Khoa học đã tìm ra cách đánh thức con mắt thứ 3 của con người?
Người ta luôn nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Sẽ ra sao nếu như một ngày bạn phát hiện ra mình có đến tận 3 cái “cửa sổ”?
Giới khoa học đã nhận biết được rằng, ở bên trong hộp sọ của con người còn có một con mắt. Hàng loạt những cuộc nghiên cứu giải phẫu não và thuyết phôi học hiện đại đã được tiến hành. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, thể tùng bên trong bên trong não bộ chính là nơi chứa con mắt thứ 3 bí ẩn. Trên thực tế, trong giới tu luyện luôn có cách nói “mở thiên nhãn”, và cũng thừa nhận loại hiện tượng này là thực sự tồn tại. Cho dù là một số hiện tượng được xem là “công năng đặc dị” vẫn không hoàn toàn được các nhà khoa học hiện nay nhận biết rõ ràng, nhưng con người đối với nghiên cứu về công năng (khả năng đặc biệt) trước giờ chưa từng từ bỏ.
Trong tác phẩm Biển Thước liệt truyền của “sử ký” có ghi chép rằng Biển Thước có khả năng “nhìn được màu sắc bên trong nội tạng của con người”. Trong Thái bình thiên quốc sử có ghi chép về công năng đặc dị của Hồng Tú Toàn, khả năng này của ông xuất hiện sau cơn bệnh nặng hơn 40 ngày, phạm vi chữa bệnh của ông bao gồm bại liệt và tai điếc, có thể “nhìn mặt là khỏi”, những ghi chép này cũng chứng sự tồn tại của công năng đặc dị từ cổ xưa.
Con mắt thứ 3 – Thể tùng quả
Một bài báo trên trạng mạng của tạp chí Nature Mỹ có nhắc đến, một loại cá hang mù chính là lợi dụng thể tùng quả trong não bộ để “nhìn” thế giới bên ngoài. Một loại cá tên là Astyanaxmexicanus, còn gọi là cá hang mù Mexico hoặc cá không mắt, vì không có kết cấu mắt hoàn chỉnh, các nhà khoa học luôn cho rằng chúng không thể nhìn thấy mọi vật. Nhưng trong một tình huống ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu của Đại Học Maryland phát hiện cá hang mù Mexico có phản ứng với ánh sáng. Điều này khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên. Thông qua thử nghiệm thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện, cá hang mù lợi dụng thể tùng quả của chúng để nhìn. Sau khi các nhà nghiên cứu cắt bỏ thể tùng quả của chúng, phát hiện cá hang mù không còn phản ứng với ánh sáng nữa.
Con người có con mắt thứ ba, điều này đã được các nhà khoa học chứng thực. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu giải phẫu não bộ và thuyết phôi học hiện đại phát hiện ra rằng, trong thể tùng của não bộ, chính là nơi chứa con mắt thứ ba thần bí. Ở phía trước thể tùng quả có một loại từ trường, nó có thể hội tụ các tia chiếu, và có tác dụng quét hình ảnh. Chuyên gia sắc tố thị giác nước Anh Jim Pomarknói rằng: “Càng ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy, thể tùng quả của một số động vật có thể đóng vai trò tương tự con mắt, nghiên cứu này đã trực tiếp chứng thực điều này.”
Các nghiên cứu ngày nay đã phát hiện, thể tùng quả không chỉ có cơ sở cấu trúc cảm quang, mà còn có hệ thống truyền tín hiệu cảm quang, với đầy đủ sắc tố võng mạc. Đôi mắt bình thường của con người chỉ là ống kính của máy ảnh, có vai trò hội tụ, tập trung các tia sáng. Thể tùng quả phát triển hơn trong thời thơ ấu, thông thường sau 7 tuổi nó bắt đầu biến hóa, rút nhỏ và không ngừng thoái hóa theo sự tăng trưởng của độ tuổi.
Con mắt thứ 3 là có thật?
Các giải phẫu y học phương Tây hiện đại phát hiện rằng vị trí của thể tùng quả trùng khớp với vị trí của thiên nhãn (tức con mắt thứ ba/ Third Eye) mà những người tu luyện miêu tả. Rất nhiều học thuyết tu luyện cho rằng, tuy mọi người đều có con mắt thứ ba, nhưng mà, không phải ai cũng có thể khai mở con mắt này. Đối với đa số người mà nói, chỉ có thông qua tĩnh tâm, thiền định, luyện công, ngồi thiền, tĩnh hóa tâm linh, nâng cao phẩm hạnh bản thân v..v… để sau khi năng lượng bên trong cơ thể kích hoạt được sự thoái hóa của thể tùng quả, mới có thể phát huy công dụng, có lẽ sẽ khai mở được “con mắt thứ ba”.
Đến lúc đó mới có thể nắm bắt được những hình ảnh mà mắt thường không nhìn thấy, không cần thông qua sự dẫn truyền của đồng tử, thủy tinh thể, thần kinh thị giác, mà những thứ nhìn thấy sẽ trực tiếp biến thành hình ảnh bên trong não. Đây có lẽ chính là mở thiên nhãn mà những người tu luyện thường nói. Phần lớn con người đều tin rằng những sự vật mà đôi mắt thịt này nhìn thấy, đều gọi là mắt thấy là thật, cái không nhìn thấy thì không tin, thật ra trên thế giới đã có rất nhiều người, thông qua những phương pháp tu luyện thân thể như kể trên, khai mở được con mắt thứ ba của họ. Sau khi con mắt này được khai mở, họ mới thực sự hiểu được nhiều điều chân thực của thế giới, của vũ trụ, và cũng nhận ra đôi mắt thịt có năng lực vô cùng hạn chế.
Từ xa xưa, người phương Đông cổ đại thường cho rằng, năng lượng được phát ra từ một bộ phận trung tâm của con người và vùng trung tâm đó chính là "con mắt thứ ba". Hình ảnh con mắt thứ ba được thể hiện trên trán của các vị thần trong các tác phẩm điêu khắc cổ đại ở đền chùa Phật giáo. Người ta tin rằng, con mắt nhìn thấu mọi điều đã được Thượng đế ban tặng cho các vị thần để họ có những năng lực siêu phàm nhìn thấu những vật vô hình. Theo đạo Cao Đài, người tu hành khi đoạt được Pháp sẽ có thêm con mắt thứ ba và con mắt này được gọi là Huệ nhãn, sẽ thấy được cõi vô hình. Trong Yoga, việc luyện tập Marantha để có được một vài năng lực tâm linh thần bí như khai sáng được "con mắt thứ ba" mà người khác không có.
Đọc thêm: Con mắt thứ ba
Người Ấn Độ thường chấm một điểm trên trán giữa hai con mắt để diễn tả con mắt thứ ba, chính là thần nhãn, để thấy được những gì mà hai con mắt trần vẫn nhìn mà không thể thấy được. Nhiều giả thuyết khác lại cho rằng, do từ thời xa xưa, Adam và Eva đã phạm luật thiên đàng nên hạch tuyến Pituitary và Pineal nằm ở khoảng giữa hai con mắt đã dần bị hạn chế khả năng nhìn nhận ánh sáng.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học thì thông thường mỗi sinh vật có một con mắt thứ ba nằm ở trung tâm não có tên là tuyến tùng. Nó cảm nhận giống như một con mắt vì tuyến tùng phản ứng lại với những thay đổi của ánh sáng. Một khám phá gần đây cho thấy mắt thường cũng có thể sản xuất được chất melatonin, làm cho vai trò của tuyến tùng trong con người càng ít quan trọng hơn nữa.
Lobsang Rampa, một tăng sĩ nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng đã có viết một quyển sách "Con mắt thứ ba" (The Third Eye), trong đó miêu tả chi tiết về cách khai mở con mắt thứ ba, là con mắt trí tuệ, giúp cho hành giả thấy rõ được quá khứ và vị lai. Vị trí của con mắt thứ ba theo cách gọi của tử vi Trung Hoa, được gọi là nơi Ấn đường.
Theo Tiến sĩ Vitaly Pravdivstev đã thực hiện một số thử nghiệm và kết luận rằng, con mắt thứ ba này có thể tìm thấy ở thời kỳ phôi thai và sẽ mất đi khi thai nhi tiếp tục lớn lên. Nó chỉ để lại mấu trên não (epiphysis) ở tuyến yên phía trước tiểu não. Epiphysis có đặc điểm tương tự như mắt, chịu sự điều khiển của tuyến yên và nhãn cầu. Nó cũng có một thủy tinh thể và các chức năng cảm nhận màu sắc giống mắt. Trong quá trình tiến hoá hàng nghìn năm của con người, epiphysis từ kích cỡ bằng quả anh đào đã bị nhỏ đi bằng hạt đậu do thiếu hoạt động.
NBN Sưu Tầm