Hoàng Ngọc Nguyên
1/30/21
HẾT THUỐC CHỮA?
Anh cấp visa dài hạn cho người Hồng Kông có hộ chiếu hải ngoại
Thụy Mi - RFI
Anh Quốc hôm nay 29/01/2021 khẳng định muốn bảo vệ « quyền tự do và tự trị » của Hồng Kông thông qua loại visa mới có giá trị dài hạn cho các cư dân cựu thuộc địa, do Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới.
Những người dân Hồng Kông sở hữu hộ chiếu Anh hải ngoại (BNO) kể từ Chủ nhật 31/01 có thể xin cấp loại visa này, để sống và làm việc tại Anh trong 5 năm và sau đó có thể xin nhập quốc tịch. Từ trước đến nay, họ chỉ có quyền đến Anh 6 tháng và không được làm việc.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố việc mở rộng này giúp chứng minh « mối quan hệ lịch sử và hữu nghị sâu sắc với người dân Hồng Kông ». Ông khẳng định muốn « bảo vệ tự do và quyền tự trị, là những giá trị mà Anh và Hồng Kông vẫn gắn bó ».
Sự thay đổi này khiến Bắc Kinh giận dữ. Chính phủ Anh đã hứa hẹn như trên từ tháng 7/2020, để phản ứng việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới một cách độc đoán tại Hồng Kông, đàn áp dữ dội phong trào phản kháng. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay tái khẳng định luật này « vi phạm hiển nhiên và trầm trọng bản tuyên bố chung Anh-Trung Quốc » ký kết năm 1984.
Phí visa loại mới là 250 bảng Anh (280 euro), nhưng nếu muốn được hưởng dịch vụ y tế công, phải đóng nhiều hơn (3.120 bảng Anh cho người lớn, tương đương 3.500 euro).
Hiện nay có khoảng 350.000 người có hộ chiếu Anh hải ngoại, tăng gần gấp đôi kể từ khi nổ ra phong trào đòi dân chủ cách đây một năm rưỡi. Còn 2,9 triệu người Hồng Kông khác, sinh trước năm 1997, đều có thể xin cấp hộ chiếu này. Đã có 7.000 người Hồng Kông sở hữu BNO sang Anh sinh sống từ tháng 7/2020 đến giữa tháng 1/2021. Luân Đôn ước tính hệ thống mới sẽ thu hút đến 322.400 người trong 5 năm.
Bắc Kinh hôm nay loan báo sẽ từ bỏ việc công nhận loại hộ chiếu đặc biệt của Anh dành cho người Hồng Kông.
1/29/21
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2021 bắt đầu diễn ra theo hình thức trực tuyến
Trước lễ trao giải, nhà sáng lập WEF Klaus Schwab đã đọc diễn văn khai mạc bằng thông điệp video, khẳng định 2021 sẽ là một năm thế giới thoát khỏi đại dịch một cách "linh hoạt hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn".
Giải thưởng Crystal nhằm mục đích vinh danh các nghệ sĩ có đóng góp tiêu biểu nhằm cải thiện hiện trạng của thế giới. Năm nay kiến trúc sư người Anh gốc Phi David Adjaye và nghệ sĩ nhiếp ảnh Brazil Sebastiao Salgado là những người được vinh danh.
Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo thế giới đã bắt đầu hội nghị Davos trực tuyến từ ngày 25/1 thay vì hình thức truyền thống thường niên tại Thụy Sĩ. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chìm sâu trong khủng hoảng, chương trình nghị sự của hội nghị gồm tình trạng thất nghiệp và nợ tăng cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.
WEF hiện kỳ vọng có thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo hình thực trực tiếp tại Singapore vào tháng 5 tới.
1/26/21
Vì sao tổng thống Biden hủy bỏ Keystone XL?
Jackhammer Nguyễn
Một quyết định hành pháp được tổng thống Biden ký trong những giờ đầu tiên nắm quyền là hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL (gọi tắt là Keystone), dẫn dầu thô từ Canada sang Mỹ.
Dự án Keystone là gì? Và tại sao nó lại trở thành chủ đề tranh cãi đến hàng chục năm nay? Các vấn đề môi trường lớn đến mức nào?
Keystone là gì?
Dự án Keystone được công ty năng lượng Canada TC Energy (TransCanada) đưa ra lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2008, để vận chuyển dầu khai thác từ vùng cát dầu của tỉnh bang Alberta sang Mỹ.
Đường ống dẫn dầu xuyên quốc gia giữa Mỹ và Canada vốn đã có, nhưng dự án mới là một con đường tắt để vận chuyển nhiều hơn. Dự án dài khoảng 1700 dặm xuyên qua Alberta, Saskatchewan ở Canada và băng qua các tiểu bang Montana, South Dakota và Nebraska của Mỹ.
Đường ống Keystone XL Ảnh : Internet |
Ngay sau khi dự án được công bố, các nhà bảo vệ môi trường Canada, dẫn đầu là bà Susan Casey-Lefkowitz bắt đầu cuộc vận động khổng lồ và dài hơi để phản đối. Có nhiều lý do họ đưa ra cho việc phản đối này: khai thác cát dầu sẽ tàn phá một vùng rừng lạnh mênh mông của Canada, rò rỉ từ đường ống sẽ hủy hoại nước ngầm của các nông dân Mỹ, khí thải từ việc chế biến này sẽ tăng lên rất nhiều.
Việc phản đối dự án, cho đến nay đã tập trung được hàng trăm nhóm khác nhau, các nhóm môi trường Mỹ và Canada, nông dân, thổ dân da đỏ,… và nhiều nhà khoa học, các nhóm bảo vệ hoang dã từ Texas đến Idaho…
Năm 2009, trong chuyến ra nước ngoài đầu tiên của mình đến Canada, tổng thống Obama đã được các nhà hoạt động môi trường vận động hủy bỏ dự án. Ông hứa là sẽ xem xét các quan ngại của họ.
Nhưng với sự vận động của các nhóm công nghiệp năng lượng, bộ ngoại giao Mỹ vẫn có khả năng đồng ý cấp giấy phép cho dự án. Các nhóm môi trường tiếp tục làm áp lực mạnh mẽ, mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình trong hai tuần lễ của mùa hè năm 2011 xung quanh Tòa Bạch Ốc, dẫn đến việc bắt giữ khoảng 1200 người vì bất tuân dân sự.
Sau đó ít lâu có một cuộc biểu tình đến 12 ngàn người bao vây Tòa Bạch Ốc, đòi hủy bỏ dự án.
Các mạnh thường quân của tổng thống Obama, chỗ riêng tư và công khai, gây sức ép đòi ông hủy bỏ dự án.
Tháng 2/2013, vài ngày sau khi ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ 2, khoảng 35 ngàn người biểu tình ở trung tâm Washington DC, phản đối dự án.
Tháng 11/2015, với sự đồng ý của cơ quan môi trường liên bang (EPA), tổng thống Obama tuyên bố chấm dứt dự án Keystone.
Bốn ngày sau khi lên cầm quyền, tổng thống Donald Trump đảo ngược quyết định của ông Obama.
Ông Trump bị các nhóm môi trường kiện và ông bị thua trong hai vụ, nhưng từng bước, với sự bãi bỏ nhiều quy định bảo vệ môi trường, ông Trump và các đồng minh thân hữu của các công ty năng lượng, lại phục hồi dần dự án Keystone, cho đến ngày 20/1/2021, nó bị tổng thống Biden chấm dứt.
Môi trường, việc làm và thị trường
Muốn hiểu sự lo lắng cao độ của các nhóm môi trường, phải hiểu biết bản chất của cát dầu là gì. Đây không phải là dầu mỏ dưới dạng lỏng mà là dạng đặc có hình dáng, cấu trúc như những miếng nhựa trải đường, hay còn gọi là hắc ín. Tên tiếng Anh của nhiên liệu này là “bitumen”, một số tài liệu tiếng Việt trong nước viết là “bitum”.
Có hai cách vận chuyển nguyên liệu này, hoặc bằng xe tải hay xe lửa, khi mới đào lên. Thứ hai là sơ chế nó thành chất lỏng rồi chuyển bằng đường ống, như dự án Keystone mong muốn. Giá vận chuyển bằng đường ống rẻ hơn nhiều so với bằng đường bộ, và đó chính là lý do các công ty năng lượng nằng nặc vận động cho dự án.
Có hai điều đặc biệt nguy hiểm cho môi trường, phát sinh từ việc vận chuyển bitumen. Thứ nhất là nó nặng hơn dầu thô bình thường, khi bị rò rỉ sẽ chìm xuống nước, khó được tẩy rửa hơn so với dầu thô bình thường. Thứ hai là trong bitumen có nhiều chất rất độc, ăn mòn kim loại, hủy hoại nhanh chóng các đường ống dẫn.
Về mối nguy hiểm thứ nhất, người ta lo ngại rằng, đường ống Keystone sẽ hủy hoại bồn nước ngầm Ogallala nằm dưới lòng đất ở tiểu bang Nebraska và một số bang lân cận. Bồn nước ngầm này đang cung cấp nước uống cho hàng triệu người và tưới cho 30% đất đai nông nghiệp của Mỹ.
Về mối nguy hiểm thứ hai, hồi tháng 7/2010, giữa lúc các nhóm vận động hủy bỏ dự án đang giằng co với chính quyền Obama thì một vụ rò rỉ dầu chế biến từ bitumen xảy ra gần thành phố Kalamazoo, bang Michigan, của công ty Enbridge. Đường ống dẫn bị vỡ, tung ra hàng triệu gallon dầu bitumen. Hàng trăm người phải đi bệnh viện, và việc tẩy rửa sau đó tốn hàng tỷ Mỹ kim và nhiều năm kiện tụng, dàn xếp trong tòa án. Vụ rò rỉ này là vụ rò rỉ dầu lớn nhất trên đất liền trong lịch sử nước Mỹ.
Chính vụ Kalamazoo làm phong trào phản đối Keystone càng mạnh mẽ, kêu gọi được cả sự chú ý của những nhân vật cộng đồng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đức Tổng giám mục Desmond Tutu…
Các nhóm thúc đẩy dự án đưa ra lý do là dự án khổng lồ này sẽ tạo nhiều công ăn việc làm. Theo TC Energy, nó sẽ tạo ra 119.000 công việc làm. Nhưng theo con số của Bộ Ngoại giao Mỹ được tổ chức bảo vệ môi trường Natural Resources Defense Council (NRDC, thành lập năm 1970) cho biết, có khoảng 2000 công việc được tạo nên trong 2 năm xây dựng, sau đó giảm xuống còn… 35.
Một lập luận nữa được những người ủng hộ dự án đưa ra là để cho nước Mỹ không phụ thuộc vào dầu nhập cảng từ các quốc gia không thân thiện như Venezuela, Iran. Nhưng theo tính toán của NRDC, phần lớn lượng dầu lọc từ bitumen của Keystone sẽ được xuất khẩu. Từ năm 2015 lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã bị dỡ bỏ vì thặng dư dầu khai thác từ công nghệ ép đá phiến (shale oil fracking). Ngoài ra các nguồn dầu rẻ tiền, dễ lọc cũng sẵn sàng hơn từ Brazil, Guyana, phát hiện trong những năm gần đây.
Canada là nguyên nhân chính
Nếu như việc hủy bỏ Keystone không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng cũng như việc làm của Mỹ, thì nó có thể ảnh hưởng nhiều đến Canada, quốc gia xuất khẩu năng lượng nhiều nhất vào Mỹ và nền kinh tế của Canada phụ thuộc rất lớn vào việc xuất khẩu này, đặc biệt là tỉnh Alberta nơi có mỏ dầu bitumen.
Và đây không phải là lần đầu Canada gặp khó khăn vì nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu nguyên liệu này. Canada cũng đã từng phản đối việc cấm sử dụng chất asbestos có trong khoáng chất amiant, dùng làm chất cách nhiệt, giữ ấm trong nhà, vì Canada là nước sản xuất phần lớn khoáng chất này. Chất asbestos là chất gây ung thư phổi.
Cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Mỹ và Canada là ông Biden – Trudeau sắp tới đây, được dự trù là sẽ bàn nhiều đến quyết định hủy bỏ dự án Keystone. Canada và Mỹ là hai đồng minh kinh tế và chính trị rất khắng khít.
Sau khi ông Biden ký sắc lệnh hủy dự án Keystone, có nhiều người sử dụng Facebook tiếng Việt đăng đàn phản đối hay chế giễu, trong đó có một nha sĩ ở Texas, là một ủng hộ viên nhiệt thành của ông Trump và cũng là một nhân vật cộng đồng người Việt ở đó.
Ông ta nói rằng quyết định của ông Biden giúp Tàu hưởng lợi, vì Canada sẽ ký kết khai thác dầu với Trung Cộng, mà không đưa ra dữ liệu nào củng cố nhận định của ông ta.
Có lẽ ông ta không hề biết rằng, hồi tháng 2/2020, khi dự án Keystone vẫn đang có triển vọng dưới thời ông Trump, một công ty Canada đã từng hủy bỏ dự án có tên Frontier Mine, khai thác bitumen ở Alberta, vì một lý do đơn giản: Giá dầu thấp, bán không có lời.
1/21/21
Lời Hứa Không Tròn
Dạo:
Trách em sao vội về trời,
Trách anh sao mãi còn nơi dương trần.
I. Cóc cuối tuần Phú Lang Sa:
La Promesse Rompue
(Cho những ai đang buồn đau vì lẻ bạn)
Que c'est loin le jour où nous deux,
Les yeux imprégnés de tendresse,
Et le cœur inondé d'ivresse,
Nous avons échangé nos vœux.
Nous nous sommes alors promis
Que, durant ce séjour sur terre,
Quoi qu'il nous advienne, ma chère,
Nous ne serions point désunis.
Mais parvient soudain ton trépas,
La vie dès lors n'est qu'un orage.
Hélas, je manque le courage
De suivre d'emblée dans tes pas.
Est-ce par toi, brisant le vœu,
Ou par moi, rompant la promesse,
Que nous devons vivre en détresse,
Toi dans les cieux, moi dans ce lieu?
Chérie, je ne sais pas pourquoi
Dieu t'a déplacée de ce monde,
Laissant cette âme vagabonde
Traînasser ici-bas sans toi.
Trần Văn Lương
Cali, 1/2021
1/19/21
Trương Vọng Trên Thiên Đường - 天堂的張望
昨天上網無意中看到一句話 "我來過, 我很乖..."内心猛然咯噔了一下.打開視頻, 原來是一部根據真實故事改編的電影:"天堂的張望".
1/17/21
1/15/21
Vinh Danh Thiên Thần Áo Trắng
Bản dịch Pháp Văn: Châu Thanh Thủy
Bản dich Anh Văn : Nguyễn Văn Thông
Tôi xúc động viết bài thơ ca tụng,
Những “Thiên Thần Áo Trắng”, những Lương Y.
Giờ này đây, đang hoạt động cứu nguy,
Xả thân săn sóc những người bệnh Dịch.
Như chiến sĩ, ở tuyến đầu xung kích,
Đánh bạt Tử thần, cứu sống tha nhân!
Các Bác Sĩ đã quên cả bản thân,
Thương “Con bệnh”, như “Lương Y Từ Mẫu”.
Qua khẩu trang, nói những lời hiền hậu.
Khám bịnh, phát thuốc, an ủi bệnh nhân,
Hướng dẫn điều trị, động viên tinh thần,
Hết giường bịnh này, đến giường bịnh khác.
Quên giờ giấc, quên ngủ ăn... phờ phạc!
Đôi ba lần, kiệt sức, bước lao đao.
Đối diện Dịch trùng nguy hiểm xiết bao!
Chẳng khác lính trận, cận kề cái chết!
Nỗi đau của Lương Y, nào ai biết,
Chính là khi Vị (nam/nữ) Bác Sĩ về nhà,
Sợ trong mình lan nhiễm Virus China,
Đành đứng xa, nhìn vợ/chồng con, ứa lệ!
“TẠ ƠN NGƯỜI !!!” , lời Tạ Ơn vô kể!
Gửi các “Thiên Thần Áo Trắng” mến yêu,
Bác Sĩ, Y Tá, Y Công... thật nhiều ...!
Các Vị là Người của Trời ban xuống.
Thiên chức, Trách nhiệm, vô cùng cao thượng!
Với Lời Thề Hippocrates, rực trong tâm .
Có nhiều Vị, lây bịnh... đã chết... âm thầm!
Nhân loại cúi đầu, vinh danh, tưởng niệm!
Trong Bịnh Viện, còn những người Tình Nguyện
Xung phong vào trợ giúp các Lương Y.
Lòng hy sinh ngời sáng, Đức Từ bi,
Hồn trắng đẹp, như “Thiên Thần Áo Trắng”
Cuộc chiến đấu này, chúng ta phải thắng!
Quyết dẹp tan loài quỉ Virus China,
“Vương Miện Tạ Ơn”, kết những vòng hoa,
Xin vinh hạnh, trao “Thiên Thần Áo Trắng”! (*)
Trần Quốc Bảo
Ode Aux Anges En Blanc
(Poème de Trần Quốc Bảo)
Avec beaucoup d’émotion je compose ce poème
Louant “Les Anges En Blanc”, les médecins
Qui, jour après jour, contre cette pandémie,
Mènent une guerre incessante pour sauver les vies
Ces guerriers de l’avant garde, sans penser aux dangers
Repoussent les assauts de la Mort,
Vague après vague, soignant avec amour
Les malheureux touchés par la maladie.
A travers le masque anonyme, leurs paroles viennent du coeur,
Ils dispensent des mots encourageants et soins médicaux
Ils soignent le corps et en même temps, de lit en lit,
Ils remontent le moral et calme l’esprit des malades
Assommés par la fatigue, trébuchant, à peine debout,
Ils doivent faire face à un ennemi virulent, si dangereux,
Comme des guerriers au champ de bataille, face à la mort.
La souffrance des médecins, qui peut le deviner?
De retour à la famille, ramenant chaque jour avec eux
Cette peur qu’ils sont déjà contaminés.
Et se tenant de loin, ils laissent les larmes couler.
Avec notre coeur rempli de gratitude
Nous envoyons a nos Anges en Blanc bien aimés
Medecins, corps médical, mille mercis bien sincères
Vous êtes Les Anges que Dieu nous a envoyés.
Devoir, Responsabilité, Noble Dévotion,
Le serment d’ Hippocrates résonne encore dans votre coeur
Certains, silencieusement nous ont quitté, victimes eux aussi
Baissant la tête, respectueusement, nous leur disons adieu.
N’oublions pas les volontaires qui, malgré le danger,
Sont venus de loin et de près, aider dans les hopitaux.
Bénie soit leur générosité, leur sacrifice ainsi reconnu
Leur âme aussi pure, comme Les Anges en Blanc.
Cette guerre, ensemble nous devons la vaincre
Pour toujours nous devons détruire ce ‘Virus China’.
Et pour notre éternelle reconnaissance, du fond du coeur,
Nous présentons une belle couronne de fleurs à nos Anges en Blanc.
Châu Thanh Thủy, Ph.D
Bản dịch Anh văn của NGUYỄN VĂN THÔNG, MEd. (Henrico, VA)
Honors To The Angels In White Gowns
Being moved I write this poem of praises,
To the Angels in white gowns,
Who are presently on a rescue mission,
To save the infected pandemic patients.
Like battlefield warriors on the front line,
To protect lives, to the death they fight!
Physicians forget themselves,
As loving mothers caring for their sick children.
They say kind words under masks,
Check up, give medicine, and provide comfort.
Always with understanding and encouragement,
As mothers proceed from one bed to another.
They forget about time, sleep, and food,
Many a time exhausted, they unsteadily walk,
Confronting the deadly virus,
They are warriors facing death!
No one knows their inner pains,
Coming home when they can.
Fearing being infected with the China virus,
Sobbing from afar, looking at their spouses and children!
"THANK YOU !!!" My words of heartful gratitude,
To the Angels in white gowns.
First responders, policemen, doctors, and nurses,
You were sent by God during these trying times.
Heavenly vocations and extremely blessed,
With the Hippocratic oaths burning within their hearts.
Many infected has fallen with the virus,
Bowing our heads, mankind pays tributes.
In hospitals, other volunteers and workers,
Helping out where and when they can.
With their benevolent compassion,
Their hearts shine like the Angels in white gowns.
In this war, we are in it to win!
The virus from China must be vanquished!
To the wreaths of Victory,
They go to the Angels in white gowns!
By Trần Quốc Bảo
Translated by Nguyễn Văn Thông
1/13/21
Tiễn biệt Luật sư Nguyễn Thị Hồng, phu nhân GS. Vương Văn Bắc
Ngày 10/01/2021, LS Nguyễn Thị Hồng, phu nhân GS Vương Văn Bắc, đã yên nghỉ giấc ngàn thu. LS Hồng mất sau Thầy Bắc đúng 10 năm. Trong thập niên 80, gia đình chúng tôi sang Pháp. LS Hồng tìm kiếm các luật sư ở Saigon sang Pháp định cư, cùng với một vị thẩm phán người Pháp, tìm đến tận nơi giúp đỡ. Thầy cô thương mến các học trò cũ, trong số có vợ chồng tôi. Cô Hồng là giáo sư tiếng Pháp của nhà tôi ở trường Trưng Vương. Tôi là học trò của thầy Bắc, còn nhà tôi là học trò của cô Hồng. Tấm hình trên đây chụp ở nhà thầy cô ở quận 15 Paris. Trên bàn là một bình hoa hồng, tên của cô.
Có lần cô kể cho tôi ngày mới di cư vào Nam, cô được Nha Trung Học bổ nhiệm làm giáo sư tiếng Pháp ở trường Trưng Vương. Cô vừa làm vừa học Luật. Cô tập sự luật sư tại văn phòng Thầy Bắc ở góc đường Pasteur và Gia Long. Thầy đi nghe cô biện hộ. Gặp hoàn cảnh thương tâm, cô rơi nước mắt. Những giọt lệ của cô làm thầy vương vấn rồi se duyên.
1/12/21
HOEN Ố MÀU CỜ
HOEN Ố MÀU CỜ
( Chúng tôi là cựu chiến sĩ, là cựu tù nhân của cộng sản… Đã từng chiến đấu dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, ngọn cờ Chính nghĩa…Vì thấy nó xuất hiện trong cuộc bạo loạn, tấn công tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1/2021 nên phải lên tiếng.)
Họ là những con người đang lạc lối !
Bị phủ trùm trong mê muội khùng điên.
Thể hiện lòng aí quốc cách vô duyên :
Vác Cờ Vàng theo bạo quyền vung vẫy.
Quân, Dân miền Nam vì ngọn cờ ấy,
Đã đổi máu thân giữ lấy quê hương.
Ba mươi tháng tư, biến cố đau thương,
Phải cuốn cờ, đau buồn lìa Tổ Quốc !
“Di Sản Cờ Vàng” đi vào sử sách,
Mong hậu duệ :“Giấy rách giữ lấy lề”.
Thật đau buồn khi một đám u mê,
Vác cờ đi làm trò hề thiên hạ.
Bởi vì ai ? Bạn bè thành xa lạ,
Bởi vì ai ? Phá nát cả gia cang,
Nay lại thêm hoen ố ngọn cờ vàng,
Được phất lên gia nhập đoàn khủng bố *
Cùng tấn công biểu tượng nền dân chủ:
Toà Nhà Quốc Hội, cột trụ pháp quyền.
Tên đầu đảng đã lộ rõ nguyên hình,
Muốn nắm giữ chức quyền bằng bạo lực.
Một số dân mình, sao chưa tỉnh thức ?!
Vì sợ bạo quyền, bỏ Nước ra đi.
Nay bị lừa phỉnh, mê mẩn, cuồng si
Tôn “Gã chẳng ra gì” làm lãnh tụ.
Biến “Cờ Vàng Di Sản” thành cờ rũ,
Tự để tang mình : “bức tử” lần hai !
Người còn lương tri, buông tiếng thở dài,
Khóc phận Cờ bị đọa đày miệt thị.
Người Việt ơi ! chúng ta nên suy nghĩ,
Hãy cùng nhau giữ giá trị Cờ Vàng.
Là Di Sản của Quốc sử Việt Nam,
Đã một thời vẻ vang màu chính nghĩa.
Kính cẩn hương linh Anh Hùng, Tử Sĩ,
Dưới ngọn Quốc Kỳ, nghĩa khí hy sinh.
Nay đến phần trách nhiệm của chúng mình,
Gìn giữ màu cờ : Hồn Thiêng Dân Tộc .
Hàn Sĩ Phan
*Domestic terrorists :những tên khủng bố nội địa.
1/11/21
1/8/21
Bài thơ Tưởng niệm Liệt Sĩ Trần Văn Bá
Ngày tiễn Anh đi
Nắm tay trong buổi phân ly
Xin trao Anh, lá Quốc Kỳ Việt Nam
Dòng máu hiên ngang
Của ba Miền: Trung Nam Bắc
Với chí nguyện da vàng
Kiêu hùng bất khuất!
Trang sử Việt, gặp hồi đen tối nhất
Anh xung vào: “Mặt TrậnThống Nhất
Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam”
Phục quốc cứu Quê hương
Triệu người di tản bốn phương
Nhìn về Anh
Như điểm cao danh dự!
Vì có anh!... Trên bước đường viễn xứ
Chúng tôi còn ngạo nghễ nhìn lên!
Còn nhận mình là “Dòng giống Rồng Tiên”!
Dù mất Nước
Nhưng vẫn còn “Chính Nghĩa”!
Anh vùng lên, khiến quân thù khiếp vía!
Anh Trở về, làm Thế giới ngạc nhiên!
Lá Quốc Kỳ ; Sứ mạng thiêng liêng,
Anh hiên ngang đem về Quê Mẹ!
Tôi chắp tay, nguyện cầu Thượng Đế,
Ban cho Anh, cho tất cả chúng ta
Một ngày “Việt Nam vang khúc Khải hoàn ca...”
Bóng Cờ thiêng, bay giữa lòng Thủ đô yêu dấu
Ngày hôm nay, lên đường chiến đấu
Đường về Quê gai góc hiểm nguy,
Khổ cực, gian nguy đón bước Anh đi
Và Dân tộc, sẽ ghi ơn từng bước!
Anh cao tay thề, trước Bàn Thờ Tổ Quốc
Nến hai hàng, bỗng rực sáng long lanh
Tôi chợt nhìn lên, một khoảng trời xanh
Thấy hiển hiện “Hồn Thiêng Sông Núi”!
Lòng anh yêu Nước, dâng cao vời vợi
“Quyết tâm quang phục Việt Nam!”
Nguyện hi sinh cho Tổ Quốc Giang San,
Cả Dân tộc vùng lên tìm sự sống!
Lời Quốc Ca, như Hịch truyền vang động
“Công Dân Ơi! Mau Hiến Thân Dưới Cờ...!!!”
Tôi tưởng mình... đang sống thuở xa xưa
Ngày Lê Lợi, Quang Trung khởi nghĩa...
Nhưng ... Than ôi!
Buồn đau thấm thía!
Mệnh Trời chưa thuận
Vận Nước còn điêu linh
Mộng lớn đã chẳng thành
Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch
Những con yêu của Tổ Quốc đã lẫm liệt hi sinh
Nối bước Nguyễn Thái Học, đi vào lịch sử
Nhưng thân tử, chí hùng anh bất tử
Vì hậu phương, còn tất cả chúng tôi đây
Triệu người, nối một vòng tay!
Vẫn ý nguyện như Anh, diệt thù cứu Nước
Trần Quốc Bảo
1/7/21
Nghị sĩ Nga nói nền dân chủ Mỹ 'què quặt'
Dưới các tiêu đề "Tràn vào Đồi Capitol" và "Hỗn loạn ở Washington", truyền hình nhà nước Nga hôm nay phát sóng cảnh đám đông ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump phá rào chắn và tràn vào tòa nhà quốc hội, trong khi lực lượng an ninh bắn hơi cay và cảnh sát chĩa súng vào người biểu tình.
"Bên thua có quá đủ cơ sở để cáo buộc bên thắng có hành vi gian lận. Rõ ràng nền dân chủ Mỹ đang què quặt cả hai chân", Konstantin Kosachyov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, viết trên Facebook. "Sự ca tụng dân chủ đã kết thúc. Thật không may, nó đã chạm đáy, và tôi nói điều này mà không chút hả hê nào".
© Được VnExpress cung cấp Người biểu tình cố xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington hôm 6/1. Ảnh: AFP . |
Các cựu Tổng thống Mỹ cùng phản ứng sau hỗn loạn tại Điện Capitol
© Lao Động Các cựu Tổng thống Mỹ (từ trái qua phải) Jimmy Carter, George H. W. Bush (đã qua đời), George W. Bush, Bill Clinton và Barack Obama trong một sự kiện ở Texas năm 2017. Ảnh: AFP. |
Cựu Tổng thống Barack Obama nói, "lịch sử sẽ ghi nhớ vụ bạo lực hôm nay tại Điện Capitol", đồng thời chỉ ra rằng, không chỉ ông mà nhiều người đều không bất ngờ với những diễn tiến đã xảy ra tại tòa nhà Quốc hội trong ngày Thượng viện và Hạ viện tổ chức phiên họp chung để chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2020 vào ngày 6.1.
Cựu Tổng thống của đảng Dân chủ cũng hối thúc các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa đưa ra lựa chọn đúng trong bối cảnh hỗn loạn vừa xảy ra. "Họ có thể tiếp tục đi con đường này và đốt cháy thêm những ngọn lửa đang hoành hành. Hoặc họ có thể lựa chọn thực tế và thực hiện những bước đầu tiên để dập lửa. Họ có thể chọn nước Mỹ" - ông Obama nói.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush bày tỏ sự kinh hoàng trước những diễn biến xảy ra. Cựu Tổng thống của Đảng Cộng hòa nói rằng: "Đây là cách kết quả bầu cử tranh chấp ở một nước cộng hòa chuối (Banana republic - thuật ngữ khoa học chính trị dùng để chỉ quốc gia có nền chính trị bất ổn), không phải ở nước cộng hòa dân chủ của chúng ta".
Cựu Tổng thống Bush cũng cảnh báo, cuộc hỗn loạn "có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến đất nước và danh tiếng của chúng ta", đồng thời kêu gọi mọi người "hãy để các quan chức do nhân dân bầu ra làm tròn nhiệm vụ của họ và đại diện cho tiếng nói của chúng ta trong hòa bình và an toàn".
Tương tự, cựu Tổng thống Bill Clinton - một đảng viên Đảng Dân chủ - gọi hiện trường vụ hỗn loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ là "một cuộc tấn công chưa từng có với Quốc hội, hiến pháp và đất nước của chúng ta".
Ông Bill Clinton nhấn mạnh: "Cuộc bầu cử diễn ra tự do, việc kiểm phiếu diễn ra công bằng, kết quả là cuối cùng. Chúng ta phải hoàn tất chuyển giao quyền lực một cách hòa bình mà hiến pháp của chúng ta đã ủy quyền".
Lên tiếng về vụ hỗn loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6.1, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, cũng là một thành viên Đảng Dân chủ, cho biết: “Đây là một thảm kịch quốc gia và không định hình đất nước chúng ta". Cựu Tổng thống Mỹ tin tưởng người dân có thể đoàn kết để vượt qua hỗn loạn để duy trì luật pháp. Ông mong muốn có giải pháp hòa bình có thể hàn gắn và hoàn tất việc chuyển giao quyền lực như trong suốt hơn 2 thế kỷ.
Tổng thống đắc cử Joe Biden và Tổng thống Donald Trump cũng đều đã lên tiếng sau vụ hỗn loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ khi lưỡng viện họp kiểm phiếu đại cử tri chứng nhận kết quả bầu cử.Đọc bài nguyên tác bản tin.
1/6/21
Mã Vân : Nạn nhân của sự thành công trong chế độ Cộng Sản Trung Quốc ?
Thần Thông
Chúc mừng năm mới, xin chúc các bạn sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý, mọi việc an lành.
Đầu năm xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ _ "Thần Thông", mong các bạn thích.
Trước ngày Tết Tây, tôi trực tại hội từ thiện "Tzu Chi" trong thương xá Hoàn Cầu Milpitas. Một hôm, một người bạn đến thăm, tôi pha bình trà, chúng tôi ngồi đối diện vừa uống trà vừa trò chuyện vui vẻ. Hàn huyên một hồi, bỗng người bạn hỏi tôi: "anh tụng kinh chay tịnh bao nhiêu năm rồi, có ngộ được cảnh giới thần thông gì chưa?"
Câu hỏi đột ngột khiến tôi ngẩn người trong giây lát, rồi tôi nói: "tôi không có công phu hay công lực gì cả, tôi cũng chẳng nghĩ đến cảnh giới thần thông huyền nhiệm."
Người bạn tò mò tiếp: "thế thì anh tụng kinh chay trường được gì ?"
Tôi trả lời: "chay tịnh là nuôi dưỡng lòng từ bi, tụng kinh là giữ tâm thanh tịnh."
"Chỉ có vậy sao ?" bạn tôi hỏi.
Tôi châm trà trầm ngâm một hồi, chậm rãi trả lời: "Thật tình mà nói, tôi có 3 thứ thần thông để tôi kể anh nghe."
"Là cái gì ?" bạn tôi sốt ruột.
Tôi nói: "Từ bấy lâu nay, mỗi bữa cơm tôi đều ăn ngon; mỗi tối tôi được ngủ yên; và ngày qua ngày, tôi sống vui vẻ."
Bạn tôi nghe xong, cúi đầu im lặng, có vẻ thất vọng, nhấp tiếp vài ngụm trà, rồi giã từ ra về. Không biết người bạn nghĩ sao về thần thông của tôi, câu trả lời của tôi có thỏa mãn về vấn đề thần thông mà ông bạn nghĩ hay không?
Sinh trưởng tại Việt Nam, từ nhỏ cha mẹ và thầy giáo thường dạy rằng: "Phải trân quý cơm gạo, hạt gạo là công sức của người nông dân, dầm mưa dãi nắng, qua bao tháng ngày khổ nhọc mới có được hạt gạo, hạt gạo là hạt ngọc của trời ân ban." về sau, Việt Nam đổi chủ, nhà nước thi hành chế độ tem phiếu, cuộc sống trở nên khó khăn. Lúc chúng tôi vượt biên, trên tàu lương thực rất khan hiếm, phải chịu đói khát ngày đêm. Trải qua bao nhiêu gian nan khổ cực, mới thấy hột cơm hạt gạo là quý đến độ nào. Tôi thường nghĩ rằng, có cơm ăn thì quý rồi, nếu được ăn no thì quý hơn. Bởi thế, trong suốt cuộc sống, tôi không bao giờ kén ăn, chỉ khen ngon và không dám chê dở, có người mời tôi cao lương mỹ vị, tôi cũng vui vẻ tiếp nhận. Lúc bình thường, một bát cháo, một gói mì, hai lát đậu hủ, tôi vẫn an nhiên tự tại, dù vui hay không, tôi cũng dùng tâm thưởng thức mọi bữa cơm, cảm ơn sự ân ban của bề trên và ghi ơn các giới nông công thương đã tạo tất cả điều kiện để cho tôi được no ấm và sinh sống.
Mỗi bữa cơm đều ăn ngon, vốn dĩ không đơn giản, mỗi tối đều ngủ yên thì càng không đơn giản.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Miền Nam Việt Nam mất. Từ xưa đến nay, bình dân bá tánh luôn luôn là kẻ hy sinh giữa sự tranh giành quyền lợi. Chế độ mới quốc hữu hóa mọi ngành nghệ, ngoài việc thay đổi tiền tệ tại miền nam Việt Nam, dân chúng không được giữ vàng bạc ngoại tệ trong nhà, gia đình tôi có một số vàng lá quý kim, vì vậy phải giấu đút chỗ này chỗ nọ, cả nhà ngày đêm phập phồng lo sợ, không sao yên giấc.
Giữa tháng 10 năm 1978, tôi vượt biên tìm tự do, gần 2,500 người chen chúc trên một chiếc tàu chở hàng cũ kỹ khoảng 6,000 thước vuông, người chật như nêm, bình thường ngồi còn phải co chân, chứ làm sao được nằm thẳng lưng. Ngoài ra, còn tiếng người lao xao chíu chít bên tai không ngừng. Trong hoàn cảnh xôn xao bất an như vậy, nhiều đêm tôi không thể chợp mắt, đứng trên boong tàu bâng khuâng nhìn biển trời mênh mông.
Những chuỗi ngày khó khăn tập cho tôi biết sự cảm ơn và tri túc, nếp sống vất vả tha hương tại xứ người không phải là khổ; Cuộc sống đạm bạc đơn giản cũng không phải là nghèo. Từ ngày di trú trên đất Mỹ, cuộc sống tuy rằng không được đầy đủ như xưa, nhưng tôi an hưởng bầu không khí tự do thoải mái, không còn nỗi lo sợ; có mái nhà che mưa núp gió, tuy nhỏ nhưng ấm cúng, không còn nhìn biển trời bơ vơ hoang mang.Bởi vì tri túc, đến đâu tôi cũng an nhiên tự tại. Hiện tại, dù được nằm trên giường cao nệm ấm, hay với giường gối đơn sơ nho nhỏ, hằng ngày tôi vẫn dễ dàng đi vào giấc ngủ êm đềm.
Cuối cùng mỗi ngày đều sống vui chắc hẳn cũng không phải là điều đơn giản.
Năm 1993 là lúc sa sút nhất trong cuộc đời của tôi, trước hết cuộc hôn nhân duy trì được 18 năm duyên tận chia tay, kế đó cha già giã từ cõi đời. Mất cả hiếu lẫn tình, tôi cảm thấy bàng hoàng xót xa, rồi ngã lòng thất chí với mọi sự việc, tưởng chừng mình đã bị quên lãng bởi thế nhân. Về sau, nhờ tình cờ đọc được một câu chuyện về người thật việc thật tại Đài Loan, câu chuyện này khiến tôi bừng tỉnh trong cơn mê.
"Hạnh Phúc Trong Ngõ Tối Cuộc Đời"
Tiêu Kiến Hoa sinh tại huyện Vân Lâm Đài Bắc, thuở nhỏ được nuôi dưỡng tại viện mồ côi, mãi đến khi được đi học mới biết là con người còn có cha mẹ; con người cần có một mái ấm gia đình. Vừa tốt nghiệp trung học thì bắt đầu cuộc sống tự túc vừa làm vừa học _ bỏ báo, rửa chén, làm thợ phụ tại tiệm sửa xe..... ban ngày vất vả làm việc, ban đêm chăm chỉ học hành, bỏ công đèn sách trong 15 năm, khi tốt nghiệp đại học thì đã 36 tuổi, ông đậu thủ khoa trong lớp. Khi bắt đầu bước vào đời để thực hiện cuộc sống lý tưởng của mình, thì oái oăm thay, ông lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo "tai biến thần kinh tủy sống" còn được gọi là "người đông lạnh theo thời gian". Bác sĩ cho biết bệnh nhân sẽ mất sức dần dần, không có cách chữa trị, thời gian sống còn khoảng 3 năm. Tin bất hạnh này làm tan vỡ tất cả hy vọng. Tiêu Kiến Hoa bỏ mặc cuộc sống vì đời đã không còn ý nghĩa. Sau một thời gian thất chí, anh chợt thức tỉnh: "cuộc đời vô thường, đương đầu với sự điêu tàn, tôi phải can đảm đứng dậy." Suốt 3 năm giằng co với tử thần, anh thản nhiên với sống chết, chia sẻ khắp nơi câu chuyện của mình, với hơn 500 buổi thuyết trình, bao nhiêu người đã cảm động với số phận thảm thương và tinh thần bất khuất của anh _ một chiến sĩ dũng mãnh không bao giờ cúi đầu trước nghịch cảnh định mệnh.
Tôi xúc động vô cùng khi đọc câu chuyện này, suy nghĩ rất lâu và cảm thấy hổ thẹn, một người bất hạnh và tàn tật như thế vẫn có thể sống can đảm như vậy, mình có sức khỏe đầy đủ tại sao lại không vui và ngã lòng chỉ vì một vài trở ngại trong đời. Càng nghĩ càng cảm thấy mình bạc nhược quá đáng và không biết tri túc.
Câu chuyện của Tiêu Kiến Hoa dạy tôi rất nhiều bài học quý giá trong cuộc sống _ lạc quan, can đảm, kiên trì và buông bỏ.
Thực vậy, đời người vốn dĩ không hoàn mỹ, mười việc thì hết tám, chín phần không vừa ý.
Ghi nhớ tới câu chuyện của người bạn chưa từng gặp mặt nhưng với một sức sống rực lửa và ý chí kiên cường bất khuất, cho tôi ý thức được ý nghĩa của cuộc sống, mãi mãi về sau, tôi nguyện luôn luôn sống vui sống thiện và mang lòng chân thành để cảm ơn thế giới, bao dung người khác và trân quý nhân duyên.
Trên đây là thần thông của tôi: mỗi bữa cơm đều ăn ngon, mỗi tối đều ngủ yên, mỗi ngày đều sống vui, kể cho bạn bè nghe, một số người sẽ ôm bụng cười rầm; một số người ngoảnh mặt bỏ đi; chỉ có người hữu duyên mới hiểu ý gật đầu.
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu chúng ta để ý quan sát, sẽ thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ diệu: chim bay, hoa nở, cá bơi lội, ong xây tổ, nhện giăng tơ kết lưới, nước nguồn tuôn chảy không ngừng, nhạn bay xa ngàn dặm không lạc hướng..... Xin cho biết, chuyện nào không phải thần thông?
Điều đáng tiếc là, thần thông của người đời là theo đuổi những ý niệm cao siêu viển vông, trong khi đó, những của báu trong bản năng của chúng ta đã bị lãng quên, phai tàn theo tháng ngày.....
Trường
01-05-2021
1/4/21
Sau 31/3/2021, Việt Nam dự kiến ngân hàng phải ngừng phát hành thẻ từ
Theo TTXVN dẫn ý kiến của NHNN cho rằng việc này sẽ khiến các ngân hàng tích cực hơn trong công tác phát hành thẻ chip mới và bố trí nguồn lực, kinh phí hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip. Đồng thời, cũng ngăn ngừa hiện tượng một số ngân hàng tiếp tục phát hành thẻ từ, làm ảnh hưởng đến lộ trình chuyển đổi thẻ chip nội địa.
Ngoài ra, dự thảo thông tư cũng bổ sung nội dung rằng đến 31/12/2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của tổ chức thanh toán thẻ tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Theo thống kế của NHNN, tính đến hết quý III/2020, tổng số lượng thẻ nội địa đang lưu hành là 93,78 triệu chiếc.
1/2/21
Những ai đã góp phần sáng chế thuốc ngừa Covid-19?
Bác sĩ Barney Graham và TS Kizzmekia Corbett. Nguồn: Golden Goose Award |
Quên những cái nên quên
Lúc ăn cơm, anh nhận được một cuộc điện thoại, người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.
Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe.
Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói:
“Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.
Chú Hề
12-24-2021
1/1/21
Đến Đức Thăm Trò
Sau hơn ba tuần lễ viếng thăm các cựu sinh viên và giáo sư Viện Đại Học Dalat hiện sinh sống tại nhiều nơi bên nước Đức, chúng tôi đã trở về Portland, Oregon, bình yên vô sự, vào tối thứ hai 27 tháng tư 2009. Về đến nhà rồi mà tai còn như vẳng nghe tiếng hát quyến rũ của nàng nữ ngư Loreley bên vách đá cheo leo của sông Rhein hùng vĩ với các lâu đài kiêu hãnh giữa đồi núi chập chùng.
Nhớ cảnh đã vậy, nhưng nhớ nhất là nhớ người, nhớ từng người một. Tôi phục các anh chị sát đất, vì sau khi thoát được nạn cộng sản và phiêu bạt nơi đất khách, ngôn ngữ không thông, lối sống khác lạ, các anh chị đã khổ công gầy dựng lại mái ấm gia đình và giúp cho con cái ăn học thành tài để không hổ thẹn với người bản xứ.
Đầu tiên xin nhắc đến anh chị giáo sư Nguyễn như Cương và ba người con trai Kim-Huân-Luỹ, là gia đình mà chúng tôi đến thăm chót trong cuộc du hành này. Anh Cương đau ốm trên mười năm nay, người đã gầy còm mà giọng nói vẫn còn sang sảng như đang giảng bài khi xưa. Tuy đã có tuổi, chị Khuê thật duyên dáng và rất hiếu khách. Chị hết lòng với “đức ông chồng,” lo lắng cho anh Cương thật là chu đáo. Con và dâu của anh chị đều đã thành tài: giáo sư, bác sĩ, kỹ sư; tận tình lo lắng và hiếu thảo với cha mẹ. Xin bày tỏ lòng cảm kích của chúng tôi thấy chị, chân còn đau phải chống gậy mà vẫn chịu khó ra nhà ga Aachen tiễn đưa chúng tôi lên đường đi Paris.
Nhưng người lo lắng cho chúng tôi nhiều nhất phải là anh chị Thạch lai Kim. Anh giúp chúng tôi sắp đặt lộ trình đi từ tỉnh này qua tỉnh nọ khắp nước Đức: Munich, Soest, Hamburg, Berlin, Kassel, Eisenach, Wiesbaden, Frankfurt, Heidelberg, Bonn, Koeln, Aachen. Chỗ nào cũng có cựu sinh viên ra đón Thầy Cô, hai người tuổi đã về chiều mà còn ham viếng cảnh, thăm trò.
Ở phi trường Munich, anh La hữu Tân chờ cả tiếng đồng hồ vì máy bay B-777 của United Airlines tới trễ, để đón chúng tôi, hai người mà anh không biết mặt bao giờ, vì là sinh viên khóa 9. Sáng hôm sau, thứ tư mồng một tháng tư, anh Tân lại chở chúng tôi sang Salzburg, nước Áo, để thăm nơi sinh sống của nhạc sĩ Mozart trên một lâu đài nguy nga nhìn xuống phụ lưu của dòng sông xanh Donau. Rồi chị Tân lại bỏ ra cả một ngày thứ năm đưa đi thăm mấy lâu đài tráng lệ, rừng núi và biển hồ Ammersee ở phía tây nam thành phố Munich. Anh chị Tân làm chủ nhà hàng Hàng Châu gần 20 năm qua; nhà hàng vừa được tân trang trong ngoài đẹp lắm và các món ăn rất là ngon. Xin giới thiệu cùng các anh chị Thụ Nhân nếu có dịp đến thăm thành phố Munich.
Trưa thứ sáu chúng tôi đáp xe lửa tốc hành từ Munich đi Soest để thăm gia đình anh Âu dương Thệ.
Xe lửa tới ga Soest đúng 16giờ35. Vừa bước xuống khỏi xe thì đã thấy anh Thệ vẫy tay rồi quay phim lia lịa trước khi xách hành lý đưa ra xe hơi chở chúng tôi về nhà. Anh Thệ, chị Paula và cháu Kim-Lan ngụ tại một căn nhà khang trang đầy ánh sáng trong cảnh đồng quê, với vườn hoa, ao cá, và một phòng sách khổng lồ, khiến cho tôi liên tưởng dến phòng sách và gia trại của anh chị Nguyễn tường Cẩm ở Odenton, Maryland. Hôm sau anh Quang và chị Hồng-Khanh từ Oberhausen, anh Hưng và chị Mộng-Quyên từ Bonn, anh Kim và chị Ngọc-Mai từ Kassel, và anh Tôn quang Tuấn từ Raunheim, lái xe tới theo lời mời của anh Âu dương Thệ, người mà bấy lâu nay anh em bên Đức chỉ nghe tiếng mà không thấy hình, vì chưa gặp lại từ 40 năm qua. Cuộc họp mặt trong hai ngày cuối tuần thật là ấm cúng, thoải mái và sâu đậm ân tình. Ẩm thực thì có chị Thệ và anh chị Quang phụ trách, văn nghệ thì có cháu Kim Lan và tiếu lâm thì có anh Tuấn, tự xưng là công tử Rạch Giá và là cháu của bà Cao thị Nguyệt, em gái út của má anh.
Xe vận tải của anh chị Quang đã chở một bao gạo 20 kí với đầy đủ nồi niêu xoong chảo và thùng nước lèo thật lớn. Rượu chát, rượu bia, cơm tấm bì, cơm sườn, thịt nướng, nem chua, chả Huế, bánh bao, bánh xếp, phở bò, các thứ rau và trái cây tráng miệng. Chị Hồng-Khanh thật là khéo tay nấu nướng, khiến cho mọi người được ăn ba bốn bữa mà chưa hết đồ ăn. Buồn cười nhất là tôi thấy anh Quang, trước khi ra về, còn vác một bao gạo lớn vào nhà anh Thệ, tuy chị Paula là người Hòa-Lan chưa có bao giờ dùng cơm nhiều như thế.
Xin xem thêm:
Video: Ca Đoàn Bô Lão
Anh Thệ có vẻ đạo mạo hơn các anh khác và hơn cả thầy Trần Long nữa, râu tóc hoa râm, nhưng nụ cười và khóe mắt còn tươi như thời trai trẻ. Anh còn giữ và đem ra khoe với thầy Chứng Thư năm 1968 kê khai đầy đủ bằng tiếng việt và tiếng mỹ các môn học bốn năm với số điểm từng môn và số điểm trung bình tổng quát rất cao, với nhận xét rằng chữ ký của thầy Trần Long trên chứng thư thật có giá trị vì đã giúp anh đi thẳng vào cao học Đức để đậu các văn bằng cao hơn. Thầy trò có dịp tâm sự về các chuyện bể dâu suốt 40 năm qua. Sau đó kéo nhau đi dạo và tiếp tục hàn huyên. Nhà anh Thệ nằm trong một khu xóm hữu tình, nửa tỉnh nửa quê, khang trang, cổ kính. Sáng chủ nhật nhằm ngày Lễ Lá, anh chị Quang và anh Tuấn đưa chúng tôi đi dự Thánh Lễ tại nhà thờ St. Patrokli-Dom. Tuy nghe kinh, nghe giảng và nghe hát toàn bằng tiếng Đức, chúng tôi vẫn cảm thấy trang nghiêm và sốt sắng. Hôm nay may mắn gặp thời tiết nắng ấm, mọi người được anh chị Thệ hướng dẫn đi thăm làng mạc đồng quê, khu thành phố cổ Soest, và một hồ nghỉ mát hữu tình giống như hình ảnh Dalat thời xưa.
Sáng thứ hai, mồng sáu tháng tư, chúng tôi bắt xe lửa đi Hamburg để thăm gia đình anh Huỳnh Thoảng và chị Ngọc-Anh. Tới ga chính Hamburg đúng 14giờ12, chúng tôi được anh Thoảng và người con trai đón sẵn và chở về nhà, và dành cho chúng tôi một phòng ngủ ấm cúng. Suốt ngày hôm sau, anh Thoảng dùng phương tiện công cộng, xe bus, xe điện, xe lửa, đưa chúng tôi xuống bến tầu dọc theo sông Elbe, rồi chui qua đường hầm cả gần cây số sang bên kia bờ sông để nhìn lại thành phố Hamburg. Về đến nhà, trời đã xế chiều, người tôi mệt lử, mỏi gối chồn chân. Trong bữa cơm tối, anh Thoảng bàn về chuyến đi thăm Berlin cách Hamburg khoảng 300 cây số về phía đông nam. Tôi xin kiếu nằm nhà vì đi hết nổi. Thôi, để tôi nhờ thầy Trần Long kể tiếp.
Đi Đức viếngthăm họctrò già,
Thầy Cô chẳng quảnngại đường xa:
Ngàn câysố máybay bay tới,
Vạn dặmđường đườngsắt chạy qua.
Trọn ngày thứtư anh Thoảng và tôi, hai thầy trò, đi xeđiện, xebus và thảbộ tới thăm nhiều nơi lịchsử tại Berlin như phần cònlại của Bứctường Berlin, Khu Ghinhớ 18 Người Thiệtmạng Tại Bứctường, Cổng Brandenburg, Điểm Kiểmsoát Charlie, Côngviên Nấmmồ Tưởngniệm Holocaust, và Toànhà Quốchội Đức German Bundestag. Mãi hơn tám giờ chiều mới về tới nhà.
Hôm sau, vì chưa hết mỏi chân cô Ánh-Nguyệt chỉ muốn đi muasắm qualoa tại trungtâm thànhphố Hamburg và được anh Thoảng và tôi tháptùng. Trongkhi ngồi nghỉ chân tại một côngviên đẹpđẽ, anh Thoảng nhắclại một e-mail tôi gởi cách đây gần mười năm trong đó tôi nói nếu được 13 trong số 20 cựusinhviên Khóa 1 rủ tôi về Việtnam thì tôi sẽ xétxem có nên về hay không. Anh Thoảng và anh Kim là hai trong số 20 người đó và anh nói: “Nhận được e-mail của thầy mà không dám trảlời; đã thoát được cộngsản và đang ở thiênđàng tựdo, đâu có dám rủ thầy về hoảlò địangục.” Chiều hôm đó, Thứnăm Tuần Thánh, anh Thoảng đưa chúngtôi đi dự Thánhlễ và tôi nhận được bản Thôngtin Mụcvụ Borsum có đăng “Án Lệnh Của Tòa Giám Quản Rôma Về Vụ Án Phong Chân Phước Và Phong Thánh Cho Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Hồng Y Giáo Hội Rôma.” Anh chị Thoảng từ khi địnhcư tại Hamburg đã từng hoạtđộng tíchcực nhiều năm trong Cộngđồng Cônggiáo ở vùng này; vậy mà những năm giảngdạy tại Viện Đạihọc Dalat, tôi đâu có biết là anh chị hoạtđộng trong Đoàn Sinhviên Cônggiáo.
Sáng thứsáu 10 thángtư chúngtôi đáp chuyến xelửa tốchành ICE 75 dời gachính Hamburg lúc 10g24 và tới Kassel-Wilhelmshobe đúng 12g35, một đoạn đường dài 322 câysố. Vừa xuống xe thì đã gặp lại anh chị Thạchlai Kim, thật là vui. Hai ngày ở nhà anh chị Kim chúngtôi gặp giađình cháu đầu Uyển-Thanh và Frank tại nhàhàng caolâu của chú em anh Kim, và tôi có dịp chuyệntrò về âmnhạc và nhạclý với cháu út Uyển-Quỳnh, đã xong đạihọc về ngành âmnhạchọc (musicology) và đang làm trong ngành sảnnxuất và phổbiến âmnhạc hiệnđại. Cả ngày hôm sau chúngtôi được anh chị đưa đi thăm thànhphố Eisenach, cách Kassel khoảng 80 câysố về phía đông-nam. Nơi đây chúngtôi viếng nhà của nhạcsư J.S. Bach, rồi sau đó đi thăm và muasắm chútđỉnh tại phốchợ Eisenach, còn vangbóng mộtthời với tàntích cộngsản Đông-Đức.
Sáng chủnhật Phụcsinh, saukhi ghé nhàthờ Saint Micheal, chúngtôi cùng với anh chị Kim đáp xelửa đi Wiesbaden, thủđô của bang Hessen, gần 40 câysố về phía tây-nam thànhphố Frankfurt. Nhà của cháu Uyển-Vân và Dũng nằm ở venbiên Wiesbaden trong một khungcảnh đầmấm hữutình.
Chiều hôm đó có anh chị Trầnhữu Lượng cùng với anh Tônquang Tuấn tới thăm, rồi ba bốn xe chở nhau đi ăn tại một nhàhàng danhtiếng cạnh bìarừng ngoạivi Wiesbaden. Bầu khôngkhí thật vuinhộn với tài tiếulâm của anh Tuấn và những lời phụhọa hàihước của anh
Trọn ngày thứhai anh chị Kim và cháu Uyển-Vân đưa chúngtôi đi thăm thànhphố Wiesbaden và phụcận, các lâuđài và suối nước nóng, thưởngthức càrem đặcsản, rồi đidạo dọctheo bờ sông Main, phụlưu của sông Rhein. Sángsớm thứba cháu Dũng, chồng của Uyển-Vân, chở anh Kim và chúngtôi đi thăm Đài Kỷniệm Chiếnthắng Niederwald, đứng trên caovút nhìn xuống thànhphố Ruedesheim, rồi đến trưa thì ba người đáp tầuthủy từ Rudesheim xuôi dòng sông Rhein khoảng 25 câysố lên hướng bắc để thăm nàng nữngư Loreley. Hai bên bờ biết baonhiêu là phongcảnh ngoạnmục với những đồi nho xanh, rừng núi đen, lâuđài đổnát, và nhiều thápchuông nhàthờ, ngắm hoài không chán. Đi quá Loreley tầu ngừng ở bến St. Goars-Hausen. Vừa lên bờ thì cháu Dũng đã đợi sẵn để chở chúngtôi lên đỉnh đồi Burg Katz, cao chótvót, tiện cho chúngtôi chụp toàncảnh sông Rhein hùngvĩ với khúc quẹo gắt của nàng nữngư Loreley. Xuống đồi rồi cháu Dũng chạy tới bãiđậu bên bờ sông, bốn người chúngtôi phải lộibộ cả gần câysố mới tới được tượng Loreley. Nhìn tượng đồngđen ngồi vẹo chân, cô Ánh-Nguyệt chê “xấuhoắc, mất cả công lộibộ.” Tuynhiên, cũng đứng chụp vài kiểu, chođáng đồngtiền bátgạo.
Trưa thứtư 15 thángtư anh Trầnhữu Lượng từ Neu-Anspach lái xe tới Wiesbaden đón chúngtôi đi thăm Frankfurt và vùng phụcận. Frankfurt là trungtâm tàichánh hàngđầu của Âuchâu và cũng là trục giaothông chínhyếu của hãng máybay Lufthansa. Anh Lượng và chị Bích-Thủy mới đi Taiwan về, nay lại tiếpđãi chúngtôi hai ngày, thật là quýhoá. Cô Ánh-Nguyệt nghĩ rằng anh chị là những phậttử sùngđạo. Trong phòngkhách có đặt một bànthờ với tượng Đức Phật chính giữa và một hàng các chưvị bồtát; lại còn thêm đôi liễn kínhnhớ và cảmtạ chưvị tổtiên Hồng-Lạc.
Sáng hôm sau anh Lượng chở chúngtôi đến nhà anh Tônquang Tuấn ở Raunheim, ngoạiô phía bắc Frankfurt; rồi từ đó trựcchỉ hướng nam đi hơn 100 câysố thì tới thànhphố Heidelberg, nổitiếng về rượubia, rượuvang, cầucổ ngang sông Rhein, và một lâuđài đồsộ hùngtráng. Tại côngviên trước toà đôchánh đang có chợphiên nên chúngtôi được dịp thử các mónăn và uống rượubia; cô Ánh-Nguyệt thì dạo qua mấy gianhàng chợtrời.
Ăn xong, chúngtôi lên núi thăm lâuđài bằng xeđiện chạy ba chặng mới tới đỉnh. Đứng trên đỉnhcao lộnggió chúngtôi nhìn được toàncảnh thànhphố và dòng sông Rhein. Một phần nhỏ của lâuđài và vườncây nằm ở chặng giữa, nhưng phần chính của lâuđài rất nguynga tránglệ thì nằm ở chặng dưới, câycối umtùm, đi mỏi cả chân. Chúngtôi vào nghỉ chân tại một tòa nhà lớn, một phần là nhàhàng chứa được cả trăm người, còn phần kia là một thùng rượu khổnglồ cóthể chứa được muônvàn lít rượuvang. Phải leo xuống rồi leo lên mới đứng được trên nóc thùng rượu; khi xuống thì qua một cầuthang xoắnốc. Thờixưa vuachúa sống một đời vươnggiả. Cólẽ nghĩ nhưvậy mà anh Tuấn, côngtử Rạchgiá, rủ anh Lượng và chúngtôi ngồi lại nhàhàng thưởngthức mấy ly rượu đặcbiệt ice wine, chế từ những chùm nho đã bị bănggiá baophủ. Anh Tuấn lại còn nhét vào tay cô Ánh-Nguyệt một chai rượu nhỏ bọc kỹ trong mấy lớp giấy, bắt phải mang về. Quýhoá thay!
Sáng hôm sau, thứsáu, khi anh Lượng đưa chúngtôi ra nhà gachính Frankfurt thì lại gặp anh Tuấn một lần nữa với chiếc máyảnh Pentax mà cô đã bỏ quên tại nhà anh. Xin cámơn anh Tuấn. Chặng đường xelửa dài khoảng 200 câysố từ Frankfurt tới Bonn chạy ven theo bờ sông Rhein có nhiều phongcảnh rất hữutình.
Xelửa đến ga Bonn đúng 15g42 như ghi trong thờibiểu và vừa bước xuống thì đã thấy anh Trầnphúc Hưng chạy lại đỡ hànhlý để chở chúngtôi về nhà. Nhà anh Hưng và chị Mộng-Quyên nằm trong một khu yêntĩnh với mảnh vườn sau khá rộng trồng nhiều loại cây hoa rất đẹp mắt. Đã có sẵn một hồ với dòng nước chảy rócrách và cávàng bơilội tungtăng; vậy mà anh Hưng lại nói với tôi rằng khi nào về hưu anh sẽ làmlại cho hồ rộng hơn và sâu hơn. Hai anh chị chămsóc mảnh vườn thật chuđáo; ngoàira chị còn là một bếpchính tàiba với nhiều món rất ngon và rất côngphu.
Trọn ngày thứbẩy chúngtôi được anh chị Hưng hướngdẫn tới các thắngcảnh vùng Bonn. Khi tới thăm nhà và viện bảotàng L.v. Beethoven thì đã thấy anh Trầnquốc Toản đứng chờ sẵn tại đó. Thế là cả năm người đi thăm khắp nơi trong nhà và ngoài phố gần viện bảotàng. Anh Toản mới đi nghỉ về và rất mừng được gặp lại chúngtôi; anh cũng nhắc nhiều đến các anh chị học cùng Khóa 4 với anh.
Bonn từng là thủđô của Liênbang Tây-Đức cho đếnkhi Bứctường Berlin sụpđổ dẫnđến việc thốngnhất nước Đức. Bỏ ra cả mấy tiếng đồnghồ và đi lên mấy tầnglầu cũng chưa xem hết được các giaiđoạn lịchsử của nước Đức từ Thếchiến II cho đến nay được trưngbầy trong Toànhà Lịchsử Cộnghòa Liênbang Đứcquốc (Haus der Geschichte der Bundesrepublik Deutschland). Ra khỏi Nhà Lịchsử trời đã về chiều, chúngtôi cámơn và chiatay với anh Toản.
Gần nhà anh chị Hưng có một nhàthờ cônggiáo với tháp chuông cao, làm tôi nhớ tới Nhànguyện Năngtĩnh khixưa. Sángsớm chủnhật hồi chuông gióng lên. Chị Hưng rủ chúngtôi và anh Hưng thảbộ tới nhàthờ. Xin cámơn chị Hưng đã giúp tôi có được một giờ dự thánhlễ nghiêmtrang. Sau bữa sáng bốn người chúngtôi lên đường đi thăm Koeln, cách Bonn khoảng 30 câysố về phía bắc.
Việc đầutiên khi tới Koeln là đến nhàga trả tiền giữ chỗ và ấnđịnh ngày giờ cho hai chuyến xelửa tốchành từ Aachen đi Paris-Nord vào thứba và từ Paris-Est trở về Munich vào chủnhật 26 thángtư. Côngviệc xongxuôi, chúngtôi còn rộng thìgiờ thăm thắngcảnh của thànhphố Koeln, nhất là nhàthờ chínhtoà Koelner Dom.
Nhàthờ Koelner Dom thật nguynga với hai cây tháp nhọn cao 156 mét chứa chín quả chuông lớn. Nhàthờ được coi là ngôi thánhđường tolớn nhất và quantrọng của nước Đức, khởicông xâycất năm 1248 và mãi tới năm 1880 mới kể là hoàntất. Bênngoài đẹp như nhàthờ Nôtre Dame de Paris. Bêntrong chứa rất nhiều bảovật quýgiá, hìnhtượng, tranhảnh, điêukhắc, chạmtrổ tinhvi đẹpđẽ, kể sao cho hết.
Ba giờ chiều rồi, đành phải ra đi, vì đã hẹn gặp anh chị giáosư Cương lúc bốn giờ tại Aachen. Một lần nữa, xin cámơn anh chị Hưng đã tiếpđón chuđáo và đưa chúngtôi đến Aachen đúng giờ hẹn.
Lộtrình của chuyến đi thăm họctrò sống bên Đức là cấtcánh từ Portland, Oregon, sáng thứhai 30 thángba, rồi đápxuống Munich sáng thứba; sau đó dùng các phươngtiện đườngbộ nhấtlà xelửa để đi khắp nam-trung-bắc và đông-tây nước Đức qua trên mười thànhphố khácnhau. Chặng chót là Munich để đáp máybay trởvề Portland, Oregon, vào tối thứhai 27 thángtư 2009.
Về đến nhà bìnhyên vôsự, tôi điệnthoại báotin cho anh Kim và nhờ anh chuyểnlời cámơn của chúngtôi đến tấtcả các anh chị. Các anh chị đã góp phần rất lớn vào chuyếnđi maulẹ, đúnggiờ, thoảimái, hihữu của chúngtôi. Chúngtôi sẽ nhớ hoài, sẽ nhớ mãi.
Ánh-Nguyệt và Trần Long