Showing posts with label Mạn đàm thế sự. Show all posts
Showing posts with label Mạn đàm thế sự. Show all posts

10/31/21

Chuyện Phiếm 3 : MỘT GIẤC CHIÊM BAO - ĐÊM HALLOWEEN Ở ĐỊA NGỤC

HÀN SĨ PHAN

Halloween : viết tắt của cụm từ “All Hallows Evening” (buổi tối thánh thiêng ) nhưng cụm từ thông dụng được dùng nhiều nhất là “Đêm lễ hội ma qủy” vì những người tham gia Lễ Hội nầy, dù lớn hay nhỏ đều hóa trang thành ma qủy hoặc những nhân vật hung ác đã chết nhưng hồn oan vẫn còn vất vưởng…với đầy dẫy hình tượng rùng rợn như đầu lâu, răng nanh, xương người, mồ mả .v.v.

10/26/21

Câu Chuyện Nhỏ về Con Gián

Đầu năm, có một gia đình dọn đến ở cạnh nhà tôi, hai vợ chồng trẻ cùng hai con nhỏ.

Cuối tuần vừa rồi, hai đứa nhỏ nhà bên đang bàn tán lao xao ngoài đường, tôi tò mò đến gần tìm hiểu. Thì ra là hai anh em bắt được hai con gián trong nhà xe, đang bàn tính cách "chấp hành xử quyết". Chuẩn bị châm lửa đốt hai con gián, để xem hai con gián oằn oại trong ngọn lửa.

Tôi nói với hai cháu nhỏ: "Làm vậy tàn nhẫn quá! Các con có thấy đau khi vô tình chạm phải đồ nóng hay không? Huống chi là hỏa thiêu lửa đốt."

Hai cháu ấy không ngờ có một ông lão xuất hiện trước mắt, đồng thời khuyên chúng không nên giết gián bằng cách đốt chúng, bầu không khí đột nhiên trở nên yên lặng và nặng nề.

10/24/21

Đời là duyên số

Rất thích câu của anh X. "Âu cũng là duyên số."

Sống trên đời này, được sống cùng người thân, được học hành cùng bạn bè, được làm việc cùng đồng nghiệp, được cùng chung sống với phu thê, "âu cũng là duyên số."

Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của mình, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do của nó, đều đáng được cảm kích và quý mến.

Thực vậy, mỗi người mình gặp gỡ trong đời đều có duyên cớ.

- Người thích mình cho mình ấm áp và dũng khí.
- Người mình thích cho mình biết tình thương và kính mến.
- Người mình không thích dạy mình sự bao dung và tôn trọng.
- Người không thích mình cho mình học "tự kiểm thảo" và trưởng thành.

Sách có câu: "bách niên tu đắc đồng thuyền độ, thiên niên tu đắc cộng chẩm miên (百年修得同船渡,千年修得共枕眠)". Có nghĩa là tu trăm năm được ngồi chung thuyền, tu nghìn năm mới cùng chăn gối. Được ngồi chung thuyền với nhau đã là một cái duyên rồi, phải tu trăm năm mới có được cái duyên đó. Tu nghìn năm thì cái duyên đó mới nên duyên chồng vợ. Được sống cùng nhau, trải qua vui buồn cùng nhau, đó đã là một cái duyên vô cùng khả quý.

Trong dòng đời chảy trôi, người đến người đi đều không hề ngẫu nhiên. Duyên sâu duyên cạn, có người chỉ gặp thoáng qua, có người cả đời bên cạnh. Duyên phận dù sâu dù cạn, dù ngắn dù dài, đều phải trân quý. “Duyên lai tiếc duyên, duyên khứ tùy duyên”(緣來惜緣, 緣去隨緣). Như vậy duyên phận chắc chắn sẽ lưu lại hai từ ‘luyến tiếc’. Biết che chở giúp đỡ cho nhau, biết cho nhau một người yêu thương và đồng cam cộng khổ.

Trong dòng đời luân chuyển vô thường:
Chúng ta muốn luôn sống bên nhau nhưng phải xa cách.
Chúng ta muốn luôn sum họp nhưng phải chia tay.
Chúng ta thương tiếc mọi nhân duyên nhưng nhân duyên vội đến vội đi.
Đó chính là cái ngặt nghèo lớn nhất của con người.

Vì vậy, trước sự vô thường, chúng ta phải cố gắng:
-Trân quý mỗi một phần tình bạn.
-Trân quý mỗi một lần sum họp.
-Trân quý mỗi một cuộc gặp gỡ.
-Trân quý mỗi một cái nhân duyên.

Đời người ngắn ngủi…thường tình
Mấy ai đi suốt hành trình có nhau
Thời gian thấm thoát trôi mau
Gió cuốn hoa lá chao chao theo dòng.
Làm người hãy sống thật lòng
Dẫu đời cay đắng, đục trong thế nào
Phu thê chung thủy với nhau
Chữ tình chữ nghĩa trước sau trường tồn”

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

Trường

10-23-2021

10/3/21

Thủ khoa Văn Khoa | VĐH Đà Lạt- Người thợ sửa giày ở chợ Trần Hữu Trang - Phú Nhuận

Nguyễn Văn Xô
Được biết từ thập niên 70, Nguyễn Văn Xô học tại Đại học Văn khoa Viện Đại Học Đà Lạt, ban Triết. Sau 4 năm đèn sách anh đỗ thủ khoa. Nhưng “sinh bất phùng thời” khi miền Nam thay đổi chế độ (thay vì được phụ giảng ở Đại học Đà Lạt) anh phải về dạy ở trường trung học ở Đơn Dương - Lâm Đồng. Làm thầy giáo được một thời gian nuôi cha già và gia đình rồi anh cũng “tháo giày” vì không chịu nổi nền giáo dục cứng nhắc và thiếu tính sáng tạo trong tư duy. Bỏ dạy năm 1991 anh về Sài Gòn mưu sinh bằng nghề mới: Sửa giày dép ở chợ Trần Hữu Trang, Phú Nhuận. Nhờ có đầu óc và cần mẫn, lại khéo tay, anh đã tạo được uy tín với khách hàng. Lúc về Sài Gòn anh đã gặp được một hồng nhan tri kỷ có nhà ở đường Huỳnh Văn Bánh nên ngày ngày hai người ra chợ khâu vá giày dép cho khách. Sạp của anh trước mặt chợ Trần Hữu Trang. Tôi quen anh cũng từ đây. Cuộc sống của hai người kha khá lên. Chiều chiều anh có thể ngồi uống rượu với bạn bè. Khi thì hoạ sĩ Trần Hoài. Khi thì nhà thơ Lương Viết Khiêm. Khi thì tôi. Anh cũng làm thơ trên bao thuốc lá hay trên giấy trắng nào có thể. Anh đọc trong lúc cao hứng và anh cũng rất mê mấy câu thơ trong bài Hành Phương Nam của thi sĩ Nguyễn Bính:

“…Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi
Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười…”

Thời gian cứ thế trôi đi. Không ngờ đến năm 2006 anh đột quỵ, chết trên tay người tình Trúc Oanh như những câu thơ trước đó anh đã tiên cảm. Trong đời sống cũng như trong thơ, anh qua đời đẹp như mơ… Sau ngày anh chết, bạn bè đã gom góp lại để in cho anh tập thơ: Như Áng Mây Trôi. Chỉ phát hành nội bộ.

8/28/21

Thước

Các bạn thân mến,

Niềm vui của tuổi già trước hết là được an nhàn, thanh tịnh. Thực vậy, khi ta đã dành cả tuổi trẻ cho học hành, chăm lo sự nghiệp; dành cả tuổi trung niên cho công việc, gia đình. Khi ta đã mệt nhoài với những năm tháng lao tác mưu sinh, thì chẳng niềm vui nào hơn là được nghỉ ngơi; được tự thưởng cho mình những phút giây nhàn nhã, vui với những ý thích của mình. Nhất là có những người bạn gọi là tri kỉ, đồng tuổi, đồng cảnh, đồng tư duy cùng hàn huyên, tâm sự…

Đọc sách Thánh Hiền và nghe lời dạy cổ nhân là một thành tựu của cuộc sống; chia sẻ cảm nghĩ và câu chuyện vui buồn trong sinh hoạt hằng ngày là một niềm vui của tuổi già.

Tôi xin chia sẻ một ý nghĩ thoáng hiện trong đầu lúc đọc sách vào một buổi sáng gần đây.

Thước

Sáng nay đọc sách thoáng thấy một cây thước trên kệ, chợt nghĩ tới hai câu nói về sự đo lường của Hoài Nam Tử: "Thái Sơn bất khả trượng xích, giang hải bất khả đẩu hộc"(太山不可丈尺,江海不可斗斛), có nghĩa là núi cao biển rộng không thể lấy cân lấy thước đo lường. Rồi lại liên tưởng đến hai câu ca dao: "sông sâu biển rộng dễ dò, có ai lấy thước mà đo lòng người", bởi vì lòng người dễ biến động, đổi trắng thay đen, không thể đo lường.

Trên đời có hai loại thước, một loại thước vật lý dùng để đo lường, một loại khác là thước trong lòng. Thước để đo lường thì không thay đổi, thước trong lòng thì thiên biến vạn hóa, thay đổi thường xuyên. Thế nên thước trong lòng tiềm ẩn nhiều triết lý nhân sinh.

Thuở trước tôi vừa mua chiếc xe mới, lái chưa tới ba ngày, thì một hôm vào siêu thị mua đồ, khi trở ra bãi đậu xe, phát hiện xe bị quẹt một lằn dài bên hông, lúc đó tôi cảm thấy đau lòng xót dạ. Mình dành dụm mấy năm trời mới mua được chiếc xe mới, chưa được ba ngày thì xe bị quẹt. Thương cho chiếc xe đau lòng xót dạ hết mấy ngày. Không bao lâu sau đó, ông anh họ đến mượn xe đi chơi, không may dọc đường xảy ra tai nạn, xe lao xuống dốc. Ông anh họ bò ra được khỏi xe, rà soát lại thì thấy quần áo bị rách đôi chút, thân thể chỉ bị xây xát sơ sài, không có gì nguy hiểm đến tánh mạng. Trong trường hợp này, xe coi như hư hoại hoàn toàn. Tôi lại không tiếc cho chiếc xe, chỉ vì người trong xe vô sự là mừng rồi.

Về sau tôi suy nghĩ, tại sao khi trước xe bị quẹt trầy thì đau xót, lúc sau xe bị tiêu hủy lại không đau lòng. Lý do là khi trước mình đo lường sự kiện bằng cây thước của chiếc xe, sau đó thì đo lường sự việc bằng cây thước của mạng sống. Cây thước trong lòng thay đổi, cảm nghĩ và nhận xét về sự việc cũng khác hẳn hoàn toàn.

Cuối năm 1978, tôi vượt biên tìm tự do, khi chiếc tàu lênh đênh ngoài khơi, mưa gió bão bùng, đói khát triền miên. Tôi thầm nguyện chỉ mong được đến bến bờ tự do, ngày hai bữa cơm là đủ thỏa mãn rồi. Sau khi định cư tại Mỹ, sinh hoạt ổn định, tôi bắt đầu lao vào cuộc sống, vì danh vì lợi. Cái ước nguyện đơn thuần của mình ngày nào đã tan theo mây khói. Thực vậy, nhu cầu thay đổi theo dục vọng và phẩm chất của con người, thước lòng thì thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh của cuộc sống.

Chúng ta thực sự cần rất ít, nhưng muốn thì rất nhiều.

Con người khổ vì dục vọng, dục vọng phát xuất từ sự thay đổi của thước lòng. Vì vậy, giữ cho thước lòng có chừng mực là bài học suốt đời của chúng ta.

Ngoài ra, con người thường cho rằng thước lòng của mình là thẳng, Vì vậy, họ đánh giá người khác bằng ý nghĩ của mình. Nói cách khác, nếu quan điểm của người khác giống với quan điểm của mình thì là đúng, ngược lại là sai.

Con của đi ngang, cũng nghĩ rằng nó đi thẳng.

Ếch ngồi đáy giếng, cũng nghĩ rằng nó thông hiểu cả thiên hạ.

Tuy nhiên, mỗi người đều có nếp sống, hoàn cảnh, tính cách và tư duy riêng biệt của mình. Vì vậy, trên đời không có tiêu chuẩn tuyệt đối về tốt xấu, đúng sai.

Ví dụ, tôi thích chay tịnh, nhưng khi dùng cơm với gia đình và bạn bè, tôi không thể yêu cầu mọi người phải ăn chay, làm như vậy họ sẽ cho tôi là quái đản và vô duyên. Mỗi người mỗi ý, đối với tôi, ăn chay là vệ sinh, tốt cho sức khỏe; đối với người khác, ăn mặn là dinh dưỡng, bổ sung năng lượng.

Không thể muốn người khác phải sống theo ý nghĩ và tiêu chuẩn của mình, chúng ta không thể lấy thước của mình đi đo lường lòng người khác, lấy tiêu chuẩn của mình đi đánh giá người khác.

Nào ai lấy thước mà đo lòng người. Lòng người khó đo, tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát cây thước của mình, nhận thức được sự cố chấp, quá chủ quan của mình sẽ mang lại ảnh hưởng thế nào trong cuộc sống. Nếu suy nghĩ ra lẽ, chúng ta sẽ tự gánh lấy trách nhiệm, không trút lỗi cho người khác, đồng thời tránh được nhiều mâu thuẫn có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày.

Thánh Hiền nói: "Khoan dĩ đãi nhân, nghiêm dĩ luật kỷ" (寬以待人,嚴以律己), có nghĩa là khoan dung với người, nghiêm khắc với mình.

"Làm người phải sống thẳng ngay,
Đừng như con bướm đậu bay vô tình.
Sống sao thật với lòng mình,
Chân thành hòa thuận người người mến thương.
Hạnh phúc không tại viễn phương,
Thước lòng mở rộng con đường thênh thang"

Trường

08-18-2021

8/19/21

ĐẬU TƯƠNG TƯ VÀ CÂY TƯƠNG TƯ (tiếp theo)

          

Đậu tương tư không phải sản vật của cây tương tư. Cây tương tư (2) thuộc họ đậu, loại thân mộc xanh quanh năm, cao khoảng từ 3 đến 7m, lá hình lưỡi liềm, mép phẳng và láng, có từ 5 đến 7 gân lá song song; thời kì ra hoa là từ tháng 5 đến tháng 7, hoa có 4 cánh, màu vàng nghệ, đài hoa hình chuông, trái dẹt và mỏng (đặc trưng của họ đậu), bên trong có khoảng từ 5 đến 7 hạt. Hạt của cây tương tư có màu nâu đậm. Điều đặc biệt chú ý là quả và hạt của cây tương tư rất độc, không thể ăn được. Nếu ăn phải, sẽ bị đau đầu, nôn mửa, đau bụng, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Tuy hạt của cây tương tư rất độc, nhưng cây tương tư lại luôn tượng trưng cho tình yêu chân thành của thanh niên nam nữ. Về truyền thuyết của cây tương tư, theo ghi chép trong Sưu thần kí 搜神記của Can Bảo 干寶 đời Tấn: tương truyền vào thời Chiến quốc, ở nước Tống có một chàng trai tên Hàn Bằng 韓憑, cưới người vợ họ Hà 何 cực kì xinh đẹp. Người vợ họ Hà bị vua nước Tống là Khang vương 康王 chiếm đoạt. Hàn Bằng oán hận, Khang vương liền phạt Hàn Bằng làm lao dịch trong thành. Hà thị lén gởi cho Hàn Bằng bức thư, không may bức thư lọt vào tay Khang vương, trong thư viết rằng:
Đại vũ liên liên há
Hà thuỷ khoan hựu thâm
Thái dương chiếu ngã tâm
大雨連連下
河水寬又深
太陽照我心
(Mưa lớn rơi mãi không dứt
Dòng sông rộng lại sâu
Mặt trời soi chiếu lòng thiếp)
Bức thơ ấy lúc bấy giờ không ai hiểu. Sau khi được một thủ hạ họ Tô 蘇 giải thích, Khang vương mới rõ, đại ý là: nước mắt không ngừng rơi, người sầu khổ; tình yêu giữa hai chúng ta bị cách ngăn, thề chết dưới ánh mặt trời.
Về sau Hàn Bằng tự tận, Hà thị cũng tự tận. Hà thị có để lại một bức thư xin Khang vương đem thi thể của mình hợp táng cùng Hàn Bằng. Khang vương lại cố ý ngăn cách mộ hai người ra. Nhưng trên mộ của hai người mỗi mộ đều mọc lên một cây, cây lớn rất nhanh, cành lá bên trên liền với nhau, rễ cây bên dưới cũng quấn lấy nhau, mọi người gọi là “cây tương tư”.
Trên toàn thế giới, cây tương tư có hơn 1200 loài. Trừ ở châu Âu và Nam cực ra, các châu khác đều có phân bố, trong đó ở Australia là nhiều nhất, khoảng hơn 800 loài, kế đến là châu Á với khoảng hơn 150 loài. Tại Trung Quốc, chỉ có loài “Tương tư Đài Loan”. Hiện tại cây tương tư trồng ở Trung Quốc đều từ nước ngoài đưa vào, đa phần sinh trưởng ở phía nam Trường giang, phân bố cũng rất rộng. Cành lá của cây tương tư rậm dày, nhìn như những đám mây màu xanh, hoa có màu vàng nghệ giống đám mây màu dưới ánh nắng chiều.
Thực ra cây tương tư không chỉ đẹp ở hình dáng bề ngoài, gỗ của nó rất cứng thường dùng để chế tạo các loại gia cụ, ván gỗ, cũng có thể làm giấy. Ngoài ra lá cây có thể làm thức ăn gia súc, rễ cây có thể làm thuốc nhuộm. Có thể thấy hiệu quả kinh tế và lợi ích sinh thái tập trung vào loại cây này.

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- ĐẬU TƯƠNG TƯ (Tương tư đậu 相思豆): tức “Hải hồng đậu” 海紅豆, còn có những tên khác như “Khổng tước đậu” 孔雀豆, “Hồng đậu” 紅豆, danh pháp khoa học là Adenanthera pavonina.
(2)- CÂY TƯƠNG TƯ (tương tư thụ 相思樹): còn có những tên khác như “Đài Loan liễu” 臺灣柳, “Đài Loan tương tư thụ” 臺灣相思樹, “Tương tư tử” 相思子, “Dương quế hoa” 洋桂花, danh pháp khoa học là Acacia confusa Merr.


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt
Tương tư hay Đài Loan tương tư, Keo tương tư, Cây sầu não, danh pháp khoa học là Acacia confusa.
Cây gỗ nhỏ thường xanh, có thân màu xám, nứt dọc. Lá chính là dạng cuống lá kép biến thái, các lá thực thụ đã bị tiêu biến. Phiến lá biến thái dạng lá dày, hình lá tre hoặc hơi cong lưỡi hái, dài 6-10cm, rộng 5-7mm, màu xanh thẫm, hai đầu thuôn nhọn dần, mép nguyên, gân biến thái là hệ gân song song.
Cụm hoa hình đầu ở nách của cuống dạng lá, thường xếp 2-3 cái một, mỗi cụm hoa to 7-8mm, có 23-25 hoa. Hoa nhỏ, đài có 5 lá đài hợp nhau thành hình chuông, tràng có 5 cánh hoa màu vàng nghệ, nhị nhiều, bầu dẹt có nhiều noãn. Quả dạng đậu mỏng, dài 4-5cm, rộng 1cm, chứa 4-5 hạt. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-9.


Dịch thuật : Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/12/2012


Dịch từ nguyên tác Trung văn
TƯƠNG TƯ ĐẬU DỮ TƯƠNG TƯ THỤ
相思豆與相思樹
Tác giả: Châu Mã Ân 周馬恩

8/18/21

ĐẬU TƯƠNG TƯ VÀ CÂY TƯƠNG TƯ


Đậu tương tư (1) là lễ vật mang ý nghĩa tình yêu, tình thân đặc sắc của Trung Quốc. Đậu còn có một tên khác là đậu “Khổng tước” 孔雀, hạt đậu có hình trái tim, toàn bộ sắc đỏ, màu không phai, lại rất cứng không gì sánh bằng, ngụ ý đồng lòng, hoặc tâm với tâm gắn kết, và cũng là vật môi giới tốt nhất giữa bạn bè thân hữu biểu thị sự quyến luyến nhớ nhung. Một số địa phương miền nam Trung Quốc chọn đậu tương tư làm lễ vật đầu tiên, tặng cho trẻ em để biểu thị ý nghĩa bình yên, trừ tà. Những đôi nam nữ thanh niên chưa kết hôn tặng cho nhau đậu tương tư biểu thị sự yêu thương. Những đôi nam nữ đã kết hôn xem đậu tương tư tượng trưng cho thiên trường địa cửu. Người thân tặng cho nhau đậu tương tư biểu hiện sự nhớ nhung. Mỗi khi gặp lễ tình nhân, đậu tương tư càng là một lễ vật quý báu, nó là một sự lựa chọn không thể nào khác ngoài hoa hồng.

Đậu tương tư cũng còn được gọi là “Hồng đậu” 紅豆, dùng làm tín vật tình yêu của những đôi nam nữ. Đặc tính của nó là rắn chắc như kim cương, sắc đỏ tươi như huyết không phai, hình dáng tựa trái tim, không bị sâu mọt. Trong Nam Châu kí 南州记 gọi là “Hải hồng đậu” 海紅豆, trong Bản thảo 本草 gọi là “Tương tư tử” 相思子. 
Với bài Tương tư 相思, Vương Duy 王维 viết rằng:

Hồng đậu sinh nam quốc
Xuân lai phát kỉ chi
Nguyện quân đa thái hiệt
Thử vật tối tương tư.
紅豆生南國
春來發幾枝
願君多采擷
此物最相思

(Dịch nghĩa: Hồng đậu sinh ở nam quốc
Mùa xuân đến mọc ra mấy cành
Xin anh hái cho thật nhiều
Vì hạt đậu đó gợi nhớ đến nhau nhiều nhất)

Dịch thơ : Hải Đà

Nước nam sinh đậu đỏ
Xuân về nở cành xinh
Chàng ơi hái nhiều nhé
Nhớ nhau tha thiết tình

Thi nhân mượn hồng đậu ở nam quốc để bộc lộ tình cảm quyến luyến đối với bạn. Chu Di Tôn 朱彝尊 đời Thanh trong bài Hoài Uông tiến sĩ Dục 懷汪進士煜cũng đã viết:
An sàng hồng đậu để
Nhật nhật toạ tương tư
安床紅豆底
日日坐相思
(Kê giường dưới cây hồng đậu
Ngày ngày ngồi nhớ đến nhau)
       Thời Đường rất thường dùng để tượng trưng cho tình yêu hoặc tương tư.

Tương truyền vào thời Hán ở vùng Mân Việt 閩越 có một chàng trai bị cưỡng bức đi lính chốn biên cương, người vợ ngày ngày trông ngóng. Về sau những người cùng đi với chàng trở về, duy chỉ có chàng là không về, người vợ càng đau buồn, suốt ngày đứng dưới gốc cây ở cổng làng, sáng trông chiều ngóng, khóc lóc thảm thiết, khóc đến nỗi ra máu mà mất. Trên cây bỗng dưng kết trái, hạt của nó nửa đỏ nửa đen, tươi láng. Mọi người nhìn thấy cho là những giọt huyết lệ của người vợ kiên trinh hoá thành, và gọi đó là “Hồng đậu”, cũng còn gọi là “Tương tư tử”.
Một truyền thuyết khác, vào thời cổ có một chàng trai đi lính, người vợ sớm chiều đứng dưới một gốc cây lớn trên núi cao trông ngóng. Nhân vì nhớ chồng nơi biên cương, cô khóc dưới gốc cây. Nước mắt sau khi chảy cạn, đã hoá thành những hạt đỏ như huyết, những hạt đó mọc rễ nảy mầm, lớn thành cây, kết đầy những trái. Ngày lại qua ngày, xuân đi thu đến, trái của cây đã chín, dần biến thành hạt màu đỏ có hình trái tim đẹp nhất trên trái đất này, đó là đậu tương tư.
Hạt đậu tương tư đường kính 8, 9 mm, 1 cân khoảng 1700 hạt. Đậu có hình trái tim, ngoại hình sát biên lại có một đường rãnh hình trái tim màu nhạt hơn, nên có tên là “tâm tâm tương ấn” 心心相印. Màu sắc của đậu tương tư đỏ tươi, lại bóng láng, tượng trưng cho “tình yêu chân thật thuần khiết”, hạt đậu không bị mục, không bị sâu mọt, không vỡ, không nát nên cũng được gọi là “thiên trường địa cửu, kiên trinh bất biến” 天長地久堅貞不變. Cây sinh trưởng nơi vách núi cao, hấp thụ linh khí của trời đất, là sự kết tinh thần diệu của trời đất. Vài nơi ở Trung Quốc như Vân Nam 雲南, Hải Nam 海南có loại đậu tương tư này. Còn loại đậu tương tư ở phía nam Trường giang và những nơi khác, có thể là do nguyên nhân khí hậu, hạt không chỉ nhỏ hơn mà còn có đầu màu đen. Loại đậu tương tư có đầu màu đen này được gọi là “giọt lệ của tình nhân” (tình nhân đích nhãn lệ - 情人的眼淚).
Trong dân gian, loại hồng đậu tương tư cũng giống như ngọc, nó là thần vật cát tường có linh tính: khi yêu nhau, tặng chuỗi đậu tương tư đã qua nguyện ước, tình yêu sẽ được thuận lợi; khi kết hôn, cổ tay hoặc trên cổ cô dâu đeo chuỗi đậu tương tư tượng trưng cho đôi nam nữ gắn bó với nhau đến đầu bạc răng long; sau khi kết hôn, dưới gối của đôi vợ chồng để 6 hạt đã qua nguyện ước, vợ chồng luôn đồng lòng, trăm năm hoà hợp.

                                                                                               (xem tiếp theo)

7/4/21

Đi dạo buổi sáng đầu hè

 Gửi các bạn hình ảnh "bên kia dòng nước -  在水一方" nhân  đi dạo buổi sáng bên bờ hồ:

TL Kim


*** Cảnh rất đẹp, nên thơ;  nước lặng như tờ, không gợn sóng... một ngôi đình "thoát tục" yên tĩnh sừng sững bên bờ hồ như một nơi thần tiên bất nhiễm bụi trần thế.

Anh K. dẫn lời: "bên kia dòng nước -  在水一方" khiến tôi nghĩ tới ca từ mỹ lệ của nữ văn sĩ Quỳnh Dao:

                        

 Tại thủy nhất phương (在水一方)

Lục thảo thương thương, bạch lộ mang mang     (綠草 蒼蒼, 白霧 茫茫)

Hữu vị giai nhân, tại thủy nhất phương                 (有位 佳人, 在水 一方)

Tạm dịch:

Cỏ xanh mơn mởn như tơ,

sương hơi mờ mịt khuất bờ.

Sóng nước mây mù cỏ non xanh.

Có nàng thiếu nữ chơ vơ bên dòng.


*** Email TL Kim gửi anh Trường xin góp ý diễn nôm lục-bát:


Cỏ xanh , sương trắng khuất bờ ,

Ai người con gái hững hờ bên tê ?.


*** Hi anh Kim, 


Tôi thích câu,

"Ai người con gái hững hờ bên tê ?"

Phải chăng là,

người tê dáng ngọc, lênh đênh bể nào? (秋水伊人, 緣歸何處?)



Ca từ "Tại thủy nhất phương" (在水一方) của Quỳnh Dao là dẫn ý từ "Kiêm Gia" (蒹 葭) trong Thi Kinh, kiêm gia (cổ ngữ) tức là vi lô (蘆葦), cũng gọi là cỏ lau, cỏ liêm.(*)

“Kiêm gia thương thương (蒹 葭 蒼 蒼),
Bạch lộ vi sương (白 露 為 霜),
Sở vị y nhân (所 謂 伊 人),
Tại thuỷ nhất phương (在 水 一 方).”

Kiến hiền tư tề –Thấy bậc hiền tài, mình cũng muốn như họ. Tôi cũng xin góp vui 4 câu lục bát :

“Bờ lau bụi lách xanh xanh,
La đà hạt móc, đã thành sương hơi,
Người mà đang nói hiện thời,
Ở về vùng nước cách vời một phương.”

Trường


Hồi thập niên 70, thời học sinh thong dong thích xem điện ảnh, phim như " Mùa thu lá bay",  "Hoàng hôn cuối cùng",  "Ngọn cỏ ven sông"..... như chừng mới đây!

Giai nhân bên dòng lúc ấy là: Lâm Thanh Hà, Hồ Nhân Mộng, Lâm Phụng Kiều, Lưu Tuyết Hoa.....

Cuộc đời thương hải tang điền, giai nhân giờ đây là: Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang tử.....

Vài tuần trước, một hôm ngồi bên song cửa nhìn trời nhìn mây, mình bỗng lơ lửng như trở về quê xưa, ngộ bạn hiền, bên tách chè xanh, ôn chuyện đời..... rồi sực tỉnh, đăm chiêu một hồi, viết bài kệ Trung Văn:


一水在天涯 ( Dòng Nước Viễn Xứ )


寒江提篙在手

把船放到河之洲

河之洲, 誰家燈火照夜路

一輪明月伴深秋

身如不繫之舟

隨風飄到天盡頭

天盡頭明月清風任君取

笑看天下古今愁


Tạm dịch


              Dòng Nước Viễn Xứ 

Thuyền theo con nước đến phương xa

Đèn ai thấp thoáng bóng chiều tà

Trăng sáng vằng vặc trên đỉnh núi

Tâm tư phẳng lặng trong lòng ta

Cư trần bất nhiễm bụi trần thế

Khí phách hồn nhiên khắp sơn hà

Minh nguyệt thanh phong riêng một cõi

Tiếu nhìn thiên hạ cảnh ta bà


Chúc các bạn trung tuần vui vẻ, mọi sự như ý

Trường.


+++++

NV Thành:

Cám ơn Anh Kim và Anh Trường chia sẻ cảnh đẹp và văn thơ, xin chia vui cùng các bạn bài cảm hứng buổi sáng :


蝶飛鳥鳴在後園
清晨咖啡來觀賞
何必到處去尋找
原來美景在眼前

Bướm bay chim hót ngay sau vườn
Ăn sáng nhìn cảnh quá dễ thương
Đi khắp mọi nơi tìm cảnh đẹp
Nào ngờ trước mắt là thiên đường.


+++++

XC

Xin cám ơn các anh: Kim , Trường, Thành đã chia sẻ ảnh đẹp , thơ hay , nhiều ý nghĩa .
- hồ nước phẳng lặng , công viên yên tịnh.

-Anh Trường có hai câu rất chí lý :
“ Cuộc đời thương hải tang điền,
giai nhân giờ đây là: Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang tử.....”

- Anh Thành chân thành chia sẻ quan điểm :

Đi khắp mọi nơi tìm cảnh đẹp
Nào ngờ trước mắt là thiên đường” .

xc

+++++



Bạn SH Thạch từ phương xa Úc châu cũng tán thưởng anh LT Trường:

超然物外,好詩!(Siêu nhiên vật ngoại, hảo thi!)



********


(*) 秦風·蒹葭 Tần Phong . Kiêm Gia. Thể loại: Tứ ngôn thi (四言诗), thơ 4 chữ, Trứ tác vào thời Xuân Thu trong Kinh Thi. Tác gia: Vô danh thị.


Nguyên văn:


秦風·蒹葭 (Trích)

蒹葭蒼蒼,白露為霜。Kiêm gia thương thương, bạch lộ vi sương.
所謂伊人,在水一方。
Sở vị y nhân, tại thuỷ nhất phương.....
.....

Ảnh Internet

______________________
Nghe đọc truyện: 
Link: Bên dòng nước 
(在水一方)

Lau lách bạc phơ, chơ vơ sương móc.
Y nhân dáng ngọc, lênh đênh bể nào.
........
(Bản dịch: Trần Vũ Thảo Linh. Nguồn: Thi Viện)



6/10/21

放下

一直生長在繁忙的大都市, 人們除了追名逐利之外, 都被鎖在一個紙醉金迷的圈子裏, 人人身不由己的陷入時間和金錢的漩渦中挣扎求存, 在高樓, 汽車, 霓虹燈與紅男綠女塞滿的大都城中迷失自己, 像馬戲團裏的一隻獅子, 生活就只剩下在栅欄裏或舞臺上, 聽從命令表演, 而後賺取一餐被割切好的肉食。

在大都市中, 長久以來, 我們的生活時空都被一種無形的虚華所羈絆牽纏; 每天從飲食到娛樂,由物質到精神, 都被迷人心眼的商業包裝落格定型。每個人都在這金光網路中, 彼此支配, 相互奴役, 生活就是拼命的工作,盡量的賺錢,努力的消費.因此,我們的空間越來越小,時間越來越緊,壓力越來越大。終於,我們都在外表很豐富的物質形式中, 卻過著只是用錢用力, 卻無法用心的生活,苦悶而又無奈地做一個心靈上的窮人。


2010年初六十一歲那年, 我毅然提早退休, 别無他意, 只想脱離那樣的網路,讓生活的時空裏,有更多的留白, 可以使自己的心靈更接近清風明月。

我不需要為生活而奔波勞碌,不用整天看時間過日子, 退休使我活得更呈意義,做慈善,看書寫心得,没有時空掛礙, 抛開名韁利鎖, 做一些非金錢消費,而世人認為的傻事。

退休十三年回眸來時路感慨頗多, 人常常覺得生命裏有那麼多遺憾,大概是因為不懂也不想放棄, 忙著佔有,佔有再佔有, 一路抓, 一路丢, 一路丢,再一路抓, 結果是一無所得, 連原來拿在手上的, 也没有仔細看清楚。


修行中的得道高僧過午不吃, 我不能像他們那樣刻苦自律, 但是其清淨心態使我在這繁華的人間常常提醒自己 "放下,放下."


一個苦者参見老和尚,請示: "弟子放不下一些事一些人, 苦惱萬分" 和尚慈悲道: "没有什麼是放不下的。" 苦者懇切回話:"弟子愚昧,請師父指點。" 

和尚讓他拿着一個茶杯, 然後往裡面倒熱水, 一直倒到水溢出來。苦者被燙到, 馬上鬆開了手。和尚慈悲教導: “痛了,你自然就會放下。”


感悟:我們真的要痛到忍無可忍的時候,才願意放下嗎?


抓猴人有一套特别的方法。他們首先準備一個椰子, 椰子開個孔把水倒出來, 孔的大小剛 好能讓猴子把手伸進去。椰子里放着美味的香蕉, 然後把椰子放在猴群常出現的地方。果然猴子聞香而至,一旦猴子伸手去抓香蕉, 它就必須握起拳頭 ,但是握起的拳頭却没法從孔中挣脱出來。現在,猴子有两個選擇, 要麼放下香蕉, 伸出手來逃逸脱身; 要麼一直握着香蕉,困在那里做甕中鱉。 猜猜實際的情况會怎样? 猴子會一直握着香蕉站在那里束手就縛。因為猴子認為香蕉是屬於我的.有時候, 人亦如猴.我們緊緊抓住自己的想要的東西,而不能自主。其實, 多少人能夠脱繭而出,在名韁利鎖的俗世中, 洗盡鉛華見真心。

人生的意義不在佔有, 而在珍惜。緣去莫傷懷; 緣來 ,且盡令日之歡。

感悟: 喜愛一個人或一件物, 要適時懂得放手。緊握雙拳, 裡面是空的, 放開手, 你便可以擁抱世界.

"我是一片雲,天空是我家

 身隨白雲飛,來去無牽掛!”


爭奪是本能,與生俱來,

放下是本領,人生智慧。


放手是我們窮其一生都要學習的課題,您認為呢?


李请祥合十

06-09-2022

6/4/21

Thiên Nga tiếc thương bạn đời khiến 23 chuyến tàu ở Đức bị hoãn


Có câu rằng: “Vạn vật đều có linh hồn”. Dù là động vật cũng sẽ đau buồn khi bạn đời hoặc thành viên trong gia đình ra đi, trong đó bao gồm cả loài thiên nga có tập tính đẹp sống thành đôi, thành cặp bên nhau.

Mới đây ở Đức có một con thiên nga nằm tiếc thương bạn đời đã chết trên đường ray xe lửa, khiến nhiều đoàn tàu bị trễ đến gần một tiếng đồng hồ. Cuối cùng những con thiên nga này đã được các nhân viên cứu hỏa đưa đến nơi khác để các chuyến tàu vận hành trở lại bình thường.

Cảnh sát ở Kassel đã đăng tải một bản thông báo vào ngày 28/12 cho biết họ đã cử một nhiệm vụ cứu cấp đặc biệt tại một đoạn đường sắt giữa Kassel và Gottingen vào khoảng 4 giờ chiều ngày 23/12. Nguyên nhân có hai con thiên nga bị lạc đường khi đi vào khu vực này ngày hôm đó. Một trong hai con bị điện giật chết vì có thể đã đạp nhầm vào dây điện trên đường ray, cảnh sát đã tìm thấy xác của nó.

Con thiên nga còn lại thì thương tiếc nằm ở bên cạnh xác của nó, dù cảnh sát đã nhiều lần cố gắng dụ nó rời khỏi khu vực nguy hiểm nhưng nó không chịu đi. Điều này khiến 23 đoàn tàu phải tạm dừng trong vòng 50 phút.
Chính quyền địa phương đã điều động lính cứu hỏa và phải dùng đến dụng cụ đặc biệt để di dời xác của con thiên nga đã chết và bạn đời của nó, tạo điều kiện cho các chuyến tàu hỏa hoạt động lại bình thường. Con thiên nga còn sống đã được đưa đến con sông gần đó một cách an toàn.

Hiệp hội Bảo vệ các loài chim Hoàng gia Anh cho biết loài thiên nga chỉ có một bạn đời duy nhất trong suốt quãng đời của chúng.
Người ta quan sát thấy rằng thiên nga sẽ ở lại nơi mà bạn đời của chúng ra đi để bày tỏ sự thương tiếc.

5/11/21

Lời Hứa - 諾言

Tựa

Cuộc sống thiên hình vạn trạng, tôi thường có nhiều cảm xúc trước những sự vật thay đổi nhanh chóng của đời người. Trải nghiệm những sinh hoạt, hồi ức những chuyện xưa, giống như phấn hoa bay trong mùa thu, lượn theo cơn gió, luồn vào ý thức, rồi chuyển hóa thành những tư duy, những câu chuyện. Trước sự hoành hành của cơn đại dịch COVID, tôi viết bài "Sống Và Chết"; trước những tư tưởng ấu trĩ và mê muội của người đời, tôi viết bài "Bao Dung"; nghĩ đến vận mệnh gian truân của đất nước quê nhà, tôi viết bài "Chuyện Xưa Biết Bao Nhiêu?".....

Tôi viết với tấm lòng chân thành và mong ước hai điều, thứ nhất hy vọng các bạn có niềm vui dù là nho nhỏ khi đọc bài, thứ hai hy vọng các bạn tìm được sự thanh tịnh trong cõi hồng trần tục lụy và sự cảm thông với chúng sinh ngang ngạnh.

Giá trị của văn chương là nhằm giúp ích cho người đọc đồng thời khiến người viết trải lòng mình trước những thăng trầm trong cuộc sống. Trí óc tôi thường lóe sáng lên với những lời dạy của Thánh Hiền và tâm được an trú trong thanh tịnh với lời dạy của Đức Phật, cảm giác như đèn được bật sáng trong đêm tối; như tiếng chuông chùa văng vẳng bên tai trong lúc mê man; như khi đang vùi đầu bên bàn sách bỗng nhiên ngẩng đầu trông thấy núi non trước mắt.

4/21/21

Sầu đong càng lắc càng đầy (247) ("Truyện Kiều")


ẦU ĐONG CÀNG LẮC CÀNG ĐẦY (247)
“Hộc” 斛 là một loại dụng cụ dùng để đong thời trước. 10 đấu là 1 hộc, cuối thời Nam Tống đổi lại 5 đấu là 1 hộc.
“Vạn hộc” 萬斛 (muôn hộc) cực ngôn dung lượng nhiều. Trong thơ văn cổ thường dùng “vạn hộc” để “đong” nỗi sầu, như:

Vạn hộc tân sầu 萬斛新愁 (Tống . Lí Di Tốn 李彌遜: Động tiên ca . Đoạn kiều tà lộ 洞仙歌 . 斷橋斜路)
Vạn hộc đôi sầu 萬斛堆愁 (Tống . Chu Đôn Nho 朱敦儒: Mộc Lan Hoa mạn . Chỉ vinh hà tuấn nhạc 木蘭花慢 . 指榮河峻岳)
Vạn hộc thanh sầu 萬斛清愁 (Tống . Triệu Đỉnh 趙鼎: Động tiên ca . Không sơn vũ quá 洞仙歌 . 空山雨過)
Vạn hộc sầu sinh 萬斛愁生 (Tống . Tạ Khoa 謝薖: Điệp luyến hoa . Nhất thuỷ doanh doanh ngưu dữ nữ 蝶戀花 . 一水盈盈牛與女)
Vạn hộc li sầu hưu cánh tố 萬斛離愁休更訴(Tống . Trương Hiếu Tường 張孝祥: Thanh ngọc án . Hồng trần nhiễm nhiễm Trường An lộ 青玉案. 紅塵冉冉長安路 )

Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
(“Truyện Kiều” 247 – 248)

Sầu đong càng lắc càng đầy: Đong hạt ngũ cốc thì càng lắc càng vơi, chứ đong mối sầu thì càng lắc lại càng đầy thêm, tức càng tìm cách giải sầu thì sầu càng nặng. So với câu: Lửa phiền càng dập càng khêu mối phiền.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

Cổ văn: Sầu trường vạn hộc
古文: 愁腸萬斛
(Bài Cổ văn: Lòng sầu đong muôn hộc)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)


Xét: Theo “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, thì câu 247 và 248 này là:

Sầu đong càng KHẮC càng đầy
Ba thu GIỌN lại một ngày dài ghê
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)

Huỳnh Chương Hưng - dịch thuật 
Quy Nhơn 16/02/2020

4/11/21

諾言 - Nặc ngôn

 

人生百態,生活在這光怪陸離的社會裡,我常被一些事物觸及心靈底處.看到的,遇着的,憶起的,那些人事物就像秋天裡的菅芒花絮,隨風飄起,有的飄到天盡頭,隱没了;有的吹到我心中,萌芽了.於是我便把一些捕捉到的感想與體悟記下來,以充知見.例如:看到了舉世震驚的新冠疫情,寫下了"生與死";遇着了愚昧不醒的可憐愍者,寫下了"包容";憶起了魂牽夢縈的故國家園,撰述了"往事知多少?".....

寫作的時候,我的心境是很虔誠的,我期待兩件事:一是希望大家讀了我的作品,能有一些歡喜,即使只是一絲絲也好.二是希望大家能得到清淨與柔軟,能有更好,更澄明的心來面對五濁世界與剛强衆生.

"文章千古事,得失寸心知",文章的價值在於它是否對蒼生有益,讓自己釋懷,其他的都是猶其餘事.因此,對於寫作,我一直都樂此不疲,也常在寫作的過程中,蒙古聖先賢教誨,一言棒喝,感覺好像在黑夜中把燈開亮,好像在迷茫時聽到遠方傳來的暮鼓晨鐘,好像埋首案前突然抬頭看見青山.

多少年過去了,在我沮喪的時候,我會逃遁到寫作裡去;當我歡樂的時候,我會表現到寫作裡去;當我寂寞的時候,我用寫作填補空虚;當我充實的時候,我又迫不及待要拾起筆來,寫出我的感覺.我認為,如果大家讀了我的作品,得到利益與啓發,那都是佛菩薩與聖賢人的功德,以及人的自性本具的光明,我的文句只是一個工具而已.

我時常感恩,在耄耋之年,還能有不紊的思惟;於板蕩之世仍有天涯咫尺的知交,一直不厭其煩地聽我訴説衷腸.

最近看到一齣短劇_"暖",讓我憶起1997年的一段有關承諾的往事,感觸良多,於是寫下這篇"諾言",希望把一些道理展現於人生,也期望及勉勵自己在做人處世的日常生活中提升一些,超越一些,圓滿一些,在修行路上繼續邁進.

清祥合十


 諾言


一九九七年香港回歸前,民衆普遍對新政權有所恐慌不安,因此當地掀起了一個大移民潮.移居外國有兩個管道,投資及婚姻,其中男娶女嫁是最熱門的捷徑.

當時久居在香港的表兄特地來美與表姊洽商移民大計,方法是讓表兄的兒子與表姊的女兒在美國辦理一個有名無實的聯婚,表姊當下就點頭頷之.正當一切都準備就緒的時候,表姊突然反悔,這件事便告胎死腹中.

表兄這個踉蹌摔得不輕,一氣之下,與表姊割蓆斷交.多少年過去了,彼此仍是漢界楚河,不相往來,手足之情,看來難以合浦珠還.

以此事來看,承諾給人的依賴與期盼;背信給人的沮喪和苦惱,不可謂不大.

最近看到一齣短劇 "",是改編自莫言的短篇小説"白狗秋千架".把承諾的問題與意義,説得淋漓盡致.

在一個純樸的中國鄉村裡,暖和井河都是半大不小的孩子,暖是方圓百里有名的美人兒,井河喜歡暖,喜歡了很多年.

那年村裡來了一個省城的戲團,英俊不凢的小武生吸引了暖,兩人很快便墮入愛河.不久小武生要隨團巡迴演出,離村前承諾一定回來接暖去省城.春去秋來,一晃又三年,小武生没有消息.

井河終於對暖説:"妳别等他了,他早已把妳給忘了."他再告訴她,他喜歡她,他會對她好,他不會説話不算數.暖也對井河説:"如果小武生再不來接我,我就嫁給你."

一年後,井河考上了大學,多少年的壯志終於有了交代,他迫不及待地告訴暖,離開村子去上大學的那天,他對暖説:"一定要等他回來,他會時常寫信給她."一開始書信不絕,漸漸的減少再減少,最後音訊全無.

暖在兩度感情重創之下,生了一場大病,卧病時隔鄰一個啞巴青年對她悉心照顧,無微不至,病癒後,暖感其真情,又好像明白什麼了,没多久她便許配給啞巴青年.

十年歲月匆匆而過,當井河踏上來時路,在故鄉一個木橋上遇見了暖,當年的窈窕淑女變成了眼前的滄桑女人.井河愣住了,霎時間辛酸苦辣,齊上心頭,悲痛之情,莫以名狀.

暖看見井河,只是略而點頭一笑,默然不語,像是擦身而過的陌路人,繼續踽踽踱步.望著那瘦瘠的身影一瘸一拐地走遠,井河站在夕陽斜照的木橋上,頓時悲從中來,不禁掩面痛哭.

"初聞不明曲中意,再聞已是曲中人."

那些猶在耳邊的諾言,那些不忍直視的過去,那些不能忘却的舊夢,烙成了暖心中無盡的積鬱,故人的所有沈默,無言和屈受,像是一根根在背芒刺,穿透井河的心脾.

當初所有的承諾是今天無盡的懺悔.

“暖”這齣戲劇是講述一個關於承諾,等待,背信和無奈的故事.

小武生和井河屬於同一類人,他們都給了暖關乎一生的承諾,"我一定會回來接妳,""我一定會給妳幸福.”..... 這樣的承諾會給人無盡的幻想期盼,但隨着時間的流逝,説過的話逐漸從記憶中褪色,承諾兑現的希望愈發渺茫,最後那些盼着的念着的朝朝夕夕;那些愛慕的纏綿的字字句句,終究像落葉浮萍般付諸流水.

小武生的一去不返,井河的迷失在繁華都市的霓虹燈下,都説明了人心易變.我們不批判承諾的人,就像我們在年輕時候的愛情一樣,都迫不及待的用各種方式來表達着熾熱和真心,承諾就是其中最輕易,最有表現力的一種.

就如我表姊的故事一樣,她對表兄作出承諾的時候,都是有着無比的真心實意,她當時只是想着怎樣幫助表兄一家人移民來美定居,但没有思考到法理和其他方面可能發生的問題.

故而,不管是戲劇裡小武生,井河或者是現實中我的表姊,當他們在感情或人情上做出那番承諾時都是真心的,只是他們還没有明白承諾的意義和分量,於他們而言是掏心掏肺的表白,以致最後承諾變成了枷鎖,成了罪孽.

從歷史的推演和人生的經歷來看,真正讓人們錯過的是時間和空間.口頭上的承諾並没有法律的管制和道義的約束,時過境遷,有了自己的生活圈,心情沈澱下來,想法變了,價值觀變了,承諾的人於是沈默,於是背信;信諾的人也沈點了,憋住了,大家都不想再提當年的諾言,也都明白以前做的很多事都是荒唐幼稚,既傷害了别人也貶低了自己.

人生很多事情本來就没有絕對的對與錯,法律也不能裁判口頭上承諾的人.因為太年輕太率直而輕諾的人,隨着歲月的流逝,當我們没有了"年輕"這樣的借口之後,還是不要輕易説:"我一定會"這四個字,没有兑現的承諾有時會給人帶來一生的傷害和自己永遠無法彌補的遺憾.

我想世上最好的承諾就像戲劇中的啞巴青年,不用言詞話語,當你需要的時候,他會伸出援手;當你痛苦的時候,他會陪伴左右,没有心機忖度,没有利害得失,只有默默地去做,真心的付出.

佛家曰:"身口意"有十種造業作為,其中身與意各有三,只有口造四種罪業.

就像我們臉上的五官,以鼻為中線,分為左眼一半,右眼一半;左耳一半,右耳一半,兩個一半彼此協調,互相合作,就不會獨一自大,而我們的嘴巴却只有一個,没有另外一半的相助相輔,因此時常信口開河,最容易造業.

靜思語有句:"話多不如話少,話少不如話好",話好不是美麗的詞藻,而是謹慎其言.

孔子曰:"人無信而不立."與朋友交往,説話要誠實,格守信用,一個人的誠實守信,重在實踐.

黄花崗七十二烈士為了實踐愛國家,爱民族的誓言,離妻别子,慷慨就義,獻出他們的頭顱和熱血;德蕾莎修女為了實踐愛窮苦人的信諾,毅然離開了執教十七年的貴族女校,把尊貴的地位和舒適的生活留給别人,來到印度位於加爾各答(Calcutta)為最窮的窮人服務 (Poorest of the poor).

一個人要做到像君子般一諾千金,言出必行真的不是那麼容易達到,但是一個人願意培養尊重,體諒,凢事多替别人想想,相信不是很困難的,最起碼,也不要像小人那樣輕言信諾,出爾反爾.

古人云:"三緘其口",開口説話固然要三緘,給人許諾的時候更要三緘三緘再三緘.

不輕承諾故我不負人,不輕信諾言故人不負我,共勉之!

清祥於費蒙特客寓

05-08-2021