Tảo wakamé được dùng để chế biến nhiều món ăn ở Nhật Bản. Pixabay |
Các loài tảo biển, phong phú về chủng loại, không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, mà còn là « lá phổi xanh của đại dương » hấp thụ carbon và tạo ra một nửa tổng lượng oxygène cho toàn Trái đất. Các chế phẩm từ tảo biển còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm đến bao bì, phân bón, năng lượng … Giá trị của tảo biển, « món quà của đại dương », ngày càng được xem là nguồn tài nguyên phục vụ sự phát triển bền vững.
Trên đài RFI, chuyên gia dinh dưỡng Stéphane Besançon, giám đốc tổ chức phi chính phủ Sức khỏe - Tiểu đường, giải thích : « Tảo biển là sinh vật sống, là thực vật và bao gồm hàng ngàn loài có đặc điểm chung là sống trong môi trường nước, không nở hoa và thực hiện quang hợp, tức là sản sinh chất hữu cơ nhờ năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Đa phần các loài tảo biển được phân loại theo màu sắc : xanh lục, đen, nâu, vàng, đỏ hay là xanh lam. Ngoài ra còn có một loại tảo biển được gọi là tảo sợi.
Trong vô số loài tảo biển, một số loài đã được con người tiêu dùng từ nhiều thế kỷ nay, tùy theo khu vực sinh sống. Chúng được gọi là các loài tảo thực phẩm. Chúng ta có thể lấy một vài ví dụ về tảo đa bào hoặc vi tảo (tảo đơn bào), nằm trong số những loại được tiêu thụ nhiều nhất: Spiruline là một loại tảo xanh, rau diếp biển là một loại tảo xanh lục, Nori là một loại tảo đỏ còn Wakame là loại tảo nâu vốn được tiêu thụ rất nhiều ở châu Á. »
.....
Đọc toàn bài theo link FRI tiếng Việt
Nguồn: RFI tiếng Việt
hoặc
Nghe phần âm thanh:
No comments:
Post a Comment