Showing posts with label Halloween. Show all posts
Showing posts with label Halloween. Show all posts

10/28/20

Halloween Và Tháng Ma


Các bạn thân mến,

Vài ngày nữa là Halloween, nhân dịp này chia sẻ một chút cảm nghĩ về "MA".

Halloween Và Tháng Ma

Tháng 7 âm lịch vừa qua và tháng 10 dương lịch sắp tới là "tháng ma" được lưu truyền xưa nay tại các nước Á Đông và Phương Tây.

Ngày trước, mỗi lần đến tháng 7 âm lịch, ba má tôi không cho tôi đi chơi vào ban đêm, lý do là: " đi đêm có ngày sẽ gặp ma." Vì âm phủ mở cửa thả hồn ma lên dương gian, nên rất dễ đụng đầu. Dù không gặp phải, tháng 7 âm phủ mở cửa toác hoác, cũng rất dễ đụng chạm.

Nhưng tại Hoa Kỳ, mỗi năm đến tháng 10 dương lịch, người ta nói nhiều chuyện về ma. Quảng cáo khắp nơi về ma quỷ yêu quái, thương xá chưng bày đủ kiểu quần áo mặt nạ của ma, dân chúng giăng kết màng nhện, treo sô kết tơ trước nhà, cố ý tạo một môi trường rùng rợn ma quái, thậm chí coi nhà mình như nhà ma để đón lễ.

Đêm cuối cùng của tháng 10, cha mẹ trang điểm con mình thành ma thành quỷ, rồi dẫn đi xin kẹo từng nhà. Có người còn nói: " Đêm tháng 10 phải thường xuyên ra ngoài, nếu may mắn sẽ có thể gặp được ma!"

Chuyện đời thay đổi nhanh chóng, ý niệm sợ ma không còn như xưa nữa. Trước đây nói đến ma, người ta sợ bỏ chạy; ngày nay nói đến ma, người ta lại tò mò thích nghe, thích tìm hiểu. Vì vậy, chuyện ma, sách ma, phim ma trở thành sản phẩm tiêu khiển thời thượng của con người.

Thực sự, ma quỷ có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa của dân tộc và sự an ninh của xã hội. Dân tộc tin có quỷ thần sẽ có một nền văn hóa phong phú, nhiều ý tưởng và sắc thái dồi dào; xã hội tin có ma quỷ thì tin có nhân quả, luân hồi và quả báo."Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", làm tốt gặp tốt, làm xấu gặp xấu. Tin như vậy thì thiên hạ ít dám làm việc bất lương, xã hội tự nhiên tương đối an lành.

Dưới quan niệm cổ truyền, người ta xem những hồn ma như là "huynh đệ" của mình. Vì vậy, theo tập tục truyền thống của dân tộc Á Đông, rằm tháng 7 âm lịch là ngày Địa Ngục mở cửa thả hồn ma, mà chúng ta gọi là "huynh đệ" (好兄弟). Vì hồn ma bị hành hình đói khát quanh năm, nên ở dương gian vào ngày này, người ta thường bày biện nhiều thức ăn, mời anh em ăn một bữa hả hê. Nghi thức này gọi là "cúng cô hồn" (祭祀亡魂). Rồi đốt tiền giấy cứu tế, đồng thời mời sư sãi tụng kinh siêu độ, mong anh em bất hạnh đọa vào "ác đạo" sớm được siêu thoát, gọi là "phổ độ" (中元普度).

Theo quan điểm của Phật giáo, rằm tháng 7 âm lịch là lễ "Vu Lan" (盂蘭盆), Vu Lan là Phạn ngữ dịch âm, nghĩa là "giải đảo huyền" (解倒懸). Đảo huyền là chỉ thú vật bị treo ngược để chuẩn bị đem bán hoặc dùng làm vật cúng tế. Giải đảo huyền tức là giải cứu các loại súc vật. Ngày hôm đó, chúng ta chân thành lễ Phật, cúng dường tăng ni, dùng công đức này để cứu áo đạo chúng sinh được thoát khổ. Theo Kinh Vu Lan, rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày Bồ Tát Mục Kiền Liên xuống Địa Ngục cứu mẹ.

Tổng hợp những điểm nói trên, chúng ta thấy rằng rằm tháng 7 đúng là một ngày "hiếu đạo". Cúng dường tam bảo (Phật Pháp Tăng), hiếu kính cha mẹ, phổ độ quỷ thần, cứu giúp thú vật cũng đều xuất phát từ một chữ "hiếu".

Nói về Halloween tại các nước Tây Phương, theo truyền thuyết thì trong ngày này tất cả linh hồn đều trở lên thế gian. Người ta ăn mặc trang phục giống như ma để đồng hóa với các “anh em” của mình. Xưa kia còn có người để trái cây và thức ăn tại trước cửa hay sân sau để chiêu đãi hồn ma, không biết từ bao giờ diễn biến thành cách thức cho kẹo. Đốt đèn bí rợ trước cửa trong đêm tối là soi sáng đường về cho hồn ma, chúc “anh em” thượng lộ bình an.

Tất cả nghi thức trong ngày Halloween _ mặc áo ma, cho bánh kẹo, đốt đèn bí rợ đều hàm chứa ý nghĩa "từ bi". Ngày cuối cùng của tháng 10 thực sự là một ngày "tình thương". Cúng tế hay cầu nguyện cho linh hồn đều biểu lộ tình thương trân quý của con người.

Theo Phật giáo, ma quỷ cũng là chúng sinh, họ cần tình thương và lòng từ bi, chứ không phải sợ sệt và xa lánh. Sau khi chết, con người đi vào luân hồi, không nhất thiết trở thành ma. Theo Kinh Lăng Nghiêm (楞嚴經):

Người có 7 phần tình dục, 3 phần trí tuệ, sau khi chết, trở thành thú vật.

Người có 9 phần tình dục, 1 phần trí tuệ, sau khi chết, trở thành ma quỷ.

Người hoàn toàn sống trong tình dục, sau khi chết sẽ đọa vào Địa Ngục.

Tham sân si là cội nguồn của tam ác đạo.

Vì vậy, ma quỷ là một tấm gương để chúng ta soi xét. Bởi người đời chìm đắm trong danh lợi quyền thế, say mê trong hồng trần tình dục, rằm tháng 7 và cuối tháng 10 là lúc để chúng ta tạm dừng lại và quay đầu nhìn lại tấm gương này, soi sáng khuôn mặt và nội tâm của mình. Nếu vẫn còn mang nặng tình dục, sân si giận hờn, thì đã cận kề áo đạo ma quỷ.

Trong Kinh Phật có kể nhiều chuyện về ma hầu đánh thức và cảnh giác lòng người.

"Kinh Luật Dị Tướng" (經律異相) có kể: Một người chết rồi, linh hồn trở về dùng roi đánh xác của mình, người bên cạnh thấy vậy liền hỏi: "Người này đã chết rồi, tại sao còn đánh đập xác của nó?"

Ma trả lời: "Nó là thân xác của tôi lúc trước, khi còn sống thì làm nhiều việc ác _ lường gạt trộm cắp, xúc phạm đàn bà, bất hiếu cha mẹ, không có từ bi, không trọng nhân nghĩa, keo kiệt không chịu bố thí. Sau khi chết, khiến tôi đọa vào âm giới làm ma quỷ, đau khổ vô cùng. Cái xác này quá tội lỗi và thối tha, cho nên đánh nó để bớt giận."

Vì vậy, tháng 7 âm lịch trở thành tháng ma, không phải là ma quỷ khiến cho người ta sợ hãi, mà là chúng ta phải biết sống với thái độ nghiêm cẩn và giữ giới điều. Nếu chúng ta có lòng sợ sệt và bất an là đi ngược lại ý nghĩa của Phật giáo, không đúng với tinh thần từ bi của nhà Phật.

Thực sự, tháng 7 cũng như tháng 10 là tháng rất tốt để chúng ta hồi tâm tỉnh thức. Chuyện ma quỷ đã ngầm chứa những chân lý của cuộc sống. Nhân ngày này, chúng ta tìm lại sự thanh tịnh và trí tuệ.

Tâm sáng tất Thiên Đàng, tăm tối tất Địa Ngục.

Mở rộng lòng từ bi, buông bỏ tham sân si là ngọn đuốc soi sáng và dìu dắt chúng ta đến con đường tu hành quang minh và tươi sáng.

Lý Trinh Trường K5 tại tư thất
09-30-2020

Xem bản Trung văn: Halloween

7/31/20

Halloween 鬼月

Halloween 鬼月



剛過不久的農曆七月以及即將到來的陽曆十月是古今中西國家相傳的鬼月.

往昔,每到農曆七月,父母都不准我在晚上出門去遊蕩,原因是"夜路走多了,總會遇到鬼",即使没有遇上,七月地府鬼門大開,也容易犯沖.

來到美國,每到西曆十月,各地就鬼話連篇,廣告大力渲染怪力亂神,魑魅魍魎,商店推出各式各款鬼面具,服裝,居民更在家門前懸绤結緦,絲網飄蕩,故意將住所弄成一片陰森恐怖,謂之"鬼屋",以應節日.

十月最後的一天晚上,家長將自己的孩子扮鬼扮怪,青面獠牙,入夜後便聳然到處沿門乞討糖菓.有人説:"十月的晚上,要常出去走走,如果運氣好的話,可能會看見鬼."

五十年的時間,社會的變遷不可謂不大.人們對鬼的恐懼心愈來愈稀薄了.從前聽到鬼,大家一哄而散,四處奔逃;現在聽到鬼,人人趨之若鶩,趣然而至.如果在集市鬧區突然來了一個鬼,説不定會引起群衆的圍觀,使"聖荷西"混亂的交通更加雪上加霜.

不管信不信世間有鬼,無論在越南,或是美國,從前或是現在,人們對鬼的興趣是永能不會消失的.故而,讀鬼,聽鬼,談鬼,看鬼的故事,層出不窮.

其實鬼對一個民族的文化,對一個社會的平安是很有正面作用的.相信鬼的民族,會比較有想像的空間,創造的力量;相信鬼的社會,會相信有因果,輪迴,報應,使人不敢胡作妄為,社會自然比較安和.

就以七月的中元節來説吧,民間信仰裏則傳說這一天地獄門開,釋放餓鬼,稱餓鬼為"好兄弟",在這一天,民間普遍備辦飲食,讓好兄弟飽餐一頓;也有抛撒銅錢,讓好兄弟不至做鬼身無分文,並請法師誦經超度,希望好兄弟早日超生,稱為"中元普度".

再從佛教的觀點來看,七月半又叫做"盂蘭盆",盂蘭盆是梵語釋音,原意是"解倒懸".倒懸是指被倒掛的牲品,即是解救一切畜生.當日人們放置素食齋菜於盆中供佛施僧,以此功德而救惡道衆生的倒懸之苦.依據盂蘭盆經,七月半又是目連尊者拯救在地獄受苦母親的日子.對於"孝道"的弘揚推崇,至為深遠宏大.

"盂蘭盆"的觀念與東方民族的孝順觀念是相合相應的,七月普度既有供養三寳之心,又有孝敬父母之情,且有救拔惡道之慈以及憐憫苦難之悲.七月半實在是一個"孝日".供佛僧,愛父母,施鬼神都是出自一個"孝"的動機.

再説美國的萬鬼節(Halloween),傳説這一天,死去的靈魂統統來到人世間.人們穿鬼衣,戴鬼面具是把鬼魂當作"好兄弟",大家同氣連枝,讓其不致於"今夜歸來,魂飄何處".從前有些人更在屋前院後放置一些水菓及食品,以款待"好兄弟",不知何時演變成今天的送糖菓.當天入夜後便拎著南瓜燈,替"好兄弟"照亮道路,引導回歸.

美國萬鬼節無論是穿鬼衣,送糖菓,刻南瓜都含蕴著"慈悲"的意義.十月最後的一天實在是一個"愛"日,祭祀亡魂,祈福平安都是出自一個"愛"字.

依據佛教的説法,鬼神也是衆生,需要的是關愛與憐愍,而不是恐怖與排斥.人死之後進入輪迴,也不一定是進入鬼道.依楞嚴經的説法:

七分情慾,三分智慧的人,死了入畜生道.

九分情慾,一分智慧的人,死了入鬼道.

純粹依靠情慾生活,没有智慧的人,死了入地獄道.

鬼道衆生乃是生前貪瞋痴的人死後的去處,因此鬼道衆生是人道的一面鏡子,我們在農曆七月半,西曆十月底的時候戒慎戰懼,乃不是怕鬼,而是要常常回來照這一面鏡子,一個人如果貪戀情慾,愛恨交熾,也就離鬼不遠了.

在佛經裏有很多鬼的故事和寓言是對人的啟發和教化.

例如在"經律異相"中説:有一個人死了,魂魄又回來鞭打自己的屍體.旁邊的人看見了問它説:"這個人已經死了,你何以鞭笞他的屍體呢?"

鬼回答説:"這就是我以前的身體,他做了很多壞事.看到經戒不會讚歎,偷盜欺詐,犯人婦女,不孝父母,不愛兄弟,吝嗇不布施,死了之後,使我墮入鬼道,痛苦無量,不可復言.所以回來打他出氣".

這個故事給我們啟示,人活著不要盡做壞事.如是因,如是果.應該保持心的清靜,走向智慧之路.

故而,七月或十月成為鬼的月份,成為恐怖與不安的月份,實在與佛經相距甚遠.七月和十月其實是很好的月份,讓我們的思想有更大的思維空間,籍三惡道的啟示而珍惜人身難得,體恤衆生苦難,敬畏天地鬼神.

七月,十月的慶典,不管是中元節也好,普度好兄弟也好,盂蘭盆也好,都是很好的象徵,讓我們恩則孝養父母,敬則供養三寳,慈則普度衆生,悲則憐憫苦難.如此七月,十月就永遠不會失去它莊嚴教化的意義.

一念起千山萬水,一念滅滄海桑田.

就在一念間,令人讚歎,令鬼神同喜.

就在一念間,點燃了内心的燈火,照亮來時路.

放眼雲山,恆美加斯!

李清祥

09-30-2020