5/6/22

Mô hình tuyên truyền “phun tin dối trá phủ đầu” của Nga-

TIỄN BIỆT BẠN HIỀN TRẦN PHÚ HỮU


Giữa mùa xuân, tin buồn ảm đạm :
Thụ Nhân lại một cánh nhạn rơi
Chẳng còn vương vấn cuộc đời,
Âm thầm giã biệt về nơi vĩnh hằng.

Tuổi xế chiều, xếp hàng chờ gọi,
Dù chẳng ai mong đợi xướng tên,
Nhưng rồi điểm hẹn Hoàng Tuyền,
Đều chung một nẻo về miền vô ưu.

TRẦN PHÚ HỮU ơi !

Tiễn biệt Bạn, luyến lưu ngày cũ.
Nhớ thuở nào đông đủ bên nhau.
Bạn luôn thuộc nhóm hàng đầu,
Góp vui bằng hữu: những câu bông đùa.

Nay Bạn đã giã từ họp mặt,
Vườn Thụ Nhân hiu hắt nỗi buồn.
Cố cầm giọt lệ chờ tuôn,
Bao nhiêu kỷ niệm vấn vương trong lòng.

Vĩnh biệt Bạn thong dong cõi Phúc,
Xa rời chốn trần tục nhiễu nhương.
Lòng thành quyện với khói hương,
Cầu hương linh Bạn Thiên Đường thảnh thơi!

Chân tâm thay thế vạn lời,
Ước mong Bạn sớm về Trời vĩnh an.

HÀN SĨ PHAN

Tảo biển, món quà quý giá từ đại dương cho sự phát triển bền vững của thế giới

Tảo wakamé được dùng để chế biến nhiều món ăn ở Nhật Bản. Pixabay


Các loài tảo biển, phong phú về chủng loại, không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, mà còn là « lá phổi xanh của đại dương » hấp thụ carbon và tạo ra một nửa tổng lượng oxygène cho toàn Trái đất. Các chế phẩm từ tảo biển còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm đến bao bì, phân bón, năng lượng … Giá trị của tảo biển, « món quà của đại dương », ngày càng được xem là nguồn tài nguyên phục vụ sự phát triển bền vững.

5/4/22

Thí một con chốt hốt mười con xe.

Bình-Nguyên Lộc

TẾT năm nay dưa hấu được mùa. Các sông rạch chật ních ghe buôn hàng Tết mà phần lớn là ghe dưa.

Ghe dưa nào cũng đổ xô về ngã năm Bảy Hựu khiến những ghe thương hồ không quen tục buôn dưa ngạc nhiên lắm.

Cái gì mà mua dưa trong rẫy xong, chèo ngang qua chợ nào đó họ không ghé lại bán để hè hụi riết về chỗ ngã năm vắng teo ấy làm gì ?

5/3/22

Nếu không có ngày 30/4/1975


Đôi khi ta tự hỏi: Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng: Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam-Bắc vẫn xa nhau vời vợi.

Người Việt có cùng màu da, cùng tiếng nói và con một mẹ, nhưng nhiều khi chúng ta “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Tại sao? Có nhiều nguyên nhân, nhưng cốt lõi vẫn là chúng ta chưa thật lòng với nhau. “Kẻ thắng” vẫn “kiêu ngạo Cộng sản” không muốn “hòa giải” mà chỉ muốn “người thua trận” phải “hòa hợp” vào với thể chế chính trị Cộng sản của mình, là nguyên nhân đã đưa đến cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn trong 30 năm. Trong khi “người thua” thì muốn “xóa bài làm lại” từ đầu về một chế độ được cả hai phía đồng ý qua “trưng cầu dân ý ” hay qua “bầu cử tự do-dân chủ” có quốc tế kiểm soát.
Sự khác biệt ý thức hệ này là nguyên nhân của chia rẽ, sau 47 năm (1975-2022) chiến tranh kết thúc.

Ra Đi Bằng Mọi Cách

Cảm ơn anh K. chia sẻ video "Ra Đi Bằng Mọi Cách". Biến cố 30-4-1975 là một sự kiện quan trọng của dân tộc Việt Nam, cũng là một ấn tích lịch sử để chúng ta ôn lại một chặng đường gian nan đầy thảm thương đáng ghi nhớ trong những tháng ngày vạn lý tầm tự do, vào cõi chết tìm đất sống.

Ngày 30 tháng 04 năm nay (2022) đánh dấu 47 năm Miền Nam Việt Nam thất thủ.

Cuộc chiến Việt Nam kéo dài gần 20 năm chính thức đi vào lịch sử khi Dương Văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng vào ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Tiếp theo, chính quyền của chế độ mới cũng tuyên bố đất nước dân tộc được giải phóng và hòa bình. Nhưng nước Việt Nam yêu mến của chúng ta có thực sự hòa bình hay không?

Khởi đi từ đó dù cuộc chiến bom đạn đã chấm dứt trên quê hương nhưng lại mở ra một trận chiến âm thầm khốc liệt và đau thương khác cho dân tộc. Đó là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa tự do và độc tài, giữa nhân đạo và bất nhân .....