sites vừa kể chúng ta thấy links của blog Thụ Nhân có giá trị. Chúng tôi không thể nói nhiều hơn vì người làm blog là thành viên của ban biên tập, nếu khen thì chả hóa ra là “mèo khen mèo dài đuôi“

1/17/08

Phong vũ trúc


Phong vũ trúc
Theo quan niệm của người Đông phương trúc biểu tượng cho tiết tháo cương trực, bất khuất của người quân tử. Đề tài “trúc“ được nói đến nhiều trong thi văn, hội họa và mỹ thuật. Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều nhà danh họa vẽ trúc. (Thời Bắc Tống có Đồng Văn, thời Nguyên có Cố An, Ngô Trấn, thời Minh có Hạ Sưởng, thời Thanh có Trịnh Bản Kiều). Quan Vũ tự Vân Trường là một trong những nhà vẽ trúc lâu đời từ thời Tam Quốc. Nổi tiếng nhất là bức „phong vũ trúc“ (trúc trong mưa gió). Phong vũ trúc sở dĩ nổi tiếng vì nó không thuần túy là một bức họa mà là một bức „thi họa“ tức trong họa có thơ – lá trúc là những vần thơ. Nó không thuần túy nghệ thuật mà trong nghệ thuật còn chứa đựng một ý chí, một tâm sự muốn tỏ bày.


Âm Hán Việt:
Bất tạ Đông quân ý,
Đan thanh độc lập danh.
Mạc hiềm cô diệp đạm,
Chung cửu bất điêu linh.
(Đông quân: Chúa Xuân, nghĩa bóng chỉ Tào Tháo)

3/23/07

Tiệc mừng Xuân Đinh Hợi

Tin ghi nhanh
Theo truyền thống một buổi tiệc mừng Xuân Đinh Hợi của Hội Ái Hữu Viện Đại Học Đà Lạt đã được tổ chức tại Nhà Hàng LE PALANQUIN, 12 rue Princesse Quận 6 Paris. Hiện diện gồm các thầy cô Vương Văn Bắc, Trần Văn Ngô, Nguyễn Phú Đức và Vũ Quốc Thúc cùng các cựu SV Viện Đại Học Đà Lạt chừng khoảng 40 người.
Trong bầu không khí ấm cúng của Restaurant mà thầy cô Ngô đã ưu ái dành cho Hội mượn cả một buổi chiều, buổi tiệc đã diễn ra và kết thúc thật là viên mãn. (Xin xem phần tường thuật của anh Dương Tấn Hải)